Quote:Vào thời điểm 63-75 văn học nghệ thuật của VN bị ảnh hưởng trầm trọng của cái gọi là văn học kiếp hiệp Kim Dung.
Ngay cả trong chính trị cũng vậy. Người ta đã thấy ông Nguyễn Ngọc Huy viết một cuốn sách (hay một bài, tôi quên rồi) nói về tình hình chính trị VN qua các chuyện kiếm hiệp (của Kim Dung thôi nhé). Gần đây tôi cũng được đọc một bài viết về truyện của Kim Dung qua nhãn quan của một thầy (phật giáo).
Trong đời sống hàng ngày thì ảnh hưởng này còn thấy được nhiều hơn ! Trong truyện của Kim Dung có rất nhiều nhân vật đăc biệt, một người một vẻ. Rất nhiều người say mê cái phong thái của Kiều Phong, chúa ăn mày trong truyện Thiên Long Bát Bộ . Nhà văn LTD làm thơ lấy bắt liền cái bút hiệu Kiều Phong. Nhà thơ Bắc Phong cũng rất mê Kiều Phong nhưng đi sau nên đành phải đổi thành Bắc Phong có nghĩa là Bắc (Kiều) Phong, vì Kiều Phong đến từ phương bắc. Thơ Bắc Phong cũng phóng khoáng như tên hiệu ! ĐS thì thích tâm sự của Kiều Phong khi nhìn A Châu, người mình thương lần cuối trong mộ, tay cầm một vọc đất, chỉ cần vung tay một cái che khuất khuôn mặt ngọc, thì từ đây âm dương đôi ngả không bao giờ thấy lại...
Cũng có nhiều anh, tự xưng mình là Đoàn Dự, thì ai cưng biết tỏng là anh chàng này đang mê một cô nào đó mà cô này phải là người ẻo lả, không biết võ thuật, như nhân vật (Vương Ngọc Yến, trước 75, sau này được dịch lại đúng tên hơn là Vương Ngữ Yên). Anh thì tự xưng là Quách Tĩnh vì mê Hoàng Dung (lại là tên hiệu của một cô Trưng Vương, bây giờ là nhà văn bạn của Bích Huyền thì phải, chị hay em cua nhà thơ Phạm Sĩ trung (?). Anh thì tự xưng là Lệnh Hồ Xung, chắc là người thích rượu chè, coi trời bằng vung và thích được mấy cô yêu mến. Anh thì lấy hiệu là Hư Trúc (là người tu hành nhưng bị mộng trung công chúa làm cho hư sự nghiệp tu hành của mình...

) chắc thuộc lọai nửa thích tu hành, nửa còn vướng mắc một vài cái đam mê nho nhỏ, etc.
Ngày nay, bên trung quốc Kim Dung đã được chính thức đưa vào vào văn học sử. Ông ta được mời dạy tại đại học Bắc Kinh thì phải. Cách đây vài năm, bên trung quốc có đại hội võ thuật toàn quốc do các phái Nga Mi, Võ Đương và Thiếu Lâm tổ chức trên ngọn Kim Đỉnh thuộc núi Nga Mi. Kim Dung được mời làm chủ tịch danh dự nhưng vì bận việc nên ông đã không tới được !
Thiết tưởng cần nói thêm, trong cái lo lắng làm cho những tác phẩm của mình thêm hoàn tất, KD đã mướn 10 nhà văn khác, đọc lại truyện của mình để đề nghị hiệu đính những chỗ sai lầm hay nhưng chỗ không được hay. Nhờ vậy, đọc các tác phẩm KD mới, chúng ta lại được học hỏi thêm rất nhiều vì truyện KD đã được thêm nhiều văn thơ của người xưa và đã làm cho truyện KD mang thêm nhiều sắc thái văn học nghệ thuật.
Gần đây có một cuốn sách do một nhà văn TH viết sắp hạng các nhà văn tiểu thuyêt kiếm hiệp như sau:
1- Kim Dung
2- Lương Vũ Sinh
3- Cổ Long
4- Quên rồi
5- Ưu Đàm Hoa
Không biết nói đến đây đã có thể làm động lòng những người chưa đọc kiếp hiệp chưa.
ĐS