Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN CÓC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 42 43 44 45 46 ... 51
Send Topic In ra
QUÁN CÓC (Read 69210 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #645 - 15. Feb 2015 , 12:58
 
Bản dịch tiếng Anh “Giải Khăn Xô Cho Huế” của Nhã Ca


Giới thiệu sách mới

Tác phẩm “Giải Khăn Xô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969 tại Việt nam. Năm 1970, tác phẩm này được Giải thưởng Văn học Việt nam. Và vào năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm vụ Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (1968 – 2008), tác phẩm cũng lại được tái bản tại hải ngọai.

Vào tháng 8 năm 2014 vừa qua, bản dịch Anh ngữ lần đầu tiên do dịch giả Olga Dror thực hiện đã được ra mắt với công chúng. Và vào ngày 25 tháng Hai năm 2015, tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror sẽ cùng có mặt trong buổi Giới thiệu bản dịch Anh ngữ này tại Thư viện Doe Library thuộc Đại học Berkeley, California

...

Xin ghi chi tiết về tác phẩm này như sau:
Mourning Headband For Hue
by Nhã Ca
An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968
Translated and with an Introduction by Olga Dror
Indiana University Press – 2014
Sách dày 378 trang, giấy trắng, khổ chữ 12, bìa cứng
Đối với phần đông độc giả người Việt, thì tôi nghĩ khỏi cần ghi lại chi tiết cuốn sách này bởi lẽ ai ai thì cũng đều có dịp đọc trực tiếp qua nguyên tác rồi. Do đó, trong bài giới thiệu này, tôi sẽ trình bày một số điểm nổi bật trong ấn bản tiếng Anh – đặc biệt là bài Giới thiệu ở đầu cuốn sách dài đến trên 50 trang với rất nhiều chi tiết độc đáo của dịch giả Olga Dror.

I – Sơ lược về tiểu sử dịch giả Olga Dror.

Olga Dror sinh trưởng tại thành phố Leningrad, Liên Xô trong một gia đình gốc Do Thái. Bà chọn học về Ngôn ngữ và Văn hóa Việt nam, đã có văn bằng Cao Học về Đông phương học tại trường Đại học Quốc gia Leningrad năm 1987. Sau đó theo học chuyên sâu tại Viện Ngôn ngữ thuộc Hàn lâm viện Khoa học tại Moscow. Bà làm việc cho bộ phận phát thanh về Việt nam của Đài Phát Thanh Moscow.

Năm 1990, Olga di cư về Do Thái. Tại đây bà học thêm về môn Bang giao Quốc tế tại Đại học Hebrew. Sau đó bà làm việc cho Bộ Ngọai giao Do Thái tại sứ quán Do thái ở thủ đô Riga, nước Latvia.

Qua Mỹ, bà tiếp tục nghiên cứu về Việt nam và năm 2003 đậu thêm văn bằng Tiến sĩ tại Đại học Cornell. Hiện Olga Dror là Giáo sư Phụ tá giảng dậy về Lịch sử tại Đại học Texas A&M, Texas. Phu quân của bà là Giáo sư Keith Taylor người Mỹ dậy học ở Đại học Cornell và cũng là một học giả nổi tiếng chuyên về Lịch sử và Văn hóa Việt Nam.

Olga Dror còn là tác giả cuốn sách viết về Công chúa Liễu Hạnh có nhan đề “Cult, Culture and Authority : Princess Liễu Hạnh in Vietnamese History” được nhà xuất bản Đại học Hawaii ấn hành năm 2007. Và bà còn là người biên tập cho hai cuốn sách về Tôn giáo ở Việt nam và Trung quốc. Hiện bà đang nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới trẻ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt nam trong giai đọan chiến tranh 1965 – 1975.

Nhân tiện cũng xin ghi vài dòng về nhà xuất bản Đại học Indiana, là nơi có một tủ sách chuyên xuất bản những tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh Việt nam. Và vào năm 2012 cơ sở này cũng đã cho ấn hành cuốn Hồi ký viết trực tiếp bằng Anh ngữ của tác giả Nguyễn Công Luận với nhan đề là : “Nationalist in the Vietnam Wars : Memoirs of a Victim Turned Soldier”. Olga Dror cũng đã viết bài điểm sách bằng tiếng Anh khá chi tiết về cuốn này và chính tôi người viết bài này cũng đã có dịp giới thiệu sách với bạn đọc người Việt trước đây nữa.

II – Đánh giá của giới nghiên cứu và nhà báo về tác phẩm.

Các giáo sư Trần Huy Bích, Nguyễn Ngọc Bích cũng như nhà báo Phan Tấn Hải đều đánh giá cao công trình chuyển ngữ rất công phu do Olga Dror thực hiện về cuốn Giải Khăn Sô cho Huế từ nguyên tác tiếng Việt qua tiếng Anh.

Gs Trần Huy Bích viết : “Đây là một cuốn sách giá trị, một trong những tác phẩm xuất sắc và đắc ý nhất của nhà văn/nhà thơ Nhã Ca. Dịch giả Olga Dror là một học giả người Nga, rất uyên bác và rất giỏi tiếng Việt …”

Nha sĩ Cao Minh Hưng viết : “Một cuốn sách mà quý vị phụ huynh nên mua cho các cháu sinh ra và lớn lên ở hải ngọai đọc để hiểu thêm về sự thật của Tết Mậu Thân 1968 …”

Nhà báo Đinh Từ Bích Thúy trên báo Damau.org và nhà báo Ngọc Lan trên báo Người Việt đều đã viết bài giới thiệu rất đày đủ về tác phẩm này – kể cả phần phỏng vấn tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror.

Nhà báo Phan Tấn Hải thì nói : “Bài giới thiệu của Olga Dror viết rất kỹ, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề với sự thận trọng và tinh thần trách nhiệm mà không ai có thể bắt bẻ chê trách vào đâu được…”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thì nói: “Chúng ta cần phải cho dịch ra ngọai ngữ thật nhiều cuốn sách và tài liệu quan trọng như thế này – để mà có thể đi sâu vào dòng chính của văn học thế giới…”

Các đại học và nhà xuất bản ngọai quốc đều lên tiếng đánh giá cao và khen ngợi tác giả và dịch giả của tác phẩm này – như mọi người chúng ta đều có thể dễ dàng tìm đọc trên Internet.

III – Tóm lược mấy ý chính trong bài Giới thiệu của dịch giả Olga Dror.
...

Với tinh thần trách nhiệm và lối làm việc nghiêm túc của một học giả, Olga Dror đã viết bài Giới thiệu nhan đề là:

“Translator’s Introduction” dài đến 50 trang với nhiều chi tiết thật đáng chú ý. Xin ghi ra mấy điểm chính yếu như sau.

1 – Trong thời gian sinh sống và học tập ở Liên Xô, Olga đã không hề được biết đến văn học của miền Nam Việt nam. Mà chỉ sau này, khi qua Mỹ bà mới có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ hơn về sinh họat văn hóa tại miền Nam. Và bà đã khởi sự công trình dịch thuật tác phẩm Giải Khăn Sô cho Huế trong gần 2 năm với sự trao đổi thường xuyên với tác giả Nhã Ca – tất cả email hay thư từ, điện thọai giữa hai người đều sử dụng tiếng Việt.

Sẵn biết đến những ký ức đau đớn của ông bà cha mẹ và thân nhân phải chịu đựng trong suốt thời kỳ thành phố Leningrad bị quân Đức bao vây phong tỏa hồi thế chiến thứ hai, nên Olga dễ có sự đồng cảm với nỗi đau thương thống khổ của người dân Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 – mà tác giả Nhã Ca đã mô tả thật rành mạch cảm động trong tác phẩm. Vì thế mà Olga đã ra công tìm hiểu chi tiết về bối cảnh văn hóa xã hội liên hệ đến cuộc chiến và đặc biệt về biến cố Tết Mậu Thân – mà chính quyền cộng sản Xô Viết không bao giờ đưa ra một thông tin nào cho người dân được biết đến.

2 – Olga đặc biệt nhấn mạnh đến tiếng nói của người dân vốn vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân trực tiếp của hận thù bạo lực trong cuộc chiến phức tạp ở Việt nam. Đây không phải đơn giản là cuộc chiến tranh do người Mỹ hòan tòan chủ động, mà chủ yếu đó là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Bà đã tham khảo bao nhiêu sách báo và tài liệu liên quan đến cuộc chiến và còn trưng dẫn lối giải thích của một số tác giả cho là chính mấy trăm cán bộ địa phương của phe cộng sản mới là thủ phạm chính yếu đã ra tay sát hại mấy ngàn người thường dân vô tội của Huế trong mấy ngày đầu họ chiếm giữ được thành phố này.

Trong bài Giới thiệu, Olga đã phân tích rành mạch về nhiều khía cạnh, lối nhìn của hai phía đối nghịch đối với biến cố Tết Mậu Thân ở Huế – kể cả trong công luận ở Mỹ cũng như ở Liên Xô và cả ở nước Nga hiện nay. Để trả lời cho luận điệu thiên vị của một số học giả tại nước Nga hiện nay mà vẫn còn một mực đơn phương kết án sự tàn bạo của Mỹ trong vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, Olga nói rằng : “Chúng ta cần ghi thêm cả sự tàn ác trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế nữa. Như vậy mới là khách quan, không thiên vị đối với một bên nào trong cuộc chiến tranh này…” Và cũng vói sự thận trọng của người nghiên cứu lịch sử và văn hóa, bà tránh đưa ra những kết luận vội vã vì nhu cầu chính trị nhất thời hay do thiên kiến phát sinh từ một quan điểm ý thức hệ nào đó.

3 – Olga dành đến 7 trang trong bài Giới thiệu để nói về lập luận của hai người mà dân Huế coi là dính líu nặng nề nhất trong vụ sát hại thường dân – đó là Hòang Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân mà hiện vẫn còn sống tại Huế. Bà trích dẫn những sách báo do hai người này viết, cũng như phát biểu của họ trong những cuộc phỏng vấn của các đài phát thanh, truyền hình ngọai quốc. Qua những trích dẫn chi tiết này, người đọc dễ dàng nhận ra cái lối chối tội quanh co, tiền hậu bất nhất của hai nhân vật mà nhiều người ở Huế coi là một thứ “đồ tể với bàn tay nhuốm đày máu” trong vụ Tết Mậu Thân vậy. Tuy thế, Olga cũng vẫn thận trọng và tế nhị ghi lại rằng mình không có ý định xác quyết về vai trò của hai người này trong vụ thảm sát đó.
Olga cũng dành đến 2 trang để thuật lại bài nhan đề “Huế Xuân 68” của Đại tá Lê Minh là một vị chỉ huy trong cuộc đánh chiếm Huế năm 1968, bài viết được đăng vào năm 1988 nhân kỷ niệm lần thứ 20 chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Trong phần kết luận, ông Minh kêu gọi :”Cần phải minh oan cho các gia đình và con cháu của những người đã chết trong hòan cảnh đó…”\

IV – Tóm lược.

Nói chung bản dịch tiếng Anh do Olga Dror thực hiện với tinh thần trách nhiệm và sự thận trọng của một học giả uyên bác – rõ ràng là một đóng góp quan trọng để giúp cho công chúng trên thế giới hiểu biết thấu đáo hơn về những nỗi thống khổ đày đọa mà người dân Việt nam phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh tàn khốc cách nay đã trên 40 năm.

Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 47 vụ Thảm sát Tết Mậu Thân (1968 – 2015) người viết xin trân trọng giới thiệu tác phẩm quý giá này đến với bạn đọc – đặc biệt với các gia đình có người thân là những nạn nhân bị sát hại tức tưởi hồi đó với lời nguyện cầu cho hương linh của người quá cố luôn được an nhiên thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng./

Costa Mesa California, Tháng Hai 2015

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #646 - 16. Feb 2015 , 16:52
 
Híp pi niu dia hai không mười lăm

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #647 - 16. Feb 2015 , 19:26
 
phu de wrote on 16. Feb 2015 , 16:52:
Híp pi niu dia hai không mười lăm

...


Híp pi niu dia hai không mười lăm anh PD

   rollingonthefloor  rollingonthefloor
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #648 - 03. Mar 2015 , 01:09
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #649 - 03. Mar 2015 , 09:48
 
phu de wrote on 03. Mar 2015 , 01:09:


Ha ha ha hôm nay được một mẻ cười té ghế   rollingonthefloor  rollingonthefloor


thanks.gif
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #650 - 04. Mar 2015 , 12:15
 
Bài tập

...

hehehe
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #651 - 05. Mar 2015 , 07:55
 
phu de wrote on 04. Mar 2015 , 12:15:
Bài tập

...

hehehe


OMG có thật không dzị??? Trò này... thật thà đến giựt mình   Roll Eyes    Huh
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #652 - 05. Mar 2015 , 13:13
 
Dau Do wrote on 05. Mar 2015 , 07:55:

OMG có thật không dzị??? Trò này... thật thà đến giựt mình   Roll Eyes    Huh


Nghỉ lại trò nầy đối, đáp cũng đúng chứ,   hehehe
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #653 - 05. Mar 2015 , 21:34
 

Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #654 - 06. Mar 2015 , 05:42
 


Mại dô mại dô ! Được nếm thử trước khi mua  Tongue


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #655 - 09. Mar 2015 , 05:41
 
Hôm nay mùng 8 tháng 3...

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #656 - 09. Mar 2015 , 07:06
 
phu de wrote on 09. Mar 2015 , 05:41:
Hôm nay mùng 8 tháng 3...

...



Năm sau mùng 8 tháng 3
Cũng là ngày giổ ra ma của nàng    Cheesy

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #657 - 14. Mar 2015 , 01:23
 
phu de wrote on 09. Mar 2015 , 05:41:
Hôm nay mùng 8 tháng 3...

...


  Ông nào trông giống sư huynh quá chừng  Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #658 - 26. Aug 2015 , 08:46
 

Asia 77 'Dòng nhạc Anh Bằng-Lam Phương'


LONG BEACH (NV) - Lâu lắm rồi mới có lại hình ảnh của một dàn nhạc giao hưởng, gồm 40 nhạc công người Mỹ, trong đó có violin, cello, viola, contrabass, drum, guitar, piano, Harp, Saxophone, tất cả cùng ngồi trên cùng một sân khấu.

Ðó là hình ảnh đầu tiên tạo sự khác lạ cho khán giả, trước khi chương trình thu hình Asia 77, nhạc hội “Dòng nhạc Anh Bằng-Lam Phương” bắt đầu.

...
Ca khúc mở màn: hợp ca “Nhạc Rừng Khuya” (Lam Phương). (Hình: Asia cung cấp)


Ðêm nhạc hội thu hình Asia 77 “Dòng Nhạc Anh Bằng-Lam Phương” được thực hiện tối ngày Thứ Bảy, 22 Tháng Tám, tại rạp Long Beach Performing Arts Center.

Không giống như bất cứ buổi ca nhạc nào khác, theo như giờ giấc ấn định trong tờ quảng cáo, chương trình được bắt đầu khá đúng giờ.

Ðúng 7 giờ, MC Nam Lộc bước ra sân khấu, ông gửi lời chào thân ái đến tất cả khán giả, và thay mặt ban tổ chức, anh chị em ca nghệ sĩ, cũng như tất cả nhân viên cần thiết từ hậu đài, âm thanh, ánh sáng... cảm ơn sự hiện diện của khán giả tham dự, ủng hộ đêm nhạc hội.

“Khán giả hôm nay hầu hết là những người yêu nhạc của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Lam Phương.” Nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh nói về khán phòng tưởng chừng không còn bất cứ chỗ trống nào của đại hí viện Long Beach Performing Arts Center.

“Chúng tôi, có 4 người, đến từ San Diego, vì yêu thích nhạc của bác Anh Bằng cũng như nhạc sĩ Lam Phương, nên chúng tôi không quản ngại đường xa, lái xe lên đây, vì biết rằng đây là một chương trình ca nhạc rất hay, lâu lắm mới có một lần.” Bà An Trịnh, cư dân của San Diego nói với chúng tôi.

Ðó chỉ là một nhóm trong số rất nhiều khán giả khác, có những gia đình từ 5, 6 hoặc 7 thành viên như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái đưa nhau đến xem và ủng hộ đêm nhạc “có một không hai” này.

...
Từ trái sang phải: Ðan Nguyên, Diễm Liên, Quốc Khanh, Hà Thanh Xuân, cùng tất cả các ca sĩ khác của trung tâm Asia trong giờ phút chào tiễn biệt khán giả.
(Hình: Hạ Vi/Asia Forum cung cấp)


Âm thanh, ánh sáng là những yếu tố thứ hai, gây chú ý đến khán giả, và trung tâm Asia đã biết khai thác yếu tố này để nâng giá trị gấp nhiều lần cho đêm nhạc.

Cũng vẫn với quy tắc thường làm, dẫn chương trình là 4 MC: Nam Lộc, Ngọc Ðan Thanh, Thùy Dương, và Bảo Châu.

MC Thùy Dương dù đang mang thai được gần 6 tháng, nhưng với lòng đam mê, yêu nghệ thuật và nhất là vì sự yêu mến của khán giả, nên cô vẫn cố gắng góp tay hoàn thành tốt vai trò điều khiển chương trình.

Ca sĩ là một đội ngũ khá đông, từ những tiếng hát gạo cội như Lệ Thu, Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Thanh Lan, Anh Khoa, Tuấn Vũ, đến rất nhiều những anh chị em ca sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó với trung tâm Asia như Lâm Thúy Vân, Ðan Nguyên, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Diễm Liên, Shayla, Ngọc Huyền, Thế Sơn, Ðặng Thế Luân, Y Phương, Mai Thanh Sơn, Thiên Kim, Hà Thanh Xuân, Mỹ Huyền, Philip Huy, Hoàng Anh Thư.

Và một số khá đông các giọng hát mới gia nhập đại gia đình Asia gần đây như Trúc Mi, Hoàng Kim, Cát Lynh, Nhật Lâm, Lê Quốc Tuấn, Băng Tâm, Huỳnh Phi Tiễn, Hoàng Lan, Ngọc Anh Vy.

“Cả phần nội dung của chương trình từ đầu đến cuối, nếu bạn xem kỹ, sẽ thấy gần như đó là một câu chuyện âm nhạc, câu chuyện liên quan giữa những mảng thân phận, quê hương và tình yêu,.” Tiếp xúc với nhật báo Người Việt, vị đại diện ban tổ chức nói.

Cô nói tiếp: “Tất cả nối lại với nhau để giới thiệu và nhắc lại với giới thưởng ngoạn những tiểu sử, chặng đường đáng nhớ của cả hai nhạc sĩ khả kính ấy.”

...
Danh ca Lệ Thu với ca khúc “Nếu Vắng Anh” (Anh Bằng). (Hình: Asia cung cấp)


Khán giả thích thú khi được cùng các MC ôn lại phần tiểu sử của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Lam Phương, bởi lẽ qua đó khán giả được dịp biết thêm về những chi tiết chưa từng được biết, nhờ các MC tìm hiểu, phỏng vấn và được cả hai người họ kể lại về những thời gian và quãng đời họ đã đi qua.

Xuyên suốt phần nội dung của chương trình, khán giả nhận thức được rõ ràng, nhạc của cả hai ông Anh Bằng và Lam Phương ít nhất được chia làm ba giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn một đánh dấu từ lúc các ông chập chững sáng tác, đến khi trưởng thành, giai đoạn hai là mốc thời gian từ khi trưởng thành, bước hẳn vào đời sống, “tung hoành ngang dọc” dĩ nhiên trong đó bao gồm lúc “binh đao, khói lửa,” cuộc chiến giữa bên này, bên kia xảy ra gay gắt.

Bước sang giai đoạn cuối là biến cố 1975 ào đến, “nước mất nhà tan,” cùng với biết bao nhiêu triệu người Việt bỏ nước ra đi, lúc ấy cả hai nhạc sĩ đều rời Việt Nam vào thời gian ngày 30 Tháng Tư.

“Tị nạn” là tấm căn cước mới, hai chữ nói về thân phận đau buồn của hàng triệu người Việt Nam không đành rời xa quê hương.

Sau khi định cư ở các quốc gia, như Hoa Kỳ, Pháp quốc... cả hai ông vẫn tiếp tục sáng tác, hàng loạt ca khúc viết cho quê hương, tâm tình “ăn nhờ ở đậu” của người Việt Nam sống trên mảnh đất tạm dung, dĩ nhiên có cả những mảnh tình, yêu thương trai gái, bên này, bên kia... Hay nhớ nhung về nơi chốn đã xa tầm tay với.

“Ðây chỉ là 5% trong số tổng di sản nghệ thuật của hai ông cống hiến cho đời, tức là khoảng 800 ca khúc nhạc tình ca.” Nhạc sĩ, MC Nam Lộc nhận định về nhạc của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Lam Phương.

Với những tiết mục đơn ca, song ca, tam ca, tứ ca hay tốp ca... Chương trình quả là một chuỗi dài những ca khúc sống động, cuốn hút khán giả đi từ sự chờ đợi này đến ngạc nhiên khác.

Hơn bốn giờ đồng hồ, được chứng kiến, thỏa mãn với âm nhạc, và đồng hành cùng với trung tâm Asia khi ôn lại quá khứ, dĩ vãng đã qua, cho đến giờ phút cuối của chương trình, dù đã gần nửa đêm, nhưng hầu như khán giả không một ai muốn đứng dậy ra về sớm.

Họ chờ giây phút đóng màn, để được đến chào người nhạc sĩ khả kính, bắt tay các ca sĩ ái mộ và chia sẻ nỗi hạnh phúc, niềm vui đến ban tổ chức.


Trích từ nguoiviet.com
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #659 - 07. Oct 2015 , 19:21
 

Xưng tội

                
                     

- Trước năm 75, có mấy nguời cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà …
- Giúp đỡ tha nhân khi họ kêu cứu trong lúc bị hiểm nguy không phải là một cái tội.
- Nhưng thưa cha…
- Con cứ yên tâm ra về. Điều con làm hoàn toàn hợp với tinh thần bác ái của Chúa Ky Tô và văn hoá của dân tộc Việt. "Thương người như thể thương thân. Rét thời cho mặc, đói thời cho ăn". Gia Huấn Ca cũng có dậy như vậy. Chúng ta không thể vì chính kiến hay lòng thù hận mà bỏ nguời ta đói khát trong cơn hoạn nạn; hoặc tệ hơn nữa là tố giác những kẻ ở bước đường cùng.
- Thưa vâng nhưng thưa …
- Cha hiểu …đó không phải lỗi của con. Nếu những kẻ được cứu giúp trong cơn hoạn nạn, sau này, trở mặt, lấy ân báo oán hoặc lại tiếp tục con đường tà đạo thì đó là tội lỗi của  - - Dạ vâng nhưng điều khiến con áy náy là…
- Là gì nữa?
- Là vì họ… vẫn còn dưới hầm nhà…
- Con nói sao?
- Thưa cha, qúi vị cán bộ cộng sản trốn dưới hầm nhà con vẫn còn sống ở duới đó cho mãi đến bây giờ.
- Ối, Giê Xu Ma…lậy Chúa tôi! Sao lại thế, hả con?
- Vì con vẫn chưa cho họ biết là cách mạng … đã thành công!
- Nhưng… sao… sao… con lại … lại … đãng trí đến như thế được?
- Tại con rút kinh nghiệm hồi kháng chiến chống Tây. Thuở ấy, bố con cũng chứa cán bộ cộng sản trong nhà; sau này, chính những nguời này đã "dàn dựng" để "nhân dân" mang ông cụ ra … đấu tố cho đến chết! Bởi vậy nên con sợ…
- Kể thì cũng như nuôi rắn trong nhà, đáng sợ thật chứ chả phải chuyện đùa!
- Xin cha giúp con…
- Thôi thế này con ạ, về lấy xi măng lấp luôn cái hầm nhà lại cho… xong!  Đỡ được đứa nào hay đứa đó. Tội nghiệt này, xin Chúa nhân từ chứng giám, ta xin chịu thay con.
- Con xin lĩnh ý cha. I'm more than happy to do that !
-Tuy nhiên, việc làm này, cũng xin Chúa nhân từ chứng giám , con làm thì con chịu, không liên hệ gì đến cha hoặc bất cứ ai.

 Tưởng Năng Tiến

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 42 43 44 45 46 ... 51
Send Topic In ra