LAM_SON
Senior Member
  
Offline

I love YaBB 1G - SP1!
Posts: 302
Gender:
|
Sau thời gian tạm ngừng loạt bài viết về chủ đề Học Thuật Kinh Dịch, vì nhiều nỗi bận rộn việc tư viêc riêng , việc nước non. Nay Lam Sơn tạm thu xếp được mọi sự mọi việc vào một mối , vì theo phương pháp tính toán riêng ( trong lĩnh vực học thuật của mình ) theo như những gì đã tự lĩnh hội được. Theo người xưa , khi đã học cái Biết , thì phải thực hành sự học. Vì thế đứng trước sự binế chuyển của trời đất , của thế giới , của tình thế chính trị , nói chung là những sự kiện sắp và sẽ có thể ( 85 % ) xảy đến trên quê hương thân yêu. Nên nay Lam Sơn xin đăng lên Diễn Đàn của trường bạn Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt. Loạt bài. Chu Dịch Tâm Pháp học Thời gian qua , những bài vỡ mà Lam Sơn mang về ân Trường LVD , Thầy Cô và nhiều Chị Em đã quan tâm và khích lệ , tấm thịnh tình nầy , Lam Sơn xin ghi nhận , và lần nữa , xin ngõ lời chân thành cảm ơn tất cả. Loạt bài nầy sẽ được gọm tất cả lại và mang tựa đề :
XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC
KINH DỊCH NHẬP MÔN Lê Lam Sơn Mùa Hạ Canh Tý 2020 Người viết do cơ duyên được truyền và học trên 40 năm rồi , vừa học , vừa được truyền theo lối mật truyền về lý thuyết và kỹ thuật thực hành , sẽ từ từ vìết và đưa lên , mong anh chị em copi lại để dành tham khảo , Mình sẽ hết sức cố gắng diễn dịch ra cho dễ hiểu , thật đơn giản như kinh dịch đã trình bày qua , Tuy nhiên cần phải có kiến thức căn bản về văn hoá , nhất là về văn Hán Việt hay chữ nho phiên âm ra , kinh dịch sở dĩ hơi khó hiểu và rắc rồi vì đời xưa các cụ thường dùng lối hành văn xưa và dùng tiếng Việt cổ ( xưa ) còn đời nay dùng văn kim ( kim văn là văn ngày nay ) Ngoài phần lý thuyết , còn có phần ứng dụng ( hay áp dụng ) kỹ thuật thực hành trong cuộc sống đối với nhiều vấn đề trong cuốc sống Kinh Dịch không hoàn toàn về triết học , mà kinh dịch chính là khoa học ( La Scien ) là toán , hình học về không gian , người tinh thông kinh dịch có thể thành tiên tri về toán học , nói như thế là vì môn học kinh dịch được mệnh danh là lý lẽ ( logique ) như người mình thương nghe hai chữ Nhân và Quả , nhân đây không phải là người mà là nguyên nhân tương quan và tác động lên sự kiện , và quả là kết quả về sau ( hậu quả ) có nguyên nhân thì có kết quả , ví dụ như trong kinh dịch có nói về quẻ , quẻ có 8 quẻ chánh ( chính ) Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài ở vị trí chung quanh vòng tròn . Mỗi quẻ chồng lên nhau 8 X 8 = 64 quẻ dịch . Dịch là chuyển động , là biến đổi , thay đổi . Dịch là gặp nhau giao nhau , thành ra sự và việc . Dịch là giãn dị là dịch có hệ thống , vì có hệ thống cho nên có trật tự , có thứ tự , nên nếu như có học qua , như học toán hay học kỷ sư , thì sẽ biết cách . Dịch có quẻ Chánh .... Quẻ hổ và quẻ biến , nên ta thường nghe nói biến động , thật ra do bị động mà thành ra có biến , từ quẻ chính do bị động mà biến thành ra quẻ khác . Do đó trong dịch các vị tiền nhân đời trước có nói : khi làm gì cũngt phải hết sức thận trọng , nhất là khi làm liên quan đến chính trị , không được nghiêng về bên nầy lệch lạc về ben kia , đôi khi sự biến động không do nơi mình , Ở đây chỉ có thể nói sơ qua mà thôi . Lời giải thích ở dưới : Những điều được trình bày sau đây nằm trong bộ Chu Dịch Tâm Pháp Học , do Lam Sơn viết ( Không có bán ) Dịch tức là Kinh Dịch là bộ sách nói về quy luật vận động cũa thế giới tự nhiên , Từ con người ( nhân loại ) từ cá nhân hco đến gia đình , từ gia đình cho đến xã hội , cho đến mọi vật ( lấy ví dụ qua vạng tượng ( 10000 loại tiêu biểu ) con người từ bản chât bản năng , vận động ra sao ? khi gặp sự việc thì sẽ như thế nào , sau đó biến đổi từ tình thế ( hoàn cảnh ) hoá ra tình thá khác hay hoàn cảnh khác . Kinh Dịch chỉ cho chúng ta thấy để chúng ta có thể học theo lý lẽ tự nhiên mà ứng xử . Như thế phải hiểu như kinh dịch nói Bói Quẻ , tự thân nó không phải mê tín dị đoan , mà là khoa học , thuộc về khoa học trong đó có toán học và hình học không gian . Ví dụ như dịch có trình bày qua tám quẻ ( bát quái ) do tiền nhân đặt tên cho tám quẻ chính ( chánh ) : Càn , Khảm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài . Tám quẻ dịch được an vị trên bảng Cửu Cung ( 9 cung ) Lạc Thư . Trước khi đi sâu vào bài viết , thì người đọc sẽ bở ngỡ trước một số những từ ngữ ( chữ ) như Kinh Dịch, Chu Dịch , Như bát quái , đối với người bình thường đã không dể hiểu , huống chi .. Nói về quẻ dịch , mỗi quẻ có 6 hào tức là 6 yếu tố hay 6 lĩnh vực thuộc về một người , Mỗi hào là một vạch ( gạch ) quẻ , ( ___ __ __) những ký hiệu nầy : vạch đứt và vạch liền , vạch liền là dương , đứt là âm . ví dụ như bình thường là vạch liền ( dương ) khi bị động thì vạch liền bèn đứt ra làm 2 phần , ( dương động biến âm ) là vạch linề khi động thì đứt ra thành âm , âm là vạch đứt khi động thì hợp liền lại thành dương , người thời nay viết dương là dấu cộng , âm là dấu trừ Khi quẻ động thì toàn quẻ sẽ động , theo tác động dây chuyền , cho nên mới có câu rút dây động dừng : “Rút dây động dừng” “Dừng”-tấm mành làm bằng những thanh tre, nứa… vót tròn hoặc dẹt, được kết với nhau bằng những sợi mây, treo ở hiên thềm, gian giữa (như đã nói ở trên) có tác dụng ngăn nắng gió và tăng sự kín đáo cho phòng khách (ngồi bằng trường kỷ hay tấm phản). “Dừng” có thể buông xuống hoặc kéo lên cuộn tròn sát mái hiên bằng sợi dây thừng nhỏ. Vì vậy, “dây” và “dừng” có liên quan trực tiếp với nhau như trong gia đình một cá nhân có việc thì cả gia đình đều có liên quan . Quẻ dịch như là một hoàn cảnh , một tình thế hay vấn đề trước mắt mà chúng ta phải giải quyết , cho nên kinh văn viết : quẻ như thế nào thân ta như thế ấy . Quẻ tức là bản thân trong tình thế nào đó . Từ quẻ chánh , khi động một hoặc hai hào thì sẽ biến thành quẻ khác tức là tình thế khác trong tương lai . cho nên quẻ chánh động ( dù một hay hai hào ) cũng vẫn biến thành quẻ mới gọi là quẻ biến . Những câu nói tuỳ cơ ứng biến cũng xuất phát từ kinh dịch mà ra . Trong quẻ dịch có 6 hào , Như môn Bốc Phệ ( bốc là bói , phệ là hỏi ) Sáu hào tượng trưng cho sáu yếu tố liên quan đến một cá nhân , như bản thân ( ngả ) , theo bài thơ ( phú ) vi ngả sinh tử tôn , ngả là mình tức là thể của quẻ , tử thể quẻ ( như kim , mộc , thuỷ , hỏa , thổ . ) Sinh ngả vi phụ mẩu , sinh ra ta là cha mẹ , Ngã sinh vi tử tôn , ta sinh ta tử tôn Khắc ngã vi quan quỹ , khắc hại ta là quan quỹ Ngã khắc vi thê tài, người bị ta khắc là thê tài Đồng ngã vi huynh đệ . giống ta là anh em . Đây là vấn đề rất dài dòng và hơi rắc rối nếu chưa quen , Kinh Dịch theo đời xưa là bộ sách nặng ký , ký ở đây không phải là sức nặng do cân mà có , mà chính là cách nói về giá trị về tình thần . Nếu chỉ đọc sơ qua thì không hiểu được , cho nên cần phải thầy truyền . Sự truyền lẫn, cho nhau người xưa gọi là tâm truyền tâm lửa truyền lửa , người ngoài không được biết . những gì cơ mật trong sự tương truyền . KINH DỊCH NHẬP MÔN Lê Lam Sơn . Tiếp theo bài 1 Để nối tiếp theo bài 1 , người viết xin giới thiệu bài 2 . Trong loạt bài Tâm Pháp Học . Bốc Phệ . Bốc Phệ là gì ? định nghĩa thông lệ , Bốc là bói , phệ là hỏi . Lẽ thường khi con người ta gặp sự việc trong đời sống mà người ta không biết giải nghĩa hoặc không biết phải làm sao , thì phiả tìm người để hỏi đời xưa hỏi theo nghĩa của từ Hán Việt , hỏi nghĩa là vấn , như khi đi thi có phần người giám khảo hỏi một thí sinh một vài câu hỏi bằng miệng , nên phần nầy gọi là vấn đáp ( hỏi và đáp ) Bốc phệ chính là một trong những đề mục chính trong kinh dịch , trong phnầ kỷ thuật ứng dụng thực hành . Vì Bốc phệ quan trọng như Lục Thập Hoa Giáp , và Bảng Lạc Thư Cửu Cung . Cho nên chúng ta không thể bỏ qua . Đến đây bước qua phần ứng dụng hay áp dụng ( kỷ thuật thực hành ) Kinh dịch gồm có 64 quẻ Dịch . Mỗi quẻ có 6 hào hay 6 vạch ( gạch ) liền tượng trưng cho dương , vạch đứt tượng trưng cho âm . Khi đọc tên ( định danh ) quẻ dịch thì từ trên xuống dưới . Khi tính sự việc thì tính từ dưới lên trên . Các bạn nên tập làm quen với những từ ngữ ( thuật ngữ ) kỷ thuật được dùng trong kinh dịch , như thượng là ở trên , hạ là ở dưới , nội là trong và ngoại là ngoài . Tiền là trước , hậu sau , quốc là nước , gia là nhà . Quẻ dịch có Tám quẻ thường nói là bát quái ( bát là 8 ) ; quái là quẻ . bắt đầu từ quẻ Càn ( hay Kiền ) ở Tây bắc , thuộc dương kim , đi theo kim đồng hồ ( vòng tròn ) kế tiếp là Khảm , ở Bắc thuộc Thuỷ , tiếp theo là Cấn dương thổ , ở Đông Bắc , Chấn thuộc dương Mộc , ở Đông , Tốn âm mộc ở Đông Nam , Ly Hỏa ở Nam , Khôn âm thổ ở Tây Nam , Đoài âm kim ở Tây . Mỗi quẻ dịch có 6 hào , đếm từ hào đâu tiên ( hào thứ nhất là hào sơ ) đến nhị ( 2 ) Tam ( 3 ) Tứ ( 4 ) Ngũ ( 5 ) Lục ( 6 ) nhưng đặc biệt hào dương gọi là cửu ( 9 ) , âm là lục ( 6 ) . Mỗi quẻ chính có một hành , (chữ hành là một thuật ngữ ) như ta thường nói hành tinh . Khi tiền nhân căn cứ nơi từ trường của 5 hành tinh , Kim , Mộc , Thuỷ , Hoả, Thổ , quay chung quanh thái dương hệ song song với trái đất . những chi tiết về điều nầy sẽ được trinh bày nơi những phần về sau . Do đó tám quẻ ( bát quái ) có liên quan trong học thuyết kinh dịch đều mang một hành riêng biệt . Càn dương kim , Khảm thuỷ , Cấn dương thổ , Chấn dương mộc , Tốn âm mộc , Ly hỏa , Khôn âm thổ , Đoài âm kim . Vì thế nên khi xem xét sự việc ( bói quẻ ) khi lập quẻ dịch , căn cứ nơi hành của quẻ chính ( quẻ mẹ ) . Từ quẻ quẹ mới xác định được các hào trong quẻ là gì , như một người trong gia đình có liên hệ như thế. nào với chủ gia đình . Theo nguyên tắc : Càn dương kim , lệ thường quẻ có sáu hào , nên hình thể của quẻ Càn như sau : Tuất ___ Phụ mẫu Thế ( cha mẹ ) Thân ___ Huynh đệ ( Anh em ) Ngọ ___ Quan quỹ ( người có quyền đối với mình ) Thìn ___ Phụ mẫu Ứng ( cha mẹ ) Dần ___ Thê tài ( vợ hay tài sản ) Tý ___ Tử tôn ( con cháu ) Khi lập quẻ , thường thường người xưa gài thêm can chi bên hào quẻ , sau đó đối chiếu hành của Quẻ với hành của hào , mà xác định được thân phận của hào đói với quẻ mẹ . Như ở quẻ Càn hành dương kim , đối với hào Tuất thổ , thổ sinh ra kim , nên hào tuất là phụ mẫu cha mẹ của quẻ . Hào Thân thuộc kim đồng hành nên là anh em . ( từ ngữ Hán Việt gọi là huynh đệ ) Hoà Ngọ hành hỏa nên khắc kim là quan quỹ . Hào thìn thổ sinh kim nên là Phụ mẫu, Hào Dần mộc bị kim khắc chế nên là thê tài ( vợ hay tiền bạc ) . Hoà Tý thuỷ được kim sinh nên là tử tôn con cháu . Nhờ những chi tiết nầy mà sự xét đoán sẽ chính xác . Bài viết còn tiếp
|