Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - :: Những Chuyện Buồn_Vui ::  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 16 17 18 19 20 ... 28
Send Topic In ra
:: Những Chuyện Buồn_Vui :: (Read 55327 times)
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #255 - 09. Jan 2010 , 12:50
 
anh_thu_Tran wrote on 07. Jan 2010 , 19:03:
...


Xin được chia buồn cùng chi Bảy và gia đình về sự mất mát to lớn này.
   Cầu mong vong linh anh Hai của chị sớm về miền Cực lạc


Chân thành cảm ơn Anh Thư vào chia buồn cùng Bảy & gia đình.
Chúc AT vui vẻ cuối tuần.
Kiss
7_MMơ
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #256 - 09. Jan 2010 , 19:59
 
TB chào chi Bẩy, em cũng muốn được chia buồn cùng chi Bảy và gia đình về sự mất mát to lớn này.
   Cầu mong vong linh anh Hai của chị sớm về miền Cực lạc.
Back to top
« Last Edit: 09. Jan 2010 , 20:00 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #257 - 10. Jan 2010 , 08:09
 


...


Em xin chia buồn cùng chị Bảy và gia đình
Back to top
« Last Edit: 10. Jan 2010 , 08:10 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #258 - 12. Jan 2010 , 02:37
 
thubeo wrote on 09. Jan 2010 , 19:59:
TB chào chi Bẩy, em cũng muốn được chia buồn cùng chi Bảy và gia đình về sự mất mát to lớn này.
   Cầu mong vong linh anh Hai của chị sớm về miền Cực lạc.

7 chân thành cám ơn TB nhiều.
  Kiss.
7_mm
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #259 - 12. Jan 2010 , 02:38
 
Phương Tần wrote on 10. Jan 2010 , 08:09:
...


Em xin chia buồn cùng chị Bảy và gia đình

Cảm ơn PT vào chia bườn cùng 7 & gia đình.
Kiss
7_mm
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Online


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #260 - 31. Mar 2010 , 19:50
 


Câu chuyện ‘gốc Việt, được đặt tên Mỹ, đổi lại tên Việt’

Hà Giang/Người Việt
LOS ANGELES - Chúng tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của một người đang đi tìm về cội nguồn, sắp bước chân vào “ngôi nhà cội nguồn,” nhưng lòng chợt lo lắng: “Không biết người ta có sẽ chấp nhận tôi? Tôi không có gì để trao lại cả.”






Ðại Học UCLA, ngày 24 tháng 3, 2010
“Tôi mừng sinh nhật tôi mỗi ngày!”
“Vì tôi không biết mình ra đời ngày nào...”
“Tôi kỷ niệm ngày 30 tháng 4, vì đó là cái mốc lịch sử gắn liền với đời tôi...”
“Tôi kỷ niệm cả ngày 12 tháng 4 nữa. Ngày này, tôi được nhận vào phòng cấp cứu của trung tâm y khoa này...”
“Tôi lại muốn kỷ niệm luôn ngày 19 tháng 11, vì cái vòng đeo tay tôi được đeo từ hồi nhỏ, có dòng chữ “19 tháng 11, 1974.”
“Tôi không biết cha mẹ ruột mình là ai...”
“Và tôi cũng chẳng biết gì về nguồn gốc của mình, điều mà đứa trẻ bình thường nào cũng biết.”
Ðó là đoạn tự thuật của một thanh niên, biết rằng mình chắc chắn gốc gác Việt Nam, nhưng lại chưa bao giờ thực sự cảm nhận đầy đủ nguồn gốc ấy.
Người thanh niên “biết chắc, nhưng lại không chắc” ấy, tên là Vũ Tiến Kinh.
Cử tọa, gồm các y tá, sinh viên y khoa, y sĩ, bác sĩ nội trú, và bác sĩ nhi đồng có mặt trong buổi họp, để nghe Kinh nói, bỗng nhiên yên lặng.
Chỉ trước đó ít phú thôi, họ đã cười rộn rã trước những lời khôi hài của Vũ Tiến Kinh.
Không khí trong phòng chùng lại. Có những ánh mắt chợt nặng trĩu, long lanh.
Hôm ấy là một sự kiện đặc biệt. Ðó là một cuộc đoàn tụ, đúng nghĩa. Tất cả bắt nguồn từ sự kiện xảy ra cách đây gần 35 năm, đúng vào những ngày này, của tháng 4.
Cũng tại đây, 35 năm trước
Vũ Tiến Kinh đã có mặt tại đây, gần 35 năm trước.
Nhiều sinh viên y khoa, bác sĩ nội trú và các nhân viên hành chánh của bệnh viện Mattel Children's Hospital, và David Geffen School of Medicine, thuộc trường UCLA, đã mang vào phòng những hộp cơm, để vừa ăn trưa, vừa chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt, và nghe Kinh kể lại chuyện đời mình.
Câu chuyện mà họ được nghe là cuộc hành trình của một người đi tìm nguồn cội.
Ngày 12 tháng 4, 1975, chuyến máy bay đưa Kinh, và 219 trẻ em mồ côi khác của viện mồ côi An Lạc, rời khỏi một Việt Nam đang tan tác vì chiến tranh, đã phải hạ cánh gấp xuống Los Angeles.
Lý do là vì Kinh và gần 20 trẻ sơ sinh khác đã quá yếu, không thể tiếp tục cuộc hành trình đến thẳng Fort Benning, Georgia, nơi các em sẽ được Tressler Lutheran Agency thu xếp tìm gia đình cha mẹ nuôi.
Bác sĩ nhi khoa Barry Halpern, giờ đây đã 61 tuổi, tóm tắt bảng giám định y khoa do chính tay ông viết, về bệnh nhân Vũ Tiến Kinh, cách đây đúng 35 năm: “Bệnh nhân Vũ Tiến Kinh, khoảng ba tháng tuổi, èo uột, thiếu dinh dưỡng, bị háo nước do bệnh đi tả, bị viêm kết mạc nặng, chốc lở đầy mình.”
Trước khi chuyển Kinh qua một y sĩ khác, Halpern gửi kèm theo hồ sơ bệnh lý của Kinh một lá thư viết tay, trong đó ông viết: “Em bé này là một bệnh nhân rất thú vị, và chúng tôi ở UCLA rất mong được biết sức khỏe em sẽ tiến triển ra sao trong những tháng ngày tới.”
Ngày một ngày hai, những “tháng ngày tới” cứ chất chồng.
Trẻ sơ sinh đến rồi đi, Bác Sĩ Halpern cũng quên mất đi bệnh nhân tí hon “rất thú vị” của mình.
Bẵng một cái đã ba mươi lăm năm!
Một hôm ông nhận được thư của một người có cái tên ông chưa bao giờ nghe: Joseph Palmeter - Vũ Tiến Kinh.
Thư viết:
“Kính thưa Bác Sĩ Halpern,
Tên tôi là Joseph Palmeter, Vũ Tiến Kinh, người Mỹ gốc Việt, mà ông, hồi còn là một bác sĩ nội trú tại UCLA có thể đã từng săn sóc vào tháng 4 năm 1975. Ðến từ một chuyến máy bay do bà Betty Tisdale tổ chức, với 219 trẻ mồ côi khác, tôi lúc đó hiển nhiên rất là èo uột. Gần ba mươi lăm năm sau, tôi rất vui có dịp viết thư báo cho bác sĩ biết tôi đã khỏe... Nếu đây đúng là ông, thì Bác Sĩ Halpern ơi, xin bác sĩ nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của tôi.”
Gửi kèm theo thư của Kinh là bản sao bức thư tay mà Bác Sĩ Halpern đã viết kèm theo hồ sơ bệnh lý 35 năm trước.
Bệnh nhân “tí hon rất thú vị,” giờ đây đã là một thanh niên, đi tìm về cội nguồn, và đi tìm về ân nhân, của 35 năm trước.
Bác Sĩ Halpern, giờ đang làm việc với bệnh viện nhi đồng ở Northridge, cho biết đã phải về UCLA để tìm lại hồ sơ bệnh lý của Kinh, rồi từ đó, tìm hiểu về những đứa trẻ đến từ viện mồ côi An Lạc, về nhân vật Betty Tisdale, chủ tịch của cô nhi viện này, và là người đã hết sức cương quyết, vận động tất cả khả năng, ảnh hưởng và tiền bạc của mình để mang hơn 200 cô nhi Việt Nam ra khỏi chiến tranh, đến chốn bình an. Chuyện ấy, đã 35 năm trôi qua!
Thế rồi, Kinh được gặp lại người bác sĩ ân nhân, để đích thân, trân trọng nói lời cảm tạ trước mặt các sinh viên y khoa, bác sĩ nhi đồng, y tá, và ban quản trị của bệnh viện cũ.
“Cám ơn bác sĩ đã cứu mạng tôi!”
“Cám ơn ban quản trị UCLA. Tôi luôn luôn nhớ ơn quý vị, và biết là minh chứng hùng hồn của nền y khoa hiện đại, của tinh thần cứu nhân độ thế và lời thề trước thần Hippocrates của các bác sĩ.”
Rồi bằng một giọng rất nhỏ, Kinh nói:
“Tôi rất vinh hạnh tìm được trở về “cánh cửa” đã đưa tôi vào Hoa Kỳ.”
Kinh, và câu chuyện đời
Với lối nói chuyện sắc sảo thông minh, lôi cuốn, dí dỏm, khôi hài, Vũ Tiến Kinh khiến cử tọa lúc thì cười ngặt nghẽo, lúc lại đầy xúc động.
Kinh kể là sau khi rời UCLA, anh được một gia đình đạo Tin Lành ở Williamsport, một thành phố nhỏ miền vùng quê tại tiểu bang Pennsylvania mang về nuôi dưỡng. Cha mẹ đặt tên anh là Joseph Palmeter.
Như một người con đi xa về nhà tâm sự với gia đình, Kinh cho biết đã có bằng cử nhân âm nhạc tại Westminster College ở tiểu bang Pennsylvania, và bằng cao học về hòa âm tại Penn State University.
Anh hiện đang là một thầy giáo dạy nhạc ở Connecticut.
“Những học sinh bậc trung học của tôi, liên tục dạy tôi ‘những bài học về đức khiêm tốn.’”
Vừa kể chuyện quá khứ, Kinh líu lo khoe vừa được nhận vào chương trình tiến sĩ về nghiên cứu âm nhạc trong giáo dục, và nghiên cứu tại University of Minnesota Graduate School.
“Trở thành một chuyên viên ngành giáo dục âm nhạc, để làm tươi sáng cuộc đời của những thanh thiếu niên kém may mắn ở các vùng quê hẻo lánh trên nước Mỹ!”
Kinh nói về hoài bão.
“Chúng ta cùng là những người làm việc vì tha nhân.”
Kinh nói.
“Bác sĩ thì chữa bệnh cho thể chất con người, âm nhạc và giáo dục thì chữa bệnh cho tâm hồn của họ!”
Rời khỏi dự định tương lại, Kinh đưa mọi người về quá khứ: “Cha nuôi tôi, ông Palmeter, là một người thợ sửa ống nước. Ông thường nói là ông ‘làm lụng vất vả để con cái không phải vất vả’, và ‘chân lấm tay bùn để con cái không phải chân lấm tay bùn.’”
Nhưng tiếc thay, Kinh đã phải chia cách với gia đình cha mẹ nuôi từ năm 1994, vì “giữa chúng tôi có vấn đề.”
“Khoảng 4, 5 tuổi thì tôi biết mình không phải là con ruột.”
Kinh kể là đã chạy thẳng về nhà hỏi cha mẹ nuôi về chuyện này, sau một buổi học bị một học sinh cùng trường chạy đến bảo: “Ê, thằng kia, mày là thằng Tàu con.”
“Con có phải là người Tàu không?”
Kinh hỏi.
“Cha mẹ không trả lời, và cũng không muốn nói về chuyện đã nhận tôi làm con nuôi.”
Kinh tâm sự.
Trong cuộc hành trình tìm gốc rễ của mình, Kinh đi tìm gặp bà Betty Tisdale, hiện đã 87 tuổi, ở tiểu bang Seatle, để biết thêm về cô nhi viện An Lạc, ở Sài Gòn, nơi đã dưỡng nuôi anh vài tháng trước khi anh được mang vào Hoa Kỳ.
Với anh, buổi đoàn tụ hôm nay, mà anh gọi là trở về “cánh cửa vào đời,” là một dấu mốc quan trọng.
Cho đến nay, những gì xảy ra bên kia cánh cửa đó, anh không hề biết, và có thể sẽ không bao giờ biết.
“Nghe nói, tôi đã bị bỏ vào một cái giỏ, rồi mang để ở trước cửa Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.”
“Bị bỏ rơi từ nhỏ, tôi lúc nào cũng muốn tìm hiểu gốc gác của mình”
“Mình là ai và từ đâu đến, câu hỏi ám ảnh tôi mãi không thôi!”
Từ mười năm nay, khi có dịp, Kinh đi khắp nơi và làm thiện nguyện để gặp gỡ người kém may mắn, như những tù nhân ở New York, các cô nhi đói khát tình thương, nằm mẹp trên những cái giường bẩn thỉu ở viện mồ côi, khát khao một chút vỗ về, âu yếm.
Bước đầu của Kinh trong việc thực hiện ước nguyện trở về nguồn, là chính thức xin đổi tên, từ tên Mỹ Joseph Palmeter để trở về với tên Việt Nam, được ghi trong khai sanh của mình, là “Vũ Tiến Kinh.”
Hành trình tìm về cội nguồn
Kinh biết rằng ngay cả cái tên này cũng không phải là tên thật của anh, mà chỉ là một cái tên do bà Betty Tisdale đặt đại ra. Người ta kể rằng, trong lúc gấp rút lo thủ tục cho các em được lên máy bay, bà phải “chế” ra giấy khai sinh cho hằng trăm đứa trẻ, vì không ai trong cô nhi viện An Lạc có giấy khai sinh trước đó. Người ta kể rằng, trong lúc gấp rút lo thủ tục cho các em được lên máy bay, bà phải “chế” ra giấy khai sinh cho hằng trăm đứa trẻ, vì không ai trong cô nhi viện An Lạc có giấy khai sinh trước đó.
Bà Betty, khi ấy, đã cho vài chú nhóc, mỗi chú một cái họ “Vũ Tiến...”
“Dù sao đây cũng là cái tên gần nhất với quá khứ!”
Kinh nói.
“Tôi biết bước tới trong cuộc hành trình sẽ là một chuyến về thăm Việt Nam, nhưng không biết bao giờ sẽ thực hiện chuyến đi đó!”
“Chỉ biết là tối nay, tôi sẽ được đi thăm tòa soạn của nhật báo tiếng Việt lớn nhất tại hải ngoại, và sau đó sẽ được dẫn đi ăn thức ăn Việt Nam ngon nổi tiếng ở Little Sài Gòn.” Vũ Tiến Kinh chia sẻ với cử tọa.
Và có lẽ cũng để nhắc tôi về những gì tôi đã hứa với anh trên đường đi từ bãi đậu xe của Ronald Reagan UCLA Medical Center đến phòng họp.
Ðến giờ hẹn, chúng tôi đến đón anh về thăm tòa soạn trước bữa ăn tối.
Xe chở Kinh đi qua những con đường chính trong Little Saigon. Ngây người nhìn những bảng hiệu bằng tiếng Việt, Kinh buột miệng:
“Ði qua khu phố của người mình mà không hiểu được tiếng mình, cảm giác lạ thật...”
“Và, những bảng hiệu này, tôi chỉ nhìn chứ không đọc được, quả là khó chịu.”
Rồi anh tâm sự rằng, tất cả những điều ít ỏi anh biết về Việt Nam, là biết qua Internet, và qua những gì nghe bà Betty Tisdale kể lại.
Anh không có bạn Việt Nam, chưa bao giờ nghe nhạc Việt Nam, không đọc được chữ Việt Nam, không nói được một câu tiếng Việt nào, và cũng chưa bao giờ nghe người Việt Nam nói chuyện.
Anh cũng không biết thức ăn Việt Nam, ngoài một lần ăn “cái món gì cuốn cuốn” do bà Betty Tisdale đãi, và rất muốn biết mặt mũi khu Little Saigon, nơi có hàng mấy trăm ngàn đồng hương của anh đang sinh sống.
“Chà chà, tòa soạn lớn hơn em hình dung nhiều! Ðúng là tờ báo lớn nhất của cộng đồng!” Kinh nói thế khi chúng tôi bước vào tòa soạn.
Cầm một tờ báo trên tay, Kinh muốn tôi chỉ cách đọc hai chữ “Người Việt,” rồi hỏi tôi chữ đó có nghĩa gì.
Chỉ vào Kinh tôi nói: “Người Việt có nghĩa là Vietnamese! Là em, vì em là người Việt.”
“Là một tờ báo cộng đồng có khó hơn một tờ báo dòng chính nhiều lắm không, và những khó khăn chính là gì?”
Kinh chợt hỏi.
“Hỏi tức là trả lời.”
Tôi cười.
Rồi tôi kể sơ cho Kinh nghe vài nét về cộng đồng, rằng ở đa số dân ở đây là những người tị nạn Cộng Sản, về ưu tư của thế hệ những người lớn tuổi, những khó khăn trong việc hòa nhập với dòng chính, bất đồng ngôn ngữ, văn hóa khác biệt. Tôi kể chuyện những trẻ em Việt Nam lớn lên ở đây nói không rành tiếng Việt, đôi khi xung đột với bố mẹ vì bất đồng quan điểm, chuyện biểu tình, chuyện nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền, chuyện con trai bóp cổ giết mẹ vì bị ép học làm bác sĩ, chuyện cộng đồng đang căng thẳng về việc tổ chức 30 tháng 4.
Sau khi chuyện trò với Kinh được vài phút, chủ bút tờ báo nhận xét, rằng “Vũ Tiến Kinh mang tâm trạng của một ‘cô dâu sắp về nhà chồng’; vừa muốn tìm gặp, về lại cội nguồn, lại vừa lo lắng khi sắp sửa gặp được chính cội nguồn ấy.”
Trên đường đi đến tiệm ăn, Kinh ngập ngừng hỏi tôi: “Cộng đồng sẽ đón nhận em như thế nào hả chị? Em không có gì để ‘offer’ mọi người, ngoài chính mình!”
“Cộng đồng sẽ dang tay đón nhận em, đơn giản chỉ vì em là người Việt Nam, và sẽ nuôi dưỡng em, vì em muốn tìm về với cộng đồng.”
Tôi đáp.
“Có thật không chị?” Kinh nhìn tôi, vừa hoài nghi, vừa hy vọng.
“Từ từ em sẽ thấy!”
Tôi nói.
Ở tiệm ăn, Kinh đòi tôi giải thích và hướng dẫn cách ăn từng món.
Với Kinh, món gì cũng lạ, cũng ngon miệng. Tôi nhìn Kinh tập gói miếng chả giò vào rau xà lách, kèm miếng dưa leo, mấy lá rau thơm rồi chấm vào chén nước mắm, rồi khen là Kinh rất “có tâm hồn ăn uống.”
Chúng tôi cười xòa.
“Ở thời điểm nào thì em bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu về nguồn gốc của mình?”
Tôi thắc mắc.
“Không thể nêu ra được một thời điểm cụ thể, chị ạ.”
“Em suy nghĩ như một người Mỹ, và sống như người Mỹ, nhưng cũng thấy có một cái gì thiếu vắng trong đời.”
“Em nghĩ em là ‘Amerisan’, vì em mắt xếch và cao quá.”
Kinh tâm sự.
“Cũng có thể!”
Tôi gật gù.
“Ðôi khi em tự hỏi tại sao lại có người bỏ mình vào một chiếc giỏ mang bỏ đi. Không biết lúc sinh ra em có được ôm vào lòng không?”
Câu hỏi của Kinh làm tim tôi đau nhói.
Trên đường về nhà, Kinh buột miệng: “Em vừa cảm nhận rất rõ một sự khác biệt giữa người Mỹ và Ðông Phương!”
“Người Mỹ rất thực dụng, đối với họ luôn luôn phải có quyền lợi song phương.
Phải có sự trao đổi.”
“Còn người Á Ðông mình cư xử có tình.”
Rồi Kinh nói thêm: “Em biết mình sẽ phải làm gì rồi. Em sẽ về thăm Little Saigon nhiều hơn. Coi như đây là một ngôi nhà thay thế.”
Vũ Tiến Kinh thừa nhận, đã 35 năm, đây là lần đầu anh biết về Little Saigon, về một cộng đồng của những đồng hương.
Và, Kinh khẳng định: “Lần về này sẽ không phải là lần cuối.”
Kinh đang cần, và đang tìm, một “ngôi nhà thay thế.”


Back to top
« Last Edit: 31. Mar 2010 , 19:53 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #261 - 05. Apr 2010 , 16:05
 
Những Giọt Lệ Hồng


Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!” Nghe mẹ kể lại lời dì, tôi cảm thấy hơi áy náy. Quả thật tôi cần mẹ không chỉ thuần túy vì tình cảm. Tôi cầu cứu bà sang để chăn bầy cháu bốn đứa. Dạo này buôn bán ể ẩm, tôi không kham nỗi tiền giữ trẻ, cũng không thể tiếp tế đều đặn cho mẹ nên rước bà qua là nhứt cử lưỡng tiện… Căn nhà ba phòng của vợ chồng tôi, bề ngoài trông cũng khang trang với cây cảnh chung quanh và cửa garage tự động nhưng thật ra chỉ rộng 1100 sf. Trừ phòng ngủ chánh tương đối rộng rãi, hai phòng còn lại vuông vức, nhỏ xíu xiu. Đất ở San Francisco là đất vàng. Căn nhà cũ kỷ năm mươi tuổi này trị giá chừng sáu chục ngàn nhưng lô đất 4000 sf của nó giá hơn bốn trăm, dù là nằm ở vùng ngoại ô xa tít. Thành ra cứ rán giữ, rán nắm dù mệt muốn hụt hơi. Cửa tiệm fast food bán cho nhân viên các hãng xưởng gần đây cũng theo đà lay-off mà đi xuống. Đến đầu tháng là chúng tôi điên đầu với đủ thứ tiền phải thanh toán. Tư trang sắm từ những năm phồn thịnh buôn may bán đắt lặng lẽ nuối đuôi nhau đi hết, vào nằm im nơi các tiệm cầm đồ. Chúng tôi không hề nghĩ đến giải pháp bán nhà vì đó là gia tài duy nhất, cũng là mối kinh doanh không sợ lỗ vốn; vả lại bây giờ đi mướn một apartment tồi tàn đủ chỗ chứa sáu người, giá thuê hàng tháng còn mắc hơn số tiền trả góp nhà. Trong tình thế kiệt quệ này, nếu có mẹ tôi lo cho tụi nhỏ, đưa đón đi học, quán xuyến việc nhà, tôi sẽ rảnh rang hơn để đi làm thêm lặt vặt buổi sáng, trưa về phụ tiệm ăn với chồng tôi. Buổi tối chúng tôi sẽ đi clean các tiệm ăn, chợ búa. Chịu khó một thời gian hi vọng kinh tế sẽ phục hồi trở lại. Mọi người đã hăm hở đón chào thiên niên kỷ mới, ai ngờ nó bắt đầu bằng sự xuống dốc!

Mẹ sang Mỹ vào mùa Thu. Trời khá lạnh đối với mẹ vì chưa quen nhưng màu xanh của biển trời đã thu hút mẹ. Lũ cháu xúm xít lấy bà vì ngày thường không ai gần gũi chúng cả. Chúng xổ tiếng Anh líu lo, thậm chí cô bé út mới bốn tuổi cũng không rành tiếng Việt. Bà cười dễ dãi: “Sẽ có cuộc trao đổi nhé! Bà dạy các cháu nói tiếng Việt, các cháu dạy cho bà nói tiếng Anh.” Thấy mẹ vui, tôi an lòng. Thế là bên cạnh cái giường hai tầng của hai cô bé gái là tấm nệm của bà ngoại. Ban đêm, ba bà cháu nói chuyện rì rầm; có khi hai cậu trai cũng gõ cửa xin vào để được hưởng không khí đầm ầm bên bà ngoại rất hiền và rất vui. Mẹ như bà tiên có chiếc đũa thần đã biến căn nhà bừa bãi đầy phiền muộn của chúng tôi thành một tổ ấm ngăn nấp, sạch sẽ và đầy tiếng cười. Trước kia, chúng tôi chỉ dùng những thức ăn ế ẩm từ cửa hàng, lắm khi nuốt chẳng trôi. Mẹ bảo cứ bỏ thịt bỏ rau và tủ lạnh cho bà. Thế là mỗi chiều về gia đình tôi được quây quần chung quanh bàn ăn có cơm canh nóng hổi, hương vị ngọt ngào. Chỉ sau và tháng, các con tôi khỏe mạnh ra, lễ phép ra và biết phụ giúp công việc lặt vặt trong nhà. Hai cậu con trai lớn, bà phân công lo vườn tược cây kiểng: “Thằng Hùng mười hai tuổi, lớn rồi, lo chăm sóc các cây lớn, tỉa lá, bón phận, Hậu cũng mười tuổi rồi, thay vì ôm máy chơi game, có thể phụ anh quét sân, tưới nước.” Bà hiền lành nhưng nói gì các cháu cũng nghe. Chúng không còn là những đứa bé “vô tích sự” như thuở trước. Thật ra chúng không đến nỗi tệ nhưng vợ chồng tôi quần quật với công ăn việc làm, không có thì giờ dạy dỗ, chỉ vẽ. Bảo làm chuyện gì, chúng thực hiện qua loa lấy có, rầy mãi phát mệt thành ra không thèm sai biểu nữa, tự mình làm chóng xong mà vừa ý hơn. Con Hoa hãnh diện khoe với mẹ: “Bà dạy con nấu cơm. Con biết lặt rau, rửa chén, lại biết tráng trứng nữa cơ!” Tôi hôn con, thầm cám ơn mẹ đã cho gia đình tôi cơ hội để sống có hạnh phúc thay vì cứ mãi rầy rà, cãi vả, gây ó nhau trong một căn nhà bề bộn, dơ bẩn.

Mẹ vốn là một Phật tử thuần thành. Thỉnh thoảng bà giảng dạy cho tôi về đạo lý: “Hạnh phúc không phải là món quà từ đâu đến, không phải tự nhiên mà có, cũng chẳng thể do phúc đức mà được. Mình phải biết cách sống, biết cách hợp tác xây dựng thì mới có hạnh phúc.” Thuở ấy, đầu óc tôi quá dầy đặc với những con số để có thể hiểu lời mẹ khuyên, vả lại cũng không có thì giờ… Thôi thì để mẹ lo giùm. Mỗi chiều về nhìn các con ngoan, được ăn bữa cơm tối ngon, đối với tôi đã là đủ rồi. Tôi bận rộn với nợ nần đến nỗi không mấy khi chú ý đến tâm tình của mẹ. Bây giờ kiểm điểm lại mới nhớ rằng tôi ít hỏi thăm về sự buồn vui của bà. Thay đổi môi trường sống, bà bỏ lại sau lưng biết bao nhiêu thứ: chị em, họ hàng, lối xóm, sư ông, bằng hữu… Đôi khi, mắt mẹ thoáng buồn. Tôi chỉ hỏi qua loa: “Mẹ có mệt không?” Chao ôi, rõ tệ, miệng hỏi mà lòng vái thầm: “Mẹ đừng ngã bệnh, khổ con!” Là con một nên cách suy nghĩ của tôi thường ích kỷ như thế. Cái gì cũng qui về mình, cho mình thôi!

Thắm thoát, mẹ ở với chúng tôi đã được một năm rồi. Gia đình thì ổn thỏa nhưng tình trạng tài chánh càng ngày càng bết bát mặc dù vợ chồng tôi bỏ sức lao động gấp đôi. Giao kèo mướn cửa tiệm sắp hết hạn mà chẳng tìm được người sang lại. Không ký thêm thì mất tiệm, mất luôn năm mươi ngàn bỏ ra sang tiệm trước kia, nhưng tiếp tục thì ngày càng thua lỗ, chẳng kham được nữa. Chuyện gì đến, phải đến. Tháng sau đó, vợ chồng tôi lủi thủi dọn đồ về trả lại cửa hàng cho người ta sau mười năm làm chủ. Bây giờ hóa ra là kẻ làm công, lại làm những nghề linh tinh quét dọn. Tủi thân mà tức số phận mình. Mẹ an ủi: “Thôi, như thế đỡ lo con ạ. Tinh thần căng thẳng quá có khi phát dại, hóa cuồng! Trong cái dở có cái hay là thế!” Chúng tôi lợi dụng thời gian tương đối rảnh rang này để sửa chữa căn nhà hư dột. Anh Thắng chịu khó và khéo tay nên cái gì cũng tự làm được, đỡ tốn tiền mướn thợ. Một hôm anh leo lên mái nhà để lợp lại mấy miếng ngói bể. Sơ ý thế nào chẳng rõ, anh trợt chân té xuống bất tỉnh. Chỉ có mình mẹ ở nhà! Bà bình tĩnh gọi 911, vắn tắt vài câu tiếng Anh: “He falls down from the roof. He stops breathing!” Và rành rọt đọc địa chỉ, số phone nhà cho họ. Ai ngờ bà âm thầm học chữ Anh mau đến thế! Bà đã cứu mạng chồng tôi! Thắng bị gãy chân và dập ống quyển. Phải nằm tại chỗ từ năm đến sáu tháng. Tình cảnh này đưa mẹ tôi vào môi trường mới. Bà tự nguyện thế chỗ cho chồng tôi để quét dọn, lau chùi các cửa tiệm hầu phụ giúp tôi về tài chánh. Mẹ hăng hái trong công việc. Tôi đoán rằng ở nhà mãi mẹ cũng buồn, nay được ra ngoài bà cảm thấy vui hơn. Bà có những người bạn mới: cô thâu ngân vui tính, bà lão phụ trách hàng rau cải, chú “Thoòng” chuyên khuân vác. Mẹ hòa mình với họ, với cuộc sống của những người lao động tay chân. Đâu ai biết rằng trước 1975, mẹ là giáo sự dạy Pháp văn tại một trường công lập lớn ở Sài Gòn. Các con tôi biết hoàn cảnh bi đát của gia đình nên mỗi đứa một tay, cùng nhau lo chuyện nhà. Mẹ tôi hài lòng thấy các cháu tự ý thức được trách nhiệm, biết thương mẹ thương cha. Ngày anh Thắng trở lại công việc, tôi xin mẹ ở nhà nghỉ ngơi. Mẹ nói: “Con ơi, ra ngoài cũng vui, lại kiếm được đồng tiền. Từ ngày đi Mỹ đến nay đã gần hai năm, mẹ chưa gửi tiền về giúp các em, các cháu bên ấy. Tụi nó nghèo lắm mà chẳng có cách kiếm ra tiền cho kịp đà leo thang của vật giá. Bên này kiếm tiền dễ hơn. Có tiền, mẹ lại có phương tiện cúng dường, bố thí…” Tôi im lặng nghẹn ngào, chợt nhớ rằng mẹ chưa hề hỏi tôi một đồng xu nào và tôi quên bẵng rằng mẹ cũng có nhu cầu tiêu xài. Trên thế gian này, không có nhân viên nào làm việc cật lực mà không đòi hỏi thù lao như thế! Vô tình, tôi đã “đòi nợ” mẹ tôi một cách tận tình. Dì tôi cũng có lý khi bà mỉa mai tôi. Trong lúc tôi đăm chiêu, mẹ nhẹ nhàng tiếp: “Mẹ đã xin được chân rửa chén trong nhà hàng. Rửa bằng máy chả cực nhọc gì!” “Trời đất ơi, rửa chén, cần sức lực của người đàn ông Mễ mới kham nỗi. Nồi niêu son chảo to như cột đình, nặng như búa tạ, làm sao mẹ nhấc cho nổi!” Tôi xuống giọng tiếp: “Mẹ nhìn lại mẹ xem. Tay mẹ gầy yếu, lưng mẹ đã cong, bước đi không còn nhanh nhẹn. Dù họ cần người, mướn tạm, vài hôm cũng cho nghỉ việc thôi!” Bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ mẹ. Bà già thật rồi, cái già đến nhanh quá. So với hồi mới qua, bà như tăng thêm năm, bảy tuổi. Mẹ tôi cúi đầu xuống thấp. Hình như bà cố giấu giọt lệ vừa ứa ra. Tôi nhẹ nâng cầm mẹ lên và nhìn sâu vào đôi cửa sổ tâm hồn ấy. Trời ơi, mắt mẹ đã kéo mây! Đôi mắt bồ câu đen láy ngày nào từng làm điên đảo các chàng trai cùng trang lứa, cột chân ba tôi vào tổ ấm gia đình, giờ đã một phần ngả màu đục lờ như nước gạo vo. Tóc mẹ trắng bơ phờ, đuôi mắt nhăn như rẻ quạt, vầng trán sạm đen vết đồi mồi… Tôi mủi lòng xót xa. Hai mẹ con ôm nhau, nước mắt người này thấm ướt vai áo người kia. Tôi nhỏ nhẹ: “Con không dám trái ý mẹ, nhưng mẹ rán chờ. Con hứa sẽ tìm công việc nhẹ nhàng hợp với mẹ hơn, mẹ nhé! Vong hồn ba mà biết mẹ cực khổ thế này chắc khó siêu.”

Trời cũng thương tình. Đâu chừng một tháng sau thì bà lão làm rau cải xin nghỉ việc về hưu. Mẹ tôi trở thành “bà cụ hàng rau”. Danh xưng và chức vụ gắn liền với mẹ tôi từ đấy. Vậy mà bà vui. Mỗi tháng bà lãnh được hơn ngàn bạc. Phân nửa số tiền, bà gửi về Việt Nam: phần cúng dường, phần bố thí, phần giúp đỡ các em, các cháu. Số còn lại, bà dành dụm mấy kỳ lương, đưa tôi hơn ngàn bạc. “Mẹ thấy người ta dựng phòng trong garage cũng tiện lắm. Nếu chồng con không phiền, con lấy tiền này nhờ nó mua vật liệu, che tạm cho mẹ một căn phòng nhỏ. Con Hoa, con út bắt đầu lớn, tụi nó cần sự riêng tư. Mẹ cũng vậy, có phòng riêng mẹ sẽ dựng kệ thờ Phật, mỗi ngày mẹ có thể lễ bái, tụng kinh, niệm Phật…” Chồng tôi nghe kể lại, vui vẻ đáp: “Chuyện nhỏ! Mẹ muốn gì anh cũng xin vâng, nói chi việc ấy!” Từ đấy, mẹ lộ vẻ hoan hỉ lắm. Sáng tối hai thời, ít khi nào bà bỏ lỡ công phu. Bà như một người đạt được mục tiêu cho đời mình, không có gì để ưu tư, khắc khoải.

Mùa Đông năm ấy, thời tiết hơi khác thường. Ban ngày ấm áp xen kẽ với những đêm buốt giá mà nhiệt độ đôi khi hạ thấp đến không ngờ. Vợ chồng tôi mời mẹ tạm trở về phòng cũ vài ba tháng, ngoài garage lạnh quá dễ sinh bịnh. Mẹ nói: “Ở chỗ này quen rồi, dời đi khó ngủ.” “Mẹ nhớ vặn heat cho đủ ấm nhé!” “Ờ, tao biết mà!” Ngờ đâu mẹ đã không qua khỏi mùa Đông! Buổi sáng chẳng thấy mẹ dậy sửa soạn để đi làm, tôi bảo “đứa nào ra đánh thức bà dậy, nhanh lên kẻo trễ!” Con Hoa quấn mền đẩy cửa bước ra garage miệng kêu léo nhéo. “Ngoại ơi, ngoại à…” Không có tiếng trả lời… Nọ bật đèn, tiến đến cạnh giường: ngoại quấn hai cái mền kín mít, nằm im ỉm. Nó lắc chân ngoại, bà chẳng đáp. Nó lôi cái mền xuống: mặt bà xám xịt, lạnh ngắt, đôi mắt khép hờ… “Mẹ ơi, mẹ! sao kỳ vầy nè!” Cả nhà đổ xô ra. Chồng tôi đạo Chúa, vội làm dấu thánh giá… Tôi xỉu ngay tại chỗ khi loáng thoáng nghe thằng Hùng la lên: “Sao bà không mở heat?” Cuộc điều tra của cảnh sát quấy rầy chúng tôi một thời gian, cuối cùng họ kết luận: “Bà cụ không thường mở heat; cái máy mua hai tháng về trước còn mới tinh chưa hề được sử dụng!” Tôi như người mất hồn trong đám tang của mẹ. Sự hối hận như lưỡi dao có răng, nó cưa xé lòng tôi. Trái tim tôi cơ hồ rỏ máu thành những giọt lệ hồng. Bạn bè khuyên tôi nên đến chùa xin cúng thất, thiết lễ cầu siêu cho bà. Tôi chẳng thể nói năng chi cùng vị sư ở chùa, chỉ biết dập đầu lạy cầu cứu với đôi mắt sưng húp. Chồng tôi bình tĩnh hơn, anh buồn bã kể đầu đuôi tự sự. Câu chuyện khiến thầy thương tâm, thầy thường an ủi, khuyên giải sau những thời lễ cúng. Khi thấy tôi bắt đầu trở lại bình thường, thầy dành cho gia đình chúng tôi một thời pháp thoại. Thầy giảng về lý vô thường, khổ, không. Các con tôi tỏ ra thích thú với sự thật giản dị và sâu sắc này, chúng đòi được học giáo lý đạo Phật thay vì đi nhà thờ với ba. Riêng tôi, tôi nhớ mãi câu kết luận của thầy trong buổi nói chuyện ấy: “Con người ta sở dĩ đau khổ triền miên là tại mình muốn nắm giữ! Cái gì cũng khư khư ôm chặt. Làm sao giữ mãi được vì bản chất của chúng là vô thường, là không. Hãy buông bỏ hết đi, chừng nào bỏ được, chừng ấy mới có chân hạnh phúc!” Phải rồi, nếu chúng tôi không bám chặt vào căn nhà thì mẹ tôi đã không phải vất vả đến thế, không đến nỗi chết cóng ngoài garage. Và gia đình tôi không lụy đến mức này. Tôi thỏ thẻ bàn với chồng: “Anh à, căn nhà này mình không giữ nỗi thì bán nó đi. Em tính rồi, sau khi thanh toán hết nợ nần mình cũng còn vài trăm ngàn. Dọn sang Texas, nhà cửa rẻ hơn, mình có thể tậu căn khác hoặc là giữ làm vốn, tính chuyện làm ăn…” ” Ờ nhỉ, hồi đó sao mình ngu quá, cứ ôm lấy nó mà cắm cổ đi cày trả nợ. Liệu giữ không được thì sớm buông đi… Nhờ ông thầy giảng dạy, mình mới sáng mắt ra!”

Sau khi dọn sang Texas, trước khi bắt tay vào công ăn việc làm, tôi xin phép anh Thắng cho tôi về Việt Nam một chuyến. Tôi về để được quì dưới chân sư ông kể lể hết sự tình, xin sám hối thì lòng tôi mới có thể yên. Sư ông trầm ngâm và yên lặng nghe tôi vừa khóc rấm rức vừa kể về mẹ tôi, đệ tử mà người rất quí mến. Sư ông không hề cắt ngang bằng những câu hỏi. Người không phê phán gì, chỉ để yên cho tôi khóc, khóc oà vỡ như cái đập nước bị ngăn chận, nay có người tháo ra… Mãi một lúc lâu lắm sau đó, sư ông mới dạy: “Người mẹ nào cũng có trái tim Bồ Tát. Mẹ con hành Bồ Tát đạo ngay trong gia đình trước khi mở rộng ra trong cuộc sống với mọi người. Con hãy hảnh diện có bà mẹ như thế! Con sẽ không cảm thấy hối hận ray rứt nữa nếu con biết đi theo hướng đi của mẹ con, biết xả bỏ cái tôi vị kỷ để lo cho người chung quanh.” Tôi sụp xuống đảnh lễ người đã chỉ cho tôi tháo mở cái gút dây kết mối ân hận trong tôi. Tôi trở về Texas với sự bình yên và tâm nguyện cao cả… Nhưng khi mùa Vu Lan về, cầm hoa trắng trên tay, tôi không thể ngăn được những giọt lệ hồng phát xuất từ trái tim tôi… Than ôi! Khi tôi biết nghĩ tới mẹ, biết giá trị của trái tim bồ tát, biết thương mẹ thì bà đã không còn nữa trên đời…

Diêu Nga

Added on Date: 21:52:51 03/08/10


 

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #262 - 06. Apr 2010 , 22:12
 
Cám ơn MD nhiều nhen
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #263 - 07. Apr 2010 , 12:44
 
không có chi, chúc bạn thân tâm an lạc, mọi điều may mắn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #264 - 08. Apr 2010 , 09:38
 
MyDung ơi,
Cám ơn em cho đọc 1 bài hay, nhưng câu biết xả bỏ cái tôi vị kỷ để lo cho người chung quanh nói thì dễ nhưng làm không phải dễ đâu, đúng kho6ng em??
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #265 - 09. Apr 2010 , 17:49
 
Dau Do wrote on 08. Apr 2010 , 09:38:
MyDung ơi,
biết xả bỏ cái tôi vị kỷ để lo cho người chung quanh[/b] nói thì dễ nhưng làm không phải dễ đâu, đúng kho6ng em??
Chi Đ Đ ơi, lần này em k/o xĩn nên được khen hả Chi?
Đúng vậy, nói Xả bỏ vị kỷ...thì dễ mà hành không dể nên mình còn mãi trong vòng luân hồi , kệ lâu lâu nhắc nhở được chút nào mừng chút chút Chị ơi

Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
CHUYỆN CÁI CẦU !!!
Reply #266 - 09. Apr 2010 , 21:11
 
CHUYỆN CÁI CẦU !


   
Tác Giả : Trần Bình Nam    


Cái cầu đây không phải cái cầu bắc qua sông qua suối mà là cái cầu… tiêu.
Năm 2004 tôi đi du lịch Trung quốc với công ty du lịch Saigon Voyages của ông Trần Chính. Chuyến đi đó ông Trần Chính đích thân hướng dẫn. Ông Chính có lối kể chuyện duyên dáng. Chuyện nghe rồi ông kể lại vẫn thấy hay.
Đến Bắc Kinh nơi thưởng ngoạn chính của du khách là Cấm Thành. Gọi là Cấm Thành vì đó là trung tâm quyền lực, nơi các vua Trung quốc từ triều nhà Minh qua triều Mãn Thanh ngồi trị vì cả nước, dân chúng không được ra vào.
Mỗi ngày sau hồi trống thu không (trống điểm ngày hết, đêm về) mọi người thuộc phái nam, trừ con cái của hòang tộc và các hoạn quan, đều phải ra khỏi thành. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1910 Cấm Thành không còn bị cấm nữa, và trở thành một địa điểm du lịch ăn khách nhất của Trung quốc.
Trong Cấm Thành lối đi không rộng, kiến trúc này chen lấn kiến trúc kia. Từ quảng trường Thiên An Môn du khách vào Cấm Thành bằng cổng trước rồi theo lối một chiều định sẵn đi thăm lâu đài vua chuá và các di tích lịch sử của hằng trăm năm để lại rồi ra khỏi Cấm Thành bằng cổng sau.
Sắp ra cổng, ông Trần Chính hỏi chúng tôi: “Đi qua bao nhiêu nhà cửa dinh thự, nơi làm việc và ăn ngủ của bao nhiêu con người quý vị có nhận xét gì không ?” Không ai có câu trả lời ngay.
Ông Chính nói: “Trong Cấm Thành không có cầu tiêu!” Du khách ai cũng ngạc nhiên nhận ra quả thật là vậy.
Một câu hỏi hiển nhiên đến với mọi người. “Vậy người xưa đã giải quyết làm sao?”
Ông Chính giải thích: Trong Cấm Thành người ta dùng tro đựng trong những thùng nhỏ bằng gỗ, tiêu tiểu trong đó phủ tro lên, rồi đậy nắp lại. Kín đáo và không có mùi. Mỗi buổi sáng khi cửa thành mở, hằng đoàn người quang gánh vào dọn tro trong các hộp gỗ gánh đổ vào một khoảng đất rộng sau Cấm Thành. Từ triều đại này qua triều đại khác, tro chất thành một ngọn đồi càng ngày càng càng cao trông như một ngọn núi nhỏ. Người Trung quốc thi vị hoá ngọn đồi và đặt tên là Đồi Hương. “Hương” nào cũng là hương!
Dưới thời Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh, vợ cưng một thời của Mao, biến Đồi Hương thành một thắng cảnh tô điểm cho Cấm Thành và làm nơi nghỉ ngơi giải trí khi bà gặp điều phiền muộn.
Bây giờ hầu hết nhà cửa của người Trung quốc ở thành phố đều có phòng vệ sinh. Nhưng có một điều khó hiểu là Trung quốc ngày nay có đủ kỹ thuật để xây dựng cầu tiêu theo tiêu chuẩn Tây phương và sản xuất đủ các chất hóa học sát trùng bán ra cho cả thế giới dùng, nhưng các cầu vệ sinh tại Trung quốc, ngay cả trong các khách sạn 3 hay 4 sao vẫn thoang thoảng có mùi.
Ngoài phố thì khỏi nói. Muốn tìm một phòng vệ sinh chỉ cần thính mũi một chút là biết nó nằm ở đâu. Hình như đối với người Trung quốc cầu tiêu không hôi thì không phải là cầu tiêu! Và không có mùi nó làm cho người dùng cảm thấy mất hứng … tiêu tiểu.
Một người bạn tôi đi du lịch nhiều có một nhận xét: Muốn sắp hạng trình độ chung của một quốc gia bạn chỉ cần sắp hạng các phòng vệ sinh của quốc gia đó. Tôi không đi du lịch nhiều nên không biết nhận xét đó đúng bao nhiêu phần. Nhưng tôi thấy nói chung nơi công cộng cũng như tư gia phòng vệ sinh của Trung quốc thua Nga, Nga thua Pháp, Pháp thua Đức thua Anh, Đức thua Nhật, Nhật thua Mỹ, Mỹ thua Thụy Điển và Na Uy
Không ai sắp hạng cầu tiêu của Ấn Độ, vì Ấn Độ đang trải qua một cuộc “cách mạng cầu tiêu”.
Những năm gần đây Ấn Độ phát triển nhanh và người phụ nữ Ấn Độ có một đòi hỏi. Họ đòi hỏi cái cầu tiêu. Thanh niên Ấn muốn lấy vợ cần phải có một cái nhà có phòng vệ sinh tươm tất. Nếu muốn cuới vợ cho con thì bố mẹ phải có nhà có cầu tiêu. Nếu không thì đừng hòng.
Người phụ nữ Ấn Độ đã chán cái thời dùng cầu tiêu công cọng và tắm ngoài sông hay suối. Trước đây 10 năm khỏang 665 triệu, tức nửa dân số Ấn Độ không có cầu tiêu riêng trong nhà (theo Emily Wax, trong bài viết “The New Seat of Power for Women in India”, The Washington Post National Weekly Edition số ngày 2-8/11/2009) .
Với tiến bộ về vật chất và phong trào “phi xí sở, bất  thành phu phụ” (No Toilet, No Bride) trong hai năm qua chỉ riêng trong tiểu bang Haryana đã có thêm 1.4 triệu cầu tiêu trong nhà. Và phong trào xây dựng cầu tiêu đang lan tràn nhanh chóng đến các tiểu bang miền Nam và thôn quê.
Người thiếu nữ Ấn Độ vốn là một gánh nặng trong gia đình. Ít được bố mẹ cho đi học, và khi lấy chồng phải có của hồi môn. Nhưng hiện nay người phụ nữ Ấn Độ được đi học, đi làm, có khả năng tự túc kinh tế, và lấy chồng họ không cần hồi môn mà ngược lại ra điều kiện cho giới nam nhi biết: Muốn lấy vợ phải có nhà có cầu tiêu đàng hoàng chứ không còn để vợ dùng nhà vệ sinh công cọng và tắm ngoài sông ngoài suối nữa.
Tại Ấn Độ có nạn phá thai nữ vì vậy có tình trạng trai thừa gái thiếu và phong trào đòi hỏi cầu tiêu của phái nữ như là điều kiện chọn chồng lại có thêm sức mạnh. Thanh niên Ấn Độ không còn tự ái hỏi “cô ấy muốn lấy mình hay lấy cái cầu tiêu?”. Họ biết muốn lấy vợ, tốt hơn là âm thầm sắm cái cầu tiêu .
Người phụ nữ Ấn Độ đang lao mình vào một cuộc cách mạng giải phóng. Tại thôn quê người ta không còn thấy những người thiếu nữ xó ró, nhút nhát đi đâu phải nhờ cha hay anh em trai chở đi. Bây giờ họ có thể học hành đỗ đạt, sắm xe, trang điểm, ngồi làm việc trong phòng giấy của chính phủ hay của các hãng tư. Và họ đang đứng tuyến đầu của phong trào đòi cầu tiêu để tối thiểu sống sạch sẽ và tránh bệnh tật. Nạn không quan tâm đến cầu tiêu cho phụ nữ tại Ấn Độ là nguyên nhân sinh ra các thứ bệnh đường tiểu chưa nói đến các bệnh khác nguy hiểm hơn như tiêu chảy và thương hàn.
Trước đây có một số chính khách tiến bộ tung ra phong trào tạo điều kiện tiêu tiểu có tiện nghi cho người phụ nữ nhưng không thành công. Một phần do điều kiện vật chất chưa cho phép, một phần do cản trở tâm lý.
Năm 2001 Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) có kế hoạch giúp Ấn Độ xây chung cư cho người lợi tức thấp với phòng vệ sinh tươm tất và thấy rằng đa số người Ấn Độ biến các phòng vệ sinh trong nhà thành kho chứa.
Hiện nay WB thấy rằng phong trào “No Toilet, No Bride” rất có kết quả. Cả nước lên cơn sốt xây cầu … tiêu . Ở nhiều vùng quê thấp thoáng biểu ngữ “Không gả con gái về làm dâu nhà nào không có phòng vệ sinh”, một yêu sách công khai không thể tưởng tượng được cách đây chừng một thập niên. Các tay pha trò nhà nghề tại các rạp hát đã dùng khẩu hiệu “No Toilet, No Bribe” để chọc cười khán giả và vô tình quần chúng hoá phong trào … xây cầu tiêu.
Ông Bindeshwar Pathak, một người Ấn Đô sáng lập phong trào “xây cầu tiêu” nói khi ông mới tung phong trào ra dư luận quần chúng bĩu môi xem như ông khui một hũ mắm. Nhưng nay khác, người Ấn Độ nam cũng như nữ xem chương trình của ông là “một cuộc cách mạng không đổ máu .”
Ông Pathak bây giờ có thể mạnh dạn nói với các nhà lãnh đạo Ấn Độ rằng: muốn Ấn Độ trở thành cường quốc việc trước tiên là có kế hoạch xây đủ cầu tiêu cho dân, trong nhà cũng như ngoài đường phố.
Tôi nghĩ nhà lãnh đạo chính trị nước nào cũng nên nghe lời khuyên đơn giản đó chứ không riêng gì Ấn Độ.
Viết đến đây tôi nhớ và thương Mẹ và hai Chị của tôi quá. Cứ lấy một năm cho cụ thể. Năm 1940 tôi lên bảy, trong nhà tôi có Mẹ và hai Chị. Nhà không có cầu. Phần tôi mỗi buổi sang tôi giải quyết nhu cầu bằng cách chạy ra bờ sông Hương (nhà tôi cách bờ sông Hương 100 mét, giữa nhà và sông là một thửa ruộng nhỏ) ngồi trên bờ ruộng thong thả nhìn trời nhìn đất và giải quyết nhu cầu. Cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ tự hỏi Mẹ và hai Chị tôi đã giải quyết như thế nào.
Bây giờ Mẹ và Chị đầu của tôi đã qua đời chỉ còn Chị kế của tôi còn sống ở Huế. Chị kế tôi có chồng  - ông ta đã qua đời - từng làm ăn khá giả nên xây được một ngôi nhà gạch khá lớn bên bờ sông An Cựu nơi khu Nhà Đèn.
Một dịp về Việt Nam tôi lại thăm và ngủ lại ở nhà Chị. Nhà cao cửa rộng nhưng cái cầu vẫn luộm thuộm. Cầu xây chung với  nơi giặt áo quần, nên lúc nào nền cầu cũng ươn ướt. Và dùng xong phải múc nước dội cầu. Tôi biết Chị tôi có khả năng làm một cái cầu trong nhà theo tiêu chuẩn Tây phương.
Tôi hỏi, Chị tôi trả lời : Cậu ơi (cậu là cậu em) Chị thấy cầu như vậy là được rồi. Làm cầu tiêu khô ráo người ta cười cho “cầu tiêu gì mà khô như một cái phòng ngủ”. Xưa kia ở với Ba Mẹ có cầu trong nhà đâu mà cũng xong cả.
Tôi biết nói gì hơn. Có lẽ cuộc cách mạng của người phụ nữ Ấn Độ hôm nay cũng phải là cuộc cách mạng của những nhà lãnh đạo Việt Nam.
Phải bắt đầu cuộc cách mạng từ cái nhỏ nhất như cái …. cầu tiêu.
 



Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
TÂM SỰ VỢ CHỒNG GIÀ
Reply #267 - 09. Apr 2010 , 21:41
 
Hảy so sánh xem giống vợ chồng mình bao nhiêu phần trăm nhá
Tâm Sự Vợ Chồng Già


 

            Họ tự nhận là “hai con khỉ già”, bởi vì nụ cười của họ bây giờ cũng xệch xạc, méo mó lắm, nhất là mỗi lần cãi nhau, nhìn lại càng chẳng giống ai, cứ vênh vênh váo váo mà lại lườm lườm nguýt nguýt trông đáng ghét tệ. Nhưng mà đó là chuyện của họ, chẳng là của ai trên cõi đời này, nếu ai có trùng hợp mà nhận là vợ của mình thì cũng mặc thiên hạ.
            Ðúng ra họ đã hay chí chóe từ hồi còn trẻ, y như hai con khỉ non. Lúc mới yêu nhau họ cũng hay giận hờn, nhưng những thứ giận hờn thuở đó chỉ bừng lên như lửa rơm, làm họ càng nhớ tới nhau nhiều hơn khi xa cách.
            Trước khi quyết định đi tới hôn nhân, họ đã về vấn đề và xin phép cha mẹ đôi bên so tuổi như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Lão thầy bói đeo đôi kính đen, gật gù bấm bấm đốt tay, sau một lúc lẩm nhẩm tính toán, nghe loáng thoáng câu gì “thìn, tuất, sửu, mùi tứ hành xung, tý ngọ mẹo dậu ở với nhau không nát một chiếu”. Nhưng may quá hai người không nằm trong nhóm tuổi ấy, cuối cùng thì thầy cùng nói một câu ba phải: “Nữ mạng hỏa, nam mạng thổ, thổ sanh hỏa, tương sanh, tuy không giàu có, nhưng sống với nhau trăm năm đầu bạc”.
            Thôi thế cũng được, bà già đứng dậy xuýt xoa cám ơn thầy, dẫu có khắc khẩu chút đĩnh mà cứ bạc đầu răng long cãi nhau hoài hoài thì cũng xem là hạp tuổi, không lo một đứa rửa chân về chầu Giời sớm. Mạng tích lịch hỏa chỉ là lửa sấm sét, nó gầm thét lên như chớp nhoáng là nguội ngay, còn thổ ngự sơn thì tuy không điền sản, dinh cơ, nhưng thanh cao chót vót đỉnh núi, sấm chớp không hề hấn gì. Sợ nhất là cái mạng mộc gặp hỏa, hay hỏa gặp thủy thì coi chừng hai đứa, đứa chết đứa bị thương. Xem thế cũng chưa chắc đúng, và thời ấy là thời chiến tranh, có nhiều người xem rất hạp tuổi mà vẫn gãy gánh giữa đường. Những lúc ấy, hai người đang yêu nhau lắm, dẫu có phải nhảy vào lửa để chết cho tình yêu họ vẫn chết, cho nên việc đưa nhau đi xem tuổi chỉ là để các cụ ở nhà yên chí mà thôi.
            Thời gian cứ như thế vùn vụt trôi đi, mới ngày nào mà nay đã hơn ba mươi năm đầu gối tay ấp. Hôm lũ con đề nghị những ngày “hấp hôn” cho cha mẹ, ông đã nửa đùa nửa thật nói với lũ nhỏ:
            “Thôi, đừng phú quí sinh lễ nghĩa, tao với mẹ mày ngày nào cũng như ngày tân hôn, cần gì tổ chức cho rậm đám. Ðứa nào thương cha mẹ, cứ cho tí tiền đi du lịch trăng mật tuổi già, chứ ăn thì đã không dám ăn, mặc đẹp cũng chả ai nhìn”.
            Ðúng thế, với tuổi này ông nghỉ như vậy là thực tế, tiết kiệm được tiền cho con cái, mà lại không ngại thiên hạ xì xèo. Vợ chồng ông sống theo lối Việt Nam, hôm ngày Valentine, ông đi làm về, nghe thiên hạ ra rả chuyện tặng nhau đóa hoa Tình Yêu, lại thấy chú Mỹ đen đứng bán hoa ở ngã tư đường, ông bèn hào sảng mua tặng bà một đóa hồng nhung đỏ. Hí hửng lái xe, ông đậu xe rồi đem đóa hoa vào bếp. Thấy bà đầu bù tóc rối đang nấu cơm, ông vui vẻ đưa cho vợ, chưa kịp nói câu gì hay ho để lấy điểm với bà, thì bà đã nhăn nhó lên như khỉ:
            “Làm trò khỉ gì thế, hoa với chả hóet. Sao không mua cho tôi bó rau muống xào thịt bò ăn cơm có phải ngon không?”
            Ông cụt hứng, ngẫm nghĩ, rõ chán phèo cho cái con khỉ già, làm như cuộc đời chưa hề biết tới chữ “romantic” bao giờ cả. Nhưng nhìn mặt mũi vợ đỏ gay khi đứng bên bếp lửa, đang làm bữa cơm chiều cho cả nhà, ông lại nghĩ thương vợ: “Ừ phải đấy, cứ rửa cho bà ấy đống bát đĩa bẩn mà bằng trăm đóa hoa hồng phỉ gió kia.” Thế là ông xắn tay áo lên để rửa bát, nhưng bình thường đã mấy khi ông đụng đến công việc bếp núc của vợ. Ông lúng túng rồi tuộc tay làm vỡ cái ly, thế là bà tru tréo lên:
            “Thôi ông cụ ơi, hễ ông mó vào đâu là đổ vỡ đến đó. Cứ để tôi, chẳng cần ông phải làm.”
            Ông lắc đầu bỏ ra ngoài vườn, thôi đi tưới cây vậy. Nhác nhìn thấy mấy cây mướp đắng bà trồng hôm nay đã leo lên hết chiếc cột gỗ bên vệ rào, ông nghĩ ngay đến chuyện làm cho bà cái giàn.

            Nghĩ là làm, ông hí hoáy lấy thang, rồi dùng những thanh gỗ mỏng để bắc giàn, nhưng chưa gì ông đã thấy bà đứng lù lù sau lưng. Tưởng bà khen, ai ngờ bạ lại la hoảng lên:
            “Tôi lạy ông, ông chẳng làm gì cho nên thân cả. Lỡ gãy chân, nằm một chỗ là chết cái thân già này.”
            Ông tự ái: “Bà cứ hay ồn ào, không ngã mà cứ nghe bà la hoảng cũng đủ giật mình ngã gãy cổ. Ðàn bà có thứ đâu ăn nói cứ toang toác lên.”
            Bà đâu có toang toác, bà lo cho ông đấy chứ, nhưng hai chữ “toang tóac” làm bà ấm ách, mặt sưng lên lên trông hệt như con khỉ già. Tuy thế, ông cũng vác cái thang cất vào nhà kho, rồi vào nhà cơm, trên chiếc kệ gỗ, đã thấy hoa hồng đỏ ông mua tặng bà được cắm vào chiếc bình thuỷ tinh. Ông tủm tỉm cười, đàn bà họ nói vậy mà không phải vậy, đóa hoa hồng bây giờ đã tươi lên vì có nước.
            Cũng không phải lúc nào họ cũng cãi nhau, và cũng không phải lúc nào ông với bà lại không có những giây phút êm đềm bên nhau khi lũ con đi vắng cả. Những câu chuyện họ trao đổi, nghe không ngọt ngào như hồi đôi mươi, nhưng đầy những lo lắng và băn khoăn cho nhau về sức khỏe cũng như chuyện trong nhà, ngoài phố. Ông hay nhắc bà cần phải uống thêm thuốc bổ mỗi ngày, còn bà thì lo lắng cái chân của ông dạo này đi đứng có phần thiếu ngay ngắn. Nhưng phiền nhất là mỗi lúc lái xe có bà bên cạnh lái phụ, nhắc nhở từng chi tiết khi cái kim đồng hồ nhích lên nhích xuống, bởi vì bà không lái xe mà lái tài xế. Cái này thực khổ cho ông, khi mắt phải chăm chú nhìn kính trước kính sau, miệng bà thì ong óng nhắc nhở chạy nhanh chạy chậm, khiến đầu ông cử hoảng lên suýt tông vào xe người khác. Ông quát vợ:
            “Có câm cái mồm khi không? Ði với bà có ngày chết mết ngáp. ‘Pô Lít” tôi không sợ mà sợ cái miệng bà’.
            Bà im một tí rồi lại lên mày:
            “Ðã lái dở mà lại cứ chạy ‘len’ giữa, lỡ muốn ‘ếch xít’ thì sao?
            Ông hầm hừ: “Ðường nó nằm trong đầu tôi, lái ‘len’ trong lỡ trượt bánh xe là đi vào thành xi măng, cũng giập đầu mà chết.”
            Họ cứ cãi nhau lọan xạ như thế, nhất là khi ông mắt mũi kèm nhèm, không nhìn rõ bảng tên đường, định quẹo phải mà một thằng Mỹ đen đã lù lù chặn ngay bên cạnh. Thế là ‘sảy một ly đi một dặm’. Họ đã có nhiều kinh nghiệm những lần đi lộn đường như vậy, rồi loanh quanh mãi tìm không ra lối về, đi lạc vào những khu lạ hoắc, chỉ mới hoàng hôn mà nghe như đã tối om vì nỗi sự dâng ngập lòng.
            Bà còn sơ nhất là tính nóng nảy của ông, khi bị một cái xe đằng sau cứ bóp còi ‘tin tin’ thúc hối, bởi ông bận nghĩ đâu đâu mà đèn xanh nhấp nháy vẫn chưa chịu chạy. Rồi khi nó vượt qua mặt ông, bèn giơ ngón tay giữa ra để chọc tức. Mỗi ngón tay là một biểu tượng của ngôn ngữ, có xấu có tốt, nhưng ở trường hợp này thì bà phải can ông đừng bắt chước kiểu trả lời thiếu văn hóa như thế, nhất là lỡ gặp phải thằng có súng, thôi thì ‘một câu nhịn chín câu lành’ vậy. Hồi ông mới qua Mỹ, chả hiểu ‘mô tê’ gì về ngôn ngữ ngón tay như vậy, lông ngông tìm đường đi thì đã thấy một cái đầu ở xe bên kia thò ra, giơ một ngón tay lên, ông còn lại mĩm cười nói ‘thank you’ người bạn Mỹ tốt bụng, về nhà cứ thắt thỏm sao nó biết mình đang đi tìm đường để chỉ.
            Mỗi lần có dịp đi đâu với ông, phải lái trên ‘freeway’, xe cộ lạng lách như điên khiến ông xoay trở đến nhức đầu, mồm luôn luôn rủa ‘đồ khốn nạn’ bà lại bật cười. Hôm ấy trong lòng ông đời đầy những thằng khốn nạn, chúng nó đi đâu mà như ăn cướp, xã hội này khó mà có hòa bình khi con người cứ sùng sục lên như vậy. Nghĩ cho cùng thì chả bao giờ hết chiến tranh, từ triệu năm trước tới ngàn năm sau, con người cứ sống rồi chết, chiến tranh rồi lại hòa bình, kẻ đi vào lòng đất người lại tiếp tục sinh ra. Gọi là nhân loại còn khổ, vì lòng người cứ sùng sục lên như nồi nước sôi.
            Hôm nay ông bà lại cãi nhau. Mặt bà sưng lên còn ông thì lừ lừ không nói năng. Họ đang cằn nhằn nhau, hay là chỉ có bà hay cằn nhằn mà thôi. Bà nói dai như đĩa, mà lạ thật, bà chỉ hay dai dẳng với ông chứ với người ngoài bà ngọt sớt, chiến tranh chỉ xảy ra giữa hai vợ chồng già còn khi ra ngoài bà hay đem hai chữ ‘bình an’ để tặng riêng cho thiên hạ. Thế có tức không chứ. Chuyện thì đâu có gì ghê gớm, vợ chồng thằng con trai dẫn đứa cháu nội đi đâu từ sáng sớm, chúng nó quên cả ngày kỵ của ông cố, mãi tới giờ này vẫn chưa dẫn cháu về ăn giỗ.
            Ông bảo bà: “Muốn gì phải nói. Thời buổi này bận bù đầu bù cổ, chúng nó làm sao nhớ được ngày gì ngoài ngày thứ bảy với ngày chúa nhật”.
            Bà chua chát: “Nhưng ít ra thấy tôi sửa soạn bàn thờ, nói xa nói gần thì cũng phải biết để cháu ở nhà đốt nhang cho ông bà chứ. Có thứ đâu lại cắp đít đi hết như vậy.
            Ông chép miệng: “Ôi giào! Không có chúng nó thì tôi với bà cứ bày ra cúng rồi cùng xơi với nhau, càng ít người càng được ăn nhiều.”
            Nhìn căn nhà vắng vẻ, nấu nướng bày biện xong đã mệt ngất như mà con cháu chưa đứa nào về, đâm tủi thân: “Mai mốt tôi với ông chết đi chắc chẳng có ai đốt cho nén nhang, cứ thời buổi này thì chẳng giỗ chạp làm gì cho mất công.
            Ông gật gù: “Ừ, mà cũng chẳng cần phải chôn cất nữa cho chật đất. Tôi có chết cứ thiêu xong rồi đem tro đổ xuống biển, nhà thờ cho chúng nó một năm đôi lần thăm viếng. Nằm dưới ấy lại mát. Còn không thì đem lên núi, trãi ra làm phân bón cho cây cỏ, không ích lợi hơn à?
            Nghe ông bình thản nói vui vẻ mà vẫn cứ ngậm ngùi. Mâm cúng đã dọn lên, mùi trầm nhang nghi ngút. Bà đốt ba nén nhang cắm vào bát nhang trên bàn thờ, miệng lâm râm khấn vái:
            “Lạy các cụ, hôm nay ngày giỗ ông, mời các cụ về xơi bữa cơm với con cháu. Các cháu bất hiếu cụ bỏ lỗi cho, thời buổi này chẳng giống hồi xưa, các cụ ‘sống khỏe chết thiêng’ về phù hộ cho cả nhà an vui, khỏe mạnh, gia đạo trong ấm ngòai êm...’
            Nghe bà khấn, ông vốn hay pha trò buộc miệng:
            “Các cụ có phù hộ thì cứ phù hộ, còn việc hiện về xin miễn cho kẻo con cháu nó sợ.’
            Ðang buồn trong bụng, thế là bà quay sang vặc lên với ông:
            “Ăn nói rõ là lăng nhăng, ông đừng đùa với người khuất bóng mà mang tội, các cụ nghe được cả, đâu phải chỗ để ông đùa, bố thế hèn gì con cũng vậy. Tôi nói cho ông  biết, lát nữa dẫn nhau về đây tôi cho một trận...”
            Ông nhăn mặt: “Thôi xin can bà, bà chửi chúng nó các cụ cũng nghe, lần sau hoảng không dám về ăn giỗ nữa. Ai lại mời các cụ về ăn giỗ, cầu vui cầu khỏe, mà gia chủ mặt mũi nhăn nhó như con khỉ già, tôi mà là cụ tôi cũng ‘đấm’ vào. Bà cứ để tôi dạy chúng cho, ‘ngọt mật mới chết ruồi’ chứ nhấm nhẳng chỉ làm nó ghét mình hơn”.
            Bà ngang nghạnh trả miếng, bởi vì có mấy khi bà chịu thua ông.
            “Không phải ngọt với ai cả, nó là con chứ không phải bố mình, nói nặng còn chẳng nghe ra, chứ nhẹ đã ăn thua gì.”
            Thế là bữa cơm nấu nướng công phu đầy những món ngon bỗng lạnh ngắt vì chẳng ai muốn ăn. Ông bực mình nghĩ tới thằng con trai vô tâm không biết đến ngày giỗ ông bà mà bảo vợ ở nhà giúp mẹ chồng. Chúng nó đi đâu mà quên cả đường về, bọn trẻ bây giờ đều vô tâm thế cả, nếu cha mẹ mà không có lòng tha thứ và thông cảm, thì chắc chắn sẽ buồn giận suốt đời. Hóa cho nên hồi vợ chồng chúng nó mới lấy nhau, ông đã nghĩ đến chuyện ở riêng để ai có tự do của người đó. Nhưng riêng thì riêng, nề nếp gia đình vẫn phải giữ. Ông mặc quần áo rồi bảo vợ: “Tôi đi đằng này một chút”.
            Bà đang ngồi buồn rầu nhìn mâm cơm: “Ði đâu? Cơm canh dọn sẵn rồi cũng bỏ đi, đúng là ‘bố nào con nấy’.
            Ông bực mình quát: “Bà biết tôi đi đâu mà đã toang toát lên. Tôi đi tìm chúng nó về để bà chửi, chứ ăn uống thế này ngon lành gì mà ăn.
            Tự nhiên giọng bà dịu xuống, ứa nước mắt: “Thôi ông ạ. Hai đứa kia đi học xa, chỉ còn chúng nó ở với mình, khó lắm chỉ sinh tội ra.
            Thấy bà nói, ông bật cười, cái tính bà thì ông không lạ, chỉ chớp lên như lửa trời nhưng rồi lại tắt đi ngay, lão thầy bói chả nói thế là gì. Ông nhìn vợ pha trò: “Trông mặt bà cứ y như ‘con khỉ già’ trong sở thú.
            Bà cũng nguýt yêu ông: “Ngó ông cười thì khỉ cũng đẹp hơn. Răng cỏ chưa gì đã ‘sút càng gẫy gọng’ cả ra.
            Hai vợ chồng già giống như ‘hai con khỉ’ ngồi bắt chấy cho nhau. Họ cãi nhau luôn luôn để rồi vẫn thương nhau như thế đấy, ai có cười thì hở mười cái răng. Mỗi lần ông đi làm về thấy vắng bóng bà, ông bổ đi tìm, thấy bà nằm đắp chăn kín mít, vội sờ vào chân vợ thấy lạnh ngắt, ông hối hả đi lấy dầu bóp chân cho bà. Còn hễ ông đi về muộn, bà đi ra đi vào mắt không ngừng ngó cái kim đồng hồ, bụng nghĩ đến trăm thứ bất trắc trên đời. Nhưng hễ nghe tiếng xe ông đậu ở ngoài ‘garage’, bà thở phào nhẹ nhỏm, nhưng rất bực mình vì cái ‘con khỉ già’ về muộn mà không nói qua cho bà biết, lúc ấy mặt bà nặng chịch y hệt một con khỉ. Không biết ai là khỉ, nhưng họ cứ nghĩ tới nhau bằng cái tình đầy âu yếm mà chẳng cần ai phải hiểu.
            Bỗng ông đứng bật dậy khi nghe tiếng máy xe nổ ngoài sân, vợ chồng thằng con đã dẫn cháu về, thằng bé lên năm mặt mũi xinh xắn, chạy ào ào vào ôm lấy ông nội nói bi bô: “Thưa ông nội cháu mới về”
            Thằng cháu nói còn đã đớt, mặt mũi nó hồng lên như hai quả đào. Ông ôm cháu và lòng âu yếm hỏi: “Cháu ông đi đâu mà lâu thế? Hôm nay giỗ cụ không về sớm mà ăn giỗ.”

            Bây giờ anh con trai mới lên tiếng: “Chúng con cho cháu đi sở thú, nhớ ngày giỗ cụ muốn về sớm, nhưng cháu ông không chịu về, cứ đòi xem mãi.”

            Ông vuốt tóc cháu, hôn lên đôi má phính: “Thế cháu thấy con gì trong sở thú kể cho ông nghe với.”

            “Cháu xem con khỉ con bú mẹ, xem hai con khỉ già cãi nhau.”

            Ông bảo cháu: “Tưởng gì, ở nhà mình cũng có hai con khỉ già cãi nhau suốt ngày.”

            Bà đang đứng trong nhà nhìn ra, nghe ông nói, lườm ông một cái dài hơn cây số.
 




Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #268 - 10. Apr 2010 , 12:51
 
Hi MyDung& all,

Vdn nhận mình là : "một con khỉ già" ngồi chong ngóc một mình chơi NET đây  Grin
Chúc tất cả vui khoẻ và không làm khỉ già nghen ! Grin
7_vdn
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: :: Những Chuyện Buồn_Vui ::
Reply #269 - 11. Apr 2010 , 09:20
 
vietduongnhan wrote on 10. Apr 2010 , 12:51:
Hi MyDung& all,

Vdn nhận mình là : "một con khỉ già" ngồi chong ngóc một mình chơi NET đây  Grin
Chúc tất cả vui khoẻ và không làm khỉ già nghen ! Grin
7_vdn


haha, thêm một con khỉ già nữa nè chị ơi Grin
Làm khỉ già có sao, khỉ già mà khg nhăn nhó, vẫn hí hí cười vui chị ạ  Grin


Back to top
« Last Edit: 11. Apr 2010 , 09:21 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 16 17 18 19 20 ... 28
Send Topic In ra