Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Hồi Ký (2015)  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 21 22 23 24 25 ... 28
Send Topic In ra
Hồi Ký (2015) (Read 44252 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #330 - 06. Apr 2018 , 20:57
 

Em xin nhờ thầy cho biết tên của tất cả mọi người trong tấm hình dưới đây  Tongue    Tongue

...


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #331 - 07. Apr 2018 , 10:42
 
Dau Do wrote on 06. Apr 2018 , 20:57:

Em xin nhờ thầy cho biết tên của tất cả mọi người trong tấm hình dưới đây  Tongue    Tongue

...



Để tôi check kỹ lại rồi sẽ cho em biết sau nhé.
Tính từ bên trái : Thầy Trứ, Thầy Toàn, Thầy Đường, Thầy Đồng, Cô Hoàng Mai, Thầy X(không nhớ tên), Thầy Chung, Thầy Bửu Biền.
Back to top
« Last Edit: 07. Apr 2018 , 13:47 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #332 - 08. Apr 2018 , 16:56
 
IQ của đệ tử...cao !
     Cách đây mấy hôm, Trưởng ban Văn Nghệ có nhã ý mời tôi hát một bài để góp vui trong đêm văn nghệ, nhân dịp Đại hội thường niên của Hội Ái Hữu CNSLVD được tổ chức vào tháng 10 sắp tới. Hát thì cũng được thôi nhưng vấn đề là hổng biết chọn bài nào cho đạt yêu cầu. Dạo này quả thực tôi cũng nổi hứng hát hỏng và thu âm vung vít làm điếc tai hàng xóm hơi nhiều, chỉ sợ họ đâm đơn thưa với cảnh sát thì đổ nợ. Kỳ ĐH tới đây, theo tôi biết thì cây nhà lá vườn phong phú lắm, danh sách các ca sỡi dài thườn thượt, đúng là trăm hoa đua nở, người người tham gia. Em Trưởng ban yêu cầu phải cho biết trước tên bài hát, tác giả, ton gì...v...v... để lên danh sách cho khỏi trùng với người khác. Điều này làm tôi bối rối như gà mắc đẻ vì không biết chọn bài nào để hát cho suông sẻ.
    Những bài tôi hát được thu âm, post trên diễn đàn, mục đích chỉ để vui chơi giải trí cho chính mình, sau nữa với các đệ tử xa gần trong vòng thân mật thôi, chứ không có ý đem ra múa may trên sân khấu dù là sân khấu của phe ta. Có ba điều trở ngại khiến tôi do dự: già, hát dở và chọn bài hát. Cho đến nay, thật sự tôi chưa thấy ca sỡi nào tuổi cỡ tôi dám mạo hiểm lên sân khấu để solo cả, tuy đồng ca cũng có đôi khi.
    Thực tế là phần đông nữ ca sỹ về già, nhan sắc tàn phai, thiên hạ đã không mấy ưa thích dù có hát hay. Bi giờ, nam ca sỹ già lại độc nhãn, lên sân khấu chắc để...doạ khán giả chăng? Xưa nay, ca sỹ thứ thiệt, thường thu âm trước bài hát, lên sân khấu chỉ để...nhép thôi. Kỳ ĐH này, không biết ca sỹ tài tử của mình có...nhép hay không nhưng riêng tôi, nếu hát thì sẽ hát live cho đỡ tốn đô la, đỡ hao xăng và khỏi mất thì giờ đến phòng thu.
     Nhưng chao ôi, hát live trước hết là cần phải thuộc bài. Già lại hay quên, vợ mới dặn có chút chút mà đã hổng nhớ rồi, lọ là bài hát nào cũng dài dằng dặc. Chưa hết, thế còn sức khoẻ? Ngộ nhỡ hôm đó cảm cúm, ho, sổ mũi thì chắc phải...xin lỗi khán giả nghỉ chơi? Bi giờ mới đến phần quan trọng là  hát bài nào? Nếu là bài quen thuộc, mọi người đã thường nghe thì ca sỹ hơi buồn vì khán giả sẽ chán lắm, chỉ lo ăn uống và tâm sự mí nhau. Trên sân khấu, lúc đó ca sỹ và ban nhạc sẽ hát và đánh đàn cho nhau nghe...ên, cho tiện việc...ss.
   Tóm lại, hai phần đầu, già và hát dở thì chịu thua không sửa được và chỉ có nước...liều mạng. Còn lại mục thứ ba, nghĩa là chọn bài hát thì có thể nhút nhít được. Tôi có cái may là thời kháng chiến được phục vụ trong đoàn văn nghệ do Thầy tôi, nhạc sỹ Phạm duy Nhượng làm trưởng đoàn nên cũng thuộc một số bài hát mà tác giả chính là nhạc sỹ. Những bài này đa số đã tuyệt tích giang hồ, không còn bản nhạc và cũng chả có ai hát nữa. Tôi chợt có sáng kiến là tại sao không lôi ra hát đại một bài và mọi người lúc đó sẽ không có đối tượng để so sánh? Thật là một chọn lựa tuyệt vời. Rồi lại nẩy thêm ý kiến nữa là sẽ kiếm một mầm non trong Hội rủ hát chung để dựa hơi, khắc phục cái khoản lỡ quên bài. Trời ơi cái IQ của tôi hôm nay sao tự nhiên lại loé sáng thế, xin cám ơn Thượng Đế. Nhưng bi giờ vấn đề sinh tử là biết chọn em nào đây?
   Quý vị ơi, tất cả là do cái duyên mà thôi. Gia đình Kim Phương LVD 73, đã là hàng xóm với chúng tôi từ nhiều năm qua nhưng mãi gần đây mới có duyên hội ngộ để hân hoan nhận nhau là cùng Hội cùng thuyền. Một bất ngờ nữa là K.Phương cũng có tâm hồn nghệ sỹ giống tôi và đã là một ca sỡi Karaoke từ lâu. Thế là Thầy Trò như diều gặp gió, bắt đầu tập hát với nhau và đã cho ra lò một bài trên diễn đàn rồi. Nhờ ở gần nhà nên khi nào rảnh thì K.Phương lại tạt qua để tập, rất ư là thoải mái và thuận lợi.
    Bây giờ tôi mời quý vị trở lại với cái tựa đề của bài viết: " IQ của đệ tử...cao "
Trong một bài Hồi ký có tựa đề "Người đẹp sinh viên", đã được post trên diễn đàn, tôi có kể một câu chuyện vui về việc dậy hát, giữa tôi, lúc đó là Y Tá năm 1950, với cô sinh viên y khoa trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám tại tỉnh Bắc Giang thuộc Liên khu Việt Bắc. Hôm đó, trường Đại học Y Khoa tổ chức đêm văn nghệ và mời tôi tham dự vì biết tôi vốn là Quản ca cuả Trường Y Tá Liên khu năm xưa. Tôi đã hát bài " Chiều Việt Bắc" của tác giả Hồ Bắc. Bài này vừa lãng mạn vừa hùng tráng, tôi rất thành công và được cả hội trường tán thưởng nhiệt liệt.
     Sáng hôm sau, mới bảnh mắt ra, một cô sinh viên khá đẹp, má hơi bầu bầu, em của cố nhạc sỹ Ngọc Bích, tìm lại chỗ tôi tạm trú, năn nỉ bắt tôi phải dạy cô hát bài CVB đêm đó. Để đền bù, Cô hứa sẽ dậy lại tôi bài " Xuân nhớ chiến sỹ" do anh cô sáng tác.
    Thú thật với quý vị, lúc đó tôi 19 tuổi, cô nàng cũng khoảng đó, được nhìn thấy nhau là đã sung sướng rồi, nhất là đang sống ở trong rừng, dậy dỗ mà làm chi cho phí thì giờ, phải không quý vị. Đùa tí cho vui thôi, đừng ai nghĩ vớ vẩn cho Thầy già đấy. Thế là chúng tôi bắt đầu dậy nhau theo như điều kiện của cô nàng và tôi xung phong dạy trước. Nàng là sinh viên chắc phải học hết bậc trung học, còn tôi chưa học hết lớp đệ Thất đã phải thoát ly gia đình đi kháng chiến, dĩ nhiên là cái IQ của tôi về mọi phương diện đều thua cô cả. Tuy nhiên về hát hò thì tôi lại hơn cô một mức nhờ Thầy đã truyền nghề cho đệ tử thật tận tình.
    Bài hát đúng ra chả có gì khó nhưng vì muốn câu giờ để được gần người đẹp nên tôi bắt bẻ nàng đủ điều. Nào là phải lấy hơi chỗ này chỗ kia, nào là phải lên giọng xuống giọng diễn tả sao cho có hồn...Những chỗ có lời ca lãng mạn thì đôi mắt phải buồn như xa vắng, mong chờ ngày trở về của đoàn quân chiến thắng...Ôi thôi đủ thứ hầm bà làng làm nàng bối rối không biết uốn éo ra sao cho sư phụ bằng lòng, thật tội nghiệp. Nhưng rồi thì bài hát cũng phải được hoàn tất, đâu kéo dài mãi được, vì sắp đến giờ... xơi cơm 😂
     Bi giờ đến lượt nàng dậy tôi, và lần này nàng mới thật vất vả vì cái IQ của tôi nó quá thấp, nàng dậy đến toát mồ hôi ra mà tôi vưỡn không thuộc bài. Và Cô Trò cứ đánh vật với nhau như thế cho đến đúng giờ cơm thì đành bắt buộc phải chia tay vì về chậm thì chỉ có nước đi rửa chén, đâu còn cơm mà ăn 😋 Tính ra thì IQ thấp dạy IQ cao mất gần một giờ. Còn IQ cao dậy IQ thấp mất gần hai giờ, thật là tuyệt vời. Đêm hôm đó, tôi mơ màng nhớ đến hai câu thơ của Quang Dũng sáng tác thời kháng chiến:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà nội, dáng kiều thơm.
    Chưa hết đâu quý vị, trở về với thực tế, bi giờ đến lưọt Thầy Trò LVD dậy nhau, ý quên lần này thì đúng là Thầy dạy trò và không có chuyện làm ngược lại. Vì không còn bản nhạc nên Thầy phải dậy trò theo lối truyền khẩu, y như tôi đã dạy cô sinh viên năm xưa cách đây hơn nửa thế kỷ vậy, thật là một sự trùng hợp thú vị. Có một điều khác là cái IQ của K.Phương lần này quá cao. chỉ độ nửa tiếng là em đã hoàn tất perfect bài hát và không còn lý do gì để kéo dài được nữa. Thêm một điều là ở Mỹ quốc tuy không sợ thiếu cơm như ở trong... rừng, nhưng phu quân của người đẹp cứ ngấp nghé ngoài cửa chờ đưa vợ đi shopping thì Thầy đâu có can đảm để... kéo dài thời gian ! Sau khi các em phom phom dẫn nhau đi rồi, đến lượt Thầy nhức đầu vì phải ngồi nặn óc ra, dùng trí nhớ để viết phóng lại bản nhạc xưa, mục đích để có tài liệu đưa cho ban nhạc đệm đàn. Cái khổ là tôi đâu phải là nhạc sỹ chuyên nghiệp như Ng văn Hà...mà hành nghề cho mau mắn suông sẻ được. Nhưng vì muốn đỡ vất vả lúc trình diễn nên bắt buộc phải cố gắng hoàn thành. Thôi thì ở đời cái gì cũng phải trả giá hết, muốn vui thì phải khổ trước thôi. 🤣
IQ đệ tử...cao cao
IQ sư phụ thấy sao...lè tè.
Nguyễn ngọc Đường
*Ps_ Bài hát "Nhạc đường xa" này Thầy trò đã tập hát nhuần nhuyễn tại nhà tôi trước khi được con trai Kim Phương thu âm chính thức, để đem trình diễn tại Đại Hội năm 2012.
https://www.mediafire.com/download/bdsi6984ddfa87w
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #333 - 09. Apr 2018 , 15:05
 
Dau Do wrote on 06. Apr 2018 , 20:57:

Em xin nhờ thầy cho biết tên của tất cả mọi người trong tấm hình dưới đây  Tongue    Tongue

...



Nguyễn Ngọc Đường wrote on 07. Apr 2018 , 10:42:
Để tôi check kỹ lại rồi sẽ cho em biết sau nhé.
Tính từ bên trái : Thầy Trứ, Thầy Toàn, Thầy Đường, Thầy Đồng, Cô Hoàng Mai, Thầy X(không nhớ tên), Thầy Chung, Thầy Bửu Biền.


Cảm ơn thầy đã giúp giùm. Thầy X chính là thầy Trường ạ. Dường như khi xưa thầy dạy Pháp văn


thanks.gif

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #334 - 09. Apr 2018 , 17:25
 
Dau Do wrote on 09. Apr 2018 , 15:05:
Cảm ơn thầy đã giúp giùm. Thầy X chính là thầy Trường ạ. Dường như khi xưa thầy dạy Pháp văn


thanks.gif


Không có chi, cám ơn em
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #335 - 10. Apr 2018 , 18:01
 
"Yêu đời & Yêu người"
     Lần đầu tiên tôi có duyên được tiếp cận với một nhân vật khá đặc biệt mà tôi hằng quý mến. Đã từ lâu, tôi chỉ biết anh qua những vần thơ trữ tình lãng mạn, thấm sâu vào lòng người, thường được post trên diễn đàn LVD. Anh là ai ?
     Chuyến đi tour 7 ngày qua bên Canda của chúng tôi đã chấm dứt vào đêm Chủ nhật 29/10/12. Chúng tôi đã may mắn cực kỳ vì được lên chuyến xe cuối cùng rời New York trước khi cơn bão lịch sử khủng khiếp Sandy đổ ập vào thành phố. Vừa nghỉ xả hơi được vài bữa thì em Kiều báo tin đã thu xếp xong với Cô Hiếu Tâm và một số bạn để chuẩn bị đi thăm thi sỹ Đỗ hữu Tài vào chiều thứ Sáu tuần tới.
     Hôm đó, chúng tôi bốn người được em Ngố lái xe đưa đến một trung tâm, nơi săn sóc chuyên biệt cho những người khuyết tật mà tôi không nhớ tên. Trên xe, Cô Hiếu Tâm ngồi cạnh tài xế, Kiều, Ngọc và tôi ngồi đằng sau. Em Kim Liễu đi xe riêng theo một ngả khác và chúng tôi hẹn gặp nhau tại nơi tổ ấm của thi sỹ sau 3 giờ chiều.
     Thi sỹ ngụ tại một căn phòng nhỏ, số 35 ở cuối hành lang. Phòng có 2 giường, một bỏ trống, thi sỹ nằm giường phía ngoài và hiện đang ngồi trên xe lăn để tiếp chúng tôi. Anh vóc người vừa phải, phong thái khoan hoà, nét mặt vui tươi và rất hiếu khách. Anh ân cần chào hỏi mọi người, nét mặt không lộ dáng vẻ của một người thiếu may mắn như đa số những người ở cùng hoàn cảnh khắc nghiệt. 
     Sau khi khách quý đã biết nhau qua lời giới thiệu, các món ăn được bầy gọn ghẽ trên một bàn nhỏ xinh xắn dính liền với chiếc xe lăn của anh. Trước khi nhập tiệc,  chủ nhân chiếc xe định mệnh, theo yêu cầu, đã biểu diễn cách sử dụng phương tiện di chuyển của mình một cách khéo léo nhẹ nhàng và thật khó tin, chỉ bằng cái "cằm" của đương sự.
     Thưa quý vị, thi sỹ Tài đã sống lặng lẽ cô đơn, suốt ngày chỉ làm bạn với cái giường, với chiếc xe lăn, tính đến nay đã 27 năm dài đằng đẵng. Anh quả là con người có sức chịu đựng dễ nể, đầy nghị lực, thật đáng khâm phục.
     Nghe kể lại, anh tới định cư tại Mỹ năm 20 tuổi. Sau 2 năm, anh mắc một căn bệnh kỳ lạ không thuốc chữa là bắp thịt cứ teo dần và trở nên tê liệt ngày càng nặng theo thời gian. Cho đến giờ phút này, thi sỹ với thái độ bình thản, hơi khôi hài, nhìn mọi người mỉm cười và khẽ nói: chỉ có cái đầu là còn hoạt động thôi.
     Từ lúc đó, không khí trở nên vui nhộn, ấm cúng, thân thương như trong một gia đình. Các em sửa soạn món ăn theo một thứ tự hợp lý để phục vụ thi sỹ, cái đinh của buổi hội ngộ hôm nay. Nào là bánh tét, sầu riêng, xôi ...v...v..., riêng chúng tôi đã biếu anh một hộp chocolate nhỏ, mua tại hãng sản xuất trong dịp đi chơi vừa qua.
     Em Kiều, rất năng động, đã mở đầu với nụ cười trìu mến, cầm muỗng bón cho thi sỹ món ăn đầu tiên, thật vô cùng xúc động. Người cho, người nhận và những thân hữu bao quanh, tất cả đều được hưởng những phút giây hạnh phúc tuyệt vời, không bao giờ quên được
     Tiếp theo là một hoạt cảnh hết sức bất ngờ: chủ tiệm Ngố đã tự tay cắt tóc cho thi sỹ với đồ nghề chuyên nghiệp mang theo từ nhà. Thế là tiếng cười, tiếng đùa giỡn, chọc ghẹo lẫn nhau cả chủ lẫn khách làm cho căn phòng nhỏ bé trở nên vui tươi, sống động, chan chứa tình cảm yêu thương.
     Thế rồi giờ phút chia tay cũng đã đến. Kiều nương, tay cầm một sấp phong bì lớn nhỏ đủ mầu sắc, đứng bên thi sỹ, giơ cao lên, với giọng xúc động: đây là những món quà nho nhỏ của tất cả mọi người, xa gần trong gia đình LVD gửi tặng anh, mong anh chấp nhận. Thi sỹ ngỏ lời cám ơn và từ tốn nói: những chiếc phong bì ân tình này rồi cũng sẽ ra đi và trở về với cát bụi nhưng tấm lòng nhân ái chúng ta đã trao cho nhau ngày hôm nay, của quý thân hữu, của tôi, của tất cả mọi người sẽ còn mãi trong tâm tư của chúng ta. Xin chân thành cám ơn quý vị. Sau đó mọi người đã cùng chia tay trong sự lưu luyến và hẹn gặp lại nếu có dịp trong tương lai.
     Đỗ hữu Tài, Nhà Thơ, sinh ngày 17/12/57, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn về thể xác nhưng tinh thần anh luôn vững mạnh. Anh tin là Thượng Đế đã đưa anh vào hoàn cảnh như vậy để thử thách. Anh đã cảm thông với Ngài và vui vẻ chấp nhận. Anh đã sống với tinh thần lạc quan và thực hiện đúng như tiêu đề: "Yêu đời & Yêu người". Anh đã từ giã hành tinh này ngày 25/9/15 tại Alexandria Va, để về sống an bình bên Đức Chúa Toàn Năng.
      "Làm Sao Đến Chúa"
Làm sao bỏ được gánh sầu
Đôi vai nhẹ nhõm đứng hầu bên Cha
Làm sao biết sống vị tha
Đôi chân thanh thản đi qua dòng đời
Làm sao tìm tới Chúa Trời
Khi còn tham vọng gọi mời bước lên
Làm sao lãnh nhận ơn trên
Khi còn mê đắm đặt tên đồng tiền
Làm sao thoát lụy ưu phiền
Như chim tung cánh khắp miền lãng du
Làm sao gần gũi Giê Su
Như rừng thay lá gió thu nhẹ nhàng
Làm sao khỏi thấy ngỡ ngàng
Mỗi khi cầu nguyện lần tràng hạt xin
Làm sao giữ vững đức tin
Mỗi khi sa ngã tâm linh chất chồng
Làm sao rước Chúa Hài Đồng
Mùa đông rét buốt nhưng lòng ấm êm
Làm sao vượt khỏi nhá nhem
Mùa xuân gió mát nắng đem hoa về
Làm sao cuộc sống tràn trề
Mùa hè phượng đỏ hẹn thề ước ao
Chúa ơi , con biết làm sao
Vác cây Thánh Giá không nao núng lòng
Đỗ Hữu Tài ( Sáng tác ngày 17-9–2015)
     Đây là bài thơ cuối cùng của nhà thơ viết bằng miệng Đỗ Hữu Tài. Anh viết ít ngày trước khi nhập viện và 8 ngày trước khi anh chia tay với cõi đời để về bên Chúa của mình. (mạn phép tác giả được copy lời dẫn giải từ bản gốc)
PHẠM HỒNG PHƯỚC
"Tiễn đưa" (Bài thơ này tôi mạn phép tác giả copy lại cho vui)
    chênh vênh gió lộng song thưa
    hư không lạnh tiếng đò đưa bến này
    dáng buồn đứng dưới hàng cây
    thương anh đời quá hao gầy đắng cay
    thời gian bao cuộc đổi thay
    ví như những chiếc lá bay bên đường
    dầu rằng một nắng hai sương
    miếng cơm manh áo đời thường cũng qua
    gởi tình lại bến sông xa
    tiễn đưa thương bóng trăng ngà đêm nay ...
Một lần sau cùng là mãi mãi xin vĩnh biệt anh ,Tài ơi ...
    Mây Trắng (vad)_Tue Oct 06, 2015 2:41 am
     *Thăm thành phố cổ Alexandria_  Sau khi tạm biệt Thi sỹ, mọi người lại di chuyển trên 2 xe, hẹn gặp nhau tại thành phố cổ Alexandria để cùng với Bích Định đã chờ sẵn ở đó, tiếp tục cuộc vui còn dang dở.
      Thành phố nằm bên bờ con sông Potomac nên phong cảnh trên bến dưới thuyền rất hữu tình, và là một địa điểm du lịch đáng giá đối với khách thập phương trên thế giới. Nhà cửa kiến trúc theo lối xưa, không đồ sộ nhưng rất đắt tiền, tính ra cả triệu, triệu đấy. Hình như cư dân toàn là những nhân vật có địa vị, chức tước.  hoặc giầu sang như Tướng Tá, Nghị sỹ, Dân biểu...v...v... Nhóm chúng tôi tất cả 7 người gồm Cô Hiếu Tâm, Kiều, Kim Liễu, Ngố, Bích Định và hai chúng tôi. Mọi người dắt tay nhau đi dạo dọc theo con đường chính, ngắm nhà cửa, tiệm ăn, tiệm bán đồ kỷ niệm... nhưng không dám dô tiệm nào cả.
     Sau khi đã mỏi giò thì bèn nhất trí đi kiếm nhà hàng, đã được các em lựa sẵn, có tên là My Thai để thoả mãn cái dạ dầy. Nhà hàng khá sang, đông khách, không biết chủ nhân là Thái thiệt hay Thái dởm, tuy nhiên các món ăn rất ngon và lạ miệng. Tiệc nửa chừng các em đã ân cần trao nhau những quà lưu niệm nho nhỏ xinh xinh do chính bàn tay nghệ thuật của các em đã hoàn thành, thật trân quý và nhớ đời. Ngọc rất vui được hai em Liễu và Ngố tặng 2 đồ đeo cổ dễ thương rất vừa ý, cám ơn các em. No bụng rồi bèn kéo nhau ra bờ sông chụp hình vung vít, cái nào cũng đen thùi lùi vì thiếu... ánh sáng. Lúc đó trời đã bảng lảng bóng hoàng hôn, gió lạnh thấu xương tuy phong cảnh vẫn tuyệt vời. Đêm xuống dần, mọi người bèn chụp một tấm hình chót trước mặt tiền nhà hàng để kỷ niệm trước khi chia tay. Em Ngố thật vất vả, đã lần lượt đưa chúng tôi ai về nhà nấy, chắc phải tới khuya em mới về tới tổ ấm của mình.
    Vợ chồng chúng tôi, cùng với Cô Hiếu Tâm, thành thật cám ơn lòng nhiệt tình của tất cả các em: Kiều N, Kim Liễu, Bích Định và Ngố đã ưu ái đưa đón, tặng quà, nhất là cho chúng tôi được hưởng một thời gian vui vẻ, thoải mái tại VA. Hẹn gặp lại các em nếu có cơ hội qua chơi lại miền Đông. Thân ái chào tạm biệt.
Nguyễn ngọc Đường
*Ps_Mời cùng thưởng thức một kỷ niệm tràn đầy tình cảm yêu thương với nhà Thơ Đỗ hữu Tài năm 2013 tại Alexandria Va, qua những thước phim tuyệt vời do đôi uyên ương Dũng Lâm-Thu B ưu ái thực hiện.
http://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?action=dereferer;url=https://w...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #336 - 14. Apr 2018 , 08:34
 
“Ai Về Sông Tương"
     Vào cuối năm 62, theo tiếng gọi của Tổ quốc thân yêu, tôi đành tạm chia tay với người đẹp mới cưới, giã từ bảng phấn để lên đường nhập ngũ, học khoá 16 trường SQTB Thủ Đức. Tôi còn nhớ bài ca chính của khoá sinh khi di chuyển là "Lục quân Việt Nam", có nhóm từ mở đầu rất dễ thương: Đường trường xa, muôn vó câu bay...
     Quả tình những con yêu Tổ quốc mới bước chân vào nghề lính, nghe mấy từ này đã cảm thấy ngay là cuộc đời sắp...vất vả rồi ! Bài hát khá hay nhưng hồi đó vì đời sống quân trường quá mệt mỏi nên tôi không có thì giờ để tìm hiểu tác giả là ai và cũng không có thời gian để thuộc được nguyên bài cho tới khi tốt nghiệp. Khi đứng trong hàng quân, tôi thường hát được khúc đầu "Đường trường xa..." và khúc giữa "Một hai ba bốn..." là hết, còn những chỗ khác thì chỉ lẩm bẩm dựa dẫm cho qua cầu mà thôi. Tôi lại thiếu may mắn, mới học khoảng 2,3 tháng thì đã mắc bệnh thương hàn cấp tính phải đưa vào bệnh viện Cộng Hoà ở Sài gòn để điều trị. Lúc khỏi bệnh trở về trường, số hên còn kịp được dự lễ mãn khoá, nghĩa là tôi chỉ mới học có nửa chương trình của khoá huấn luyện. Sau khi tốt nghiệp, nhờ vô duyên không được cầm quân ra trận nên lính khỏi bị chết oan, và riêng mình không chừng lại trốn được cảnh ngồi trên bàn thờ, ngắm gà luộc phây phây nằm trên đĩa, đỡ khổ cho người vợ trẻ miền quê. 
     Gần đây được tin buồn nhạc sỹ Văn Giảng và phu nhân đã nhất trí rủ nhau qua đời ở bên Úc, chỉ cách nhau khoảng một tháng phù du. Tôi xin Thành Kinh Phân Ưu cùng tang quyến và nguyện cầu hương linh đôi uyên ương sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng.
     Đọc tiểu sử trên "net" mới biết nhạc sỹ còn có thêm bút hiệu "Thông Đạt" và là tác giả của hai bài hát nổi tiếng một thời: "Lục quân VN" và "Ai về sông Tương". Riêng bài hát tình cảm AVST dành cho những người yêu nhau có lời ca thật ngọt ngào, êm ái. Nhạc phẩm lúc mới ra đời đã được thính giả tán thưởng nồng nhiệt và được hát nhiều lần qua các đài phát thanh, làm say mê các thanh niên thiếu nữ đương thời.
    Hôm nay để tưởng nhớ tới người nhạc sỹ tài hoa Văn Giảng, mời quý vị thưởng thức bài hát "Ai về sông Tương" do ca sỡi cao tuổi trình diễn, để thư giãn và vui vẻ đầu tuần.
https://www.mediafire.com/download/q3d4jib44wdo9qg
Nguyễn ngọc Đường





Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2018 , 18:14 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #337 - 15. Apr 2018 , 14:25
 
"Gợi Giấc Mơ Xưa"
     Tôi hân hạnh được chuyện trò với nghệ sỹ Lê hoàng Long đúng hai lần và cả hai cuộc gặp gỡ đều xẩy ra thật tình cờ. Lần thứ nhất tại Thủ đô Hà nội vào cuối năm 52, lúc chiến tranh chống Pháp đã gần tàn. Lần thứ hai tại tỉnh Vĩnh long, Nam VN,  khoảng năm 60, giữa lúc cuộc chiến Nam Bắc đang tới hồi khốc liệt. 
     Một buổi sáng Chủ nhật đầu Thu, tôi tháp tùng anh Lê v Lạng lại thăm nhạc sỹ tại tư gia, toạ lạc ở phố Bà Triệu, thuộc khu vực Hoàn Kiếm trong Thủ đô Hà nội. Anh trông rất trẻ, cao ráo đẹp trai, hơn tôi một tuổi, tâm tình cởi mở và phong thái giống như một lãng tử. Tôi chưa có hân hạnh được làm quen với anh nhưng lại hơi thắc mắc là trong trường hợp nào mà bạn tôi đã giao du được với người nghệ sỹ này. Số là anh Lạng vốn sinh ở tỉnh quan họ Bắc ninh, cùng quê nội với tôi, còn nhạc sỹ lại chào đời tận tỉnh Sơn Tây xa lắc, đâu có dễ dàng để kết bạn. Lê hoàng Long cũng lang thang đi kháng chiến giống tôi nhưng không cùng địa bàn hoạt động nên chưa bao giờ được chạm mặt cả. Tuy nhiên, cuối cùng thì tư tưởng lớn cũng gặp nhau nghĩa là cả hai cùng goodbye "Bác" để dinh tê vào Hà nội dù thời điểm có hơi khác biệt. 
    Trong lúc trà nước hàn huyên, mọi người bồi hồi ôn lại những kỷ niệm về thời kháng chiến oai hùng, đánh nhau với Tây ở trong rừng năm xưa. Riêng tôi thì hơi mắc cở vì tham gia vào các đoàn văn nghệ thì chỉ có lo chạy và ăn, đâu có được đánh trận nào!  Anh chợt móc bóp lấy ra một tấm hình ân cần tặng tôi để kỷ niệm buổi sơ giao dễ thương. Trên bức hình có photo một bản nhạc xinh xinh, tựa đề "Kiếp lang thang" có lẽ là sáng tác đầu tay của tác giả. Chúng tôi đang chờ anh lấy đàn biểu diễn thì ngay lúc đó một thiếu nữ tha thướt bước vào xin ghi danh để thọ giáo môn violin với nhạc sỹ. Chúng tôi bèn mau mắn chào tạm biệt anh và hẹn gặp lại vào một ngày đẹp trời khác. Thì ra ông anh đã luyện môn violin từ hồi còn nhỏ và khi vào Hà nội đã can đảm mở lớp dạy đàn để có thu nhập hàng tháng. Và kể từ buổi gặp gỡ đầu tiên này, tôi đã không còn cơ hội gặp lại anh lần thứ hai tại Hà thành hoa lệ nữa.
    Sau khi di cư vào Nam, đúng là quả đất tròn, tôi đã may mắn gặp lại anh trong kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp tại Vĩnh Long. Lúc đó tôi đang là Thầy giáo Toán của trường TH Hoàng Diệu, còn anh là Giáo sư Nhạc, dạy ở trường nào tôi không còn nhớ rõ. Thời gian này các học sinh vẫn phải qua kỳ thi Trung học ĐNC để được học Đệ Tam ở các trường TH công lập. Chương trình thi có thêm 2 môn nhiệm ý là Nhạc và Vẽ, nghĩa là các môn thi này không bắt buộc. Tuy nhiên các thí sinh có khả năng đều xin tham dự để hy vọng có điểm dư bù qua các môn mình yếu kém.
Lúc đó giám khảo môn Nhạc hơi khan hiếm, tôi bèn tình nguyện ghi tên để hành nghề nghiệp dư cho vui. Hôm họp nhóm để đưa ra các tiêu chuẩn chấm điểm, tình cờ tôi gặp lại anh Lê hoàng Long với tư cách là Trưởng ban Nhạc. Rất tiếc là anh đã quên hẳn tôi vì thời gian xa nhau quá lâu, hơn nữa lại không cùng môn dạy nên cả hai đều phe lờ cho khoẻ.
     Cách thức chấm điểm gồm 2 phần: nhạc lý và biểu diễn hát hò. Riêng tôi, vì muốn nâng đỡ các người đẹp nên âm thầm cho thêm điểm Duyên dáng bên cạnh món Nhạc lý để việc chấm điểm được thoải mái vui tươi . Đại khái cuộc sát hạch được diễn tiến như sau:
*Phần một _ Thí sinh được hỏi vài câu về nhạc lý căn bản, có tính chuyên môn. Nếu các em trả lời trót lọt thì sẽ được điểm tối đa. Trường hợp quá tệ, tôi sẽ lờ đi và chấm qua phần Duyên dáng. Ối dào, các nữ sinh lớp Đệ Tứ ở thôn quê đều cỡ 15,16 tuổi cả rồi. Tất cả đều duyên dáng ngây thơ, như trăng mới lên, như hoa mới nở nên tôi thân ái tặng cho các em điểm tối đa hết ráo.
*Phần hai _ Thí sinh lựa một bài tuỳ ý để biểu diễn, hát theo kiểu opera và "chay", nghĩa là cứ đứng hát khơi khơi, tự do uốn éo trước mặt văn võ bá quan, không cần xài đến mic lẫn nhạc đệm. Thường thường các em được tôi cho điểm từ 8 đến10 cả, nghĩa là very good.
    Thưa quý vị, tôi là Thầy giáo Toán, lúc bình thường có thói quen cho điểm hơi tiết kiệm nên nhân dịp này rộng rãi với thí sinh để đền bù lại và đồng thời cũng để tạo cho mình thêm nghiệp tốt! À mà lúc đó tôi hãy còn cu ky chưa lập gia đình, ưu ái với phái yếu cũng là điều...tự nhiên thôi!
    Bây giờ xin trở lại với nhạc sỹ Lê hoàng Long. Theo Wikipedia, tác giả đã sáng tác tất cả ba nhạc phẩm: "Kiếp lang thang", "Làm sao thứ tha" và "Gợi giấc mơ xưa". Tuy nhiên chỉ có nhạc phẩm thứ ba là được phổ biến rộng rãi và có nhiều ca sỹ chiếu cố. Bài này nghệ sỹ đã sáng tác vào năm 1955 trong lúc đang thất tình trầm trọng. Người yêu Sài gòn đã nghe theo gia đình, dứt tình để đi lấy chồng. Đương sự là một Giám đốc giầu sang có địa vị... và Trời ơi, ván đã đóng thuyền rồi là hết thuốc chữa, sức mấy mà nhổ lên được, hả giời! Tuy nhiên nghĩ cho rốt ráo, theo tôi, Nàng nên kết duyên với nghệ sỹ họ Lê mới là khôn ngoan vì ca khúc GGMX vẫn được mọi người hát dài dài và có thể còn sống mãi! Trong khi ông Giám đốc, một khi đã về miền...cực khổ rồi thì bình thường là sẽ... đi luôn, đâu còn ai nhớ tới ông nữa!
    Bài này có vài chỗ hát hơi tệ nhưng tôi hổng biết sửa, hát lại từ đầu thì vất vả quá nên cứ để y nguyên. Vả lại những bài tôi ca chỉ cốt để thưởng thức giới hạn trong nội bộ thôi, đâu có đem phổ biến vung vít mà sợ thằng Tây nào chê! 
https://www.mediafire.com/download/o8lk7ozds57rsm6
Nguyễn ngọc Đường


 



Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2018 , 16:35 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #338 - 18. Apr 2018 , 11:46
 
"Tới rồi..."
     Năm nay, tôi được hãng insurance ưu ái nhắc nhở là hãy đi khám sức khỏe tổng quát vì hoàn toàn free, khỏe re. Mục đích rất thuyết phục là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, kể ra thì cũng đúng thôi. Kết quả mọi thứ đều ok, chỉ riêng cái chỉ số mắc gió PSA thì lại tăng một cách bất thường. Ngày tháng năm xưa nó chỉ nhúc nhích ở khoảng dưới số 4, nay bất ngờ, leo lên đến số 4.4. Thế là BS gia đình bèn giới thiệu đi khám BS chuyên khoa ngay cho chắc ăn, để khỏi bị trách nhiệm sau này. Dĩ nhiên còn tuỳ thuộc vào đương sự có muốn khám hay không nữa, dân chủ mà!
    Ở cái xứ văn minh pháp trị này, luật sư làm tiền nhiều hơn BS, khác hẳn so với những nước chậm tiến. Lý do là hễ hở một tí là bèn đem nhau ra ra tòa ngay. Vì thế, mọi người đều phải tự phòng thủ rất kỹ lưỡng. Nên nhớ tiền mướn luật sư rất  đáng nể, có khi bán nhà cũng không đủ trả! Một điều khá nổi bật là giới BS lại hay bị lôi ra tòa nhất, không biết tại sao? Theo ngu ý, có lẽ quý vị lang Tây dễ bị cái Tham Sân Si nó hành, không chừng tại quý phu nhân xúi dại chăng! Cái tật tham là cứ hay đè bệnh nhân ra để phẫu thuật, dù thật sự cũng chưa cần thiết lắm.
    Bây giờ xin trở lại với cái vấn nạn của tôi. Sau khi chịu khó đọc các tài liệu liên quan đến prostate trên net, tôi bèn quyết định là phe lờ chuyện đi gặp BS chuyên khoa vì những lý do sau:
*Thứ nhất, họ sẽ làm biopsy để coi xem có bị cancer không? Giời ơi đau lắm, tôi vốn nhát và kỵ dao kéo…cực kỳ. Tiếp theo, nếu xui xẻo trúng số, chuyên viên sẽ hành hạ đủ kiểu. Thí dụ như mố cắt nạo, hoá trị, xạ trị…v…v…con đường dài lê thê và dĩ nhiên là đau khổ lắm lắm.
*Thứ hai, nếu may mắn không phải cancer thì sẽ rơi vào cái món BPH, nghĩa là prostate bị phình to. Bệnh này không nguy hiểm, nam giới đa số đều enjoy thoải mái cả. Càng cao tuổi càng dễ mắc và nó cứ phát triển lớn lên theo thời gian cho đến khi...qua đời, thật dễ sợ.
    Bệnh tuy không chết ngay, nhưng đau khổ dài dài. Đại khái như: đi tiểu khó khăn, nhiều lần, nhất là về đêm. Ngủ không yên giấc, cứ phải dậy đi tiểu hoài, đôi khi bế tắc phải gọi emergency. Ra ngoài hay đi dự ĐH phải mặc tã cho chắc ăn. Giời ơi thật khó chịu và hôi hám lắm, nhất là khi hân hạnh được ngồi cạnh các em gái thơm tho.
    Khi cái của nợ đó lớn quá đè vào ống dẫn tiểu làm đi tiểu nhỏ giọt đau đớn, uống thuốc không hiệu quả thì lại phải xài đến dao kéo, nghĩa là giải phẫu, không trốn đi đâu đặng. Kể ra thì cũng còn nhiều cách khác để khắc phục cái món này nhưng đại khái cũng đều đau khổ sêm sêm như nhau. Thượng Đế ơi, kiếp sau xin Ngài hoá kiếp tôi thành phụ nữ cho khoẻ nhé.🤰
    Thế thì tại sao tôi lại can đảm quyết định không gặp BS chuyên  khoa, ngộ nhỡ cancer thì sao, không sợ chết hả? Nếu chỉ bị BPH thì cũng phải chữa chứ, sao mà lì quá cỡ vậy? Và xin thưa,  sau đây là lý do cốt lõi tại sao tôi dám quyết định khơi khơi như vậy.
    Năm nay tôi đã 87 cái xuân xanh. Tầu khựa nó nhắc nhở sống chết chỉ còn tính từng ngày thì ngu hay sao mà lại rước ngay cái khổ vào mình, phải tận dụng thời gian còn lại để hưởng thụ chứ! Vợ đã bảo ngu vừa vừa thôi, còn phải để dành cho... người khác nữa 🤣. Theo lý thuyết thì prostate cancer phát triển rất chậm, có khi cả 5,7 năm mới đến giai đoạn chót. Thường thì người ta chết vì bệnh khác, hơn là chấm dứt cõi đời bằng cái bệnh quỉ quái này.
    Năm 2014 tôi bị stroke nhẹ phải vào bệnh viện 2 ngày. BS phát hiện là tôi bị bệnh “tim thất nhịp” hay là "Rối loạn nhịp tim" thì cũng rứa. Bệnh này, theo BS, một phần do bẩm sinh, phần nữa phải sống trong môi trường nhiều phụ nữ quá nên dễ bị ảnh hưởng. Tôi chợt nhớ ra các em gái của trường CNSLVD tính nết rất bất thường, khi "no" khi "yes" không biết đường nào mà mò. Đại khái khi em hô "no" thì nhip tim tôi dance theo điệu slow, khi hô "yes" thì nó chuyển ngay qua valse, xoay như chong chóng làm tôi tối tăm mặt mũi muốn xỉu. Tình huống này kéo dài dài khiến bệnh mắc gió này ngày càng nặng, khiến tôi chỉ còn biết cầu nguyện... Để bớt nguy hiểm, tôi phải uống warfarin 2mg mỗi ngày cho máu đỡ bị đóng cục, do hậu quả của căn bệnh quái ác đó.
      Như vậy, tôi đã bị cái án treo lơ lửng sẵn ở trên đầu rồi, biết lúc nào nó rớt đây.
Và bây giờ giả thử bị cancer đi nữa thì tôi cũng sẽ qua đời vì bệnh tim, trước khi bệnh cancer nó hành. Còn bệnh BPH thì tôi phải chữa trị chứ, ngu gì mà phải chịu đau khổ. Tuy nhiên tôi chỉ uống thuốc thôi, còn lâu mới phải đụng tới dao kéo, lúc đó không chừng tôi đã ở bên kia thế giới rồi.
Thú thật với cả làng, tuy tôi đã cao tuổi, nhưng nhờ ăn ở hiền lành nên Thượng Đế thương, chưa bắt phải mang tã. Vấn đề đi tiểu cũng không đến nỗi khó khăn lắm, dĩ nhiên không thể thoải mái như các thanh niên được. Khi tham dự các Hội hè, tôi uống ít nước nên cũng chỉ bình thường như mọi người.
      May mắn, tôi còn dám bước chân lên sân khấu để ca hát là đáng khen rồi. Tuy nhiên, năm nay có lẽ là năm chót còn được chung vui với mọi người trong các ĐH. Sau đó thì que sera... sera... có khi chỉ còn ôm lấy cái giường để luyện computer nữa mà thôi.
     Hẹn gặp lại tất cả quý Thầy Cô, quý Đệ tử, quý Thân hữu trong ngày Đại Hội 2018 sắp tới, nếu không có sự cố gì xẩy ra từ nay đến đó. 😋
Ngày ấy, hôm nay đã tới rồi
Đời người quanh quẩn thế mà thôi
Danh Lợi Tình mê say cho lắm
Cuối cùng cũng đạt chữ "không" thôi.
Nguyễn ngọc Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #339 - 26. Apr 2018 , 07:41
 
“Người ở lại Charlie"
     Đây là ca khúc thứ ba của ca nhạc sĩ Trần thiện Thanh mà tôi hân hạnh được trình bày sau hai bài "Mùa Đông của anh" và "Bẩy ngày đợi mong", tất cả đã được post trên diễn đàn LVD. 
     Nhạc sỹ sanh năm 1942 tại Phan Thiết và qua đời năm 2005 tại Westminster Mỹ quốc. Ông lập nghệp tại Sài gòn năm 58, hành nghề Thầy giáo một thời gian, sau đó nhập ngũ, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng Tham Mưu với cấp bậc hạ sỹ quan. Ông đã từng làm Trưởng ban Văn nghệ tại đài phát thanh quân đội và sau năm 68 kiêm luôn mục phóng sự chiến trường.
     Thập niên 60, ông lập ban "Tứ ca Nhật Trường" gồm cô em gái Như Thủy cùng hai bạn là Vân Quỳnh và Diễm Chi khá thành công. Ông thường mặc quân phục trên sân khấu, trình diễn cùng với Hùng Cường, Chế Linh, Thanh Lan... trong những vở kịch mục đích để thi vị hóa đời sống gian khổ của người lính ở hậu phương. Đồng thời cũng không quên ngợi ca những chiến công oanh liệt của các chiến binh ngoài mặt trận. Về địa hạt điện ảnh, ông đã đóng chung với Thanh Lan trong phim "Trên đỉnh mùa Đông". Trung tâm  ca nhạc Asia, để vinh danh ông đã thực hiện hai video có tựa đề "Nhật Trường - Trần thiện Thanh" vào hai năm 2006 và 2009.
     Gia tài âm nhạc của ông khá phong phú, khoảng chừng trên dưới hai trăm bài với chủ đề chính là Tình quê hương và Tình anh lính chiến. Những ca khúc tiêu biểu như Biển mặn, Chiếc áo bà ba, Lâu đài tình ái, Người ở lại Charlie...
     Sau khi qua Mỹ quốc một thời gian, ông lập gia đình với ca sỹ Mỹ Lan và đã sống hạnh phúc mười hai năm bên nhau, cho đến khi ông bỏ cuộc chơi để về miền tiên cảnh. Theo lời tâm sự của Mỹ Lan thì hiện nay gia đình Cô gồm bốn người thuộc ba dòng con nghĩa là: con anh, con em và con chúng ta, thật là vui...hết biết! 
      Nhân dịp ngày lịch sử 30/4  sắp tới, xin mời cùng thưởng thức ca khúc "Người ở lại Charlie" để tưởng niệm Đại tá Nguyễn đình Bảo, đồng thời cũng để nhớ lại những chiến công oanh liệt và sự hy sinh dũng cảm của người lính Việt Nam Cộng hòa.
https://www.mediafire.com/download/wwlwg9ob8m4vp9j
Nguyễn ngọc Đường








Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #340 - 27. Apr 2018 , 09:56
 
 
Trần thiện Thanh, 40 năm sáng tác và ca hát

Lời người viết : Tháng 5 /2005 , khi hay tin cố Ca  Nhạc sĩ  Nhật Trường Trần thiện Thanh  qua  đời , nhiều nhà văn ,nhà báo và   bạn bè  đã  viết bài tưởng nhớ người qúa cố .Và gần đây nhất  ,trung tâm Asia   đã  thực hiện DVD  số 50  với chủ đề  “ Trần Thiện Thanh  Tình Yêu - Cuộc đời và  Sự nghiệp “để   Vinh  danh  cố nhạc sĩ Trần thiện Thanh và  cũng để vinh danh  Quân lực VNCH  . Nhân dịp  sắp giỗ đầu  của Trần thiện Thanh ,người viết  muốn ghi lại  một số   chi tiết  từ  khi quen biết  vào năm 1967  cho   đến  lần gặp cuối cùng năm 2000  , coi như  thắp một nén  nhang tưởng nhớ  người bạn  văn nghệ .
                                                                                               Nguyễn Tòan .

Một  buổi  trưa , ngày  tháng nào  tôi không còn nhớ ,chỉ nhớ năm -1965 .Sau khi  đi học về , tôi  mở radio nghe chương trình phát  thanh của đài Quân đội . Được nghe một  bản thông báo  danh sách những người trúng tuyển  vào  làm việc tại Nha  Chiến tranh  Tâm lý sau này  là Cục Tâm lý Chiến   trực thuộc Tổng Cục Chiến tranh chính trị ,có một người mang tên Trần thiện Thanh  trúng tuyển  để  sáng tác nhạc . cho Đài Phát thanh Quân đội .

Trần thiện Thanh   được mang cấp bậc  Trung sĩ  Đồng Hóa  -cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, để phục vụ tại  đài Tiếng  nói  Quân đội  .Nơi  đây  đã có  sẵn  các nhạc sĩ  Nhật  Bằng*, Canh Thân* , Lê  Đô, Nguyễn  văn Đức , Ngọc Bích* và tay trống Văn Ích, sau này có thêm nam ca sĩ Phượng Bằng.
Trong một lần  về thăm  gìa  tôi , ông anh rể  Quản đốc đài Tiếng nói  Quân đội  đã cho tôi bản nhạc “ Không bao giờ  ngăn cách “sáng tác của Trần thiện  Thanh,và nhắc tôi chú ý nghe  bản nhạc này với giọng ca của Nhật Trường tức Trần thiện Thanh.

    “   Anh về …với em rồi mai lại  đi
         Đường xa …..mang theo bao nhiêu tình ý
         Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
          Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
          Nhớ  xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
          Đâu bằng đôi mắt em .
          Chúng mình cách xa mà vẫn gần nhau
          Tình  yêu  …..không  mau phai  màu áo
          Dẫu  cho thời gian đem tâm tư vào nhớ
          Lá rơi gọi mùa thu về  sân úa  ....
          Vẫn không bao giờ  ...không bao giờ ngăn cách  đâu em ....
           Không bao  giờ  ...không bao giờ ân tình lại vỡ  đôi
           Một  người đi nghe thương sao thương nhiều qúa
            Dáng một người em xinh sao  qúa  xinh màu má
           Không bao giờ  ....không  bao giờ  giữa mùa  Hè   tuyết rơi
           Một  đời hoa  không khi nào  hai  lần nở
           Trái mộng còn trinh nguyên  khi  đón anh trở  về  ....

            (Không bao  giờ ngăn cách )

    Đúng  một tuần lễ  sau , vào một  tối thứ bẩy  , trong chương trình ca nhạc của  đài
    Quân đội  , tôi   được nghe  lần đầu  tiếng hát   của nam  ca  sĩ  Nhật Trường  qua
    nhạc phẩm  “ Không bao giờ ngăn cách  “ của Trần thiện Thanh .Giọng   hát  của
    Nhật  Trường  thật  nồng ấm ,trau chuốt   và  là  thần tượng  của tôi  ngay sau khi nghe
    lần đầu tiên .
     Chính vì  vậy  mà   nhà văn Hồ trường An  trong cuốn  “Theo  chân  những tiếng hát “
    Đã  có nhận xét  về   nam ca  sĩ  Nhật Trường như sau : “Sự  xuất  hiện của ca sĩ  Nhật Trường   cũng khá  xao động . Anh đến từ Phan Thiết vào  tới Sàigon với giọng trau chuốt,  nồng mặn ,chỉ  trong một sớm một chiều  trở thành đối thủ  lợi hại  của Duy Khánh . Anh rất sáng sân khấu ,vóc  vạc khá  cao lớn . Khuôn mặt tuy hơi  thỏn ,hàm răng  anh tuy hơi vẩu , hai cái đó  chỉ hơi hơi thôi,chì nhẹ phơn phớt  thôi , nhưng vẫn tạo cho anh  cái xinh đẹp bất ngờ .và  cũng  nhờ thần thái sáng mát , dù  trải qua  chặng đường thanh xuân khi khởi nghiệp ca hát ở chốn Hòn ngọc Viễn Đông ,nhưng anh vẫn là thần tượng  của giới trẻ ,là ông hoàng mộng tưởng của các cô nữ  sinh.

Gặp  Trần thiện Thanh  lần đầu .

Năm 1967  ,  tôi   vào   Quân đội  , phục vụ tại Tiểu đoàn   Tâm lý   Chiến  nằm  sát cạnh
Cục Tâm Lý Chiến  (Nha chiến tranh Tâm lý  đã  đổi tên )  ,do  có thời gian  rảnh rỗi , tôi thường xuyên sang bên  Đài Quân đội  và  báo  Tiền Tuyến  dể  gặp gỡ  một số  bạn bè   quen thân .  Tại   đài  Quân đội  , qua sự giới thiệu của  ông anh rể   , tôi được làm quen với   nam  ca sĩ  Nhật  Trường tức  nhac sĩ  Trần thiện Thanh . Để  rồi sau này  tôi  quen thân với  anh nhiều hơn .  Mỗi lần  anh có sáng tác mới  nào cũng ký tặng tôi  bản đặc biệt ,với chữ  ký  . Nào là   “Đám cưới  Đầu xuân , Đồn vắng chiều xuân , Lâu đài Tình ái,  Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn Hò  , Đêm nay ai đưa em về ,  Tạ từ trong Đêm ,
Hoa trinh nữ  , Biển mặn , Hoa Biển  v..v.
Biến  cố Mậu thân  xẩy ra  ,  anh là  người vào trình diện đài sớm nhất  vì  nhà  anh  ở bên Thị  nghè  . Đài   phải  phát thanh  24/24  , nên  anh  đã   trở thành  xướng ngôn  bất đắc dĩ  của Đài .  Dịp này  anh đã  sáng tác bản nhạc  “Chị Ba  Hàng xanh “  kể  lại gương can đảm  của  người  phụ nữ  đã  không sợ  Việt Cộng , Đã   can đảm dùng  dao   chém  đầu  một tên   Việt  Cộng , khi   chúng tấn công vô  một trại gia binh   ở   Hàng Xanh  Gia  Định.

Vào   đầu  thập  niên 70  , khi nền ca  nhạc  thăng hoa  , nở  rộ . Nhạc  sĩ   Trần thiện Thanh   có   chương  trình  nhạc “Tiếng hát  Đôi Mươi  “   trên Đài quân đội  ,  cùng ban Tứ ca
Nhật Trường   gồm  Nhật Trường , Như Thủy  (em ruột )  Mai  Hương , Quỳnh Giao.
Ngoài  ra  nhà  xuất bản  “:Tiếng hát  Đôi Mươi”   cũng  thành lập  để   chuyên  in các  sáng tác  của  chính anh  và  bạn bè .
Cùng  lúc đó  Nhật  Trường  thường xuất hiện   trên sân khấu  các chương trình Đại nhạc hội  . Và  một  chương trình Tivi Đặc biệt .

Phim nhạc kịch  trên Tivi .

Có  thể  nói  nhạc sĩ   Trần  thiện Thanh  , là   nhạc sĩ  đầu tiên   đã  thực hiện chương trình  “Phim Truyện  nhạc kịch trên Đài Tivi  “  số 9  .  Show  phim Truyện nhạc kịch  đầu tiên là
“Tạ  từ  trong Đêm  “   với cặp   song diễn   Phương Dung - Nhật  Trường  .
Phim Truyện nhạc kịch “ Tạ  từ  Trong Đêm’  rất thành công  được quần chúng khán thính gỉa
Ái mộ  khi lần đầu  được trình chiếu trên Tivi  .Nhiều người không được xem  , đã viết thư yêu cầu Đài số  9  chiếu lại .
Sở dĩ    phim Truyện  nhạc kịch  thành công là  vì  nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  đã  viết  thành một truyện phim  có   phân cảnh  đàng hòang như  một phim  chiếu ở  rạp .
Sau khi  những thước phim  đã  được quay , tự Trần thiện Thanh  chọn lọc  , để  lồng vào
phần nhạc kịch  của  show  “Tiếng hát  đôi mươi “.
Cùng với bản nhạc “ Tạ từ  trong  đêm “  đã được   chọn  là bài  Ca  Hay nhất trong năm và  nữ ca sĩ   Phương Dung đoạt giải giọng ca  nữ   trong năm 1965 .



Khi  chiến trận Hạ Lào  bùng nổ  với cuộc hành quân Lam sơn 719  ,  người  anh  hùng Mũ  đỏ  tên Nguyễn văn Đương  ,người bạn thân của  Trần thiện Thanh  hy sinh , đã làm nguồn cảm hứng   cho  Trần thiện Thanh  sáng tác ra nhạc phẩm nổi tiếng “ Anh không chết đâu Anh “ . Để rồi , với  chính nhạc phẩm này , Trần thiện Thanh  đã dựng thành
Show Phim Truyện Nhạc Kịch “ Anh không chết đâu anh “  cùng với sự  diễn xuất của nữ  ca sĩ  Thanh Lan . Khi  show  Phim nhạc kịch  “Anh không chết đâu anh “  được
Phát hình ,bao  nhiêu  nước mắt  của  khán gỉa  đã tuôn trào , để  thương cho  sự hy sinh
Cao đẹp  của  người hùng mũ  Đỏ  tên Đương .  Và  cũng từ sau show đó , thì hầu như
Đi tới đâu  ,cũng đuợc nhiều  giới từ trẻ  tới gìa  , đều thuộc lòng câu hát “Anh không chết đâu anh , người anh hùng Mũ  đỏ tên  Đương .”

Vào  năm 1972  , một  buổi chiều   giữa  tháng Tư  ,  tôi  gặp nhà  thơ   Thiên Hà  tại
Nhà  hàng Thanh Thế , anh  đã  khoe tôi , anh vừa sáng tác  một bài thơ   mới  ca ngợi cái chết  hào hùng của người bạn thân anh   Trung tá  Nhẩy dù   Nguyễn đình  Bảo  tại  đồi   Charlie  . nghe anh  Thiên Hà  đọc xong bài thơ ,  tôi chưa hề  hình  dung nổi  ngọn đồi Charlie ra sao ,  nhưng  chỉ  vài ngày sau  ,tôi   được nghe bản nhạc “ Người  ở lại Charlie
một sáng tác mới  của  Trần thiện Thanh -  tôi  mới   được biết  tên một số  địa danh
ở  Vùng 2   chiến thuật  . Càng nghe  nhiều lần bản nhạc nói  trên , tôi  liền thương cảm cho  những người Chiến sĩ  của binh  chủng  Nhẩy dù   nơi  Tiền tuyến .
Sau bản nhạc nổi tiếng  “Người ở lại Charlie “  ,Trần thiện  Thanh  còn sáng tác thêm nhạc phẩm  “Chiều trên phá Tam Giang  “  phổ từ thơ  của nhà thơ Tô thùy  Yên , sau
Khi cả  hai  đã  ra  thăm   Quảng trị  và  đã ghé thăm Phá tam Giang .

Vì   sợ  VC tấn công vào  Thành phố  Sàigon  và  đánh bom các  Cao ốc  và  Cơ quan
Chính phủ , bộ Chỉ huy  Biệt khu Thủ đô   đã  thiết   lập các  bộ Chỉ huy  Đặc khu (tăng cường Quân sự cho  Cảnh sát  ) ở  các  Các Quận  trong Nội thành   .Do  đó  các  đơn vị
Nào đồn trú   ở  Quận nào  , đều phải   biệt phái    Quân nhân  cho  Đặc khu . Ngoài ra còn có   Đại đội  Dã chiến . Chính vì sự lưu  động , luân phiên , nên Trần thiện Thanh
Đã   tạm thời  rời Đài  Phát Thanh Quân đội  tăng  phái  cho Đại  Đội  dã chiến . Chính vì  sự
Gác  cầu hay Cao Ốc mà  Trần thiện Thanh  đã  có  nguồn cảm hứng để  sáng tác  nên
nhạc phẩm “ Tình Thư  của Lính “   .

Gặp  Trần thiện Thanh  ở  Cần Thơ  và   Little Sàigon .
Sau  ngày  30 tháng 4 , nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  bị  cấm hát , do đó  tôi  không còn được gặp  anh , chỉ  biết anh  thường  xuyên đi  xuống  Miền Tây  lưu diễn  hầu kiếm sống qua ngày . Trong một lần xuống thăm  thành phố  Cần Thơ năm 1985 , tình cờ tôi được gặp lại nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  ở  chung khách sạn . và tối hôm đó , nhạc sĩ Trần thiện Thanh  đã rủ  tôi   đi nghe anh  hát  ở  ngoài rạp . Trước   một  số đông khán gỉa chật rạp , tôi  đã  được nghe Nhật Trường hát   2  sáng tác  mới ,  sáng tác sau 75  đó là
bản nhạc  “ Cho anh  xin số nhà  “  và   “Chiếc áo  bà ba “.cùng  với nữ   ca sĩ  Kim Dung
người vợ mới  của anh  .Trong khi đó  đưá  con trai  nhỏ   1 tuổi  phải nằm trên võng đằng sau  hậu trường .

Cuộc gặp lại  tình cờ ở Cần thơ ,  sau đó  , tưởng chừng  tôi không bao giờ  gặp lại
người nhạc sĩ  tài hoa  này , nhưng  năm 2000 , nhân dịp   ghé thăm Nam Cali  , tôi đã gặp lại  nhạc sĩ Trần thiện Thanh , cả hai chúng tôi  gặp lại nhau  tại  cửa tiệm :”Trung tâm Âm nhạc do   Nhật Trường và bạn hữu chủ trương  “
Trong cuộc gặp gỡ này , nhạc  sĩ  Trần thiện Thanh.  cho biết  :anh rất buồn  được biết
ở  Úc , tệ nạn sang  băng Video  lậu  qúa nhiều , làm  anh nản chí  không  thực hiện
Video  Ca nhạc  do chính anh thực hiện .( Khi ra   Hải ngoại năm 1993  , nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  đã tự mình thực hiện một Băng Video  cho  chính Trung tâm Nhật Trường
Phát hành )  . Ngoài ra   anh  còn cho biết   anh rất thù ghét  Cộng Sản , chính  họ đã  giết
chết  thân phụ anh .
Trước khi chia tay , anh đã tặng tôi  cuốn  CD  -“ Gọi tên Anh là Lính  “đề  cao các  Vị Tướng  đã tuẫn tiết   vào ngày 30 tháng 4 /75 .
Và không ngờ  , cuộc  gặp gỡ  năm 2000  , là lần cuối  giữa tôi và anh để   5 năm  sau , anh đã  ra di  Vĩnh viễn  vì  bệnh phổi  với tuổi đời 63 .

Nguyễn Tòan  /Sydney


Đăng nguyên văn bài viết của anh Nguyễn Toàn/ Sydney theo lời yêu cầu của tác giả.


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #341 - 27. Apr 2018 , 16:05
 
Dau Do wrote on 27. Apr 2018 , 09:56:
 
Trần thiện Thanh, 40 năm sáng tác và ca hát

Lời người viết : Tháng 5 /2005 , khi hay tin cố Ca  Nhạc sĩ  Nhật Trường Trần thiện Thanh  qua  đời , nhiều nhà văn ,nhà báo và   bạn bè  đã  viết bài tưởng nhớ người qúa cố .Và gần đây nhất  ,trung tâm Asia   đã  thực hiện DVD  số 50  với chủ đề  “ Trần Thiện Thanh  Tình Yêu - Cuộc đời và  Sự nghiệp “để   Vinh  danh  cố nhạc sĩ Trần thiện Thanh và  cũng để vinh danh  Quân lực VNCH  . Nhân dịp  sắp giỗ đầu  của Trần thiện Thanh ,người viết  muốn ghi lại  một số   chi tiết  từ  khi quen biết  vào năm 1967  cho   đến  lần gặp cuối cùng năm 2000  , coi như  thắp một nén  nhang tưởng nhớ  người bạn  văn nghệ .
                                                                                               Nguyễn Tòan .

Một  buổi  trưa , ngày  tháng nào  tôi không còn nhớ ,chỉ nhớ năm -1965 .Sau khi  đi học về , tôi  mở radio nghe chương trình phát  thanh của đài Quân đội . Được nghe một  bản thông báo  danh sách những người trúng tuyển  vào  làm việc tại Nha  Chiến tranh  Tâm lý sau này  là Cục Tâm lý Chiến   trực thuộc Tổng Cục Chiến tranh chính trị ,có một người mang tên Trần thiện Thanh  trúng tuyển  để  sáng tác nhạc . cho Đài Phát thanh Quân đội .

Trần thiện Thanh   được mang cấp bậc  Trung sĩ  Đồng Hóa  -cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, để phục vụ tại  đài Tiếng  nói  Quân đội  .Nơi  đây  đã có  sẵn  các nhạc sĩ  Nhật  Bằng*, Canh Thân* , Lê  Đô, Nguyễn  văn Đức , Ngọc Bích* và tay trống Văn Ích, sau này có thêm nam ca sĩ Phượng Bằng.
Trong một lần  về thăm  gìa  tôi , ông anh rể  Quản đốc đài Tiếng nói  Quân đội  đã cho tôi bản nhạc “ Không bao giờ  ngăn cách “sáng tác của Trần thiện  Thanh,và nhắc tôi chú ý nghe  bản nhạc này với giọng ca của Nhật Trường tức Trần thiện Thanh.

    “   Anh về …với em rồi mai lại  đi
         Đường xa …..mang theo bao nhiêu tình ý
         Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
          Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
          Nhớ  xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
          Đâu bằng đôi mắt em .
          Chúng mình cách xa mà vẫn gần nhau
          Tình  yêu  …..không  mau phai  màu áo
          Dẫu  cho thời gian đem tâm tư vào nhớ
          Lá rơi gọi mùa thu về  sân úa  ....
          Vẫn không bao giờ  ...không bao giờ ngăn cách  đâu em ....
           Không bao  giờ  ...không bao giờ ân tình lại vỡ  đôi
           Một  người đi nghe thương sao thương nhiều qúa
            Dáng một người em xinh sao  qúa  xinh màu má
           Không bao giờ  ....không  bao giờ  giữa mùa  Hè   tuyết rơi
           Một  đời hoa  không khi nào  hai  lần nở
           Trái mộng còn trinh nguyên  khi  đón anh trở  về  ....

            (Không bao  giờ ngăn cách )

    Đúng  một tuần lễ  sau , vào một  tối thứ bẩy  , trong chương trình ca nhạc của  đài
    Quân đội  , tôi   được nghe  lần đầu  tiếng hát   của nam  ca  sĩ  Nhật Trường  qua
    nhạc phẩm  “ Không bao giờ ngăn cách  “ của Trần thiện Thanh .Giọng   hát  của
    Nhật  Trường  thật  nồng ấm ,trau chuốt   và  là  thần tượng  của tôi  ngay sau khi nghe
    lần đầu tiên .
     Chính vì  vậy  mà   nhà văn Hồ trường An  trong cuốn  “Theo  chân  những tiếng hát “
    Đã  có nhận xét  về   nam ca  sĩ  Nhật Trường như sau : “Sự  xuất  hiện của ca sĩ  Nhật Trường   cũng khá  xao động . Anh đến từ Phan Thiết vào  tới Sàigon với giọng trau chuốt,  nồng mặn ,chỉ  trong một sớm một chiều  trở thành đối thủ  lợi hại  của Duy Khánh . Anh rất sáng sân khấu ,vóc  vạc khá  cao lớn . Khuôn mặt tuy hơi  thỏn ,hàm răng  anh tuy hơi vẩu , hai cái đó  chỉ hơi hơi thôi,chì nhẹ phơn phớt  thôi , nhưng vẫn tạo cho anh  cái xinh đẹp bất ngờ .và  cũng  nhờ thần thái sáng mát , dù  trải qua  chặng đường thanh xuân khi khởi nghiệp ca hát ở chốn Hòn ngọc Viễn Đông ,nhưng anh vẫn là thần tượng  của giới trẻ ,là ông hoàng mộng tưởng của các cô nữ  sinh.

Gặp  Trần thiện Thanh  lần đầu .

Năm 1967  ,  tôi   vào   Quân đội  , phục vụ tại Tiểu đoàn   Tâm lý   Chiến  nằm  sát cạnh
Cục Tâm Lý Chiến  (Nha chiến tranh Tâm lý  đã  đổi tên )  ,do  có thời gian  rảnh rỗi , tôi thường xuyên sang bên  Đài Quân đội  và  báo  Tiền Tuyến  dể  gặp gỡ  một số  bạn bè   quen thân .  Tại   đài  Quân đội  , qua sự giới thiệu của  ông anh rể   , tôi được làm quen với   nam  ca sĩ  Nhật  Trường tức  nhac sĩ  Trần thiện Thanh . Để  rồi sau này  tôi  quen thân với  anh nhiều hơn .  Mỗi lần  anh có sáng tác mới  nào cũng ký tặng tôi  bản đặc biệt ,với chữ  ký  . Nào là   “Đám cưới  Đầu xuân , Đồn vắng chiều xuân , Lâu đài Tình ái,  Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn Hò  , Đêm nay ai đưa em về ,  Tạ từ trong Đêm ,
Hoa trinh nữ  , Biển mặn , Hoa Biển  v..v.
Biến  cố Mậu thân  xẩy ra  ,  anh là  người vào trình diện đài sớm nhất  vì  nhà  anh  ở bên Thị  nghè  . Đài   phải  phát thanh  24/24  , nên  anh  đã   trở thành  xướng ngôn  bất đắc dĩ  của Đài .  Dịp này  anh đã  sáng tác bản nhạc  “Chị Ba  Hàng xanh “  kể  lại gương can đảm  của  người  phụ nữ  đã  không sợ  Việt Cộng , Đã   can đảm dùng  dao   chém  đầu  một tên   Việt  Cộng , khi   chúng tấn công vô  một trại gia binh   ở   Hàng Xanh  Gia  Định.

Vào   đầu  thập  niên 70  , khi nền ca  nhạc  thăng hoa  , nở  rộ . Nhạc  sĩ   Trần thiện Thanh   có   chương  trình  nhạc “Tiếng hát  Đôi Mươi  “   trên Đài quân đội  ,  cùng ban Tứ ca
Nhật Trường   gồm  Nhật Trường , Như Thủy  (em ruột )  Mai  Hương , Quỳnh Giao.
Ngoài  ra  nhà  xuất bản  “:Tiếng hát  Đôi Mươi”   cũng  thành lập  để   chuyên  in các  sáng tác  của  chính anh  và  bạn bè .
Cùng  lúc đó  Nhật  Trường  thường xuất hiện   trên sân khấu  các chương trình Đại nhạc hội  . Và  một  chương trình Tivi Đặc biệt .

Phim nhạc kịch  trên Tivi .

Có  thể  nói  nhạc sĩ   Trần  thiện Thanh  , là   nhạc sĩ  đầu tiên   đã  thực hiện chương trình  “Phim Truyện  nhạc kịch trên Đài Tivi  “  số 9  .  Show  phim Truyện nhạc kịch  đầu tiên là
“Tạ  từ  trong Đêm  “   với cặp   song diễn   Phương Dung - Nhật  Trường  .
Phim Truyện nhạc kịch “ Tạ  từ  Trong Đêm’  rất thành công  được quần chúng khán thính gỉa
Ái mộ  khi lần đầu  được trình chiếu trên Tivi  .Nhiều người không được xem  , đã viết thư yêu cầu Đài số  9  chiếu lại .
Sở dĩ    phim Truyện  nhạc kịch  thành công là  vì  nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  đã  viết  thành một truyện phim  có   phân cảnh  đàng hòang như  một phim  chiếu ở  rạp .
Sau khi  những thước phim  đã  được quay , tự Trần thiện Thanh  chọn lọc  , để  lồng vào
phần nhạc kịch  của  show  “Tiếng hát  đôi mươi “.
Cùng với bản nhạc “ Tạ từ  trong  đêm “  đã được   chọn  là bài  Ca  Hay nhất trong năm và  nữ ca sĩ   Phương Dung đoạt giải giọng ca  nữ   trong năm 1965 .



Khi  chiến trận Hạ Lào  bùng nổ  với cuộc hành quân Lam sơn 719  ,  người  anh  hùng Mũ  đỏ  tên Nguyễn văn Đương  ,người bạn thân của  Trần thiện Thanh  hy sinh , đã làm nguồn cảm hứng   cho  Trần thiện Thanh  sáng tác ra nhạc phẩm nổi tiếng “ Anh không chết đâu Anh “ . Để rồi , với  chính nhạc phẩm này , Trần thiện Thanh  đã dựng thành
Show Phim Truyện Nhạc Kịch “ Anh không chết đâu anh “  cùng với sự  diễn xuất của nữ  ca sĩ  Thanh Lan . Khi  show  Phim nhạc kịch  “Anh không chết đâu anh “  được
Phát hình ,bao  nhiêu  nước mắt  của  khán gỉa  đã tuôn trào , để  thương cho  sự hy sinh
Cao đẹp  của  người hùng mũ  Đỏ  tên Đương .  Và  cũng từ sau show đó , thì hầu như
Đi tới đâu  ,cũng đuợc nhiều  giới từ trẻ  tới gìa  , đều thuộc lòng câu hát “Anh không chết đâu anh , người anh hùng Mũ  đỏ tên  Đương .”

Vào  năm 1972  , một  buổi chiều   giữa  tháng Tư  ,  tôi  gặp nhà  thơ   Thiên Hà  tại
Nhà  hàng Thanh Thế , anh  đã  khoe tôi , anh vừa sáng tác  một bài thơ   mới  ca ngợi cái chết  hào hùng của người bạn thân anh   Trung tá  Nhẩy dù   Nguyễn đình  Bảo  tại  đồi   Charlie  . nghe anh  Thiên Hà  đọc xong bài thơ ,  tôi chưa hề  hình  dung nổi  ngọn đồi Charlie ra sao ,  nhưng  chỉ  vài ngày sau  ,tôi   được nghe bản nhạc “ Người  ở lại Charlie
một sáng tác mới  của  Trần thiện Thanh -  tôi  mới   được biết  tên một số  địa danh
ở  Vùng 2   chiến thuật  . Càng nghe  nhiều lần bản nhạc nói  trên , tôi  liền thương cảm cho  những người Chiến sĩ  của binh  chủng  Nhẩy dù   nơi  Tiền tuyến .
Sau bản nhạc nổi tiếng  “Người ở lại Charlie “  ,Trần thiện  Thanh  còn sáng tác thêm nhạc phẩm  “Chiều trên phá Tam Giang  “  phổ từ thơ  của nhà thơ Tô thùy  Yên , sau
Khi cả  hai  đã  ra  thăm   Quảng trị  và  đã ghé thăm Phá tam Giang .

Vì   sợ  VC tấn công vào  Thành phố  Sàigon  và  đánh bom các  Cao ốc  và  Cơ quan
Chính phủ , bộ Chỉ huy  Biệt khu Thủ đô   đã  thiết   lập các  bộ Chỉ huy  Đặc khu (tăng cường Quân sự cho  Cảnh sát  ) ở  các  Các Quận  trong Nội thành   .Do  đó  các  đơn vị
Nào đồn trú   ở  Quận nào  , đều phải   biệt phái    Quân nhân  cho  Đặc khu . Ngoài ra còn có   Đại đội  Dã chiến . Chính vì sự lưu  động , luân phiên , nên Trần thiện Thanh
Đã   tạm thời  rời Đài  Phát Thanh Quân đội  tăng  phái  cho Đại  Đội  dã chiến . Chính vì  sự
Gác  cầu hay Cao Ốc mà  Trần thiện Thanh  đã  có  nguồn cảm hứng để  sáng tác  nên
nhạc phẩm “ Tình Thư  của Lính “   .

Gặp  Trần thiện Thanh  ở  Cần Thơ  và   Little Sàigon .
Sau  ngày  30 tháng 4 , nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  bị  cấm hát , do đó  tôi  không còn được gặp  anh , chỉ  biết anh  thường  xuyên đi  xuống  Miền Tây  lưu diễn  hầu kiếm sống qua ngày . Trong một lần xuống thăm  thành phố  Cần Thơ năm 1985 , tình cờ tôi được gặp lại nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  ở  chung khách sạn . và tối hôm đó , nhạc sĩ Trần thiện Thanh  đã rủ  tôi   đi nghe anh  hát  ở  ngoài rạp . Trước   một  số đông khán gỉa chật rạp , tôi  đã  được nghe Nhật Trường hát   2  sáng tác  mới ,  sáng tác sau 75  đó là
bản nhạc  “ Cho anh  xin số nhà  “  và   “Chiếc áo  bà ba “.cùng  với nữ   ca sĩ  Kim Dung
người vợ mới  của anh  .Trong khi đó  đưá  con trai  nhỏ   1 tuổi  phải nằm trên võng đằng sau  hậu trường .

Cuộc gặp lại  tình cờ ở Cần thơ ,  sau đó  , tưởng chừng  tôi không bao giờ  gặp lại
người nhạc sĩ  tài hoa  này , nhưng  năm 2000 , nhân dịp   ghé thăm Nam Cali  , tôi đã gặp lại  nhạc sĩ Trần thiện Thanh , cả hai chúng tôi  gặp lại nhau  tại  cửa tiệm :”Trung tâm Âm nhạc do   Nhật Trường và bạn hữu chủ trương  “
Trong cuộc gặp gỡ này , nhạc  sĩ  Trần thiện Thanh.  cho biết  :anh rất buồn  được biết
ở  Úc , tệ nạn sang  băng Video  lậu  qúa nhiều , làm  anh nản chí  không  thực hiện
Video  Ca nhạc  do chính anh thực hiện .( Khi ra   Hải ngoại năm 1993  , nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  đã tự mình thực hiện một Băng Video  cho  chính Trung tâm Nhật Trường
Phát hành )  . Ngoài ra   anh  còn cho biết   anh rất thù ghét  Cộng Sản , chính  họ đã  giết
chết  thân phụ anh .
Trước khi chia tay , anh đã tặng tôi  cuốn  CD  -“ Gọi tên Anh là Lính  “đề  cao các  Vị Tướng  đã tuẫn tiết   vào ngày 30 tháng 4 /75 .
Và không ngờ  , cuộc  gặp gỡ  năm 2000  , là lần cuối  giữa tôi và anh để   5 năm  sau , anh đã  ra di  Vĩnh viễn  vì  bệnh phổi  với tuổi đời 63 .

Nguyễn Tòan  /Sydney


Đăng nguyên văn bài viết của anh Nguyễn Toàn/ Sydney theo lời yêu cầu của tác giả.



Cám ơn Nguyễn Toàn đã có một bài viết với nhiều chi tiết thật phong phú về ca nhạc sỹ tài danh Trần thiện Thanh, đồng thời cũng là bạn văn nghệ của tác giả.
Cám ơn Đậu Đỏ đã có hảo ý post bài vào quán tếu của tôi.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #342 - 28. Apr 2018 , 04:22
 
cám ơn chị  Đậu Đỏ  rất  nhiều  đã post giúp  tôi  bài viết  về cố nhạc sĩ Trần  thiện Thanh -nhân dịp sắp sửa  giỗ lần thứ  13  -ngày  12/5-  mong chị  thông cảm cho  một vài lỗi  nhỏ  sơ ý của tôi  -  nhân tiện đây  cũng cám ơn thầy Đường  đã dành thời giờ để  đọc bài của em viết  -  sở dĩ  phải post bài  cũ  (chưa đăng trên Diễn đàn LVD ) để đáp lễ  bài  viết ngắn  của thầy  về cố nhạc sĩ Trần thiện Thanh

.Nguyễn Toàn /sydney
Back to top
« Last Edit: 28. Apr 2018 , 04:23 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #343 - 28. Apr 2018 , 10:03
 
“Ải Chi Lăng"
     Ải Chi Lăng là một địa danh lịch sử, nằm trên Quốc lộ 1A, đi về hướng Đông Bắc, nối liền Thủ đô Hà Nội với tỉnh Lạng Sơn. Những chiến thắng oai hùng từ ngàn xưa của nhân dân ta chống quân xâm lược phương Bắc, qua các triều đại như Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều diễn ra tại địa điểm này. Gần bên cửa Ải, có "Quỷ môn quan" nơi mỗi khi quân xâm lăng Tầu kéo qua, đa số  đều bị ôm hận trở về. Đời nhà Tấn (265-420), quân Tầu vì bị chết quá nhiều nên đã than thở: "Quỷ môn quan, Quỷ môn quan.Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn" nghĩa là mười người đi, chỉ có một người trở về.
     Năm 1427, một trận đánh lịch sử đẫm máu đã diễn ra giữa nghĩa quân do Lê Lợi lãnh đạo và bên kia là quân nhà Minh do An Viễn Hầu Liễu Thăng chỉ huy. Tại Ải Chi Lăng, 10 vạn quân xâm lược đã bị người anh hùng áo vải Lam Sơn và nhân dân ta phục kích đánh bại tơi bời, mảnh giáp không còn. Riêng tướng Liễu Thăng bị bắt, phải quỳ gối chịu chém đầu ngay tại chỗ. Nhưng than ôi, giây phút vinh quang huy hoàng đó giờ đây chỉ còn là một luyến tiếc xa xôi!
     Thật vậy, chuyến viếng thăm VN của đảng trưởng Tập Cẩn Bình vừa qua khiến chúng ta ngậm ngùi thấy các đỉnh cao trí tuệ đều nhất trí quỳ gối nâng bi. Còn cái quốc hội của nhân dân VN anh hùng thì câm như hến, chỉ biết vỗ tay ngậm miệng ăn tiền. Họ Tập còn mạnh miệng dậy cho cái lũ hèn đó biết thế nào là chữ "Tín"(hiểu ngầm là nó nhắc khéo phải trả nợ... năm xưa đấy)
     Ối dào, cả tập đoàn chủ và khách đều giỏi nghề lật lọng nổi tiếng trên thế giới, lọ là còn phải truyền nghề cho nhau nữa hay sao? Nói đúng ra chỉ là " dậy đĩ vén..." Viết đến đây tôi chợt hình dung ra cảnh Liễu Thăng phải quỳ gối nhục nhã trước quân dân ta năm nào. Nhưng giờ đây, không biết nên cười hay nên khóc?
     Dân tộc ta từ ngàn xưa, đâu có thiếu anh hùng liệt nữ khi quốc biến! Thật đáng tiếc, trong tình huống hiện nay, dân ta đã không may mắn để có một lãnh tụ anh minh như người phụ nữ nhỏ bé: Bà Aung Shan Shun Kyi bên xứ đàn em Miến Điện. Tuy nhiên, nghĩ cho rốt ráo, giả thử có một lãnh tụ đích thực cũng chưa chắc đã làm nên cơm cháo gì vì cần phải có quần chúng hỗ trợ nữa chứ?
     Điểm qua các cuộc xuống đường, biểu tình ở VN hiện nay, số người tham gia thật quá ít ỏi. Dân đen, dân oan, công nhân, sinh viên, trí thức...nhóm nào cũng chỉ lơ thơ tơ liễu có vài chục, vài trăm hay giỏi lắm đến vài ngàn là cùng. Thua xa dân Miến Điện, họ rủ nhau ào ào xuống đường đến cả trăm ngàn với khí thế bừng bừng đòi tự do dân chủ. Sinh viên học sinh đôi khi bị bọn quân phiệt xả súng bắn trực diện, hy sinh đổ máu đến cả ngàn em. Hỡi ôi, nhìn lại nước VN thân yêu ngày nay, có lẽ lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của dân ta, qua một thời gian dài, dưới sự kìm kẹp của đảng cầm quyền đã bị thui chột đi chăng! Nếu quả như vậy thì thật tội nghiệp cho tương lai đám con cháu của chúng ta lắm! 
*Luật Nhân Quả? Theo lịch sử, dân VN thời xa xưa cũng đã từng tiêu diệt và đồng hóa dân tộc Chàm, con dân của một nước láng giềng, sát cạnh bên ta. Nước Chiêm Thành ngày nay đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Tương lai sắp đến, chắc cũng chẳng còn bao lâu, nếu nước ta bị cưỡng bức trở thành một khu tự trị của Tầu, theo Hội nghị Thành Đô, âu cũng là do luật Nhân Quả đã ứng nghiệm chăng ? 
     Hôm nay cũng đã gần đến ngày Quốc hận 30/4, đồng thời để khơi lại tình yêu quê hương đất nước của dân VN, mời quý thân hữu thưởng thức một ca khúc đấu tranh hùng mạnh, thể hiện tinh thần bất khuất, chống quân xâm lược phương Bắc của dân tộc ta ngày nào.
      Bài này đúng ra phải thực hiện dưới hình thức tốp ca hay hợp ca mới diễn tả hết cái hùng khí của ca khúc được. Nhưng vì không tìm được partner nên tôi đành solo mình ên cho tiện việc... ss. Thầy giáo trình diễn hơi tệ, mong mọi người thông cảm và chấp nhận.
     "Ải Chi Lăng"  (Nhạc Lưu hữu Phước, lời Mai văn Bộ...)
Chi Lăng, Chi Lăng. Tiếng ai hò reo vang trời.
Chi Lăng, Chi Lăng. Bóng ai tranh hùng muôn đời. 
..................................................
Đồng ứng phá tan giặc Minh 
Hùng anh, múa tít gươm thiêng.
https://www.mediafire.com/download/76ldkbc34xt8tlp
Nguyễn ngọc Đường



Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #344 - 02. May 2018 , 08:40
 
“Con thuyền không bến" (Đặng thế Phong)
      Gia đình tôi, lúc mới nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp năm 46, tất cả gồm sáu người: Ba Mẹ, Chị và hai em, một trai một gái. Sau khi di tản khỏi Hà nội để sống cuộc đời lang thang vô định, thì một biến cố thảm khốc đã bất ngờ xẩy đến làm tan nát cả gia đình. 
      Hồi đó chúng tôi đang cư trú tại làng Hạ Hồi tỉnh Sơn Tây, cách Thủ đô Hà nội độ chừng vài chục km. Một buổi sáng mùa Đông năm 47, trong một trận càn quét của lũ Tây thực dân, đạn súng cối đã cướp đi sinh mạng của Mẹ và đứa em trai. Sau đó Ba bị Tây bắt đem về Hà nội, bỏ lại ba chị em tôi bơ vơ trong cảnh đổ nát hoang tàn. Chúng tôi dắt díu nhau, lội bộ ngược lên phía Bắc, lần mò về tỉnh Thái Nguyên, nơi chôn nhau cắt rốn của ba chị em để tìm nơi nương tựa.
      Ba năm sau, một bất hạnh lớn nữa lại đổ lên đầu gia đình nhỏ bé của chúng tôi là chị Vân đã qua đời vì bệnh chó dại. Năm 1950, Chị còn rất trẻ, mới 23 tuổi, vừa lập gia đình và thật tội nghiệp chưa kịp sanh đứa con đầu lòng , lúc đó còn nằm trong bụng mẹ. Chị đã ra đi một cách bi thảm, tức tưởi vào đúng lúc lên cơn dại, tại trường huấn luyện Y Tá ở tỉnh Bắc Giang, trước sự hiện diện của bác sỹ Giám Đốc, nhân viên nhà trường, các học viên cùng khoá, anh rể tôi và cả đứa em đau khổ này. Bệnh Chó Dại đã cướp đi tuổi thanh xuân của Chị vì thuốc chữa bệnh hồi đó chỉ được dự trữ trong Viện Pasteur Hà Nội mà thôi.

     Hồi tưởng lại, thuở thanh bình, lúc còn là nữ sinh, Chị Vân ưa thích môn văn nghệ và thường được các chàng trai yêu mến tán thưởng nhiệt tình mỗi khi Chị có dịp trình diễn trên sân khấu. Chị hát 2 bài Đêm Đông và Con thuyền không bến quả là tuyệt vời. Nhạc sỹ Phạm duy Nhượng, Thầy dạy học tôi, đã đệm đàn guitar cho Chị hát vào những buổi hội hè tổ chức ở tỉnh Thái Nguyên, quê hương của chúng tôi. Nhờ vậy cậu em đã được xơi bánh đậu xanh thả dàn chỉ với cái job dễ thương là âm thầm chuyển cho chị những bức thư tình thắm thiết của các cây si muốn được người đẹp để mắt.

     Hôm nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, tôi thắp nén hương lòng, hướng về người Chị kính yêu kém may mắn, đã lìa bỏ cõi trần lúc còn xuân sắc. Thân mời quý vị thưởng thức bản nhạc "Con thuyền không bến" do cậu em nơi xứ lạ, ngậm ngùi hát lại để tưởng nhớ đến người Chị đã một thời vang bóng.
https://www.mediafire.com/download/gtpoyuozd4c48mh
Nguyễn ngọc Đường






Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 21 22 23 24 25 ... 28
Send Topic In ra