Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN CÓC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 44 45 46 47 48 ... 51
Send Topic In ra
QUÁN CÓC (Read 69177 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #675 - 30. May 2016 , 17:40
 
     
ĐẤT NƯỚC MÌNH


Nhân bài thơ của cô giáo Lam ở Hà Tỉnh “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” đang làm xúc động cộng đồng mạng, xin mạn phép làm bài thơ nhỏ, tiếp nối nguồn cảm hứng của cô
.


Đất nước mình không những “ngộ” đâu em
Mà phải nói là rất “ngầu” mới đúng
Từ Bắc vô Nam dân không ai cầm súng
Nhưng giết đồng bào là số một em ơi

Người ở quê tưới rau bằng thuốc lạ
Kẻ thị thành dùng hóa chất nuôi heo
Miếng thịt đỏ để mười ngày không thối
Và dân ta cứ thoải mái rao mời

Thế cho nên Vũng Áng cá chết tươi
Thì Sài Gòn chạy ra mua bằng hết
Những chiếc xe to chất đầy cá chết
Vào trong Nam làm nước mắm cho dân

Đất nước mình xem ra rất tương thân
Nhưng chuyện ấy chỉ xảy ra trong đảng
Cán bộ chở che nhau vì ăn chung một ảng
Bất kể nhân dân trắng mắt ngồi chờ

Cho tới khi dân nổi dậy bất ngờ
Thì đảng mới giả vờ… xin lỗi
Em tin đi, dân sẽ cười tha tội
Bởi đất nước mình là một lũ mau quên

Đất nước mình lây nhiễm bệnh mau quên
Nên Vũng Áng cũng chỉ là chuyện nhỏ
Hãy nhìn kỹ cả nước mình bỏ ngỏ
Tàu hay Tây bất kể, tự nhiên vào.

Đất nước mình ngầu lắm mới tự hào
Mẹ liệt sĩ ngắm tượng đài quên đói
Trẻ vùng cao ở truồng chân quên mỏi
Chạy tới trường cho kịp trống điểm danh

Đất nước mình đầy một lũ lưu manh
Lấy tiếng loa phường thay cho súng ống
Dân cứ mãi tin vào ngày mai thơ mộng
Chẳng còn bao xa nên tiếp tục chịu đòn

Đất nước mình có một lũ luồn trôn
Quỳ mọp trước cả tập đoàn quỷ đỏ
Đất nước mình cứ mỗi ngày mỗi nhỏ
Vì đất đai bị chia chát trăm lần.

Đất nước mình vậy đó, cứ lâng lâng
Như say thuốc chạy lòng vòng. . . mãi mãi.

Cánh Cò
Back to top
« Last Edit: 30. May 2016 , 17:49 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #676 - 31. May 2016 , 17:29
 
...

CSVN, chừng nào công bố nguyên nhân cá chết ở miền Trung?

Đại Nghĩa


(Danlambao) - Có phải chăng vì Tập Cận Bình chống lưng cho Formsa Vũng Áng nên nhà nước CSVN chần chừ không dám công bố kết quả nguyên nhân cá chết ở miền Trung? Formosa Vũng Áng được xem như là khu tự trị của đế quốc Trung cộng, nơi mà nhà cầm quyền cũng như người Việt Nam không được bước chân vào. Theo luật sư Đào Tăng Dực thì Formosa Vũng án chỉ là cái vỏ của Đài Loan, còn cái ruột là của Trung cộng 90%:

“Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29-7 của công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với 90% quốc tịch Trung Quốc”. (Boxitvn online ngày 28-4-2016)

Cá chết ở miền Trung xảy ra hơn một tháng nay, theo các nhà khoa học thì đã có kết quả xác định nguyên do cá chết từ đâu, nhưng nhà cầm quyền CSVN sợ “nhạy cảm” không dám công bố chớ thật ra “Vụ cá chết: ‘Đủ bằng chứng để kết luận?’…

“Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An nói trong thảo luận trực tuyến hôm 5-5: ‘Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi.

…Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan”. (BBC online ngày 5-5-2016)

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cũng cho biết: “Đã có đủ cơ sở để có được câu trả lời về nguyên nhân cá chết”. Tuy nhiên đã nửa tháng nay Thủ tướng và Chính phủ cũng chưa công bố cho dân đang âu lo từng phút từng giây diện kiến với tử thần.

“Như vậy, có thể nói đã đủ cơ sở để khẳng định sẽ có được câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận. Bộ KH&CN đang nỗ lực cùng với Hội đồng chuyên gia KH&CN và các Bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Nhân dân”. (DanTri online ngày 14-5-2016)

Giáo sư Tiến sỹ Lê Đức Tố cũng cùng quan điểm với nhà hải dương học Nguyễn Tác An và dứt khoát nguyên nhân cá chết là do chất xả thải của công ty Formosa.

“Trước đây thì có tiết lộ ra là nguồn xả thải của công ty Formosa, mà theo tôi nghĩ chắc chắn là công ty Formosa. Nhưng nhà máy này mới bắt đầu, chưa đưa vào toàn bộ qui trình. Nếu bây giờ (buộc) ngưng hoàn toàn thì nước chủ nhà cho phép người ta làm như thế phải đền bù cho công ty này như thế nào. Về nguyên tắc thì công ty này không có lỗi vì nhà nước, nhà quản lý cho phép họ làm. Trước mắt nhà nước, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm đã”. (RFA online ngày 10-5-2016)

Theo đài RFA đưa tin “Cá chết ở miền Trung nhiễm kim loại nặng”…

“Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám hôm 5-5 nói với báo chí Hà Nội là, các mẫu cá chết ở Bắc Trung bộ mà Bộ phân tích cho thấy cá bị nhiễm kim loại nặng.

Tuy vậy Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết ông không được phép công bố chi tiết, về chủng loại, thành phần cũng như số lượng kim loại nặng mà cá bị nhiễm từ nước biển…

Được biết giới khoa học trong nước, cũng như Hội nghề cá Việt Nam thiên về giả thiết Khu công nghiệp Vũng Áng, trong đó có nhà máy thép Formosa đã xả thải hóa chất độc hại qua đường ống ngầm chôn dưới đáy biển và làm cá chết hàng loạt”. (RFA online ngày 6-5-2016)

Nhà cầm quyền CSVN ăn cái giải gì mà trải thảm đỏ rước cái của nợ Formosa trong khi các nước khác người ta đã tẩy chay….

“Nhà báo Wilson nhiều lần nhắc đến công ty Formosa Plastics gố ở Đài Loan với những tội tàn phá mội trường rất nặng ở hai tiểu bang Texas và Delware (Hoa Kỳ) và ở vùng Mexico rộng lớn, suốt những năm 1995, 1997 cho tới 2008.

Nhiều lần hảng này bị phạt tiền rất lớn, có khi phải đền cho ngư dân Texas 13 triệu đôla. Năm 2009 hảng này bị trao giải ‘Hành tinh đen’, bị lên án trên các cơ quan truyền thông toàn cầu. Diane Wilson cho biết công ty Formosa Plastics cũng từng bị chính phủ Campuchia phạt nặng và trục xuất về nước khi định lén đổ chất hết sức độc xuống cảng Sihanoukville”. (VOA online ngày 12-5-2016)

Ai là người quan tâm và thông cảm với “Nỗi lo của các thợ lặn Formosa Vũng Áng”? Trong số này có anh Lê Văn Ngầy ở tỉnh Khánh Hòa đã chết bất đắc kỳ tử trên đường đến bệnh viện ngày 24-4. Rồi thì từ đó đến nay:

“Hàng loạt thợ lặn ở khu công nghiệp Formosa Vũng Áng có biểu hiện nhiễm độc nước biển. Tuy vậy sau gần một tháng kiểm tra sức khỏe họ không nhận được kết quả còn bị đe dọa chấm dứt hợp đồng lao động…

Theo anh Đặng Lê Vũ cho biết:

“Sau này đi làm về bọn tôi cảm thấy tức ngực khó thở và triệu chứng khát nước. Đến ngày 28-4 thì công ty Nibelc cho đi khám sức khỏe ở Bệnh viện Trung ương Huế. Sau đó chúng tôi đã nhiều lần gặp trực tiếp Giám đốc và những người điều hành công ty Nibelc để yêu cầu lấy kết quả. Nhưng họ cứ chối vòng vo, đến khi ấy chúng tôi mới quyết định viết đơn cho công ty và cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Mà họ còn gọi chúng tôi đến để thanh lý hợp đồng…

Nói chung chúng tôi muốn họ phải làm cho ra rạch ròi về việc nhiễm độc trong máu hoặc hóa chất trong máu. Chúng tôi hiện đang hết sức lo lắng về sức khỏe của mình, vì họ không trả lời kết quả khiến cho mình càng lo, vì mình không biết rằng mình có bịnh hay không?” (RFA online ngày 27-5-2016)

Tin động trời, không biết ông trời con nào có quyền lực “siêu phàm” đã ngăn trở việc khám bịnh của những thợ lặn ở khu công nghiệp Formosa? Theo chị Xoan, vợ của một trong số những thợ lặn nói trên đài RFA như sau:

“Chồng tôi làm việc ở Formosa, hôm trước các Cha muốn đưa mấy anh em thợ lặn đi khám, nhưng bác sĩ trong Sài Gòn (SG) nói rằng, trên Bộ cấm rồi nên họ không dám làm. Tôi còn nghe có bác sĩ nói rằng, bây giờ đi khắp Việt Nam, cả Hà Nội, Sài Gòn cũng không có ai dám cho anh kết quả”. (RFA online ngày 27-5-2016)

Cái chết do chất thải độc của Fomosa sẽ còn kéo dài nhiều chục năm nữa, mà tội ác này là do đảng CSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng tiếp tay. Theo tin mới nhất:

“Ngày 28-5-2016, bà Nguyễn Thị Liên, người xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã bị rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn tép biển. Bệnh viện đã lắc đầu từ chối tiếp bệnh nhân và khuyên gia đình đưa về ‘lo cho bà vì bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và cho biết bà bị suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm mạc đường hô hấp và toàn bộ tim gan, ngũ tạng và các bộ phận đã bị nhiễm độc nặng nên ‘khó bề cứu chữa’…

Người dân cũng cho biết, bên xóm 1 cũng thuộc xã Nghi Phương, cả hai vợ chồng anh Luyến mua cá và mực biển về ăn và cũng bị trúng độc. Khi đang đưa ra Hà Nội điều trị thì anh Luyến tử vong trên đường, còn chị vợ thì nay cũng đã bị bệnh viện trả về”. (Boxitvn online ngày 30-5-2016)

Mãi cho đến ngày hôm nay người dân Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước có nguyện vọng được biết kết quả đưa đến cá chết hàng loạt ở miền Trung mà hậu quả vẫn còn đang âm ĩ. Những ngư dân còn neo thuyền không dám đi đánh bắt, ngồi nhà chờ cứu đói, người dân không dám ăn cá sợ hậu quả chất độc vẫn còn.

Người dân Việt Nam phải cương quyết đòi nhà cầm quyền Cộng sản phải công bố nguyên nhân vụ cá chết ngay để mọi người sớm có phương án tích cực cứu dân, cứu nước. Nếu không, toàn dân hãy cương quyết vùng lên “lật thuyền” bọn cầm quyền bán nước, diệt chủng.

Người dân Việt Nam hãy tự cứu mình trước khi Trời cứu!

Đại Nghĩa
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #677 - 08. Jun 2016 , 20:07
 

Đồ đểu


...

Trong thơ ngụ ngôn của Jean de La Fontaine, con kiến là con vật đểu cáng  nhất. Nó xuất hiện trong bài La cigale et la Fourmi được cụ Nguyễn Văn Vĩnh chuyển sang tiếng Việt rất tài tình. Bài thơ kể rằng trời sắp sang Thu, bên hàng xóm, anh ve sầu mải ca hát suốt mùa Hè, không lo giành dụm thực phẩm để tích cốc phòng cơ, trong khi gió lạnh bắt đầu thổi, nguồn cơn bối rối đến nơi. Ve qua nhà kiến định vay dăm ba hạt để cầm cự qua mùa Đông hứa sang năm sẽ trả đầy đủ. Kiến thừa sức giúp hàng xóm nhưng nhất định không, lại còn quay sang hỏi đểu ve mấy câu khiến ve càng đau khổ, cuối cùng kiến còn bồi thêm một câu xỏ xiên khác trước khi đuổi ve ra khỏi nhà: “Xưa chú hát, nay thử múa coi chơi.”
Kiến thừa biết ve đang lúc khốn khó. Ve có thể chết đói cùng với lũ ve con nên đành phải muối mặt tìm cách vay mượn kiến, một đứa keo kiệt, bủn xỉn bậc nhất trong vùng. Ve than nghèo kể khổ, vợ ốm con đau, hy vọng kiến mở lòng thương xót nhưng vẫn bị kiến từ chối mà lại còn cho nghe mấy câu nói móc thập phần khốn nạn.

Bỏ qua những chi tiết không chính xác về loài ve mà tác giả của bài ngụ ngôn không nắm vững: ve chỉ sống được vài tuần lễ, không hề có chuyện sống từ năm nọ sang năm kia để bị kiến làm khó.
Kiến chỉ cần từ chối không cho ve vay ít thực phẩm thôi cũng đã là không tử tế rồi. Đàng này biết hoàn cảnh khốn khó của ve, kiến đã không những không giúp, lại còn hỏi đểu mấy câu cho ve đau thêm.

Tưởng câu chuyện ngụ ngôn đó cũng đã cảm hóa được người ta, giúp dẹp bỏ hay giảm bớt những sự đểu giả, bất nhân, xấu xa trong đời sống như mong ước của Eusop (nhà văn cổ Hy Lạp) và Jean de La Fontaine. Nhưng trò xấu xa của một số người thì hình như vẫn còn nguyên.

Mới đây, ngày Quốc Tế Nhi Đồng 1 tháng 6, người ta đã được chứng kiến tận mắt một hành động thuộc loại đểu giả đó. Phía tiếp nhận hành động khốn nạn không phải là con ve của La Fontaine, mà là 55 em nhi đồng, ở 11 tỉnh thuộc các vùng sâu, vùng xa và nghèo ở biên giới. Các em được chọn để dự một cuộc họp mặt có chủ tịch nhà nước Trần Đại Quang phát quà cho các em.

Cũng như anh ve sầu, các em thiếu nhi, theo bản tin của tờ Tuổi Trẻ cho biết, đều là những em đang có những hoàn cảnh rất cơ cực, khó khăn. Các em được cho dự một sự kiện (như lối nói ngu dốt ở trong nước ngày nay) để nhận quà của chủ tịch nước. Chuyện ấy không phải là chuyện mới lạ gì. Vài món quà nhỏ phát trong dịp Trung Thu cho... con trẻ nó mừng. Hồi vua Bảo Đại rồi đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa cũng có chuyện phát quà cho các em học sinh nghèo học giỏi. Những gói quà đó có thể là những cuốn vở, những hộp bút chì mầu, những cái cặp sách bằng plastic... hay những hộp quà CARE của chính phủ Mỹ trong có những cây bút Crayola với mùi thơm kỳ lạ, một hai món đồ chơi nhỏ, vài chiếc kẹo Lifesavers, mấy thỏi sô cô la...

Tại cuộc phát quà lần này mà những tờ báo trong nước nói rõ là tất cả các em đều có chung những hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn nhưng lại học giỏi. Các em được quà đặc biệt của chủ tịch Trần Đại Quang. Ai cũng tưởng tượng ra ngay những ngôi trường (nếu có thể gọi đó là trường học) với một lớp học tường vách không có, chỉ là mấy cái phên tre huếch hoác gió mưa tha hồ tự do ra vào thoải mái. Những đứa học trò nhỏ quần áo nhếch nhác, có những đứa chân quanh năm đi đất hay nhiều lắm là những đôi dép đứt quai trên những quãng đường lầy lội trong thời tiết khắc nghiệt. Nhiều đứa phải bơi qua suối để đến trường. Có những đứa phải chui vào những cái bao nylon để được người lớn kéo qua sông. Còn có những đứa khác thì lần theo những chiếc cầu khỉ để qua con lạch đến lớp... Có những đứa phải cởi hết quần áo đội lên đầu cùng vài ba cuốn vở để lội suối băng đèo đi kiếm vài ba chữ trong lúc bụng không lòng trống...

Đó, cuộc sống hết sức khó khăn mà các bài báo nhắc tới chắc phải là như thế. Vậy thì quà của chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng cho các học sinh nghèo trong hoàn cảnh khó khăn đó là gì? Những đôi dép plastic, những cái túi đeo lưng, những cuốn vở thơm mùi giấy mới, hộp bánh biscuit các em đã lâu không được thưởng thức... hay những khoản tiền làm những chiếc cầu thô sơ cho các em vượt suối đi học...?

Làm quái gì có những thứ quà vớ vẩn như thế bao giờ! Báo chí cho biết chủ tịch nước thông cảm và thấu hiểu những khó khăn của các học sinh nghèo và để giúp các em khắc phục các khó khăn đó, các em được tặng mỗi em một bức chân dung Hồ Chí Minh.

Không quăng cho các học sinh nghèo này một câu xỏ xiên như con kiến nói với con ve nhưng mức độ đểu giả và khốn nạn của Trần Đại Quang thì không thua gì. Con ve ra về tay không sau khi được cho nghe những lời từ chối độc ác của kiến. Các học sinh nghèo hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất thì được Trần Đại Quang tặng những bức hình chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu hỏi móc của con kiến không giúp ve no bụng trong mùa đông thì cũng hệt như thế, chân dung Hồ chủ tịch có giúp cho cái bụng đỡ đói, cái thân đỡ lạnh trong những ngày đông, đôi chân dỡ bật máu trong những lần đi học không ? Có ngu nhất thì cũng thấy ngay là không. Vậy mà tên chủ tịch gốc công an đã dám làm cái việc đểu giả khốn nạn và tàn ác đó với các em học sinh nghèo để chụp hình đăng báo. Sau buổi lễ nhận quà, các em sẽ đem những bức chân dung ấy về nhà, và hôm sau lại vẫn quần áo, dép tả tơi lội suối, chui vào bao nylon qua sông đi học và nhiều em bụng vẫn đói meo... tiếp tục học tập tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thành các cháu ngoan bác Hồ.

Có thể sẽ có những em vừa về đến nhà, cha mẹ mừng quá ra đón và đòi xem quà của chủ tịch nước. Và chắc chắn sẽ có những câu như thế này: “Ối giời ơi... tao tưởng quà cáp gì chứ cái của nợ này thì vác về làm gì... có đem luộc lên mà ăn được không ? Muốn sống muốn tốt thì ném vào chuồng xí ngay... mang vào nhà tao đánh thấy mẹ bây giờ... quà với chả cáp...Bố tiên sư khỉ... Nham nhở đến như thế là cùng.”
Trần Đại Quang đểu thật. Làm có một việc mà chơi xỏ được hai việc: Khốn nạn với lũ học sinh nghèo đã đành. Lại còn khiến cho Hồ Chủ Tịch bị đay nghiến, chửi cho một trận te tua


Bùi Bảo Trúc
Back to top
« Last Edit: 08. Jun 2016 , 20:09 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Miến Đã Đi Rồi
Reply #678 - 13. Jun 2016 , 15:48
 
Miến Đã Đi Rồi


Wed, 06/08/2016 - 08:15 — tuongnangtien


Dù cùng sống chung ở San Francisco Bay Area, tôi chưa bao giờ gặp mặt Kyle Mizokami. F.B, email, chit chat, điện thoại – qua lại – cũng không luôn. Tuy thế, tôi vẫn nghi ngại rằng cái ông nhà báo này có máu ... bài Tầu hay tư thù (chi đó) với qúi vị lãnh đạo của nước Trung Hoa Lục Địa.
...
Thằng chả cứ kiếm chuyện cà khịa với con người ta hoài à. Năm 2014, Kyle Mizokami chế nhạo: "Quân đội Trung Quốc là con rồng giấy." Nói tới vậy mà vẫn chưa đã nư, và cũng chưa đã miệng, nên đương sự còn thòng thêm vài câu nữa:

Beijing embraces its worst neighbors in part to keep them in check. This worked with Pakistan, but failed with North Korea. In Myanmar, China cozied up with the oppressive military regime only for it to suddenly open up and seek ties with the West and Japan. China’s net gain was years of condemnation for supporting the junta—which is to say, a net loss.

"Bắc Kinh bảo bọc các láng giềng tồi tệ nhất một phần là để giữ họ trong vòng kiểm soát. Điều này có hiệu quả với Pakistan, nhưng không thành công với Bắc Triều Tiên. Tại Miến Điện, TQ nồng ấm lên với chế độ quân sự áp bức chỉ vì nó đột nhiên mở ra và tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản. Cái ‘được’ của TQ là nhiều năm bị lên án vì ủng hộ cho chính quyền quân sự – đó thật ra là chỉ lỗ nặng." (The Chinese Military Is a Paper Dragon. Bản dịch của Phan Văn Song).

Qua năm 2015, Miến Điện không chỉ "đột nhiên tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản," mà còn thản nhiên từ bỏ luôn chế độ quân phiệt nữa. Burma, rõ ràng, đã "thay lòng đổi dạ." Thái độ, tất nhiên, cũng đổi thay hẳn. Trung cộng, phen này, không chỉ "lỗ nặng" mà lỗ chỏng gọng luôn:

- Chính phủ Miến Điện từ chối dự án thủy điện Myitsone hơn 3 tỷ USD ... là một “cái tát” đối với  Trung Quốc
-  Miến Điện tuyên án chung thân khổ sai 153 công dân Trung Quốc
- Chiến đấu cơ Myanmar ném bom lãnh thổ Trung Quốc, 4 người chết         
- Xung đột sắc tộc ở miền bắc, quan hệ Miến Điện -Trung Quốc rạn vỡ


Đám tướng lãnh ở Nay Pyi Taw tuy tham lam, và ác độc nhưng không hoàn toàn ngu ngốc. Ít nhất thì chúng cũng không ngu đến nỗi mang những phần đất chiến lược của đất nước cho thuê  (và cũng không để cho Trung Cộng đấu thầu những dự án có thể đe doạ đến an ninh quốc phòng) như đám cộng sản Việt Nam. Do thế, thay vì dậy ngay cho thằng em một bài học, Vương Nghị lại lật đật bay qua thủ đô Miến Điện để chúc mừng tân chính phủ, và còn "cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của Myanmar" (pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar). Đúng là mềm nắn rắn buông!

Ông Ngoại Trưởng quả là một kẻ thức thời. Cái thời mà Mao Trạch Đông có thể “xuất khẩu cách mạng” và cung cấp súng đạn – vô tội vạ – cho Miến Cộng, Miên Cộng, Mã Cộng, Thái Cộng, Phi Cộng, Việt Cộng ... để quấy phá Á Châu đã qua tự lâu rồi.

Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chỉ được dùng vào việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với hơn một tỉ người dân trong nước. Đó là lý do khiến cho Vương Nghị phải đành xuôi xị: “cam đoan không can thiệp vào nội bộ của Myanmar.”

Nói tóm lại là Thúy đã đi rồi. Miến cũng đi luôn. Nàng Đã “ôm cầm qua thuyền khác.” Từ nay đường ai nấy đi, tiền ai nấy sài, nhà ai nấy ở, hồn ai nấy giữ.

Ngó hình của Daw Aung San Suu Kyi bên cạnh Barack Obama tình tứ và mặn nồng (coi) thấy ghét. Dám phải có kẻ … ghen!
...
Ảnh: nytimes                                                                                    


Có ghen tuông cỡ nào chăng nữa thì cũng đã muộn màng rồi. Quyền lực cứng của Bắc Kinh, chắc chắn, không thể nào giữ được Burma trong vòng tay nữa. Thế còn quyền lực mềm của họ thì sao?

Đây là một câu hỏi hết sức ngây thơ. Xin thưa là chẳng có "trăng/sao" gì ráo trọi. Trung Cộng không thể sử dụng “soft power” ở bất cứ nơi đâu, chứ chả riêng chi tại Myanmar, giản dị chỉ vì họ chưa bao giờ có được thứ quyền lực này cả.

...

Bức hình bên trên tôi chụp ở Rangoon vào hai tháng trước, tháng 4 năm 2016. Tôi đố bạn tìm được một chữ Tầu nào trong đó, nửa chữ cũng không luôn.

Cả nước Miến Điện chỉ có một cái Viện Khổng Tử duy nhất ở Mandalay thôi, và mãi tới năm 2013 mới khai giảng được một lớp đàm thoại tiếng Hoa đầu tiên nhưng chưa chắc đã có ma nào theo học. Người Miến gốc Hoa, tất nhiên, khỏi cần phải học nói tiếng Tầu. Còn người Miến, cũng như người Miên, chớ có phải người điên đâu mà học tiếng Trung Hoa làm chi – mấy cha?

Ảnh hưởng rõ nhất (và dám là duy nhất) của người Trung Hoa ở Miến Điện là ... món phá lấu lòng heo. Đây là thức ăn  được cả nước ưa chuộng, bất kể là dân thôn quê hay thành thị, bởi hết sức ngon và vô cùng rẻ. Chỉ có điều rất phiền là hàng quán ở Myanmar này (thường) chả có rượu bia gì ráo!

...
Quán phá lấu cạnh hồ Inya, Yangon. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Cũng như người Lào, người Miến hiền lành đến độ khiến tôi (đôi khi) phải … lấy làm ái ngại. Những ông phu xe ba bánh đều xua tay và lắc đầu quầy quậy, nếu hành khách có nhã ý trả cho họ một số tiền nhiều hơn giá cả thông thường. Qúi ông tài xế taxi ở Myanmar cũng thế. Dù xe không có máy tính tiền, cũng chả thấy ai mặc cả hay trả giá lôi thôi gì ráo.

Tôi hay la cà ở những tiệm ăn vỉa hè nên thỉnh thoảng vẫn bị chủ quán vội vã rượt theo, la ơi ới, vì tưởng thực khách bỏ quên tiền - số tiền trà nước (pour boire) để lại tại bàn. Xã hội Miến Điện vẫn cứ giữ được nét hiền lành này thêm bao lâu nữa là một câu hỏi tuy thú vị nhưng rất khó trả lời.

Cứ nhìn những bích chương quảng cáo trường học (thuần bằng Anh ngữ) du khách cũng có thể biết được là Burma đang hăm hở mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Mà “thế giới bên ngoài” thì (than ôi) không hẳn đã toàn những điều tử tế!

...
Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù phải trải qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ quân phiệt, giềng mối của xã hội Miến Điện đến nay (may thay) vẫn còn chặt chẽ – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”

Và sở dĩ dân tộc này “vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung” là nhờ vào niềm tin vững bền vào quốc giáo của họ:

“Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bĩ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc.

Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày... Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh.” (Từ Khanh, “Yangon, Những Lớp Học Não Nề Nhưng Đầy Hy Vọng” – Đàn Chim Việt).

...
Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù phải trải qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ quân phiệt, giềng mối của xã hội Miến Điện đến nay (may thay) vẫn còn chặt chẽ – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”

Và sở dĩ dân tộc này “vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung” là nhờ vào niềm tin vững bền vào quốc giáo của họ:

“Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bĩ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc.

Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày... Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh.” (Từ Khanh, “Yangon, Những Lớp Học Não Nề Nhưng Đầy Hy Vọng” – Đàn Chim Việt).
...
Ảnhchụptháng4năm2016

Ngày tháng ở Burma, tôi cứ có cảm giác nôn nao khi thấy hàng chữ “Moving Myanmar Forward” in trên những chiếc taxi ở đất nước này. Miến Điện, rõ ràng, đang chuyển động và cố nhoai mình về phía trước – moving forward.
...
Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù muộn – cuối cùng –  dân tộc này cũng đã tạo được cơ hội để hoà nhập vào hướng tiến chung của loài người. Đất nước tôi thì chưa, và không biết sẽ còn phải chờ đợi thêm bao lâu nữa?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #679 - 04. Jul 2016 , 05:51
 
...

Em ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #680 - 25. Jul 2016 , 18:14
 

Vang vọng lời cảm tạ ơn Anh


   
Suốt mười năm qua mỗi lần vào mùa hè, người Việt tại hai vùng Nam-Bắc Tiểu Bang California đã tham dự những kỳ đại nhạc hội quy mô lớn ngoài trời nhằm gây quỹ yểm trợ Thương Phế Binh VNCH và gia đình còn lại tại quê nhà. Một chương trình sinh hoạt văn hóa văn nghệ đại chúng mang một danh xưng hàm xúc và cảm động: Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh

...


    Khởi đầu từ sáng kiến của Nhạc Sĩ Trúc Hồ, Đài Truyền Hình SBTN đã phối hợp với Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH cùng những tổ chức, hội đoàn quân đội, dân chính khác đã xây dựng, điều hành, thực hiện những đại nhạc hội thường niên nầy, tạo nên một sinh hoạt đặc thù của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.

    Đầu tiên, phải nói đến nhân tố căn bản tạo dựng 9 kỳ đại nhạc hội là Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH, tập họp những nhân sự thuộc thành phần cựu quân nhân, cán chính VNCH, những thành viên trong độ tuổi 70, 80. Điển hình với Bà Hội Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, thế hệ Nữ Quân Nhân thuộc thập niên 1950 của Quân Đội VN, tiền thân Quân Lực VNCH.

    Có điều gì đã khiến những lão niên kia vào buổi cuối đời, tuổi già sức yếu vẫn bền bỉ nặng nhọc gánh vác, khó khăn giải quyết từng trường hợp của khối hồ sơ khổng lồ của tập thể TPB khốn khó nơi quê nhà bao năm qua gởi đến? Phải chăng chỉ do tấm lòng biết thấm đau với Nỗi Khổ đồng đội - những đồng đội gánh chịu tột cùng bất hạnh mà bản thân và gia đình của họ tại Việt Nam đang phải gánh chịu một chế độ tỵ hiềm, hiểm ác gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa! Chế độ mà đang xử dụng bạo lực công an và côn đồ như một cột trụ chống giữ. Cũng bởi, chế độ nầy đã không đếm xỉa đến thành phần dân cư đã xây dựng, bảo vệ sự nghiệp tham tàn của họ, huống gì thành phần thương phế binh của một quân đội đối nghịch.

    Thứ hai, chín kỳ Đại Nhạc Hội chỉ có thể được hình thành với Đài Truyền Hình SBTN, Trung Tâm ASIA, cơ sở tập họp khối đông nghệ sĩ trình diễn, kỹ thuật viên ngành truyền hình, chuyên nghiệp vụ dàn dựng, điều hành sân khấu lớn.. Nhưng những yếu tố vật chất, kỹ thuật, nhân sự nầy chỉ mới là phần cần thiết chứ chưa đủ mà phải kể đến tấm lòng Biết Ơn Người Lính Cộng Hòa - Lực lượng quân đội mà nhiều nghệ sĩ đứng trên sân khấu Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh chưa một lần tiếp xúc, bởi phần đông trong số họ chỉ sinh ra và trưởng thành sau 1975 , tại hải ngoại. Họ hát về những Người Lính dù chưa hề biết mặt nhưng với tấm lòng cảm xúc hàm ân đối với những người nằm xuống, gánh vết thương chiến trận. Cuộc chiến tranh họ không tham dự, chia xẻ.

    Và cuối cùng, động lực quan trọng nhất chính là khối khán giả gồm hàng trăm ngàn người đã mười năm liên tục hiện diện. Tập thể này đã có mặt để kết nên một điều cao quý: Nhiều thế hệ người Việt dẫu hơn bốn thập niên xa lìa tổ quốc nhưng rõ ràng đã mang đủ quê hương theo bước đường tỵ nạn - Buổi Quốc Nạn thành hình bởi một điều oan nghiệt lịch sử đã xảy ra: Dân Tộc Việt Không Còn Người Lính Bảo Vệ.

    Quân Lực VNCH đã bị sụp vỡ từ lần nước mất nhà tan, 30 Tháng 4, 1975. Trong thành phần tan vỡ nầy, những Thương Phế Binh ở lại gánh phần nặng nề thống hận nhất. 41 năm hơn, mỗi TPB nhận đủ từng ngày của Sự Chết có thật trên thân thể của họ. Chín kỳ đại nhạc hội đã qua, và lần này, lần thứ mười, trong ngày Chủ Nhật, 31/7/2016, sắp tới đã và sẽ hiện thực hóa một điều cảm kích mà thoạt tưởng như một hiện tượng đương nhiên: Điều cảm kích ấy là, dẫu sau một thời gian thăm thẳm 41 năm kể từ 30 Tháng 4, 1975, tình cảm dành cho chính thể VNCH vẫn tồn tại và mãi mãi tồn tại. Bởi yếu tính Việt Nam Cộng Hòa của một quốc gia dẫu bị xóa bỏ, vẫn luôn hàm chứa nguồn ao ước Tự Do và Dân Chủ muôn thuở trong lòng người Việt.

    Chúng ta đã chứng minh với 9 kỳ đại nhạc hội đã qua với âm vang Cám Ơn Anh hằng được lưu giữ ở kỳ thứ 10 sắp tới và sẽ là mãi mãi. Đó là tiếng nói từ tâm khảm của khối Người Việt tại hải ngoại. Chín kỳ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh là lời tri ân dẫu muộn màn nhưng vô cùng cần thiết. Từ hôm nay cho mãi về sau.

    Phan Nhật Nam / SBTN


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #681 - 27. Jul 2016 , 18:58
 
Nghĩa cử cao đẹp của ca sĩ Thế Sơn có liên quan đến ca sĩ Thu Phương


   

    Trên trang facebook cá nhân của mình, nam ca sĩ Thế Sơn đã có một lời chia sẻ liên quan đến nữ ca sĩ Thu Phương. Lời chia sẻ này đã nhận được nhiều tán thán từ giới khán giả hâm mộ.

...
   
Ảnh: facebook Thế Sơn


    Sự việc khởi đầu từ việc cách đây khoảng 1 tuần, báo chí trong nước Việt Nam đăng hình nữ ca sĩ hải ngoại Thu Phương trở về Việt Nam, mắc chiếc áo dài cờ đỏ sao vàng để thu âm một chương trình ca nhạc trong nước.

    Ca sĩ Thế Sơn đã chia sẻ như sau: “Tuần trước, khi vừa thấy bức hình chị Thu Phương với chiếc áo dài cờ việt cộng thì tôi chỉ biết thở dài ngao ngán. Thở dài bởi vì xưa kia có 1 người anh đã khuất từng ra tay giúp chị mở rộng mối giao tình với cộng đồng tị nạn cộng sản, để có thể phát triển tài năng & nghề nghiệp của chị nơi vùng đất mới. Thở dài bởi vì bản thân tôi cũng rất mến mộ tài năng chị, nên đã từng ủng hộ chị vượt qua những đố kỵ, tị hiềm hay kỳ thị trong đồng nghiệp! Nhưng nay thì chị đã chọn con đường riêng…”

    Ca sĩ Thế Sơn cho biết đã liên lạc với Dũng Taylor, bầu sô ca nhạc- để thông báo xin rút tên ra khỏi 2 shows ca nhạc sẽ được tổ chức vào ngày 30 và 31/07 sắp tới tại Mississipi, bởi vì trong show ca nhạc này sẽ có ca sĩ Thu Phương trình diễn. Sau đó, anh Dũng Taylor có báo cho anh Thế Sơn biết là ca sĩ Thu Phương đã tự động rút tên ra khỏi 2 chương trình, nên mong Thế Sơn đừng bỏ show.

    Cũng theo ca sĩ Thế Sơn, anh không còn chút hứng thú nào với show diễn, dù không có mặt ca sĩ Thu Phương. Tuy nhiên, vì không muốn ảnh hưởng đến những đồng nghiệp khác, cũng như nghĩ đến những khán giả, anh đã chấp nhận lời yêu cầu để quay trở lại hát trong show. Ca sĩ Thế Sơn cho biết tiền thù lao của 2 show này sẽ được tặng toàn bộ cho các thương phế binh VNCH, thông qua Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH.

    Việc làm đầy ý nghĩa này của ca sĩ Thế Sơn lại trùng hợp với dịp cộng đồng người VIệt tại Hoa Kỳ đang háo hức chờ đợi đại nhạc Hội Cám Ơn Anh, sẽ diễn ra cũng vào ngày 31/07.

    Ca sĩ Thế Sơn mới đây đã hát trên SBTN ca khúc đấu tranh Con Đường Việt Nam. Ca khúc này được một cựu tù nhân lương tâm viết tặng cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Bài hát đã làm xúc động hàng triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

       Đoàn Hưng / SBTN



Back to top
« Last Edit: 27. Jul 2016 , 18:59 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: QUÁN CÓC
Reply #682 - 31. Jul 2016 , 03:51
 
Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê


Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.

...

Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phó mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương – từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng – chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?

Người dân Việt Nam bị ru ngủ trong một thông điệp mơ hồ là hãy chỉ nên lo cho bản thân mình, lâu nay đã trở thành những vùng quần cư ích kỷ và hẹp hòi, nên rồi chỉ biết nẹp mình trong chén cơm và manh áo. Họ quên cả đồng bào, quên cả tổ quốc, quên cả số phận tương lai của mình. Sự xót thương không còn nhưng lại liều lĩnh tội nghiệp như những hành khách theo lệnh ra khơi mà không bao giờ được chu cấp một chiếc phao cứu sinh. Những ngày cá chết, ngư dân tuyệt mạng thì nhiều người Việt nghe chừng đâu đó rất xa xôi. Bùn đỏ tràn miền Thượng thì nghe như bản tin quốc tế thoáng qua với họ. Chỉ đến khi sinh mạng của từng người bắt đầu bị đe dọa thì mới xuất hiện sự hoảng sợ và ý thức. Nhất là đối với từng con người đang chăm chút cho số tiền để dành, cho sự bình yên phi chính trị… chợt bừng tỉnh rằng mọi thứ là vô nghĩa trước một tình cảnh quá hoang tàn.

Có ý kiến hùng tráng cho rằng dân tộc Việt Nam đang bật lên đoàn kết sự kiện hoảng hốt này. Đó là một loại ngụy biện đáng thương. Sẽ không có chứng cứ nào về loại đoàn kết từ sự rúm ró sợ hãi và mơ hồ về tương lai của mình như vậy. Những con cừu chỉ còn đứng tụm vào với nhau trong niềm đau đớn bất lực trước những con sói bất kỳ giờ phút nào cũng có thể xông vào trang trại, trong khi các chủ trại chỉ biết chè chén mỗi ngày và ngủ mê với cái nhìn tin yêu, rằng bọn chó sói có thể trở thành chó chăn cừu.

Những con cừu ấy, vốn sống theo tiếng gậy chăn dắt, mang niềm tin rằng chúng cứ ăn no, dâng hiến đời mình cho chủ trại là trọn phận. Sống ngu ngơ và chết lặng im.

Từ vụ tấn công ngày 29/7/2016, hãy nghĩ đến những ngày về sau. Đáp trả lại một câu, mà một nhân viên hải quan Việt Nam nào đó ghi trên hộ chiếu có đường lưỡi bò, Bắc Kinh đã gửi đến một thông điệp đầy tính đe dọa không đơn giản, rằng họ đang ở khắp mọi nơi.

Mà không phải chỉ riêng hôm nay, các vụ tấn công nằm sâu trong các tin tức bị ỉm đi, bị che giấu như chuyện tầm phào, từ truyền thanh ở Đà Nẵng, Huế bị chiếm sóng, tia laser tấn công vào các phòng lái máy bay ở phi trường, kể cả những lần bị mất sóng kiểm soát không lưu khiến đường bay hỗn loạn, các sự cố mất điện bất thường ở sân bay…  nhân dân bị đối xử như trẻ dại, không nên bàn đến, không cần biết đến – mặc dù những người có trách nhiệm thì ngày càng giới thiệu rõ sự bất lực của mình.

Nhưng chính nhân dân cũng bất lực. Họ nhận ra cái chết của mình mỗi ngày, nhận ra nỗi khốn khổ của quê hương này mỗi ngày bên cạnh các tuyên bố thề trung thành với tình hữu nghị bất chấp. Vận mệnh dân tộc đang bị nhấn chìm trong biển hữu nghị ấy – bao gồm lời gào thét của các quan chức cấp cao khi một mực đòi chấp nhận cho Trung Cộng nắm giữ các dự án quan yếu của đất nước, thậm chí nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia. “Các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” – dĩ nhiên là chưa, vì với mọi sắp đặt tàn độc đó, người Việt chỉ còn rơi nước mắt nhìn tổ quốc mình trong tay những kẻ thỏa hiệp và bọn phản bội.

Giờ thi không ai còn hồ nghi nữa, rằng Trung Cộng đã có một bước đi thâm hiểm từ rất lâu, và chỉ đợi thời cơ để chứng minh khả năng đè bẹp Việt Nam. Đừng trút mọi oán giận lên kẻ thù – vì  đó là một kẻ thù đã được nhận biết rõ từ lâu – hãy oán giận những suy nghĩ kết thân với kẻ thù, tay bắt mặt mừng, thề thốt và rước kẻ thù vào nhà.  Nếu không có những kẻ đó, hàng trăm cây số biên giới Việt Nam không mất cùng Thác Bản Giốc, biển Việt Nam không nguy hiểm chập chờn từng ngày, Tây nguyên không suy kiệt và Formosa Hà Tĩnh không thể hủy diệt môi trường và con người Việt Nam.

Và vì sao, những người anh chị em Việt Nam xuống đường kêu gọi chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh luôn bị đánh đập, giam cầm?

Trong một bài thơ của Bùi Chí Vinh, ông có viết rằng:

Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em!

Trong bất lực, người ta chỉ còn biết nghĩ đến quả báo, như một cách tự an ủi mình, và mong manh hy vọng kẻ ác có thể tỉnh giác để trở lại làm người. Nhưng với hiện thực hôm nay, mọi thứ sẽ như một luồng ánh sáng soi rọi đến từng trái tim con người Việt. Thức tỉnh từng con mắt đang mở mà như vẫn ngủ mê. Hãy biết qúy trọng từng cơ hội đi qua sợ hãi – chào một ngày mới, không phải để đoàn kết mộng mị – mà dựa vào đó để soi rõ mặt các loại anh em, bao gồm loại anh em đang phản bội lại máu thịt và tương lai dân tộc.




By nhacsituankhanhin Thấy - Nghe - Nghĩ31/07/20162,032 Words
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #683 - 31. Jul 2016 , 12:59
 

Xin mời cả nhà theo dỏi phần trực tiếp truyền hình ĐNH thứ 10 Cám Ơn Anh được tổ chức tại California.


...


https://youtu.be/x5wLCo7js8M

Back to top
« Last Edit: 31. Jul 2016 , 13:22 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #684 - 08. Sep 2016 , 07:41
 


Thực phẩm giả (fake) trong tủ lạnh


...
Larry Olmsted, là tác giả cuốn sách Real Food /Fake Food


Thực phẩm  giả lan tràn cả thế giới, kể cả vào nước Mỹ (theo tờ Time)

...


Cá: Loại cá "giả" nhiều nhất  tại Hoa Kỳ là hồng (red snapper), vì nó dán nhãn thay thế thịt cá tilefish thành thịt cá hồng trên hộp. Tilefish là trong danh sách của FDA "không nên ăn" nếu phụ nữ đang mang thai vì thịt của nó chứa lượng  thủy ngân cao. Tuy nhiên, một số tiệm thực phẩm và restaurant  bán tilefish  như là cá hồng hoặc halibut và để có lời cao hơn.

...
Red snapper


...
Tilefish


Còn nữa 43% của cá hồi có nhãn "hoang dã" (wild) được bán tại các Chicago và các cửa hàng thực phẩm tươi thực sự là cá hồi nuôi (loại này rẻ tiền hơn cá bắt trong tự nhiên, tráo nhãn để bán giá cao). Cá được sử dụng trong sushi là cũng thường xuyên không phải những gì người ăn tin. Olmsted viết trong cuốn sách, rằng cuộc nghiên cứu của Oceana cho thấy hải sản tại thành phố New York đến 100% restaurant bán sushi làm bằng "cá giả" (fake= tráo nhãn) và cá giả chiếm đến 58% trong tiệm thực phẩm tươi. Còn ở reataurant thường có đến  39%  cá tráo nhãn. Ông Olmsted nói  tệ nhất nó là tiện ăn sushi.

Dầu ô liu: Ông Olmsted nói "dầu olive giả" rất phổ biến. Dầu Olive thường được pha loãng với các loại dầu khác giá rẻ , như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu hạt hướng dương. Trong một số trường hợp, dầu ô liu giả đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

...


Olmsted trích dẫn trường hợp năm 1981 tại Tây Ban Nha nơi 20.000 người đã bị nhiễm độc khi họ tiêu thụ dầu ôliu đã là thực sự dầu hạt cải dầu với một chất độc gọi anilin. Olmsted nói cơ quan quản trị thực phẩm  và  dược phẩm Mỹ (US FDA) thấy 62 olive "giả" từ  70 năm nay.

Thịt bò Kobe: Con bò Kobe được nuôi khó khăn và tốn rất nhiều công sức. Thịt nó ăn lạ hơn thịt bò thường. Do đó, nó rất đắt tiền, và vì vậy dễ bị gian lận. Từ năm 2001 đến năm 2012, thịt bò Kobe đã bị cấm nhập vào Hoa Kỳ vì lo ngại của dịch bệnh bò điên, thế mà  trong khi đó nhiều người Mỹ nghĩ rằng đang ăn thịt bò Kobe trong restaurant.

...

Olmsted thấy rằng nó đã có vẫn ghi trên thực đơn trong thời gian khá lâu tuy rằng đã cấm nhập cảng. Những nhà hàng nhóm  McCormick & Schmick's bị kiện vì quảng cáo bán thịt bò Kobe (giả) trong một thời gian khi thịt nầy bị cấm.

Mật ong: Mật ong, nhất là loại nhập cảng, được pha thêm  những thứ như đường bắp (mạch nha) hay fructose xi-rô.

...


Một số loại mật ong phổ biến hơn và đắt như mật ong từ hoa manuka, chỉ tìm thấy ở New Zealand và một số nơi của Úc được làm giả nhiều và nghiên cứu  tìm thấy rằng mật ong thường mislabeled (ghi nhãn giả). Cho đến độ các nhà sản xuất mật ong đã đòi USFDA lập ra một tiêu chuẩn về mật ong để bảo vệ  bảo vệ  mật ong thật, nhưng FDA đã từ chối.

Cà phê: Khi cà phê khan hiếm và mắc giá, như thời tiết khó khăn, vườn cà phê sản xuất ít đi, thì người ta  sử dụng "chất độn" như lúa mì, đậu tương, đường nâu, lúa, ngô, và thậm chí que nhỏ và cành cây vì vậy có thể cũng gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với các chất độn không ghi trong nhãn nầy.

...


Khi xay lên với chất độn, khó nói là toàn hột cà phê hay có chất độn trong đó.

HCD


Source: baomai.blogspot.com
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #685 - 13. Sep 2016 , 09:18
 
Giải Trí:
Khi lãnh đạo nước ta đi họp


...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #686 - 03. Oct 2016 , 08:30
 

Một xã hội công bằng mang tính nhân bản


Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !

Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !"

"Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”


Quan điểm của bạn thế nào???


Source: baomaiblog

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Ti Vi
Full Member
***
Offline



Posts: 104
Orlando
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #687 - 07. Oct 2016 , 10:36
 

...Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !"

"Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”

Quan điểm của bạn thế nào???


UNARGUABLE!!!
Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #688 - 22. Oct 2016 , 18:35
 


Tản mạn về chữ "Vội"


Không chỉ có người Pháp mà cả Âu Châu đều chê đời sống Mỹ vội vàng, tất bật.
Siêu thị ở Đức, chiều Thứ Sáu hai giờ đã đóng cửa nghỉ cuối tuần.
Mùa Hè, dân cư bỏ đi nghỉ để lại một Paris trống trơn.

Người Mỹ làm việc mỗi năm 1,789 giờ, trong khi ở Pháp, trung bình người ta chỉ làm việc 1,473 giờ. 40% người Mỹ không nghỉ hết số giờ nghỉ phép của họ. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC với cư dân ở thủ đô Washington, DC, nhiều người cho biết suốt năm, họ không dùng đến một ngày nghỉ phép nào, nghĩa là đi làm đầu tắt, mặt tối suốt năm.

So với các quốc gia ở Âu Châu, Úc, Á Châu, thì Hoa Kỳ có nhịp sống hối hả nhất!

Khách du lịch đến Mỹ không khó để nhận ra điều ấy. Người Việt đến định cư ở Mỹ cũng chạy theo đời sống Mỹ, nhiều khi còn vội vã hơn người bản xứ. Chợ búa mở cửa đến 11 giờ đêm, quán ăn mở cửa đến sáng.

Ngày cuối tuần Mỹ Trắng đi nhà thờ, người Hispanic sửa xe hay đem con vào chơi công viên, còn Việt ta đi làm thêm giờ phụ trội.

Ngày đến Mỹ, vật tôi ghét nhất là cái đồng hồ báo thức, đó là kẻ thù của những giấc ngủ. Trên đường đến chỗ làm, buổi sáng ai cũng gấp gáp, vơ vội cái hộp đựng cơm và chạy ra xe.

Đi làm trễ vài lần là coi như mất việc! Cuộc đời là những cuộc chạy việt dã, như trên xa lộ, không thể lúc nào đó dừng lại, làm một cái “full stop,” là tai nạn xẩy ra lập tức.
Có người cạo râu, ăn sáng hay cả đánh răng trên xe. Năm 1995, ở Virginia xẩy ra một tai nạn thảm khốc trên Freeway 95, một cô gái xinh đẹp đã kẻ mắt trong khi đang lái xe. Thời gian ăn cũng không có, lấy đâu thời gian làm đẹp.

“Sáng nay vội, chồng thư chưa gửi kịp.
Chiều nay về có kịp đón con không?”

Ở Mỹ, ai cũng mang đồng hồ, đi đâu cũng thấy cái đồng hồ.
Đồng hồ trên điện thoại cầm tay, trong xe, trong chợ, ở những bảng hiệu quảng cáo, trên nóc nhà thờ, để người ta chạy theo nó.
Chỉ duy nhất một nơi không có đồng hồ, là ở các sòng bài.
Ở đó không có đêm mà cũng chẳng có ngày, đi đánh bài thì cứ từ từ không có gì phải nôn nóng!

Ngay cái ăn, cũng phải nhanh, ăn đứng, ăn chạy, ăn trên xe, đó là cái hamburger, gói khoai chiên gọi là “fast food,” thêm ly nước có cái ống hút. Không thể so với tô phở của người Việt Nam, nó chậm rãi, rềnh rang biết bao, nhanh là phỏng miệng!

Kéo ghế ngồi xuống, chờ tô phở đem ra, nào lau đũa, muỗng, vắt chanh, rắc tiêu, còn tương đỏ, tương đen, còn rau giá... Đứng dậy rồi, cũng chưa vội được, ngoái đầu lại, xem nhớ bỏ lại trên bàn đồng bạc lẻ không?
Mỗi ngày, con người bận theo thư tín, điện thoại, Internet, báo chí, truyền hình, những buổi hội họp bạn bè, thăm viếng, cưới hỏi, tang lễ... không còn cả thời gian dành cho con cái hay cả với vợ chồng.

Một ngày đi du lịch cũng là một ngày chạy. Khách sạn báo thức qua điện thoại, ăn sáng thật nhanh còn ra xe, trở về xe không kịp thì bị bỏ lại. Chỗ này 30 phút, chỗ kia một giờ. Mấy ai được đi du lịch một cách nhàn tản, nằm vài giờ trên võng dưới bóng dừa, nghe sóng biển reo, hay lang thang trong một làng quê, nghe được tiếng con gà gáy trưa?

Tuổi già rồi, trong thói quen và tình nghĩa Việt Nam, ông còn phải đưa đón cháu, lại chạy theo cái kim đồng hồ. Đón đi, chậm thì cháu vào học trễ. Đón về, chậm thì cháu bơ vơ trước cổng trường. Bà thì bận rộn theo chuyện bếp núc, thương con cháu thì cái ăn, cái mang về.

Nhiều bà cụ, đến tuổi cần nghỉ ngơi, còn tham hái mớ chanh, nhặt mấy trái ổi, cắt luống rau sau vườn, ra ngồi ngoài hè phố từ sáng đến tối sẫm, nhặt thêm ít đồng bạc.
Hỏi cụ, lý do còn đi cúng chùa hay dành dụm tiền vé về Việt Nam. Thành ra chẳng có lúc thảnh thơi, lúc nào cũng vội vã lo toan.

Từ nhiều năm nay, chính phủ Canada quyết định chọn một ngày vào mùa Hè, thường là ngày cuối tuần, như là “Một ngày không vội vã” (No Hurry Day).

Việt Nam có nhiều tiếng để gọi như là:
“Một ngày không hấp tấp, không hối hả, không vội vã, không khẩn trương.”
Lẽ cố nhiên đây không phải là quy định bắt buộc, mà chỉ là gợi ý cho một ngày thanh thản.

Đó là một ngày sống với thái độ: “Chậm lại, bình tâm lại, đừng lo lắng, đừng vội vàng, hãy tin vào quy luật của tự nhiên!”

Thử tưởng tượng ra một ngày nào đó, buổi sáng không có tiếng đồng hồ báo thức, không hẹn hò với ai, không hứa với ai đó làm việc gì, có thể nằm nướng trên giường, “có việc thì lo phay pháy, không việc thì ngáy pho pho!” Một ngày không mở Internet, không “chat,” không Facebook, không đọc báo, không có tiếng điện thoại reo...

Có lúc nào bạn buông ra được nửa bước cái điện thoại cầm tay, hay mắt rời cái màn ảnh truyền hình trong một ngày chưa! - Cuộc đời chúng ta, mỗi năm có được bao nhiêu ngày hạnh phúc như vậy!


Chúng ta cùng xem bài thơ " VỘI " của Thích Tánh Tuệ

Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.

Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã , rời...

Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.

Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
'' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...


Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
'' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...



Dù đang thanh thản hay phải vội vã cũng xin chúc ACE luôn an bình hạnh phúc trong cuộc sống .

Tâm Nhàn



Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Thu Ca
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 770
Gender: female
Re: QUÁN CÓC
Reply #689 - 27. Oct 2016 , 19:55
 


click vô mũi tên

Định mua một cái xe để khỏi mất công lái nhưng mà phải đợi tới April 1st ,2017  Roll Eyes Cheesy   
mỗi năm chỉ bán một lần vào ngày này. Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 44 45 46 47 48 ... 51
Send Topic In ra