Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 88 89 90 91 92 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 96747 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1335 - 24. Jun 2018 , 19:48
 
...

Giá Trị Nụ Cười.



Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười"...
Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng nghĩ rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết:
"Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi:
"Xin lỗi, anh có lửa không?"...
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.
Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười ''
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều.
Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng:
- Nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta
chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau.
- Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành:
"Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau..."

(Nguồn FB Tuyen Ta)
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1336 - 24. Jun 2018 , 19:51
 
...

TRẠM CUỐI CUỘC ĐỜI



Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cã tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “Còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dendelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bã xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vây đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sau phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung tư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưỡng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dỏi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rỏ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện.... Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày Mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà.. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng.... Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngọai nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giả, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưởng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản ản tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy Mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Tác giả: Chú Chín Cali
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1337 - 14. Aug 2018 , 10:02
 

...

Cát Bụi Chuộc Đời

Tác giả : Hà Sơn
Trình Bày : Thầy Thích Thiện Ân



Này bạn thân ơi số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tàn trần gian
Dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó,mai xa kiếp con người
về với cát bụi mờ thì cũng đều đôi tay trắng

Đời là phù du ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau
Hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có
không ganh ghét hận thù chẳng gian dối lọc lừa vì kiếp người sẽ vội qua

Người ơi hãy nhớ ta là cát bụi sẽ về cát bụi thì xin đừng toan tính thiệt hơn
đời như thoáng mơ được mất ta đâu ngờ
hỏi ai có bao giờ không trở về cát bụi đâu

Cuộc đời là bao hãy mến thương nhau với bằng tất cả con tim
Để rồi một mai khi ta lìa xa nhân thế không lo lắng ưu buồn
chẳng nuối tiếc muộn phiền chuyện thế sự nơi trần ai. 






Back to top
« Last Edit: 14. Aug 2018 , 10:15 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11593
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1338 - 23. Feb 2019 , 07:33
 


Giới chăn nuôi bò ở Mỹ đòi định nghĩa rõ ràng thế nào là ‘thịt’


February 11, 2019
OMAHA, Nebraska (NV) — Các chủ trại nuôi bò và các nhóm vận động hành lang ở Mỹ nay đang tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của các sản phẩm “thịt mà không phải thịt” đang được nhiều người ưa thích, như Impossible Burger, theo bản tin của tờ The New York Times hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Hai, bằng cách đòi siết chặt lại định nghĩa thế nào “thịt” (meat).

Theo MSNBC, các nhà vận động hành lang của kỹ nghệ sản phẩm từ súc vật đang thúc đẩy các nhà lập pháp cấp tiểu bang hãy đưa ra những đạo luật theo đó nói rõ ràng rằng chỉ có thực phẩm có nguồn gốc từ súc vật mới có thể được dùng nhãn hiệu “thịt”

Hiện chưa rõ là nỗ lực định nghĩa thế nào là thịt ở cấp tiểu bang, hay ít ra là giới hạn việc bán các loại “thịt” có nguồn gốc thực vật, sẽ thành công hay không.

Một trong những dự luật ở tiểu bang Washington được dự trù đưa ra để bỏ phiếu sẽ coi việc bán sản phẩm thịt chế tạo từ phòng thí nghiệm (lab-grown) là tội hình sự và cũng cấm dùng ngân sách tiểu bang cho việc nghiên cúu trong lãnh vực này.

Các sản phẩm thay thế thịt từ súc vật, có từ việc nuôi trồng trong phòng thí nghiệm hay từ nguồn gốc thực vật như của Impossible Foods, Beyond Meat và các công ty mới thành lập khác nay đang ngày càng được nhiều khách hàng chấp nhận hơn.

Các sản phẩm này nay phần nhiều được coi là không khác gì thịt thật sự và bày bán ở khắp mọi nơi, gồm cả siêu thị và tiệm fast-food.

Thị phần của các sản phẩm “thịt” loại này dự trù sẽ lên tới $7.5 tỉ, trên toàn thế giới, vào năm 2025, không là một con số quá lớn.

Tuy nhiên, các chủ trại chăn nuôi và đồng minh của họ đang có nỗ lực bảo vệ sản phẩm của mình trước khi quá trễ.

Chỉ trong vài tuần lễ trở lại đây, các nhà lập pháp tại khoảng 15 tiểu bang đã đưa ra các dự luật để buộc các công ty sản xuất loại “thịt” mới kia không được gọi sản phẩm của họ là “thịt”.

Các nhà sản xuất thịt truyền thống đang lo sợ là sẽ trở thành nạn nhân giống như các chủ trại nuôi bò lấy sữa không ngăn cản được các nhà sản xuất thức uống làm bằng đậu nành và almond gọi đó là “sữa”.

Trong khi đó, một số công ty chế biến thịt có tầm vóc lớn như Tyson và Cargill nay cũng đầu tư vào các công ty nghiên cứu sản phẩm thịt nuôi trồng từ phòng thí nghiệm, có thể vì không muốn bỏ lỡ cơ hội trong một trào lưu mới.
(V.Giang).


Nguồn: nguoiviet.com
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3555
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1339 - 01. Mar 2019 , 22:51
 
Dau Do wrote on 23. Feb 2019 , 07:33:


Giới chăn nuôi bò ở Mỹ đòi định nghĩa rõ ràng thế nào là ‘thịt’


February 11, 2019
OMAHA, Nebraska (NV) — Các chủ trại nuôi bò và các nhóm vận động hành lang ở Mỹ nay đang tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của các sản phẩm “thịt mà không phải thịt” đang được nhiều người ưa thích, như Impossible Burger, theo bản tin của tờ The New York Times hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Hai, bằng cách đòi siết chặt lại định nghĩa thế nào “thịt” (meat).


(V.Giang).


Nguồn: nguoiviet.com


Hi chị ĐĐ
Nhân tiện mời chị và cả nhà xem một video phóng sự của đài truyền hình về fake fillet steak ở Úc.
Happy ăn steak eye fillet.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1340 - 28. Mar 2019 , 09:56
 

...

Chiều Xưa


Anh vẫn đứng bên đường chiều ngóng đợi
Bóng em về chân sáo guốc reo vui
Khung trời xưa vẫn xanh màu kỷ niệm
Em về đâu để năm tháng ngậm ngùi

Con đường tình hàng cây sao cao vút
Mùa thu vàng chiều lộng gió xôn xao
Lá sao bay trong chập chùng hư ảo
Em thật xa ... xa mãi tự hôm nào

Có bao giờ em về thăm trường cũ
Lặng nhìn màu mây trắng vẫn còn bay
Cơn gió hoang trôi qua khung cửa lớp
Kỷ niệm xưa ray rứt mãi những ngày


Khieu Long


Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1341 - 30. Mar 2019 , 23:16
 

...

Sống khỏe nhờ liệu pháp gần như bị thất truyền 5000 năm của người Nhật



Jin Shin Jyutsu là một phương pháp trị liệu cổ truyền 5.000 tuổi của Nhật Bản. Bí quyết chữa bệnh này nằm ở phương pháp xoa bóp ngón tay để chữa lành cơ thể bên trong và cải thiện tinh thần. Nghe qua có vẻ rất khó tin, nếu như không muốn nói là hoàn toàn vô lý. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được điều đó.

Trung tâm Ung thư Markey thuộc Trường ĐH Kentucky (Mỹ) phát hiện những bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp Jin Shin Jyutsu “nhận được những cải thiện rõ rệt” trong việc giảm triệu chứng căng thẳng, đau đớn và buồn nôn. Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente ở California, Mỹ đã tiến hành áp dụng phương pháp này cho một bệnh nhân đa u tủy xương.

Thông thường, khi xạ trị, họ sẽ gặp nguy cơ bị viêm niêm mạc cao, nhưng anh này chỉ bị viêm niêm mạc nhẹ một lần duy nhất. Anh ấy cũng “bị nôn ít hoặc không nôn trong suốt quá trình nằm viện”. Trong số các bệnh nhân đa u tủy xương đang điều trị ở trung tâm, anh ấy là trường hợp duy nhất không bị nôn. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận Jin Shin Jyutsu thật sự hiệu quả bởi tất cả các bộ phận trong cơ thể được kết nối với nhau. Khi một phần trong cơ thể bị “ốm”, nó sẽ gây đau đớn cho toàn cơ thể, chứ không chỉ ở riêng phần đó. Lúc đó, thông qua 5 ngón tay và lòng bàn tay có thể kết nối với cảm xúc và các cơ quan trong cơ thể. Tác động vào bàn tay trong 3 – 5 phút sẽ cải thiện nguồn năng lượng truyền đến các khu vực cần thiết, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy nguồn gốc của liệu pháp gần như bị thất truyền này như thế nào? Thao tác thực hiện ra sao?

Nguồn gốc của phương pháp

Jin Shin Jyutsu là liệu pháp trị liệu tự nhiên của Nhật Bản gần như đã bị thất truyền và được khôi phục bởi một người Nhật tên Jiro Murai. Năm ông 26 tuổi và bị lâm bệnh nặng và được bác sĩ khẳng định dùng thuốc hay châm cứu đều không thể khỏi. Ông đã tự mình ở lại trên núi 7 ngày và áp dụng liệu pháp này trị liệu cho bản thân và bình phục hoàn toàn. Từ đó, ông phát nguyện sử dụng toàn bộ phần đời còn lại để phát triển liệu pháp trị liệu này.

...


Ông Jiro Murai người phát triển phương pháp trị liệu đã bị thất truyền cùng học trò.
Sau khi sử dụng liệu pháp trị lành bệnh cho những người trong hoàng cung, ông ra vào thư viện ở đây và thu thập các tư liệu có liên quan tới phương pháp làm căn cứ cơ sở sau này của liệu pháp Jin Shin Jyutsu. Chưa từng rời khỏi Nhật Bản, nhưng muốn giới thiệu nó với công chúng toàn thế giới, ông đã nhận một đồ đệ người Mỹ tên Mary Burmeister. 50 năm sau, liệu pháp chính thức được giới thiệu ở nước Mỹ và được toàn thế giới biết đến.

Nguyên lý chủ yếu của jin Shin Jyutsu, là có thể hỗ trợ giúp cân bằng năng lượng cơ thể tới toàn thân. Theo liệu pháp này, cơ thể người có 26 ‘Khóa năng lượng an toàn’. Nếu một hoặc nhiều ‘chiếc’ này bị khóa lại, là do năng lượng của sinh mệnh bị chặn, khu vực đối ứng sẽ biểu hiện ra các triệu chứng đau cục bộ. Chỉ cần thông qua những vị trí đặc định ở trên hai bàn tay, chúng ta có thể khai mở chiếc ‘Khóa năng lượng’ này, giúp nó lưu thông trở lại và cơ thể hồi phục về trạng thái cân bằng.

Tác dụng và cách thực hiện


1. Ngón cái

Nắm ngón cái có thể giúp bạn xua tan những căng thẳng và lo lắng. Khi đó, bạn sẽ bình tĩnh, cải thiện tinh thần và ngủ ngon giấc. Động tác này cũng giúp bạn phục hồi năng lượng. Ngón cái có kết nối với lá lách và dạ dày. Những tác động lên ngón cái sẽ đảm bảo lượng bạch cầu và hồng cầu trong máu, đồng thời giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

2. Ngón trỏ

Bạn sẽ có thêm sức sống và ý chí để chống lại nỗi sợ hãi, đồng thời sẽ phấn đấu cho một ngày mai tốt đẹp hơn bằng cách xoa bóp ngón trỏ. Ý chí mạnh mẽ giúp bạn có được sức mạnh nội lực để chống lại sự yếu đuối của cơ thể cũng như kiềm chế trước ham muốn, từ đó ngày một hoàn thiện bản thân hơn. Ngón trỏ có kết nối với thận và bàng quang nên có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi thận, đồng thời cân bằng lượng nước và các chất hóa học trong nội tạng.

Ngón trỏ kết nối với tạng Thận và Bàng quang nên có thể hỗ trợ chống lại sự sợ hãi và sự hình thành sỏi thận.

3. Ngón giữa

Theo phương pháp Jin Shin Jyutsu, ngón giữa là thể hiện sự tức giận. Và sự giận dữ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể. Mỗi khi lên cơn giận và căng thẳng, bạn rất dễ bị đau đầu do máu dồn về não, dẫn đến tình trạng thiếu máu cho các bộ phận còn lại. Từ đó, những tổn hại trên cơ thể càng trở nên trầm trọng hơn và hay mệt mỏi. Bằng cách giải phóng năng lượng trên ngón giữa, bạn sẽ loại bỏ những triệu chứng tiêu cực trên. Ngón giữa kết nối với gan và túi mật. Cải thiện những bộ phận này, nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể sẽ luôn được đảm bảo.

4. Ngón đeo nhẫn

Trong một vài trường hợp, ngón đeo nhẫn cũng giống như ngón cái. Nó tác động đến nỗi buồn và những thái độ tiêu cực ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của bạn. Ngón đeo nhẫn có liên kết với phổi, giúp thở sâu và dễ dàng hơn. Xoa bóp ngón tay này giúp giải phóng năng lượng, từ đó cải thiện cơ bắp và hệ thống thần kinh. Do ít căng thẳng và nhiều năng lượng, sẽ giúp ta sống tốt hơn, vui vẻ thoải mái hơn.

5. Ngón út

Ngón út có liên kết chặt chẽ với trái tim, tức là tác động đến nguồn máu trong cơ thể. Vì máu đóng vai trò quan trọng, là nguồn giúp các bộ phận hoạt động nên ngón út được xem là ngón tay quan trọng nhất trên bàn tay. Cải thiện lượng máu sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động não bộ, từ đó tác động đến khả năng suy nghĩ và tập trung.

6. Lòng bàn tay

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tới mỗi mình bạn, mà còn có thể phá hủy các mối quan hệ của bạn với những người thân yêu. Giải phóng năng lượng trong lòng bàn tay sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn. Lòng bàn tay kết nối với cơ hoành và rốn. Vì vậy, ấn và chà nhẹ lên lòng bàn tay cũng sẽ giúp giảm buồn nôn và táo bón.

Kiên Định


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11593
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1342 - 03. Apr 2019 , 08:31
 
>
Giai thoại bài hát Dư Âm – Hẹn em từ muôn kiếp trước…


Bài hát nổi tiếng Dư Âm được biết đến như là ca khúc tiền chiến duy nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Cho đến nay, Dư Âm vẫn được xem là một trong những bài hát tiêu biểu nhất của thời kỳ tân nhạc lãng mạn thập niên 1940.

Năm 1949 nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là trưởng đoàn văn công của Sư đoàn 304 (tương đương tiểu đoàn trưởng) và cũng đang là một chàng trai cô đơn. Người vợ đầu tiên của ông đã mất 6 năm trước và nỗi buồn cũng ít nhiều vơi đi. Thấy vậy bạn bè giới thiệu với ông rất nhiều bạn gái nhưng rồi cũng chẳng tới đâu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thời trẻ

“Hồi còn trẻ tôi trông được lắm, mặt mày sáng láng đầy đặn, hiền lành lại có hai má lúm đồng tiền. Nhiều nhà tướng số bảo tôi có số đào hoa, hấp dẫn phụ nữ. Nhưng thực tế lại đụng đâu hỏng đó. Có được tình yêu quả là khó vô cùng”, nhạc sĩ nói.

Một ngày đẹp trời, một người bạn thân rủ ông về nhà mình chơi ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nhà ấy có 2 người con gái: người chị 22 tuổi và cô em mới vừa 16. Cốt ý của người bạn là muốn làm mai nhạc sĩ cho cô chị mà cũng vì thời ấy con gái đến tuổi 18 mới được phép nói đến chuyện lấy chồng vì vậy người chị 22 tuổi ra mắt còn cô em phải tránh mặt.

Buổi hôm ấy nói chuyện cũng chẳng tới đâu cho đến lúc cô em “bất thần xuất hiện, đến sau lưng chị, tì cằm vào ghế chị ngồi và nhìn tôi với đôi mắt đen tròn lay láy. Ôi! Đôi mắt kỳ diệu đã hút hồn khiến tôi sững sờ, đờ đẫn, rồi lặng im như người mất hồn”. Thấy anh chàng nhạc sĩ 26 tuổi Nguyễn Văn Tý bỗng nhiên đờ đẫn, cô chị quay lại và… đứng dậy bỏ đi. Cô em sợ quá, cũng đi luôn vào trong.

Lúc ấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý hiểu rằng mình đã dính phải tình yêu sét đánh và ông cũng tin cô gái 16 tuổi kia ít nhiều cũng có tình cảm với mình. Sau đó, bị gia đình cấm bén mảng vì cô em còn quá nhỏ, nhưng vì quá nhớ nhung nên anh vẫn đánh bạo ghé thăm, song chỉ được ngồi ngoài sân trò chuyện cùng với người bạn thân.

Một đêm trăng sáng, khi hai người bạn đang ngồi trò chuyện, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý một lần nữa rụng tim khi thấy cô em ra ngoài thềm ngồi hong tóc. Hong tóc xong cô ôm đàn ngồi hát khe khẽ. Đó là khoảnh khắc đã tạo nên câu hát: “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ”…

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ
Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ
Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn sóng
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời

Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ
Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ
Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến….
Tim anh băng giá đang ngại ngùng câu năm tháng mong chờ

Hẹn em từ muôn kiếp trước
Nhớ em mấy thuở bạc đầu
Anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn
Em để cung đàn đưa anh về đâu?

Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung
Đê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung
Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió
Đưa anh tới cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.

Ít người biết rằng hình bóng cô gái là nỗi đau tiếp nối của một mối tình sâu nặng khác bị thất lạc vào giữa năm 1949 của nhạc sĩ. Và khi nhìn thấy cô, những cung bậc tình yêu xưa như thể tái sinh.

Tối hôm ấy ra về, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mang nặng trong lòng sự tan vỡ. Về đến đơn vị, khi mọi người đã ngủ, ông thắp ngọn đèn dầu, ngồi trong tấm cót cuộn tròn, viết Dư âm, một mạch, không sửa chữ nào. Sau này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể lại trong hồi ký “Trái tim tôi lúc đó tan nát lắm rồi. Không thế sao lại hạ bút viết câu Tim anh băng giá đang ngại ngùng câu năm tháng mong chờ”. Bài hát sau đó được phổ biến khắp nơi và trở thành nhạc trong bộ phim Kiếp hoa ở vùng tạm chiếm Hà Nội.

Dư âm là mãi mãi

Dư âm là một bài tình ca buồn đẹp nao lòng và số phận của những liên quan cũng buồn chẳng kém.

8 năm sau (1958), nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý gặp lại Hằng (cô gái 16 tuổi năm xưa) trên đường về đơn vị ở Vĩnh Yên. Lúc ấy Hằng cũng đi bộ đội và đã lấy chồng. Nhạc sĩ nhớ lại: “Một chiều đi đến Vĩnh Yên, trời chuẩn bị mưa, tôi ghé vào một doanh trại trên đồi trú mưa. Nhưng vừa nộp xong giấy tờ cho bảo vệ, tôi bỗng thấy một người trong trang phục quân đội chỉnh tề từ xa đi tới. Tôi vô cùng hoảng hốt khi nhận ra người đó chính là Hằng. Hình như cô ấy cũng nhận ra tôi nên dừng lại từ xa. Tôi vội vàng vào trạm bảo vệ xin lại giấy tờ, rồi như người mất hồn đi qua mặt cô, ra cổng và đi thật nhanh như chạy trốn. Kỳ thực trong thâm tâm tôi lúc ấy chỉ nghĩ rằng: Không muốn để ai hiểu lầm tôi mượn cớ để được gặp người mình yêu”.

Và cũng bởi lúc ấy, Dư âm… không được phép phổ biến. Năm 1953, người sáng tác ra nó bị phê bình, kiểm điểm và bị kỷ luật trong một đợt chỉnh huấn, vì lúc đó nhạc sĩ cách mạng không được sáng tác nhạc lãng mạn. Lúc này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vừa kết hôn với người vợ thứ hai, Nguyễn Thị Bạch Lệ (cưới năm 1952, bà là em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương). Ông còn phải đi khắp nơi để nói chuyện “bài xích” chính bài hát mình sáng tác, cho nhiều người nghe. Sau này ông nhớ lại: “Tôi có đi, nhưng nói không được, vì nói tới đâu người ta lại cười đến đó”. Trong hồi ký viết tháng 2/1987 của mình ông viết: “Thực tế hồi đó lịch sử đã sang trang, nhưng phải nói thật, chủ yếu mới là về mặt chính trị. Còn văn học nghệ thuật, ai kiểm soát được những cái đầu còn mang nặng những tàn dư xưa”.

Năm 1988 khi đang ở Sài Gòn, một hôm nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý gặp một người bạn gái, “người đó đã nhìn tôi cũng với đôi mắt đen tròn” khiến ông nhớ lại đôi mắt của người con gái 38 năm về trước đã cho ông một Dư âm. Và một lần nữa, từ đôi mắt của một người con gái khác, ông viết bài hát Một ánh sao trời. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, ông mang bản nhạc tặng cô gái và nói thật: “Đôi mắt em giống hệt đôi mắt của người đã cho tôi một Dư âm”. Người con gái ấy im lặng và ba hôm sau nhờ người đem trả lại bản nhạc với dòng chữ: “Để anh làm việc khác!”. “Nếu biết thế, thà tôi đừng nói ra điều ấy còn hơn”, nhạc sĩ ân hận. Bài hát ấy sau này được gọi tên khác là Dư âm 2.

Người con gái 16 tuổi ngày xưa giờ đã mất nhưng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý “đến bây giờ và suốt đời có lẽ tôi vẫn yêu. Tôi không sao quên được đôi mắt và nụ cười của người con gái tuổi 16 ấy.. Bây giờ tôi vẫn yêu là yêu cái dư âm đó thôi, chứ làm gì có cái thật để mà yêu. Mà cái dư âm thì còn mãi, yêu như thế cũng được và cũng tốt đấy chứ”.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4041
Re: Chợ Chiều
Reply #1343 - 04. Apr 2019 , 14:52
 
 

Moi   nghe  nhac pham Duyen Phan  English
 

     https://www.facebook.com/therottengrapes/videos/2299902420264667/
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3555
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1344 - 04. Apr 2019 , 17:59
 
nguyen_toan wrote on 04. Apr 2019 , 14:52:
 

Moi   nghe  nhac pham Duyen Phan  English
 

     https://www.facebook.com/therottengrapes/videos/2299902420264667/


Cảm ơn anh Nguyễn Toàn, Comédien nầy hay, không cười. "dịch vật" ra là "con mẹ điên"

---------------------------

Mời nghe thêm một bản nhạc được các "tiến sĩ" "thạc sĩ" Việt cộng "mắc dịch" sang tiếng Anh nhân dịp bọn chúng tổ chức lễ kỷ niệm "1000 năm Thăng Long"
This music video was funded by a grant from the government-sponsored Musicians' Society of Ho Chi Minh City.


...

------------------------------------------------------







Hà Nội Mùa Vắng Những cơn mưa
“Ha Noi this season absent the rains”

Composer:Truong Quy Hai
Trans: Vietnammusic-nhacvietloianh.com
Singer: Vân Anh



(Hà Nội mùa này ... vắng những cơn mưa.)
Hanoi's This season... absent the rains.

(Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.)
The first cold of winter make your towel's gently in the wind.

(Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp.)
Flower stop falling, you in side me after class

(Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.)
on Co Ngu street is our steps slowly return

(Hà Nội mùa này chiều không buông nắng,)
Hanoi's This season the sky is not sunny.

(phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô,)
Deserted street slanted dried brachs.

(quán cóc liêu xiêu một câu thơ.)
Small shop is unsteady a poetry.

(Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ.)
Lake's Tay,Lake's Tay... occault

(Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ.)
Hanoi 's This season, the nostalgia in heart

(Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay,)
We are remember night cold hands,

(hơi ấm trao em tuổi thơ ngây.)
The warmth give your to naive age

(Tưởng như, tưởng như còn đây.)
Image, Image, still here



Smiley Smiley Smiley Smiley rollingonthefloor rollingonthefloor
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11593
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1345 - 05. Apr 2019 , 16:44
 
nguyen_toan wrote on 04. Apr 2019 , 14:52:
 

Moi   nghe  nhac pham Duyen Phan  English
 

     https://www.facebook.com/therottengrapes/videos/2299902420264667/


phu de wrote on 04. Apr 2019 , 17:59:
Cảm ơn anh Nguyễn Toàn, Comédien nầy hay, không cười. "dịch vật" ra là "con mẹ điên"

---------------------------

Mời nghe thêm một bản nhạc được các "tiến sĩ" "thạc sĩ" Việt cộng "mắc dịch" sang tiếng Anh nhân dịp bọn chúng tổ chức lễ kỷ niệm "1000 năm Thăng Long"
This music video was funded by a grant from the government-sponsored Musicians' Society of Ho Chi Minh City.


...

------------------------------------------------------







Hà Nội Mùa Vắng Những cơn mưa
“Ha Noi this season absent the rains”

Composer:Truong Quy Hai
Trans: Vietnammusic-nhacvietloianh.com
Singer: Vân Anh



(Hà Nội mùa này ... vắng những cơn mưa.)
Hanoi's This season... absent the rains.

(Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh.)
The first cold of winter make your towel's gently in the wind.

(Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp.)
Flower stop falling, you in side me after class

(Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.)
on Co Ngu street is our steps slowly return

(Hà Nội mùa này chiều không buông nắng,)
Hanoi's This season the sky is not sunny.

(phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô,)
Deserted street slanted dried brachs.

(quán cóc liêu xiêu một câu thơ.)
Small shop is unsteady a poetry.

(Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ.)
Lake's Tay,Lake's Tay... occault

(Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ.)
Hanoi 's This season, the nostalgia in heart

(Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay,)
We are remember night cold hands,

(hơi ấm trao em tuổi thơ ngây.)
The warmth give your to naive age

(Tưởng như, tưởng như còn đây.)
Image, Image, still here



Smiley Smiley Smiley Smiley rollingonthefloor rollingonthefloor


Nghe xong 2 bài trên mắc mọc ốc đầy mình  Embarrassed   Embarrassed
Phục quá xá nên nói ngọng , không thành lời luôn  Shocked   Shocked
Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2019 , 16:45 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1346 - 14. Apr 2019 , 08:16
 

...

Lời nói dối của cô giáo lớp 5


Ngày đầu tiên của năm học mới, cô giáo NGỌC LAN đứng trước tất cả các bạn học sinh lớp 5, nhìn khắp một lượt và nói rằng: Cô sẽ yêu và đối xử bình đẳng với từng bạn trong lớp mình.

Nhưng, đó là một lời nói dối. Điều cô vừa nói là không thể.

Cô có ấn tượng không tốt với cậu học sinh ngồi ngay dãy bàn đầu tiên, cậu bé tên là ĐỨC TRÍ

Cô LAN phát hiện ĐỨC TRÍ không thể cùng chơi với các bạn khác. Quần áo của cậu bé rách nát, người bẩn thỉu và thật khó để ai đó có thể yêu quý cậu bé cho được. Ngay cả bản thân cũng rất thích dùng bút đỏ gạch một dấu X to đùng trên vở của cậu bé.

Cho đến vài hôm sau, nhà trường yêu cầu giáo viên kiểm tra học bạ của các em học sinh, cô LAN đã cố tình để hồ sơ của ĐỨC TRÍ xuống dưới cùng. Vậy nhưng khi xem đến hồ sơ của cậu bé, cô giáo đã vô cùng ngạc nhiên.

Giáo viên năm lớp 1 của ĐỨC TRÍ viết rằng: "Tiểu ĐỨC TRÍ là một cậu bé thông minh, nét mặt lúc nào cũng rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên miệng, viết chữ rất ngay ngắn và sạch sẽ, ngoan ngoãn lễ phép, mang đến niềm vui cho những người xung quanh."

Giáo viên năm lớp 2 thì viết: "Tiểu ĐỨC TRÍ là một học sinh ưu tú, rất được các bạn quý mến nhưng cậu bé rất buồn, vì bệnh của mẹ em đã ở giai đoạn cuối, cuộc sống gia đình rất khó khăn."

Giáo viên năm lớp 3 viết: "Mẹ qua đời đã gây ra một cú sốc lớn đối với ĐỨC TRÍ , cậu bé đã nỗ lực hết sức nhưng bố em là người sống thiếu trách nhiệm. Nếu không có giải pháp cải thiện, gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến ĐỨC TRÍ "

Giáo viên năm lớp 4 viết: "Tiểu ĐỨC TRÍ tính cách dị biệt, không thích học, không có bạn, nhiều khi còn ngủ trong giờ học."

Lúc này, cô LAN mới ý thức được những vấn đề đang tồn tại với cậu học trò nhỏ. Cô cũng cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.

Nhưng tuyệt nhiên, cậu bé ĐỨC TRÍ không biết về việc này.

Vì lần nói dối trước cả lớp, cô giáo không ngờ sau đó thỉnh thoảng lại nhận được 1 lá thư

Đến ngày lễ của các nhà giáo, khi các em học sinh đem quà tặng cho mình, cô LAN càng cảm thấy day dứt hơn. Các bạn nhỏ tặng quà cho cô đều bọc giấy màu đẹp đẽ, bên trên còn dán dây ruy băng, chỉ có mình ĐỨC TRÍ là ngoại lệ.

Cậu bé dùng mảnh giấy màu da bò dày bì bì, có lẽ được xé ra từ một cái túi đựng đồ tạp nham để bọc quà.

Món quà là một chiếc vòng tay được xâu chuỗi bởi các hạt thủy tinh, có hạt đã bị mất và một lọ nước hoa chỉ còn ¼. Các học sinh khác cười ồ lên.

Cô giáo phải ra hiệu cho các bạn im lặng không được trêu chọc bạn trước khi khen chiếc vòng thật đẹp rồi nhanh chóng đeo nó lên tay.

Cô cũng xịt một chút nước hoa lên cổ tay trước mặt các em học sinh.

Sau buổi học hôm đó, ĐỨC TRÍ nói với cô giáo một câu rồi mới về: "Cô LAN , hôm nay trên người cô có mùi rất giống mẹ em trước đây."

Khi các bạn nhỏ đã về hết, cô LAN ngồi lại lớp hồi lâu. Cô đã khóc mất hơn một tiếng.

Sự thay đổi tích cực

Từ hôm đó, cô không còn nghiên cứu về việc làm sao để dạy bọn trẻ đọc, viết hay làm toán mà nghiên cứu về việc làm thế nào để giáo dục các em học sinh.

Cô LAN bắt đầu chú ý đến Tiểu ĐỨC TRÍ , Khi học cùng cô, cậu bé ngày càng cho thấy mình là một đứa trẻ năng động là linh hoạt. Càng được cổ vũ, phản ứng của cậu bé càng trở nên nhanh nhẹn.

Cuối năm đó, Đức trí trở thành đứa trẻ thông minh nhất lớp. Mặc dù cô giáo nói sẽ yêu thương và đối xử bình đẳng với tất cả các bạn trong lớp nhưng ĐỨC TRÍ đã trở thành "con cưng" trong mắt cô.

Một năm sau đó, cô LAN phát hiện một mảnh giấy nhỏ trong khe cửa. Là của ĐỨC TRÍ , Cậu bé nói với cô, rằng cô là cô giáo tuyệt vời nhất mà cậu gặp trong đời.

6 năm nữa trôi qua, cô LAN lại nhận được một mảnh giấy khác của cậu học trò nhỏ. ĐỨC TRÍ viết rằng cậu bé đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đứng thứ ba trong lớp về thành tích học tập và cô vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất cậu gặp trong đời.

Nhiều năm sau nữa, cô LAN tiếp tục nhận được một là thư. Lần này Tiểu ĐỨC TRÍ viết, khi nhận tấm bằng cử nhân loại xuất sắc, cậu đã quyết định sẽ ở lại trường tiếp tục học lên và cô LAN vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất mình được gặp trong đời.

Tuy nhiên lần này, phần ký tên có sự thay đổi và dài hơn một chút: Tiến sỹ y khoa ĐỨC TRÍ

Mùa xuân năm đó, ĐỨC TRÍ lại gửi cho cô LAN một lá thư, nói là mình sắp kết hôn, không biết cô có muốn tham gia hôn lễ của cậu hay không và cô sẽ ngồi vào vị trí của mẹ chú rể.

Tất nhiên là cô đã đồng ý. Hôm đó, cô đã đeo chiếc vòng mà cậu bé ĐỨC TRÍ tặng năm nào, xịt một chút nước hoa mà mẹ cậu bé đã từng dùng trước đây.

Gặp lại nhau, hai cô trò ôm nhau thật chặt. ĐỨC TRÍ thì thầm vào tai cô: Cảm ơn cô, cô LAN , con vô cùng cảm ơn cô đã cho con biết mình có thể làm được nhiều việc mà trước đây con không nghĩ tới.

Còn cô Lan lúc này cũng không ngăn được nước mắt, nghẹn ngào nói: ĐỨC TRÍ , con nhầm rồi, là con đã dạy cho cô nhiều điều. Cho đến khi gặp được con, cô mới biết làm giáo viên là phải như thế nào!

Lời bình

Hy vọng rằng câu chuyện này có thể lan tỏa đến tất cả những người đang làm giáo viên, những người đang làm công tác giáo dục.

Trong câu chuyện này, chúng ta đã nhìn thấy một phương pháp giáo dục hiệu quả mà một phần trong đó đến từ những lời nhận xét chi tiết, đầy quan tâm mà giáo viên ghi lại trong sổ học bạ của học sinh cuối mỗi năm học.

Chúng ta cũng đã nhìn thấy trách nhiệm của một giáo viên ưu tú, cô đã suy nghĩ nghiêm túc về công việc của mình trước đây và bắt tay vào thay đổi. Cô đã nghiêm túc hoàn thành công việc trồng người của chính mình và ở một mức độ nào đó, cô đã thành công.

Vị giáo viên ấy đã giữ cho mình một trái tim nhân ái, tình nguyện vì học sinh mà thay đổi, dùng hành động thực tế của mình để trao cho học sinh sự cổ vũ mạnh mẽ nhất.

Với một đứa trẻ, cô giáo quan trọng biết nhường nào, các em rất cần tình yêu của các thầy cô giáo.

P/S: Giá như ngành GD có thể đọc được bài viết này.

đây là câu chuyện cô giáo thompson và cậu bé Teddy tác GIÃ đả thay đôi tên cho phù hợp với VIETNAM nhằm đề cao tính nhân văn của câu chuyện .

Nguồn: Tictac st
Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2019 , 08:19 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11593
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1347 - 30. May 2019 , 10:33
 


...


Những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn bốn thập niên.

Hồi đó, cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt.

Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các thầy cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách. Sở dĩ như vậy là vì bậc học này được xem là vô cùng quan trọng, dạy học trò từ chỗ chưa biết gì đến chỗ biết đọc, biết viết, biết những kiến thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là biến từ chỗ không có gì đến chỗ bắt đầu có.

Học trò, không phân biệt giàu nghèo, khi đến lớp chỉ được dùng một thứ bút duy nhất, là bút ngòi lá tre. Gọi là lá tre bởi vì bút có cái ngòi có thể tháo rời ra được, giống hình lá tre nho nhỏ, khi viết thì chấm vào bình mực.

Bình mực, thường là mực tím, có một cái khoen nơi nắp để móc vào ngón tay cho tiện. Thân bình bên trong gắn liền với một ống nhựa hình phểu dưới nhỏ trên to để mực khỏi sánh ra theo nhịp bước của học trò. Khi vào lớp thì học trò đặt bình mực vào một cái lổ tròn vừa vặn khoét sãn trên bàn học cho khỏi ngã đổ. Bút bi thời đó đã có, gọi là bút nguyên tử, là thứ đầy ma lực hấp dẩn đối với học trò ngày ấy, nhưng bị triệt để cấm dùng.

Các thầy cô quan niệm rằng rèn chữ là rèn người, nên nếu cho phép học trò lớp nhỏ sử dụng bút bi sớm, thì sợ khi lớn lên, chúng sẽ dễ sinh ra lười biếng và cẩu thả trong tính cách chăng. Mỗi lớp học chỉ có một thầy hoặc một cô duy nhất phụ trách tất cả các môn.

Thầy gọi trò bằng con, và trò cũng xưng con chứ không xưng em với thầy. Về việc dạy dỗ, không thầy nào dạy giống thầy nào, nhưng mục tiêu kiến thức sau khi học xong các cấp lớp phải bảo đảm như nhau. Thí dụ như học xong lớp Năm thì phải đọc thông viết thạo, nắm vững hai phép toán cộng, trừ, lớp Tư thì bắt đầu tập làm văn, thuộc bảng cửu chương để làm các bài toán nhân, chia…

Sách giáo khoa cũng không nhất thiết phải thống nhất, nên không có lớp học giống lớp nào về nội dung cụ thể từng bài giảng.

Cứ mỗi năm lại có các ban tu thư, có thể là do tư nhân tổ chức, soạn ra những sách giáo khoa mới giấy trắng tinh, rồi đem phân phối khắp các nhà sách lớn nhỏ từ thành thị cho chí nông thôn. Các thầy cô được trọn quyền lựa chọn các sách giáo khoa ấy để làm tài liệu giảng dạy, miễn sao hợp với nội dung chung của Bộ Giáo dục là được.

Tuyệt nhiên không thấy có chuyện dạy thêm, học thêm ở bậc học này nên khi mùa hè đến, học trò cứ vui chơi thoải mái suốt cả mấy tháng dài. Các môn học ngày trước đại khái cũng giống như bây giờ, chỉ có các bài học thuộc lòng trong sách Việt Văn, theo tôi, là ấn tượng hơn nhiều.

Đó là những bài thơ, những bài văn vần dễ nhớ nhưng rất sâu sắc về tình cảm gia đình, tình yêu thương loài vật, tình cảm bạn bè, tình nhân loại, đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc Việt.

Tôi còn nhớ rõ trong sách Tân Việt Văn lớp Năm có bài học thuộc lòng thật hay về bóng đá mà hồi đó gọi bằng một từ rất hoa mỹ, là túc cầu:

Chiều chưa ngã, nắng còn gay gắt lắm
Hai đội cầu hăng hái tiến ra sân
Tiếng hoan hô thêm dũng mãnh bội phần
Để cổ võ cho trận cầu quốc tế.
Đoàn tuyển thủ nước nhà hơi nhỏ bé
Nếu so cùng cầu tướng ở phương xa
Còi xuất quân vừa lanh lảnh ban ra
Thì trận đấu đã vô cùng sôi nổi.
Tiền đạo ta như sóng cồn tiến tới
Khi tạt ngang, khi nhồi bóng, làm bàn
Khiến đối phương thành rối loạn, hoang mang
Hậu vệ yếu phải lui về thế thủ
Thiếu bình tỉnh, một vài người chơi dữ
Nên trọng tài cảnh cáo đuổi ra sân
Quả bóng da lăn lộn biết bao lần
Hết hai hiệp và…đội nhà đã thắng
Ta tuy bé nhưng đồng lòng cố gắng
Biết nêu cao gương đoàn kết đấu tranh
Khi giao banh, khi phá lưới, hãm thành
Nên đoạt giải dù địch to gấp bội…

Bài học thuộc lòng này, về sau tôi được biết, lấy cảm hứng từ chiếc cúp vô địch đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ của Việt Nam tại Đông Á Vận Hội trên sân Merdeka của Malaysia vào cuối thập niên 50, với những tên tuổi vang bóng một thời như Tam Lang, Ngôn, Cù Sinh, Vinh “đầu sói”, Cù Hè, Rạng “tay nhựa”… Tuy không biết chơi bóng đá, nhưng thằng bé là tôi lúc đó rất thích bài học thuộc lòng này nên tự nhiên…thuộc lòng luôn.

Càng đọc càng ngẫm nghĩ, đây đâu phải là bài thơ chỉ nói về bóng đá mà thôi. Nó là bài học đoàn kết của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng gan lỳ, bất khuất khiến cho cả thế giới phải ngước nhìn bằng đôi mắt khâm phục. Bạn thấy lạ lùng chưa, chỉ một bài thơ ngắn nói về một thứ trò chơi thôi, mà lại chứa đựng biết bao nhiêu điều vĩ đại mà những lời đao to búa lớn ồn ào chắc chi đã làm được.

Nói về môn Lịch sử, hồi đó gọi là Quốc sử, đã có sẵn một bài học thuộc lòng khác:

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ Quốc sử.

Thầy tôi bảo:

“Các con nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các con nên đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này mong nối chí tiền nhân.
Ta tin rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân tộc Việt vẫn là dân hùng liệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm,
Đầy chiến thắng, vinh quang và hạnh phúc”

Hình ảnh ông thầy dạy Sử trong bài học thuộc lòng hiện lên, nghiêm nghị nhưng lại thân thương quá chừng, và bài Sử của thầy, tuy không nói về một trận đánh, một chiến công hay một sự kiện quá khứ hào hùng nào, nhưng lại có sức lay động mãnh liệt với đám học trò chúng tôi ngày ấy, đến nỗi mấy chục năm sau chúng tôi vẫn nhớ như in.

Lại có bài song thất lục bát về ông thầy dạy Địa lý, không nhớ tác giả là ai, nhưng chắc chắn tựa đề là “Tập vẽ bản đồ”, phía lề trái còn in cả hình vẽ minh họa của Quần đảo Trường Sa và Hoàng sa:

Hôm qua tập vẽ bản đồ,
Thầy em lên bảng kẻ ô rõ ràng.
Ranh giới vẽ phấn vàng dễ kiếm,
Từ Nam Quan cho đến Cà Mau.
Từng nơi, thầy thuộc làu làu,
Đây sen Đồng Tháp,
đây cầu Hiền Lương. Biển Đông Hải,
trùng dương xanh thẳm,
Núi cheo leo thầy chấm màu nâu.
Tay đưa mềm mại đến đâu,
Sông xanh uốn khúc, rừng sâu chập chùng…

Rồi với giọng trầm hùng, thầy giảng:

“Giống Rồng Tiên chói rạng núi rừng,
Trải bao thăng giáng, phế hưng,
Đem giòng máu thắm, bón từng gốc cây.
Làn không khí giờ đây ta thở,
Đường ta đi, nhà ở nơi này,
Tổ tiên từng chịu đắng cay,
Mới lưu truyền lại đêm ngày cho ta.
Là con cháu muôn nhà gìn giữ,
Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau.
Tóc thầy hai thứ từ lâu,
Mà tài chưa đủ làm giàu núi sông !
Nay chỉ biết ra công dạy dỗ,
Đàn trẻ thơ mong ở ngày mai.
Bao nhiêu hy vọng lâu dài,
Dồn vào tất cả trí tài các con …”

Giờ đây, mấy chục năm đã trôi qua, tóc trên đầu tôi cũng bắt đầu hai thứ như ông thầy già dạy Địa trong bài học thuộc lòng ngày ấy, nhưng có một điều mà tôi nghĩ mãi vẫn chưa ra. Ông thầy đang dạy Địa, hay ông thầy đang âm thầm truyền thụ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho đàn trẻ thơ qua mấy nét vẽ bản đồ?

Lời của thầy thật là nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng cũng thật là tha thiết, chạm vào được chỗ thiêng liêng nhất trong tâm hồn những đứa trẻ ngây thơ vào những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, nơi chúng được dạy rằng ngoài ngôi nhà nhỏ bé của mình với ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt, chúng còn có một ngôi nhà nữa, rộng lớn hơn nhiều, nguy nga tráng lệ, thiêng liêng vĩ đại hơn nhiều, một ngôi nhà mà chúng phải thương yêu và có bổn phận phải vun đắp:

Tổ quốc Việt Nam.

(st)


Trích từ FB
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11593
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1348 - 10. Jun 2019 , 15:33
 

Về Bà Chiểu


...

Hình Internet



Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ thấy lòng mình bâng khuâng mỗi khi vãng lai. Ở những nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và cũng ở đó, dân cư thường hiền hòa, bình dị. Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm dù trường vẽ Gia Định nay đã không còn nơi mặt tiền xưa những cây cột kiểu toscani và các vòm cửa arcade rất đẹp.

Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau, thấy cây soài Thanh Ca cuối sân đã chết nhưng nó vẫn cố đứng vững để chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt. Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa, có di ảnh của ông và bà Năm Sa Đéc, nhìn ra hòn non bộ buồn thiu. Vài cây chậu nhỏ hoang tàn, và nhà lớn thì cửa đóng im ỉm…

Bà ngoại tôi, con một gia đình hết thời từ phía Vĩnh Hội hồi đầu thế kỷ 20 từng kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu. Từ Gò Vấp, bà đi xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định. Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây Sao dài um tùm trong những buổi sương sớm hay vào chiều tối. Lúc đó là năm 1925-1926, khi bà vừa sinh ra má tôi.

Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (Góc Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm thì tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái hay ễnh ương kêu inh ỏi. Tới Tòa Bố, xe quẹo vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường có mọc nhiều cây Bàng dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng.

Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh… được đặt tên tùy theo những cây cối trồng hai bên. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng, xưa rất vắng vẻ và có trồng nhiều cây Sanh mang lắm rễ phụ như cây Đa, cây Si - Vài người già ở Bà Chiểu bây giờ luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như trước nay.

Khi gả con gái út vào một gia đình ở Ngã năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui vốn là dân cố cựu. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở, nhưng hồi khoảng thập niên 1920 thì vẫn còn thưa vắng. Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó, người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng, ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt.

Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia hay bắt còng. Cá lia thia ở đây là cá Xiêm lai, đá rất giỏi nên cá các xóm Cầu Lầu, Thanh Đa hay Hàng Sanh, Thị Nghè gần đó đều chạy mặt. Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ… ma đi. Giờ đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng. Ai cũng sợ cô Ba Trâm nhát ma!

Nếu đi ngang con đường đó vào ban đêm, thật là mừng nếu thấy có ánh đèn dầu của mấy anh soi ếch hay bắt cóc gần đó. Đi từ cầu Bông, khách bộ hành luôn mong cho nhanh tới Lăng Ông vì phía trước Lăng có một dãy nhà phố và một cái lò đóng móng bò. Cái lò này chính là nơi trú mưa lý tưởng mỗi khi trời khó ở, rồi từ đó đi tiếp về miệt Phú Nhuận, Bình Hòa hay Gò Vấp vì không có nhà cửa nào gần đó.

Đứng tại lò đóng móng bò, có thể nhìn thấu tới xóm Đình, thấy cả một thân cây khô rất cao là chỗ cô Ba Trâm đã treo mình tự tử ở đó. Cây này không ai dám đốn hạ kể từ khi chuyện đó xảy ra vì ai cũng tin, oan hồn cô vương vấn ở đó. Từ lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường, có một miếng đất trống và một cái nhà lợp thiếc, với khung sườn bằng sắt. Đó là nơi phú-de (fourrière, nơi chưa đồ vật của công an) dùng nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang.

Sau một thời gian, phú-de ấy dời đi. Trước kia ở đây là trại lính, cũng là nơi tập dượt của lính mã tà. Dân quanh vùng thường thấy từng tốp lính 4-5 người bồng súng có gắn lưỡi lê đứng tập theo khẩu lệnh của của mấy chú cai, thầy đội.

Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: Cô còn trẻ, con nhà khá giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây Trâm gần trường vẽ Gia Định. Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn.

Vì cô chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian và họ đồn, về đêm cô hay hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã từ Hàng Sanh, đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết.

Bây giờ, người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa.

Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết. Tôi hỏi thì ông Lý Lược Tam, một nhà nghiên cứu cho biết là đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa ngoài những câu chuyện của ông bà kể cho con cháu nghe. Đến lúc đó, đường Hàng Bàng đã trở thành tên đường mới là Lê Văn Duyệt (Không phải LVD ở khu quận 3 - 10 ngày cũ) và nhà cửa đã đông đúc hơn.

Phía bên trái, từ Lăng Ông đi Cầu Bông thì nhiều nhà hơn, sau này đến thập niên 1960, ở hẻm số 100 thì nhiều người biết trong đó có tiệm bán khăn đóng tên là Khăn đen Suối Đờn, nổi tiếng từ Thủ Dầu Một xuống làm ăn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống sau khi chặt bỏ những cây Bàng. Buổi chiều, người dân tụ lại thành khu chợ trời, bán đủ thứ hàng phục vụ cho bữa ăn như nồi đất, bí bầu, gạo và có cả một ông thợ may tên là “anh Năm” đặt bàn ở đó, may quần áo cho khách. Có cả mấy quán cà-phê.

Năm 1952, nghệ sĩ lão thành Năm Châu đến mua một trại cưa trong con đường dốc là nhánh của đường Hàng Bàng đổ xuống khu Miếu Nổi, làm thành chỗ ăn ở cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Ở đó, gia đình ông ở trong một cái nhà sàn de ra sông, khoảng giữa dành làm sân khấu để tập tuồng và trong trại chia ra từng gia đình nghệ sĩ, với cái bếp chung, ăn “cơm hội”. Gia đình nghệ sĩ Trần Hữu Trang cũng ở một cái nhà sàn gần đó.

Trước 1975, đến lượt nhà văn Sơn Nam cũng về ngụ trên con đường này, rất tiện cho ông khi cần đến Lăng Ông để tham gia việc Lăng, hoặc đi giao dịch nơi các tòa báo ở quận 1, quận 3. Khi tôi đến thăm ông năm 1999, ông nhắc lại một chuyện: Khi con trai là Nguyễn An Ninh còn măng trẻ muốn sang Pháp du học, cụ Nguyễn An Khương, một nhà nho yêu nước hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du, đã đưa con đến Lăng Ông Bà Chiểu để tuyên thệ giữ vững khí tiết, không bị bả vinh hoa xứ người mê hoặc mà phản bội quê hương. Con trai ông không chỉ vượt qua mọi cám dỗ ấy mà còn trở thành một nhà cách mạng lừng lẫy chống chế độ thực dân.

Câu chuyện khiến tôi nghĩ nhiều về vai trò của Lăng Ông trong đời sống người Sài Gòn – Gia Định. Người ta đến Lăng không chỉ để cầu xin buôn may bán đắt, thề thốt đúng sai với nhau mà còn đến để có nơi chứng giám lòng kiên trinh với đất nước. Một nơi như vậy sẽ không bao giờ có cảnh hương tàn khói lạnh, cho dù cuộc sống có biến đổi thế nào đi nữa.

Cơn mưa đầu Hè khiến tôi trú lại khu chợ Bà Chiểu, ăn tô mì hoành thánh nơi cái xe có gắn tranh kính màu đầy tích tuồng xưa cũ. Những mảng màu đã đó đã nhợt nhạt trên tranh. Tô hoành thánh không còn ngon như hồi được bà ngoại cho tôi đi ăn mỗi khi ghé thăm bà bác, tức là sui gia của bà, ở đầu hẻm Ba cây Sao. Mưa đi qua vùng Bà Chiểu, như đã qua trăm năm trước, nhưng cảnh vật đã khác rất nhiều.

Phạm Công Luận
Trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định 
     



Back to top
« Last Edit: 10. Jun 2019 , 15:34 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11593
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1349 - 10. Jul 2019 , 07:55
 


Thời trang mới


...

...

...

...

...



Hình Internet
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2019 , 07:56 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 88 89 90 91 92 93
Send Topic In ra