Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tháng Tư Lại Về  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
Tháng Tư Lại Về (Read 3692 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #15 - 18. Apr 2007 , 19:53
 
mien_thuy wrote on 18. Apr 2007 , 19:40:
Đặng Mỹ ơi , MT muốn download bài hát này, mà tìm hoài hong thấy cái link nhạc , Mỹ giúp MT được không?

Anh Phu An ơi, cuốn phim này đã có mặt trên thị trường chưa anh , MT muốn đặt cuốn DVD này thì làm sao , MT muốn gửi tất cả các chi phí để có cuốn Vượt Sóng này, anh chỉ hộ MT với

Cám ơn anh

MT


Hello  MT  .Cuốn phim "Vượt  Sóng  "  hiện giờ đang  trình chiếu ở  Mỹ  .Chưa  có  DVD  để tung ra  thị trường .Theo tôi biết  nhà sản xuất   phim" Vượt Sóng " cần thu  lại  số Vốn đã chi ra .Như vậy trong tương lai  bộ phim "Vượt Sóng "  sẽ được đem chiếu  khắp nơi trên Thế giới chắc chắn sẽ  đến Hoà Lan  và  Úc  đại lợi .

Tuy  nhiên  ,MT cần  xem  phim trước  như Đặng Mỹ  , thì  bạn hiền của  tôi  Phú  An  đã download  và đã  burn ra DVD   sẽ  gởi tặng  MT  .  MT  gởi địa chỉ nhà , qua nhắn tin cho Phú An  sẽ nhận được DVD  .


Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #16 - 18. Apr 2007 , 21:48
 
mien_thuy wrote on 18. Apr 2007 , 19:40:
Đặng Mỹ ơi , MT muốn download bài hát này, mà tìm hoài hong thấy cái link nhạc , Mỹ giúp MT được không?

Anh Phu An ơi, cuốn phim này đã có mặt trên thị trường chưa anh , MT muốn đặt cuốn DVD này thì làm sao , MT muốn gửi tất cả các chi phí để có cuốn Vượt Sóng này, anh chỉ hộ MT với

Cám ơn anh

MT


Miên Thuỵ ơi ,

Bộ ăn mứt me bị bị  tào tháo rượt   hay sao mà cả tuần nay mới chạy về  sân trường dzị ?  ??? Undecided

Cám ơn sư huynh lẹ làng trả lời Miên Thuỵ dùm My.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #17 - 26. Apr 2007 , 17:25
 
TỰ SÁT DƯỚI CHÂN CỜ

NGƯỜI QUÂN CẢNH CUỐI CÙNG CHẾT TẠI TỔNG THAM MƯU



Lời giới thiệu: Giờ thứ 25 của ngày 30 tháng 4-1975, có một hạ sĩ quan quân cảnh của đại đội 1 tại Tổng Tham Mưu đã tự sát dưới chân cột cờ trước tòa lầu chính. Một quân cảnh còn sống đến hôm nay sẽ kể lại câu chuyện. Nhưng trước đó xin quý vị nghe qua về cuộc đời của chính tác giả: Anh Huỳnh Hồng Hiệp gốc Kiến Hòa, sinh sống tại Sài Gòn đã đầu quân vào binh chủng quân cảnh từ cấp binh nhì. Sau đó anh lên binh nhất rồi đi học lớp hạ sĩ quan căn bản, trải qua lớp chuyên môn binh chủng rồi phục vụ tại Phú Quốc. Hàng ngày những hạ sĩ quan quân cảnh VNCH phải đối diện với 40,000 chiến binh cộng sản trong các trại giam. Ðây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp và hiểm nghèo. Sau khi hiệp định Paris ký kết, trại tù binh giải tán, các tiểu đoàn quân cảnh của Phú Quốc trở về đất liền tham dự các buổi hành quân tảo thanh và bình định. Chiến dịch chấm dứt. Một số tiểu đoàn giải tán, binh sĩ chuyển qua biệt động quân. Các hạ sĩ quan quân cảnh trong đó có thanh niên Kiến Hòa Huỳnh Hồng Hiệp phải vào Dục Mỹ huấn nhục. Vừa vất vả, vừa bị các quân nhân đơn vị bạn ghét quân cảnh nên kỳ thị phá phách. Nhưng rồi mọi thứ cũng trôi qua và ở trong câu chuyện cuối tháng Tư sau đây, xin mời quý vị theo chân người hạ sĩ quan quân cảnh gian truân của chúng ta trên đường từ Dục Mỹ về Sài Gòn cho đến ngày cuối tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Sau cơn hồng thủy 75, anh Huỳnh đã ở lại Sài Gòn rồi sau này mới vượt biên. Vì năm 75 chợt thấy mình yêu nước nên ở lại. Chuyến vượt biên những năm sau là thảm kịch gia đình. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác. Hôm nay chúng ta chỉ nghe câu chuyện chấm dứt dưới chân cờ.

Riêng đối với các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã chạy được qua ngả Tân Sơn Nhất vào tuần lễ cuối cùng. Nếu đi ngang qua cổng trại Trần Hưng Ðạo của Bộ Tổng Tham Mưu thì sẽ thấy trung sĩ Huỳnh đứng giữ trật tự. Suốt tuần lễ dài như cả trăm năm, anh vẫn đứng gác cho đến giờ phút cuối để các cấp trên di tản theo hệ thống quân giai. Bởi vì người trai Kiến Hòa đã không biết tại sao trong những giờ phút đó, anh lại chợt thấy mình yêu nước, yêu quân đội. Mà quân đội đối xử với anh có đẹp đẽ gì đâu?

Giới thiệu của Giao Chỉ San Jose.

-----------------------------------------------------------------------


...

Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 29 tháng 3-1975, tôi với một vài người bạn ra chợ Dục Mỹ để uống cà phê và cũng để nghe ngóng tình hình chiến sự. Tin tức từ những quân nhân hướng Khánh Dương chạy về cho biết là tuyến phòng tuyến này do các chiến sĩ nhảy dù ngăn chận cộng quân đã đổ vỡ.

Chúng tôi lập tức trở về TTHL Dục Mỹ thì quang cảnh quân trường đã thay đổi hẳn. Các khóa sinh và cơ hữu của trung tâm ra các giao thông hào trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Biến động này làm cho nhóm 17 khóa sinh gốc quân cảnh chúng tôi lại thêm hoang mang. Số là nhóm chúng tôi đã thụ huấn xong khóa cuối Rừng Núi Sình Lầy và có danh sách được trở về binh chủng quân cảnh. Khóa học đã mãn hơn 10 ngày rồi mà chưa có sự vụ lệnh để trình diện đơn vị.

Chúng tôi cử một đại diện có cấp bậc cao nhất trong nhóm là thượng sĩ lên trình diện đại tá CHT/TTHL Dục Mỹ sau khi đã qua các văn phòng theo hệ thống quân giai. Ðại tá Ðại rất bận rộn nhưng ông vẫn cho gặp. Ông ngạc nhiên về trường hợp chậm trễ. Tuy nhiên sau cùng, ông lục ở ngăn kéo nơi làm việc tìm ra được sự vụ lệnh mà ông đã ký rồi và đưa ra trao cho trưởng toán chúng tôi.

Khi nhận được sự vụ lệnh thì quân trường Dục Mỹ không thể cung cấp phương tiện đến Nha Trang. Chúng tôi đành tự túc mạnh ai nấy đi. Ðến chiều khoảng 1 giờ, chúng tôi gặp nhau tại ở Nha Trang với hy vọng tìm được máy bay về Sài Gòn. Tôi và vài bạn nữa đi ngang qua Bộ Tư Lệnh QÐ II thì lá cờ tướng đã hạ xuống, quân cảnh gác cổng không còn. Ði qua Bộ chỉ huy BÐQ QK II thì cũng vườn hoang nhà trống. Súng M16 cả đống nên mỗi anh em nhặt một cây để phòng thân.

Không có phương tiện của quân đội nên chúng tôi mạnh ai nấy đi bằng cách đổ ra ngã Ba Thành và leo xe nhà binh tìm đường xuôi Nam. Lúc bấy giờ có quân cảnh Hiệp, người lớn tuổi hơn tôi nên bạn bè gọi là Hiệp già. Anh có một vợ 5 con, đơn vị gốc là Tiểu đoàn 8 Quân Cảnh, cùng học chung với tôi mấy khóa ở Trường quân cảnh và Trường HSQ Ðồng Ðế.

Suốt đêm hôm đó và đến khoảng 3 giờ chiều hôm sau, đoàn xe di tản đến thị xã Phan Thiết. Khi xe ra khỏi Phan Thiết một đỗi chúng tôi gặp một số quân nhân chạy ngược lại, được biết Việt cộng phục kích và có giao tranh ở ngã ba Bình Tuy (Rừng Lá).

Tin này làm chúng tôi chùn chân vì tôi biết chắc với đám quân không có chỉ huy nếu gặp Việt cộng thì chỉ có chết. Sở dĩ tôi nghĩ như thế là vì suốt từ nhiều ngày qua đã có lúc giành mấy củ khoai ở cổng Ba Làng Cam Ranh mà bắn nhau chết. Thị xã Phan Thiết đang yên lành thì bị cướp, bị phá cửa sắt lấy bia, nước đá, thực phẩm tạo ra sự giành giựt rồi giết nhau. Ðiều này ai có đi khoảng thời gian đó đều biết. Với máu quân cảnh trong người, tôi rất bất mãn nhưng không thể làm gì được.

Sau cùng, tôi bàn với anh Hiệp già là nên trở lại Phan Thiết tìm ghe hoặc tàu bè về Vũng Tàu chắc ăn hơn. Anh Hiệp không đồng ý nên chúng tôi chia tay.

Sau cùng tôi cũng tìm đường thủy về Sài Gòn qua ngã Vũng Tàu. Trình diện ở trại đường Tô Hiến Thành xong, được lệnh trả tôi về binh chủng. Tôi bắt thăm trúng được Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh. Nỗi vui mừng thật lớn, coi như thoát được nạn trong mấy ngày vừa qua. Hơn sáu năm đi lính, lần đầu tiên bắt thăm được trúng đơn vị ở gần nhà. Biết bao là mừng vui. Tại Ban nhân viên tiểu đoàn tôi được lệnh tăng phái cho Ðại đội 1 Quân Cảnh tại Bộ TTM. Thật tình mà nói, tôi chỉ được nghe tên vị tiểu đoàn trưởng là thiếu tá Hưng hay trung tá Hưng (không rõ), còn các đại đội trưởng và trung đội trưởng của tôi tôi chưa kịp gặp mặt, hoàn toàn không biết là ai. Cứ nhận lệnh đi tăng phái đã.

Tôi không nhớ chính xác bao nhiêu quân nhân từ Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh tới tăng cường cho Ðại đội 1 Quân Cảnh, hình như khoảng 15 anh em gì đó. Nhiệm vụ chúng tôi đứng các nút chặn ngã ba Chú Ía, ngã tư Võ Duy Nguy - Võ Tánh, Võ Tánh gần Bệnh Viện III Dã Chiến Hoa Kỳ, và Võ Tánh gần ngã ba Trương Quốc Dung.

Có một ngày, vào khoảng 15 tháng 4-1975, tôi gặp lại một bạn quân cảnh cùng chạy ở Dục Mỹ hỏi thăm anh Hiệp già và được biết anh bị một viên đạn bắn sẻ của Việt cộng trúng ngay giữa tam tinh gần ngã ba Rừng Lá. Tôi bần thần về tin này cả tuần.

Trong thời gian tăng phái cho TTM, ngày đứng đường, đêm về các điểm phòng thủ trong Tổng Tham Mưu. Có một đêm tôi nằm dưới thềm Tổng Cục Tiếp Vận coi TV thấy tổng thống Thiệu đọc diễn văn chửi Mỹ. Mắt coi TV, tai nghe đạn pháo kích lòng dạ sao xuyến tan nát. Cường độ pháo của cộng quân càng tăng. Trước 3 trái thì 2 trái vô Tân Sơn Nhất còn trái vô TTM. Sau 2 trái thì 1 trái vô Tân Sơn Nhất và 1 trái vô TTM. Nghe quen, tôi cũng bắt chước số anh em khác mà đoán tầm gần xa, lúc nào sắp nổ. Tôi vẫn ở TTM nhưng phạm vi hoạt động rút lại gần hơn và chịu pháo nhiều hơn.

Trong thời gian này, bên gia đình vợ tôi có đường chạy ra ngoại quốc. Nếu muốn đi thì chắc chắn chúng tôi sẽ ra đi bình yên. Tôi là hạ sĩ quan với sắc phục quân cảnh. Ði đâu cũng gặp toàn bạn bè cùng binh chủng. Không những đi dễ dàng mà còn lo cho được cả gia đình họ hàng. Nhưng không biết tại sao vào những giây phút đó tôi lại thấy mình yêu nước. Bỏ đi không đành. Ðó là tấm lòng thành thực, nghĩ sao thì nói vậy. Sau này vợ tôi cứ nói mãi về vụ di tản. Bây giờ bả không còn nữa nhưng tôi vẫn còn nghe như tiếng nói than thở bên tai.

Sáng ngày 30 tháng 4-1975:

Tôi được lệnh tăng cường cho cổng 1 TTM. Lúc bấy giờ cộng quân gia tăng cường độ pháo kích dữ dội. Các quân cảnh cơ hữu của Ðại đội 1 Quân Cảnh rất bận rộn. Có tin cổng 4 có một số sĩ quan TTM phá rào chui ra đến nỗi quân cảnh Ðại đội 1 TTM phải dùng hàng rào người mà cản lại. Cũng có một số sĩ quan cấp trung và đại tá tự ký sự vụ lệnh ra cổng. Chưa đến nỗi hỗn loạn nhưng quân cảnh khá mệt nhọc vất vả mới giữa được trật tự.

Lệnh tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Ðại đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh quân cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Ðồng Ðế. Ðó là khóa 1/71 Ðặc biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm chỉ huy trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Ðại đội 1 Quân Cảnh TTM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.

11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975:

Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LÐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Ðại đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.

11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975:

Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình “Thôi rồi, mất nước rồi.” Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia.

Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một quân cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25.

Gần 30 năm qua, ngồi cố nhớ mà viết lại chắc có nhiều chi tiết thiếu sót, ước mong các chiến hữu bổ khuyết giùm cho.

Quân cảnh Huỳnh Hồng Hiệp, San Jose


--------------------------------------
Ghi chú đặc biệt: Các bài viết của Giao Chỉ và do Giao Chỉ giới thiệu đều tập trung trong các tác phẩm: Cõi Tự Do, 16 Ngàn Tử Sĩ Ở Lại Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, Dự Án Bảo Tàng Viện v.v... Muốn có các tác phẩm miễn phí, xin liên lạc bằng thư về IRCC, Inc. 420-422 Park Ave., San Jose, CA 95110. Fax: (408 ) 971-7882. E-mail: ircc@irccsj.com Sẵn sàng gửi biếu các độc giả khắp thế giới, nếu được giới thiệu.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #18 - 27. Apr 2007 , 10:09
 
Quote:
Chi. MT ơi
Đây là link bài Bước chân Việt Nam:

http://kimvo.net/music/Buoc_Chan_Vietnam-Hop_Ca.mp3

DVD Vượt Sóng (original )chắc cũng phải 3,4 tháng nữa, vì còn đang chiếu tại rạp, cái nầy tôi download từ Youtube (link chị Mỹ post từ liên Hội Võ Bị Âu Châu , Cám ơn chị Mỹ nha) và burn ra DVD quality không rõ lắm nhưng đỡ ghiền vì phim xuống đến Úc thì cũng hơi lâu .

Happy chờ DVD .



Sư huynh ơi,

Anh Bình nhận được link này qua email của Lasan nên bảo My đưa lên cho mọi người xem đỡ chứ My có biE6't  website của  Liên Hội Võ Bị Âu Châu đâu  Wink






Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #19 - 27. Apr 2007 , 15:14
 

Chỉ  còn  2  ngày  nữa  , ngày  30  tháng 4  lại về . như vậy  đã  là  32  năm  ngày  mất  nước .

Nhân dịp này  ,tôi xin giới thiệu đến  quí bạn  hữu khắp nơi  những truyện ngắn  cần đọc  để  biết  về  tính  nhân bản  của  Người Việt Nam .

1/  Người  bán sách trên bãi biển Nha  Trang
2/  Ở  cuối  hai  con đường 

tác giả  hiện giờ định cư  ở Na Uy . Đồng thời là  tác giả của  truyện  ngắn "Thàng bé  đánh giầy  người Nghĩa Lộ .

đọc truyện thứ  hai  "Ở cuối  hai con đường "  phái nữ  cần để  hộp Klenex  bên cạnh .

cả  hai  truyện  đã được đăng ở  take2tango.com
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #20 - 27. Apr 2007 , 16:47
 
Ở cuối hai con đường


(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại
nhân dịp 32 năm từ ngày miền Nam thất thủ)

Phạm Tín An Ninh

     Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.

    Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

  Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.

  Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ : - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ ?.

  Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi , miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.

  Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".

     Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:

- Trong này có anh nào thuộc Sư 23 ?

Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng :

- Thưa cán bộ, có tôi ạ,.
- Anh ở trung đoàn mấy
- Trung Đoàn 44
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.

Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên ;

- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.

Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:

- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào ?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320. 

Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:

- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.

- Sau đó cán bộ được trao trả ? tôi hỏi .

- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị . Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.

Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói :

- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.

Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một nguòi tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.

Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bắng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.

Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng :

- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.

Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.

Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân , quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luột sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luột sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.

Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-

Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban" , quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng ?

Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ :

- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.

Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em :

- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm . Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.

Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.

- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.

- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằng vặt mãi cho đến hôm nay.

Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.

Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
   
Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.

Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.

Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ hoc. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.

Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.

     Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ , đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.

     Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen, cho biết, bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.

     Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.

     Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ dến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thưở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ : "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn ". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.   

     Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.

     Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.

     Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe, Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.

- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ ? tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.

Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:

- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?

- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, Bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan ?

- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.

- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.

     Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những nguòi đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.

     Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi .

- Bây giờ cháu đang ở đâu ? Tôi hỏi.

- Cháu đang trốn ở nhà một nguòi bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.

- Ba cháu bây giờ làm gì ?

- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.

     Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.

     Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau. anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.

     Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang . Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.

     Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm . Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.

     Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.

     Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.

     Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.

 
><><><><><><><><


"Các Anh thân quí,

     Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.

     Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người

     Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới . Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.

     Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.

     Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."


**-***-****-***-**


       Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?


  Phạm Tín An Ninh
(Vương Quốc Nauy )
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #21 - 30. Apr 2007 , 17:42
 
Mời quý vị xem slide show về 30 tháng 4 và nghe bài Người Di Tản Buồn
Vì hình ảnh rất nhiều nên trang sẽ load rất chậm, xin kiên nhẫn chờ


-------------------------------------

Những hình ảnh ngày xưa tuy đã 32 năm nhưng vẫn rõ mồn một trước mắt những chứng nhân lịch sử, những người dân hiền hòa của miền Nam Việt Nam, nạn nhân của thảm họa thế giới: Chủ nghĩa Cộng Sản.

Đồng thời những hình ảnh nầy cũng cho ta thấy rõ sự phản bội của những kẻ mà 1 thời ta gọi là đồng minh.

Ba mươi hai năm, thời gian đủ để 1 đứa bé mới sinh ra ngày đó, ngày nay đã thành 1 người chững chạc và đủ trưởng thành để nhìn thấy bộ mặt thật bọn Cộng Sãn.


----------------------------------

Powerpoint Slideshow
Saigon giờ thứ 25


và nghe Khánh Ly trình bày
Người di tản buồn
Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #22 - 30. Apr 2007 , 22:19
 
Quote:
Mời quý vị xem slide show về 30 tháng 4 và nghe bài Người Di Tản Buồn
Vì hình ảnh rất nhiều nên trang sẽ load rất chậm, xin kiên nhẫn chờ


-------------------------------------

Những hình ảnh ngày xưa tuy đã 32 năm nhưng vẫn rõ mồn một trước mắt những chứng nhân lịch sử, những người dân hiền hòa của miền Nam Việt Nam, nạn nhân của thảm họa thế giới: Chủ nghĩa Cộng Sản.

Đồng thời những hình ảnh nầy cũng cho ta thấy rõ sự phản bội của những kẻ mà 1 thời ta gọi là đồng minh.

Ba mươi hai năm, thời gian đủ để 1 đứa bé mới sinh ra ngày đó, ngày nay đã thành 1 người chững chạc và đủ trưởng thành để nhìn thấy bộ mặt thật bọn Cộng Sãn.


----------------------------------

Powerpoint Slideshow
Saigon giờ thứ 25


và nghe Khánh Ly trình bày
Người di tản buồn


Cám ơn anh Phú De  Wink
Mỹ nói sư huynh ngày mai đi mổ mắt rồi, chúc anh may mắn nhé.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #23 - 01. May 2007 , 08:49
 

Sư huynh ơi ,

Bừa nay sư huynh sắp đi mổ mắt phải không ?  My chúc sư huynh gặp mọi sự may mắn tôt đẹp nha  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #24 - 01. May 2007 , 10:46
 
Cám ơn anh Bình và chị Mỹ chúc lành, đang sửa soạn đi đây, sẽ báo cáo sau.
Back to top
 
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #25 - 01. May 2007 , 19:27
 
Quote:
Cám ơn anh Bình và chị Mỹ chúc lành, đang sửa soạn đi đây, sẽ báo cáo sau.


Chúc anh Phu De sẽ qua cuộc giải phẩu mắt bửa nay với mọi sự tốt đẹp ...và chóng bình phục nghen....  Wink Cheesy Cheesy Cheesy

Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Tháng Tư Lại Về
Reply #26 - 06. May 2007 , 05:56
 
Cộng Sản Dạy Tôi Về 30 Tháng Tư 


KIM TRẦN . Việt Báo Thứ Sáu, 5/4/2007, 12:30:00 AM
Người viết: Kim Trần

Bài số 1256-1867-572vb6040507

*

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Bài viết mới đây của cô, tự truyện "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện" là một trong những bài viết đang lôi cuốn bạn đọc. Lần này, là tâm sự của cô về ngày 30 tháng Tư.
*

Sáu năm trước...

Mười tám năm sau khi ra đời tôi mới tìm ra câu trả lời cho điều thắc mắc tôi đã mang trong lòng từ lúc còn bé "cộng sản là gì?".

Tôi đã khóc khi biết được sự thật. Nhắc đến, tôi không sao quên được ánh mắt sửng sốt của cô giáo dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College dành cho tôi khi đọc bài viết thi học kỳ một vơí đề bài "hãy viết lên cảm xúc của em về ngày 30 tháng 4".

Là một học trò giỏi mới từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, tôi đã mỉm cười khi đọc đề bài, cắm cúi viết đầy cả hai trang giấy dù cô chỉ yêu cầu một trang. Tôi là người đầu tiên nộp bài, hồi hộp chờ đợi kết quả...

Cô giáo có vẻ giật mình và xúc động mạnh khi đọc bài tôi, gọi tôi lên và hỏi "ai dạy em như thế hả? Tại sao em lại viết như thế?".

Thật sự lúc đó tôi không hiểu cô nói gì, chỉ biết tôi đã cố gắng dùng lời lẽ tốt đẹp nhất nói lên cảm giác của tôi về 30 tháng 4- "ngày đại thắng" của dân tộc Việt Nam, tôi đã ca ngợi Bác Hồ và miêu tả sự hoành tráng của ngày vui mừng thắng lợi của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi đứng như bất động, không hiểu tại sao cô giáo lại tỏ thái độ như thế. Tôi rụt rè trả lời "Em viết làm sao hả cô? Em được học sao viết vậy thôi...". Cô nhìn tôi khẽ lắc đầu và bảo tôi về bàn.

Sau đó cô giáo mở cuốn băng DVD của trung tâm Asia "Hành Trình Tìm Tự Do" cho cả lớp xem. Bước xuống bàn tôi, cô giáo nói "Em coi xong cuốn băng này sẽ hiểu tại sao cô lại có thái độ lúc nảy".

Tôi lặng lẽ xem, những giọt nước mắt của tôi không phải chỉ vì xúc động mà là nổi đau khi lần đầu biết được sự thật đau lòng: tôi, thành viên của cả một thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam hôm nay- và nhiều thế hệ sau này nữa-, đã và đang bị nhồi sọ bởi một thứ giáo dục  hoàn toàn là dối trá mà không hề hay biết gì.

Khi tôi được sinh ra, miền Nam đã trải qua 7 năm bị đặt dưới ách toàn trị của chế độ độc tài. Những bậc phụ huynh trong các gia đình, sau khi từng lãnh nhiều biện pháp hà khắc của chế độ mới đã buộc phải giả câm, giả điếc. Vì cực nhọc mưu sinh, và cũng vì an ninh của chính con cái mình, hầu hết không thể vạch rõ cho con em biết mọi thứ dối trá  mà con em họ phải học trong trường lớp và sách vở tô hồng chế độ, đánh bóng lãnh tụ. 

Trong hoàn cảnh trên đây, đầu óc non nớt của cô bé con  là tôi khi rời quê nhà tới được nước Mỹ, vẫn ngây thơ tin vào những điều dối trá mình từng học.

Tôi đã xem những kẻ tôi tớ cho một chủ nghĩa ngoại lai, mang đủ thứ mưu ma chước quỉ của chúng về tàn phá đất nước, là cha già, là anh hùng dân tộc.  Chính cái chế độ kỳ dị ấy đã đầy ải hành hạ đồng bào tôi, gia đình tôi.

Ba mươi hai năm đã trôi qua trên từng mái tóc nhuốm bạc của những người dân tị nạn kể từ ngày mất Sài Gòn và miền Nam, thủ đô và đất nước thân yêu Việt Nam, với tôi giờ nổi đau ấy dường như mới xảy ra hôm qua. 

Qua cuốn DVD ấy, tôi biết được số lượng người Việt đã bỏ xác trên biển Đông, trong tay hải tặc đã không thể nào thống kê hết. Những trái tim tan nát sau những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Những bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc xin tha cho đứa con gái mười tám tuổi ốm o bịnh hoạn. Những giọt nước mắt và những lời van xin của mẹ không làm lay động tâm hồn của những người không chút lương tâm. Tiếng niệm Phật, lời cầu kinh lúc đấy không ai nghe thấy vì lúc đó không Chúa cũng chẳng có Phật, chỉ có những thân thể trần truồng máu me nhầy nhụa, những tiếng rên của những con người bất hạnh mà số phận của họ lúc ấy như "ngàn cân treo sợi tóc".  Trong đói khát lo âu, cuối cùng đến được trại tị nạn thì  trại đã chính thức đóng cửa, hay vì họ bị trục xuất trở lại Việt Nam Lần đầu tiên biết được lịch sử chuyến vượt biên hải hùng ấy cùng vô số những cái chết thương tâm, lòng tôi dấy lên một nổi đau khó tả.

Tôi nhớ lại,

... Cảm giác vui mừng và hân hoan đến thế nào khi đứng lên bục vinh dự nhận giải thưởng giải nhì môn văn học toàn quốc năm học lớp 9 ở Việt Nam. Tôi đã dùng hết mọi chữ nghĩa hào nhoáng tôi đạ học trong văn chương để viết lên bài văn gần như hoàn chỉnh nhất trong đời về đề tài "Ca ngợi hình ảnh Bác Hồ trong văn học Việt Nam."

Tôi đã viết rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, là bậc cha đáng kính của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của truyền thống kiên cường bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là tấm gương sáng của mọi tầng lớp, rằng ông là người thầy vĩ đại của nền cách mạng Việt Nam...

Bây giờ nhớ lại, trong tôi hình như có cảm giác mình bị xúc phạm và lừa gạt nặng nề. Tôi căm ghét những lời hoa văn ngày nào tôi viết.

Tôi lật lại từng trang của quyển tập Lịch Sử thời trung học ngày nào lúc còn ở Việt Nam được mang tận đây để làm kỷ niệm. Những dòng chữ nắn nót vẫn còn đậm mực ghi lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 của bọn cộng sản đã lấy máu dân tô thắm lá cờ mừng chiến thắng.

Chúng miêu tả lại:

“... Sáng 30 tháng 4, dọc theo xa lộ Biên Hòa Sài Gòn bô đội ta tiến qua ào ạt theo một mục tiêu: Trung Tâm Sài Gòn. Tiếng súng, đạn pháo nổ vang, khói đen bao trùm. Những loạt đạn yếu ớt của "bọn ngụy quân ngoan cố" không lọt qua xe tăng của lữ đoàn 203 nhắm thẳng vào mục tiêu bắn rất đanh. "Bọn địch" hoảng sợ, tiếng súng của chúng câm bặt.

“... Bước qua đường Hồng Thập Tự, đội hình xe tăng của ta rẽ bên phải theo đại lộ Thống Nhất" Dinh Độc Lập kia kìa "Các chiến sĩ trong xe tăng reo lên, mắt vẫn chăm chú nhìn vào mục tiêu. Chúng tôi nhìn thấy toàn cảnh phủ tổng thống uy quyền. Lính ngụy quần áo rằn ri chạy nháo nhác tiếng đại bác, tiếng súng vang lên nhắm thẳng vào mục tiêu mà bắn.

“... Chúng tôi bất chấp lửa đạn, đổ ra đường hò reo chào đón bộ đội, bám theo xe tăng la hò "Hồ Chí Minh muôn năm, Cộng Sản muôn năm, bộ đội giải phóng muôn năm. Những giờ phút đó, dọc các dãy phố, cả một rừng cờ đỏ sao vàng mọc lên  chào mừng chiến thắng.

“... Lịch sử 30 tháng 4 mãi mãi ghi lại câu tuyên bố đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh: "Tôi đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Tôi kêu gọi chính quyền Sàigòn, từ Trung Ương đến địa phương, bỏ vũ khí đầu hàng Quân Giải Phóng!"   

“... Đây là cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam khỏi đế quốc xâm lược, khỏi ách kìm hảm của Mỹ Ngụy và bè lũ ngụy quyền tai sai; rằng đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thiêng liêng của dân tộc Viêt Nam...”

Cứ cái giọng hợm hĩnh ấy,  sách vở giáo khoa của Cộng sản cho tới bây giờ vẫn tiếp tục nhồi nhét vào đầu những người tuổi trẻ biết bao điều dối trá.

Cô giáo đầu tiên của tôi   dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College đã nhận xét rất đúng. Bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam là kẻ không đáng thắng đã thắng. Sau khi đã làm tốn biết bao nhiêu xương máu của nhân dân,  kẻ thắng trận đã tiêu hủy luôn chế độ  dân chủ, tự do đa nguyên đa đảng và một nền kinh tế thị trường đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam trước 75.  Hậu quả là 32 năm sau, hôm nay đây đất nước Việt Nam đang phải từng bước  đi lại ngay đúng con đường ấy.

Từ sau bài học về ngày 30 tháng Tư sáu năm trước, bản thân tôi sau khi tỉnh ngộ, đã tự tìm hiểu thêm khi nhìn lại tình hình Việt Nam hiện nay:

- Nhân dân bị lãnh đạo bởi một chế độ độc tài, phủ nhận tự do của người dân, thành lập nên chính sách chà đạp quyền căn bản nhất của con người."

-  Cho tới nay, hàng trăm, hàng ngàn tù nhân chính trị tù nhân tôn giáo giờ vẫn còn bị giam cầm trong những điều kiện vô cùng khốn khó. Cộng sản đã bắt bớ những người phát biểu bất đồng ý kiến thặm chí trên mạng internet. Đã không ít người âm thầm đấu tranh cho nền dân chủ nước nhà nhưng đã mấy ai thoát khỏi vòng kiểm soát. Tiêu biểu năm qua có ông Trương Quốc Huy vì tội theo dõi thảo luận dân chủ trên internet, kỹ sư công chánh Bạch Ngọc Dương về tội ký tên trong bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam, ông Vũ Hoàng Hải bị đánh đập dã man vì đã ủng hộ bản tuyên ngôn tự do dân chủ. Danh sách những người như thế còn rất nhiều...

- Tất cả các tôn giáo buộc phải ghi danh với nhà cầm quyền Việt Nam xin phép hoạt động. Hàng trăm đơn xin hoạt động bị khước từ thẳng thừng, bị hoản hoặc trả lại. Năm ngoái, công an cộng sản đã đột nhập nhà thờ của hội thánh Menonite đập phá mặt tiền của nhà thờ.

- Công nhân Việt Nam không được thành lập các công đoàn tự trị, không có quyền tự do hội họp, đạo luật số 34 ngăn cấm tụ họp đông đảo nơi họp hội của nhà nước, của đảng, hội nghị quốc tế. Bạn tôi kể lại, năm ngoái trong khi tổng thống Bush đến thăm Hà Nội, cảnh sát đã hốt hết trẻ em sống bên lề đường và những người dân không nhà cửa nhốt vào trung tâm cải huấn, nhiều người trong số họ đã bị đánh đập, bỏ mặc cho đói khát bệnh hoạn và không có ngày về.

- Người dân không được bảo vệ trươc pháp luật, cảnh sát có quyền bắt bớ, cầm tù bất cứ kẻ nào có tình nghi không cần lý do. Hàng trăm tù nhân tôn giáo, tù nah6n chiíh trị đang bị giam cầm trong tù với điều kiện sống vô cùng khó khăn, có người bị đanh đập, hành hạ, tra tấn bằng điện giật.

- Đảng cộng sản Việt Nam giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và cả tự do hội họp. Người dân không có quyền tự do ngôn luận, hàng ngàn sinh hoạt văn hóa thông tin bị cấm đoán, truyền thông bị kiểm duyệt, không cho phép báo chí đối lập hoạt động. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị lãnh án 7 năm tù một ví dụ điển hình. Cộng sản Việt Nam còn kiểm duyệt mạng lưới internet, ngăn chặn website có nội dung chính trị, kiểm soát emails.

- Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia về tệ nạn mua bán tình dục, nô lệ tình dục. Bọn mất hết tính người thậm chí đã mua bán trao đổi trẻ em trên internet và qua đường dây mua bán mại dâm qua các nước lân cận.

Lời kết,

Dù đã 30 năm trôi qua nhưng đối với những người dân tị nạn Việt Nam, nổi đau ấy dù dã nhẹ hơn nhưng mãi mãi còn đọng lại dấu vết như một vết sẹo lớn ghi nhớ vết thương ngày nào.

Tôi biết có nhiều người đã hỏi bản thân mình: có nên tha thứ cho kẻ thù không? Có thể nào quên đi dĩ vãng không? Câu trả lời là: không thể quên, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể buông thả bớt những nổi niềm đau kổ ra khỏi tâm tư để trái tim của những người dân tị nạn bớt nhức nhói, quá khứ của ngày quốc hận năm nào chúng ta không cần phải quên, bởi vì không ai có thể quên được, mà chúng ta nên ghi chép lại trogn lịch sử, lưu truyền lại cho thế hệ sau. Quá khứ cho ta những bài học lịch sử nhân loại và nhiờ có những bài học này, người đời sau như tôi có thể học hỏi kinh nghiệm sống, hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc và những gì thế hệ trước đã phải trải qua để chuyển hóa tích cực cho tương lai. Có một điều tôi muốn nêu lên, dù 30 tháng 4 đã trở thành ngày của lịch sử đau htương và thù hận, nhưng tôi nghĩ, chúng ta nên ghi nhớ nhiều hơn căm thù bởi vì lòng hận thù dẫu sao cũng sẽ khơi dậy mãi trong lỏng nổi đau không bao giờ chấm dứt.

Tôi mong đất nước Việt Nam mình một ngày được tự do dân chủ toàn diện như một bài diễn văn tuyên thệ nhận chức lần hai, tổng thống Bush đã nói "tự do, theo đung nghĩa, phải được toàn dân chọn lựa, hy sinh để bảo vệ, và luôn được luật pháp tôn trọng. Quyền lợi của những sắc tộc thiểu số cũng phải được bảo vệ... Mục đích của chúng ta là giúp cho mọi người cất lên tiếng nói của chính mình, đạt được tự do cho mình, theo phương cách của mình."

KIM TRẦN
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra