ĐẠI HỘI MỘT THỜI ÁO TRẮNG NĂM 2012
Sửa Soạn Đón Mừng Đai Hội
Trong thời gian tổ chức đại hội, Anh Nguyễn Việt Hùng, phu quân Hội trưởng Vũ Đan, đã lâm bạo bệnh rồi qua đời. Sự mất mát quá đau đớn và đột ngột khiến Vũ Đan phải nhờ Cao Minh Châu lãnh trọng trách Trưởng Ban Tổ Chức thay thế cho Đan, và Mai Phạm, Phó Hội Trưỏng đã cùng Minh Châu và Ban Chấp Hành gánh vác việc tổ chức. Bên cạnh đó là sự tiếp tay đắc lực của Đặng Kim Kiểm. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn này, tôi đã thấy được sức mạnh của tình đồng môn gắn bó, và cả một khối lớn Lê Văn Duyệt đã cùng nhau chia sẻ công việc, rủ nhau về với đại hội, để đem đến thành công rực rỡ cho cả hai ngày Tiền Đại Hội và Đại Hội “Một Thời Áo Trắng” năm 2012. Không chỉ thành công nhờ đoàn kết, mà tình Lê Văn Duyệt đã có sức mạnh thổi vào Vũ Đan một sinh khí mới, vực em dậy từ đau khổ để hôm nay tìm lại được phần nào niềm vui ngày cũ.

chuẩn bị Tôi đã dự một số buổi họp qua phone mà Kim Kiểm thường phải thức đến tận 2 giờ sáng vì khác múi giờ để cùng nhau bàn từng chi tiết sao cho đạt được kết quả khả quan. Thời gian gần đại hội, Minh Châu phải ra vào nhà thương như cơm bữa, Kiều Hạnh vừa qua một ca mổ quan trọng nhưng khi vừa ngồi dậy được thì cũng là lúc hai em lo cho Đại Hội. Cựu Hội Trưởng Đặng Cần bán một số vé đáng kể, CHT Hoàng Nga tích cực tham gia ngay từ những giây phút đầu tiên để góp ý cho đàn em bất cứ lúc nào khi được hỏi đến. Tay hòm chìa khóa Kim Phượng thì “bao thầu” nhiều việc: Phân phối và theo dõi bán vé, đặt nhà hàng, tập văn nghệ, đón đưa cô giáo và bạn bè phương xa, tìm chỗ cư ngụ cho Cô Ngoạn từ Việt Nam…Từng ấy việc mà tôi thấy lúc nào em cũng cười tươi như hoa, và việc gì em cũng có thể tình nguyện lo được mới thật tài chớ!


Mừng đón Cô Ngoạn và các cựu nữ sinh LVD VN
Tối Thứ Năm 4/10/12, các em An Hảo, Kim Phượng, Kim Kiểm và Kiều Nguyễn đã ra phi trường Los Angeles đón GS Trần Thị Ngoạn và Mỹ Dung. Cô Ngoạn tuy có vẻ hơi mệt nhưng vẫn cười tươi như bó hoa cô vừa nhận được từ những Lê Văn Duyệt đã hồi hộp trông chờ giây phút gặp lại cô giáo thân thương của mình . Sau những tấm hình chụp vội, mấy cô trò cùng nhau đi ăn bữa cơm tối đầu tiên sau khi cô vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.
Rể quý Phạm Văn Ngà, ông xã Phó HộiTrưởng Phạm Mai, đã tạm gác bỏ phòng mạch bận rộn lúc cuối tuần và bay từ San Jose xuống Orange County để dựng cổng trường Lê Văn Duyệt cho Đại Hội.

Phan Uyển Nghi, ngoài việc lo trình bày đẹp mắt cho hình bìa CD Lê Văn Duyệt “Khung Trời Kỷ Niệm,”còn mời Cô Trần Thị Ngoạn ngụ tại nhà em trong suốt tuần lễ cô từ Việt Nam sang dự đại hội tại Nam Cali. Sáng sớm Thứ Sáu trước Đại Hội, tôi gọi điện thoại sang thăm Cô Ngoạn thì em Tân Hương và các bạn miền Bắc Cali đã mời Cô đi ra bờ biển để gặp cô Tố Nga đang tập thể dục nơi đây.

Những nụ cười vui 
Cô và trò tại tiệm phở Hoa Soan Bên Thềm CũMãi đến gần trưa tôi mới được mời đến Tiệm Phở “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” của Nhạc sĩ Tuấn Khanh để gặp Cô Ngoạn và khoảng 30 em trong ban Văn Nghệ và một số em đến từ San Jose như: Mỹ Đà, Kim Oanh, Bạch Yến, Thu Yến, Mai Phương, Hoàng Hương, Thu Thủy, Mỹ Hạnh…Sau buổi điểm tâm rất ồn ào, một số đông các em đã kéo nhau về tiệm Diamond và cùng nhau tập văn nghệ một cách hăng say.

Trong tiệm Phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ"Sau đó tôi về nhà Uyển Nghi thăm Cô Ngoạn, nhưng cũng chỉ ở chơi được khoảng hơn 1 giờ thì lại vội vã lái xe ra chợ ABC đón Mai Phạm, Hoàng Nga và Kim Lan từ San Jose xuống, đưa 3 em đi ăn tại một tiệm bánh Pháp rồi về thẳng Diamond để tập văn nghệ. Tôi cũng đã không quên mua một hộp bánh “su” cho nhóm văn nghệ đang chịu đựng cái nóng nơi đây để các em dùng cho đỡ mệt. Kim Oanh cho biết Mỹ Đà rất cảm động về tình thương của tôi dành cho các em khiến tôi cũng cảm thấy vui nhiều.
Vào tối Thứ sáu, Lâm Hồng, phu quân của LVD quá cố Ngọc Châu, đã mời một số đông LVD về nhà chiêu đãi những món ăn do đích thân em nấu. Hiện anh vẫn sống đời gà trống nuôi 3 con mà 2 cháu lớn đã thành tài. Lòng thương nhớ bà xã đã đưa anh đến với cả nhà, và đã làm cho danh sách Rể Quý LVD ngày thêm dài hơn…Hai nhóm 73 và 74 và một số LVD đã có những giây phút vui nhộn rất khó quên bên nhau tại tư gia của Hồng.

Hàng đứng : Phương Đặng , Lan LVD 71 , Uyển Nghi , Mai Phạm
Hàng ngồi : Cô Ngoạn , Cô Ngọc Mai , Hoàng NgaCũng vào buổi tối đó, Phương Đặng đã mời Cô Ngoạn và tôi, Uyển Nghi, Phạm Mai, Hoàng Nga và Kim Lan đi dùng bữa tối. Thầy trò chúng tôi cũng đã may mắn có cơ hội hàn huyên với nhau trước khi bước vào Tiền Đại Hội trưa hôm sau.
Tiền Đại Hội
Vào trưa ngày Thứ Bảy 6/10/12 Tiền Đại Hội, Lễ Giỗ Cố Hội Trưởng sáng lập Trần Thị Thanh Tâm đã được tổ chức một cách trang nghiêm và cảm động. Trên chiếc bàn nhỏ, có tấm hình Thanh Tâm thời trẻ, có bình hoa tươi và đĩa trái cây đủ loại. Phạm Mai đã mời các bạn mặc đồng phục LVD dứng sau bàn thờ rồi xúc động mở lời giới thiệu người quá cố. Tôi cũng đã ca ngợi công đầu lập Hội, những đóng góp to lớn, sự gắn bó với hội, tình thầy trò và nghĩa kim bằng bất diệt của Thanh Tâm trong suốt 16 năm dài. Và slide show do Phượng Trần thực hiện về cuộc đời đầy ý nghĩa vị tha của Thanh Tâm, với bài “Trường Làng Tôi” mà em hằng yêu thích. Từ hơn nửa vòng trái đất, Phượng Trần tức Tí Lanh Chanh còn thu thập hình ảnh và ghi lại chuyến Mỹ Du của Cô Ngoạn, cùng theo dõi và cập nhật hóa tin tức của Đại Hội cho Lê Văn Duyệt khắp thế giới có thể chung vui với một ngày hội lớn của ngôi trường xưa.


Sau phần tưởng nhớ Thanh Tâm, một chương trình văn nghệ đặc sắc và liên tục của thầy trò chúng tôi với Viễn Du do Ban Tam Ca MTV (Cô Ngọc Mai-Cô Thu và Cô Vân) và Two “Đ” (Thầy Đường và Thầy Đạt) trình bày, và nhiều bài đơn ca và hợp ca khác nữa mà tôi không sao nhớ hết.
Viễn Du: Ban Tam Ca MTV và Two"Đ "


Bình Hoà và phu quân song ca bài Hoa Rụng Ven Sông
MC Tiền ĐH: LVD 74 Kiều Nguyễn
Cô Ngoạn với Côn Luân Võ Thuật
Màn đặc biệt được khán giả cây nhà lá vườn vỗ tay tán thưởng nhiều lần là phần múa kiếm và quạt của Cô Ngoạn. Chỉ riêng màn này được yêu cầu trình diễn lại trong Đai Hội ngày Chủ Nhật mà thôi. Hai em Trần Mỹ Dung đến từ Việt Nam và Đặng Phi Oanh từ Texas cũng đã lên đọc thơ do chính hai em sáng tác. Kiều đã duyên dáng đảm trách vai trò MC cho chương trình văn nghệ Tiền Đại Hội.

Tất cả thầy trò chúng tôi đã có những tấm hình chụp chung lên tới 61 người mặc dầu một số còn chưa kịp đến. Chúng tôi đã có rất nhiều thì giờ cho nhau, cho những câu chuyện cũ, những mẩu chuyện vui, hay chỉ vừa kịp nắm tay nhau và chụp đôi tấm hình kỷ niệm.

Trưởng Ban Xã Hội Dương P. Hoa đã đặt những khay thức ăn mới nấu rất thơm ngon, lại còn ủng hộ cho TĐH những khay trái cây tươi thật đầy. Theo tinh thần dân chủ, thầy trò xếp hàng nối đuôi như nhau, song chúng tôi vẫn được các em “thiên vị” nhường chỗ và lo lắng cho thật rất dễ thương. Rồi như sợ tôi mệt, có em còn tiếp tế thêm trái cây và nước uống nữa.

Cô Ngọc Mai với bài hát "Chiếc Lá Cuối Cùng" của Tuấn Khanh.
Nhưng tôi không mệt mà chỉ cảm thấy hạnh phúc sum vầy đang tràn ngập khắp không gian và thấm tận đáy lòng tôi trong từng giây từng phút một của những ngày hội ngộ. Ở đây không còn tị hiềm, không có đúng hay sai mà chỉ có tình đồng môn thắm thiết, tình sư đệ thâm sâu.

Trước phút chia tay, các nữ sinh vừa dọn dẹp vừa nhảy múa cười đùa, như còn luyến tiếc những giờ phút vui qua mau. Văng vẳng bên tai tôi còn dư âm những tiếng nói cười nói thoải mái. Tất cả chúng tôi đều hể hả cho rằng “Tiền Đại Hội năm nay hay và vui quá!”
Buổi chiều sau Tiền Đại Hội, tôi lại tiếp tục chở CHS phương xa về nhà Kiều Hạnh để cùng tiếp tục sửa soạn cho ngày Đai Hội chính vào tối hôm sau. Trong căn phòng khách, một nhóm học múa cho ca vũ “Một Thời Áo Trắng,” còn Kiều Hạnh thì chở Mai Phạm đi đón BS Ngà về để sửa soạn đồ nghề ráp cổng cho trường bà xã vào chiều mai. Tôi gia nhập nhóm gói quà là công việc nhẹ nhàng nhất. Mẹ Kiều Hạnh đã nấu cho chúng tôi một nồi phở tuyệt vời khiến ai ăn cũng phải khen ngon.
Minh Châu trông phờ phạc vì xuống cân, nhưng vẫn còn họp kín trên lầu với Cô Ngọc Mai, Vũ Đan, Mai Phạm, Kim Kiểm, Kim Phượng và Kiều Hạnh để xem lại chương trình tổng quát một lần cuối trước khi ra quân vào tối mai. Khi chúng tôi rời nhà Kiều Hạnh thì cũng đã 11 giờ khuya.
Đại Hội Một Thời Áo Trắng


Đại Hội “Một Thời Áo Trắng” tối Chủ Nhật 7/10/2012 đã được diễn ra trong một không khí tươi vui đầy nghệ thuật tính với màu sắc rực rỡ và đẹp mắt hơn bao giờ. Những tà áo trắng phất phơ bay, những tà áo xanh ngọt ngào màu khóm trúc xanh ngày cũ đang xuất hiện khắp phòng. Bên cạnh đó là những chiếc áo dài đủ màu sắc, đủ kiểu được khoác lên những nữ sinh ngày nào còn trẻ của tôi mà nay một số đã lên chức Bà. Cô Ngoạn không ngớt lời khen các CNS của mình là “đẹp, ngoan và quá dễ thương!”

Các cựu nữ sinh chuẩn bị tặng hoa thầy cô.
Từ trái qua phải:cựu HT Nguyễn Kim Huyến, HT Vũ thị Đan, cựu HT Hoàng Nga, cựu HT Đặng Thị Cần, cựu HT Phạm Thị Thu, và cựu HT Trần Thuý Lan

Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2012-2014
Kim Phượng, Vũ Đan, Mai Phạm, Minh Châu, Kiều hạnh, An Hảo, Phương Hoa
Đặc biệt trong đại hội này, ngoài cố Hội trưởng Trần Thị Thanh Tâm và đương kim HT Vũ Đan, 6 cựu Hội Trưởng của 21 năm qua đã có mặt: Nguyễn Kim Huyến, Trần Thúy Lan, Phạm Thị Thu, Nguyễn Bạch Yến, Đặng Thị Cần, và Hoàng Nga. Vũ Đan đã hết sức xúc động về sự yểm trợ, nâng đỡ và tình thương của tất cả hội trưởng đàn chị dành cho đàn em. Sự hiện diện đông đủ của các hội trưởng là điều chưa từng thấy từ trước đến nay, cho nên Vũ Đan cảm động cũng là điều dễ hiểu.

GS Nguyễn Hồng Nhiệm
GS Ngoạn 
GS Thanh Quý và GS Hiếu Tâm
Số Giáo sư và nhân viên nhà trường tham dự đã từ nhiều nơi bay về: GS Nguyễn Hồng Nhiệm, Giám học, từ Massachusetts, GS Trần Thị Ngoạn từ Việt Nam, GS Tôn Nữ Dung Đài từ Ohio, GS Phạm Hiếu Tâm và phu quân từ Virginia, Cô Đàm Thanh Quý từ Minnesota, GS Nguyễn Thanh Hương từ San Jose…Tại Nam Cali, chúng ta thấy GS Vũ Ngọc Mai, GS Ngô Thị Vân, GS Lê Thị Thu và Phu quân, GS Nguyễn Ngọc Đường và Phu nhân, GS Phó Đức Long, GS Nguyễn Thị Thục, GS Nguyễn Hồng Nhung, GS Đỗ Liên Hương và Phu quân, Cô Nguyễn Thị Phượng, Giám Thị, và Phu quân.

Sau phần nghi thức khai mạc, Ban Cố Vấn gồm Cô Vũ Ngọc Mai, Cô Ngô Vân và Cô Lê Thu đã được mời lên phát biểu cảm tưởng. Đây là “sáng kiến mới” của Ban Chấp Hành vì muốn cho những người ở xa biết đến chúng tôi. Nhã ý này tôi thấy cũng hay hay, vì bộ ba cùng lên sân khấu thì vừa đỡ phải độc diễn, lại có thể chia nhau mà nói từng phần thật ngắn gọn. Để mở đầu, tôi đã chào mừng và cám ơn quan khách đã đến dự tiệc, nói đến những khó khăn ban đầu đã được các em khắc phục để đi đến thành công, đến nỗi cảm động trong Lễ Giỗ của Hội trưởng sáng lập Trần Thị Thanh Tâm, và niềm hanh phúc sum vầy của thầy trò trong ngày Tiền Đại Hội. Cuối cùng là cám ơn GS Nguyễn Thanh Liêm, Hội Trưởng Hội Levanduyet Foundation đã có nhã ý mời Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt cùng làm thành viên tổ chức cho các sinh hoạt của 2 Hội vốn có chung lý tưởng phục vụ văn hóa và giáo dục. Sau đó Giáo Sư Ngô Vân đã nhắc đến sự ra đi của phu quân Vũ Đan đã đem Lê Văn Duyệt xích lại gần nhau trong tình đoàn kết và tương thân tương ái. Một số em đã cùng góp mặt với Ban Chấp Hành, kể cả những người không bao giờ đến với Hội trước đây. Các em đã tích cực làm công việc hội, đã “vác ngà voi,” đã theo đúng tinh thần “chị ngã em nâng” với một tình thương đồng môn rất gắn bó và đáng khen ngợi.

GS Thu LêGS Thu Lê thì nhắc lại việc thành lập Hội năm 1991 với tôn chỉ gồm 4 chữ “Ái Hữu và Tương Trợ” rồi nói lên ý nghĩa của 4 chữ đó. Cô cũng nêu lên 2 điểm đặc biệt của Hội: Hầu hết sinh hoạt đều có mặt cả thầy lẫn trò, không như các hội đoàn bạn thì ít thấy hơn. Sự dị biệt giữa văn hóa Mỹ và văn hóa Việt, một bên thì tôn sư trọng đạo, một bên lại thiếu liên lạc giữa thầy trò, mặc dầu thời gian Cô Thu đi dạy ở nơi đây dài hơn ở Việt Nam.
Trong phần cuối, GS đã kể câu chuyện “2 cô gái đi trên một khinh khí cầu” để rồi khuyên nhủ: “các em phải biết mình ở đâu, muốn gì, đi về đâu và sẽ phải làm gì vì hội và cho hội.”

GS NhiệmChúng tôi cũng được nghe bài nói chuyện rất tự nhiên và thành thật pha chút khôi hài của vị Giám học trường Lê Văn Duyệt. Bà đã kể lại thuở nhỏ từ lúc đi học cho đến khi khôn lớn, thành tài, di tản qua Hoa Kỳ, lấy bằng PhD và trở thành Giảng Sư Đại Học. Cuối cùng bà nói lên nỗi “xúc động khi được gặp lại qúy vị sau 37 năm xa cách” và cảm thấy hãnh diện và sung sướng đến tột cùng khi thấy các đồng nghiệp “tuy lớn tuổi nhưng cũng còn phong độ lắm” thấy các em nữ sinh “rât thành công và là niềm hãnh diện của thầy cô…” Và Bà cũng chúc cho “Hội Ái hữu Cựu Nữ Sinh Lê Văn ngày càng phát triển…và biết tương thân tương trợ lẫn nhau.”
Trưởng ban văn nghệ An Hảo giới thiệu CD Khung Trời Kỷ Niệm


Tặng quà và hoa cho Ông Bà Võ Doãn Châu và LVD Phan Uyển Nghi
Trước khi Văn nghệ bắt đầu, Trưởng Ban Văn nghệ Trần An Hảo đã trình bày diễn tiến việc thực hiện CD Khung Trời Kỷ Niệm bằng những lời lẽ trang nhã và đầy chân tình. Sau đó em đã mời cựu hội trưởng Hoàng Nga và tôi lên trao tặng quà và hoa cho Ông Bà Võ Doãn Châu và LVD Phan Uyển Nghi là những người đã có công cố vấn về âm thanh và kỹ thuật, cũng như trình bày trang bìa cho bộ CD gồm 20 bài ca của thầy trò Lê Văn Duyệt.

Chương trình văn nghệ năm nay cũng hết sức phong phú và đa dạng theo chủ đề “Một Thời Áo Trắng.” Khán thính giả đã say sưa theo dõi những tiết mục cây nhà lá vườn và không tiếc lời khen ngợi. Ngồi kế bên tôi, GS Liêm ghi lại những tiết mục xuât sắc để dành cho ngày Tôn Sư Trọng Đạo vào đầu tháng 12 sắp tới, Hội Lê Văn Duyệt của chúng ta sẽ được mời vào Ban Tổ Chức cùng với Hội Levanduyet Foundation. Tôi không khỏi mừng rỡ khi thấy ông chọn khá nhiều tiết mục với nụ cười tươi có vẻ rất hài lòng. Thỉnh thoảng ông lại thân mật hỏi tôi tên của một vài diễn viên trên sân khấu. Quả như điều tôi nói, Minh Châu vừa chuyển cho tôi lá thư khen ngợi của GS Liêm với lời lẽ như sau: “Thầy có lời khen em và em trưởng ban văn nghệ. Chương trình văn nghệ thật đặc sắc không thua gì các ca sĩ nổi tiếng của Asia hay Thúy Nga Paris.”

Ban Tam Ca MTV với Giòng An Giang
Ca Vũ “Một Thời Áo Trắng”
Ban Tam Ca MTV gồm Ba Cô Cố Vấn Vũ Ngọc Mai, Ngô Vân và Lê Thu đã được mở đầu chương trình văn nghệ với bài “Giòng An Giang,” một bài hát tươi vui đã được thính giả lắng nghe và tán thưởng. Màn kế tiếp là Ca Vũ “Một Thời Áo Trắng” với những nữ sinh mặc áo dài trắng mượt mà và dễ thương, gồm Kim Kiểm, Kim Phương, Kim Thanh, Mai Lan, Bích Liên từ Seatle, Mỹ Dung từ Việt Nam và tiếng hát cô “học trò nhỏ” với mái tóc dài Hoàng Nga mà em đã tinh nghịch đội lên đầu cho có vẻ nữ sinh hơn.

Đơn ca :Tiếng Hát Học Trò - GS Hiếu Tâm 
Nhịp Đường Xa - Song ca : GS Nguyễn Ngọc Đường và Kim Phương LVD 73Rồi đến giọng hát điêu luyện của GS Hiếu Tâm, bài “Tiếng Hát Học Trò” mà thính giả còn muốn được nghe thêm một lần nữa. Thầy Nguyễn Ngọc Đường và Trò Kim Phương 73 cũng không chịu thua, đã hát bài hùng ca “Nhạc Đường Xa” rất truyền cảm. Bài hát này đã được hai thầy trò tập luyện rất công phu trong cả mấy tháng trời, và đã được MC Kiều Nguyễn trân trọng giới thiệu GS Đường mà tôi xin trích lại một đoạn ngắn: “…người thanh niên 18 tuổi trong khu rừng Việt Bắc năm nào đã bước vào lứa tuổi 81, rất hãnh diện sung sướng được hát lại bài hát lịch sử năm xưa với học trò của mình…Giáo sư Nguyễn Ngọc Đường và Chị Kim Phương LVD 73 sẽ trình bày hành khúc “Nhạc Đường Xa” của cố nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng.” Tưởng cũng nên nhắc lại cố Nhạc Sĩ Nhượng cũng chính là vị Thầy khả kính của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Đường.
Ca vũ nhạc cảnh “Tình Ca” với Thanh Hằng, Kim Hương, Thu Nga, Bình Hoà, Kim Loan, Kim Kiểm, Mai Lan, Bích Lộc, Cần Đặng, Kiều Hạnh, Thu Ngô, Kim Phương, Minh Châu, Kim Oanh, Bích Liên, Kiều Nguyễn, Mỹ Đà, Thanh Long

Ca vũ nhạc cảnh “Tình Ca” do cựu NSLVD trình bày là một bài ca dài rất công phu do đông đảo ca sĩ LVD cùng tham gia với sự phụ họa của 2 vũ công duyên dáng Mỹ Dung và Nguyên Trần.
Ca Vũ Liên Khúc “Về Lại Trường Xưa” 
Ca Vũ Liên Khúc “Về Lại Trường Xưa” do CNSLVD và thân hữu trình diễn đã được Ngọc Đóa, vì quá xúc động trong một chuyến thăm ngôi trường cũ tại Việt Nam, đã bỏ nhiều công sức dàn dựng và hướng dẫn các bạn tập luyện liên khúc này. Nhóm múa gồm Như Mai, Ngọc Liệu, Ngọc Anh, Ngọc Trâm, Lan Anh, Tú Quyên và Minh Nguyệt. Nhóm hát với Ngọc Đóa, Thanh Thanh, Cần Đặng, Kim Loan, Tân Hương, Kim Phương, Thanh Long, Thu Ngô, và 2 LVD từ San Jose: Túy Vân và Tiểu Yến.

GS Hiếu Tâm và Kiều Nguyễn với Về Đây Nghe Em

Bình Hòa và Thanh Hằng với “Anh Đã Quên Mùa Thu”

Kim Kiểm và Mai Phạm
Bài thơ “Ngậm Ngùi” đã được Mai Phạm và Kim Kiểm diễn cảm qua giọng ngâm trầm ấm dễ đi vào lòng người. Hai đôi song ca Cô Hiếu Tâm và LVD Kiều Nguyễn với “Về Đây Nghe Em,” và Bình Hòa -Thanh Hằng với “Anh Đã Quên Mùa Thu” đã ru hồn người nghe trở về với dĩ vãng.

Hợp Ca Liên Trường với Bánh Xe Lãng Tử
Vũ khúc "Hình Ảnh Người Em Không Đợi" của Hội Nông Lâm Súc

CLB Hùng Sử Việt trình diễn "Tiếng xưa" của Dương Thiệu Tước Nhiều ca sĩ thân hữu của các trường bạn cũng đã đóng góp trong chương trình văn nghệ đặc biệt này: Hợp Ca Liên Trường với “Bánh Xe Lãng Tử” trong đó tôi thấy có TTK Liên Trường Nguyễn Mai và phu nhân, các bạn Liên Trường, các LVD Đặng Cần, Ngọc Đóa, Tân Hương, Ngọc Liệu…Tôi cũng thấy sự xuất hiện của Ban Vũ Nông Lâm Súc trong đó có hai nàng dâu LVD Phương Hoa và An Hảo, Ca Vũ Tiếng Xưa với nhóm Hùng Sử Việt và Lê Văn Duyệt, và màn Múa Trống Cơm đẹp mắt của hai thân hữu Lê Văn Duyệt.

Múa Trống Cơm

MC duyên dáng Thúy LanĐại Hội Một Thời Áo Trắng đã để lại trong lòng mọi người những cảm nghĩ gần gụi và tốt đẹp. Những lo lắng ban đầu đã nhường chỗ cho sự vui vẻ mừng rỡ sau thành quả của đại hội. Các MC duyên dáng Thúy Lan, Mai Phạm, Thanh Hằng, Kim Kiểm, Kiều Nguyễn, An Hảo, Kim Loan đã hay phiên nhau giới thiệu quan khách và các tiết mục ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Trưởng Ban Văn Nghệ An Hảo
Trưởng Ban Văn Nghệ An Hảo đã chứng tỏ tài nghệ qua một chương trình văn nghệ mà các trường bạn khen ngợi, mà khán thính giả không ai muốn bỏ về, còn các đàn chị 69 mà Phượng Đặng đại diện vội lên email tấm tắc khen cô em: “An Hảo ơi, mấy chị 69 hôm qua hết lời khen Trưởng Ban Văn Nghệ An Hảo vừa đẹp vừa nhiều tài.”


Những phó nhòm tài tử gồm các rể Lê Văn Duyệt như Dũng Lâm, Tường Nguyễn, Hồng Lâm, Lương Nguyễn…Và các LVD Thúy Lan, Phương Đặng, Kim Phượng, Kiều Nguyễn, Mỹ Dung (Chích Chòe). Tất cả đã ghi lại từng nét đẹp của đai hội với những tấm hình rõ nét không thua gì những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp…

Từng cấp lớp đã tìm về với nhau, ngồi quây quần bên nhau, tay bắt mặt mừng, dường như nụ cười trên môi không bao giờ tắt: có lớp 64 đàn chị với Ngọc Oanh, Thu Anh, Minh Tâm, Hoàng Yến, Kim Hiền, Ngọc Mai, Ngọc Châm, Thanh Nhàn...Tôi đã đi ăn cưới Ngọc Oanh năm xưa và con trai em vào năm ngoái. Có lời nào cảm động và dễ yêu hơn khi nhận được tấm hình 2 CNS chụp với Cô Ngô Vân và cô Ngọc Mai với lời ghi “Ngọc Oanh và Minh Tâm bên hai cô giáo yêu quý nhất,” sau 48 năm hai chúng tôi dạy lớp các em. Ôi tình thầy trò của ngót nửa thế kỷ phải là thứ tình cảm thâm sâu và vĩnh viễn mà chúng tôi hết lòng trân quý.

Bích Đặng , Uyển Nghi , Thanh Hằng ,GS Ngọc Mai , Hoàng Nga , Tuyết Lệ và Phương Đặng
Tôi cũng đã chụp hình lưu niệm với 6 em 69 mà nét mặt ai nấy đều hân hoan. Nhóm 69 gồm các em Ngọc Bích, Thanh Hằng, Uyển Nghi, Tuyết Lệ, Hoàng Nga và Phương Đặng.

Kim KIểm , GS Ngoạn , Đặng MỹNgồi cạnh Cô Vân, Cô Ngoạn thường xuyên được CNS đến nắm tay chuyện trò, có em còn thì thầm hay mau mắn dúi quà vào tay Cô một cách thân thương. Vẫn khoan thoai nhỏ nhẹ, vẫn mái tóc bới cao quý phái như thuở nào, Cô Ngoạn là người mà tôi tin chắc rằng học sinh sẽ khó có thể quên được.
Cô Nhiệm cũng được một số cựu học sinh Pháp Văn tìm thăm, trong số kỳ cựu nhất có thể kể em Sứng, người đã học cô trong suốt 5 năm liền, và đã từng đến nhà thăm cô khi cô sinh hạ hai bé song sinh thủa Cô còn làm Giáo sư. Kỳ này em Sứng đã nhờ Phương Đặng chở đến nhà Kim Định để thăm cô cho kỳ được sau bao năm thương nhớ.

Niên khoá 1967 - 1973 chụp hình lưu niệm với các giáo sư
Giáo sư: Thanh Hải, Thu Lê, Ngô Vân, Ngoạn, Ngọc Mai và Dung Đài
Trò: Kim Phương, Kim Kiểm, Thu Đơn, Thu Thuỷ, Thanh Vân, Ngọc Đoá, Bình Hoà, Thu Yến, Túy Vân, Thanh Vân

Trở về với các thế hệ học sinh, tôi còn thấy 2 năm ra trường rất gắn bó và đông vui: đó là năm 1973 và 1974. Mặc dầu có em đã lên chức Bà Nội hay Bà Ngoại, tôi vẫn thấy đây là hai “Thế Hệ Trẻ” đầy tương lai của hội.

Tình thầy trò thắm thiết cũng đã được khán giả nhận xét: “Sao thầy trò trường này thân nhau và thích chụp hình với nhau quá,” trong khi anh Đàm tức thi sĩ Lan Đàm, phu quân của Thúy Lan, thì rất thích thú với Ban MTV, đã mỉm cười nói với tôi rằng: “Em chưa thấy có trường nào mà lại đặc biệt có 3 cô giáo lên hát cho học trò nghe như thế.”
Trong hàng ngũ quan khách, Luật sư Trần Thanh Hiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao Động trước 75, đã có những nhận xét sau: Đại hội thành công, tổ chức giỏi, văn nghệ hay, có sự đoàn kết chặt chẽ khi làm việc chung. Ông cũng cho biết chưa thấy trường nào “có tình thân giữa thầy trò mà lại đằm thắm như trường Lê Văn Duyệt.” Những nhận xét trên đã gặp nhau ở cùng một điểm: đó là thầy trò nghĩa nặng, rất gần gụi, thân thương, chia sẻ và thông cảm với nhau.

Một điểm đặc biệt nữa là số Giáo sư từ xa về năm nay rất đông, và Cựu Học Sinh có phần cũng bay về đông không kém:

Tú Quyên và Lộc Chu Như hầu hết các Đại Hội, Đặng Kim Kiểm đã bay về dự đại hội từ North Carolina, và Đặng Mỹ từ Vancouver, Canada.

Kim Kiểm

Chích Choè, Vũ Đan, Hoạ Mi Nâu, Tất Mỹ, Đặng Mỹ, Thuý Lan
Tất Mỹ & Bích Liên 
Đặng Mỹ & Chích ChoèTất Mỹ tự Dzịt, cục Cẩm Thạch của tôi, đến Cali từ Seattle vào ngày Thứ năm, 2 ngày trước đại hội. Họa Mi Nâu, “Con Lật Đật,” (tên do tôi đặt vì lúc nào em cũng vội vã và bận rộn) đã bay nhanh về từ Seattle vào phút chót, Bích Liên cũng về từ mấy ngày trước đại hội, tích cực tập văn nghệ trong vài màn múa và hát. Đặng Phi Oanh tự nhận là người xứ Cao Bồi, đã bay về từ Texas, mang theo bài thơ về ngôi trường cũ. Kiều Nguyễn và phu quân về dự hội từ Virginia, đã mời Cô Ngoạn và Chích Chòe qua nhà em chơi sau đại hội. Đặc biệt có Trần Mỹ Dung và Mỹ Dung tự Chích Chòe từ Việt Nam qua. Chích Chòe đã tình nguyện tháp tùng và chăm sóc Cô Ngoạn trong suốt chuyến du lịch 6 tuần lễ. Chòe cũng đã mua giúp 100 hoa cài áo cho LVD, và mang dùm một vài thứ khác cho Ban Văn Nghệ.
Sau khi hầu hết khách đã ra về thì một số em còn thu dọn đồ dùng, và xếp lại cổng trường cho gọn với hi vọng sẽ còn có khi cần đến. Tôi thấy ông xã An Hảo mới đầu chỉ định làm thợ vịn chiếu lệ, nhưng rồi cũng phụ một tay với các LVD đã lo cho Đai Hội trong suốt mấy ngày qua.
Khi xong việc thì cũng đã khuya, vậy mà Vũ Đan, Kim Kiểm, Hòang Nga, Minh Châu, và Kim Phượng vẫn chưa ăn uống gì từ trưa đến giờ. Thế là 6 thầy trò chúng tôi cùng với Kim Lan và Đặng Mỹ đã đến nhà hàng Thành Mỹ trên đường Bolsa để dùng bữa tối.
Các em vừa ăn vừa nhắc lại những thành quả tốt đẹp của Đại Hội Một Thời Áo Trắng. Mặc dù đã vừa trải qua một ngày dài bận rộn, nét mặt em nào cũng tươi vui, và đêm nay có thể sẽ là “đêm không ngủ” cho những ai sẽ phải ra về ngày mai, vì họ còn không biết bao nhiêu chuyện để nói với nhau trước lúc chia xa.
Vũ Đan đã chu đáo giành trả tiền cho bữa ăn đêm nay.

Đã có rất nhiều đóng góp của những tà áo xanh thuộc mọi cấp lớp và nhiều lứa tuổi mà bút mực không sao diễn tả hết được trong một vài trang giấy.

Tại nhà Kim Định

Rất may chúng tôi còn có một ngày vui “bonus” Hậu Đại Hội nữa vào Thứ Hai 8/10/12 do Kim Định mời, kéo dài từ 11 giờ trưa đến 10:30 đêm. Rất nhiều giáo sư và học sinh các cấp lớp lớn nhỏ đã về đây tham dự. Cuộc hội ngộ giã từ này vui buồn lẫn lộn, vì cảnh kẻ ở người đi đã khiến tôi nao nao trong dạ.
Rồi vì bận công việc, tôi đã làm bác tài chở Cô Ngoạn, Thầy Long, Cô Tố Nga và Cô Thanh Hương ra về lúc 3 giờ mà còn luyến tiếc một ngày vui chưa được hưởng trọn.
Suốt trên con đường dài, những câu chuyện tếu thời sau 75 của Cô Tố Nga đã cho chúng tôi những trận cười liên tục, cười đến độ có thể tạm quên đi cơn buồn ngủ vì tôi đã thức quá khuya trong nhiều đêm liên tiếp…

Và rồi cổng trường Lê Văn Duyệt cũng từ từ khép lại, nhưng dư âm của Đại Hội vẫn còn bát ngát lắng đọng tận đáy lòng. Vậy chúng mình đành hẹn nhau mùa hội ngộ năm tới các bạn và các em nhé!
GS Vũ Ngọc Mai