Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - HỌC THUẬT KINH DỊCH  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
HỌC THUẬT KINH DỊCH (Read 1455 times)
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH / BÓI TOÁN LÀ GÌ
Reply #15 - 20. Jul 2019 , 21:36
 
                           CỔ HỌC TINH HOA
                             BÓI TOÁN LÀ GÌ
Lê Lam Sơn
Nói đến hai chữ bói toán , hầu như nhiều người Việt trong lẫn ngoại quốc đều có thể nghe quen . Tuy nhiên nếu nói về ý nghĩa đích thực cũa hai chử bói toán , thì chưa có bài viết nào xác định cho rõ ràng được .
Nói cho dể hiểu hơn rõ ràng hơn , nhất là khi có sự hiểu biết, hoăc có kiến thức thâm sâu về bói toán , thì mời có thể trình bày rỏ ràng được . Định nghĩa theo sự hiểu biết riêng cũa người viết .
Bói Toán gồm có hai chữ , bói và toán . Bói do chữ Bốc từ chữ bốc phệ mà ra ( phệ là hỏi ) , bốc là bói ( là dùng phương pháp để bói hay để xem xét , gồm có đặt ra vấn đề , xem xét , cứu xét , phân tích và tìm ra cách để giải quyết ) Nguyên lai là từ ý nghĩa cũa Nguyên Lý học , tức là từ Dịch học . 
Trong dân gian thường có nhiều cách bói , tuy nhiên bói theo người viết là bói quẻ ( theo kinh dịch tức là bói bằng quẻ dịch ) Trước tiên , thời xa xưa , Cách thức bói quẻ dịch ( diệt ) chỉ được sử dụng dành riêng trong triều đình thời phong kiến quân chủ . không dành cho dân chúng . Kể cả tài liệu thư sách cũng đều bị nghiêm cấm không được phổ biến có tính cách quảng bá rộng rải như ngày nay .
Về sau các cách thức bói toán theo quẻ dịch , dần dần bị lộ ra ngoài dân .
Từ kinh dịch , từ nguyên lý học , có nhiều cách thức , nhiều phương pháp ,tuy vậy nhưng khi đi vào phần kỷ thuật ứng dụng ,thì giống như toán học , chỉ có mỗi định đề hay định lý toán , còn cách suy luận , suy diễn , suy tính , thì có nhiều do tùy theo căn cơ cũa từng cá nhân .
Cũng từ nơi Nguyên lý học , chúng ta thấy có nhiều môn hay khoa khác nhau . Từ Phong Thuỷ Địa Lý  , Thuật Toán Thái Ất , Huyên Không Cổ Dịch , Độn Giáp Kỳ Môn . V…v… có rất nhiều , đây là những pháp thuật , kỷ thuật ứng dụng của kinh dịch . Nếu không học hay không được truyền thì sẽ không thể nào hiểu được . 
Ví dụ như theo phương pháp tính ngược gọi là ngược dòng , hay ngồi trên đầu ngựa mà tính theo đời xưa , khi đi hành quân , cấp chị huy baò giờ cũng dùng ngựa , khi vị tướng soái ( suý ) đi trước thì có vài vị quan tuỳ tùng (đời nay gọi là sĩ quan tùy viên đi theo . Khi đó đoàn quân tiền phương (đi trươc ) đứng trước trận tiền , mới quan sát địa thế , địa hình , những vị quan tuỳ viên sẽ dùng cách như Bấm Độn , là cách dùng các lóng tay trên bàn tay để tính .
Nói ra thì rất dài dòng , nên chỉ tạm đôi dòng , ghi chép mà thôi .

Lam Sơn
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: HỌC THUẬT KINH DỊCH
Reply #16 - 14. May 2020 , 10:30
 
LÝ DỊCH – DỊCH LÝ – KINH DỊCH VÀ ỨNG DỤNG

Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong vũ trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hoàn cầu. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống.

☯ LÝ DỊCH LÀ GÌ ?

Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong vũ trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hoàn cầu. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống. Rồi tiền nhân đặt cho cái danh chung của Giống và Khác là Âm và Dương hoặc ngược lại, gọi là TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG. Với Triết lý Âm Dương này Tiền Nhân đã suy luận ra định luật 8 gọi là Bát Quái và 64 Tượng Dịch (Quẻ Dịch) đủ sức diễn tả mọi trạng thái biến hoá của Vũ Trụ.

Lý Dịch là một cái lý vô hình nay được Tiền Nhân định danh và hữu hình hóa ra các vạch đứt liền và tìm ra công thức biến hoá luật, lập thành môn khoa học lý luận hẳn hoi về Dịch nên gọi tên là Dịch Lý. Mà Lý Dịch có mặt ở khắp mọi ngành nghề khoa học nên Dịch Lý xứng đáng là môn Khoa Học Tổng Hợp.

☯ DỊCH LÝ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA CON NGƯỜI ?

Con người luôn sống động trong cái lý của Dịch. Nói cách khác mọi hoạt động của con người đều bị và được Lý Dịch chi phối, từ lý trí, tư tưởng cho đến hành động, từ chủ quan đến khách quan, từ các giai đoạn sinh trưởng của con người như: Sinh – Lão – Bệnh – Tử…

Mọi quyết định và hành động của con người đều bị và được chi phối của Dịch Lý. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du đã đúc kết ngắn gọn nói lên điều này:

Đoạn Trường Tân Thanh ( Thuý Kiều ) “…
Ngẫm hay muôn sự tại trời,( nguyên lý tự nhiên )
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”

“Phong trần và thanh cao” đâu phải ai muốn cũng được hoặc ai tránh cũng được. Vì trong cuộc sống ta luôn giao dịch với các yếu tố khách quan của xã hội bên ngoài mà ta thường hay nói là Hên hoặc Xui khi yếu tố khách quan thuận ý ta hoặc nghịch ý ta.

Ngoài ra còn có câu: “Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”. Cũng nói lên sự ảnh hưởng của Lý Dịch ở môi trường bên ngoài trực tiếp can thiệp mọi quyết định tính toán và hành động chủ quan của con người.

☯ BIẾT DỊCH LÝ LÀ BIẾT NHIỀU GÓC NHÌN ĐỂ UYỂN CHUYỂN, LINH ĐỘNG TRONG CUỘC SỐNG HƠN:

Trong cuộc sống của con người luôn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm biến dịch mà các tình huống ta gặp phải không phải lúc nào ta cũng lựa chọn được. Từ đó Tiền Nhân mới khuyên:

_ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

_ “Nhập giang tuỳ khúc – Nhập gia tuỳ tục”

Mỗi người ai cũng có một tính riêng biệt, tuy nhiên đôi lúc ta phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh gặp phải để tốt hơn.

☯ BIẾT DỊCH LÝ ĐỂ TRI THIÊN MỆNH RỒI TẬN NHÂN LỰC:
Tri Thiên Mệnh là biết được giai đoạn Số mệnh và Thời vận như thế nào, để ta tận hết sức của mình mà hành động sao cho tốt nhất. Đây là cái biết của trí tuệ loài người. Cái biết này đã được nhân gian nhắc đến qua Ca Dao Việt Nam:
“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.
(ca dao VN)
Bởi nắng mưa là chuyện thời mùa khí tiết của Trời Đất là yếu tố hết sức khách quan, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt của nhà nông. Ca dao đã mượn hình ảnh “Đi cấy” không phải chỉ để “Đi cấy” mà còn phải nhìn xa trông rộng, để biết sự vận hành biến đổi của nắng mưa sấm sét mà biết thời điểm để “gieo hạt – cày cấy” sao cho đúng lúc mưa thuận gió hòa để có mùa thu hoạch tốt nhất.
☯ BIẾT DỊCH LÝ ĐỂ CHỌN LỰA VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP TỐT NHẤT TRONG ĐỜI SỐNG:
Với Dịch Lý ta biết được từng giai đoạn đang và sẽ đi qua được diễn tiến như thế nào, từ đó ta có sự lựa chọn và đưa ra giải pháp thích hợp mà quyết định và hành động một cách tốt nhất.
Biết Dịch Lý là ta biết được một ngôn ngữ chung của muôn loài vạn vật, nhằm hòa nhịp cùng giai điệu của Vũ Trụ. Một cuộc sống Biết – Hiểu – Cảm và Nhận, một tinh thần An nhiên – Tự tại – Hạnh phúc.

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC 
Reply #17 - 14. May 2020 , 10:46
 
Sau thời gian tạm ngừng loạt bài viết về chủ đề Học Thuật Kinh Dịch, vì nhiều nỗi bận rộn việc tư viêc riêng , việc nước non. Nay Lam Sơn tạm thu xếp được mọi sự mọi việc vào một mối , vì theo phương pháp tính toán riêng ( trong lĩnh vực học thuật của mình ) theo như những gì đã tự lĩnh hội được. Theo người xưa , khi đã học cái Biết , thì phải thực hành sự học. Vì thế đứng trước sự binế chuyển của trời đất , của thế giới , của tình thế chính trị , nói chung là những sự kiện sắp và sẽ có thể ( 85 % ) xảy đến trên quê hương thân yêu. Nên nay Lam Sơn xin đăng lên Diễn Đàn của trường bạn Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt.
Loạt bài. Chu Dịch Tâm Pháp học
Thời gian qua , những bài vỡ mà Lam Sơn mang về ân Trường LVD , Thầy Cô và nhiều Chị Em đã quan tâm và khích lệ , tấm thịnh tình nầy , Lam Sơn xin ghi nhận , và lần nữa , xin ngõ lời chân thành cảm ơn tất cả.
Loạt bài nầy sẽ được gọm tất cả lại và mang tựa đề  :   

  XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC 

KINH DỊCH NHẬP MÔN
Lê Lam Sơn
Mùa Hạ Canh Tý 2020
Người viết do cơ duyên được truyền và học trên 40 năm rồi , vừa học , vừa được truyền theo lối mật truyền về lý thuyết và kỹ thuật thực hành , sẽ từ từ vìết và đưa lên , mong anh chị em copi lại để dành tham khảo , Mình sẽ hết sức cố gắng diễn dịch ra cho dễ hiểu , thật đơn giản như kinh dịch đã trình bày qua ,
Tuy nhiên cần phải có kiến thức căn bản về văn hoá , nhất là về văn Hán Việt hay chữ nho phiên âm ra , kinh dịch sở dĩ hơi khó hiểu và rắc rồi vì đời xưa các cụ thường dùng lối hành văn xưa và dùng tiếng Việt cổ ( xưa ) còn đời nay dùng văn kim ( kim văn là văn ngày nay ) Ngoài phần lý thuyết , còn có phần ứng dụng ( hay áp dụng ) kỹ thuật thực hành trong cuộc sống đối với nhiều vấn đề trong cuốc sống
Kinh Dịch không hoàn toàn về triết học , mà kinh dịch chính là khoa học ( La Scien ) là toán , hình học về không gian , người tinh thông kinh dịch có thể thành tiên tri về toán học , nói như thế là vì môn học kinh dịch được mệnh danh là lý lẽ ( logique ) như người mình thương nghe hai chữ Nhân và Quả , nhân đây không phải là người mà là nguyên nhân tương quan và tác động lên sự kiện , và quả là kết quả về sau ( hậu quả ) có nguyên nhân thì có kết quả , ví dụ như trong kinh dịch có nói về quẻ , quẻ có 8 quẻ chánh ( chính ) Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài ở vị trí chung quanh vòng tròn .
Mỗi quẻ chồng lên nhau 8 X 8 = 64 quẻ dịch . Dịch là chuyển động , là biến đổi , thay đổi . Dịch là gặp nhau giao nhau , thành ra sự và việc . Dịch là giãn dị là dịch có hệ thống , vì có hệ thống cho nên có trật tự , có thứ tự , nên nếu như có học qua , như học toán hay học kỷ sư , thì sẽ biết cách . Dịch có quẻ Chánh .... Quẻ hổ và quẻ biến , nên ta thường nghe nói biến động , thật ra do bị động mà thành ra có biến , từ quẻ chính do bị động mà biến thành ra quẻ khác .
Do đó trong dịch các vị tiền nhân đời trước có nói : khi làm gì cũngt phải hết sức thận trọng , nhất là khi làm liên quan đến chính trị , không được nghiêng về bên nầy lệch lạc về ben kia , đôi khi sự biến động không do nơi mình , Ở đây chỉ có thể nói sơ qua mà thôi . Lời giải thích ở dưới : Những điều được trình bày sau đây nằm trong bộ Chu Dịch Tâm Pháp Học , do Lam Sơn viết ( Không có bán )
Dịch tức là Kinh Dịch là bộ sách nói về quy luật vận động cũa thế giới tự nhiên , Từ con người ( nhân loại ) từ cá nhân hco đến gia đình , từ gia đình cho đến xã hội , cho đến mọi vật ( lấy ví dụ qua vạng tượng ( 10000 loại tiêu biểu ) con người từ bản chât bản năng , vận động ra sao ? khi gặp sự việc thì sẽ như thế nào , sau đó biến đổi từ tình thế ( hoàn cảnh ) hoá ra tình thá khác hay hoàn cảnh khác .
Kinh Dịch chỉ cho chúng ta thấy để chúng ta có thể học theo lý lẽ tự nhiên mà ứng xử . Như thế phải hiểu như kinh dịch nói Bói Quẻ , tự thân nó không phải mê tín dị đoan , mà là khoa học , thuộc về khoa học trong đó có toán học và hình học không gian .
Ví dụ như dịch có trình bày qua tám quẻ ( bát quái ) do tiền nhân đặt tên cho tám quẻ chính ( chánh ) : Càn , Khảm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài . Tám quẻ dịch được an vị trên bảng Cửu Cung ( 9 cung ) Lạc Thư .
Trước khi đi sâu vào bài viết , thì người đọc sẽ bở ngỡ trước một số những từ ngữ ( chữ ) như Kinh Dịch, Chu Dịch , Như bát quái , đối với người bình thường đã không dể hiểu , huống chi ..
Nói về quẻ dịch , mỗi quẻ có 6 hào tức là 6 yếu tố hay 6 lĩnh vực thuộc về một người ,
Mỗi hào là một vạch ( gạch ) quẻ , ( ___ __ __) những ký hiệu nầy : vạch đứt và vạch liền , vạch liền là dương , đứt là âm . ví dụ như bình thường là vạch liền ( dương ) khi bị động thì vạch liền bèn đứt ra làm 2 phần , ( dương động biến âm ) là vạch linề khi động thì đứt ra thành âm , âm là vạch đứt khi động thì hợp liền lại thành dương , người thời nay viết dương là dấu cộng , âm là dấu trừ
Khi quẻ động thì toàn quẻ sẽ động , theo tác động dây chuyền , cho nên mới có câu rút dây động dừng : “Rút dây động dừng”
“Dừng”-tấm mành làm bằng những thanh tre, nứa… vót tròn hoặc dẹt, được kết với nhau bằng những sợi mây, treo ở hiên thềm, gian giữa (như đã nói ở trên) có tác dụng ngăn nắng gió và tăng sự kín đáo cho phòng khách (ngồi bằng trường kỷ hay tấm phản).
“Dừng” có thể buông xuống hoặc kéo lên cuộn tròn sát mái hiên bằng sợi dây thừng nhỏ. Vì vậy, “dây” và “dừng” có liên quan trực tiếp với nhau như trong gia đình một cá nhân có việc thì cả gia đình đều có liên quan .
Quẻ dịch như là một hoàn cảnh , một tình thế hay vấn đề trước mắt mà chúng ta phải giải quyết , cho nên kinh văn viết : quẻ như thế nào thân ta như thế ấy . Quẻ tức là bản thân trong tình thế nào đó .
Từ quẻ chánh , khi động một hoặc hai hào thì sẽ biến thành quẻ khác tức là tình thế khác trong tương lai . cho nên quẻ chánh động ( dù một hay hai hào ) cũng vẫn biến thành quẻ mới gọi là quẻ biến . Những câu nói tuỳ cơ ứng biến cũng xuất phát từ kinh dịch mà ra .
Trong quẻ dịch có 6 hào , Như môn Bốc Phệ ( bốc là bói , phệ là hỏi )
Sáu hào tượng trưng cho sáu yếu tố liên quan đến một cá nhân , như bản thân ( ngả ) , theo bài thơ ( phú ) vi ngả sinh tử tôn , ngả là mình tức là thể của quẻ , tử thể quẻ ( như kim , mộc , thuỷ , hỏa , thổ . )
Sinh ngả vi phụ mẩu , sinh ra ta là cha mẹ ,
Ngã sinh vi tử tôn , ta sinh ta tử tôn
Khắc ngã vi quan quỹ , khắc hại ta là quan quỹ
Ngã khắc vi thê tài, người bị ta khắc là thê tài
Đồng ngã vi huynh đệ . giống ta là anh em .
Đây là vấn đề rất dài dòng và hơi rắc rối nếu chưa quen , Kinh Dịch theo đời xưa là bộ sách nặng ký , ký ở đây không phải là sức nặng do cân mà có , mà chính là cách nói về giá trị về tình thần .
Nếu chỉ đọc sơ qua thì không hiểu được , cho nên cần phải thầy truyền . Sự truyền lẫn, cho nhau người xưa gọi là tâm truyền tâm lửa truyền lửa , người ngoài không được biết . những gì cơ mật trong sự tương truyền .
KINH DỊCH NHẬP MÔN
Lê Lam Sơn .
Tiếp theo bài 1
Để nối tiếp theo bài 1 , người viết xin giới thiệu bài 2 . Trong loạt bài Tâm Pháp Học .
Bốc Phệ .
Bốc Phệ là gì ? định nghĩa thông lệ , Bốc là bói , phệ là hỏi . Lẽ thường khi con người ta gặp sự việc trong đời sống mà người ta không biết giải nghĩa hoặc không biết phải làm sao , thì phiả tìm người để hỏi đời xưa hỏi theo nghĩa của từ Hán Việt , hỏi nghĩa là vấn , như khi đi thi có phần người giám khảo hỏi một thí sinh một vài câu hỏi bằng miệng , nên phần nầy gọi là vấn đáp ( hỏi và đáp )
Bốc phệ chính là một trong những đề mục chính trong kinh dịch , trong phnầ kỷ thuật ứng dụng thực hành . Vì Bốc phệ quan trọng như Lục Thập Hoa Giáp , và Bảng Lạc Thư Cửu Cung . Cho nên chúng ta không thể bỏ qua .
Đến đây bước qua phần ứng dụng hay áp dụng ( kỷ thuật thực hành )
Kinh dịch gồm có 64 quẻ Dịch . Mỗi quẻ có 6 hào hay 6 vạch ( gạch ) liền tượng trưng cho dương , vạch đứt tượng trưng cho âm . Khi đọc tên ( định danh ) quẻ dịch thì từ trên xuống dưới . Khi tính sự việc thì tính từ dưới lên trên .
Các bạn nên tập làm quen với những từ ngữ ( thuật ngữ ) kỷ thuật được dùng trong kinh dịch , như thượng là ở trên , hạ là ở dưới , nội là trong và ngoại là ngoài . Tiền là trước , hậu sau , quốc là nước , gia là nhà .
Quẻ dịch có Tám quẻ thường nói là bát quái ( bát là 8 ) ; quái là quẻ . bắt đầu từ quẻ Càn ( hay Kiền ) ở Tây bắc , thuộc dương kim , đi theo kim đồng hồ ( vòng tròn ) kế tiếp là Khảm , ở Bắc thuộc Thuỷ , tiếp theo là Cấn dương thổ , ở Đông Bắc , Chấn thuộc dương Mộc , ở Đông , Tốn âm mộc ở Đông Nam , Ly Hỏa ở Nam , Khôn âm thổ ở Tây Nam , Đoài âm kim ở Tây .
Mỗi quẻ dịch có 6 hào , đếm từ hào đâu tiên ( hào thứ nhất là hào sơ ) đến nhị ( 2 ) Tam ( 3 ) Tứ ( 4 ) Ngũ ( 5 ) Lục ( 6 ) nhưng đặc biệt hào dương gọi là cửu ( 9 ) , âm là lục ( 6 ) . Mỗi quẻ chính có một hành , (chữ hành là một thuật ngữ ) như ta thường nói hành tinh . Khi tiền nhân căn cứ nơi từ trường của 5 hành tinh , Kim , Mộc , Thuỷ , Hoả, Thổ , quay chung quanh thái dương hệ song song với trái đất . những chi tiết về điều nầy sẽ được trinh bày nơi những phần về sau .
Do đó tám quẻ ( bát quái ) có liên quan trong học thuyết kinh dịch đều mang một hành riêng biệt . Càn dương kim , Khảm thuỷ , Cấn dương thổ , Chấn dương mộc , Tốn âm mộc , Ly hỏa , Khôn âm thổ , Đoài âm kim .
Vì thế nên khi xem xét sự việc ( bói quẻ ) khi lập quẻ dịch , căn cứ nơi hành của quẻ chính ( quẻ mẹ ) . Từ quẻ quẹ mới xác định được các hào trong quẻ là gì , như một người trong gia đình có liên hệ như thế. nào với chủ gia đình .
Theo nguyên tắc : Càn dương kim , lệ thường quẻ có sáu hào , nên hình thể của quẻ Càn như sau :
Tuất ___ Phụ mẫu Thế ( cha mẹ )
Thân ___ Huynh đệ ( Anh em )
Ngọ ___ Quan quỹ ( người có quyền đối với mình )
Thìn ___ Phụ mẫu Ứng ( cha mẹ )
Dần ___ Thê tài ( vợ hay tài sản )
Tý ___ Tử tôn ( con cháu )
Khi lập quẻ , thường thường người xưa gài thêm can chi bên hào quẻ , sau đó đối chiếu hành của Quẻ với hành của hào , mà xác định được thân phận của hào đói với quẻ mẹ .
Như ở quẻ Càn hành dương kim , đối với hào Tuất thổ , thổ sinh ra kim , nên hào tuất là phụ mẫu cha mẹ của quẻ . Hào Thân thuộc kim đồng hành nên là anh em . ( từ ngữ Hán Việt gọi là huynh đệ ) Hoà Ngọ hành hỏa nên khắc kim là quan quỹ . Hào thìn thổ sinh kim nên là Phụ mẫu, Hào Dần mộc bị kim khắc chế nên là thê tài ( vợ hay tiền bạc ) . Hoà Tý thuỷ được kim sinh nên là tử tôn con cháu . Nhờ những chi tiết nầy mà sự xét đoán sẽ chính xác .
Bài viết còn tiếp
Back to top
« Last Edit: 18. May 2020 , 07:09 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: XEM BINH THƯ BÀN VIỆC NƯỚC 
Reply #18 - 15. May 2020 , 02:11
 
KINH DỊCH NHẬP MÔN
Lê Lam Sơn .
Tiếp theo bài 1
Để nối tiếp theo bài 1 , người viết xin giới thiệu bài 2 . Trong loạt bài Tâm Pháp Học .
Bốc Phệ .
Bốc Phệ là gì ? định nghĩa thông lệ , Bốc là bói , phệ là hỏi . Lẽ thường khi con người ta gặp sự việc trong đời sống mà người ta không biết giải nghĩa hoặc không biết phải làm sao , thì phiả tìm người để hỏi đời xưa hỏi theo nghĩa của từ Hán Việt , hỏi nghĩa là vấn , như khi đi thi có phần người giám khảo hỏi một thí sinh một vài câu hỏi bằng miệng , nên phần nầy gọi là vấn đáp ( hỏi và đáp )
Bốc phệ chính là một trong những đề mục chính trong kinh dịch , trong phnầ kỷ thuật ứng dụng thực hành . Vì Bốc phệ quan trọng như Lục Thập Hoa Giáp , và Bảng Lạc Thư Cửu Cung . Cho nên chúng ta không thể bỏ qua .   
Đến đây bước qua phần ứng dụng hay áp dụng ( kỷ thuật thực hành )
Kinh dịch gồm có 64 quẻ Dịch . Mỗi quẻ có 6 hào hay 6 vạch ( gạch )  liền tượng trưng cho dương , vạch đứt tượng trưng cho âm . Khi đọc tên ( định danh ) quẻ dịch thì từ trên xuống dưới . Khi tính sự việc thì tính từ dưới lên trên .
Các bạn nên tập làm quen với những từ ngữ ( thuật ngữ ) kỷ thuật được dùng trong kinh dịch , như thượng là ở trên , hạ là ở dưới , nội là trong và ngoại là ngoài . Tiền là trước , hậu sau , quốc là nước , gia là nhà .
Quẻ  dịch có Tám quẻ thường nói là bát quái ( bát là 8 ) ; quái là quẻ . bắt đầu từ quẻ Càn ( hay Kiền ) ở Tây bắc , thuộc dương kim , đi theo kim đồng hồ ( vòng tròn ) kế tiếp là Khảm , ở Bắc thuộc Thuỷ , tiếp theo là Cấn dương thổ , ở Đông Bắc , Chấn thuộc dương Mộc , ở Đông , Tốn âm mộc ở Đông Nam , Ly Hỏa ở Nam , Khôn âm thổ ở Tây Nam , Đoài âm kim ở Tây .
Mỗi quẻ dịch có 6 hào , đếm từ hào đâu tiên ( hào thứ nhất là hào sơ ) đến nhị ( 2 ) Tam ( 3 ) Tứ ( 4 ) Ngũ ( 5 ) Lục ( 6 ) nhưng đặc biệt hào dương gọi là cửu ( 9 )  , âm là lục ( 6 ) . Mỗi quẻ chính có một hành ,  (chữ hành là một thuật ngữ ) như ta thường nói hành tinh . Khi tiền nhân căn cứ nơi từ trường của 5 hành tinh , Kim , Mộc , Thuỷ , Hoả, Thổ , quay chung quanh thái dương hệ song song với trái đất . những chi tiết về điều nầy sẽ được trinh bày nơi những phần về sau .
Do đó tám quẻ ( bát quái ) có liên quan trong học thuyết kinh dịch đều mang một hành riêng biệt . Càn dương kim , Khảm thuỷ , Cấn dương thổ , Chấn dương mộc , Tốn âm mộc , Ly hỏa , Khôn âm thổ , Đoài âm kim .
Vì thế nên khi xem xét sự việc ( bói quẻ ) khi lập quẻ dịch , căn cứ nơi hành của quẻ chính ( quẻ mẹ ) . Từ quẻ quẹ mới xác định được các hào trong quẻ là gì , như một người trong gia đình có liên hệ như thế. nào với chủ gia đình .
Theo nguyên tắc : Càn dương kim , lệ thường quẻ có sáu hào , nên hình thể của quẻ Càn như sau :
    Tuất  ___ Phụ mẫu Thế     ( cha mẹ  )
    Thân ___ Huynh đệ           ( Anh em )
     Ngọ  ___ Quan quỹ          ( người có quyền đối với mình )
     Thìn  ___ Phụ mẫu Ứng   ( cha mẹ  )
     Dần   ___ Thê tài              ( vợ hay tài sản )
     Tý     ___ Tử tôn               ( con cháu )
Khi lập quẻ , thường thường người xưa gài thêm can chi bên hào quẻ , sau đó đối chiếu hành của Quẻ với hành của hào , mà xác định được thân phận của hào đói với quẻ mẹ .
Như ở quẻ Càn hành dương kim , đối với hào Tuất thổ , thổ sinh ra kim , nên hào tuất là phụ mẫu cha mẹ của quẻ . Hào Thân thuộc kim đồng hành nên là anh em . ( từ ngữ Hán Việt gọi là huynh đệ ) Hoà Ngọ hành hỏa nên khắc kim là quan quỹ . Hào thìn thổ sinh kim nên là Phụ mẫu, Hào Dần mộc bị kim khắc chế nên là thê tài ( vợ hay tiền bạc ) . Hoà Tý thuỷ được kim sinh nên là tử tôn con cháu . Nhờ những chi tiết nầy mà sự xét đoán sẽ chính xác .    

Back to top
« Last Edit: 18. May 2020 , 07:09 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
HỌC THUẬT KINH DỊCH BỐC PHỆ
Reply #19 - 24. May 2020 , 03:33
 
BỐC PHỆ 
Lê Lam Sơn
Bài 3
Bốc Phệ
Sau đây là bài phú ( như thể văn vần ) về lục thân hay là sáu yếu tố liên hệ mật thiết với bản thân một người . ( thường tình trong một gia đình )
Ngã là lời tự xưng ( ngã là ta )
Sinh ngã vi phụ mẫu : sinh ra ta là cha mẹ ( sinh ra thể quẻ ) 
Ngã sinh vi tử tôn : từ thể quẻ sinh ra là con cháu ,
Khắc ngã vi quan quỹ : là vật hay người có thể khắc chế bản thể
Ngã khắc vi thê tài : vật hay người bị ta điều khiển xử dụng như vô hay tiền bạc
Đồng ngã vi huynh đệ : đồng cùng hành với bản thể là huynh đệ , anh chị em
Sau đây là phần giải thích những thuật ngữ ( từ ngữ kỷ thuật ) được dùng trong bài viết về Bốc Phệ .
Thông thường khi xem quẻ dịch , người nhờ xem ngồi một bên người xem quẻ sẽ làm những việc cần thiết , trang trải tờ giấy để ghi chép . Sau khi lấy được quẻ ( có thể bằng nhiều cách khác nhau ) người xem ( vị thầy bói ) ghi chép về quẻ , ghi tên quẻ , thể quẻ kim , mộc , thuỷ , hỏa thổ .
Việc nầy rất hệ trọng , vì khi biết thể quẻ thì mới xác định hào nào trong quẻ có vai trò gì ?Từ hành cũa thể quẻ xác định được các hào quẻ ,kế tiếp theo là ghi thêm Thế Ứng vào hào của quẻ . Càng đi vào chi tiết thì chúng ta mới biết , khi xem xét một quẻ dịch , cũng giống như một người tham dự vào buổi họp về Tham Mưu quân sự .

Thành thử khi đã học hỏi và được truyền đạt ,và khi thực sự làm việc với kinh dịch , thì mới biết rằng việc bói quẻ không hề là mê tín dị đoan . Sở dĩ người viết nói như thế là vì theo quan điểm của tiền nhân mà viết rằng Dịch học là cái sở học của bậc Tể Phụ . tức là cái môn học dành cho những chuyên viên giữ trọng trách về tham mưu ở cấp cao .

Thời xưa , kinh dịch là bộ kinh tối cổ , được các triều đình thời quân chủ ( giống như Hội Đồng Chính Phủ ngày nay )dành lấy và chỉ dành riêng để xử dụng riêng của triều đình .

Phần lục thân trong bốc phệ , trong lĩnh vực cố vấn tham mưu sẽ hiuể một cách khác những thuật ngữ như , Phụ Mẫu , Huynh Đệ , Tử Tôn , Thê Tài ….v….v .. Những điều nầy phải được truyền dạy thì mới có thể hiểu được .

Phụ Mẩu thường được hiểu là cha , mẹ . nhưng trong việc Quốc Sư , hay Quân sự thì phụ mẫu sẽ được hiểu khác hơn , đó là nhân sự như là Tổng Chỉ Huy . Huynh đệ là cộng tác viên , Tử Tôn là Tuỳ viên ( nhân viên tuỳ tùng phụ tá ) Quan quỹ như giới chức giữ trách nhiệm thưởng phạt hay là thành phần giữ quyền lực trực tiếp , như giám thị , như nhân viên an ninh , như cảnh sát . Thê tài như tài chính .

Thành thử khi đi vào hệ thống đa nguyên đa chiều cũa kinh dịch , chúng ta sẽ nhận ra những lời ẩn dụ , tương tư mơ hồ , vì toàn dùng ẩn dụ . Dịch không sai lầm , chỉ có vì chúng ta chưa hiểu đúng . Nếu hiểu đúng biết đúng và làm đúng , thì ta sẽ tránh được những lỗi lầm không đáng được xảy ra .

Những lời lẽ được dùng trong Thoán từ , Hào Từ được dùng trong 64 quẻ dịch là ngôn từ được dùng trong việc đối đáp giữa quan với vua .Nguyên tắc trong dịch đó là lời lẽ chính xác , không hề có chuyện lấp lững , mơ hồ , để sau nầy đổ thừa rằng thì , là , tại , bị . Vì lời người đời xưa có câu : Gần vua như gần cọp . Nói lỡ lời thì đã mang tội chết.

Kế tiếp theo là sau khi lập thành quẻ dịch , vị thầy bói quẻ phải ghi bên cạnh , năm , tháng , ngày , giờ xem quẻ . Những thuật ngữ như Niên là Năm , hay Tuế ( Thái Tuế ) , Nguyệt là tháng , nhật là ngày , thời là giờ xem . Vì theo kinh văn , việc xa định năm , tháng , viêc gần tính ngày giờ .

Khi đi vào phần kỷ thuật ứng dụng ( hay áp dụng ) sẽ có nhiều chi tiết , nếu không muốn nói là nhiêu khê rắc rối . ở bài viết nầy chỉ là thuận tay mà viết ra .
Tại sao người thầy bói quẻ phải ghi cho rỏ năm tháng ngày gìờ lúc xem quẻ . vì sau đó khi xem quẻ phải đối chiếu năm với quẻ , để xem mình như thế nào trong năm , như năm 2020 là Canh Tý, chi Tý thuộc thuỷ , mệnh cũa người xem là mộc , như vậy mệnh mộc được thuỷ sinh , đó là một ví dụ mà thôi. Khi đi vào quẻ dịch , việc xa , viêc lớn định năm tháng  , việc gần tính ngày giờ .

Ví dụ như xem quẻ trong ngày Giáp Dần , thì xem tháng tư ( tháng tư là Tị ) sẽ đối chiếu với hào trong quẽ dịch , xem Tị có nhập vào hào quẻ không , nếu có thì ghi ra giấy , hào có chi tị ( là nguyệt kiến ) xem coi tháng tư tị có xung khác hay sinh hợp với hào của quẻ hay không ? Nếu sinh hợp và ngày xem quẻ cũng như vậy , thì gọi là Nhật sinh nguyệt trợ , tức là cá nhân được sự hổ trợ của siêu nhiên ( tư nhiên ) Đây là nói về khoa học cũa đông phương .   



Back to top
« Last Edit: 24. May 2020 , 03:34 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra