Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Đoản Văn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 55 56 57 58 59 ... 63
Send Topic In ra
Đoản Văn (Read 80532 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10576
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #840 - 19. Aug 2014 , 22:30
 
MẸ TÔI : MỘT NỮ SĨ

Ngô Thị Vân


...


    Thật là một thích thú bất ngờ khi em tôi trao cho tôi một tập thơ của Mẹ tôi mà từ lâu bà đã giấu kín. Tôi khám phá được rằng Mẹ tôi không những là một phụ nữ  giàu tình cảm và bình dị đối với mọi người mà đặc biệt hơn cả, người còn là một “nữ sĩ”.
Những kỷ niệm đẹp của chúng tôi đối với người nhiều không kể xiết. Người có biệt tài chế biến các món bánh trái mới lạ, ngoài những món ăn bất hủ, nên mỗi lần có những món mới do người sáng chế ra, chúng tôi không biết gọi bằng tên gì, đành nói đùa là “bánh không tên số 1”, “bánh không tên số 2” ... Người còn tận dụng thời gian rãnh để đan cho chúng tôi những chiếc áo len đẹp để khi mặc vào ai cũng khen ngợi.
Với cái tuổi quá “'cổ lai hy'”, người vẫn còn nhớ vanh vách thơ của Lamartine hoặc Trần Tử Anh (người đã bị Việt Cộng hành quyết một cách dã man, nguyên là bạn thân của Vũ Khắc Khoan, anh họ của mẹ tôi và là tác giả “Thần Tháp Rùa”. “Thành Cát Tư Hãn”). Chúng tôi thật không ngờ người cũng biết làm thơ, nhưng chưa bao giờ người đọc cho chúng tôi nghe. Qua bút tích của người, hồn thơ rất lai láng. Mặc dù số lượng thơ phát hiện được không bao nhiêu (có thể còn nhiều do mẹ tôi giấu kín đâu đó mà em tôi chưa tìm thấy), nhưng đề tài, nội dung, và thể loại thật đa dạng và phong phú.

Bàng bạc qua nhiều bài thơ mà phần lớn theo thể thất ngôn bát cú (phần còn lại thơ 5 chữ theo kiểu thơ mới),  Mẹ tôi đã chứng tỏ là người con chí hiếu, dù song thân của người đã qua đời từ lâu. Người luôn nghĩ đến ơn sinh thành dưỡng dục của song thân và lòng thương nhớ cha mẹ của người không bao giờ nguôi ngoai:
Nhớ ơn dưỡng dục suốt đời con
hoậc
Hồn thiêng mãi mãi ngự trong con
Thương nhớ bao năm cũng vẫn còn
Người tỏ ra ân hận đã không đền đáp được công cha nghĩa mẹ cho xứng đáng:
Phận con đền đáp mấy cho vừa
hoặc
Gang tấc chưa đền ơn biển cả
Là một phụ nữ chỉ biết sống cho gia đình, người không có một tham vọng hão huyền nào ngoài mong ước được hưởng một cuộc đời đạm bạc cạnh con cháu:
Danh lợi chẳng màng tuồng ảo mộng
Áo cơm thanh đạm buổi can qua
Chỉ mong luôn được gần con cháu
Vui thú điền viên suốt tuổi già.
Tuy sống thoải mái trên vùng đất tự do và sung túc, người luôn nhớ thương và đau xót cho số phận những người thân còn lại ở quê nhà:
Thương em, nhớ cháu lòng chua xót
Trông về cố quốc lệ thầm rơi.
Tuy chỉ là một phụ nữ thường tình, nhưng người đã luôn canh cánh một nỗi ưu tư cho số phận của quê hương tổ quốc đến nỗi phải thống thiết than:
Bao giờ quê cũ thanh bình lại
Ra tay cứu nước hỡi ai người?

Ngoài ra, người cũng thường cảm thấy lạc lõng và cô đơn không hội nhập được vào xã hội Hoa Kỳ, một đất nước văn minh, giàu có và rộng lớn:
Đất khách nương thân dạ hững hờ
hoặc:
Đất nước mênh mông... của xứ người
vì:
Mối sầu vong quốc biết sao nguôi.
Người luôn hướng tâm hồn về chốn chôn nhau cắt rốn nên bất cứ một hình ảnh nào, một cảnh vật gì dính dáng đến quê hương cũng làm người u buồn, thương nhớ day dứt khôn nguôi:
Nhìn màn mưa giăng mắc
Nước mắt theo mưa rơi
hoặc:
Ngắm áng mây trôi chợt nhớ nhà
bởi vì:
Quê hương thương nhớ sầu vô tận
Đôi khi nỗi nhớ thương quá chất ngất khiến người không kìm hãm được phải bật lên bằng những lời than thống thiết:
Cố hương ơi hỡi! Cố hương ơi!
Bao Xuân cách biệt mấy phương trời
Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn sau đây mà người đã diễn tả được nỗi cô đơn day dứt của những kẻ đang mang trong lòng một nỗi buồn vong quốc:
Một thoáng mây bay ở cuối trời
Cũng làm thương nhớ đến chơi vơi.
Trước viễn ảnh ngày về quê cũ còn xa xôi diệu vợi, với hy vọng quá mong manh, người chỉ biết gởi hồn mình theo mộng:
Trông về cố quận đường hun hút
Trở lại nên nhờ một giấc mơ
Điều kỳ diệu là người còn tỏ ra am hiểu triết lý của cuộc đời khi nhận định:
Thác về, sống gởi kiếp phù vân
chỉ vì  người đã kinh nghiệm thấy:
Bôn ba rốt cuộc hai tay trắng
Nhắm mắt là xong hết nợ nần.
Tóm lại, chỉ qua một số bài thơ mà em tôi tình cờ phát hiện, Mẹ tôi đã cho thấy người có nhiều tâm trạng và suy nghĩ khác nhau về bản thân, gia đình, và quê hương. Hơn nữa, người còn chứng tỏ là một người con chí hiếu, một phụ nữ gương mẫu, một người Việt Nam dạt dào lòng yêu quê hương. Tất cả đều ẩn náu trong một con người mà thoạt nhìn ai cũng có thể tưởng là một người bình thường như muôn ngàn phụ nữ khác. Những điều đó cho phép tôi cảm thấy rất hãnh diện được làm con gái của người! Người thật sự đã không hổ danh là ái nữ của ông ngoại tôi, tức là cố thi sĩ Kỉnh Chỉ: một hội viên của Hương Bình Thi Xã và Tao Đàn Diêu Trì!

Back to top
« Last Edit: 21. Aug 2014 , 17:01 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #841 - 20. Aug 2014 , 11:19
 
Phuong_Tran wrote on 19. Aug 2014 , 22:30:
MẸ TÔI : MỘT NỮ SĨ

Ngô Thị Vân


    Thật là một thích thú bất ngờ khi em tôi trao cho tôi một tập thơ của Mẹ tôi mà từ lâu bà đã giấu kín. Tôi khám phá được rằng Mẹ tôi không những là một phụ nữ  giàu tình cảm và bình dị đối với mọi người mà đặc biệt hơn cả, người còn là một “nữ sĩ”.
Những kỷ niệm đẹp của chúng tôi đối với người nhiều không kể xiết. Người có biệt tài chế biến các món bánh trái mới lạ, ngoài những món ăn bất hủ, nên mỗi lần có những món mới do người sáng chế ra, chúng tôi không biết gọi bằng tên gì, đành nói đùa là “bánh không tên số 1”, “bánh không tên số 2” ... Người còn tận dụng thời gian rãnh để đan cho chúng tôi những chiếc áo len đẹp để khi mặc vào ai cũng khen ngợi.
Với cái tuổi quá “'cổ lai hy'”, người vẫn còn nhớ vanh vách thơ của Lamartine hoặc Trần Tử Anh (người đã bị Việt Cộng hành quyết một cách dã man, nguyên là bạn thân của Vũ Khắc Khoan, anh họ của mẹ tôi và là tác giả “Thần Tháp Rùa”. “Thành Cát Tư Hãn”). Chúng tôi thật không ngờ người cũng biết làm thơ, nhưng chưa bao giờ người đọc cho chúng tôi nghe. Qua bút tích của người, hồn thơ rất lai láng. Mặc dù số lượng thơ phát hiện được không bao nhiêu (có thể còn nhiều do mẹ tôi giấu kín đâu đó mà em tôi chưa tìm thấy), nhưng đề tài, nội dung, và thể loại thật đa dạng và phong phú.

Bàng bạc qua nhiều bài thơ mà phần lớn theo thể thất ngôn bát cú (phần còn lại thơ 5 chữ theo kiểu thơ mới),  Mẹ tôi đã chứng tỏ là người con chí hiếu, dù song thân của người đã qua đời từ lâu. Người luôn nghĩ đến ơn sinh thành dưỡng dục của song thân và lòng thương nhớ cha mẹ của người không bao giờ nguôi ngoai:
Nhớ ơn dưỡng dục suốt đời con
hoậc
Hồn thiêng mãi mãi ngự trong con
Thương nhớ bao năm cũng vẫn còn
Người tỏ ra ân hận đã không đền đáp được công cha nghĩa mẹ cho xứng đáng:
Phận con đền đáp mấy cho vừa
hoặc
Gang tấc chưa đền ơn biển cả
Là một phụ nữ chỉ biết sống cho gia đình, người không có một tham vọng hão huyền nào ngoài mong ước được hưởng một cuộc đời đạm bạc cạnh con cháu:
Danh lợi chẳng màng tuồng ảo mộng
Áo cơm thanh đạm buổi can qua
Chỉ mong luôn được gần con cháu
Vui thú điền viên suốt tuổi già.
Tuy sống thoải mái trên vùng đất tự do và sung túc, người luôn nhớ thương và đau xót cho số phận những người thân còn lại ở quê nhà:
Thương em, nhớ cháu lòng chua xót
Trông về cố quốc lệ thầm rơi.
Tuy chỉ là một phụ nữ thường tình, nhưng người đã luôn canh cánh một nỗi ưu tư cho số phận của quê hương tổ quốc đến nỗi phải thống thiết than:
Bao giờ quê cũ thanh bình lại
Ra tay cứu nước hỡi ai người?

Ngoài ra, người cũng thường cảm thấy lạc lõng và cô đơn không hội nhập được vào xã hội Hoa Kỳ, một đất nước văn minh, giàu có và rộng lớn:
Đất khách nương thân dạ hững hờ
hoặc:
Đất nước mênh mông... của xứ người
vì:
Mối sầu vong quốc biết sao nguôi.
Người luôn hướng tâm hồn về chốn chôn nhau cắt rốn nên bất cứ một hình ảnh nào, một cảnh vật gì dính dáng đến quê hương cũng làm người u buồn, thương nhớ day dứt khôn nguôi:
Nhìn màn mưa giăng mắc
Nước mắt theo mưa rơi
hoặc:
Ngắm áng mây trôi chợt nhớ nhà
bởi vì:
Quê hương thương nhớ sầu vô tận
Đôi khi nỗi nhớ thương quá chất ngất khiến người không kìm hãm được phải bật lên bằng những lời than thống thiết:
Cố hương ơi hỡi! Cố hương ơi!
Bao Xuân cách biệt mấy phương trời
Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn sau đây mà người đã diễn tả được nỗi cô đơn day dứt của những kẻ đang mang trong lòng một nỗi buồn vong quốc:
Một thoáng mây bay ở cuối trời
Cũng làm thương nhớ đến chơi vơi.
Trước viễn ảnh ngày về quê cũ còn xa xôi diệu vợi, với hy vọng quá mong manh, người chỉ biết gởi hồn mình theo mộng:
Trông về cố quận đường hun hút
Trở lại nên nhờ một giấc mơ
Điều kỳ diệu là người còn tỏ ra am hiểu triết lý của cuộc đời khi nhận định:
Thác về, sống gởi kiếp phù vân
chỉ vì  người đã kinh nghiệm thấy:
Bôn ba rốt cuộc hai tay trắng
Nhắm mắt là xong hết nợ nần.
Tóm lại, chỉ qua một số bài thơ mà em tôi tình cờ phát hiện, Mẹ tôi đã cho thấy người có nhiều tâm trạng và suy nghĩ khác nhau về bản thân, gia đình, và quê hương. Hơn nữa, người còn chứng tỏ là một người con chí hiếu, một phụ nữ gương mẫu, một người Việt Nam dạt dào lòng yêu quê hương. Tất cả đều ẩn náu trong một con người mà thoạt nhìn ai cũng có thể tưởng là một người bình thường như muôn ngàn phụ nữ khác. Những điều đó cho phép tôi cảm thấy rất hãnh diện được làm con gái của người! Người thật sự đã không hổ danh là ái nữ của ông ngoại tôi, tức là cố thi sĩ Kỉnh Chỉ: một hội viên của Hương Bình Thi Xã và Tao Đàn Diêu Trì!


Than goi em Phương Tran va tat ca moi than hưu co dip vao trang Muc Đoan
Van nay.
Toi xin cam on em Phương Tran da dua bai viet nay vao day , vi muốn nhan dip Mua Vu Lan , xin goi tặng den tat ca quy vi mot mon qua tinh than ma toi da nhớ den bac sinh thanh cua toi.
Ngô T.Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Đoản Văn
Reply #842 - 21. Aug 2014 , 08:50
 
ngo_thi_van wrote on 20. Aug 2014 , 11:19:
Than goi em Phương Tran va tat ca moi than hưu co dip vao trang Muc Đoan
Van nay.
Toi xin cam on em Phương Tran da dua bai viet nay vao day , vi muốn nhan dip Mua Vu Lan , xin goi tặng den tat ca quy vi mot mon qua tinh than ma toi da nhớ den bac sinh thanh cua toi.
Ngô T.Vân

Cô Vân mến,
Vợ chồng tôi rất cảm động được đọc bài viết của Cô nói về người Mẹ kính mến đã khuất bóng nhân mùa Lễ Vu Lan. Với văn phong giản dị, trong sáng, Cô đã kể ra những đức tính cao đẹp của người phụ nữ VN qua hình ảnh người Mẹ hiền như phục vụ chồng con không mệt mỏi, có hiếu với các đấng phụ mẫu lúc sinh thời và lúc nào cũng nhớ đến quê hương đồng bào đang còn sống khổ cực vất vả bên kia bờ đại dương. Ngoài ra Cụ còn có tài biến chế ra các loại bánh không tên cho gia đình thưởng thức, và đặc biệt đã sáng tác được những vần thơ bất hủ để lại cho đời nhưng lại khiêm tốn giữ kín mà đến nay Cô Vân mới may mắn tìm được.
Ngọc vừa đọc vừa mít ướt vì lời văn chân tình đã diễn tả đúng với tim đen của Nàng. Viết đến đây tôi chợt nhớ đã đọc đâu đó một đánh giá dễ thương của nhà văn BBT về Mẹ: "Người đàn bà rẻ tiền" vì lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ mà không hề biết đòi hỏi.
Cụ bà quả là một "Nữ Sỹ" đích thực.
Đường&Ngọc

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #843 - 21. Aug 2014 , 12:17
 
ngo_thi_van wrote on 20. Aug 2014 , 11:19:
Than goi em Phương Tran va tat ca moi than hưu co dip vao trang Muc Đoan
Van nay.
Toi xin cam on em Phương Tran da dua bai viet nay vao day , vi muốn nhan dip Mua Vu Lan , xin goi tặng den tat ca quy vi mot mon qua tinh than ma toi da nhớ den bac sinh thanh cua toi.
Ngô T.Vân


EM CÁM ƠN MẠ ĐÃ TẶNG CHO CẢ NHÀ 1 MÓN QUÀ CHO MÙA LỂ VU LAN , HƠN CẢ TUYỆT VỜI.
BÀ DÌ MỴ CŨNG HAY CHIA XẺ VỚI EM NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA GIA ĐÌNH MẠ , VÀ BÀ NGOẠI ' NỬ SỈ " , NÊN EM RẤT KHÂM PHỤC VÀ HẢNH DIỆN VỚI GIA ĐÌNH MẠ.
NGUYỆN CẦU BÀ NGOẠI , MẸ EM CÙNG TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI MẸ VN TRÂN QUÝ ĐƯỢC HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI BÊN KIA THẾ GIỚI VÀ LUÔN PHÙ HỘ , AN ỦI , BẢO VỆ...CHÚNG TA.

EM TV
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #844 - 21. Aug 2014 , 20:12
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 21. Aug 2014 , 08:50:
Cô Vân mến,
Vợ chồng tôi rất cảm động được đọc bài viết của Cô nói về người Mẹ kính mến đã khuất bóng nhân mùa Lễ Vu Lan. Với văn phong giản dị, trong sáng, Cô đã kể ra những đức tính cao đẹp của người phụ nữ VN qua hình ảnh người Mẹ hiền như phục vụ chồng con không mệt mỏi, có hiếu với các đấng phụ mẫu lúc sinh thời và lúc nào cũng nhớ đến quê hương đồng bào đang còn sống khổ cực vất vả bên kia bờ đại dương. Ngoài ra Cụ còn có tài biến chế ra các loại bánh không tên cho gia đình thưởng thức, và đặc biệt đã sáng tác được những vần thơ bất hủ để lại cho đời nhưng lại khiêm tốn giữ kín mà đến nay Cô Vân mới may mắn tìm được.
Ngọc vừa đọc vừa mít ướt vì lời văn chân tình đã diễn tả đúng với tim đen của Nàng. Viết đến đây tôi chợt nhớ đã đọc đâu đó một đánh giá dễ thương của nhà văn BBT về Mẹ: "Người đàn bà rẻ tiền" vì lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ mà không hề biết đòi hỏi.
Cụ bà quả là một "Nữ Sỹ" đích thực.
Đường&Ngọc


Than goi Anh Đương Chi Ngoc ,
Toi rat cam dong khi doc buc thu cua Anh , sau khi doc bai viet ve Me cua toi.
Toi that su cam thay may man da co mot ngươi me nhu vay , tiec rang bay gio khong con Me o doi nay nua. Toi rat tiec luc me dang con , da khong chiu hoc hoi nhung cai hay cai gioi cua me minh . Den bay gio thi qua muộn roi !Hoi cung khong kip nua.
Mot lan nua toi xin cam on Anh Chi.
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #845 - 21. Aug 2014 , 20:22
 
tuy-van wrote on 21. Aug 2014 , 12:17:
EM CÁM ƠN MẠ ĐÃ TẶNG CHO CẢ NHÀ 1 MÓN QUÀ CHO MÙA LỂ VU LAN , HƠN CẢ TUYỆT VỜI.
BÀ DÌ MỴ CŨNG HAY CHIA XẺ VỚI EM NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA GIA ĐÌNH MẠ , VÀ BÀ NGOẠI ' NỬ SỈ " , NÊN EM RẤT KHÂM PHỤC VÀ HẢNH DIỆN VỚI GIA ĐÌNH MẠ.
NGUYỆN CẦU BÀ NGOẠI , MẸ EM CÙNG TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI MẸ VN TRÂN QUÝ ĐƯỢC HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI BÊN KIA THẾ GIỚI VÀ LUÔN PHÙ HỘ , AN ỦI , BẢO VỆ...CHÚNG TA.

EM TV

Em Tuy Van oi ,
Em co cam thay hanh dien ve Ba Ngoai cua em khong? Ma cung cam thay nhu vay do em.
Ma chi tiec la Ma chang hoc hoi gi dươc khi Ba Ngoai con tren doi nay. Cai gi cung ỷ lai nơi Ba Ngoai , den noi nau an cung chang biet gi ca. Khi Ba mat roi mới " tá hỏa tam tinh " phai di hoc tu cac em do.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #846 - 21. Aug 2014 , 20:27
 
Phuong_Tran wrote on 19. Aug 2014 , 22:30:
MẸ TÔI : MỘT NỮ SĨ

Ngô Thị Vân


...


    Thật là một thích thú bất ngờ khi em tôi trao cho tôi một tập thơ của Mẹ tôi mà từ lâu bà đã giấu kín. Tôi khám phá được rằng Mẹ tôi không những là một phụ nữ  giàu tình cảm và bình dị đối với mọi người mà đặc biệt hơn cả, người còn là một “nữ sĩ”.
Những kỷ niệm đẹp của chúng tôi đối với người nhiều không kể xiết. Người có biệt tài chế biến các món bánh trái mới lạ, ngoài những món ăn bất hủ, nên mỗi lần có những món mới do người sáng chế ra, chúng tôi không biết gọi bằng tên gì, đành nói đùa là “bánh không tên số 1”, “bánh không tên số 2” ... Người còn tận dụng thời gian rãnh để đan cho chúng tôi những chiếc áo len đẹp để khi mặc vào ai cũng khen ngợi.
Với cái tuổi quá “'cổ lai hy'”, người vẫn còn nhớ vanh vách thơ của Lamartine hoặc Trần Tử Anh (người đã bị Việt Cộng hành quyết một cách dã man, nguyên là bạn thân của Vũ Khắc Khoan, anh họ của mẹ tôi và là tác giả “Thần Tháp Rùa”. “Thành Cát Tư Hãn”). Chúng tôi thật không ngờ người cũng biết làm thơ, nhưng chưa bao giờ người đọc cho chúng tôi nghe. Qua bút tích của người, hồn thơ rất lai láng. Mặc dù số lượng thơ phát hiện được không bao nhiêu (có thể còn nhiều do mẹ tôi giấu kín đâu đó mà em tôi chưa tìm thấy), nhưng đề tài, nội dung, và thể loại thật đa dạng và phong phú.

Bàng bạc qua nhiều bài thơ mà phần lớn theo thể thất ngôn bát cú (phần còn lại thơ 5 chữ theo kiểu thơ mới),  Mẹ tôi đã chứng tỏ là người con chí hiếu, dù song thân của người đã qua đời từ lâu. Người luôn nghĩ đến ơn sinh thành dưỡng dục của song thân và lòng thương nhớ cha mẹ của người không bao giờ nguôi ngoai:
Nhớ ơn dưỡng dục suốt đời con
hoậc
Hồn thiêng mãi mãi ngự trong con
Thương nhớ bao năm cũng vẫn còn
Người tỏ ra ân hận đã không đền đáp được công cha nghĩa mẹ cho xứng đáng:
Phận con đền đáp mấy cho vừa
hoặc
Gang tấc chưa đền ơn biển cả
Là một phụ nữ chỉ biết sống cho gia đình, người không có một tham vọng hão huyền nào ngoài mong ước được hưởng một cuộc đời đạm bạc cạnh con cháu:
Danh lợi chẳng màng tuồng ảo mộng
Áo cơm thanh đạm buổi can qua
Chỉ mong luôn được gần con cháu
Vui thú điền viên suốt tuổi già.
Tuy sống thoải mái trên vùng đất tự do và sung túc, người luôn nhớ thương và đau xót cho số phận những người thân còn lại ở quê nhà:
Thương em, nhớ cháu lòng chua xót
Trông về cố quốc lệ thầm rơi.
Tuy chỉ là một phụ nữ thường tình, nhưng người đã luôn canh cánh một nỗi ưu tư cho số phận của quê hương tổ quốc đến nỗi phải thống thiết than:
Bao giờ quê cũ thanh bình lại
Ra tay cứu nước hỡi ai người?

Ngoài ra, người cũng thường cảm thấy lạc lõng và cô đơn không hội nhập được vào xã hội Hoa Kỳ, một đất nước văn minh, giàu có và rộng lớn:
Đất khách nương thân dạ hững hờ
hoặc:
Đất nước mênh mông... của xứ người
vì:
Mối sầu vong quốc biết sao nguôi.
Người luôn hướng tâm hồn về chốn chôn nhau cắt rốn nên bất cứ một hình ảnh nào, một cảnh vật gì dính dáng đến quê hương cũng làm người u buồn, thương nhớ day dứt khôn nguôi:
Nhìn màn mưa giăng mắc
Nước mắt theo mưa rơi
hoặc:
Ngắm áng mây trôi chợt nhớ nhà
bởi vì:
Quê hương thương nhớ sầu vô tận
Đôi khi nỗi nhớ thương quá chất ngất khiến người không kìm hãm được phải bật lên bằng những lời than thống thiết:
Cố hương ơi hỡi! Cố hương ơi!
Bao Xuân cách biệt mấy phương trời
Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn sau đây mà người đã diễn tả được nỗi cô đơn day dứt của những kẻ đang mang trong lòng một nỗi buồn vong quốc:
Một thoáng mây bay ở cuối trời
Cũng làm thương nhớ đến chơi vơi.
Trước viễn ảnh ngày về quê cũ còn xa xôi diệu vợi, với hy vọng quá mong manh, người chỉ biết gởi hồn mình theo mộng:
Trông về cố quận đường hun hút
Trở lại nên nhờ một giấc mơ
Điều kỳ diệu là người còn tỏ ra am hiểu triết lý của cuộc đời khi nhận định:
Thác về, sống gởi kiếp phù vân
chỉ vì  người đã kinh nghiệm thấy:
Bôn ba rốt cuộc hai tay trắng
Nhắm mắt là xong hết nợ nần.
Tóm lại, chỉ qua một số bài thơ mà em tôi tình cờ phát hiện, Mẹ tôi đã cho thấy người có nhiều tâm trạng và suy nghĩ khác nhau về bản thân, gia đình, và quê hương. Hơn nữa, người còn chứng tỏ là một người con chí hiếu, một phụ nữ gương mẫu, một người Việt Nam dạt dào lòng yêu quê hương. Tất cả đều ẩn náu trong một con người mà thoạt nhìn ai cũng có thể tưởng là một người bình thường như muôn ngàn phụ nữ khác. Những điều đó cho phép tôi cảm thấy rất hãnh diện được làm con gái của người! Người thật sự đã không hổ danh là ái nữ của ông ngoại tôi, tức là cố thi sĩ Kỉnh Chỉ: một hội viên của Hương Bình Thi Xã và Tao Đàn Diêu Trì!


Phương Tran oi ,
Co cam on em rat nhieu da dua dươc tam hinh cua Ba Cu cua Co vao day. Em xung dang la " Thu Ky Khong Lương #1 " cua Co.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10576
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #847 - 22. Aug 2014 , 04:20
 
ngo_thi_van wrote on 21. Aug 2014 , 20:27:
Phương Tran oi ,
Co cam on em rat nhieu da dua dươc tam hinh cua Ba Cu cua Co vao day. Em xung dang la " Thu Ky Khong Lương #1 " cua Co.
Co Van


Thưa Cô Vân ,

Món quà Vu Lan của Cô thật là tuyệt vời , em cám ơn Cô nhiều lắm

Em cũng rất vui vì Cô đã khen  Cheesy Grin , em cám ơn Cô

PTr


Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #848 - 22. Aug 2014 , 08:33
 
Phuong_Tran wrote on 22. Aug 2014 , 04:20:
Thưa Cô Vân ,

Món quà Vu Lan của Cô thật là tuyệt vời , em cám ơn Cô nhiều lắm

Em cũng rất vui vì Cô đã khen  Cheesy Grin , em cám ơn Cô

PTr
Em Phương Tran oi ,
Co mong moi ngươi se tim thay hinh anh me cua minh qua bai viet cua Co. Co tin rang bat cu ngươi Me nao tren coi doi nay cung deu nhu nhau ca.
Co Van



Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10576
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #849 - 24. Aug 2014 , 22:46
 
Luật Nhân Quả Hiển Nhiên

LƯƠNG TÂM CỦA MỘT Y SĨ


...



Kính dâng hương hồn Ông tôi:
Thi sĩ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy.
Xin tri ân tất cả những ai đã
trực tiếp hoặc gián tiếp giúp tôi
có đủ tài liệu để viết nên bài này.
                      Ngô Thị Vân    


Nhân đọc lại tập thơ của Ông Ngoại tôi, Kỉnh Chỉ Tiên Sinh, tôi thấy có bài thơ “Nói chuyện với Bạn Đồng nghiệp Bác sĩ Thái Can” sau đây:

Hai cụ lang già ngồi bảo nhau:
Xưa nay có Phúc quý hơn giàu.
Trót đà chịu tiếng làm thầy thuốc,
Thôi chớ đem nghề chẹt kẻ đau.
Biển Thước, Hoa Đà tên vẫn đó,
Thạch Sùng, Vương Khải của còn đâu!
Gắng công ta hãy trồng ‘cây đức’,
Con cháu ta rồi hái quả sau.


Tôi nhất quyết phải viết bài ca tụng lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi, mặc dù trước đây  khi còn sinh tiền, Mẹ tôi đã bác bỏ ý kiến này. Mẹ tôi bảo rằng: “Để thiên hạ khen Ông, chứ mình khen, mọi người sẽ bảo là khoe khoang.” 

Dạo ấy, sau khi suy đi nghĩ lại, tôi đồng ý và đành bỏ ý định trên. Bây giờ, nghĩ kỹ hơn, tôi thấy cần phải nêu vấn đề này lên để cho chúng tôi, những cháu chắt của Ông, cố gắng noi theo đức độ của Người.

Chính nhờ “cây đức” đó mà tất cả con, cháu, chắt, chiu của Ông tôi đã vượt qua được bao nhiêu hiểm nghèo với cái chết gần kề bên cạnh.
Thầy Nguyễn Văn Đải đã có lần cho tôi ý kiến là không có ai nói về Ông tôi trung thực bằng con cháu trong nhà. Vậy tại sao tôi lại không dám đề cập đến vấn đề này? Hơn nữa, tôi mong rằng, sau khi đọc xong bài này, quý vị sẽ không nghĩ rằng tôi khoe khoang, mà chỉ muốn mang một thông điệp thức tỉnh lương tâm của một số bác sĩ đã coi trọng quyền lợi cá nhân của mình hơn sinh mạng của bệnh nhân.

Tôi tin rằng luật nhân quả thật quá hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được. Sau đây, tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài viết của Chú Dì tôi là Ông Bà Tôn Thất Lưu và Phan Thị Như, để dẫn chứng cho thuyết nhân quả  này:

“Một thời gian ngắn sau ngày chúng tôi thuyên chuyển về Ninh Thuận, một cuộc thăm vìếng rất đặc biệt đã xảy ra. Một người đàn bà nhà quê mà chúng tôi chưa hề biết mặt, phục sức thật đơn giản, đã đến gặp chúng tôi. Bà tự giới thiệu:
- Tôi tên Bổn, ở Tân Thành, được biết Cô là con Cụ Đốc, đổi về đây làm việc, tôi đến thăm Thầy Cô.

Chúng tôi chưa kịp bộc lộ sự thắc mắc, không biết người đàn bà này là ai mà tỏ ra có nhiều thiện cảm với chúng tôi, thì bà ta tiếp:

- Cách đây hơn 10 năm, tôi bị phong đòn gánh. Ở nhà quê, tụi tôi có biết gì đâu. Khi tay chân bắt đầu giựt giựt, chồng tôi mới thuê xe chở đến bệnh viện tỉnh. Ở đấy người ta từ chối chữa trị và cho rằng đã quá muộn.

Chồng tôi đưa đến phòng mạch Ông Cụ của Cô. Ông Cụ bảo dù đã đến giai đoạn nguy kịch, nhưng còn nước còn tát. Ông Cụ cho toa và bảo chồng tôi đi ngay ra Viện Pasteur Nha Trang mua thuốc. Chồng tôi thiệt thà thưa với Ông Cụ là không có tiền. Không do dự, Ông Cụ móc túi đưa ngay cho chồng tôi đủ số tiền mua thuốc. Thấy chồng tôi vẫn đứng tần ngần chưa chịu đi, như có điều gì muốn nói mà còn ngại, Ông Cụ giục: “Mau lên kẻo không kịp cứu vợ anh đó.” Chồng tôi ấp úng thưa là không có tiền xe đi Nha Trang. Ông Cụ đưa thêm tiền, vừa đẩy chồng tôi ra cửa vừa bảo: “Đi ngay!” Chồng tôi mua thuốc trở về để Ông Cụ cứu sống tôi.

Bà kết thúc: “Cha mẹ sinh tôi lần thứ nhất. Ông Cụ sinh tôi lần thứ hai. Cũng từ ngày ấy gia đình chúng tôi làm ăn khá giả hơn. Tuy nhiên tôi vẫn còn buồn là từ đó đến nay, tôi chưa có cơ hội đền ơn cứu mạng của Ông Cụ...”

Năm 1970, thân phụ chúng tôi qua đời. Sau khi chúng tôi ở Saigon thọ tang về, bà Bổn đến thăm ngay. Sau vài câu chia buồn mộc mạc với chúng tôi, bà xin phép được để tang thân phụ chúng tôi. Những tiếng nấc ngắt quản mấy âm sau cùng, bà khóc không thành tiếng. Đôi vai khẻ rung, nước mắt chảy dài trên má. Bà kéo vạt áo lau nước mắt.

Quan hệ giữa bà Bổn và chúng tôi tiếp tục trong tình trạng tốt đẹp, và có lẽ chẳng có gì đáng nói nếu không  có vụ cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.

Đầu tháng 4/1975, Nha Trang rồi Phan Rang hỗn loạn. Các chuyến bay Phan Rang-Saigon của Hàng không Việt Nam  hoàn toàn đình chỉ. Đường bộ bị Việt Cộng cắt đứt khu vực phía Nam Bình Tuy. Chỉ còn đường biển. Chúng tôi về quê bà Bổn, được gia đình bà tiếp đón thật nồng hậu.
Số quân nhân từ miền Trung vào tập trung ở đây khá đông. Số ghe thuyền địa phương có hạn, không đủ để di chuyển số quân nhân này, thế mà ai cũng muốn được lên ghe đi ngay. Chở quá tải chắc chắn vô cùng nguy hiểm. Các chủ ghe đành bỏ trốn. Một chủ ghe định đang đêm lèn đưa một số gia đình đi. Bà Bổn tìm đến điều đình để họ nhận thêm gia đình chúng tôi.
Thoát được về Saigon an toàn bấy giờ, không thể chối cãi được là chính bà Bổn đã giúp gia đình chúng tôi.

Trong trường hợp bà Bổn, thân phụ chúng tôi không những chỉ tận tâm điều trị mà còn cho mượn cả tiền mua thuốc lẫn tiền xe, cốt để có thể kịp thời cứu sống bệnh nhân. Cụ đã làm việc này với tất cả lương tâm của một y sĩ. Hơn thế, Cụ đã làm một cách tự nhiên như hít thở, không tính toán, không cân nhắc hơn thiệt, xem như chuyện đương nhiên...

Khi chữa trị cho bà Bổn, chắc Cụ không nghĩ con cháu hái được quả tốt đẹp đến thế. Lúc tâm sự với Bác sĩ Thái Can, chắc Cụ cũng không ngờ quả lại đến cụ thể và nhanh chóng thế.”

Ngoài ra, tôi còn được nghe nhiều mẫu chuyện về Ông tôi do mẹ tôi và các cậu, dì kể lại. Dạo Ông tôi làm Giám đốc Bệnh viện Quảng Trị, hằng đêm, dầu đã tạm hết trách nhiệm, có thể yên nghĩ với gia đình, nhưng Ông tôi vẫn thường xuyên đi vào bệnh viện để thăm bệnh nhân và kiểm soát công việc của các y tá trực đêm. Một hôm, Ông tôi bắt gặp một y tá trong giờ trực đã đánh bài trong phòng gác. Sáng hôm sau, người ấy khăn đóng, áo dài đen đến lạy Ông tôi, khóc lóc xin hối cải. Ông tôi chỉ la mắng như người cha đối với con mà không phê điểm xấu vào hồ sơ. Từ đó về sau, người này đã làm việc chăm chỉ, tích cực, không bao giờ dám sao lãng trách nhiệm của mình nữa.

Ông tôi còn chữa cho một bệnh nhân rất nghèo khổ, chồng thì chết, con lại đông, phải sống nhờ cha già, nhà lại ở rất xa thành phố. Nửa đêm, người cha đến đấm cửa nhà Ông tôi xin cứu mạng cho con gái. Ông tôi đi theo người này, lội qua nhiều ruộng nương mới đến được nhà. Ông tôi mang theo chai thuốc trụ sinh (do người cháu đi Pháp mua về tặng) mà Ông tôi trân quý như vàng, để chữa cho bà này khỏi bệnh. Về sau, để đền ơn cứu mạng, ông cha và người đàn bà này, mặc dầu nhà nghèo vẫn cố mang đến biếu Ông tôi nào là nếp, bắp, trứng gà... lần nào Ông tôi cũng từ chối và ép mang trở về.

      Ngoài ra, Ông tôi còn chữa trị cho những người Mọi ở trên núi, chẳng quản đường sá xa xôi, hiểm nghèo, băng rừng lội suối mới đến được nhà sàn họ, không quản ngại xa xôi và khó khăn như trường hợp sau đây:

Ông tôi đã cứu sống vợ một người Thượng vì nửa đêm chồng bà này đến đấm cửa nhà Ông tôi, quỳ lạy xin  cứu mạng vợ anh ta. Bà ta sinh khó ma lại không chịu xuống tỉnh nên đứa bé đã chết trong bụng mẹ.

Đường đi lên núi Du Long ở Phan Rang chỉ có một phương tiện là bằng ngựa, không có đường cho xe cộ, nhưng Ông tôi vì lương tâm nghề nghiệp và lòng nhân đạo đã  bất chấp mọi hiểm nguy, bằng lòng đi theo người chồng và đã kịp thời cứu sống người vợ. Ông chồng mừng rỡ chạy ra vườn bắt một con gà rồi quỳ dâng lên cho Ông tôi. Ông tôi cười và bảo lấy con gà đó đi nấu cháo cho vợ anh ta vì bà này cần được tẩm bổ.

Khi Ông tôi ở Ba Lòng, mặc dầu tuổi đã lớn, Ông tôi vẫn hằng đêm không quản ngại tuổi già sức yếu, cố đem tài Biền Thước để mong cứu nhân độ thế. Vậy nên nhà văn Lê Cao Phan, trong bài ca Nam Bình, đã ca tụng Ông tôi như sau:


     Nặng ơn cùng Cụ lương y
     Mãi còn ghi
     Phố phường thôn xóm
     Nề khó khăn chi
     Đức độ ai bì.
     Nhớ đi về
     Chốn sơn khê,
     Ba Lòng, Đá Nổi, trăm bề,
     Mái lều y xá,
     Chén ngô khoai giữa rừng cây lá
     Tóc bạc da mồi
     Vẫn không thôi
     Đem tài cứu mạng bao người.


Ông tôi luôn luôn xem trọng bổn phận của mình đối với bệnh nhân, như trường hợp sau đây, đã được nhà văn Hoàng Long Hải ghi lại trong tập truyện ‘Quê Ngoại’, đã xảy ra tại chiến khu Chà Cá năm 1948:

“Tây chiếm ngoài thung lũng, bên bờ sông. Hôm sau, họ theo đường mòn vào trong khe tìm bệnh viện. Việt Minh rút lui hết, chẳng đánh chác gì. Khi Tây vào tới trong khe thì Cụ Đốc ra gặp họ...
Biết Cụ là bác sĩ và nói tiếng Tây lưu loát, Tây rất kính trọng và yêu cầu Cụ về. Cụ đồng ý về nhưng với điều kiện là phải đem hết thương bệnh binh của Cụ về theo. Cụ không thể bỏ họ lại được. Thế là Tây biểu mọi người rời khe núi ra ngoài bờ sông, sẽ có ghe tàu đưa về thành phố, ai không đi được thì Tây sai lính của họ khiêng, cáng mà ra...

Tới trưa thì ghe tàu về tới thị xã. Dân chúng đang buôn bán ở chợ, ở phố, nghe tin Cụ Đốc về, thiên hạ bỏ buôn bỏ bán chạy ra bến sông đón Cụ. Có người mừng quá, xông tới nắm tay Cụ mà khóc, cảnh tượng thật cảm động...”

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được nhiều bài viết và những lá thư của người thân, kể lại những kỷ niệm quý báu đối với Ông tôi. Tôi chỉ xin trích ra một vài trường hợp để chứng minh rằng bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với Ông tôi cũng đều có một ấn tượng rất tốt đẹp đối với vị lương y này:
- Cố BS Tạ Thúc Phú, tức nhà văn Phụng Hồng, đã nhắc đến Ông tôi trong bài “Đưòng lên Thiên Đường” đăng ở Tạp Chí Hồn Việt như sau:
“Thầy thuốc thi sĩ” có cặp mắt dịu hiền cứu tử - nhưng không kém phần thơ mộng - của đấng từ phụ hiện rõ trong trí tôi như một khúc phim thời sự nóng hổi. Tôi đã hai lần thoát chết, rồi có những kỷ niệm đẹp cũng nhờ vị lương y này mà tôi từng xem như là một ân nhân hiếm có trên đời của một kiếp người  mang ơn vĩnh viễn.”

- Cố Khoa Trưởng Giáo Sư Nha Sĩ Trịnh Văn Tuất chỉ gặp Ông tôi một lần, cũng tỏ ý ngưỡng mộ khi viết thư cho cô em Nha Sĩ Ngô Thị Vĩnh: “Thơ của Cụ hay lắm, Cụ lại là một bác sĩ có tiếng đồng thời là một nhà thâm nho về đạo đức...”

- Trong bức thư gửi em tôi, anh Nguyễn Khoa Điềm đã cho biết liên hệ giữa hai gia đình như thế nào:

“Cụ Cố Ngoại là bác sĩ gia đình đã chữa bệnh cho cha mẹ tôi và cũng là bác sĩ đã tổng quát lo cho Mẹ tôi sinh tôi ra. Do đó, trong thời gian gia đình cha mẹ tôi ở Quảng Trị đã vô cùng thọ ơn Cụ Cố Ngoại! Suốt đời chúng tôi không quên ơn Cụ Cố.”

- Ngoài ra, anh Tôn Thất Quỳnh Loan, bạn cùng khóa tại Trường Khải Định cũng đã diễn tả thời thơ ấu khi nhớ lại Ông tôi: “Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, đã từng xem Cụ Bác Sĩ như một ông tiên xuống trần để cứu giúp nhân loại. Cảm nghĩ đó đối với vị thầy thuốc đáng kính ấy tôi vẫn giữ nguyên vẹn, cho tới về sau. Hồi nhỏ, mỗi khi tôi đau ốm được người lớn đưa tới nhà thương , lần nào tôi cũng đòi cho được “Cụ Đốc” chữa trị, vì chỉ tin tưởng ở tài năng của Cụ.”

Đọc tập truyện “Quê Ngoại” của Hoàng Long Hải, tôi nhận thấy rằng chẳng ai diễn tả chính xác về lương tâm một y sĩ của Ông tôi bằng nhà văn này:
“Thời Cụ Đốc, không có những sáo ngữ như “lương y như từ mẫu” nhưng với Cụ Đốc, nghề của Cụ là nghề giúp người, cứu người. Thành ra, hễ có ai kêu cứu thì xa xôi cách trở mấy, Cụ cũng đi cứu người cho thỏa cái lương tâm của mình. Có phương tiện di chuyển nào thì Cụ dùng phương tiện đó, không ngần ngại hay chê bai: xe tay (xe kéo), xe đạp, đò, đi bộ và kể cả người ta võng Cụ đi qua những đường làng xa xôi hiểm trở. Miễn làm sao Cụ có thể tới được nơi người bệnh nằm chờ Cụ đến cứu. Thậm chí đối với tù nhân ở Lao Bảo, Cụ vẫn thường tới với họ.”
Trong những dẫn chứng kể trên, có lẽ quý vị cũng để ý đến hai chữ “Cụ Đốc” khi mọi người  nhắc đến Ông tôi. Mặc dù có nhiều bác sĩ đồng thời, nhưng danh từ “Cụ Đốc” là tên độc nhất mà dân Quảng Trị thường thân mến dùng để gọi Ông tôi.

Những câu chuyện dính dáng đến lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi còn nhiều, nhưng tôi chỉ đưa lên đây vài câu chuyện tiêu biểu để mọi người, nhất là cháu chắt của Ông tôi trong đại gia đình Kỉnh Chỉ hiểu thấu đáo về luật nhân quả. Nhiều thành viên của đại gia đình chúng tôi đã tránh được những tai nạn thảm khốc trong đường tơ kẻ tóc trên đường đời. Đấy cũng nhờ cái Đức mà Ông tôi đã tích lũy để lại cho chúng tôi vậy.

Chúng tôi mong sẽ noi gương của Ông tôi để sống làm sao trồng được “Cây Đức" để tặng lại cho con cháu mình về sau.
                                                   
Ngô Thị Vân

                                                   Thousand Oaks, CA
                                                    Ngày 25-3-2014
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #850 - 25. Aug 2014 , 08:23
 
Em Phương Tran oi ,
Sang nay vao day em da cho Co mot mon quà quá quy bau , la da post bai cua Co vao ca ba noi.
Co chang biet noi gi de cam on em cho xung dang.
Thoi thi  thanks.gif thanks.gif thanks.gif thanks.gif thanks.gif
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Đoản Văn
Reply #851 - 25. Aug 2014 , 17:10
 
Phuong_Tran wrote on 24. Aug 2014 , 22:46:
Luật Nhân Quả Hiển Nhiên

LƯƠNG TÂM CỦA MỘT Y SĨ


...



Kính dâng hương hồn Ông tôi:
Thi sĩ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy.
Xin tri ân tất cả những ai đã
trực tiếp hoặc gián tiếp giúp tôi
có đủ tài liệu để viết nên bài này.
                      Ngô Thị Vân    


Nhân đọc lại tập thơ của Ông Ngoại tôi, Kỉnh Chỉ Tiên Sinh, tôi thấy có bài thơ “Nói chuyện với Bạn Đồng nghiệp Bác sĩ Thái Can” sau đây:

Hai cụ lang già ngồi bảo nhau:
Xưa nay có Phúc quý hơn giàu.
Trót đà chịu tiếng làm thầy thuốc,
Thôi chớ đem nghề chẹt kẻ đau.
Biển Thước, Hoa Đà tên vẫn đó,
Thạch Sùng, Vương Khải của còn đâu!
Gắng công ta hãy trồng ‘cây đức’,
Con cháu ta rồi hái quả sau.


Tôi nhất quyết phải viết bài ca tụng lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi, mặc dù trước đây  khi còn sinh tiền, Mẹ tôi đã bác bỏ ý kiến này. Mẹ tôi bảo rằng: “Để thiên hạ khen Ông, chứ mình khen, mọi người sẽ bảo là khoe khoang.” 

Dạo ấy, sau khi suy đi nghĩ lại, tôi đồng ý và đành bỏ ý định trên. Bây giờ, nghĩ kỹ hơn, tôi thấy cần phải nêu vấn đề này lên để cho chúng tôi, những cháu chắt của Ông, cố gắng noi theo đức độ của Người.

Chính nhờ “cây đức” đó mà tất cả con, cháu, chắt, chiu của Ông tôi đã vượt qua được bao nhiêu hiểm nghèo với cái chết gần kề bên cạnh.
Thầy Nguyễn Văn Đải đã có lần cho tôi ý kiến là không có ai nói về Ông tôi trung thực bằng con cháu trong nhà. Vậy tại sao tôi lại không dám đề cập đến vấn đề này? Hơn nữa, tôi mong rằng, sau khi đọc xong bài này, quý vị sẽ không nghĩ rằng tôi khoe khoang, mà chỉ muốn mang một thông điệp thức tỉnh lương tâm của một số bác sĩ đã coi trọng quyền lợi cá nhân của mình hơn sinh mạng của bệnh nhân.

Tôi tin rằng luật nhân quả thật quá hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được. Sau đây, tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài viết của Chú Dì tôi là Ông Bà Tôn Thất Lưu và Phan Thị Như, để dẫn chứng cho thuyết nhân quả  này:

“Một thời gian ngắn sau ngày chúng tôi thuyên chuyển về Ninh Thuận, một cuộc thăm vìếng rất đặc biệt đã xảy ra. Một người đàn bà nhà quê mà chúng tôi chưa hề biết mặt, phục sức thật đơn giản, đã đến gặp chúng tôi. Bà tự giới thiệu:
- Tôi tên Bổn, ở Tân Thành, được biết Cô là con Cụ Đốc, đổi về đây làm việc, tôi đến thăm Thầy Cô.

Chúng tôi chưa kịp bộc lộ sự thắc mắc, không biết người đàn bà này là ai mà tỏ ra có nhiều thiện cảm với chúng tôi, thì bà ta tiếp:

- Cách đây hơn 10 năm, tôi bị phong đòn gánh. Ở nhà quê, tụi tôi có biết gì đâu. Khi tay chân bắt đầu giựt giựt, chồng tôi mới thuê xe chở đến bệnh viện tỉnh. Ở đấy người ta từ chối chữa trị và cho rằng đã quá muộn.

Chồng tôi đưa đến phòng mạch Ông Cụ của Cô. Ông Cụ bảo dù đã đến giai đoạn nguy kịch, nhưng còn nước còn tát. Ông Cụ cho toa và bảo chồng tôi đi ngay ra Viện Pasteur Nha Trang mua thuốc. Chồng tôi thiệt thà thưa với Ông Cụ là không có tiền. Không do dự, Ông Cụ móc túi đưa ngay cho chồng tôi đủ số tiền mua thuốc. Thấy chồng tôi vẫn đứng tần ngần chưa chịu đi, như có điều gì muốn nói mà còn ngại, Ông Cụ giục: “Mau lên kẻo không kịp cứu vợ anh đó.” Chồng tôi ấp úng thưa là không có tiền xe đi Nha Trang. Ông Cụ đưa thêm tiền, vừa đẩy chồng tôi ra cửa vừa bảo: “Đi ngay!” Chồng tôi mua thuốc trở về để Ông Cụ cứu sống tôi.

Bà kết thúc: “Cha mẹ sinh tôi lần thứ nhất. Ông Cụ sinh tôi lần thứ hai. Cũng từ ngày ấy gia đình chúng tôi làm ăn khá giả hơn. Tuy nhiên tôi vẫn còn buồn là từ đó đến nay, tôi chưa có cơ hội đền ơn cứu mạng của Ông Cụ...”

Năm 1970, thân phụ chúng tôi qua đời. Sau khi chúng tôi ở Saigon thọ tang về, bà Bổn đến thăm ngay. Sau vài câu chia buồn mộc mạc với chúng tôi, bà xin phép được để tang thân phụ chúng tôi. Những tiếng nấc ngắt quản mấy âm sau cùng, bà khóc không thành tiếng. Đôi vai khẻ rung, nước mắt chảy dài trên má. Bà kéo vạt áo lau nước mắt.

Quan hệ giữa bà Bổn và chúng tôi tiếp tục trong tình trạng tốt đẹp, và có lẽ chẳng có gì đáng nói nếu không  có vụ cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.

Đầu tháng 4/1975, Nha Trang rồi Phan Rang hỗn loạn. Các chuyến bay Phan Rang-Saigon của Hàng không Việt Nam  hoàn toàn đình chỉ. Đường bộ bị Việt Cộng cắt đứt khu vực phía Nam Bình Tuy. Chỉ còn đường biển. Chúng tôi về quê bà Bổn, được gia đình bà tiếp đón thật nồng hậu.
Số quân nhân từ miền Trung vào tập trung ở đây khá đông. Số ghe thuyền địa phương có hạn, không đủ để di chuyển số quân nhân này, thế mà ai cũng muốn được lên ghe đi ngay. Chở quá tải chắc chắn vô cùng nguy hiểm. Các chủ ghe đành bỏ trốn. Một chủ ghe định đang đêm lèn đưa một số gia đình đi. Bà Bổn tìm đến điều đình để họ nhận thêm gia đình chúng tôi.
Thoát được về Saigon an toàn bấy giờ, không thể chối cãi được là chính bà Bổn đã giúp gia đình chúng tôi.

Trong trường hợp bà Bổn, thân phụ chúng tôi không những chỉ tận tâm điều trị mà còn cho mượn cả tiền mua thuốc lẫn tiền xe, cốt để có thể kịp thời cứu sống bệnh nhân. Cụ đã làm việc này với tất cả lương tâm của một y sĩ. Hơn thế, Cụ đã làm một cách tự nhiên như hít thở, không tính toán, không cân nhắc hơn thiệt, xem như chuyện đương nhiên...

Khi chữa trị cho bà Bổn, chắc Cụ không nghĩ con cháu hái được quả tốt đẹp đến thế. Lúc tâm sự với Bác sĩ Thái Can, chắc Cụ cũng không ngờ quả lại đến cụ thể và nhanh chóng thế.”

Ngoài ra, tôi còn được nghe nhiều mẫu chuyện về Ông tôi do mẹ tôi và các cậu, dì kể lại. Dạo Ông tôi làm Giám đốc Bệnh viện Quảng Trị, hằng đêm, dầu đã tạm hết trách nhiệm, có thể yên nghĩ với gia đình, nhưng Ông tôi vẫn thường xuyên đi vào bệnh viện để thăm bệnh nhân và kiểm soát công việc của các y tá trực đêm. Một hôm, Ông tôi bắt gặp một y tá trong giờ trực đã đánh bài trong phòng gác. Sáng hôm sau, người ấy khăn đóng, áo dài đen đến lạy Ông tôi, khóc lóc xin hối cải. Ông tôi chỉ la mắng như người cha đối với con mà không phê điểm xấu vào hồ sơ. Từ đó về sau, người này đã làm việc chăm chỉ, tích cực, không bao giờ dám sao lãng trách nhiệm của mình nữa.

Ông tôi còn chữa cho một bệnh nhân rất nghèo khổ, chồng thì chết, con lại đông, phải sống nhờ cha già, nhà lại ở rất xa thành phố. Nửa đêm, người cha đến đấm cửa nhà Ông tôi xin cứu mạng cho con gái. Ông tôi đi theo người này, lội qua nhiều ruộng nương mới đến được nhà. Ông tôi mang theo chai thuốc trụ sinh (do người cháu đi Pháp mua về tặng) mà Ông tôi trân quý như vàng, để chữa cho bà này khỏi bệnh. Về sau, để đền ơn cứu mạng, ông cha và người đàn bà này, mặc dầu nhà nghèo vẫn cố mang đến biếu Ông tôi nào là nếp, bắp, trứng gà... lần nào Ông tôi cũng từ chối và ép mang trở về.

      Ngoài ra, Ông tôi còn chữa trị cho những người Mọi ở trên núi, chẳng quản đường sá xa xôi, hiểm nghèo, băng rừng lội suối mới đến được nhà sàn họ, không quản ngại xa xôi và khó khăn như trường hợp sau đây:

Ông tôi đã cứu sống vợ một người Thượng vì nửa đêm chồng bà này đến đấm cửa nhà Ông tôi, quỳ lạy xin  cứu mạng vợ anh ta. Bà ta sinh khó ma lại không chịu xuống tỉnh nên đứa bé đã chết trong bụng mẹ.

Đường đi lên núi Du Long ở Phan Rang chỉ có một phương tiện là bằng ngựa, không có đường cho xe cộ, nhưng Ông tôi vì lương tâm nghề nghiệp và lòng nhân đạo đã  bất chấp mọi hiểm nguy, bằng lòng đi theo người chồng và đã kịp thời cứu sống người vợ. Ông chồng mừng rỡ chạy ra vườn bắt một con gà rồi quỳ dâng lên cho Ông tôi. Ông tôi cười và bảo lấy con gà đó đi nấu cháo cho vợ anh ta vì bà này cần được tẩm bổ.

Khi Ông tôi ở Ba Lòng, mặc dầu tuổi đã lớn, Ông tôi vẫn hằng đêm không quản ngại tuổi già sức yếu, cố đem tài Biền Thước để mong cứu nhân độ thế. Vậy nên nhà văn Lê Cao Phan, trong bài ca Nam Bình, đã ca tụng Ông tôi như sau:


     Nặng ơn cùng Cụ lương y
     Mãi còn ghi
     Phố phường thôn xóm
     Nề khó khăn chi
     Đức độ ai bì.
     Nhớ đi về
     Chốn sơn khê,
     Ba Lòng, Đá Nổi, trăm bề,
     Mái lều y xá,
     Chén ngô khoai giữa rừng cây lá
     Tóc bạc da mồi
     Vẫn không thôi
     Đem tài cứu mạng bao người.


Ông tôi luôn luôn xem trọng bổn phận của mình đối với bệnh nhân, như trường hợp sau đây, đã được nhà văn Hoàng Long Hải ghi lại trong tập truyện ‘Quê Ngoại’, đã xảy ra tại chiến khu Chà Cá năm 1948:

“Tây chiếm ngoài thung lũng, bên bờ sông. Hôm sau, họ theo đường mòn vào trong khe tìm bệnh viện. Việt Minh rút lui hết, chẳng đánh chác gì. Khi Tây vào tới trong khe thì Cụ Đốc ra gặp họ...
Biết Cụ là bác sĩ và nói tiếng Tây lưu loát, Tây rất kính trọng và yêu cầu Cụ về. Cụ đồng ý về nhưng với điều kiện là phải đem hết thương bệnh binh của Cụ về theo. Cụ không thể bỏ họ lại được. Thế là Tây biểu mọi người rời khe núi ra ngoài bờ sông, sẽ có ghe tàu đưa về thành phố, ai không đi được thì Tây sai lính của họ khiêng, cáng mà ra...

Tới trưa thì ghe tàu về tới thị xã. Dân chúng đang buôn bán ở chợ, ở phố, nghe tin Cụ Đốc về, thiên hạ bỏ buôn bỏ bán chạy ra bến sông đón Cụ. Có người mừng quá, xông tới nắm tay Cụ mà khóc, cảnh tượng thật cảm động...”

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được nhiều bài viết và những lá thư của người thân, kể lại những kỷ niệm quý báu đối với Ông tôi. Tôi chỉ xin trích ra một vài trường hợp để chứng minh rằng bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với Ông tôi cũng đều có một ấn tượng rất tốt đẹp đối với vị lương y này:
- Cố BS Tạ Thúc Phú, tức nhà văn Phụng Hồng, đã nhắc đến Ông tôi trong bài “Đưòng lên Thiên Đường” đăng ở Tạp Chí Hồn Việt như sau:
“Thầy thuốc thi sĩ” có cặp mắt dịu hiền cứu tử - nhưng không kém phần thơ mộng - của đấng từ phụ hiện rõ trong trí tôi như một khúc phim thời sự nóng hổi. Tôi đã hai lần thoát chết, rồi có những kỷ niệm đẹp cũng nhờ vị lương y này mà tôi từng xem như là một ân nhân hiếm có trên đời của một kiếp người  mang ơn vĩnh viễn.”

- Cố Khoa Trưởng Giáo Sư Nha Sĩ Trịnh Văn Tuất chỉ gặp Ông tôi một lần, cũng tỏ ý ngưỡng mộ khi viết thư cho cô em Nha Sĩ Ngô Thị Vĩnh: “Thơ của Cụ hay lắm, Cụ lại là một bác sĩ có tiếng đồng thời là một nhà thâm nho về đạo đức...”

- Trong bức thư gửi em tôi, anh Nguyễn Khoa Điềm đã cho biết liên hệ giữa hai gia đình như thế nào:

“Cụ Cố Ngoại là bác sĩ gia đình đã chữa bệnh cho cha mẹ tôi và cũng là bác sĩ đã tổng quát lo cho Mẹ tôi sinh tôi ra. Do đó, trong thời gian gia đình cha mẹ tôi ở Quảng Trị đã vô cùng thọ ơn Cụ Cố Ngoại! Suốt đời chúng tôi không quên ơn Cụ Cố.”

- Ngoài ra, anh Tôn Thất Quỳnh Loan, bạn cùng khóa tại Trường Khải Định cũng đã diễn tả thời thơ ấu khi nhớ lại Ông tôi: “Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, đã từng xem Cụ Bác Sĩ như một ông tiên xuống trần để cứu giúp nhân loại. Cảm nghĩ đó đối với vị thầy thuốc đáng kính ấy tôi vẫn giữ nguyên vẹn, cho tới về sau. Hồi nhỏ, mỗi khi tôi đau ốm được người lớn đưa tới nhà thương , lần nào tôi cũng đòi cho được “Cụ Đốc” chữa trị, vì chỉ tin tưởng ở tài năng của Cụ.”

Đọc tập truyện “Quê Ngoại” của Hoàng Long Hải, tôi nhận thấy rằng chẳng ai diễn tả chính xác về lương tâm một y sĩ của Ông tôi bằng nhà văn này:
“Thời Cụ Đốc, không có những sáo ngữ như “lương y như từ mẫu” nhưng với Cụ Đốc, nghề của Cụ là nghề giúp người, cứu người. Thành ra, hễ có ai kêu cứu thì xa xôi cách trở mấy, Cụ cũng đi cứu người cho thỏa cái lương tâm của mình. Có phương tiện di chuyển nào thì Cụ dùng phương tiện đó, không ngần ngại hay chê bai: xe tay (xe kéo), xe đạp, đò, đi bộ và kể cả người ta võng Cụ đi qua những đường làng xa xôi hiểm trở. Miễn làm sao Cụ có thể tới được nơi người bệnh nằm chờ Cụ đến cứu. Thậm chí đối với tù nhân ở Lao Bảo, Cụ vẫn thường tới với họ.”
Trong những dẫn chứng kể trên, có lẽ quý vị cũng để ý đến hai chữ “Cụ Đốc” khi mọi người  nhắc đến Ông tôi. Mặc dù có nhiều bác sĩ đồng thời, nhưng danh từ “Cụ Đốc” là tên độc nhất mà dân Quảng Trị thường thân mến dùng để gọi Ông tôi.

Những câu chuyện dính dáng đến lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi còn nhiều, nhưng tôi chỉ đưa lên đây vài câu chuyện tiêu biểu để mọi người, nhất là cháu chắt của Ông tôi trong đại gia đình Kỉnh Chỉ hiểu thấu đáo về luật nhân quả. Nhiều thành viên của đại gia đình chúng tôi đã tránh được những tai nạn thảm khốc trong đường tơ kẻ tóc trên đường đời. Đấy cũng nhờ cái Đức mà Ông tôi đã tích lũy để lại cho chúng tôi vậy.

Chúng tôi mong sẽ noi gương của Ông tôi để sống làm sao trồng được “Cây Đức" để tặng lại cho con cháu mình về sau.
                                                   
Ngô Thị Vân

                                                   Thousand Oaks, CA
                                                    Ngày 25-3-2014

Cô Ba mến,
Giời ơi, văn chương tuôn ra như suối, thế mà Cô cứ dấu tài, chắc tại khiêm tốn bắt chước thân mẫu chăng? Nghe Cô kể chuyện cách hành xử của ông Ngoại mà tôi khâm phục vô cùng. Bệnh sài uốn ván là bệnh chết cấp kỳ, phải kịp thời chích 10 mũi vào bụng và phải là thuốc của viện Pasteur Hà nội mới mong thoát khỏi tử thần. Bác sỹ Phạm văn Hy vừa là Lương y mà còn là từ mẫu nữa. Đã không "chém" bệnh nhân, lại còn tặng tiền mua thuốc, tiền xe đi lại thì quả là con người khó kiếm trên cõi ta bà này. Ngoài ra Cụ còn là thi sỹ Kinh Chi trong các Thi đàn nữa, Cụ quả là đa tài, có lòng nhân hậu và xứng đáng với nhóm từ " Lương y như Từ Mẫu". Cô Ba thật có phước và hãnh diện được sinh ra trong một gia đình đáng quý như vậy. Thời gian sau, Cô Ba và thân quyến đã được hưởng điều lành ngay trong kiếp hiện tại theo đúng với Luật nhân quà của nhà Phật.
Hình như năm ngoái ở Hà nội có xẩy ra vụ một Bác sỹ thẩm mỹ đã làm chết bệnh nhân vì phẫu thuật dởm. Sau đó phi tang bằng cách ném xác suống sông Hồng cho Hà bá xơi. Chao ôi, con vật người này nên được tặng cho hỗn danh là: Lương y như...Hà bá!
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Đoản Văn
Reply #852 - 25. Aug 2014 , 19:27
 
Phuong_Tran wrote on 24. Aug 2014 , 22:46:
Luật Nhân Quả Hiển Nhiên

LƯƠNG TÂM CỦA MỘT Y SĨ


...



Kính dâng hương hồn Ông tôi:
Thi sĩ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy.
Xin tri ân tất cả những ai đã
trực tiếp hoặc gián tiếp giúp tôi
có đủ tài liệu để viết nên bài này.
                      Ngô Thị Vân    


Nhân đọc lại tập thơ của Ông Ngoại tôi, Kỉnh Chỉ Tiên Sinh, tôi thấy có bài thơ “Nói chuyện với Bạn Đồng nghiệp Bác sĩ Thái Can” sau đây:

Hai cụ lang già ngồi bảo nhau:
Xưa nay có Phúc quý hơn giàu.
Trót đà chịu tiếng làm thầy thuốc,
Thôi chớ đem nghề chẹt kẻ đau.
Biển Thước, Hoa Đà tên vẫn đó,
Thạch Sùng, Vương Khải của còn đâu!
Gắng công ta hãy trồng ‘cây đức’,
Con cháu ta rồi hái quả sau.


Tôi nhất quyết phải viết bài ca tụng lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi, mặc dù trước đây  khi còn sinh tiền, Mẹ tôi đã bác bỏ ý kiến này. Mẹ tôi bảo rằng: “Để thiên hạ khen Ông, chứ mình khen, mọi người sẽ bảo là khoe khoang.” 

Dạo ấy, sau khi suy đi nghĩ lại, tôi đồng ý và đành bỏ ý định trên. Bây giờ, nghĩ kỹ hơn, tôi thấy cần phải nêu vấn đề này lên để cho chúng tôi, những cháu chắt của Ông, cố gắng noi theo đức độ của Người.

Chính nhờ “cây đức” đó mà tất cả con, cháu, chắt, chiu của Ông tôi đã vượt qua được bao nhiêu hiểm nghèo với cái chết gần kề bên cạnh.
Thầy Nguyễn Văn Đải đã có lần cho tôi ý kiến là không có ai nói về Ông tôi trung thực bằng con cháu trong nhà. Vậy tại sao tôi lại không dám đề cập đến vấn đề này? Hơn nữa, tôi mong rằng, sau khi đọc xong bài này, quý vị sẽ không nghĩ rằng tôi khoe khoang, mà chỉ muốn mang một thông điệp thức tỉnh lương tâm của một số bác sĩ đã coi trọng quyền lợi cá nhân của mình hơn sinh mạng của bệnh nhân.

Tôi tin rằng luật nhân quả thật quá hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được. Sau đây, tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài viết của Chú Dì tôi là Ông Bà Tôn Thất Lưu và Phan Thị Như, để dẫn chứng cho thuyết nhân quả  này:

“Một thời gian ngắn sau ngày chúng tôi thuyên chuyển về Ninh Thuận, một cuộc thăm vìếng rất đặc biệt đã xảy ra. Một người đàn bà nhà quê mà chúng tôi chưa hề biết mặt, phục sức thật đơn giản, đã đến gặp chúng tôi. Bà tự giới thiệu:
- Tôi tên Bổn, ở Tân Thành, được biết Cô là con Cụ Đốc, đổi về đây làm việc, tôi đến thăm Thầy Cô.

Chúng tôi chưa kịp bộc lộ sự thắc mắc, không biết người đàn bà này là ai mà tỏ ra có nhiều thiện cảm với chúng tôi, thì bà ta tiếp:

- Cách đây hơn 10 năm, tôi bị phong đòn gánh. Ở nhà quê, tụi tôi có biết gì đâu. Khi tay chân bắt đầu giựt giựt, chồng tôi mới thuê xe chở đến bệnh viện tỉnh. Ở đấy người ta từ chối chữa trị và cho rằng đã quá muộn.

Chồng tôi đưa đến phòng mạch Ông Cụ của Cô. Ông Cụ bảo dù đã đến giai đoạn nguy kịch, nhưng còn nước còn tát. Ông Cụ cho toa và bảo chồng tôi đi ngay ra Viện Pasteur Nha Trang mua thuốc. Chồng tôi thiệt thà thưa với Ông Cụ là không có tiền. Không do dự, Ông Cụ móc túi đưa ngay cho chồng tôi đủ số tiền mua thuốc. Thấy chồng tôi vẫn đứng tần ngần chưa chịu đi, như có điều gì muốn nói mà còn ngại, Ông Cụ giục: “Mau lên kẻo không kịp cứu vợ anh đó.” Chồng tôi ấp úng thưa là không có tiền xe đi Nha Trang. Ông Cụ đưa thêm tiền, vừa đẩy chồng tôi ra cửa vừa bảo: “Đi ngay!” Chồng tôi mua thuốc trở về để Ông Cụ cứu sống tôi.

Bà kết thúc: “Cha mẹ sinh tôi lần thứ nhất. Ông Cụ sinh tôi lần thứ hai. Cũng từ ngày ấy gia đình chúng tôi làm ăn khá giả hơn. Tuy nhiên tôi vẫn còn buồn là từ đó đến nay, tôi chưa có cơ hội đền ơn cứu mạng của Ông Cụ...”

Năm 1970, thân phụ chúng tôi qua đời. Sau khi chúng tôi ở Saigon thọ tang về, bà Bổn đến thăm ngay. Sau vài câu chia buồn mộc mạc với chúng tôi, bà xin phép được để tang thân phụ chúng tôi. Những tiếng nấc ngắt quản mấy âm sau cùng, bà khóc không thành tiếng. Đôi vai khẻ rung, nước mắt chảy dài trên má. Bà kéo vạt áo lau nước mắt.

Quan hệ giữa bà Bổn và chúng tôi tiếp tục trong tình trạng tốt đẹp, và có lẽ chẳng có gì đáng nói nếu không  có vụ cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.

Đầu tháng 4/1975, Nha Trang rồi Phan Rang hỗn loạn. Các chuyến bay Phan Rang-Saigon của Hàng không Việt Nam  hoàn toàn đình chỉ. Đường bộ bị Việt Cộng cắt đứt khu vực phía Nam Bình Tuy. Chỉ còn đường biển. Chúng tôi về quê bà Bổn, được gia đình bà tiếp đón thật nồng hậu.
Số quân nhân từ miền Trung vào tập trung ở đây khá đông. Số ghe thuyền địa phương có hạn, không đủ để di chuyển số quân nhân này, thế mà ai cũng muốn được lên ghe đi ngay. Chở quá tải chắc chắn vô cùng nguy hiểm. Các chủ ghe đành bỏ trốn. Một chủ ghe định đang đêm lèn đưa một số gia đình đi. Bà Bổn tìm đến điều đình để họ nhận thêm gia đình chúng tôi.
Thoát được về Saigon an toàn bấy giờ, không thể chối cãi được là chính bà Bổn đã giúp gia đình chúng tôi.

Trong trường hợp bà Bổn, thân phụ chúng tôi không những chỉ tận tâm điều trị mà còn cho mượn cả tiền mua thuốc lẫn tiền xe, cốt để có thể kịp thời cứu sống bệnh nhân. Cụ đã làm việc này với tất cả lương tâm của một y sĩ. Hơn thế, Cụ đã làm một cách tự nhiên như hít thở, không tính toán, không cân nhắc hơn thiệt, xem như chuyện đương nhiên...

Khi chữa trị cho bà Bổn, chắc Cụ không nghĩ con cháu hái được quả tốt đẹp đến thế. Lúc tâm sự với Bác sĩ Thái Can, chắc Cụ cũng không ngờ quả lại đến cụ thể và nhanh chóng thế.”

Ngoài ra, tôi còn được nghe nhiều mẫu chuyện về Ông tôi do mẹ tôi và các cậu, dì kể lại. Dạo Ông tôi làm Giám đốc Bệnh viện Quảng Trị, hằng đêm, dầu đã tạm hết trách nhiệm, có thể yên nghĩ với gia đình, nhưng Ông tôi vẫn thường xuyên đi vào bệnh viện để thăm bệnh nhân và kiểm soát công việc của các y tá trực đêm. Một hôm, Ông tôi bắt gặp một y tá trong giờ trực đã đánh bài trong phòng gác. Sáng hôm sau, người ấy khăn đóng, áo dài đen đến lạy Ông tôi, khóc lóc xin hối cải. Ông tôi chỉ la mắng như người cha đối với con mà không phê điểm xấu vào hồ sơ. Từ đó về sau, người này đã làm việc chăm chỉ, tích cực, không bao giờ dám sao lãng trách nhiệm của mình nữa.

Ông tôi còn chữa cho một bệnh nhân rất nghèo khổ, chồng thì chết, con lại đông, phải sống nhờ cha già, nhà lại ở rất xa thành phố. Nửa đêm, người cha đến đấm cửa nhà Ông tôi xin cứu mạng cho con gái. Ông tôi đi theo người này, lội qua nhiều ruộng nương mới đến được nhà. Ông tôi mang theo chai thuốc trụ sinh (do người cháu đi Pháp mua về tặng) mà Ông tôi trân quý như vàng, để chữa cho bà này khỏi bệnh. Về sau, để đền ơn cứu mạng, ông cha và người đàn bà này, mặc dầu nhà nghèo vẫn cố mang đến biếu Ông tôi nào là nếp, bắp, trứng gà... lần nào Ông tôi cũng từ chối và ép mang trở về.

      Ngoài ra, Ông tôi còn chữa trị cho những người Mọi ở trên núi, chẳng quản đường sá xa xôi, hiểm nghèo, băng rừng lội suối mới đến được nhà sàn họ, không quản ngại xa xôi và khó khăn như trường hợp sau đây:

Ông tôi đã cứu sống vợ một người Thượng vì nửa đêm chồng bà này đến đấm cửa nhà Ông tôi, quỳ lạy xin  cứu mạng vợ anh ta. Bà ta sinh khó ma lại không chịu xuống tỉnh nên đứa bé đã chết trong bụng mẹ.

Đường đi lên núi Du Long ở Phan Rang chỉ có một phương tiện là bằng ngựa, không có đường cho xe cộ, nhưng Ông tôi vì lương tâm nghề nghiệp và lòng nhân đạo đã  bất chấp mọi hiểm nguy, bằng lòng đi theo người chồng và đã kịp thời cứu sống người vợ. Ông chồng mừng rỡ chạy ra vườn bắt một con gà rồi quỳ dâng lên cho Ông tôi. Ông tôi cười và bảo lấy con gà đó đi nấu cháo cho vợ anh ta vì bà này cần được tẩm bổ.

Khi Ông tôi ở Ba Lòng, mặc dầu tuổi đã lớn, Ông tôi vẫn hằng đêm không quản ngại tuổi già sức yếu, cố đem tài Biền Thước để mong cứu nhân độ thế. Vậy nên nhà văn Lê Cao Phan, trong bài ca Nam Bình, đã ca tụng Ông tôi như sau:


     Nặng ơn cùng Cụ lương y
     Mãi còn ghi
     Phố phường thôn xóm
     Nề khó khăn chi
     Đức độ ai bì.
     Nhớ đi về
     Chốn sơn khê,
     Ba Lòng, Đá Nổi, trăm bề,
     Mái lều y xá,
     Chén ngô khoai giữa rừng cây lá
     Tóc bạc da mồi
     Vẫn không thôi
     Đem tài cứu mạng bao người.


Ông tôi luôn luôn xem trọng bổn phận của mình đối với bệnh nhân, như trường hợp sau đây, đã được nhà văn Hoàng Long Hải ghi lại trong tập truyện ‘Quê Ngoại’, đã xảy ra tại chiến khu Chà Cá năm 1948:

“Tây chiếm ngoài thung lũng, bên bờ sông. Hôm sau, họ theo đường mòn vào trong khe tìm bệnh viện. Việt Minh rút lui hết, chẳng đánh chác gì. Khi Tây vào tới trong khe thì Cụ Đốc ra gặp họ...
Biết Cụ là bác sĩ và nói tiếng Tây lưu loát, Tây rất kính trọng và yêu cầu Cụ về. Cụ đồng ý về nhưng với điều kiện là phải đem hết thương bệnh binh của Cụ về theo. Cụ không thể bỏ họ lại được. Thế là Tây biểu mọi người rời khe núi ra ngoài bờ sông, sẽ có ghe tàu đưa về thành phố, ai không đi được thì Tây sai lính của họ khiêng, cáng mà ra...

Tới trưa thì ghe tàu về tới thị xã. Dân chúng đang buôn bán ở chợ, ở phố, nghe tin Cụ Đốc về, thiên hạ bỏ buôn bỏ bán chạy ra bến sông đón Cụ. Có người mừng quá, xông tới nắm tay Cụ mà khóc, cảnh tượng thật cảm động...”

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được nhiều bài viết và những lá thư của người thân, kể lại những kỷ niệm quý báu đối với Ông tôi. Tôi chỉ xin trích ra một vài trường hợp để chứng minh rằng bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với Ông tôi cũng đều có một ấn tượng rất tốt đẹp đối với vị lương y này:
- Cố BS Tạ Thúc Phú, tức nhà văn Phụng Hồng, đã nhắc đến Ông tôi trong bài “Đưòng lên Thiên Đường” đăng ở Tạp Chí Hồn Việt như sau:
“Thầy thuốc thi sĩ” có cặp mắt dịu hiền cứu tử - nhưng không kém phần thơ mộng - của đấng từ phụ hiện rõ trong trí tôi như một khúc phim thời sự nóng hổi. Tôi đã hai lần thoát chết, rồi có những kỷ niệm đẹp cũng nhờ vị lương y này mà tôi từng xem như là một ân nhân hiếm có trên đời của một kiếp người  mang ơn vĩnh viễn.”

- Cố Khoa Trưởng Giáo Sư Nha Sĩ Trịnh Văn Tuất chỉ gặp Ông tôi một lần, cũng tỏ ý ngưỡng mộ khi viết thư cho cô em Nha Sĩ Ngô Thị Vĩnh: “Thơ của Cụ hay lắm, Cụ lại là một bác sĩ có tiếng đồng thời là một nhà thâm nho về đạo đức...”

- Trong bức thư gửi em tôi, anh Nguyễn Khoa Điềm đã cho biết liên hệ giữa hai gia đình như thế nào:

“Cụ Cố Ngoại là bác sĩ gia đình đã chữa bệnh cho cha mẹ tôi và cũng là bác sĩ đã tổng quát lo cho Mẹ tôi sinh tôi ra. Do đó, trong thời gian gia đình cha mẹ tôi ở Quảng Trị đã vô cùng thọ ơn Cụ Cố Ngoại! Suốt đời chúng tôi không quên ơn Cụ Cố.”

- Ngoài ra, anh Tôn Thất Quỳnh Loan, bạn cùng khóa tại Trường Khải Định cũng đã diễn tả thời thơ ấu khi nhớ lại Ông tôi: “Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, đã từng xem Cụ Bác Sĩ như một ông tiên xuống trần để cứu giúp nhân loại. Cảm nghĩ đó đối với vị thầy thuốc đáng kính ấy tôi vẫn giữ nguyên vẹn, cho tới về sau. Hồi nhỏ, mỗi khi tôi đau ốm được người lớn đưa tới nhà thương , lần nào tôi cũng đòi cho được “Cụ Đốc” chữa trị, vì chỉ tin tưởng ở tài năng của Cụ.”

Đọc tập truyện “Quê Ngoại” của Hoàng Long Hải, tôi nhận thấy rằng chẳng ai diễn tả chính xác về lương tâm một y sĩ của Ông tôi bằng nhà văn này:
“Thời Cụ Đốc, không có những sáo ngữ như “lương y như từ mẫu” nhưng với Cụ Đốc, nghề của Cụ là nghề giúp người, cứu người. Thành ra, hễ có ai kêu cứu thì xa xôi cách trở mấy, Cụ cũng đi cứu người cho thỏa cái lương tâm của mình. Có phương tiện di chuyển nào thì Cụ dùng phương tiện đó, không ngần ngại hay chê bai: xe tay (xe kéo), xe đạp, đò, đi bộ và kể cả người ta võng Cụ đi qua những đường làng xa xôi hiểm trở. Miễn làm sao Cụ có thể tới được nơi người bệnh nằm chờ Cụ đến cứu. Thậm chí đối với tù nhân ở Lao Bảo, Cụ vẫn thường tới với họ.”
Trong những dẫn chứng kể trên, có lẽ quý vị cũng để ý đến hai chữ “Cụ Đốc” khi mọi người  nhắc đến Ông tôi. Mặc dù có nhiều bác sĩ đồng thời, nhưng danh từ “Cụ Đốc” là tên độc nhất mà dân Quảng Trị thường thân mến dùng để gọi Ông tôi.

Những câu chuyện dính dáng đến lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi còn nhiều, nhưng tôi chỉ đưa lên đây vài câu chuyện tiêu biểu để mọi người, nhất là cháu chắt của Ông tôi trong đại gia đình Kỉnh Chỉ hiểu thấu đáo về luật nhân quả. Nhiều thành viên của đại gia đình chúng tôi đã tránh được những tai nạn thảm khốc trong đường tơ kẻ tóc trên đường đời. Đấy cũng nhờ cái Đức mà Ông tôi đã tích lũy để lại cho chúng tôi vậy.

Chúng tôi mong sẽ noi gương của Ông tôi để sống làm sao trồng được “Cây Đức" để tặng lại cho con cháu mình về sau.
                                                   
Ngô Thị Vân

                                                   Thousand Oaks, CA
                                                    Ngày 25-3-2014

Vân ơi,
Mình đã đọc cả 2 bài về Mẹ và Ông Ngoại của Vân.  Bài viết sống động và có thật nên rất hay.  Cây Phúc của đai gia dình Vân thật là đại quý đó.  Chúc mừng bạn vàng.
Ngoc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #853 - 25. Aug 2014 , 19:55
 
Mạ kính, tối nay mới đọc bài của Mạ.Mạ viết hay quá, qua bài viết này con mới biết con có bà, có ông cố thật tuyệt vời. Mong đọc nhiều bài viết của Mạ.
Kính chúc Mạ luôn vui, khoẻ mạnh.
Kính,
lêthịngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #854 - 25. Aug 2014 , 21:08
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 25. Aug 2014 , 17:10:
Cô Ba mến,
Giời ơi, văn chương tuôn ra như suối, thế mà Cô cứ dấu tài, chắc tại khiêm tốn bắt chước thân mẫu chăng? Nghe Cô kể chuyện cách hành xử của ông Ngoại mà tôi khâm phục vô cùng. Bệnh sài uốn ván là bệnh chết cấp kỳ, phải kịp thời chích 10 mũi vào bụng và phải là thuốc của viện Pasteur Hà nội mới mong thoát khỏi tử thần. Bác sỹ Phạm văn Hy vừa là Lương y mà còn là từ mẫu nữa. Đã không "chém" bệnh nhân, lại còn tặng tiền mua thuốc, tiền xe đi lại thì quả là con người khó kiếm trên cõi ta bà này. Ngoài ra Cụ còn là thi sỹ Kinh Chi trong các Thi đàn nữa, Cụ quả là đa tài, có lòng nhân hậu và xứng đáng với nhóm từ " Lương y như Từ Mẫu". Cô Ba thật có phước và hãnh diện được sinh ra trong một gia đình đáng quý như vậy. Thời gian sau, Cô Ba và thân quyến đã được hưởng điều lành ngay trong kiếp hiện tại theo đúng với Luật nhân quà của nhà Phật.
Hình như năm ngoái ở Hà nội có xẩy ra vụ một Bác sỹ thẩm mỹ đã làm chết bệnh nhân vì phẫu thuật dởm. Sau đó phi tang bằng cách ném xác suống sông Hồng cho Hà bá xơi. Chao ôi, con vật người này nên được tặng cho hỗn danh là: Lương y như...Hà bá!
Đường   

Than goi Anh Hai ,
Dươc Anh Hai khen Co Ba sung sương lam ! Mac dau khong dam nhan la van si , nhung " Co Ba " da hang nam phai viet bai de dang vao cac tap san cua cac trương mien Trung trong 19 nam lien do Anh Hai oi.
" Co Ba "  cung cam thay rat may man  dươc lam chau ngoai cua Cu Cố va mong lam sao song cho phai dao lam ngươi la mung lam roi.
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 55 56 57 58 59 ... 63
Send Topic In ra