Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Truyện ngắn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 ... 11
Send Topic In ra
Truyện ngắn (Read 28273 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #60 - 10. May 2007 , 02:07
 
Cô Giáo Ngụy





'Cô giáo Ngụy, cô giáo Ngụy  sắp vô lớp đó nghe tụi bay ...', một đứa học trò la lớn. Bọn con trai mấy đứa con trai đang quây quần cuối lớp khác chơi trò 'dích' hình,  đứa nào đứa nấy tóm vội vã thâu tóm lại mấy tấm hình màu bằng bìa cứng có in hình sặc sỡ. Bọn con gái đang tụm ba tụm bảy nói chuyện nô đùa cũng vội vàng quay về chỗ cũ. Cô giáo Mai lễ mễ ôm phần chia nhu yếu phẩm của cô tháng này, gồm mấy trăm gam thịt, mấy trăm gam đường bước vào lớp . Cô bước vào lớp, tất cả học sinh đứng lên chào. Sau khi để gói thịt, gói đường cẩn thận vào trong giỏ. Cô mĩm cười : ' Cô cho các trò ngồi xuống. Các trò làm chi  ồn rứa bộ định làm loạn giống ... '



Mai định nói làm loạn giống 'Việt Cộng' như thói quen cô vẫn nói khi la rầy học trò trước kia, nhưng cô ngưng lại kịp.  Sau khi nghe em lớp trưởng điểm danh, cô bắt đầu khảo bài. Học trò của cô phần nhiều thuộc những gia đình mà chính quyền mới gọi là thành phần có nợ máu với nhân dân hoặc có vấn đề với 'cách mạng'. Hầu hết cha của các em đang bị cầm tù trong các trại tập trung cải tạo. Thêm vào đó có khoảng một vài em thuộc gia đình cán bộ Cộng Sản cao cấp mới vào Nam. Phần đông các học trò miền Nam những năm đầu sau khi bị 'giải phóng' các em học trò miền Nam còn rất ngoan và kính trọng thầy cô, và ngược lại thầy cô miền Nam cũng còn coi công việc gõ đầu trẻ là một thiên chức chứ không phải thuần túy là một để sinh nhai.  Mai ra trường Sư Phạm Đà Nẵng đi dạy được hai năm thì miền Nam mất. Cô được chính quyền mới cho đi dạy lại vì theo họ lý lịch của cô tương đối khá sạch, từ ông bà xuống tới cha mẹ không có ai làm lớn trong chính quyền cũ.

Sáng nay như thường lệ sau khi khảo bài cũ cô bắt đầu dạy bài mới. Trước bảng đen  Mai nắn nót viết bài học Pháp văn cho tiết học hôm nay trên bảng đen .



Mardi 26 Septembre 1977

Conjuguez le verbe "Etre" Je suis Tu es  Il est ...



Bỗng một tiếng thét lớn -  Thưa cô trò Hùng cú đầu con  !

Mai nhịp nhịp cái thước gỗ vào bảng không trả lời, cả lớp lại im lặng như tờ chỉ có tiếng bút mực sột soạt trên giấy. Cô tiếp tục viết bài học lên bảng đen. Elle est ...



... Thưa cô trò Hùng bóp …  cu con ... !



Cũng là cái giọng học trò hồi nãy, và lần này cả lớp phá lên cười như ong vỡ tổ. Cô Mai nghiêm mặt quay lại bảo ' Hùng, Quang hai em lên đây ! '.  Hai đứa học trò lớp Sáu, ngồi cạnh nhau một đứa đen đủi nhỏ thó tướng tá loắt choắt nghịch ngợm, áo bỏ ngoài quần và một đứa mặt mũi trắng trẻo dáng điệu mảnh khảnh. Cả hai lấm lét bước lên phía trên. Tuy có hơi giận vì học trò tinh nghịch, nhưng cô Mai vẫn chậm rãi hiền từ . 'Có phải Hùng phá Quang không ?' .  Hùng cúi đầu không đáp, cô Mai lại hỏi lần này giọng nghiêm khắc hơn  ' Có phải em phá bạn làm mất trật tự trong lớp không?'  Hùng nhìn lên trả lời lí nhí - 'Không ạ ! ' .  Lần này thì thằng Quang la lớn,

'  Nó xạo, nó cú đầu con rồi bóp ... '   Mai đưa một ngón tay lên môi ra hiệu cho Quang đừng nói nữa không thì cả lớp lại cười như vỡ chợ. Có nhiều tiếng nhao nhao: ' Trò Quang nói đúng đó cô, thằng Hùng nó có làm đó,  ... nó còn viết bậy lên lưng áo em nè ..' . Thằng Hùng chợt đưa tay làm thành nắm đấm đôi mắt căm hờn: ' Chúng ông sẽ cho tụi mày biết tay nhé ... chúng ông cho bố bọn mày đi cải tạo cứ là đờ người nhé .. ' . Lần này thì cô  Mai thật sự giận dữ -  ' Trong lớp của cô hay bất cứ đâu em cũng không được phép hỗn láo vô phép với người lớn nghe chưa ? nghe  rõ chưa ? ‘ . Em Hùng đến góc kia quay mặt vào tường cho đến hết buổi '  . Buổi dạy học tưởng như bình thường sáng hôm đó đem đến cho   Mai nhiều chuyện bất ngờ sau này.



Vài ngày trong khi lớp Pháp văn của cô đang làm bài kiểm tra , người tùy phái đến lớp của cô mời cô xuống văn phòng hiệu trưởng có chuyện cần.  Mai hỏi, ' Có chi quan trọng  rứa bác Tam ? Lớp tôi đang làm bài thi làm răng mà bỏ đi ? Bác nói đợi tới hết giờ rồi tôi sẽ  xuống bác hỉ ! . ' Người tùy phái già trả lời  ' Dạ tui cũng nói như rứa với bà hiệu trưởng và ông khách, nhưng họ có chịu nghe mô. O xuống nhanh đi, nghe nói ông khách nớ làm lớn lắm ' .  Mai đáp ' Bác Tam à, tôi không thể xuống được ngay bây chừ, bác xuống văn phòng giải thích dùm tôi ... '.  Ông Tam quày quả đi ra . Khoảng vài phút sau một người đàn ông đội nón cối đeo mắt kính đen, tay đeo cái đồng hồ Seiko5 vàng sáng chói , nước da men mét, hàm răng hơi vỗ, mặc quân phục rộng thùng thình, vai đeo xà cạp, ngang nhiên bước thẳng vào lớp, theo sau là ông Tam. Con Trang lớp trưởng sau một vài giây ngỡ ngàng vì người khách vào lớp bất ngờ, nhanh nhẹn  hô lớn 'Nghiêm!' . Cả lớp buông bút viết, đứng thẳng chào khách. Lần này thì đến lượt người đàn ông đội nón cối đeo mắt kính đen ngỡ ngàng và ngạc nhiên đến độ lúng túng, cô giáo Mai đứng trên bục giảng lễ độ hỏi, ' Thưa ông có việc gì cấp thiết không ạ ? '  Người đàn ông nhìn lên  lúng búng trả lời  ' À không, tôi chỉ muốn nói chuyện với cô một vài vấn đề, nhưng bây giờ tôi sẽ đợi cô dưới văn phòng' . Cô Mai từ trên bục gỗ bước xuống từ tốn,  ' Dạ cám ơn ông , xin ông thông cảm, lớp đang làm bài kiểm tra tôi không thể tiếp chuyện ngay với ông' .



Hết giờ Pháp văn cô Mai vội vã xuống văn phòng hiệu trưởng. Bước vào cô hơi ngạc nhiên khi chỉ thấy có  ông khách đang chễm chệ ngồi sau bàn giấy của bà hiệu trưởng. Ông khách đưa tay mời cô ngồi. Ông ta vẫn còn đeo đôi kính Rayban đen trong căn phòng không có cửa sổ. Cô Mai bất giác muốn phì cười, nhưng ngăn lại kịp. Ông khách tự giới thiệu ' Chắc cô không biết tôi là ai, nên không xuống gặp tôi ngay.'  Cô Mai trả lời ngay 'Dạ thưa tôi biết ông là người rất quan trọng nhưng vì bài kiểm tra này quan trọng đến kỳ thi học kỳ của các em .. '

Ông khách ngắt lời 'Ô ! Không không tôi có ý phiền trách gì cô đâu, thực ra thì lúc cô không xuống ngay tôi giận lắm, vì ngoài Bắc mỗi  khi tôi vào trường con tôi học là giáo viên phải đến gặp tôi chứ tôi không bao giờ phải lên kiếm giáo viên cả ' . Cô Mai trả lời  ' Dạ trong ni chắc còn lạc hậu, không biết bao chừ mới theo được bằng ngoài nớ ...' . Cô Mai không biết ông khách đang nghĩ gì và ánh mắt phản ứng ra sao sau cặp kiếng đen.  Ông trầm ngâm một chút rồi nói ' Bây giờ thì tôi hết giận rồi cô ạ. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Thượng Tá  Trần Kình, chính ủy của trung đoàn không quân tiêm kích 935 đóng tại căn cứ không quân Đà Nẵng. Con tôi là Trần Hùng học trong lớp của cô, vài hôm trước đây nó có phản ánh phê bình cô có khuynh hướng bảo vệ bọn con cái thành phần chống cách mạng. Cô Mai nghĩ sao? '



Mai thật sự ngạc nhiên, dầu miền Nam đã bị chiếm đóng hơn hai năm, bởi một đạo quân nói cùng một ngôn ngữ và cùng chung màu da với cô nhưng cô vẫn chưa thật sự chưa hiểu hết về cách suy nghĩ, giao tế của người cộng sản.



Cô trả lời chậm rãi  'Thưa ông Kình, tôi không biết phải trả lời ông ra sao. Tôi là một người thầy giáo chuyên nghiệp, tôi dạy bất cứ học sinh được giao phó cho tôi, tôi không phân biệt đối xử các em theo thành phần gia đình ...  hơn nữa các em khi sinh ra cũng không có sự lựa chọn về lý lịch của cha mẹ. Lý lịch cha mẹ các em theo ý tôi không thuộc phạm vi học đường.  Còn việc tôi phạt em Hùng là vì em đã phá rối trật tự trong giờ dạy học của tôi. Tôi bảo đảm không có vấn đề bênh vực thành phần giai cấp gì đó ...' .



Người đàn ông tên Kình, ngồi thẳng lên đan hai bàn tay vào nhau  'Đó là tư duy của tôi cách đây nữa giờ cô Mai ạ. Sau khi tôi lên lớp của cô thấy việc các em lễ phép chào khách, bàn cô giáo có lọ hoa, các em quần áo chỉnh tề tôi rất lấy làm ấn tượng . Tôi thành khẩn với cô nhá,  tôi chưa thấy trường nào ngoài Bắc học trò có văn hóa như  lớp của cô. Tôi rất mừng thằng Hùng được cô dạy. Thôi thì thế này nhé,  cô cứ công tác tốt, tôi sẽ bảo với đồng chí hiệu trưởng bỏ lời phê bình tiêu cực của tôi về cô đi. Coi như không có sự cố gì cô Mai nhé '

Mai mĩm cười, 'Dạ nếu ông đã dạy thế thì tôi rất vui. Nhưng tôi không dám nhận hết lời khen của ông, vì trong Nam này trường nào lớp nào cũng đứng nghiêm, chào khách chào thầy cô. Còn chuyện trang hoàng  lọ hoa cho bàn thầy cô thì quả thật là công khó của các em học sinh nữ của lớp tôi đã tự ý hái hoa đồng cỏ dại trang điểm cho lớp học, không phải do tôi dạy bảo. '



Ông Kình cười , 'Cô không tuyên truyền cho miền Nam đấy chứ ?  ồ, tôi chỉ đùa thôi cô ạ, vâng tôi tin cô nói sự thật. Còn vấn đề này nữa, sao tôi không thấy lớp cô Mai treo ảnh Bác nhỉ ? '



Mai thán phục sự quan sát của người đàn ông này, chỉ có ít phút trong lớp mà ông Kình đã nhận xét được biết bao nhiêu là chuyện. Cô có biết đâu ngoài Bắc người ta treo hình bác Hồ cũng như trong Nam người ta treo cái gương chiếu yêu trước cửa nhà, để xua đuổi ma quỉ. Việc treo hình của ông Hồ  là một điều bắt buộc, nhà nào cơ quan nào mà không có gương mặt lom lom, cười cười của ông Hồ là có vấn đề lớn. Thành thói quen, nhiều người treo hình bác Hồ như một sự thông báo cùng hồn ma bóng quế nhà tôi có chúa quỉ ở đây nhá ! các ngài ma quỉ hồn ma bóng quế tép riu liệu mà xéo đi ...   Mai ngẫm nghỉ một lúc rồi bảo, 

' Hình như một năm trước đây tôi nhớ có treo, nhưng vì lớp học  xây dựng bằng phương pháp tiền chế, vật liệu là  sắt và tôn ximăng cho nên đinh đóng vào tường không chắc, bức hình lộng kiếng của Bác bị rơi xuống vỡ nát ông ạ '.



Ông Kình hỏi, 'Thế thì sao không báo cáo và thay ngay đi, hồi trước giải phóng các thầy, các cô trong Nam treo ảnh Thiệu ra sao mà bây giờ lại nói đóng đinh không được ? ' . Cô Mai cười xoà, 'Trước giờ trong này không có lệ treo hình lãnh tụ trong nhà riêng hay trong lớp học' . Điều này thì ông Kình có thể tin, vì khi trung đoàn 935 tiếp thu căn cứ KQ Đà Nẵng ông cũng hơi ngạc nhiên khi thấy không có văn phòng, cơ sở nào có treo hình tổng thống Thiệu cả. Nhưng ông đã tự giải thích rằng chắc cũng như  ảnh Bác là biểu tượng thiêng liêng  bọn ngụy khi di tản đã đem ảnh của Thiệu theo để tỏ lòng yêu kính lãnh tụ, như cái đồng chí gì đấy ở ngoài Bắc, nhà cháy nhưng đồng chí ấy cố xông vào để cứu ảnh Bác, trước khi cứu con trai ruột của mình...  Ông chợt thốt lên   'À, công tác chính trị   đảng cầm quyền của Thiệu  yếu nhỉ ! ... À này tôi có xem lý lịch của cô,  khá  trong sạch và  cũng thuộc thành phần cơ bản đấy, cha cô là công nhân sở điện, mẹ làm cho hãng dệt,  không hiểu sao trường chưa cho cô vào đối tượng Đoàn ? Để tôi giúp cho nhé ? '  .   Mai im lặng một chút rồi nói, ' Chuyện hơi dài ông ạ, sợ kể ra đây làm mất thì giờ của ông, nhưng đây không phải chi bộ Đoàn sơ xuất đâu mà là hoàn toàn do tôi cả.'  Ông Kình hơi nhổm người về phía trước, 'Tôi không dám tò mò, nhưng nếu cô muốn kể thì tôi không sợ mất thì giờ cô ạ, tôi muốn tìm cách giúp cô' . Cô Mai yên lặng một lúc, ánh mắt cô trở nên xa xăm, rồi cô chậm rãi kể.



Chuyện xảy ra cũng gần một năm về trước.  Mai gặp lại người bạn học cũ , Đoàn Đình Bình, Bình đã theo cha vô bưng sau cuộc 'tổng khởi nghĩa' thất bại của cộng sản tại Huế năm 1968. Cả lớp của Mai khi ấy  không biết Bình đi đâu hay đã bị chết thảm dưới bàn tay của Việt Cộng khi Bình về ăn tết ở Huế. Đầu năm 1976 Bình được bổ về làm bí thư chi bộ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản tại trường của Mai đang dạy. Lúc đầu hai người không nhận ra nhau, nhưng Mai nhớ ngờ ngợ cái tên người bạn cũ Đoàn Đình Bình, nên sau một lần họp giáo viên Mai hỏi  phải Bình hồi nhỏ có học trường tư thục Bình Minh tại Đà Nẵng không ? Hai người nhận ra nhau, rồi trở nên đôi bạn thân. Mai rất trân quí những kỷ niệm và bạn học của ngày xưa thời học trò. Còn Bình thì cũng vui mừng được gặp lại người bạn xưa của ngôi trường đầy tuổi thơ êm đềm trước khi phải ra Hà Nội để bị hấp thụ một nền giáo dục  rất ư 'vô giáo dục' . Qua một thời gian, Bình âm thầm yêu Mai và muốn tiến xa hơn với Mai, nhưng trước hết phải giới thiệu được cho Mai vào đối tượng Đoàn, thì việc xin lãnh đạo chấp thuận cho cưới Mai sẽ dễ dàng và vinh dự hơn nhiều.  Không hỏi ý kiến Mai, vì muốn dành cho bạn một sự ngạc nhiên mà theo ý Bình đây cũng là một vinh dự cho Mai .  Bình mời Mai tham dự  một buổi họp Đoàn và tuyên bố đề nghị cho Mai được làm đối tượng Đoàn Thanh Niên CS, sau khi đã đọc lý lịch trích ngang trích dọc của Mai trước mặt mọi người để minh chứng Mai thuộc thành phần tốt  . Về phần Mai khi nhận lời  dự buồi họp chỉ vì nể Bình và cũng có đôi chút tò mò muốn biết khi họp Đoàn ngưòi ta rù rì rủ rỉ cái chi .  Mai không ngờ việc xảy ra như thế. Khuôn mặt của Mai từ trắng chuyển sang hồng, Mai im lặng. Cả phòng họp nghĩ là Mai quá xúc động trước cái đặc ân to lớn kia. Một lúc sau Mai mới run run nói ' Cảm ơn anh Bình đã giới thiệu Mai, nhưng Mai không hoàn toàn thuộc thành phần tốt như cách mạng định nghĩa đâu, và cũng không đủ tiêu chuẩn vào Đoàn. Mai đã có chồng, mặc dầu chưa chính thức trên giấy tờ. Chồng của Mai là phi công của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa ' . Câu sau cùng Mai nói chậm, dõng dạc từng chữ như lời tuyên bố . ' Lỗi tại Mai, Mai đã không kể cho anh Bình nghe, vì Mai nghĩ đó chuyện riêng tư, nhưng bây giờ thì bắt buộc Mai phải nói ' . Cả phòng họp lặng thinh, không ai biết phải phản ứng như thế nào,còn Bình đứng sững như trời trồng bên cạnh Mai.  Một hai phút sau đó anh lắc đầu và bỏ ra ngoài.  Mai chạy theo Bình ra đến khoảng sân vắng nói  khẻ với Bình.  ' Mai xin lỗi nhé, nhưng nếu Mai không nói thì suốt đời Mai sẽ áy náy lắm ...  '  .  Bình quay lại hằn học   '  Tại sao Mai không cho tôi biết, Mai làm tôi ngượng trước mặt bao nhiêu người, mà những điều Mai nói là thật hay bịa đặt vậy ? Bình đã hỏi thăm người ta ở chỗ Mai thưòng trú họ nói là Mai chắc chắn còn độc thân mà ... Bình thật không ngờ, không ngờ. Mà nếu điều Mai nói là sự thật Mai có  yêu thằng đó - xin lỗi anh đó

không?  '  . Mai ngạc nhiên về thái độ gần như ghen tương của Bình, Mai không nói gì từ từ kéo sợi dây chuyền từ trong cổ và tháo ra một chiếc nhẫn, loại nhẫn mà phi công sau khi ra trường bên Mỹ thưòng đeo. Mai nói thong thả , 'Mai có chồng thật chứ,  nhẫn cưới của anh ấy trao cho Mai đây này ... '   Bình bưng hai tai không muốn nghe thêm chạy thất thểu ra khỏi cổng.



Ông Kình, chép miệng ' À ra thế, thế thì gay đấy,  Đoàn hay Đảng có quyền từ chối đối tượng chứ có ai có gan dám từ chối vào Đoàn vào Đảng ... À anh chồng của cô bây giờ ở đâu ? còn ở đây hay di tản rồi ? '


...

Mai  nhớ lại câu chuyện các thực tại chưa xa lắm,  vào một ngày cuối tháng Ba năm 1975. Anh Nguyễn Bé Tư, phi công F-5E biệt phái từ Biên Hoà ra. Hai người quen nhau từ mùa xuân 1974 trong một buổi văn nghệ ủy trường của Mai tổ chức để ủy lạo chiến sĩ. Năm 1975, một ngày trước khi Đà Nẵng bị  thất thủ, anh đã gặp Mai. Anh không nói gì nhưng qua nét mặt âu lo của anh,  Mai  biết là tình hình chiến sự ngày càng xấu đi. Anh dẫn đi Mai đi ăn tối ở nhà hàng Bạch Đằng trên bờ sông Hàn, hai người cố tránh không nói gì về chiến tranh để được một lần hẹn hò trọn vẹn. Gần lúc chia tay, anh rút cái nhẫn ra trường bên Mỹ đeo vào ngón tay Mai và nói

'Anh muốn cùng em sống đến cuối cuộc đời, em có thuận làm vợ của anh không ?' Mai không nói được gì, chỉ khe khẽ gật đầu nước mắt bắt đầu tuôn vì xúc động và vui sướng.   Mai đã là phu nhân của Nguyễn Bé Tư từ ngày ấy. Trong buổi tối ngắn ngủi đó hai người đã vẽ ra biết bao nhiêu là mộng đẹp, về ngày cưới về gia đình tương lai...  Đêm đó anh Tư phải vào trực tác chiến trong phi đoàn.  Ngày hôm sau thì Đà Nẵng mất, Mai tìm cách về Sài Gòn vào hỏi bộ Tư Lệnh Không Quân về tin tức của anh Tư. Mai còn nhớ mấy nguời lính Không Quân ai cũng lắc đầu nhìn chị thương cảm ái ngại .  Kể từ đó cái tên Nguyễn Bé Tư  mộc mạc đối với Mai như thuộc về một kiếp nào rất gần mà rất xa xăm. Nhưng cô lúc nào cũng tự nhận là người vợ âm thầm của người phi công Nguyễn Bé Tư.  Câu chuyện cô Mai từ chối vào  Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được đồn ra, được thêm thắt, và từ  đó học trò gọi đùa cô Mai là 'Cô giáo Ngụy'. Cô nghe nhưng không bao giờ la rầy các em vì biết các em không có ý xấu, ngược lại các em từ đó rất kính nể cô, mấy đứa con trai có cha anh là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa,  nói cô Mai chịu chơi và 'chì'  lắm . Mỗi khi nghe ai kêu 'Cô giáo ngụy'  Mai mĩm cười hạnh phúc tự nhủ  '  ừ, Ngụy thì Ngụy mình thua thì người ta gọi mình là giặc .ngày xưa Gia Long cũng gọi Bắc Bình Vương Quang Trung, Tây Sơn là 'Ngụy'  đó thôi ! ' .





Giáng sinh 1980.



Sau nhiều lần vượt biên hụt, Mai bị đuổi không cho dạy nữa. Cô  sinh sống bằng việc lấy mối rau quả và bán lại ở chợ. Một buổi chiều ông Kình ghé ngang hàng của cô lựa lựa mấy bó rau hồi lâu . Cô không nhận ra ông vì bây giờ ông coi có da thịt  hơn trước  nhưng lại già hẳn đi , và không còn đeo kính cặp kính Rayban nữa. Đến khi hết khách ông mới khẻ bảo 'Gớm ! cô không nhận ra tôi à ? Kình đây, tôi kiếm mãi mới biết cô bán hàng ở đây, tôi có thể gặp riêng cô để  nói một chuyện quan trọng không ? tôi sẽ dàn xếp chỗ gặp, cô nhớ đến nhé' .  Buổi chiều hôm đó tại một căn biệt thự, ông Kình đề nghị cô Mai dẫn Hùng con ông đi vượt biên ông sẽ lo mọi chuyện.

Mai dường như không tin vào tai của mình : 'Ông không nói đùa chứ ?' . Ông Kình  nhìn cô cười 'Tôi nghĩ là cô sẽ nói thế. Lời đề nghị của tôi rất nghiêm túc nói như người Sài Gòn là 'một trăm phần dầu' cô ạ  Sau năm năm ở miền Nam tôi thấy chế độ CS đã làm băng hoại mọi sự cô ạ. Những năm chiến tranh thì người ta còn có thể biện minh nhưng khi vào miền Nam thì tôi nhận xét thấy giá trị đạo đức nói chung là trong Nam ưu việt hơn ngoài Bắc. Sau năm năm thì tôi thấy con người CS đã làm cho miền Nam ngày càng tồi tệ càng ngày càng giống như miền Bắc. Tôi đã thấy điều đẹp đẽ trong một xã hội văn minh, tôi không thể nào quay về những cái thấp hèn mà tôi đã mù quáng tôn sùng. Tôi muốn con trai tôi ra đi, tôi không muốn thấy nó trở nên một bánh xe trong cái cỗ máy thống trị này. Nếu cô hứa dẫn nó đi, chăm sóc nó đến năm 18 tuổi tôi sẽ lo tất cả mọi chi phí phương tiện ra đi cho cô.

Lý do tôi nhờ đến cô vì thứ nhất tôi biết cô muốn ra đi và thứ hai cô là nguời rất thật thà, chung thủy. Ngay cả trong người thân tôi cũng không thể thố lộ kế hoạch này hay nhờ ai vì lý do an ninh và tính mạng của tôi, chỉ có cô mới giúp được tôi'. 



Chuyến vuợt biên của  cô do công an Đà Nẵng tổ chức bến bãi, nên việc ra đi phải nói là rất chu đáo . Chuyến đi thật suông sẽ. Tàu vượt biên của Mai sau 5 ngày lênh đên đã cập bến Hương Cảng bình yên vô sự. Tại đây Hùng gặp lại gia đình một người bà con xa ở Hải Phòng đã đến Hương Cảng trước đó một tháng. Hùng muốn nhập chung form định cư với họ . Mai không đồng ý, qua một người trung gian cô gửi thư về Việt Nam hỏi ý kiến ông Kình.  Vài tuần sau, Mai được ông cho biết là ông bằng lòng cho Hùng 'tách form'  với cô, và coi như lời hứa của cô đối với ông đã hoàn thành. Khi được cao ủy phỏng vấn Cô giáo Mai chọn  thành phố Sydney xinh đẹp của quốc gia Úc Đại Lợi làm nơi định cư. Còn Hùng thì theo bà con định cư tại Canada.  Cô Mai đi học lại lấy bằng kỹ sư điện toán, cô rất nhân hậu nhã nhặn  nên được rất nhiều người khác phái theo đuổi, nhưng không có ai có thể thay được hình ảnh của người phi công ngày nào. Trong những năm gần đây khi các hội thân hữu Không Quân QLVNCH được thành lập tại Úc, người ta thường thấy cô trong những buổi họp mặt.  Mai tham gia mọi sinh hoạt, báo chí văn nghệ. Câu hỏi đầu tiên cô hỏi những người lính Không Quân mà cô gặp lần đầu lúc nào cũng là :  có ai biết tin tức gì về anh Nguyễn Bé Tư phi công F-5E biệt phái ở Đà Nẵng hay không ? Cô Mai không biết là lần thứ mấy đã hỏi câu hỏi đó, cô hỏi nhưng chính cô rất sợ câu trả lời về số phận của một người mất tích đã hơn hai mươi lăm năm.

...


Tháng Tư 1998.



Hùng đứa học trò ngày xưa của cô từ Canada qua thăm cô giáo Mai. Hai thầy trò gặp nhau mừng mừng tủi tủi sau mười bảy năm. Hùng bây giờ là một thanh niên tuấn tú lễ phép, rất chững chạc và là một bác sĩ y khoa. Hùng báo cho cô Mai biết là ông Kình đã giải ngũ về hưu, và ông đã tỉnh ngộ hẳn giấc mơ cộng sản và sống rất an phận tại Hà Nội. Trước lúc chia tay, Hùng đưa cho cô Mai  một phong thư niêm kín, 'Em cũng chẳng rõ có cái gì trong ấy mà bố em rất cảnh giác không dám gửi qua bưu điện, hay gửi qua người quen đi nước ngoài, chỉ khi em về Việt Nam bố mới trao cho em và dặn là phải đưa tận tay cho cô, và cho cô rõ là phải khó khăn lắm mới lấy được tư liệu này .. Bố em dặn cô đọc xong đừng phổ biến, không thì rách việc lắm  cô nhé ! '



Trong phong thư là bản sao của tờ phúc trình tổn thất của sở tác chiến  không quân Quân Đội Nhân Dân. Tờ phúc trình như sau:



'Thể theo chỉ thị số ...  Đại Tướng Văn Tiến Dũng đuợc lệnh từ trung ương binh chủng không quân nhân dân phải hạ quyết tâm  khẩn trương làm chủ và tạo điều kiện hồi phục  sử dụng sân bay Đà Nẵng để thành lập bộ phận trinh sát và phòng thủ mặt Nam đề phòng bọn Mỹ có thể quay trở lại can thiệp. Theo tinh thần trên. vào sáng ngày 30 tháng 3   lúc 5 giờ 15 sáng giờ Hà Nội một phi đội tiêm kích cơ hỗn hợp gồm 2 máy bay chủng loại Mig21 và một Mig 17. Phi đội mang bí số KK10 được lệnh cất cánh từ Đồng Hới để trinh sát  sân bay Đà Nẵng  xem xét khả năng bố trí phòng không và máy bay tiêm kích của quân đội ta sau này.   Tiểu đoàn trinh sát  TS5 báo cáo là căn cứ  Đà Nẵng của quân đội Ngụy đã bị bỏ ngỏ hoàn toàn vào lúc  2 giờ sáng 30 tháng 3.  Khi phi đội KK10 đã băng qua Xepon Lào và bắt đầu tiến vào Đà Nẵng từ hướng tây bắc, thì bất ngờ một tiêm kích cơ của Không Quân Ngụy chủng loại F-5E  xuất phát từ Đà Nẵng bất thình lình tiến công. Giặc lái Ngụy sau khi dùng hai tên lửa loại AIM-9B bắn hạ hai chiếc Mig-21 của ta, hắn còn ngoan cố đuổi theo dùng súng bắn hạ thêm một máy bay Mig-17 của ta. Các đồng chí lái của quân đội nhân dân đã  kiên cường bất khuất chống trả suốt gần  7 phút . Các đồng chí lái,  Lai Như Hạch, Hồ Mạc Dịch, Đỗ Mai Quốc đã hy sinh oanh liệt. Còn chiếc tiêm kích cơ địch đã bị tên lửa của ta bắn hạ. Tên giặc lái ngụy nhảy dù đã bị quân dân ta bắt được. Tên giặc lái ác ôn này tên là Nguyễn Bé Tư, cấp bậc Trung Úy số quân .... Trung Ương đã ra lệnh giải quyết thích đáng  tên giặc lái này cương quyết không để những thông tin xấu lọt ra ngoài về sự kiện ba máy bay của không quân nhân dân anh hùng bị một tiêm kích cơ địch bắn hạ trong vòng 7 phút . Bọn địch có thể lợi dụng để nói xấu KQND .



Đồng chí Thượng Tá Nguyễn Công Tâm chánh án,  kiêm công tố viên tòa án nhân dân đã tuyên án tử hình tên giặc lái Nguyễn Bé Tư.  Tên Trung Úy Ngụy Nguyễn Bé Tư đã đền tội vào ngày 5 tháng 4 1975.   '



Trên góc trái của tờ phúc trình có hàng chữ TUYỆT MẬT - không bao giờ được công bố  .



...


Mai bâng khuâng, nhưng cô không thấy buồn, cô cảm thấy rất hãnh diện và thanh thản như người lữ hành đã về lại nhà mình. Từ lâu cô đã chấp nhận  là con người mang cái tên Nguyễn Bé Tư đã không còn có mặt trên cõi đời này nữa cô linh cảm là anh đã đền nợ nước một cách anh dũng,  điều cô linh cảm bây giờ đã thành sự thật trên giấy trắng mực đen . Cô kiêu hãnh về anh Nguyễn Bé Tư, anh đã chết hào hùng như anh đã sống. Cô thương mến người phi công ấy chẳng phải vì anh hào hoa phong nhã như người ta thường nói về những người lính Không Quân VNCH. Cô thương anh vì  anh  mộc mạc, thứ mộc mạc của loại đá bọc kim cương.



Anh Nguyễn Bé Tư ' Ace'  đầu tiên của KQ QLVNCH một mình hạ 3 phi cơ địch trong vòng 7 phút, thế mà cuộc đời lại không có quyền biết đến anh. Bọn cộng sản  run sợ và kính nể khi nhắc đến cái tên hiền hoà của anh, chúng sợ đến nỗi phải giết anh.



Đêm nay Mai thấy lòng mình thật ấm áp dường như có sự hiện diện của anh  Nguyễn Bé Tư đâu đây, dường như anh đang nói với cô đừng buồn đừng giận anh. Xoay xoay chiếc nhẫn Không Quân quanh ngón tay, Mai khe khẻ gật đầu không nói nên lời như đêm cuối cùng năm xưa còn ngồi bên anh. Bên ngọn đèn Mai vuốt lại mái tóc đã điểm sương, thấy mình lại là cô giáo trẻ năm nào đang choàng hoa cho người phi công khu trục anh hùng của QLVNCH .


...


Thần Long -
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #61 - 13. May 2007 , 23:23
 
...


Người Mẹ Ðiên
 


Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.

Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ.

Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền.

Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.


Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Ðưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên.

Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!".


Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Ðặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?".

Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Ðừng... đừng...".


Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?".


Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch.

Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài.

Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra.


Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.


Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.


Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi".

Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi.

Ðây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.

Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.

Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...".

Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này.

Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!".

Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà.


Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn".

Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..."

Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Ðánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Ðừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...".


Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Ðấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!".

"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!". Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Ðánh tôi, đánh tôi!".

Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!".

Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...".

Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.

Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau.

Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.

Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.


Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà.

Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín.

Ðây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra".

Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ.

Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.

Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó.

Ðám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!".

Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.

Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi.

Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.





27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông.


Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được.

Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"


Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Ðường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.

Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề.

Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..."

Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Ðại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.

Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".


Vương Hằng Tích 

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Truyện ngắn
Reply #62 - 09. Jul 2007 , 11:42
 
Đến Mỹ Theo Diện Du Lịch
 

ĐỖ THỊ NGA . Việt Báo Chủ Nhật, 7/8/2007, 12:02:00 AM
Người viết: Đỗ Thị Nga
Bài số 2038-1901-605vb8080707

Tác giả Đỗ Thị Nga 61 tuổi,  du lịch Mỹ để thăm các em của bà ở Pasadena, Nam California. Và đây là chuyện  kể khi bànhập cảnh Mỹ: “Lúc đến phiên tôi vào, gặp một ông Mỹ người da màu, rất trẻ, chắc khoảng chừng hơn 30 tuổi. Sau khi xem xong giấy tờ của tôi, ông hỏi: Three?  Nghe chữ Three, tôi nghĩ chắc ổng hỏi tôi ở đây 3 tháng được không? Tôi lắc đầu, đưa ra 6 ngón tay. Ông ta cười, nói: OK. Thế là ông đóng dấu vào hộ chiếu của tôi cho ở 6 tháng.”

Đây là lân đầu tiên tôi được đặt chân đến một đất nước, mà khi ở VN, chúng tôi gọi nôm na là thiên đường của hạ giới. Hôm phỏng vấn ở SGN, nhân viên của phòng lãnh sự quán Mỹ hỏi, tôi trả lời thật thà rằng: Lâu nay tôi vẫn mơ ước có một lần được đi Mỹ, vì tôi biết rằng đất nước này rất đẹp, rất tự do. Tôi muốn gặp lại các em của tôi mà có em đã 30 năm chưa được gặp. Vậy là tôi được chấp nhận đến Mỹ.

Sau 16 giờ bay mệt mỏi, tôi cũng đã đến được nơi mà tôi mơ ước, đến sân bay Los Angeles lúc 19:30 tối. Trời lạnh và tối, mang tâm trạng háo hức được gặp lại các em, nên tôi không kịp nhìn ngắm gì cả, Suốt đoạn đường dài từ phi trường đến nhà em tôi ở Pasadena, chị em mừng rỡ, mãi trò chuyện nên tôi chưa có ấn tượng gì về nước này.

Sau 3 tháng trời ở đây, tôi đã được đi và nhìn thấy nhiều cảnh đẹp. Đôi khi tôi có cảm tưởng, tôi là một mụ nhà quê mới lên tỉnh trước mọi thứ, từ đường phố ngăn nắp, sạch sẽ, đến sự lưu thông trật tự làm sao. Đường phố ở đây quá sạch, và đẹp. Nhất là ở những khu nhà ở, cơ man nào là hoa. Hoa ôi thôi đủ màu rực rỡ. Tôi không biết kể sao cho hết. Nhất là hoa hồng đủ màu, đủ loại. Lại có cả hồng leo mà lại trồng trước sân nhà. Tôi hỏi em tôi: Sao người ta lại trồng hoa ở trước sân thế, không sợ ai đó hái hay con nít phá à? Em tôi nói: Ở đây người ta tôn trọng cái đẹp lắm. Không ai đi ngắt bông hay phá hoại cây trái của ai cả.

Tôi tròn mắt: Thật là một nước văn minh!

Tôi được các em chở đi xem Disneyland. Tôi thật sự cám ơn Trời Phật đã cho tôi thấy một nơi mà người ta nói là thiên đường hạ giới. Thật đúng không sai.

Tôi đã đọc nhiều kinh sách nói về thiên đường thì đây cũng chính là thiêng đường gần gụi nhất của con người chứ còn gì nữa. Tôi tự nghĩ nơi nào không có cảnh chen lấn, dành giựt là thiên đường rồi. Ở đây trật tự được tôn trọng và mọi người đều ý thức điều đó.

Ở Huntington Library, tôi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật, được ngắm các vườn hoa, được các em tôi giải thích và nói rõ tiểu sử của thư viện này. Nó được ông bà Huntington hiến tặng. Tôi thực sự xúc động khi biết điều đó. Ở thời buổi kim tiền hiện nay mà có người sẵn lòng cống hiến tiền bạc xây dựng nên một ngôi thư viện vĩ đại để cho mọi người cùng hưởng thí thật là hiếm có. Tôi vô cũng ngưỡng mộ lòng từ ái của hai ông bà này.

Vì thương chị, các em tôi đã cho tôi đi xem rất nhiều, nhiều nơi khác nữa như The Getty Museum, North Berry Farm, Palm Springs. Rồi tôi còn được đi nhiều siêu thị do người Việt Nam làm chủ như chợ Viễn Đông, Chợ Rose Mead, chợ Hawaii, v.v.
Nhưng khi đến thăm khu Phước Lộc Thọ ở Little Saigon thì tôi thích hơn cả. Trong khu này có nhiều cửa hàng bán đầy đủ mọi thứ từ quần áo, đồ điện tử, đến thức ăn, và nữ trang. Ôi thôi nhiều vô số kể. Kể hoài cũng không hết!

Một trong những nơi đến thăm đã lưu lại trong tôi một niềm cảm xúc nhiều nhất là tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ. Tôi đã thắp nhang cầu nguyện cho linh hồn của tất cả những người đã bỏ mình trong cuộc chiến tại Việt Nam được yên nghỉ. Tôi xin ghi nhớ công ơn của chư vị.

Tôi đã kể sơ về cảm nghĩ của tôi lúc mới đến Mỹ. Thời gian còn lại sẽ rất ít vì mới đó mà đã hơn 3 tháng trôi qua. Nhớ lại hôm ở phi trường LAX, lúc làm thủ tục hải quan, tôi sợ quá vì một tiếng Anh cũng không biết ngoài hai chữ YES, NO. Tôi túm lấy một anh VN cũng đi trên chuyến bay để nhờ vả. Tôi nói: Anh ơi, tôi không biết tiếng Anh, lát nữa nếu họ hỏi gì, thì anh giúp tôi nhé. Anh bảo: Chị ơi. Em cũng như chị, chỉ biết lăng nhăng vài chữ thôi.

Lúc đến phiên tôi vào, gặp một ông Mỹ người da màu, rất trẻ, chắc khoảng chừng hơn 30 tuổi. Sau khi xem xong giấy tờ của tôi, ông hỏi: Three?  Nghe chữ Three, tôi nghĩ chắc ổng hỏi tôi ở đây 3 tháng được không? Tôi lắc đầu, đưa ra 6 ngón tay. Ông ta cười, nói: OK. Thế là ông đóng dấu vào hộ chiếu của tôi cho ở 6 tháng.

Lúc qua cổng xét hành lý, xách tay của tôi bị giữ lại. Tôi sợ quá, vì mình không biết tiếng làm sao giải thích cho họ rằng trong xách tay có hộp chả cá Thát Lát mà tôi đã tự tay làm để mang sang cho các em. Ông ta chỉ vào cái hộp chắc là muốn hỏi tôi cái gì đây, tôi vội lấy tờ giấy mà không có cây viết. Quýnh quá, tôi rút đại cây viết cài trên túi áo của ông ta, rồi tôi vẽ hình con cá. Ông ta lại cười và cho qua luôn. Thật là cám ơn Trời Phật một lần nữa. Sao mà người ta làm việc dễ dãi và tươi cười như vậy không biết nữa. Thật khác xa ở bên mình. Trong lúc bối rối, tôi lại vô ý quên nói cám ơn ông ta nữa. Thật bậy hết sức!

Thời gian bận rộn lúc đầu đã qua, nay tôi quen hơn với đời sống hàng ngày ở đây.
Mỗi sáng sau khi ai nấy đều đi làm, tôi ở nhà sáng tụng kinh niệm Phật xong, ra vườn tưới cây, quét dọn. Ngày hai buổi lo cơm nước cho các em. Buổi trưa rảnh thì đọc sách, truyện, kinh của Phật giáo. Nhờ vậy mà tôi hiểu biết về Phật pháp nhiều hơn trước. Tâm đạo của tôi nhờ đó cũng tăng trưởng thêm lên. Lâu nay ở VN tôi chỉ biết tụng niệm như vẹt chứ không biết về nguồn gốc, sự tích của những lời kinh trong sách.

Tôi nhận thấy ở đây hầu như ai cũng tất bật làm việc với tác phong công nghiệp, dù là làm việc văn phòng, không như ở bên mình, phần đông quá lè phè, sáng cafe, chiều quán nhậu, thảo nào mà đất nước mình không tiến nhanh được, bởi vì làm thì ít mà hưởng thụ thì quá nhiều, nhất là những thành phần con ông cháu cha.

Các cháu tôi hỏi: Con thấy nhiều người VN qua đây chỉ một thời gian là than buồn đòi về, bởi vì ai cũng đi làm cả, tại sao Dì không chán như họ. Tôi nói: Bởi vì thứ nhất là Dì đã lớn tuổi, không ham chơi bời, lại thích yên tĩnh để đọc kinh sách, nên ở đây thật hợp với Dì.

Ngồi tụng kinh lúc sáng sớm với cánh cửa chính mở rộng mà không sợ trôm cắp nên lòng tôi rất yên tịnh, tâm không tán loạn thì thật không gì quý hơn. Ngoài phố, ai muốn nói gì thì nói, đi đâu thì đi, không phải trình báo với ai cả. Thật đúng là thiên đường hạ giới. Mai đây chắc sẽ khó mà tạm biệt nơi này. Xin tạm biệt nước Mỹ của các bạn. Ước mong Đất Trời run rủi, biết đâu tôi lại được đến đây một lần nữa.

ĐỖ THỊ NGA
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #63 - 24. Oct 2007 , 19:31
 
My copy truyện nga('n dười đây từ emails của THu Yến -nhóm LVD 73 để tă.ng các cô ý tá của D/D , và mời cả nhà đọc . 


Món Quà Sinh Nhật Của Cô Y Tá



Là vợ một mục sư Tin lành, ngày nay Nancy B. Gibbs đã đứng vào “hàng ngũ” các bà nội, bà ngoại. Ngoài việc diễn thuyết, bình luận tin tức, bà còn giữ trang chuyên mục trên một tuần báo về tôn giáo, viết thường xuyên cho tạp chí Twins, và là một nhà văn, nhà báo tự do. Bà đã in một số sách nói về nghệ thuật sống. Những bài viết, những câu chuyện giàu tính nhân bản của bà thường được tuyển chọn in lại trong nhiều hiệp tuyển khác nhau và đó là nguồn an ủi, nâng đỡ tinh thần cho nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần độc giả nam nữ khác nhau. Website riêng của bà là: http://www.nancybgibbs.com.


Năm ấy, trước sinh nhật mẹ Nancy mấy tháng, bác sĩ chẩn đoán cha Nancy mắc bệnh Parkinson. Chứng tê liệt tiến triển rất nhanh. Bệnh này còn khiến nhiều người không nói chuyện được. Vì thế, trong lần nhập viện đầu tiên, cha Nancy tha thiết: “Lo cho mẹ, con nhé! Đó là tất cả những gì cha xin con.”
Suốt sáu tháng liệt giường, cha Nancy không thể thốt ra lời, dẫu một tiếng thầm thì. Mất trí nhớ (dementia) là một hậu quả phức tạp khác. Mới mấy tháng ông đã quên luôn tên con gái. Mẹ con Nancy đau đớn, nhận thức rõ là họ đang mất chồng, mất cha trong từng khoảnh khắc một.
Nancy ở cách xa một trăm mười hai cây số, không thể ngày nào cũng tạt về thăm cha, chỉ còn biết mỗi tối gọi điện hỏi han mẹ. Sinh nhật mẹ càng gần, lòng Nancy càng trĩu nặng. Trò chuyện trên điện thoại, hai mẹ con đều cố ý tránh nhắc tới sinh nhật. Tuy nhiên, Nancy vẫn chu đáo thay cha chọn quà sinh nhật mừng mẹ, dẫu biết món quà sẽ không còn làm mẹ vui được như nhiều năm trước.
Rồi cha Nancy được chuyển sang một dưỡng đường tư (nursing home). Suốt ngày người vợ hầu như không rời giường bệnh. Các y tá thấu hiểu lòng bà và họ rất quý mến đôi vợ chồng ấy. Trong số nữ điều dưỡng có Tina. Cô xót xa nhìn bà vợ ngày càng héo hắt bên ông chồng bất động, và không hiểu sao cô lại biết sinh nhật mẹ Nancy đang tới gần.
Tina lẳng lặng mua một khung hình nhỏ, lồng vào đó tấm ảnh cha Nancy . Dưới đáy khung có gắn một đoạn băng đủ để ghi âm một lời chúc mừng ngăn ngắn. Tina biết rằng, nếu nhiệt tâm khuyến khích và kiên trì giúp đỡ, người bệnh vẫn có thể cực nhọc thều thào được một chút. Trong hai tuần liên tiếp, đợi bà vợ rời khỏi phòng nuôi bệnh, Tina lại tới bên giường, năn nỉ người chồng cố gắng nói vào mi-crô.
Hôm sinh nhật của mình, mẹ Nancy vẫn vào dưỡng đường nuôi chồng như thường lệ. Qua cặp mắt sưng mọng, bà ngạc nhiên nhìn thấy mọi góc phòng đã được trang hoàng bằng mấy chùm bong bóng tươi tắn màu sắc. Trong lòng người bệnh là gói quà xinh xắn.
Từ lúc nào, Tina và các nhân viên khác đã lẻn vào đứng yên sau lưng bà. Cả căn phòng bỗng im lặng như tờ. Mẹ Nancy mở gói quà, ngón tay ấn vào một nút nhỏ trên khuôn hình. Rất khẽ khàng, nhưng đủ cho bà nghe rõ: “Chúc Grace sinh nhật vui vẻ.”
Vỏn vẹn vài tiếng thôi nhưng tràn trề hạnh phúc. Suốt nhiều tháng rồi, dẫu kề cận bên chồng, người vợ chưa một lần được nghe lại giọng nói quen thuộc ấy!
Bày tỏ lòng cảm kích, Nancy B. Gibbs nói rằng món quà vô giá của Tina đã vực dậy tinh thần cả nhà bà. Tấm lòng nhân hậu của cô y tá đã mang nghị lực đến một gia đình đau khổ. Cánh cửa vĩnh hằng dẫu sẽ mở ra để người thân yêu của họ bước vào, nhưng từ buổi sinh nhật ấy họ đã đủ vững vàng chuẩn bị đón nhận. Quả như Mahatma Gandhi (1869-1948) đã tin tưởng: “Ở đâu có tình thương, ở đó có sự sống. – Where there is love, there is life.”

Back to top
« Last Edit: 24. Oct 2007 , 19:35 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
chaule
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 10
Re: Truyện ngắn
Reply #64 - 25. Oct 2007 , 21:26
 
da huong wrote on 11. May 2006 , 20:46:
Cry Cry Cry Cry Cry  bà chị lụ đạn ơi , bà chị làm em khóc đêm nay nè. Cao cả thay tình mẹ ! Cry Cry Cry Cry Cry Cry

Kể cho chị nghe nè. Hôm qua trường học thằng bé con em có tổ chức Mother Day Mass. Lể dành cho tất cả bà mẹ của học sinh trường. Mỗi đứa con nhận được hoa hồng đem đến tặng mẹ. Lúc thằng bé nhà em đem hoa hồng đến cho em , ôm em và nói " I love you " là em òa khóc. Cry Cry Cry Thằng bé con vội vàng ôm cứng em và bảo " Momy ơi , đừng khóc , người ta nhìn momy kìa ". Lau vội nước mắt và nhìn chung wanh , ai cũng nhìn mình , đúng là lãng òm !Lúc tan lễ về, ngồi lái xe nhớ lại , khóc nữa. Vô duyên tệ !!!!!
Troi a, cai toi doc len bay gio chang nhung khoc ma con nac nua ne.May wa o nha ko co ai.Cau chuyen that la cam dong

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #65 - 06. Nov 2007 , 09:05
 

Vết Son Trên Má


Giờ đây, học sinh phần đông thường chú ý nghe tôi giảng bài, nhưng tôi vẫn gặp rắc rối với các trò nam hay ngủ gục. Vì một lý do nào đó, các em gái ít khi ngủ trong lớp, nhưng một em trai thường ngồi ngay ngắn được một chút, sau đó cái đầu đã ngoẻo xuống mặt bàn.

Denzel Tucker là vô địch ngủ gục trong lớp thường của tôi. Một buổi chiều nọ, em thậm chí còn ngáy nữa. Ban đêm em làm việc kiếm tiền, nên tôi hiểu vì sao em mỏi mệt. Tuy nhiên tôi cũng biết rằng điều rất quan trọng đối với em là phải khép mình vào kỷ luật, tỉnh táo ngồi học.

Khi tiếng ngáy trổi lên, tôi ngồi ở bàn giáo viên, đang lục lọi trong bóp tìm chút sáp thoa dịu đôi môi khô nẻ. Tôi không tìm thấy món đó, nhưng lại vớ phải thỏi son màu nho chín đỏ. Khi tô lên môi lượt son mỏng, tôi nghĩ ra một giải pháp tuy ngông, nhưng khả dĩ xử lý được trường hợp của Denzel.

Tôi tô thêm một lớp son dày hơn, rồi nhón gót rón rén tới bên em, ra dấu dặn các em khác giữ yên lặng. Tôi chúm môi và hôn rõ kêu lên má em. Đầu em nảy lên và em chớp mắt, ngơ ngác nhìn cả lớp đang huýt còi và chỉ trỏ về phía em. Em giơ tay lên má, nơi tôi đã hôn, nhưng tôi chụp bàn tay em giữ lại.

Tôi giải thích: “Em đừng mất công. Em không thể chùi sạch đâu.” Tôi quay nhìn cả lớp: “Có em nào biết indelible là gì không?”

Một em trai đánh bạo: “Em nghĩ là không ăn được.”

Tôi nói: “Em đang nghĩ tới từ inedible. Còn indelible có nghĩa là không thể tẩy xóa được. Cô dùng loại son đặc biệt không thể xóa sạch. Nó không thể chùi sạch. Em có thể rửa son trôi đi, nhưng dấu môi sẽ còn nguyên trên mặt em mãi mãi, giống như một vết sẹo vô hình.”

Không học sinh nào cãi lại. Các em ngồi yên, nhìn tôi trân trân, không phải là đã tin tưởng trọn vẹn, nhưng cũng không phải là hoài nghi. Thế nên tôi nói tiếp: “Nếu soi gương, em sẽ không thấy dấu môi, mà người khác lại thấy, nếu đủ ánh sáng.

Tôi bảo Denzel: “Cô xin lỗi em, nhưng cô không sao cưỡng lại mình. Nếu em ngủ gục trong giờ cô, cô phải hôn em vì lúc ngủ em trông như một thiên thần bé nhỏ. Và từ rày về sau, ai cũng sẽ có thể nhìn thấy dấu môi của cô trên má em. Họ sẽ nói rằng ‘Có một học sinh đã ngủ gục trong giờ cô giáo Johnson’.”

Khi thiên hạ bảo bạn rằng bọn thiếu niên ngày nay khôn ra trước tuổi, bạn chớ tin. Lớp tôi có những đứa trẻ quen kiếm ăn trên đường phố, và là những đứa khôn lanh nhất trường, vậy mà các em đó cùng mang ánh mắt nửa tin, nửa ngờ. Một số em hồ nghi rằng tôi đang nói đùa, nhưng các em ấy cũng không dám chắc.

Chỉ để đảm bảo rằng các em vẫn tin lời cô giáo, tôi nhờ Hal Gray vào lớp tôi ngày hôm sau với cớ là để giao ít hồ sơ. Anh lặng lẽ trao giấy tờ cho tôi rồi quay đi, thì như đã dặn trước, anh khựng lại và bước đến sát bên Denzel.

Anh hỏi, giả vờ kinh ngạc: “Có phải là dấu môi không?”

Denzel lẹ làng đưa tay lên má, bọn trẻ trong lớp trố mắt, mồm há hốc. Hal mỉm cười và gật gù.

Anh thì thào, vẻ bí mật: “Cô bắt gặp em ngủ gục hả?” Anh vỗ nhẹ lên vai Denzel và bước ra khỏi lớp.

Một nụ hôn ấy đã tác dụng suốt ba năm hơn. Mỗi lần nhận một lớp mới, tôi lại được hỏi là tôi thực sự có hôn học trò ngủ trong lớp hay không. Tôi khẳng định điều này. Bọn trẻ ré lên, cười khúc khích, và chúng tỉnh táo suốt buổi học, hy vọng được thấy lịch sử lập lại.

Nhưng lịch sử không lập lại, chỉ vì lớp ồn ào quá. Ngay khi một em nào đó bắt đầu gật gà gật gù cái đầu, những trẻ khác lại sôi nổi khều nhau, và xầm xì: “Cô ơi, nó ngủ kìa! Hôn nó đi!” Kẻ buồn ngủ làm sao có được một tí chợp mắt khi mà cả lớp nhốn nháo lên như vậy.

LouAnne Johnson

Dũ Lan Lê Anh Dũng chuyển ngữ
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Truyện ngắn
Reply #66 - 06. Nov 2007 , 16:04
 

CÂU HÁT TÌM NHAU

Quế Hương


Tôi gặp lão lần đầu trong quán thịt chó của bà Tư béo, nơi tôi đến bỏ rượu gạo hàng chiều sau giờ đi làm. Lão xuất hiện với bộ dạng một người lỡ đường, tay bị, tay mũ cối, gương mặt rỗ hoa lấm tấm bụi đường và mồ hôi. Tưởng lão là người ăn xin, bà Tư đuổi như đuổi tà:

- Đi ra! Để người ta bán, đừng có hãm tài.

- Thưa bà, tôi không xin. Tôi tận Hà Bắc vào đây tìm người quen. Bà cho tôi hỏi... bà có biết người này.

Lão chìa ra mảnh giấy bọc ép nylon như thẻ căn cước, ghi dòng chữ: Hai Xuân, người Bắc Ninh, có chồng tên Tuất. Sau 1975 có người gặp sinh sống ở Đà Nẵng.

- Mơ hồ thế có trời biết! Không đường, không số nhà... Già rồi lẩm cẩm. Con cháu sáng suốt không sai đi tìm. Thôi đi chỗ khác. Đây cũng là dân ngụ cư thôi! Không biết!

Bà chủ quay ngoắt, dềnh ngang bộ mông núng nính đi vào bếp. Lão lẩm bẩm:

- Cả tuần nay... hỏi ai cũng trả lời chừng đó!

Thương hại lão, tôi gợi chuyện:

- Thế bà Xuân người như thế nào?

- Cô ấy người dong dỏng. Trắng tươi. Hát hay. Xinh đẹp.

Bàn thịt chó bên cạnh lập tức nhao lên:

- ồ ! Cháu lão hả? Bao nhiêu tuổi? Để tụi này tìm giúp coi có “xơ múi” chi không?

- Cô ấy thua tui một tuổi?

Cái quán ven đường bỗng òa vỡ tiếng cười. Tiếng đập bàn, la ó, huýt gió, hô hố... náo loạn.

- Thế thì "cố" chứ "cô" gì! Làm tụi này tưởng bở bố ạ! Cỡ ấy ra nghĩa địa tìm dễ hơn.

- Mà cố Xuân là gì của lão? - Gã để râu xồm xoàm vừa nhai vừa hỏi.

- Xưa cô ấy là bạn hát quan họ của tôi.

- Lão vượt đường dài ở tuổi này để tìm một bạn hát xưa già khú đế à?

- Vâng.

- Trời ơi... là trời... ở mô rớt xuống ông ngố đa tình như ri hở trời! - Gã giọng Huế cùng bàn cúi gập người rên giữa một tràng cười. Còn lão điềm tĩnh, kiên định hỏi tiếp:

- Mua bản đồ thành phố ở đâu mấy chú?

- Thôi lão ơi, có khát tợp ít ngụm rồi mua vé về nhà nằm nghỉ. Kiếp sau yêu cho dài ngày rộng tháng.

Rồi để thưởng câu nói mà gã tự cho là ý vị ấy, gã để râu ngửa mặt lên trời, ném điệu nghệ một miếng dồi chó vào miệng, nhai nghiến ngấu, tợp một ngụm rượu, khà một tiếng khoái trá.

- Ngoài tôi, chỉ có món xào và rựa mận là để bát đĩa. Còn các món khác đựng trong lá tất... Ăn bốc mới đúng điệu. - Đột ngột lão góp ý.

- Coi bộ cũng là dân nghiện mộc tồn.

- Phải thật thoải mái, không cần giữ ý tứ. Bữa ăn phải đượm mùi hoang sơ của những người lục lâm tứ chiếng.

- Mở đầu được đấy ! Mần ly rượu nói tiếp đi!

Câu chuyện xoay quanh chó: cách chọn chó, nấu chó, ăn chó... Lão sành đến nỗi những cái mặt đỏ gay, những cái miệng bóng nhẫy đều quay về phía lão hóng chuyện. Cái mông núng nính của bà Tư cũng yên vị trên chiếc ghế dựa hồi nào. Bà chủ đang há hốc miệng nghe lão bày cách chế biến từ bảy món cầy cơ bản thành mười món hoặc hơn nữa. Lạ là lão sành món “hương nhục” đến thế lại từ chối động đũa vào đĩa chó. bà Tư đích thân bưng đến đặt trước mặt lão để mong thụ giáo. Lão giải thích hễ lão cầm đũa là phải ăn no mới thôi. Cái thứ này hễ ăn là say, ăn mãi... ăn thì phải đúng điệu với bạn tri ân để say còn khóc cười cho hả...

- Khách của tui đủ giới, ở khắp thành phố này - bà chủ lên tiếng - Dò tìm một cố Xuân nói giọng Bắc, vấn khăn, cao dong dỏng, biết hát quan họ không phải là khó. Tui sẽ nhờ anh em... sẽ để lão ăn thịt chó thỏa thuê không lấy tiền... với điều kiện lão giúp tôi tiếp khí sắc cho quán. Dãy này bốn quán... phải có ngón nghề đặc biệt mới kéo khách về mình...

Quán thịt cầy của bà Tư béo từ độ có lão bỗng đông khách hẳn. Thịt bao giờ cũng lớn bùi, bé mềm, cả tơ cả cứng cho đủ vị cuộc đời. Lá sen, lá dong riềng, lá chuối được thay đĩa men. Quán có đến mười hai món “hương nhục”, thơm điếc mũi. Buổi tối quán tắt đèn điện thắp đèn cầy ăn thịt cầy... âm âm u u thế mà gọi mời đáo để. Những câu chuyện về đời, về chó của lão dưới ánh nến bao giờ cũng khiến khách ăn cảm thấy bữa rượu thịt đậm đà. Bữa nào lão không tới, họ lại ăn uể oải đòi lão có mặt. Bọn họ gọi lão là "lão Tầm Xuân". Cái quán ven đường rôm rả hẳn lên khi ông lão mặt rỗ hoa, ăn mặc nhếch nhác bước vào. Họ hát ong ỏng đón lão:

“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay. Già rồi tiếc vẫn chưa nguôi. Xắn quần anh lội suối, khòm lưng anh vượt đèo...”.

Có hôm, men rượu không giải được nỗi sầu vô vị, họ lại đem lão ra giải buồn. Họ đổi những tin “dỏm” về cố Xuân bằng những câu chuyện của lão hoặc một cú tẩm quất sướng ê người. Nếu quán vắng khách, họ nằm ườn ngay trên nền quán, ưỡn tấm thân trẻ trung rã rời cho lão tẩm. Xương bật giòn tan, còn bọn họ lè lưỡi: “Hồi trẻ, lão phải vật trâu!”

- Hồi trẻ, tôi giật đến hai giải thi vật - Hứng chí lão khoe.

- Thế mà không vật nổi cô Xuân dong dỏng, trắng tươi, hát hay xinh đẹp.

Cả bọn cười ồ còn lão bỗng tiu nghỉu. Lão ngừng đấm hỏi:

- Lần này "dỏm" không đó?

- Dỏm 50%. 50% có thể thật. Đứa nào nói dối 100% hộc bia ra ngay.

Chân dung cố Xuân thay đổi xoành xoạch. Khi thì cố Xuân ở tận bên làng biển An Hải, mù vì khóc lão. Khi thì ở trên Hòa Khánh, điếc đặc. Khi thì ở tận Hòa Cường, suốt ngày ho sù sụ...

Có lúc bọn trẻ kéo vào quán một bà già nghễnh ngãng, ré lên: "Lão Tầm Xuân ơi, cố Xuân đây nè!". Bà già chửi te tua còn bọn chúng cười hô hố. Chỉ có lão không nói một lời. Tôi có cảm tưởng có cái gì nặng hơn chiếc lá khô vỡ tan tành trong lòng lão. Ôi lão Tầm Xuân! Lão tìm trong cuộc đời nước chảy mây trôi như một hình bóng của ký ức thì tìm sao đặng? Những cuộc "gặp" ấy để lại trong lòng lão dư vị cay đắng. Lão ngồi uống rượu suông, mắt mờ đục như có khói và lão hát. Dĩ nhiên không phải để cho chúng tôi nghe! Lão hát hay lắm. Hay đến nỗi có lần tôi phải chở vợ đến nghe. Nàng đứng ở ngưỡng cửa nghe lão hát bài ruột: "Khi tương phùng, khi tương ngộ. Xuôi lên bộ, văng vẳng tơ tình. Chiêm bao lần chẵn năm canh. Bao lần anh ngồi tựa trăng thanh. Thương nhớ sâu oanh. Lẻ loi chim nhạn. Bạn tình ơi! Em biết đến bao giờ gặp mặt sánh đôi. Suốt năm họa là. Duyên bén ngãn, văng vẳng tơ tình. Trước không phải, sau đền duyên ba sinh".

Khó tưởng tượng một giọng hát say đắm ngọt ngào dường kia lại thoát ra từ một lồng ngực hom hem phô những giẻ sườn. Vợ tôi bảo không phải lão hát mà tình yêu lão hát. Nàng có đôi chút học vấn để nhận xét: đằng sau vẻ ngù ngờ, xấu xí, già nua kia là một trái tim thực có một cô Xuân dong dỏng, trắng tươi, hát hay, xinh đẹp trên đời. Cô Xuân ấy không bao giờ già, không bao giờ xấu, không bao giờ chết trong lão!

Sau lần nghe lão hát và những câu chuyện tôi kể về lão, vợ tôi bỗng trở nên “ái mộ” lão. Nàng bảo tôi chở lão đến nhà chơi rồi lão trở thành khách quen thuộc của cả nhà. Họ cũng bị lão “mê hoặc” như cả quán cầy tơ của bà béo. Lũ con tôi quý lão vô cùng. Lão bày chúng hát nghêu ngao những bài quan họ. “Sớm đi chơi hội, tối về quay tơ. Dải yếm phất phơ. Miếng trầu, mồi mốc. Miếng ăn, miếng buộc. Miếng gối đầu giường. Muốn tìm người thương. Tìm đâu cho thấy?”... Lão cho chúng những đồ chơi thật ngộ - những con vật bằng lá dừa biết ngúc ngắc, con gà trống bằng đất sét lòe loẹt xanh đỏ tím vàng kẹp chiếc kèn lá có thể cất tiếng gáy... Bếp nhà ấm áp khi có lão. Lão nếm rượu chính xác như đo, hàn giúp cái xoong, cái nồi rất khéo. Lão mơ màng kể cho chúng tôi nghe những ngày hội Lim, những liền anh áo the khăn xếp, liền chị thắt lưng hoa lý, yếm đào con nhạn, mắt lá răm lúng liến hát thâu đêm. Tôi ngồi nghe lão tả những làn điệu quan họ đắm say miên man dìu dặt và yêu cầu lão hát nhưng thường lão lắc đầu. Lão bảo hát quan họ phải có đôi, có bạn, có chỗ. Ký ức lão còn giữ nguyên vẹn những ngày hội quê lão: Hội làng, Hội Xuân, Hội mùa... Trai thi mạnh, gái thi mềm. Thi hoa, thi vật, kéo co, hát chèo, nấu cơm, đánh đu, cờ người...

- Lão gặp cố Xuân ở những ngày hội đó à?

- Vâng. Đó cũng là ngày hội quan họ, cả vùng như ngấm men say, phát cuồng vì hội lễ. Năm ấy anh cu Rỗ là tôi tròn 18 tuổi, được cử vào bọn quan họ làng để luyện giọng thi hát với bọn quan họ làng bên kia sông. Nhà tôi ba đời hát quan họ. Tôi luyện trên dưới 200 giọng, thế mà khi hát đôi với cô ấy tôi run. Tâm hồn tôi lơ lửng không đặt hết vào lời. Cô ấy là tiên quan họ. Ngày xưa cô Tấm cũng đẹp thế là cùng! Giọng hát sóng sánh. Mắt đen lóng lánh. Môi cắn chỉ đỏ thắm. Cần cổ như cuống hoa huệ... Tôi say, say lời hát, say cô ấy, quên cả ngón ruột phải tung ra vào phút chót để thắng dứt điểm. Cuộc thi kéo dài đến ba ngày. Tiếng trống dứt mới giật mình ngơ ngẩn. Dĩ nhiên tôi thua...

- Đa tình thế sao không lấy?

- Lệ quan họ những đôi trai gái đã kết bạn quan họ không lấy nhau. Tình yêu có nảy sinh thì cũng gửi thương gửi nhớ qua lời hát. Kết nghĩa quan họ như kết nghĩa anh em, được cha mẹ hai bên, dân hai làng chấp nhận. Tình bạn ấy chân thành, thủy chung, thắm thiết không chỉ đời mình mà có khi còn đến đời sau. Làng tôi có nhiều cặp quan họ khi đầu bạc răng long, tình yêu trong câu hát xưa vẫn không tàn. Có dịp gặp nhau trên chiếu quan họ, họ lại sống lại thời xuân sắc. Anh em kết nghĩa quan họ gặp nhau “xuân thu nhị kỳ”, đến thăm nhau, ăn uống, vui chơi, ca hát với nhau. Mỗi bên có chuyện vui buồn đều tổ chức đi lại thăm viếng. Tôi nhận ra một điều: người ta có thể cho nhau niềm hạnh phúc to lớn biết dường nào và chẳng lần nào giống lần nào... Rồi cô ấy cũng phải đi lấy chồng. Bọn quan họ chúng tôi đến chia vui. Tôi đau lòng hát miên man...

Mắt lão bỗng mơ màng xa vắng. Rồi một giọng hát trẻ trung đằm thắm da diết cất lên: "Ăn quả nhãn lồng. Ước sao người ấy tôi bồng trên tay...”. Không phải lão Tầm Xuân tóc bạc da mồi hát mà anh cu Rỗ tóc đen như mun, da mầu đồng, có giọng hát Trương Chi hát! Cô ấy hiểu lòng tôi, chú ạ! -

Lão lại ngưng hát, kể: Tôi hát bài "Khi tương phùng, khi tương ngộ" ngang nửa bài thì cô ấy xen ngang, hát tiếp: "Bạn tình ơi! Em biết đến bao giờ họp mặt sánh đôi... Trước không phải, sau đền duyên ba sinh". Chúng tôi cắt câu quan họ làm đôi, mỗi đứa giữ một nửa. Hẹn kiếp sau chắp lại.

Sau đó là chiến tranh... nạn đói... Câu quan họ tan tác trăm phương. Tôi vào Vệ quốc quân, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, khi hòa bình lập lại, tôi về làng thì nghe cô ấy đã theo chồng... nghe nói vào Nam .

Rồi tuổi già đến. Già buồn lắm chú ạ! Cô đơn và bất lực. Chết không đáng sợ bằng tuổi già. Sống đến đó, người ta mới nếm tận cùng chén đắng cay của đời. Tôi sợ hình ảnh ông hàng xóm ngày nắng được bế cả người lẫn chăn ra hong nắng. Nắng rực rỡ đọng thành từng vũng quanh ông ấy, còn ông ấy nhăn nhúm trong cái chăn rách... Tôi có cảm tưởng ông được đem phơi cho chết vi trùng. Có bà, được mua cho một cỗ hậu sự thật tốt. Lâu không chết, áo quan bị mọt đục. Ngày nắng con cháu đem ra phơi, trở qua lật lại rửa ráy càu nhàu... Luật đời chú ạ! Già thì lụi tàn, phải chết. Sống lâu thành nợ của mọi người ngay con cái cũng chán... Một lần tôi ốm, trận ấy ốm thương hàn, thập tử nhất sinh. Trong những cơn mê, tôi cứ nghe một giọng hát lảnh lót níu tôi lại trần thế: "Người về bỏ bạn sao đành. Người về em vẫn đinh ninh tấm lòng...". Giọng cô ấy! Chỉ có cô ấy mới có cái giọng la đà sát ngọn cỏ, cao vút chạm mây xanh, thầm thì luồn lách trong da trong thịt. Tôi tỉnh lại đang mơ màng thì nghe giọng dâu con thở than gần hết ngày tốt mà cha chưa chịu đi. Tôi mở mắt, chúng nó lại ríu rít hỏi han, làm ra vẻ vui mừng... Sau lần ốm ấy, tôi nghĩ đến chuyện đi tìm cô ấy. Chính cô ấy níu tôi lại cuộc đời này. Tôi phải đi tìm nửa câu quan họ cắt đôi. Trẻ không lấy nhau được, già ở bên nhau, hát với nhau cho đỡ côi cút. Trước sau vẫn là bạn có gì sai trái đâu?

Lão im bặt. Đôi mắt già nua chìm trong cõi vắng. Thời gian với lão chỉ là lớp bụi mờ. Gió thổi, bụi bay, dĩ vãng lại hiện ra nguyên vẹn trước mắt lão. Đêm ấy, lão hát miên man bên bếp lửa tàn. Một mình hát, một mình nghe, một mình mở hội đồi Lim, lúng liến, đắm say, chân tình lai láng.

Thế mà sau một tuần đi công tác xa về, con tôi đã mếu máo níu áo ngoài cửa đòi tôi đi tìm lão Tầm Xuân. Thì ra lão đã bỏ đi... Tự nguyện theo lão là con chó mập ú của bà Tư cầy. Dường như chán gặm xương đồng loại, nó bỏ theo lão Tầm Xuân.

(còn tiếp)
Back to top
« Last Edit: 06. Nov 2007 , 16:05 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Truyện ngắn
Reply #67 - 06. Nov 2007 , 16:11
 
Tôi cũng vô tình quên lão nếu không có lần gặp lại ở Hàng Xanh, Sài Gòn cách đó hai năm.

Đó là một buổi trưa nắng chang chang. Con hẻm em gái tôi ở vang lên tiếng rao lạc lõng: “Ai hàn xoong hàn nồi, mài dao mài kéo không...? - Tiếp liền sau một giọng hát cất lên :"Khi tương phùng khi tương ngộ, xuôi lên bộ văng vẳng tơ tình... thương nhớ sầu oanh, lẻ loi chim nhạn. Bạn tình ơi...”. "Ôi!". Lão. Lão chứ còn ai nữa. Không kịp xỏ dép, tôi chạy nhào ra hẻm gọi ơi ới: “Lão mài dao... lão Tầm Xuân". Lão quay phắt lại rồi ôm chầm lấy tôi mừng rỡ. Mới hai năm mà lão già thêm nhiều. Lão đã thực sự già thêm nhiều. Lão đã thực sự già! Gương mặt chằng chịt nếp nhăn lỗ chỗ nốt rỗ như tấm gỗ mọt. Đôi mắt mờ đục, giọng hát khào khào. Lão mang lỉnh kỉnh dụng cụ hàm mài. Câu quan họ lầm lũi lạc theo, lạc lõng trong thành phố hoa lệ. Con chó vàng của bà Tư cầy lẽo đẽo theo bên. Chỉ khác là nó không còn mập ú nữa, nó xơ xác gầy nhom như chủ.

Chúng tôi tấp vào quán nước bên đường. ở đó tôi được biết vì sao lão bỏ đi đột ngột. Bà chủ quán thịt cầy cùng dãy với bà Tư béo bảo có gặp một bà người Bắc đi xin ở Gia Định biết hát quan họ và y hệt cô Xuân của lão. Thế là họ đi!... Quán bà Tư mất hấp lực, đâu lại vào đấỵ Tôi nghĩ thế nhưng không nói ra, sợ lão buồn. Tôi định bụng khuyên lão trở về quê. Không ngờ lão cũng nói:

- May gặp nhau lần cuối... Tuần sau tôi về chú ạ. Tiền tàu xe đủ rồi... Tôi về để mười ba tháng Giêng tới dự hội Lim lần cuối. Hội Lim giờ đâu như xưa nữa... Nhưng tôi vẫn nghe tiếng trống vào hội giục giã lòng tôi. Tôi yếu rồi! Tôi đã nghe đất gọi Quê gọi Đành hẹn kiếp sau vậy...

Tôi nhìn lão, còn lão nhìn dòng xe cộ nườm nượp đến chóng mặt. Chiều tà dần trong đôi mắt mầu hoàng hôn.

- Lâu ngày gặp lại, tui với lão mần đích đáng một bữa thịt chó đi! ở đây có Bồng Lai quán nghe nói khá lắm, ăn hoài không đã miệng. Tui mời lão.

- Cảm ơn chú! Nhưng năm rồi tôi không đụng thứ đó. Tôi sẽ không đụng cho đến ngày cuối đời...

Lão cúi xuống vỗ về vào lưng con vàng. Con chó ngước đôi mắt nặng trĩu yêu thương nhìn lão rồi không dằn lòng nổi, nó đứng trên hai chân sau, vừa kêu ư ử hài lòng vừa liếm khắp người lão.

- Chú thấy đấy! Cứ tưởng tượng nó thành những đĩa dồi, đĩa luộc, đĩa xào, xáo... là tôi lợm giọng rồi... Không có nó tôi không sống nổi ở đây đến hai năm... Nó sưởi ấm tôi, kéo tôi đứng dậy, nó bị đánh què cẳng vì ăn cắp của người ta để cho tôi ăn những ngày tôi ốm... Nó từng sung sướng... theo tôi nó mới cực thế này... Nó...

Lão nghẹn ngào, mắt hấp háỵ Giọt lệ tuổi già chắt mãi mới thành dành cho kẻ đồng hành bốn chân!

Khoảng mươi hôm sau, con dao chặt thịt bị mẻ, em tôi nhắc:

- Không thấy lão mài dao kéo vào xóm... cái lão thật lạ, không lo kiếm khách chỉ lo hát... Có đồng nào mua đồ ăn lại chia đôi cho chó một nửa. Con chó cũng đáo để, không bao giờ ăn trước chủ dù có đặt trước miệng... Người già cũng lạ! Trại dưỡng lão em làm có một bà già... nhập trại ba năm không nói một lời, tưởng câm, khi gần chết hóa ra biết hát. Cái giọng cái điệu, cái lời na ná như lão mài dao.

- Đâu? Bà ấy ở đâu? - Tôi chụp tay nó.

- ở trong, sắp chết rồi. Mà anh hỏi làm gì?

Tôi kéo áo nó, bắt nó chở đi rồi tôi sẽ giải thích. Dọc đường tôi kể vắn tắt chuyện lão Tầm Xuân đi tìm nửa câu quan họ. Tôi linh cảm đó là cố Xuân.

- Ba năm trước, một người đàn ông sang trọng, gương mặt tràn trề nhân ái dẫn bà ấy vào trại. Ông ta bảo với Ban quản đốc ông ta thấy bà già cơ nhỡ, ngủ trước hiên nhà nên thương xót dẫn giúp vào đây. Ba năm ở đây, bà ấy sống lặng lẽ như bóng không hề nói, nằm quay mặt vào vách. Nhưng cách đây một tháng, dường như không nén được nỗi đau đớn, bà ta khóc rống lên: "Hắn là con tôi, cái thằng dẫn tôi vào đây chính là con tôi". Mấy hôm nay bà ta hát... không ăn, không uống... chỉ phều phào hát... -Em tôi kể.

Bây giờ nằm trước mặt tôi, trên chiếc chiếu tỏa mùi khai thối trải trên nền gạch loang lổ là bà cụ tóc trắng như bông vấn vành khăn nhung đã sờn, mỏng như giấy, mặt vàng, hơi thở dốc...

"Dong dỏng, trắng tươi, hát hay, xinh đẹp..."

Hình hài ấy không còn nét nào giống lão Tầm Xuân tả. Thời gian cho, thời gian lấy hay tôi đã lầm? Tôi định lui ra nhưng chiếc lá khô ấy bỗng khẽ khàng động đậy. Rồi từ lồng ngực thoi thóp hơi tàn, phều phào những tiếng, lời rời rạc. "Bạn tình ơi! Duyên bén ngãi, trước không phải... sau đền... duyên... ba sinh".

-Đúng rồi! Cố Xuân đây rồi! Tôi reo to giữa những gương mặt già nua ngơ ngác - Lão Tầm Xuân ơi! Nửa câu quan họ đây rồi.

Lão tìm ba năm, nay biết tìm lão ở đâu.

Bà cụ mấp máy môi hát, âm sắc yếu dần... yếu dần... Nhanh trí, tôi nắm lấy bàn tay còn xương với da ấy và tôi lập lại lời hát của lão Tầm Xuân: "Khi tương phùng, khi tương ngộ, xuôi lên bộ văng vẳng tơ tình..." Giọng hát vụng về thô ráp như đọc của tôi cất lên, và lạ lùng thay, nó tựa những giọt nước cành dương diệu kỳ... Mí mắt bà lão động đậy, ngực phập phồng rồi giọng hát yếu ớt cứ rõ dần hòa với cái giọng vịt đực ồ ồ của tôi. Những bà già trên nền nhà lập tức ngồi dậy. Họ không hiểu nhưng họ vỗ tay như những đứa trẻ. Họ reo, họ hò, họ hát ru... Những đôi mắt mờ mờ đục chất ngất nỗi buồn và bất hạnh bỗng háo hức như mắt trẻ con. Một bà lão lục đục trong hai ba lần áo một cái gói nhỏ mở hai ba lớp nylon bày một nhúm thịt chà bông, chần chừ ngắm rồi nhón tay bốc hai sợi thịt đem tới đút vào miệng tôi một sợi, miệng cố Xuân, bị lời hát đẩy ra, còn trong miệng tôi, trào thành nước mắt!

Tôi lập tức đạp xe đi quanh vùng Gia Định tìm lão Tầm Xuân nhưng bóng lão bặt tăm... Hình như lão đã về quê rồi. Em gái tôi góp ý nhắn lão trên tivi. Mẩu tin kỳ quái được nhắc lại hai hôm: “Lão Tầm Xuân! Đã tìm ra nửa câu quan họ. Đến gấp trại dưỡng lão số 3, đường... Mau lên kẻo không kịp".

Không kịp thật. Cố Xuân hắt ra hơi thở cuối cùng, lão vẫn bặt tăm. Chiếc xe tang của trại đưa cố đến lò thiêu. Không một vành khăn, không dòng nước mắt.

Có lẽ giờ này lão Tầm Xuân đang lê bước trở về. Nửa câu quan họ lầm lũi theo lão... Chơi vơi... Chơi vơi... ./.

Quế Hương
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #68 - 10. Nov 2007 , 20:40
 
Quote:

CÂU HÁT TÌM NHAU

Quế Hương
(còn tiếp)


Anh Đỗ Quân ơi,

Câu chuyện không biết có thật không, đọc thấy thương qua' ! Cám ơn anh mang về cho cả nhà đọc  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
BẢN DI CHÚC HAY NHẤT
Reply #69 - 18. Nov 2007 , 07:46
 
Tôi chết được 25 năm rồi. Hôm nay tôi trở lại tảo mộ lần thứ hai. Tôi gọi là Ngày Lễ Bạc.

Sau khi chết được ba năm,tôi tảo mộ lần thứ nhất. Lần đó tôi kể trong tập sách Cô Đơn và Sự Tự Do, đoản khúc số 59. Ngày đó mộ tôi không có hoa. Không ai đến mộ tôi cả. Tôi đứng đó hồi hộp suốt buổi chiều. Mây xuống thấp, xám một hoàng hôn. Rồi trời tắt nắng phía sau hàng cây. Tôi còn nhớ rõ hôm ấy trời không gió. Nghĩa trang im lìm. Sau ba năm tôi chết, vẫn còn ít người nhớ và cầu nguyện cho tôi. Nhưng không ai ra nhìn mộ tôi.

Tôi biết nếu trở lại vào năm sau thì cũng thế. Thản nhiên như một cánh chuồn chuồn đậu hờ hững trên một bờ dậu thưa nào đó. Không có gì hồi hộp nữa nên tôi không trở lại. Đợi 25 năm sau. Một kỷ niệm đặc biệt hơn : Ngày Lễ Bạc.
Tôi đang đứng trong nghĩa trang, chỗ tôi đứng lần thứ nhất cách đây hơn 20 năm về trước. Tên tôi vẫn còn. Tên được khắc vào mộ đá. Nhưng rêu lắm rồi, dơ bẩn nữa. Mộ đá không còn sạch như ba năm sau khi tôi chết. Bây giờ sần sùi, mốc rêu xanh. Ngày xưa không có cây cổ thụ ở chỗ này. Họ trồng bao giờ thế? Cả cái nghĩa trang này bây giờ cũng khác. Ngôi mộ cạnh tôi không còn. Họ bốc đem đi hồi nào mà bây giờ có cái tên lạ hoắc. Trên cành cây già, một loại côn trùng nào đó rỉ rả tiếng kêu cuối mùa. Hôm nay cũng không có gió như lần trước. Những chiếc lá lặng lẽ. Nghĩa trang cũng yên tĩnh như ngày xưa.
Tôi đến gần mộ, nhìn xác tôi dưới đất sâu. Chiếc quan tài gỗ mục từ bao giờ? Đất sập kín lẫn với xương. Đất dưới đó ẩm ướt. Có bùn sền sệt. Nước quanh năm. Tôi không còn hình hài gì cả. Có những con trùng trườn qua trườn lại trên khúc xương. Người ta bảo trắng như xương. Thật không phải thế, xương lấm dơ đen, rỗ những vết bọ ăn, bùn cắn chặt vào những kẽ nứt. Bọ ăn làm các xương không còn nhẵn nhụi. Chiếc sọ đầu còn nguyên vẹn hơn cả. Hai cuồng mắt rất to. Tôi nhìn xuống, chiếc sọ cũng giống như trăm ngàn chiếc sọ khác. Tôi không thể phân biệt được. Ngày còn sống, tôi băn khoăn về làn da. Nhìn kìa! Chỉ tuần lễ sau khi chết. Nó rữa ra. Ngày còn sống, tôi chải chuốt mái tóc. Tôi tìm cách nhuộm cho người ta thấy mình trẻ. Tôi băn khoăn về cái nhìn. Tôi muốn chinh phục. Bây giờ cái sọ trọc, rỗng, nhúc nhích loại giun nào trong đó? Tôi đứng nhìn tôi, tôi nhìn sang tất cả nhưng xác chung quanh và tôi sợ. Tôi thấy xa lạ với chính mình. Hình hài thân xác tôi đấy ư? Tôi đang mừng 25 năm, Lễ Bạc sao? Còn đâu những lúc băn khoăn mùi nước hoa nào, chanel  5 hay 8 ?
Tôi biết chắc là không có ai đến mộ tôi 25 năm sau. Tôi biết là không có hoa ở mộ. Tôi không hồi hộp gì cả, tôi không chờ đợi gì cả khi trở về đây. Kỷ niệm 25 năm ngày tôi chết là của riêng tôi. Hôm nay tôi có thì giờ nhìn ngắm tôi và những gì xảy ra nơi đây. Ở một góc kia, người ta đang khóc. Một đám tang đang chôn. Có linh mục mặc áo lễ. Lại cũng có ca đoàn hát. Sao mà giống tôi 25 năm về trước thế. Hoa chung quanh mộ, rồi mấy hôm nữa hoa sẽ rữa, người được thuê làm vệ sinh lại hốt đổ vào thùng rác. Có những mộ bia không còn hình dạng. Họ ra đi trước tôi lâu rồi. Có người mới chôn vài năm nay, có người mười năm, có người hai mươi năm, có người cả trăm năm. Ghê nhất là những người mới chôn. Ngôi mộ này của một người đàn bà. Chết đã tháng nay. Áo quần còn mới, nhưng xác rữa rồi, lúc nhúc dòi bọ. Chiếc quan tài còn cứng, xác trong đó phồng căng, sình rữa. Tóc bết lại. Áo nhung và thịt kết dính chặt lại. Những con dòi trắng cắn loang lổ nhiều vùng vải lỗ chỗ. Đấy cũng là hình hài tôi 25 năm về trước. Ngày còn sống tất cả những người đang nằm đây xum xuê từng ngọn tóc, mà bây giờ thế ư ?
Tôi đi tìm xem ai là người trí thức. Không thấy ai cả. Chết được vài ngày, tất cả sọ người đều nồng nặc hôi thối. Tôi đi tìm xem ai là người nổi tiếng. Tất cả chỉ là những mảnh xương dính bùn đen đủi và toàn dòi bọ ở trong.
Tôi đi tìm xem ai là người giàu có. Không thấy ai cả. Tất cả đều trần trụi không mảnh áo che thân. Tôi không thấy kim cương, vàng bạc. Tôi tưởng người thân chôn theo, nhưng không, người ta giữ lại hết. Người ta chỉ chôn xác thôi.
Tôi đi tìm xem ai là người lúc sống họ lên tiếng phải xây dựng Giáo Hội thế này, phải cải tổ Giáo Hội thế kia. Không thấy ai cả. Lúc đương thời, họ sống chết, ăn thua đủ với nhau chỉ vì “bảo vệ đức tin”. Trong cái nghĩa trang này, thân xác nào cũng hôi tanh. Tôi lại nhìn tôi dưới ngôi mộ sâu.
Cái sọ kia ngày xưa đã bao suy nghĩ. Những giấc mơ ấy bay về đâu? Còn dưới đó không? Trái tim ôm ấp bao nhiêu tình cảm. Cái mùi tanh hôi nồng lên khi nó rữa ra. Tôi nhìn lại tôi dưới ngôi mộ sâu.
Tôi nghe chung quanh tôi, trăm nghìn tiếng động xèo xèo. Nhiều xác mới chôn đang rữa. Tiếng những con bọ ăn vào xương. Những xác chết đang xảy ra giống tôi 25 năm về trước. Ở phía kia, đám tang đã xong. Nhiều người đứng xa mộ có thể ra về sớm hơn. Họ còn nhiều việc phải làm. Họ rất bận rộn. Họ không muốn ở đây lâu. Chiều xuống, tối rất mau. Người ta phải về. Xác mới chôn nằm đó. Vài ngày nữa sẽ có ai đó tiếc thương đem hoa ra mộ. Rồi ba năm sau không còn ai. Rồi 25 năm sau nếu trở về đây cũng sẽ giống tôi bây giờ. Lần lượt ra đi theo con đường đó. Giống nhau.
Bỏ nghĩa trang, tôi đi tìm con đường tôi đi năm xưa. Phần lớn còn đó nhưng chỗ này mới hơn, thì chỗ kia cũ kỹ đi. Nhiều toà nhà bỏ trống hoang phế. Tôi  không còn gặp mấy người quen. Một vài người tôi tìm mãi mới thấy. Vì họ thay đổi quá nhiều rồi. Họ chậm chạp, đau yếu. Họ lẩn thẩn. Cái thế giới 25 năm về trước không còn. Đất trời còn đó. Mặt trăng vẫn thế. Cả gió biển và màu xanh của sóng nữa. Nhưng con người và thế giới lúc họ trẻ hết rồi. Đời họ bây giờ ai cũng lầm lũi. Tôi  đứng nhìn họ mà không muốn hỏi chuyện vì bắt họ nhớ lại những tháng ngày quá xa. Bây giờ họ chỉ muốn thầm lặng sống qua ngày thôi. Vài người sót lại trong viện dưỡng lão, lặng lẽ. Người tôi quen ngày xưa, chết hầu hết rồi.
Những tờ thư cũ, tấm hình năm xưa, sau khi tôi chết, có vài người giữ nó ít năm. Đến lúc họ chết, thì kẻ sau dọn phòng không biết tôi là ai. Tất cả vào thùng rác sau khi người đó chết ít ngày. Bây giờ tôi không còn dấu vết là bao.
Tôi đi tìm những chữ nghĩa ngày xưa tôi học. Vất vả toan tính. Ngày ấy nuôi bao nhiêu mộng mị ở mảnh bằng ra trường. Bám vào tên tuổi muốn xã hội tặng ban. Cần treo tấm bằng cấp ở nơi làm việc. Chụp chung tấm hình với nhân vật tiếng tăm. Bây giờ chả còn gì.
Đã 25 năm rồi, tất cả đồ dùng của tôi đã biến mất. Chiếc xe ngày xưa đau buồn vì trầy vết sơn. Ngày ấy không dám cho người khác mượn, tôi lau chùi thật bóng. Bây giờ là bụi rác ở đâu? Tôi đứng đây nhìn lại cuộc đời. Tất cả qua đi như cơn gió thoảng, mà sao ngày ấy lòng tôi bồn chồn, lo lắng, tiếc nuối những thứ này thế.
Tôi đi tìm những công trình tôi để lại. Người để công trình này, người để công trình kia. Tôi để lại những bài diễn văn. Ai còn nhớ? Họ quên ngay khi tôi rời cái mi-cro-phôn cơ mà. Ngay khi ra khỏi phòng họp, ngay mấy phút sau. Vậy mà hôm nay tôi đi tìm nó như một công trình để lại sao? Giật mình. Tôi thấy mình quá ngớ ngẩn. Vậy tôi đi tìm gì hôm nay? Còn gì không? Ngay cả những người tôi quen biết cũng không còn, thì tôi còn gì? Ai mà giữ những kỷ niệm của tôi khi họ không biết tôi là ai?
Tôi không ngờ ngày lễ bạc này buồn tẻ hơn ngày tảo mộ lần thứ nhất. Ngày ấy sau ba năm tôi chết. Đứng một mình ngoài nghĩa trang, không có ai ra mộ tôi như hôm người ta chôn tôi. Nhưng ngày ấy trở về tôi còn nhìn thấy nhiều bóng hình tôi quen. Tôi còn gặp vài tờ thư tôi viết cho họ. Có kẻ còn giữ tấm hình tôi. Lần này hoang vu quá. Trống trải. Ngày 25 năm Lễ Bạc mà vắng thật vắng.
Bây giờ tôi hiểu, Ngày Lễ Bạc là của chính mình. Một mình mình thôi.
Nhiều điều chết rồi mới thấy rõ. Lúc sống sao tôi không nhìn thấy. Chẳng hạn như tôi băn khoăn làm sao để lại công danh cho đời. Đời chả cần gì tôi. Cần hay không, tiếng kêu của một cánh ve trong chiều hè trống trải mênh mông? Chẳng hạn như tôi lo lắng ngày mai ra sao, tôi phải tích góp bao nhiêu cho đủ? Bây giờ thấy quá rõ rồi, ngày mai, tức là bây giờ tôi đang đứng đây. Trong nghĩa trang người ta không còn nhan sắc, người ta không cần chỗ ở.
Nếu bây giờ sống lại kiếp người, tôi sẽ rong chơi, tôi sẽ ca hát với suối xanh, tôi sẽ với mây trời cho trái tim tôi bao dung. Nhưng trễ quá rồi.
Tất cả những gì nhìn thấy đều không mang theo được khi tôi chết. Son phấn. Sự nghiệp. Cũng không phải tất cả những gì thuộc tinh thần là mang theo được đâu. Những điều thuộc tinh thần như tình yêu, lòng thù ghét, niềm kiêu hãnh, sự ghen tị, giận dữ, bao dung cũng tuỳ đó. Chỉ những gì tinh thần mà thuộc về
thế giới Siêu nhiên mới tồn tại.
Như vậy cuộc đời người ta phải bỏ lại tới 98 phần trăm. Chỉ có hai phần trăm mang theo là tình yêu thương và lòng bao dung với người đời.
Lúc sống, tôi quá vất vả cho 98 phần trăm cái không mang theo được. Hôm nay nhìn lại trong ngày kỷ niệm 25 năm tôi chết. Trở về tìm lại những bến bờ đã đi qua. Chả còn gì. Nếu tôi được sống lại, tôi sẽ sống thế nào?  Hỏi mình vậy thôi, chứ tôi biết, quá trễ rồi.
Đường tôi đi, bây giờ lại vẫn chỉ một mình, mình đi. Tôi lại nhủ lòng :  Đường đi một mình.
                                                          Nguyễn Tầm Thường
                              ( “Đường Đi Một Mình.” Trang 52. Đoản khúc 82 )


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #70 - 01. Jan 2008 , 22:47
 
...

Hôm nay có phim Trung Cộng


Điểm phim :

Hôm nay, có rất nhiều Đài truyền hình có phim Trung Cộng, bạn hãy mở kênh A xem cuộc chiến sống còn giữa hai cao thủ võ lâm của phái Hoa Sơn và Tuyết Sơn để giành một bí kíp giang hồ. Ở kênh K, nàng công chúa xinh đẹp nước Sở đang lên kế hoạch trả thù cho người yêu. Kênh B dành cho người yêu phim quan tâm đến đời sống chính trị xã hội khi theo dõi cuộc chiến chống tham nhũng của Bí Thư Trần đang vào giai đoạn gay cấn, hôm qua bạn đã thấy vợ bí thư nhận món tiền hối lộ lớn như thế nào. Kênh C và kênh H giới thiệu cuộc đời của những kỳ nhân Trung Cộng, họ là những quân sư giỏi cho những ông vua… dở giành lấy ngai vàng hoặc thôn tính nước khác. Và nếu bạn là người lãng mạn, hãy bật kênh D, U, S, Z, X… để xem những bộ phim tình cảm lãnh mạn của những đôi lứa yêu nhau nhưng luôn gặp trắc trở, lỡ làng, cái kết bất ngờ của những mối tình đang chờ bạn khám phá. Tất nhiên, với hàng loạt diễn viên trẻ đẹp, bối cảnh sang trọng, hoành tráng, những bộ phim Trung Cộng trên tất cả các đài truyền hình trong nước Việt sẽ lôi cuốn các bạn từ đầu đến cuối, giới thiệu đất nước, con người Trung Cộng một cách chân thực và gần gủi nhất, bạn sẽ cảm thấy đầy ắp thông tin về đất nước láng giềng.



Và cũng tất nhiên, trên tất cả các Đài truyền hình tỉnh lẻ và khu vực và Trung ương bạn sẽ không tìm thấy thông tin Trường Sa và Hoàng Sa bị Trung Cộng cướp trắng, một cuộc xâm lược không cần ngụy biện và che giấu, rất phách lồi, ừ, tao lớn, tao mạnh, tao thích lấy thì lấy, làm gì tao ?



Vì những nguồn quảng cáo vô tận, vì phim Trung Cộng bán rẻ như cho, vì đài tỉnh bên tăng thời lượng mà mình không tăng cũng kỳ... ?????



Nên hôm nay, bạn hãy bật tất cả các kênh để xem phim Trung Cộng. Ngay khi chưa mất đất thì cuộc xâm lược đã diễn ra rồi, và chúng ta ngồi trước màn hình ti vi sung sướng chấp nhận điều đó.



Có một đứa đã lỡ hơi khùng rồi, nên khùng luôn cũng không sao, muốn cướp đài truyền hình tỉnh vài giờ, đúng chương trình phim truyện, buộc nhân viên kỷ thuật chạy dòng chữ trắng “Tổ Quốc bị cướp một phần rồi, bà con ơi”. Hay lịch sự hơn, thay bằng “Vì bạn Trung Cộng chơi xấu, nên bữa nay tạm ngưng phim Trung Cộng” trên cái nền đen vô tận của bóng đêm. Ít nhất, sẽ có một phần mười người xem sẽ tắt ti vi trong một nỗi bàng hoàng của một người nhận ra mình dù hèn nhưng vẫn còn yêu nước. Chín phần mười còn lại, cũng biết bàng hoàng vì lỗi Trung Cộng ăn gian mà họ bỏ lỡ một tập phim Trung Cộng hay.

Sầu Riêng Nguyễn Ngọc Tư


ghi chú: tự ý sửa 1 chử
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #71 - 02. Jan 2008 , 04:15
 
Quote:
...

Hôm nay có phim Trung Cộng


Điểm phim :

Hôm nay, có rất nhiều Đài truyền hình có phim Trung Cộng, bạn hãy mở kênh A xem cuộc chiến sống còn giữa hai cao thủ võ lâm của phái Hoa Sơn và Tuyết Sơn để giành một bí kíp giang hồ. Ở kênh K, nàng công chúa xinh đẹp nước Sở đang lên kế hoạch trả thù cho người yêu. Kênh B dành cho người yêu phim quan tâm đến đời sống chính trị xã hội khi theo dõi cuộc chiến chống tham nhũng của Bí Thư Trần đang vào giai đoạn gay cấn, hôm qua bạn đã thấy vợ bí thư nhận món tiền hối lộ lớn như thế nào. Kênh C và kênh H giới thiệu cuộc đời của những kỳ nhân Trung Cộng, họ là những quân sư giỏi cho những ông vua… dở giành lấy ngai vàng hoặc thôn tính nước khác. Và nếu bạn là người lãng mạn, hãy bật kênh D, U, S, Z, X… để xem những bộ phim tình cảm lãnh mạn của những đôi lứa yêu nhau nhưng luôn gặp trắc trở, lỡ làng, cái kết bất ngờ của những mối tình đang chờ bạn khám phá. Tất nhiên, với hàng loạt diễn viên trẻ đẹp, bối cảnh sang trọng, hoành tráng, những bộ phim Trung Cộng trên tất cả các đài truyền hình trong nước Việt sẽ lôi cuốn các bạn từ đầu đến cuối, giới thiệu đất nước, con người Trung Cộng một cách chân thực và gần gủi nhất, bạn sẽ cảm thấy đầy ắp thông tin về đất nước láng giềng.



Và cũng tất nhiên, trên tất cả các Đài truyền hình tỉnh lẻ và khu vực và Trung ương bạn sẽ không tìm thấy thông tin Trường Sa và Hoàng Sa bị Trung Cộng cướp trắng, một cuộc xâm lược không cần ngụy biện và che giấu, rất phách lồi, ừ, tao lớn, tao mạnh, tao thích lấy thì lấy, làm gì tao ?



Vì những nguồn quảng cáo vô tận, vì phim Trung Cộng bán rẻ như cho, vì đài tỉnh bên tăng thời lượng mà mình không tăng cũng kỳ... ?????



Nên hôm nay, bạn hãy bật tất cả các kênh để xem phim Trung Cộng. Ngay khi chưa mất đất thì cuộc xâm lược đã diễn ra rồi, và chúng ta ngồi trước màn hình ti vi sung sướng chấp nhận điều đó.



Có một đứa đã lỡ hơi khùng rồi, nên khùng luôn cũng không sao, muốn cướp đài truyền hình tỉnh vài giờ, đúng chương trình phim truyện, buộc nhân viên kỷ thuật chạy dòng chữ trắng “Tổ Quốc bị cướp một phần rồi, bà con ơi”. Hay lịch sự hơn, thay bằng “Vì bạn Trung Cộng chơi xấu, nên bữa nay tạm ngưng phim Trung Cộng” trên cái nền đen vô tận của bóng đêm. Ít nhất, sẽ có một phần mười người xem sẽ tắt ti vi trong một nỗi bàng hoàng của một người nhận ra mình dù hèn nhưng vẫn còn yêu nước. Chín phần mười còn lại, cũng biết bàng hoàng vì lỗi Trung Cộng ăn gian mà họ bỏ lỡ một tập phim Trung Cộng hay.

Sầu Riêng Nguyễn Ngọc Tư


ghi chú: tự ý sửa 1 chử


Rất là thấm thía anh phu_de à.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #72 - 02. Jan 2008 , 05:10
 
Cám ơn sư huynh cho đọc một ý kiến từ người trong nước  Wink My có dịp đọc một vài truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tự mấy năm trước, chắc  My có mang lên D/D LVD . Bây giờ đọc bài này của NNTự My lại càng có cảm tình hơn nữa  Wink Rất vui mừng vì càng ngày những người cầm bút trong nước càng dám viết những điều họ nghĩ  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #73 - 02. Jan 2008 , 11:25
 
Quote:
Cám ơn sư huynh cho đọc một ý kiến từ người trong nước  Wink My có dịp đọc một vài truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tự mấy năm trước, chắc  My có mang lên D/D LVD . Bây giờ đọc bài này của NNTự My lại càng có cảm tình hơn nữa  Wink Rất vui mừng vì càng ngày những người cầm bút trong nước càng dám viết những điều họ nghĩ  Wink


Em cũng rất thích truyện của NN Tư. Đọc truyện của cô ta lúc nào cũng làm em nước mắt chảy ròng ròng. Lối văn của NNT lúc nào cũng thật là bén nhọn và làm mình nhức nhối. Cô ta không sợ nói lên sự thật đâu , và cũng nhờ được nhiều người VN hải ngoại biết và đến thăm cũng như viết nhiều bài ca ngợi nên cô ta mới được yên thân đó chị Mỹ à.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #74 - 02. Jan 2008 , 19:04
 
Quote:
...

Hôm nay có phim Trung Cộng


Điểm phim :

Hôm nay, có rất nhiều Đài truyền hình có phim Trung Cộng, bạn hãy mở kênh A xem cuộc chiến sống còn giữa hai cao thủ võ lâm của phái Hoa Sơn và Tuyết Sơn để giành một bí kíp giang hồ. Ở kênh K, nàng công chúa xinh đẹp nước Sở đang lên kế hoạch trả thù cho người yêu. Kênh B dành cho người yêu phim quan tâm đến đời sống chính trị xã hội khi theo dõi cuộc chiến chống tham nhũng của Bí Thư Trần đang vào giai đoạn gay cấn, hôm qua bạn đã thấy vợ bí thư nhận món tiền hối lộ lớn như thế nào. Kênh C và kênh H giới thiệu cuộc đời của những kỳ nhân Trung Cộng, họ là những quân sư giỏi cho những ông vua… dở giành lấy ngai vàng hoặc thôn tính nước khác. Và nếu bạn là người lãng mạn, hãy bật kênh D, U, S, Z, X… để xem những bộ phim tình cảm lãnh mạn của những đôi lứa yêu nhau nhưng luôn gặp trắc trở, lỡ làng, cái kết bất ngờ của những mối tình đang chờ bạn khám phá. Tất nhiên, với hàng loạt diễn viên trẻ đẹp, bối cảnh sang trọng, hoành tráng, những bộ phim Trung Cộng trên tất cả các đài truyền hình trong nước Việt sẽ lôi cuốn các bạn từ đầu đến cuối, giới thiệu đất nước, con người Trung Cộng một cách chân thực và gần gủi nhất, bạn sẽ cảm thấy đầy ắp thông tin về đất nước láng giềng.



Và cũng tất nhiên, trên tất cả các Đài truyền hình tỉnh lẻ và khu vực và Trung ương bạn sẽ không tìm thấy thông tin Trường Sa và Hoàng Sa bị Trung Cộng cướp trắng, một cuộc xâm lược không cần ngụy biện và che giấu, rất phách lồi, ừ, tao lớn, tao mạnh, tao thích lấy thì lấy, làm gì tao ?



Vì những nguồn quảng cáo vô tận, vì phim Trung Cộng bán rẻ như cho, vì đài tỉnh bên tăng thời lượng mà mình không tăng cũng kỳ... ?????



Nên hôm nay, bạn hãy bật tất cả các kênh để xem phim Trung Cộng. Ngay khi chưa mất đất thì cuộc xâm lược đã diễn ra rồi, và chúng ta ngồi trước màn hình ti vi sung sướng chấp nhận điều đó.



Có một đứa đã lỡ hơi khùng rồi, nên khùng luôn cũng không sao, muốn cướp đài truyền hình tỉnh vài giờ, đúng chương trình phim truyện, buộc nhân viên kỷ thuật chạy dòng chữ trắng “Tổ Quốc bị cướp một phần rồi, bà con ơi”. Hay lịch sự hơn, thay bằng “Vì bạn Trung Cộng chơi xấu, nên bữa nay tạm ngưng phim Trung Cộng” trên cái nền đen vô tận của bóng đêm. Ít nhất, sẽ có một phần mười người xem sẽ tắt ti vi trong một nỗi bàng hoàng của một người nhận ra mình dù hèn nhưng vẫn còn yêu nước. Chín phần mười còn lại, cũng biết bàng hoàng vì lỗi Trung Cộng ăn gian mà họ bỏ lỡ một tập phim Trung Cộng hay.

Sầu Riêng Nguyễn Ngọc Tư


ghi chú: tự ý sửa 1 chữ



Sư huynh à,

Sư huynh nói đã " tự ý sửa 1 chữ", sao sư huynh không đố nó là chữ gì để đầu năm My bói 1 quẻ ( sẽ phải trúng  Cool ) rồi để cho anh Cối Chày lo phần kiếm giải thưởng   Cheesy  Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 ... 11
Send Topic In ra