Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - NGƯỜI VIỆT ALGER 2  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 42 43 44 45 46 ... 54
Send Topic In ra
NGƯỜI VIỆT ALGER 2 (Read 42669 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #645 - 08. May 2008 , 04:46
 
Quote:
Í dà không được đâu PTr à, hỏng có con gà trống thì làm sao có đàn gà con đây  Undecided  Undecided



Í da Chị nói đúng , vậy là hỏng có " Happy ăn miến gà " rồi Tần ơi....nhưng em đem con gà trống vô Quán Hàng Rong rồi Chị ơi hỏng chừng đang bị.......

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3548
Gender: male
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #646 - 11. May 2008 , 03:15
 
CoiChay wrote on 10. May 2008 , 22:20:
Hello anh NT,

DTQ tên nghe quen quá, hình như ngày xưa viết bài chống Cộng lắm mà sao bây giờ lại biến thành VC vậy ? Xin anh Toàn cho biết đầu đuôi nghe, nhưng xin anh trả lời bên chỗ Người Việt Alger để mấy cô khỏi trách là đem chuyện chính trị vô cung  Grin

Thân mến,
CC



Chào anh ĐS
Theo tôi nghĩ thì ĐTQ không phải là Việt Cộng mà là nhà thơ 30/4.
Bây giờ chắc cũng chán rồi nên có nhiều bài bất mãn với chế độ (hôm nọ có đọc mà giờ không nhớ ở đâu )

Tôi có trích ra từ nhiều nguồn trên net về ĐTQ

--------------------

Quote:
Đỗ Trung Quân, tên thật là Đỗ Trung Quân, sinh ngày 19.1.1955 tại Sài Gòn. Hiện nay ở quận Phú Nhuận, . Ông đã tốt nghiệp Đại học, hiện đang là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam (1997).

Đỗ Trung Quân tham gia Thanh niên xung phong từ năm 1976 đến năm 1980. Sau đó ông về công tác tại báo Tuổi trẻ thành phố cho đến nay. Ngoài sáng tác văn học, Đỗ Trung Quân còn trình bày bìa sách, minh họa sách báo.

Có lần hứng khởi về nguồn thơ anh làm bài Quê Hương và được đăng trên báo Tuổi Trẻ, báo này phát hành tòan quốc và có gửi qua chiến trường Kampuchia,
một thanh niên miền Nam đi nghĩa vụ quân sự tên là Giáp văn Thạch đọc được bài thơ này, bị đánh động đúng niềm nhớ quê hương anh phổ nhạc bài thơ đó và hát đệm bằng cây guitar,thu vào cassette rồi gửi về đài phát thanh Sài Gòn. Khi bài hát được phát tuyến cũng là lúc Thạch tử trận...từ đó bản nhạc phổ thơ này nổi tiếng.

Vào thời điểm của những năm cộng sản vừa chiếm đoạt miền Nam, cuối thâp niên 70 sang 80 ấy, có mấy bản nhạc, ca khúc nào ra hồn đâu cho nên bài ca ấy đã đuọc khá nhiều người hâm mộ. Lợi dụng sự nổi tiếng của bản nhạc & cái chết của tác giả GVT, nhà cầm quyền cộng sản, vốn chuyên nghề đánh tráo khái niệm & ngôn từ, đã từng luơn lẹo đánh tráo "tổ quốc" với "đảng" với "tổ quốc xã hội chủ nghĩa", đã lăng xê bản nhạc như một ngợi ca "quê hưong xã hội chủ nghĩa".

.......


đây là 1 bài thơ:

----------------------------------------------

chúng ta có gì nào?-chúng ta còn gì nào?
chúng ta có gì nào?



sau những ngày nổi giận

chúng ta có gì nào?...

những năm 80-phim ĐÀI LOAN
những năm 90thanks.gifhim HỒNG kÔNG
những năm 2000thanks.gifhim TRUNG QUỐC
những năm 2007-phim HÀN QUỐC.

chúng ta có gì nào?
ngoài một nền điện ảnh èo uột
đến tự vệ cũng không xong
Sử Ta ra đứng đường
đành thuộc Sử Tàu cho tiện


chúng ta có gì nào?

sau những ngày nổi giận?

ta có...
một nền văn chương mò mẫm
quen những lối an toàn.
ta có...
mỗi ngày chạm mặt ma túy
chạm mặt tham nhũng
chạm mặt kẹt đường...
ta có nỗi buồn
lớn như định mệnh bi thảm của tổ quốc
bản đồ dính liền kẻ cướp!

biển chặn lối-cùng đường!

sau những ngày nổi giận
ta còn gì nào?

còn cái duy nhất
còn cái cuối cùng
gương mặt
NHỮNG CON NGƯỜI BIẾT CÁCH YÊU ĐẤT NƯỚC MÌNH
không thể khác!

Đỗ Trung Quân

------------------------------

mời đọc thêm 1 bài của tác giả Lý Lạc Long

Quê Hương Có Phải Là Chùm Khế Ngọt?

PD
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #647 - 11. May 2008 , 10:45
 
Quote:
Chào anh ĐS
Theo tôi nghĩ thì ĐTQ không phải là Việt Cộng mà là nhà thơ 30/4.
Bây giờ chắc cũng chán rồi nên có nhiều bài bất mãn với chế độ (hôm nọ có đọc mà giờ không nhớ ở đâu )



Tại sao không ai nghĩ: bây giờ mới có thể nói được những gì người ta muốn nói, ngày xưa người ta không thể nói ra được thôi...

Một bài thơ, một bài hát hay không thể nhờ vào tuyên truyền mà có được. Cũng như, không thể vì bị, được dùng làm công cụ tuyên truyền mà lại đánh giá không đẹp về tác giả...

Thanh niên xung phong trong những năm đầu sau 75 cũng là một hình thức lưu đày thanh niên trí thức ở Sai Gon, nhưng nhẹ nhàng hơn so với quân nhân chế độ Cộng Hòa thôi, đáng buồn là họ bị coi là kẻ có tội của cả hai chế độ...




Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #648 - 11. May 2008 , 16:57
 
Xin gửi thêm anh Phú De, anh Nguyễn Toàn anh Đại San và chị Phương Tần bài viết sau đây của anh Trần Trung Đạo:
Nếu Quê Hương Là Mẹ, Ai Sẽ Là Cha ?


Trần Trung Đạo


Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Đó là bốn câu kết trong bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Đỗ Trung Quân là một nhà thơ trẻ, sinh ra và lớn lên ở miền Nam, cùng thế hệ với tôi. Sau 1975 tôi thường nghe giới sáng tác gọi anh ta là nhà thơ thanh niên xung phong vì nghe đâu anh có đi thanh niên xung phong thì phải.

Trước hết, tạm thời loại bỏ yếu tố thời gian và không gian trong bài thơ để chỉ đọc bài thơ bằng một cảm xúc chủ quan. Bài thơ rất cảm động, mặc dù chỉ bốn câu chót mà tôi vừa trích dẫn được gọi là rất hay còn những đoạn khác, thật ra, chỉ là để dọn đường cho kết luận “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người” của anh. Thế nào là thơ hay, thế nào là thơ dở cho đến nay vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Mỗi nhà thơ đều có quan niệm riêng của họ về sáng tác và về nghệ thuật. Do đó, mỗi nhà thơ hay mỗi trường phái của những người làm thơ, có một định nghĩa riêng về thơ hay, thơ dở. Hỏi cụ Cao Tiêu thì có thể cụ không trả lời giống như khi hỏi nhà thơ Du Tử Lê.

Theo tôi, thơ hay là thơ phải sống, phải có tâm hồn, phải trong sáng, phải có tư tưởng, có chiều sâu, phải nói lên một cái gì đáng nói. Bốn câu thơ của Đỗ Trung Quân hội đủ điều kiện theo quan điểm riêng của cá nhân tôi. Thơ anh trong bài nầy rất bình dị, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đọc bốn câu của Đỗ Trung Quân, dù bạn đang làm bất cứ chuyện gì cũng phải dừng lại một chốc lát để suy nghĩ về mẹ, về quê hương, đất nước.

Khi đọc bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của Đỗ Trung Quân lần đầu cách đây khá lâu, tôi xúc động lắm. Tôi ra ngồi một mình trên chiếc ghế đá dọc bờ biển Boston. Trong khoảnh khắc bàng hoàng đó, bài thơ mang tôi đã trở về quê hương. Tôi thấy mình đang đứng nghe tiếng nước vỗ bên chân cầu Vĩnh Điện. Tôi thấy mình đang tinh nghịch ngồi chễm chệ trên cây khế sau vườn. Hồi xưa cây khế sinh trái chua lắm nhưng hôm đó bỗng dưng trở thành ngọt lịm. Tôi thấy mình đang thả diều trên đồi cỏ, giữa rừng sim tím ngắt với cô bạn gái học trò lớp bảy. Không giống như ngày nào tôi là cậu bé rụt rè nhút nhát, hôm ấy tôi bạo dạn hơn nhiều. Hình như tôi còn dám cầm tay cô bé nữa, chỉ có điều tôi vẫn không dám nói những điều tôi hằng muốn nói.

Quê hương tôi đẹp lắm. Sông Thu Bồn, cầu Thủy Tú, bãi Mỹ Khê, hòn Non Nước, núi Ngũ Hành, đèo Hải Vân, động Thiên Thai, phố Hội An, thành Đà Nẵng, v.v… Chao ôi, chỉ cái tên thôi đã nghe rung động lòng người. Và những người con gái của quê hương tôi cũng đẹp hơn con gái của bất cứ một nơi nào mà tôi đã đi qua. Đồng bào tôi sống bằng nghề dệt vải, dệt lụa nên đàn ông con trai thì thường mặc áo quần may bằng vải, gọi là vải nội hóa hay vải ta, và đàn bà con gái thì mặc áo quần may bằng lụa. Một lần ở trường Trần Quý Cáp, Hội An, bọn chúng tôi trai gái cùng đi học về thì chẳng may trời đổ mưa như tát nước. Chiếc áo dài bằng lụa mỏng đã vô tình đồng lõa một cách tội lỗi với cơn mưa để phơi bày thân thể của cô bạn học. Hình ảnh dễ thương tuyệt vời đó đã đọng lại trong thơ tôi:

Em về phố cũ chiều mưa lớn
Vóc ngọc ngà phơi dưới lụa hồng
Ta như giọt nước mùa mưa ấy
Đã cuốn trôi về trăm nhánh sông

(Mưa Phố Hội, thơ Trần Trung Đạo)

Và dĩ nhiên trên chiếc ghế đá bên bờ biển Boston, tôi cũng gặp lại người đàn bà đã mang tôi vào cuộc đời nầy, đã dạy tôi làm thơ và dạy tôi thương yêu nhân loại. Mẹ tôi cười. Mẹ tôi ăn trầu nên khi cười hàm răng của bà đen lánh. Da mặt nhăn nheo theo cuộc đời vất vả của bà nhưng đôi mắt vẫn chứa đầy những tinh anh và hiền dịu. Lâu lắm rồi tôi mới thấy mẹ cười.

Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười. Câu thơ tôi viết năm nào thay cho lời cầu nguyện mãi tới hôm đó tôi mới biết quả là linh nghiệm vì mẹ tôi đã cười.

Nhớ lại trước ngày ra đi, tôi mướn xích lô từ ngoài cửa sông Sài Gòn chạy về thăm mẹ lần cuối trong cơn mưa tầm tã. Mẹ tôi lấy khăn lau khô mái tóc cô hồn dài gần tới vai của tôi, vừa mắng nhẹ: “Qua đó không biết ai mà nhắc con đi hớt tóc mỗi tháng đây nữa”. Tôi thật là tệ. Không nói với mẹ điều gì ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Chỉ có thế rồi tôi đi. Tôi đi xa quê hương mang tâm trạng của một kẻ bị đuổi xô, khinh rẻ hơn là tâm trạng của một kẻ đang đứng trước một chọn lựa đớn đau đầy luyến tiếc. Tôi không có chọn lựa nào cả, chỉ mong đi cho lẹ, chạy cho xa. Đi không ngoảnh mặt nhìn mẹ lần cuối, không kịp vuốt tóc đứa em đang khóc rưng rức sau nhà. Lẽ ra hôm đó tôi phải ôm hôn giã từ mẹ hay xin một chiếc áo cũ của bà để mỗi đêm trên xứ người còn nghe lại chút hơi ấm thơm tho của lòng mẹ. Tôi đã không làm thế. Để rồi, khi qua đảo Palawan, nhớ mẹ, nhớ em, tôi làm thơ tự hỏi:

Mẹ tôi giờ nầy còn khóc nữa hay không
Hay cố ngủ để chiêm bao giờ hạnh ngộ
Em tôi đứng thập thò trên góc phố
Đợi anh về dù chỉ mới ra đi

Người con gái tôi yêu ở tuổi xuân thì
Có về lại, một lần, thăm phố vắng
Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng ….

(Bài Thơ Tháng Tư, thơ Trần Trung Đạo)

Mười mấy năm sau, những vần thơ của Đỗ Trung Quân đã làm tôi nghĩ về quê hương như là mẹ.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Bài Học Đầu Cho Con - Đỗ Trung Quân)

Vâng, Đỗ Trung Quân viết đúng, quê hương mỗi người chỉ một. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau. Quê hương là mẹ. Trong lòng mẹ không có hận thù, không có xích xiềng, không có lao tù ngăn cách. Mẹ là mẹ của tất cả chúng ta cũng như Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta.

Thế nhưng, tại sao tôi, các bạn và cả hai triệu người Việt khác đều đã bỏ quê hương mà ra đi. Ai cũng có thể trả lời được, chúng ta ra đi vì tự do. Quê hương đẹp và đáng yêu nhưng không thể ở lại. Quê hương thật sự mà chúng ta đang có không phải là quê hương như Đỗ Trung Quân đã viết.

Quê hương không bao giờ đủ nghĩa nếu sống trên một quê hương mà ở đó con người bị đối xử như con vật. Sống trên một quê hương mà ở đó con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hai mươi bảy năm qua, những người Cộng Sản đã mang chiếc áo độc tài vong bản choàng lên thân thể đau thương, ốm o, gầy guộc của mẹ Việt Nam, biến thánh địa của thương yêu thành một ngục tù của thù hận. Đỗ Trung Quân chẳng lẽ không thấy ra điều đó. Phần đầu của bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của Đỗ Trung Quân:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Mặc dù bài thơ được viết sau 1975 nhưng bối cảnh của bài thơ thuộc về một thời xa xôi trong ký ức của Đỗ Trung Quân. Thời còn những đêm trăng tỏ, còn những hoa bí vàng. Thời mà cuộc chiến chưa trở nên ác liệt. Thời mà bộ chính trị đảng CSVN chưa quyết định “giải phóng miền Nam bằng con đường vũ lực”. Thời mà Hồ Chí Minh và nhà cầm quyền Hà Nội chưa xua tuổi thơ miền Bắc lên đường đi giết tuổi thơ miền Nam.

Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 làm gì có thời gian để leo lên chùm khế ngọt, để thả con diều biếc, để thảnh thơi đường về rợp bóng vàng bay như Đỗ Trung Quân đã viết. Các em không có đủ thì giờ để làm “kế hoạch nhỏ”, để “học tập năm điều bác Hồ dạy” thì lấy đâu thời gian mà nhìn hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 là tuổi thơ của những buổi trưa sắp hàng chờ từng chén cơm thừa canh cặn trong các cửa hàng ăn uống. Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 là tuổi thơ của đói khát trên vùng Kinh Tế Mới, là tuổi thơ đứng tiễn đưa cha lên đường đi vào những trại tập trung xa xôi không hẹn ngày về, là tuổi thơ của những ngày lao động đào kinh, đắp đập. Tuổi thơ Việt Nam là đám trẻ đáng thương mà tôi đã gặp ở khu kinh tế mới Đồng Xoài, Bù Đóp, Bù Đăng mà tôi có viết trong bài thơ Những Ngày Ở Lại Sài Gòn:

Những ngày tôi sống ở đây
Tôi đã đi qua những con đường cháy nắng
Những con đường không một bóng cây xanh
Kinh tế mới Đồng Xoài, Bù Đóp, Bù Đăng
Những đứa trẻ mồ côi
Không quần ngồi giữa chợ
Cúi nhặt từng vi cá đuôi tôm

Hỏi cha mẹ em đâu
Em nhìn lên hướng núi
Hỏi về đâu đêm nay
Em nhìn mây không nói
Tôi muốn ôm chặt lấy em
Để nói với em lời tạ tội
Khổ của em là lỗi của chúng anh
Những con chim đầu đàn gãy cánh

(Những Ngày Ở Lại Sài Gòn - Trần Trung Đạo)

Quê hương là mẹ.Vâng. Nhưng chỉ có mẹ thôi thì cũng không đủ nhân tố để làm nên một cuộc đời khác, không đủ yếu tố để tạo nên hạnh phúc. Mẹ có đó còn cha thì đâu. Theo tôi, cha chính là Tự Do. Cha quan trọng, cha đáng yêu và đáng thương như con gà trống ốm trong thơ Trần Hoài Thư khi anh viết về cha của anh:

Bao năm sau, tôi cũng đành bỏ Huế
Con gà kia, già quá, sao cam
Chiếc áo lương đen, chiếc áo thọ đường
Chiếc áo xám, chiếc dù đen, đã mất
Tháng ba, ba xa, nằm trong lòng đất
Tháng tư tôi lên đồi núi gào kêu
Quê người đây, mây lũng nặng ban chiều
Tôi ôm mặt biết thêm đời mất mát.
(Giữ chút mong manh, Thơ Trần Hoài Thư)

Tôi đã bỏ mẹ đi tìm cha. Hai triệu người Việt Nam cũng đã bỏ mẹ đi tìm cha. Tiếng gọi của cha hay sự thôi thúc của tự do đã làm bao nhiêu triệu con người trên thế giới đã và đang sẵn sàng để chết vì hai chữ thiêng liêng đó. Chúng tôi theo cha nhưng không quên mẹ, sẽ không bao giờ quên mẹ. Chúng tôi đi nhưng nguyện sẽ trở về với mẹ. Ngày nào mẹ có cha, như quê hương có tự do, thì quê hương mới thật sự là một nơi để sống và để chết. Có quê hương mà không có tự do giống như có mẹ mà không có cha như ông bà ta thường nói “Con không cha như nhà không nóc”. Nghĩ như thế, cơn xúc động vì bài thơ của Đỗ Trung Quân bỗng dưng lắng xuống. Tôi đứng dậy, rời chiếc ghế đá, để tiếp tục hành trình mình đã và đang đi.

Trần Trung Đạo
Back to top
« Last Edit: 11. May 2008 , 17:02 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3548
Gender: male
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #649 - 11. May 2008 , 18:49
 
Quote:
Xin gửi thêm anh Phú De, anh Nguyễn Toàn anh Đại San và chị Phương Tần bài viết sau đây của anh Trần Trung Đạo:
Nếu Quê Hương Là Mẹ, Ai Sẽ Là Cha ?


Trần Trung Đạo


Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Bài Học Đầu Cho Con - Đỗ Trung Quân)

Vâng, Đỗ Trung Quân viết đúng, quê hương mỗi người chỉ một. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau. Quê hương là mẹ. Trong lòng mẹ không có hận thù, không có xích xiềng, không có lao tù ngăn cách. Mẹ là mẹ của tất cả chúng ta cũng như Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta.

Thế nhưng, tại sao tôi, các bạn và cả hai triệu người Việt khác đều đã bỏ quê hương mà ra đi. Ai cũng có thể trả lời được, chúng ta ra đi vì tự do. Quê hương đẹp và đáng yêu nhưng không thể ở lại. Quê hương thật sự mà chúng ta đang có không phải là quê hương như Đỗ Trung Quân đã viết.

Quê hương không bao giờ đủ nghĩa nếu sống trên một quê hương mà ở đó con người bị đối xử như con vật. Sống trên một quê hương mà ở đó con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hai mươi bảy năm qua, những người Cộng Sản đã mang chiếc áo độc tài vong bản choàng lên thân thể đau thương, ốm o, gầy guộc của mẹ Việt Nam, biến thánh địa của thương yêu thành một ngục tù của thù hận. Đỗ Trung Quân chẳng lẽ không thấy ra điều đó.


Cám ơn anh Đỗ Quân rinh về một bài quá hay.
Mời anh và các bạn đọc thêm một bài cũ nhưng cũng hay lắm:

----------------------------

Hết Biển Tới Rừng 

Giáo Già


San Jose, ngày 17 tháng 9 năm 2004.
H.,
Lâu lắm rồi, ba không viết được cho con những lời thư ngọt ngào, không nói được với con những lời nói êm đềm, không có được với con những cử chỉ dịu dàng, như những ngày con còn học ở trường, những ngày cả nhà xúm xít bên nhau, cùng nghe chung một bản nhạc êm dịu, cùng đọc chung một cuốn sách kể chuyện những ngày xưa thân ái nơi quê nhà, cùng xem chung một trận banh trên truyền hình...
Do vậy, thỉnh thoảng Ba muốn viết cho con về chuyện quê hương trước ngày Quốc Nạn, về các khía cạnh êm đềm trong kiếp lưu dân nhiều lận đận nhưng cũng không thiếu thành công, về phận người có khổ nạn, có thù hận, bon chen, mà cũng có lắm tha thứ, thương yêu êm đềm, những thương yêu của cả người quen lẫn kẻ lạ, đùm bọc nhau, và dìu nhau đi trên đại lộ tự do, đôi khi hắt hiu lạnh, như gió chuyển mùa sang thu, thiếu thốn tình người...

Hôm nay, Ba ghi lại đây bài thơ của người “thanh niên xung phong Việt cộng”, có thâm ý, hay bị Việt cộng khai thác, dùng tài làm thơ của y vẽ lên những hình ảnh êm đềm đẹp đẽ của quê hương ngày chưa bị nhuộm đỏ, để đánh lừa dư luận, khiến nhiều người lầm tưởng đó là những nét vẽ “ảo” đẹp đẽ êm đềm của quê hương Xã hội Chủ nghĩa, để dùng nó vuốt ve những nạn nhơn bất hạnh vừa bị Xã hội Chủ nghĩa dìm đến tận cùng của kiếp sống trầm luân, không lối ra khỏi vòng tròn đỏ, ngay từ ngày đầu Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cưỡng chiếm được Miền Nam Việt Nam; đồng thời, cũng để chiêu dụ những người không chịu nổi sự áp chế vô cùng nghiệt ngã của chế độ độc đảng độc tài, phải liều mạng bỏ nước ra đi làm người tỵ nạn trên khắp cùng thế giới tự do; nhứt là làm mờ mắt thế hệ trẻ, trưởng thành sau tháng Tư Đen năm 1975, ở cả quốc nội lẫn hải ngoại, thành phần chưa biết gì về những tàn ác thâm độc của các cấp lãnh đạo hàng đầu thay nhau chễm chệ ngồi ở Bắc Bộ Phủ Hà Nội, những di hại vô cùng tàn tệ của Xã hội Chủ nghĩạ Đó là “Bài Học Đầu Cho Con” của Đỗ Trung Quân:


Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Đỗ Trung Quân


Cái hình ảnh mà người thanh niên xung phong Việt cộng Đỗ Trung Quân gợi ra đó là hình ảnh của Miền Nam Việt Nam trước ngày Bộ độ Cộng sản Bắc Việt tiến vào Saigon, cho xe tăng ủi nghiêng cổng Dinh Độc Lập, lúng túng bước vào sảnh đường, ngang ngược buộc Tướng Dương Văn Minh ra lịnh các cấp quân nhân Việt Nam Cộng Hòa buông súng cho chúng tiếp thâu toàn bộ chánh quyền và lãnh thổ phía nam sông Bến Hải, đặt tất cả dưới quyền cai trị của chế độ cộng sản độc đảng độc tài, biến cả nước thành trại giam, biến toàn dân thành những người tù không tộị

Cái ngày Đỗ Trung Quân viết thành bài thơ ngọt ngào đó là cái ngày mà tất cả hình ảnh và tình tự quê hương êm đềm được gợi ra đó đã bị vùi chôn dưới đáy vực sâu của thù hận, trong cuộc tắm máu trắng bao la triền miên, trong tù ngục mà tường thành không cần kẽm gai cọc sắt, bởi nó nghiệt ngã ngàn lần hơn kẽm gai cọc sắt, bởi nó là nỗi sợ hãi từng ngày cơm không có ăn, áo không có mặc, từng ngày cầm tờ hộ khẩu chầu chực mua hàng theo tiêu chuẩn gian nan nhục nhã hơn ăn xin ăn mày, cùng với những tai họa không biết từ đâu tới, không có bất cứ một nguyên nhân nào...

Nó chỉ là lớp nước sơn phù ảo che kín thực tế phũ phàng của những cây khế nếu không bị đốn sạch thì cũng ủ rũ héo hon; của những con đường không phải dẫn đến trường học mà mà dẫn đến những bãi rác nồng nặc tanh hôi, cho trẻ con bươi lượm những bao nhựa tái sanh chứa đầy vi khuẩn của những bịnh tật hiểm nghèo; những con bướm vàng bay rợp đất đã được thay bằng ruồi nhặng dơ dáy; những con diều biếc đã vĩnh viễn mất hút trên những cánh đồng nứt khô cỏ cháy; những con đò nhỏ khua nước ven sông đã được thay bằng những chiếc thuyền man rợ của bọn cướp sông cướp biển; những chiếc cầu tre nhỏ, những nón lá nghiêng che, những hoa đồng cỏ nội đã mất hút để được thay bằng lối mòn sỏi đá băng qua những con “kinh đào không có nước chảy qua”; những mái tóc bạc phơ không có cả nón tơi che nắng, chân run rẩy đạp qua những bụi gai lởm chởm của các vùng kinh tế mới; những vòng tay ấm được thay bằng những chiếc còng số 8 của công an phường khóm, công an bảo vệ chánh tri....; những đêm trăng tỏ có hoa cau rụng trắng ngoài thềm cũng được thay bằng những chiếc khăn tang quấn trắng đầu đen đầu bạc, từ trẻ thơ cho đến người già chờ chết; những hoa bí vàng, những mồng tơi tím, những dâm bụt đỏ, những hoa sen trắng cũng được thay bằng những tờ vé số bán dạo, những đôi giày của ngoại nhơn chờ được đánh bóng, những tô nước phở ăn dư của thực khách đến từ nước ngoài, những mánh mung vụn vặt kiếm sống từng ngày...

Phải:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người


Nhưng đó phải là quê hương không nằm trong vòng tròn đỏ; đó là mẹ không chịu khuất phục dưới áp chế của Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa; và quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người phải là quê hương của người Quốc gia Việt Nam, chớ không ai đi nhớ thương quê hương đã bị nhuộm đỏ, quê hương phù ảo của nhà thơ thanh niên xung phong Đỗ Trung Quân, ở quốc nội, sau ngày Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cưỡng chiếm được Miền Nam dân chủ tự dọ

Nó đang bị đe dọa nhuộm đỏ bởi bọn người “đi chưa hết biển”, đang muốn làm chuyện “nếu đi hết rừng”, bọn người “trốn chạy Tổ quốc”, bọn trí thức đỏ “xác Nam hồn Bắc”, bọn phản chiến “đầu tôm đít ngựa” ẩn núp trong các ngõ ngách gian hiểm WJC của UMass-Boston, chờ đón quả bom áp nhiệt cực mạnh của vụ kiện càng lúc càng lớn rộng hơn, của ông Nguyễn Hữu Luyện và tập thể nguyên đơn, mang đủ sức mạnh truy diệt toàn bộ những công trình nghiên cứu thiên lệch của Việt cộng gian dối và phản chiến ngu ngơ, đưa đến tuyệt đỉnh thắng lợi của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp cùng thế giới tự dọ

Những gian dối của người thanh niên xung phong Việt cộng Đỗ Trung Quân, đối với những đứa con yêu của quê hương Việt Nam, không chịu đặt trong vòng tròn đỏ, đã không làm hơn những gian dối của Trịnh Công Sơn, đối với Khánh Ly, khi bảo “em ra đi nơi nầy vẫn thế”; bởi thực tế nó đâu vẫn thế, nó là thành phố đã đổi tên, là những con đường đã thay chữ, là những nhà tù giam người không tội, là những trại cải tạo nghiệt ngã hơn cả địa ngục, là những vùng kinh tế mới, là những nông công trường lao động khổ sai... là những chuyến vượt biển vượt biên hãi hùng không ngừng nghỉ, cho mãi đến nửa năm sau 2004 nầy nó vẫn còn tiếp diễn... cho dầu thành tích đổi mới có được ca ngợi từ những xa hoa đĩ điếm, từ tệ nạn tham nhũng khủng khiếp, từ bọn áo gấm về làng hoang dâm vô độ, từ thể chế độc đảng độc tài được người phụ nữ kênh kiệu xuân sắc về chiều Tôn Nữ Thị Ninh - phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - lên tiếng xin thế giới cho được duy trì.

Tôn Nữ Thị Ninh

Điển hình sống động cả thế giới đều thấy là người Việt ở vùng cao nguyên vẫn còn được Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc nhìn nhận tư cách tỵ nạn của những người bị ngược đãi tàn tệ ngay trên quê hương mình, sau non 30 năm bị cộng sản cai trị bằng độc đảng độc tài, với số người trốn thoát khỏi sự đàn áp dã man của Việt cộng ở Tây nguyên, vừa sang được đất Cam Bốt vài ngày trước đây, Thứ Tư 15-9-2004, một số khác còn đang được các viên chức trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc tìm kiếm trong rừng sâu mà mọi chậm trễ có thể gây thành chết chóc vì đói ăn và bịnh tật.

Theo tin được đài Á Châu Tự Do phát đi trong ngày hôm đó thì đã có 33 người Thượng Tây nguyên Việt Nam, trốn sang tỵ nạn tại Kampuchia, đã được Liên Hiệp Quốc tìm thấy, trong số nầy có 17 trẻ em và hài nhị Họ rất sợ hãi vì sợ bị bắt. Tòan bộ đều đau ốm và gần suy kiệt vì đóị

Theo tin tức dân địa phương Ratanakiri cho nhân viên Liên Hiệp Quốc biết thì còn khoảng 70 người Thượng khác vẫn còn ẩn náu trong rừng sâu, không dám về Việt Nam, mà cũng sợ Kampuchia bắt nếu lộ diện ra ngoài rừng. Công tác tìm kiếm số người này sẽ được xúc tiến trong ngày 15-9-2004. Đây là đợt đào thoát mới nhất sau ngày bạo quyền Hà Nội đưa quân đội và công an tới cao nguyên miền trung đàn áp các người lên tiếng phản đối về tình trạng tôn giáo mà họ bị ngăn cấm và phản đối phần đất đai bao la Nhà nước đã cướp đoạt của họ, hồi Tháng Tư năm 2004 vừa quạ

Ngoài ra, ông Chung Ravuth, viên chức Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại, sau 3 chuyến tìm kiếm người Thượng vượt biên, đã nói rằng: “Họ run sợ khi chúng tôi đến gần, nhưng sau đó họ tươi cười”.

Còn nhớ, năm ngoái, Cambodia đóng cửa văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở vùng đông bắc do áp lực của Hà Nội, nhưng đã mở cửa lại vì các phản đối của thế giớị

Trước đó, theo bản tin ngày 26-8-2004, ghi được từ trại tạm cư ở Ban Lung, tỉnh Ratanakiri, Cam bốt, do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc quản trị, thì cả một làng Thượng gồm 24 người thèm khát tự do đã vượt biên bất chấp bệnh tật, đói khát, mưa lầy lội, và bóng dáng Công an Cộng sản Việt Nam săn lùng. Tường thuật cho phóng viên hãng thông tấn AFP nghe, Ông Ksor Huaih, 42 tuổi, nói qua lời phiên dịch:

“Chúng tôi đi bộ trong rừng suốt 4 ngày mới tới được biên giớị Chúng tôi đi liên tục không dám ngừng lại để nghỉ hay ngủ... Chúng tôi nhóng tai nghe ngóng suốt thời gian chạy trốn, sợ cả khi nghe tiếng chân thú rừng sột sọat... Chúng tôi sợ hãi vô cùng. Nếu bị bắt lại, chúng tôi có thể chết.”

Huaih nói thêm rằng:

“Cộng sản Việt Nam đàn áp và dồn nén chúng tôi quá mức. Họ lấy đất của chúng tôi để trồng cà phê và mít. Lại còn cấm chúng tôi theo đạo Tin Lành.”

Bên cạnh đó, chị Rolan Min, 32 tuổi, đi tị nạn cùng với nhóm người của ông Huaih, nói rằng:

“Nhà cầm quyền lấy hết đất của chúng tôi, bắt chúng tôi đóng thuế quá cao và cấm chúng tôi cầu nguyện. Chúng tôi không chịu đựng nổi nữạ Sống như vậy cũng như sống trong địa ngục... Chúng tôi là người theo đạo Tin Lành. Chúng tôi muốn hòa bình. Nhưng không có thanh bình trong buôn làng của chúng tôi nên chúng tôi đành phải ra đị”

Xin hỏi Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; xin hỏi bọn người “trốn chạy Tổ quốc” về hùa với WJC; xin hỏi tiến sĩ Trương Hồng Sơn, tức nhà văn Trương Vũ, tay sai của WJC; xin hỏi tên trí thức đỏ Nguyễn Bá Chung; và xin hỏi thẳng WJC: “diện mạo và quê hương” của những người Việt ở cao nguyên nầy có cần được WJC, và đám trí thức loi choi đỏ trong và ngoài đảng Cộng sản Việt Nam, đám chộn rộn ăn theo WJC, làm chuyện “tái xây dựng” khi họ mới ra khỏi nước, chưa biết sẽ được tái định cư ở quốc gia nào, hay không?

Xin hỏi những người Việt nầy có “...gánh trên vai tội bất hiếu với cha mẹ, lừa gạt bạn bè, anh, chị, phản bội tổ quốc để vượt biên”[1] như lời buộc tội của tội phạm Lê Lựu dành cho người tỵ nạn dưới đồng bằng khi được WJC mời làm “khách lịch sử” hay không?

Và xin hỏi họ có là khúc ruột ngàn dặm xa của Nghị quyết 36 của Đảng và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay không?

Cả bọn “trốn chạy Tổ quốc”, bọn “đi chưa hết biển”, bọn loi choi múa đuôi lân đỏ của WJC, và chính WJC, chưa kịp trả lời, thì cuộc Diễn Hành Văn Hoá do Cơ quan Di Dân Quốc Tế (International Immigrants Foundation) tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày 12 tháng 9 năm 2004 tại Nữu Ước, Hoa Kỳ, giữa nắng vàng hanh của một buổi chiều Thu rực rỡ, với hơn ngàn người Quốc gia Việt Nam tỵ nạn cộng sản hân hoan phất cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ trên đại lộ Madison, New York, trải dài hơn 4 blocks đường, đã hùng hồn trả lời cho câu hỏi đó.

Thật vậy, năm nay, phái đoàn Quốc gia Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, đang lưu cư trên khắp cùng thế giới tự do, tham dự, đã thể hiện chủ đề vô cùng ý nghĩa trên chiếc xe diễn hành mang tên “Người Thượng Miền Tây Nguyên” nhằm nói lên tinh thần Kinh, Thượng một nhà; và cũng để trình bày cho cả thế giới thấy, nói cho cả thế giới nghe, rằng đồng bào Thượng ở Việt Nam đang bị Cộng sản Việt Nam đàn áp dã man.

Trên xe “Người Thượng Miền Tây Nguyên” nầy có khoảng mười bảy thanh niên nam, nữ trong trang phục đồng bào Thượng; và những nhạc cụ, nhạc khí gồm những thanh tre treo nhiều đĩa đồng thể hiện sắc nét độc sáng của thành phần dân tộc Việt Nam bất hạnh đang bị Cộng sản Việt Nam ngược đãi àn tệ nầỵ Khi diễn hành các ca sĩ, nhạc sĩ trên xe trình diễn những ca khúc độc đáo của đồng bào Thượng, lôi cuốn sự chú ý, tán thưởng của quan khách hai bên đường.

Ông Nguyễn Văn Tánh, Chủ Tịch Cộng đồng Việt Nam ở New York, cũng là Trưởng Ban Tổ Chức Cộng đồng Việt Nam tham dự diễn hành này, cho biết có hai mươi bảy phái đoàn Việt Nam, gồm hơn một ngàn đồng hương từ Âu Châu và khắp nơi trên nước Mỹ về tham dự như: Nam California, Bắc California, Texas, Michigan, Chicago..., Pháp quốc...

Có lẽ đoàn diễn hành của Việt Nam đông nhứt, trải dài trên bốn blocks đường, tính từ đoàn người phụ nữ đi đầu cầm bản “International Immigrants Foundation Presents VIETNAM”, hai bên có hai người cầm cờ Hoa Kỳ và cờ Quốc gia Việt Nam, nền vàng ba sọc đỏ; cho đến đoàn xe cuối cùng. Đặc biệt, phế binh Lê Văn Hải ở Maryland, đã tham dự diễn hành bằng xe lăn và cụ bà Lê hị Đạm Trang, 86 tuổi, đi một mình từ Arizona về New York tham dư..

Điều nầy khiến người theo dõi những thắng lợi của người Quốc gia Việt Nam hải ngoại, trong cuộc chiến Quốc-Cộng, trước nguy cơ thảm bại của Cộng sản Việt Nam, và phản chiến Mỹ, nhớ lại trường hợp cụ bà Lê Thị Liễu, 93 tuổi, cũng bất chấp tuổi cao sức yếu từ Toronto (Canada) về Thủ đô Washington D.C. tham dự buổi họp mặt của 600 người từ khắp nơi trên thế giới cùng hội tụ bày tỏ quyết tâm yểm trợ vụ kiện WJC/UMass-Boston đã xúc phạm cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoạị

Đi hết biển hay không đi hết biển, diện mạo người Việt tỵ nạn cộng sản dứt khoát không để bất cứ ai viết lại, nhất là những bàn tay tanh máu đỏ, chẳng những không chịu rửa sạch lại còn nhúng thêm máu thù hận, của Lê Lựu, Ngụy Ngữ... cùng bọn người lao nhao láo nháo ăn theo ‘phân’ [fund] đỏ. Mãi mãi nó vẫn là chân dung của người Quốc gia Việt Nam hải ngoại, những người tỵ nạn cộng sản đứng bên ngoài vòng tròn đỏ.

Đi hết rừng hay không đi hết rừng, diện mạo người Thượng ở miền cao nguyên tỵ nạn cộng sản mãi mãi gắn bó với người Quốc gia Việt Nam tỵ nạn cộng sản dứt khoát là chân dung của một thành phần Quốc gia Việt Nam hải ngoạị

Biết như vậy rồi thì mọi âm mưu tách cộng đồng ra khỏi vụ kiện, mang tên ông Nguyễn Hữu Luyện và tập thể nguyên đơn, của WJC và đồng bọn đều thất bại thê thảm, từ Trương Vũ cho đến kẻ trốn chạy Tổ quốc Hoàng Khởi Phong, từ Ngụy Vũ, Hoàng Trọng Thụy cho đến Vũ Ánh, từ những kẻ vừa tiếp tay cho tội phạm vừa sợ vị văng miểng...

Và biết như vậy rồi thì mọi người sẽ thấy rõ sức mạnh của cộng đồng và yên âm yểm trợ vụ kiện đến thắng lợi sau cùng; bởi nó không là thắng lợi riêng của ông Nguyễn Hữu Luyện và tập thể nguyên đơn, mà là thắng lợi chung của cộng đồng bảo vệ sự toàn vẹn diện mạo, quê hương, và danh dự, của người Quốc gia Việt Nam hải ngoạị

Rất tiếc thư Ba đã rời... ngọt ngào, như Ba muốn, từ những dòng đầu, để lưu ý con phải suy nghĩ thêm về cuộc chiến Quốc-Cộng, mà chúng ta đang từng bước đi đến thắng lợi, giữa cộng đồng bao dung độ lượng êm ấm, của non 3 triệu người Quốc gia Việt Nam hải ngoại, và sự chờ đợi của hơn 80 triệu đồng bào còn cơ cực lầm than nơi quê nhà.

Hẹn con thư sau

 
Giáo Già
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #650 - 12. May 2008 , 04:26
 
Phương Tần wrote on 11. May 2008 , 10:45:
Tại sao không ai nghĩ: bây giờ mới có thể nói được những gì người ta muốn nói, ngày xưa người ta không thể nói ra được thôi...

Một bài thơ, một bài hát hay không thể nhờ vào tuyên truyền mà có được. Cũng như, không thể vì bị, được dùng làm công cụ tuyên truyền mà lại đánh giá không đẹp về tác giả...

Thanh niên xung phong trong những năm đầu sau 75 cũng là một hình thức lưu đày thanh niên trí thức ở Sai Gon, nhưng nhẹ nhàng hơn so với quân nhân chế độ Cộng Hòa thôi, đáng buồn là họ bị coi là kẻ có tội của cả hai chế độ...


Cho em tham gia cuộc bình luận về DTQ với các anh chị nghe!

Em cùng quan điểm với chị P Tần đó!

Theo em biết thì phần lớn những người tới tuổi đi lính mà có lý lịch "không tốt" lắm thì "được" đi Thanh niên xung phong. Chỉ có những thanh niên có "lý lịch" tương đối "sạch sẽ" mới "đươc mời" đi "nghĩa vụ" thôi ! Chỉ có 1 số rất ít những người "tự nguyện" tham gia TNXP hay là bộ đội !!
Chỉ vì cái "mỹ từ" TN xung phong làm nhiều người ở nước ngoài cứ tưởng là những thanh niên này "tự nguyện hay là xung phong" vô chỗ chết thay cho tụi VC.
Thực chất thì những người đi TNXP chỉ là những vật "tế thần" thôi. Vì họ phải nhào ra tải đạn hay là tải thương bên Campuchia khi chiến tranh ác liệt vào những năm 78-80. Những người bị đi TNXP thì số tử vong rất cao so với đi bộ đội.
Em còn nhớ là thời kỳ 80 thì thanh niên ở miền Nam rất thích đọc văn, thơ của DTQ vì thơ văn ông rất nhiều tính lãng mạn, nhẹ nhàng chứ không..."Đỏ" giống như phần lớn văn thơ thời bấy giờ !! Thời gian đó mà đã "dám" viết như vậy thì tụi em đã cho là DTQ rất "dũng cảm" lắm rồi !!
Cho nên bây giờ nghe các anh nói là DTQ là VC thú thiệt là em rất..."đau lòng"  Undecided  Lips Sealed
Út Thêm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #651 - 12. May 2008 , 04:45
 
Quote:
Xin gửi thêm anh Phú De, anh Nguyễn Toàn anh Đại San và chị Phương Tần bài viết sau đây của anh Trần Trung Đạo:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Đó là bốn câu kết trong bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Đỗ Trung Quân là một nhà thơ trẻ, sinh ra và lớn lên ở miền Nam, cùng thế hệ với tôi. Sau 1975 tôi thường nghe giới sáng tác gọi anh ta là nhà thơ thanh niên xung phong vì nghe đâu anh có đi thanh niên xung phong thì phải.

Trước hết, tạm thời loại bỏ yếu tố thời gian và không gian trong bài thơ để chỉ đọc bài thơ bằng một cảm xúc chủ quan. Bài thơ rất cảm động, mặc dù chỉ bốn câu chót mà tôi vừa trích dẫn được gọi là rất hay còn những đoạn khác, thật ra, chỉ là để dọn đường cho kết luận “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người” của anh. Thế nào là thơ hay, thế nào là thơ dở cho đến nay vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Mỗi nhà thơ đều có quan niệm riêng của họ về sáng tác và về nghệ thuật. Do đó, mỗi nhà thơ hay mỗi trường phái của những người làm thơ, có một định nghĩa riêng về thơ hay, thơ dở. Hỏi cụ Cao Tiêu thì có thể cụ không trả lời giống như khi hỏi nhà thơ Du Tử Lê.

Theo tôi, thơ hay là thơ phải sống, phải có tâm hồn, phải trong sáng, phải có tư tưởng, có chiều sâu, phải nói lên một cái gì đáng nói. Bốn câu thơ của Đỗ Trung Quân hội đủ điều kiện theo quan điểm riêng của cá nhân tôi. Thơ anh trong bài nầy rất bình dị, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đọc bốn câu của Đỗ Trung Quân, dù bạn đang làm bất cứ chuyện gì cũng phải dừng lại một chốc lát để suy nghĩ về mẹ, về quê hương, đất nước...

Trần Trung Đạo


Quote:
Hôm nay, Ba ghi lại đây bài thơ của người “thanh niên xung phong Việt cộng”, có thâm ý, hay bị Việt cộng khai thác, dùng tài làm thơ của y vẽ lên những hình ảnh êm đềm đẹp đẽ của quê hương ngày chưa bị nhuộm đỏ, để đánh lừa dư luận, khiến nhiều người lầm tưởng đó là những nét vẽ “ảo” đẹp đẽ êm đềm của quê hương Xã hội Chủ nghĩa, ...


Các anh Hai ơi!

Mấy anh làm tui nhớ lại cái thời ở với Việt Cộng quá đi, cái thời mà mỗi một câu thơ, mỗi một câu nói cũng phải dè chừng, sẽ bị đem ra mỗ xẻ, phân tích coi thử có ý nghĩ gì trong đó...Rồi nếu chẳng may mình đang bị "đì", Ui Da! tai họa ùn ùn giáng xuống...

Tại sao không ai nghĩ rằng DTQ cũng đang nhớ đến, và mơ đến cái thời xa xưa ấy, mà chỉ nghĩ là anh ta "chuốc lục tô hồng" cho xã hội mới?!! Có phải chỉ vì bài thơ được phổ biến rộng rãi thì "phải" có ý nghĩa như vậy, các anh vẫn thường nói CS cố tình bóp méo sự thật, thì chuyện đó ai cũng biết mà...Các anh có thể lên tiếng cảnh cáo, dạy dỗ con cái phải "đề cao cảnh giác", nhưng không có nghĩa là phải chà đạp người khác như vậy...Trần Trung Đạo có ý nghĩ của ông ta, ông Giáo Già cũng có ý nghĩ của ổng...nhưng có ai thực sự biết ý nghỉ của DTQ?!!

Nhớ hồi ở trong trại tù Châu Bình, mỗi buổi tối "phải" tập họp "sinh hoạt văn nghệ" chúng tôi thường yêu cầu bạn hát bài "Quê Hương" vì chúng tôi không muốn nghe "Tiếng chày trên sóc Bombo", "Đêm qua em mơ được túi tiền"...etc...chúng tôi nghe bài hát để nhớ lại cái thời xa xưa trong quê hương ấy, có thể cũng là một dụng ý của tác giả?!! Nói có thể vì không biết rõ người thì đừng đánh giá người khác theo quan điểm của mình...

Trong tù một năm có một ngày gọi là viết kiểm điểm thành quả học tập và ca ngợi chủ nghĩa, đối với chúng tôi đó là ngày nghỉ vì không phải ra đồng từ 5 giờ sáng và về trại lúc không còn mặt trời...Điều thú vị nhất là những người căm hận nhiều nhất lại là những người viết bài ca ngợi hay nhất, và chúng tôi hiểu những gì mình muốn nói để cười với nhau, và không ai bắt bẻ được...

Nói nhiều quá chắc là các anh Hai sẽ nghĩ là tui bị tẩy não rồi...

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #652 - 12. May 2008 , 05:11
 
Thuc-Khanh wrote on 12. May 2008 , 04:26:
Cho em tham gia cuộc bình luận về DTQ với các anh chị nghe!

Em cùng quan điểm với chị P Tần đó!

Theo em biết thì phần lớn những người tới tuổi đi lính mà có lý lịch "không tốt" lắm thì "được" đi Thanh niên xung phong. Chỉ có những thanh niên có "lý lịch" tương đối "sạch sẽ" mới "đươc mời" đi "nghĩa vụ" thôi ! Chỉ có 1 số rất ít những người "tự nguyện" tham gia TNXP hay là bộ đội !!
Chỉ vì cái "mỹ từ" TN xung phong làm nhiều người ở nước ngoài cứ tưởng là những thanh niên này "tự nguyện hay là xung phong" vô chỗ chết thay cho tụi VC.
Thực chất thì những người đi TNXP chỉ là những vật "tế thần" thôi. Vì họ phải nhào ra tải đạn hay là tải thương bên Campuchia khi chiến tranh ác liệt vào những năm 78-80. Những người bị đi TNXP thì số tử vong rất cao so với đi bộ đội.
Em còn nhớ là thời kỳ 80 thì thanh niên ở miền Nam rất thích đọc văn, thơ của DTQ vì thơ văn ông rất nhiều tính lãng mạn, nhẹ nhàng chứ không..."Đỏ" giống như phần lớn văn thơ thời bấy giờ !! Thời gian đó mà đã "dám" viết như vậy thì tụi em đã cho là DTQ rất "dũng cảm" lắm rồi !!
Cho nên bây giờ nghe các anh nói là DTQ là VC thú thiệt là em rất..."đau lòng"  Undecided  Lips Sealed
Út Thêm


Hôm qua, viết vài câu về cái thời xa xưa không muốn nhớ nhưng không biết có nên post lên hay không...

Một chút tản mạn về những người Việt Cộng, như Đỗ Trung Quân, của Sagon...

Sau năm 75, có lẽ lứa tuổi mới lớn bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất là những người sinh năm 55, 56, 57; là những người đang ở năm cuối của Trung học, hoặc năm đầu của Đại học, nhất là các trường Đại học sẽ bị đóng cửa như Văn khoa, Luật khoa...
Bạn đang học lớp 12, bạn muốn vào Đại học, bạn là sinh viên trường Luật muốn đổi ngành học?!! etc. Xét lý lịch: gia đình bạn là "ngụy quân ngụy quyền"?!! cha đi tù?!! một con đường nhà nước mở ra cho bạn: thanh niên xung phong. Bạn muốn tìm một việc làm thì phải đến phường chứng nhận lý lịch, chứng nhận của phường bạn là gia đình ngụy, cũng chỉ một con đường đó thôi: đi TNXP về mới tính. Vì bạn là thanh niên, lý lịch xấu, độc thân,hàng ngày từ sáng sớm sẽ có người đến nhà bạn để vận động, thuyết phục nào là đi TNXP một vài năm trở về sẽ được xóa bỏ lý lịch xấu, sẽ được đi học Đại học, sẽ có việc làm, cha đi tù sẽ được tha về...
Mỗi ngày, mỗi ngày...buổi sáng thức dậy trong nỗi lo sợ sẽ có người đến gọi mình ra nói chuyện. Và anh ta đến, bắt đầu lập lại những lời nói của hôm qua, hôm kia...có nơi dùng lời ngon ngọt, có nơi hăm dọa: lý lịch như vậy không làm gì được đâu, đi TNXP đi...đi làm không được, đi thi không được, đi học không được, cha đi tù, mẹ tập tành ra chợ trời, ăn uống theo tiêu chuẩn, còn phải bớt lại chắt bóp để thăm nuôi...thôi thì, cuối cùng đành buông xuôi: đi thì đi...dù không tin về những lời hứa hẹn, ít ra cũng bớt được một miệng ăn trong nhà, gia đình mình ở lại ít ra cũng ít bị làm khó dễ, đường cùng rồi...

Thành phần gia nhập TNXP những năm 76,77,  phần lớn là loại thanh niên trí thức nửa mùa của Saigon như vậy, con em gia đình có cha là quân nhân công chức trong chính quyền cũ, gia đình không đủ điều kiện để đưa đi vượt biên...


chỉ những người trong cuộc mới hiểu...

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #653 - 12. May 2008 , 07:49
 
Phương Tần wrote on 12. May 2008 , 05:11:
Hôm qua, viết vài câu về cái thời xa xưa không muốn nhớ nhưng không biết có nên post lên hay không...

Một chút tản mạn về những người Việt Cộng, như Đỗ Trung Quân, của Sagon...

Sau năm 75, có lẽ lứa tuổi mới lớn bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất là những người sinh năm 55, 56, 57; là những người đang ở năm cuối của Trung học, hoặc năm đầu của Đại học, nhất là các trường Đại học sẽ bị đóng cửa như Văn khoa, Luật khoa...
Bạn đang học lớp 12, bạn muốn vào Đại học, bạn là sinh viên trường Luật muốn đổi ngành học?!! etc. Xét lý lịch: gia đình bạn là "ngụy quân ngụy quyền"?!! cha đi tù?!! một con đường nhà nước mở ra cho bạn: thanh niên xung phong. Bạn muốn tìm một việc làm thì phải đến phường chứng nhận lý lịch, chứng nhận của phường bạn là gia đình ngụy, cũng chỉ một con đường đó thôi: đi TNXP về mới tính. Vì bạn là thanh niên, lý lịch xấu, độc thân,hàng ngày từ sáng sớm sẽ có người đến nhà bạn để vận động, thuyết phục nào là đi TNXP một vài năm trở về sẽ được xóa bỏ lý lịch xấu, sẽ được đi học Đại học, sẽ có việc làm, cha đi tù sẽ được tha về...
Mỗi ngày, mỗi ngày...buổi sáng thức dậy trong nỗi lo sợ sẽ có người đến gọi mình ra nói chuyện. Và anh ta đến, bắt đầu lập lại những lời nói của hôm qua, hôm kia...có nơi dùng lời ngon ngọt, có nơi hăm dọa: lý lịch như vậy không làm gì được đâu, đi TNXP đi...đi làm không được, đi thi không được, đi học không được, cha đi tù, mẹ tập tành ra chợ trời, ăn uống theo tiêu chuẩn, còn phải bớt lại chắt bóp để thăm nuôi...thôi thì, cuối cùng đành buông xuôi: đi thì đi...dù không tin về những lời hứa hẹn, ít ra cũng bớt được một miệng ăn trong nhà, gia đình mình ở lại ít ra cũng ít bị làm khó dễ, đường cùng rồi...

Thành phần gia nhập TNXP những năm 76,77,  phần lớn là loại thanh niên trí thức nửa mùa của Saigon như vậy, con em gia đình có cha là quân nhân công chức trong chính quyền cũ, gia đình không đủ điều kiện để đưa đi vượt biên...


chỉ những người trong cuộc mới hiểu...


Em xin tiếp tục bài viết của chị P Tần..Đúng như chị P Tần nói là chỉ những người trong cuộc mới hiểu được...

Xin lỗi thầy CC đã mượn "đất" của Thầy để tản mạn về những người TNXP !!

Như chị PT nói ở trên thì cũng còn "nhẹ nhàng" quá vì những thanh niên này đã "xung phong" vào lực lượng lao động khổ sai vì không chịu nổi lời tuyên truyền nhức óc của họ. Em nghĩ thì số người tự nguyện như vậy cũng rất ít chị PT ơi. Đa số là bị bắt buộc thôi ! Ai ở trong tuổi đi lính mà nếu không được "trúng tuyển nghĩa vụ" thì cũng được "mời" tham gia lực lượng TNXP thôi. Mình không có "choice" đâu !

Ở SG thì "phe ta" nhiều người "trúng tuyển NV" lắm nên mình cứ hay cười cái chữ "trúng tuyển" này. Nhưng ở các tỉnh thì chữ này họ xài rất đúng nghĩa của nó đó. Ở tỉnh thì chỉ có con em những nhà nào lý lịch "trong sạch" mới được "trúng tuyển NV" thôi. Còn ai mà có cha anh dính líu tới "ngụy quân" là bị đi TNXP hết !! Vì đi bộ đội dù sao cũng vẫn thuộc giai cấp "ngon lành" hơn TNXP họ nên mới dành ưu tiên cho con nhà có máu mặt chút xíu đó !!

TNXP thì chỉ lao động thôi chứ không được đụng tới súng ống gì hết nên tui VC cảm thấy "yên tâm" hơn. Không sợ bị "gậy ông đập lưng ông" đó mà!!

Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #654 - 12. May 2008 , 20:04
 
Thuc-Khanh wrote on 12. May 2008 , 07:49:
Như chị PT nói ở trên thì cũng còn "nhẹ nhàng" quá vì những thanh niên này đã "xung phong" vào lực lượng lao động khổ sai vì không chịu nổi lời tuyên truyền nhức óc của họ. Em nghĩ thì số người tự nguyện như vậy cũng rất ít chị PT ơi. Đa số là bị bắt buộc thôi !


Không tự nguyện thì cũng cắt hộ khẩu, và cả nhà liên lụy đó TK à!

Chị chỉ nói về cảm nghĩ của phái nữ, lâu quá quên mất cái chuyện con trai tới tuổi thì không có quyền tự nguyện hay không...
Back to top
« Last Edit: 13. May 2008 , 11:07 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #655 - 13. May 2008 , 02:06
 
Thuc-Khanh wrote on 12. May 2008 , 07:49:
Em xin tiếp tục bài viết của chị P Tần..Đúng như chị P Tần nói là chỉ những người trong cuộc mới hiểu được...

Xin lỗi thầy CC đã mượn "đất" của Thầy để tản mạn về những người TNXP !!

Như chị PT nói ở trên thì cũng còn "nhẹ nhàng" quá vì những thanh niên này đã "xung phong" vào lực lượng lao động khổ sai vì không chịu nổi lời tuyên truyền nhức óc của họ. Em nghĩ thì số người tự nguyện như vậy cũng rất ít chị PT ơi. Đa số là bị bắt buộc thôi ! Ai ở trong tuổi đi lính mà nếu không được "trúng tuyển nghĩa vụ" thì cũng được "mời" tham gia lực lượng TNXP thôi. Mình không có "choice" đâu !

Ở SG thì "phe ta" nhiều người "trúng tuyển NV" lắm nên mình cứ hay cười cái chữ "trúng tuyển" này. Nhưng ở các tỉnh thì chữ này họ xài rất đúng nghĩa của nó đó. Ở tỉnh thì chỉ có con em những nhà nào lý lịch "trong sạch" mới được "trúng tuyển NV" thôi. Còn ai mà có cha anh dính líu tới "ngụy quân" là bị đi TNXP hết !! Vì đi bộ đội dù sao cũng vẫn thuộc giai cấp "ngon lành" hơn TNXP họ nên mới dành ưu tiên cho con nhà có máu mặt chút xíu đó !!

TNXP thì chỉ lao động thôi chứ không được đụng tới súng ống gì hết nên tui VC cảm thấy "yên tâm" hơn. Không sợ bị "gậy ông đập lưng ông" đó mà!!



Hello cô Út LL, cô PT và các ACE,

Ngồi nghe mấy anh chị em nói chuyện chính trị tự do mà thấy lòng vui vui . Ít nhất, ở đây mình còn có tự do. Quan trọng là đừng đánh mất sự tự do này !

Người CS qua lối cai trị của mình đã thành công trong việc tạo cho người dân cái sợ hãi. Và cái sợ hãi này đã trở thành cơn ác mộng cho đến khi thóat ra ngoài ở hải ngoại nhiều năm trời rồi mà vẫn bị hành hạ. Nhiều anh chị cho đến nay vẫn chưa hoàn hồn, lúc nào nhìn ở đâu cũng thấy CS nằm vùng ! Cái đau khổ hơn hết là người Việt qua trước (ra hải ngoại trước) nhìn người Việt qua sau một cách nghi ngờ . Huống gì những người còn lại. Ở mọt vài thành phố lớn ở hại ngoại, ngày trước có rất nhiều phong trào đấu tranh, khí thể rất cao, chỉ cần một vài năm chụp mũ lẫn nhau bâu giờ không còn một tổ chức nào còn tồn tại ! Ai có lợi ?

Có một số người ngày trước ở hải ngoại theo CS rõ ràng (có nghĩa là không phải do người khác chụp mũ) . Mười năm sau 75, thấy nhà nước CS không như họ tưởng đã tụ họp làm kiến nghị đề nghị "xin giải tán đảng vì quyền lợi của đất nước"
...
dĩ nhiên họ bị Đảng đánh cho tơi bời hoa lá . Vậy mà một vài người vẫn cứ ngồi than thở đòi tiếp tục lập tổ chức để đấu tranh tiếp. Có người bèn cối chày rằng :
- mấy anh lập tổ chức làm chi. Có hội nào ra là CS đập tan hội đó liền. CS họ giỏi về tổ chức, về tình báo, về quân sự, về quyết tâm. Đây là sở trường của họ nhưng cũng là sở đoản của những người không CS. Tại sao ta cứ cứng đầu đem sở đoản của mình để chơi với sở trường của người khác. Thua là cái chắc . Mấy anh phải ngồi lại xem hiện nay sở trường của mình là gì và sở đoản của Đảng CS là gì thì lúc đó mấy anh mới có kế sách thích hạp. Mỗi người một cách, mỗi nhóm mỗi phương tiện mà đi, đừng mất công và thì giờ  "nhận diện bạn thù" trong những người cùng chiến tuyến nữa . Nếu không sẽ chưa đi được ba bước thì đã tan rã vì mâu thuẫn nội bộ ... Chuyện lập tổ chức hay không chỉ còn là một cái duyên, để tự nhiên đến thời thì nó tới. Ép uổng thì sự kết hợp sẽ như bèo kết hợp, sóng nhẹ cũng tan ! ...

Người dân trong nước, trên đe dưới búa, hầu hết đều phải uốn cong mình để được tồn tại. Nhiều khi nghĩ miên lan rằng nếu mình ở trong nước cho đến ngày hôm nay không biết mình có được dũng khí của một Lê Thị Công Nhân, của một  Nguyễn Tiến Trung ( còn nhiều người khác kể không hết) hay không ? Những anh chị làm chính trị đừng quên rằng họ (nhân dân) là đối tượng đấu tranh của những người yêu dân yêu nước. Dân trước nước sau ! Slogan này (không phải của CS nghe) nghe có vẻ chói tai nhưng đứng về phương diện nhân bản (sức manh của người không CS) thì không còn gì đúng hơn . Đây cũng là quan điểm của đức Đạt La Lạt Ma được nghe thấy gần đây khi ngài nghĩ ràng quan trọng nhất là phải "đấu tranh" để bảo tồn được văn hoá của người Tibet hơn là dũng mạnh đấu tranh kháng cự với bạo lực TC, đổ máu để dành độc lập trong thời điểm này. Văn hoá còn, dân tộc còn và đất nước còn . Đó phải chăng cũng là kế sách của người Việt từ ngàn xưa, chứ nếu không trên 1000 năm (bị) độ hộ giặc tàu thì dân tộc Việt đã tiêu tùng từ lâu ! Người Việt đã làm được một chuyện mà ít thấy trên thế giới là đã dung hòa, dung hoá những cái hay trong văn hoá của người tàu vào trong nguồn văn hoá dân tộc để làm cho văn hoá Việt mình càng ngày càng giàu có hơn !

Từ đó có lẽ ta sẽ có một cái nhìn thiện cảm hơn đối với mọi người trong cũng như ngoài nước.

Ôi, sao hôm nay CC lại dài giòng ? Có lẽ tại vì hôm qua hôm kia có người bảo CC dễ thương là ở chỗ dài giòng ?!

Thân mến,
CC
Back to top
« Last Edit: 13. May 2008 , 02:18 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #656 - 13. May 2008 , 04:17
 
Hôm nay PH mới có thể ngồi đọc kỹ hết mấy bài của mọi người nên cũng xin tản mạn 1 xíu. Không ngờ 1 bài thơ của ĐTQ , 1 bài thơ đối với PH rất là đậm đà tha thiết về quê hương , lại được nhiều người chiếu cố như vậy. PH đọc bài thơ này trong thi tập Cỏ Hồng của ĐTQ năm 1993 ( PH cũng rất mê thơ ĐTQ ), trong đó đoạn cuối là 3 câu :
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ....

Khi nghe bài hát PH thấy câu cuối thêm vào hơi gượng ép nhưng nếu không thích thì không nghe , vậy thôi..Hình như có 1 câu chuyện tại sao ĐTQ viết bài thơ này PT kể mà PH không nhớ rõ , có phải con ông ta đi học về hỏi Quê hương là gì nên ông ta cảm hứng mà viết lên 1 khung cảnh QH như vậy , 1 QH mà chúng ta ai cũng có thể hình dung được và PH cũng đã kể cho mấy đứa con nghe dù mình là dân thành phố. Những gì tiếp theo thì PH không dám bàn , nhưng xin mời mọi người thưởng thức 1 bài thơ khác của Trần Vấn Lệ :


QUÊ HƯƠNG TỪNG DÒNG NỨC NỞ

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu ?
Quê hương là gì hở Mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?

Trung Quân làm thơ như thế
Văn Thạch phổ nhạc buồn hiu !
Tôi, nửa đêm khuya mở máy
Lắng nghe bài hát, đăm chiêu !

Quê hương là chùm khế ngọt
Quê Hương là con đường làng
Quê hương là con diều giấy
Quê hương là cầu bắc ngang

Quê hương là vòng tay ấm
Quê hương là đêm trăng vàng
Quê hương là hoa bí rợ
Mồng tơi, hoa bụt, hoa sen ...

Mẹ chưa trả lời con nhé !
Con đi tìm hiểu lang thang ...
Rút chữ từ bài thơ nhỏ
Rút ruột mình ra, mơ màng !

Tại sao mắt con đầy lệ
Tại sao hồn con như tan ?
Mẹ ở thiên đàng, địa ngục ?
Hỡi ơi những nén hương tàn !
Quê hương là tro là bụi ?
Quê hương là mây là sương ?

Những điều tôi đang trăn trở
Ngọn đèn gió động rung rinh
Con dế mèn trong đám cỏ
Gọi nhau thắm thiết, ôi tình !

Tình đây là tình xứ lạ
Mà nghe từa tựa tình xưa
Mẹ chiều tay cầm nón lá
Thấy xanh thêm mỗi lá dừa

Ngoại chiều ngồi bên bếp lửa
Thở dài cọng khói xanh lơ
Và cha bên ly rượu đế
Mở lời mới nửa câu thơ
Quê hương lẽ nào như thế
Cho tôi nhớ quá bây giờ !

Tôi chùi mắt khô dòng lệ
Tôi cười mình lạc chiêm bao
Quê hương ôi trời ôi bể
Vỗ về hai má còn đau
Những nếp nhăn trên trán Mẹ
Mờ chưa dưới lớp lụa đào

Cây hương tàn cong nhánh quế
Cha dìu Mẹ bến sông nao ?
Tôi thấy vì sao chớp khẻ
Tưởng như Ngoại mới nhai trầu
Một đêm, một đêm lặng lẽ
Rồi ngàn đêm nữa, thế sao ?

Tôi chùi mắt khô dòng lệ
Mà lem hai chữ Thương Về
Em tôi viết thư qua, kể
Chuyện nhà dài lắm, lê thê

Bão được gọi là "mưa nhẹ"
Vừa xô ngã rạp bờ tre
Nấm đất vừa vun cho Mẹ
Mưa tuôn lũ cuốn, không dè
Thì thôi, thì Quê Hương đó
Đâu rồi bí rợ, mồng tơi ?

Trần Vấn Lệ










Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #657 - 13. May 2008 , 06:41
 
CoiChay wrote on 13. May 2008 , 02:06:
Hello cô Út LL, cô PT và các ACE,

Ngồi nghe mấy anh chị em nói chuyện chính trị tự do mà thấy lòng vui vui . Ít nhất, ở đây mình còn có tự do. Quan trọng là đừng đánh mất sự tự do này !

***deleted***

Ôi, sao hôm nay CC lại dài giòng ? Có lẽ tại vì hôm qua hôm kia có người bảo CC dễ thương là ở chỗ dài giòng ?!

Thân mến,
CC


Hí hí chào thầy, còn nhớ có một lần Út lớn hỏi thầy có biết câu chuyện huyền thoại về Samson không? Nếu thầy muốn biết qua chút xíu thì đọc ở đây nha: http://en.wikipedia.org/wiki/Samson
...

Đại khái là Samson có sức mạnh phi thường vì có mái tóc dài.  Truyền thuyết nói rằng Samson bị cắt tóc ngắn thì sức mạnh cũng mất hết luôn đó thầy ạ.

Thôi để út đi trốn cái lưng tội nghiệp.
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #658 - 13. May 2008 , 08:09
 
BichDinh wrote on 13. May 2008 , 06:41:
Đại khái là Samson có sức mạnh phi thường vì có mái tóc dài.  Truyền thuyết nói rằng Samson bị cắt tóc ngắn thì sức mạnh cũng mất hết luôn đó thầy ạ.

Thôi để út đi trốn cái lưng tội nghiệp.


Hello cô Út Lớn,

Hượm đã, cô đi đâu mà vội !
Tôi có cảm tưởng là cô Út Lớn có ngụ ý nào đó khi hỏi về Samson nhũng cho đến nay thì vẫn chưa thấu đáo ý của cô . Cô Út Lớn có thể chỉ thêm được hay không ?

Thân mến,
CC

PS.
Có lẽ cô Út Lớn nên đem những hình chụp mỹ thuật của cô cho mọi được thưởng lãm . Nhất là những hình về hoa.
Cheesy Cheesy Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT ALGER 2
Reply #659 - 13. May 2008 , 11:15
 
CoiChay wrote on 13. May 2008 , 08:09:
Hello cô Út Lớn,

Hượm đã, cô đi đâu mà vội !
Tôi có cảm tưởng là cô Út Lớn có ngụ ý nào đó khi hỏi về Samson nhũng cho đến nay thì vẫn chưa thấu đáo ý của cô . Cô Út Lớn có thể chỉ thêm được hay không ?

Thân mến,
CC

PS.
Có lẽ cô Út Lớn nên đem những hình chụp mỹ thuật của cô cho mọi được thưởng lãm . Nhất là những hình về hoa.
Cheesy Cheesy Cheesy


Thế nào cũng có một ngụ ý về...tóc... Huh Huh Huh

có phải tóc nhiều thì mạnh hơn?!!

hay là B Đ muốn đề nghị Thầy để tóc dài cho các CN dễ...nắm?!! Tongue Roll Eyes Huh Huh


Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 42 43 44 45 46 ... 54
Send Topic In ra