Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 89 90 91 92 93 
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 95982 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Sài gòn bây giờ
Reply #1350 - 14. Oct 2019 , 08:22
 

Sài gòn bây giờ.


Đỗ Hồng Ngọc


...


Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại để nhìn gái đẹp, phụ nữ xinh đẹp ! Bây giờ hết rồi !!!  Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !
Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến.....

Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi!
Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa.
Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi - trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài.
Năm nay chợ Hoa Tết đã dời về đường Hàm Nghi, nhưng mà bị ế ẩm thê thảm.
Áo dài kiểu, áo dài thời trang chỉ thấy ở một số đền, chùa và mấy địa điểm chọn lựa để quay phim ảnh xã hội, thời trang, ca nhạc để lôi cuốn, dụ dỗ dân chúng.
Mọi người trở nên hấp tấp, vội vã, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực, ô nhiễm .... Môi trường đô thị ngày càng xấu đi.....

Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên !!!!!!!!!! Đến năm 2020 thì Cộng Sản Trung Quốc sẽ sang làm chủ, xâm chiếm, cai trị, đô hộ điều khiển mọi thứ, mọi sự, mọi điều ở Việt - Nam theo như Mật Ước thành đô 1990 trong đó các lãnh đạo CSVN đã buôn bán toàn thể đất nước, sơn hà, xã tắc và biển đảo cho CS Trung Quốc ....

Vậy mà một số Việt Kiều và các công ty ngoại quốc vẩn nhào vô, chạy về đầu tư xây các cơ sở và các cao ốc như điên ........ Cộng Sản Việt Nam đã dụ dỗ, lọc lừa, mưu chước tài giỏi thật ....... Không trách gì quỷ vương Satan, Lucifer và các quỷ con của hỏa ngục cũng thua các mưu mô, ưu chước gian trá, lọc lừa của họ !!!!!!!Các tiệm ăn fastfood, các quán ăn đủ loại mọc lên như nấm ....... Năm nay đã có khoảng chừng Một Triệu Việt Kiều theo lời dụ dỗ ngọt ngào, gian trá của nhà nước CSVN nên đã đua nhau về ăn Tết, hưởng xuân hoan lạc ở Việt Nam, nên họ đã đem tiền ngoại tệ về nuôi cho dân Sai-Gon được béo bổ, mập phì ra ........

Ai cũng biết fastfood tới đâu thì các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng nhiều thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn là hương liệu, hoá chất, bột nêm độc hại .... thế nhưng các thứ đó làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản...... Có một số quán ăn , tiệm ăn bình dân, công cộng lại có các nàng tiếp viên, tiếp thị và các nàng phục vụ chạy bàn .....khỏa thân 100 % trần truồng như nhộng để câu khách .... và họ được phép làm như vậy ....... Thế là Việt Kiều và các du khách ngoại quốc rủ nhau, kéo nhau về VN để hưởng các cảnh hoan lạc, thú vui nhục dục của thiên đường hạ giới Sai-Gon !!!!!!!!! .

Cứ xem TV thì biết.. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!
Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum.
Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có......
“Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp.....
Thỉnh thoảng kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi.... Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chất chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càn , uống ẩu tả , mặc kệ nó !
Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh ??? !!!!!!

Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại.
Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân.
Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẻ cằm rào rào......
Ai cũng thành người mẫu , ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ bí lối , bí nguồn cảm hứng , không còn làm thơ được nữa!

Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm......
Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích nhục dục , tình dục cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo , phim dâm , phim con heo
3-4x… các thứ đầy dẫy khắp nơi ...... Thức ăn thức uống béo bổ các thứ.. Khí hậu nóng lên, nhiệt khí cơ thể lúc nào cũng nóng sôi lên, đòi hỏi, thèm khát tình dục .....Bởi vậy tỷ lệ phá thai của các vị thành niên gia tăng một cách đáng lo ngại..... Các thanh thiếu niên phần nhiều đua nhau sống cuồng, sống vội, sống ẩu tả, bừa bã , vô văn hoá, vô giáo dục, sống lăng loàn, ma túy, bất cần đời ........

Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng gia tăng nhiều và mau . Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Các trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, thiếu chăm nom , săn sóc tốt nên lớn lên bị các chứng bệnh tâm thần cả đống , cũng bộn !!!!
Tóm lại, sức khỏe và các đường lối, các phương cách giáo dục cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm...... Sài Gòn đẹp lắm nay còn đâu !!!!

Đỗ Hồng Ngọc
Back to top
« Last Edit: 14. Oct 2019 , 08:24 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1351 - 15. Nov 2019 , 00:01
 


...

Mùa Thu Cuối Cùng



Thu qua chưa mà hồn lạnh giá
Mùa yêu đương rộn rã lá vàng
Xếp tên nhau thì thầm gió gọi
Duyên ước tình chẳng thể ly tan .

Nồng nàn hương ấm đêm dậy mộng
Em về lá trải bước chân quen
Xạc xào như tiếng ru tình hỡi !
Phơi phới hồn thu rợp bóng người .

Có phải giấc mơ tình im tiếng
Thu đã về , sao lệ chứa chan?
Dòng mưa tan chảy môi hồng thắm
Chiếc lá tình xơ xác lụi tàn .

Thời gian gỏ nhịp đều thổn thức
Cây đã khô lá đã rụng vàng
Sao không thấy bóng người cuối phố?
Trái tim buồn héo hắt tình tan .

Hồn đã vỡ mộng đời thôi hết
Tình đã bay theo gió mùa sang
Còn chi đâu mảnh đời trơ trọi
Chỉ trong nhau bao nỗi muộn màng.

Những mùa thu qua không tàn úa
Nắng lụa vàng hanh chim trắng bay
Giờ đây xơ xác triền mây tím
Hỏi người , mùa thu chết có hay ?



Ngọc Quyên
Back to top
« Last Edit: 15. Nov 2019 , 00:07 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1352 - 25. Dec 2019 , 14:03
 
hohoho...
em ngố

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1353 - 31. Dec 2019 , 20:16
 
...

Em ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1354 - 26. Jan 2020 , 00:05
 
...
Cung Chúc Tân Xuân 2020
Chúc các bạn một năm mới luôn vui vẻ, ngày thêm tươi trẻ,
mọi viêc nhiều mới mẻ, thật tràn đầy khỏe.
Back to top
« Last Edit: 26. Jan 2020 , 00:06 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1355 - 26. Jan 2020 , 00:08
 

...

QUÀ TẶNG MÙA XUÂN


Gửi em vạt nắng mùa xuân cũ
Hong ấm trời quê ngọt mùa sang
Tầm xuân chín dâng đời dấu ái
Chia hết nồng say lòng riêng mang

Gửi em câu hát mùa xuân cũ
Bay bổng xuân thì buổi ban sơ
Sớm muộn sân trường thơm áo lụa
Chữ viết lòng nghiêng một câu thơ.

Gửi em cơn mưa mùa xuân cũ
Ướt mộng bên thềm hoa ngát hương
Khung cửa hẹp giấu lòng tri kỉ
Thương hoài cố nhân miền khói sương

Gửi em bến nước mùa xuân thắm
Buông cánh tàn phai bên dòng sông
Khăn áo giữa chiều như cơn mộng
Em một nửa chừng- nhớ mênh mông.


Hoàng Chẩm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1356 - 13. Feb 2020 , 19:55
 
...

Em ngố
Back to top
« Last Edit: 13. Feb 2020 , 19:55 by Ngố »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1357 - 27. Mar 2021 , 12:45
 
...

Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt


Tôi chuyển vào TP Hồ Chí Minh cũng đã hai mươi mấy năm. Chừng ấy thời gian chưa dài lắm nhưng với đời người thì không thể nói là ngắn được. Tính tôi đi đến đâu cũng vậy, cứ thích tò mò ngóc ngách cuộc sống dân tình ở đó, dù là trong nước hay đi học hành ở nước ngoài. Đúng là có chuyện “văn hóa vùng miền” rất thú vị.

Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh mới hơn 300 năm so với Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến thì rõ ràng ngắn hơn nhưng lại có những nét văn hóa thật dễ thương. Qua những cuộc di cư từ Bắc vào Nam suốt mấy trăm năm nay đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người còn làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an bình, phì nhiêu lại có thêm người Trung Hoa, người Ấn Độ đến sinh sống, tạo nên một miền đất nước đa sắc tộc sống chan hòa bên nhau.

Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là: “Hi, xin chào anh Hai Sài Gòn”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là “anh Hai Sài Gòn mới ra hả”. Có chuyện gì muốn kết luận lại “anh Hai Sài Gòn cho ý kiến”… và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của anh Hai Sài Gòn là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “anh Hai Sài Gòn” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa.

Có người hỏi:

- Tại sao có “anh Hai Sài Gòn” mà không có “anh Hai Hà Nội” nhỉ ?
.

Tôi sực nhớ lại một thời đã có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lý và mang tính nhân văn cao. Tôi kể họ nghe:

- Ngày xưa phương Nam của đất nước mình đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn, mà các cụ xưa người Bắc thì rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu thì đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên... Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của dòng họ ở lại ngoài Bắc nên khi sinh ra những đứa con đầu lòng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác thì người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?

Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà mình trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn: “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.

Có anh bạn trẻ cuối bàn hình như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu: “Trăm phần trăm đi anh Hai Sài Gòn”, tôi “chơi luôn”, nhưng rồi cậu lại hứng lên: “Xin mời anh Hai Sài Gòn cốc nữa”, tôi buột miệng: “Bình tĩnh đã cưng”. Một tiếng xuýt xoa phía góc bàn: “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi anh Hai Sài Gòn ơi, dzô đi”.

Vô Nam sinh sống lâu năm rồi những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đình tôi từ lúc nào không hay, các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi còn nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm gì đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em: “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao?”. Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy thì làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong lòng.

Ngày xưa lúc còn sống ở Hà Nội tôi cũng đã được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh hình như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”... chứ không phải người ta dùng từ “Cưng” để gọi nhau như ở Sài Gòn. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm lắm và dễ thương làm sao.

Tất nhiên, đã là xã hội thì sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xã giao thân tình với cái giọng của người Sài Gòn dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách giao tiếp trong mua bán giữa khách và cô bán hàng: “Hàng này đồ thiệt hôn cưng?”, “Thiệt mà, thưa cô”... Người nghe cũng thấy nhẹ lòng. Đi ngoài đường, nếu vô tình ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe: “Cô /chú ơi, gạt chân chống” và một lời đáp lại: “Cảm ơn nha”. Nghe mà thấy vui.

Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường tình, vô vị nhưng không phải vậy, bởi vì từ những đứa trẻ mới lọt lòng cũng đã thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè. Ngôn ngữ của người Sài Gòn nghe đã thiệt.

HOÀNG THẠCH
Back to top
« Last Edit: 27. Mar 2021 , 12:45 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1358 - 27. Mar 2021 , 14:02
 
Tuổi Già Và Nỗi Buồn Trong Viện Dưỡng Lão Trên Đất Mỹ.


Tôi viết như một trải nghiệm của riêng tôi trong quá trình giúp em gái tôi lên kế hoạch tìm ra một phương án sở dĩ an toàn và lâu dài cho người anh cả của gia đình chúng tôi, năm nay đi vào lứa tuổi song thất 77, mặc dù anh không mang một chứng bệnh nền nào, ngoại trừ chứng bệnh già nua, lão hóa quá nhanh, sức khỏe yếu hẳn đi tính từng ngày, đi đứng khó khăn, không tự chăm sóc được cho bản thân, phải nhờ người trợ giúp, thêm phần trầm cảm của tuổi xế chiều trong nỗi bể dâu của một gia đình không được đầm ấm...
Để có được một mái ấm an dưỡng tuổi già trên xứ Mỹ, nhất là trong thời kỳ đại dịch coronavirus, khi mà tin tức phần đông ca tử vong vì COVID-19 đến từ các viện dưỡng lão trên khắp nước Mỹ, thì hành trình đi tìm cho ông anh mình một nơi nghỉ dưỡng an toàn còn khó hơn là tìm đường vượt biên của những thập niên 70's.

Ở đây tôi không nói đến tình trạng tài chánh, vì thường tình một người ở Mỹ sau khi đã một đời đi làm đến tuổi về hưu và sau khi con cái đã thành tài lập nghiệp có gia thất riêng thì vợ chồng
già còn lại những gì?

Có chăng còn lại một ngôi nhà đã trả hết nợ nần, nhưng căn nhà giờ đây chỉ còn lại hai ông bà già với một khoảng không gian trống vắng không cùng, đầy ắp những kỷ niệm. Còn đâu những tiếng cười đùa trẻ thơ và những bữa cơm gia đình một thời bên nhau... May mắn thay cho những cặp đôi tuổi già, ngoài căn nhà và sổ lương hưu nhất định, còn lại được chút tình già sớm tối có nhau, dựa nhau cùng nắm tay trên bước đường của một cõi đi về...

Ước mơ thật đơn giản phải không bạn? Nhưng đó lại là giấc mơ không bao giờ với tới được của rất đông bạn già đã về hưu trong hội Ái hữu cựu Sĩ quan Không Quân tỵ nạn trên đất Mỹ mà tôi biết, kể cả ông anh tôi...

Sau mấy mươi năm trường chịu đựng vì con cái và vì sĩ diện với bà con dòng họ, với bạn bè, với cộng đồng giáo xứ nơi đang sinh sống, để lo tương lai cho các đứa con, giờ đây khi mái đầu đã điểm sương, dáng đi xiêu vẹo, cháu con đề huề, người vợ một đời đầu ấp tay gối lại quay tít một vòng 360 độ, hoàn toàn đổi ý, bỗng coi nhẹ sỉ diện, chỉ muốn sống một ngày cho ra sống mà cả cuộc đời bà không có cơ hội: một mình, tự do, tự tại... không vướng bận một ai mà chuốc thêm muộn phiền. Ích kỷ giờ đã lên ngôi, hay là cơ hội đã đến để đáp trả lại những ẩn tình khúc hận chất chứa trong lòng bấy lâu cho một cuộc tình không như mơ ước...?

Đó có phải là tâm lý chung? Chỉ có hai người trong cuộc mới thấu. Vì đâu nên nỗi đoạn trường? Hai người đã từng đồng cam cọng khổ bước qua những năm tháng dài gian nan khổ ải, những đêm vợ chồng thức trắng đêm để lo cho con cái bị bệnh. Thế mà, khi những ngày tháng gian khổ qua đi, các con giờ đã trưởng thành, ông bà không còn phải bận tâm tới cái ăn, cái mặc, nhàn nhã tuổi già bách niên giai lão. Cứ ngỡ rằng ông bà sẽ cùng nắm tay nhau đi trọn hết cuộc đời ô trọc nầy. Nhưng than ôi! hôn nhân của mấy mươi năm trường đã đi vào ngõ cụt... Đành quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ với một lý do cứ tưởng như đùa, thật nhẹ tênh: “Có quá nhiều mâu thuẫn không thể hàn gắn” hay "duyên phận đã hết, đành tận nghĩa phu thê"!

Cả thời tuổi trẻ họ sống vì con, vì định kiến xã hội, đến khi ở độ tuổi không còn trẻ, tóc đã điểm sương, họ mới tự giải thoát mình ra khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc nầy chăng?

Để giải quyết. Ly thân, nhưng không ly dị...Thân ai nấy lo, đối xử nhau như một kẻ thù. Ôi cũng là nỗi vô tình của kiếp vô thường... Hồi kết của chuyện tình già sao thật buồn thỉu buồn thiu...

Biết đến bao giờ anh tôi mới ngộ ra cơn trầm cảm của giấc mộng Nam Kha, chấp nhận số phận hẩm hiu... Thôi thì níu kéo nhẫn nhịn thêm để làm gì, chắc gì hạnh phúc. Biết tìm cho mình một chút gì thanh thản ở cuối đời để tâm hướng về cõi phục sinh cứu độ... của Lòng Chúa Thương Xót.

“Người ta bảo, vợ chồng già phải có nhau, chăm sóc nhau nhưng anh thì bất hạnh. Lúc trước, anh cứ nghĩ chỉ cần anh yêu thương T., tảo tần lo cho gia đình thì sẽ được tha thứ, bỏ qua hết mọi chuyện. Cú sốc này làm anh đau lắm chứ. Có lẽ quãng đời còn lại, anh phải biết sống tốt hơn cho bản thân mình, biết chấp nhận số phận" có lần anh tôi tâm sự như vậy trong nước mắt, lần đưa anh ra dạo biển Huntington gần đây. Nghĩ lại thấy thương thương..., thêm lời cầu cho ông anh mình mong được như vậy... Hay cũng chỉ là câu trả lời trong ánh mắt vô thần của ông anh tôi: - "Biết! Nhưng khó lắm. Sao cũng được. Vẫn bình thường. Cho gì ăn nấy...", đã từng lấy đi bao nước mắt của em gái tôi...

Mới đây tình cờ đọc được một bài viết trên mạng xã hội phản ảnh một phần thực tế về sinh hoạt tại một viện dưỡng lão ở quận Cam, California, của một cô gái Mỹ gốc Việt, cô Mary Tran, một người
được đào tạo trong lãnh vực "Y Tế & Dịch Vụ Nhân Sinh" (Health & Human Services field). Xin trân trọng lược dịch và đăng lại để làm trải nghiệm cho những ai đang đi tìm nhà dưỡng lão hay viện hưu dưỡng (Nursing Home - Senior Assistance Living) trên đất Mỹ cho người thân, đỡ bàng hoàng. Bài viết có tựa đề:
"The journey to find a Nursing Home"
(Hành trình đi tìm nhà dưỡng lão)

....Tháng trước đây mình có giúp làm một tờ Giấy ủy quyền (Power of Attorney) cho một người thân của bạn mình, đang điều trị tại một bệnh viện địa phương về bịnh tai biến, lý do bệnh viện muốn chuyển người thân bạn mình qua một khu trung tâm nghỉ dưỡng có cơ sở Phục hồi chức năng (Nursing Home - Rehab), để bệnh nhân vừa dưỡng bệnh vừa qua vật lý trị liệu. Tình hình đại dịch COVID-19 như hiện nay, tất cả mọi nơi đều quá tải, không còn chỗ trống, nhân viên quản lý bệnh nhân (Case Manager) vẫn chưa tìm được một nơi nào khả dĩ. Thế là bạn mình gọi nhờ tôi giúp đỡ. Tôi hứa sẽ giúp bạn tôi tìm một nhà dưỡng lão tốt.

Chưa có kết quả, thì bạn tôi báo tin vui rằng không cần làn phiền tôi nữa, nhân viên sở xã hội của bạn mình (Social worker) đã tìm giúp cho bạn mình một trung tâm Phục hồi chức năng vừa có luôn cơ sở dưỡng lão (Nursing Home - Rehab) tốt, gần bệnh viện, để tiện cho việc đi lại, đưa đón. Mình rất vui và yên tâm vì biết rằng người thân của bạn mình biết được tiếng Anh và còn rất tỉnh táo, nên tin chắc là sẽ không một ai có thể ăn hiếp được người thân đó của bạn tôi. Với lại, sau này khi đã phục hồi được một phần chức năng, người thân của bạn tôi cũng sẽ phải chuyển qua sống trong một viện dưỡng lão lâu dài thôi. Vì thế đây coi như một cuộc trải nghiệm...

Nghe bạn nói thế mình chỉ biết khuyên bạn mình nên hết sức cẩn thận, đừng quá vội tin ai trong việc chọn lựa cho người thân mà bạn yêu thương một nhà hưu dưỡng. Bỡi lẽ trong nghề mình quá biết "conquạ nào lại không đen", chẳng qua nó có biết khéo che đậy hay không mà thôi. Thật vậy, hai ngày sau khi được bạn mình cho biết địa chỉ cơ sở của nhà "Care Home" nầy, mình đã ghé thăm người thân của bạn tôi tiện thể cho bạn tôi ý kiến chuyên môn của mình. Vào thăm, gặp người thân của bạn tôi, ngồi đó, trên một chiếc xe lăn, gục đầu, nửa thức nửa ngủ, lờ đờ. Tôi hỏi người giúp việc ở đây, họ trả lời là bạn ấy từ ngày vào đây ban ngày thường hay ngủ suốt.
Mới đầu tôi nghĩ có lẽ ông ta mới từ bệnh viện qua nên chưa quen hơi, với lại uống nhiều loại thuốc mới, có thể chưa quen. Tôi yêu cầu xin họ cho tôi coi lại danh sách thuốc PRN mà y tá đang cho ông ta uống. Cũng nên biết thêm đơn thuốc PRN là chữ viết tắc của "pro re nata" có nghĩa là việc dùng thuốc không theo lịch trình. Thay vào đó, đơn thuốc được thực hiện khi cần thiết. Tôi xem qua danh sách PRN, khám phá ra họ cho bệnh nhân uống tối đa liều thuốc ngủ cho phép, tôi có hỏi bệnh nhân thì người thân của bạn tôi nói là không hề yêu cầu thuốc ngủ, trong khi Y tá một mực nói là có yêu cầu.

Trước khi đi mình lấy điện thoại chụp nhiều hình ảnh chung quanh gian phòng của ông bạn. Hai ngày sau tôi quay lại, thùng rác và rác cá nhân vẫn chưa đổ hay dẹp, tôi gọi Y tá trực hôm đó để khiếu nại, họ đổ thừa là tại có hai loại rác khác nhau, người phụ trách vệ sinh (house keeping) tưởng là rác y tế nên không dọn. Mùi hôi thúi từ đó xông lên nồng nặc.

Còn đồ ăn thì khỏi phải bàn, 90% món ăn là từ đồ hộp có sẵn, thứ phát chẩn, hoặc là thức ăn đông đá, thịt gà thì cứng và khô như gỗ, đậu đũa (green beans) từ hộp lon ra thì mặn chát, nguội lạnh, thế mà tụi nhà bếp lại còn cắt luôn khẩu phần sữa dinh dưỡng của người già làm mình phải đi cãi lộn với họ, vì mình biết chắc một điều là tụi nó giấu sữa Ensure để đem về.

Ngày hôm sau nữa mình lại đến, lần nầy Y tá quên không rửa vết thương và thay băng mới cho vết thương ngã té của ông bạn mình trong lần ngã trước đây bị nhiễm trùng. Trời ạ, vết thương cần thay băng mỗi ngày 2 lần. Thuốc uống cho bệnh nhân thì một số đã được phân chia sẵn (prepack) trong những túi nylon nhỏ, tụi nó cứ đem cho bệnh nhân uống mà không cần coi lại, vì dạng thuốc đóng gói sẵn, nên chuyện sai sót thuốc dư thiếu thừa là chuyện bình thường, nhưng Y tá không hề kiểm tra lại. Thuốc huyết áp, mém chút nữa người thân của bạn tôi phải uống liều gấp đôi. Tôi khuyên ông khi uống thuốc phải coi chừng, nhưng vì quá đau nhức và không đủ sức khỏe nên ông cũng không buồn lên tiếng. Mình biết chắc ông bị cho uống thêm liều thuốc ngủ trong mục PRN mà không làm gì giúp được ông.

Đỉnh điểm là khi cô nhân viên phụ việc cho Y tá (Nurse Aid) đưa cho ông ly nước để uống thuốc, tôi thấy không bình thường, khi ngửi có mùi rất khó chịu, mình vặn hỏi sao lại đưa nước lấy trong cầu tiêu (rest room) cho bệnh nhân uống, nàng một mực chối. Mình yêu cầu nàng viết giấy xác nhận cho mình lấy mẫu nước để gởi đi phòng lab thí nghiệm, nếu không mình dọa sẽ gọi cảnh sát (state police) và tố giác trung tâm về tội ngược đãi bệnh nhân (neglected patient), tới khi đó nàng mới xin lỗi rối rít và đổ thừa cho nhà bếp đưa, chớ nàng hoàn toàn không biết gì.

Còn nữa, họ cho biết trung tâm có dịch vụ đưa đón chuyên nghiệp (professional transportation), hôm đó mình mới vỡ lẽ chứng kiến bà thư ký phục dịch tại quầy tiếp đón (front desk) lại kiêm luôn tài xế trong dịch vụ nầy. Bỡi khi chứng kiến cảnh bà nầy đưa người già đi khám bệnh về, khi đưa ra khỏi xe, chiếc xe lăn (wheel chair) của ông lão bị vướng vào vạt áo dài đầm xòe của bà tài xế làm cho ông lão bị lăn cù xuống đất không tài nào đứng lên được nữa, may mà ông lão không hề hấn gì. Vì không kinh nghiệm và không qua khóa huấn luyện chuyên môn nào về "transfer patient" nên bà ta mới mặc chiếc váy dài lê thê như đi dự dạ tiệc, tội nghiệp cho ông lão phải một phen lộn nhào bầm dập. Thấy tình cảnh nầy mình chạy vào gọi người ta ra giúp. Mình chắc chắn là gia đình họ sẽ không hề biết những chuyện thương tâm như thế này.

Ngồi một chút, bỗng tiếng la hét của người già khóc lóc, trộn lẫn tiếng mấy cô nhân viên la hét, mùi hôi khai ở đâu xông lên nồng nặc không thể nào chịu nổi. Mình thừa biết, khi có nhân viên từ tiểu bang (state) xuống kiểm tra thì mọi thứ đều tốt lành, nhưng khi họ rời khỏi thì mọi thứ đâu cũng vào đó.

May mắn thay cuối cùng mình cũng tìm ra được cho người thân của bạn mình một nhà dưỡng lão tương đối tốt hơn mà theo bản đánh giá của một viện đánh giá độc lập trên bản xếp hạng có điểm khá cao, ở đây có RN (Registered Nurse) và BSN (Bachelor of Science in Nursing) làm việc, chứ không phải chỉ có LPN (Licensed Practical Nurse) như tại trung tâm cũ. Phòng ốc sạch sẽ không hôi khai. Giường nằm tối tân có gắn máy báo động (sensor), cứ mỗi 2 giờ sẽ gọi báo vào beeper của Y tá trực, sẽ có người đến xem chừng bệnh nhân, trở bên thế nằm và chăm sóc vệ sinh cá nhân cho họ. Thực đơn nhà bếp thì tương đối phong phú hơn, nhiều món ăn chọn lựa, có đầu bếp chuyên nghiệp lo việc nấu nướng. Nói chung mọi thứ làm bạn yên tâm.

Mình gọi cho bác sĩ phụ trách yêu cầu xin chuyển ông ta đi qua chỗ mới nầy ngay. Hai ngày sau mình ghé thăm ông ta tại nhà dưỡng lão mới nầy, không ngờ đi tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, ông ta than với mình là ông bị co rút bắp chân (muscle spasm) liên tục nên rất đau nhức không chịu được. Nghe thế mình sinh nghi là có thể ông ta đã không được cho uống đúng thuốc hay bị thay thế (withdrawal), tôi hỏi ông có uống thuốc giảm đau không, ông nói có, mình chờ đúng giờ ông ta được cho uống thuốc, để coi có phải là loại thuốc giảm đau loại tốt Hydrocodone đúng hiệu không? y chang, nó đổi thuốc bằng hiệu Tylenol, mình lại thêm một lần cải vã với Y tá và dọa sẽ tố cáo gian lận, sau đó thì mọi việc yên ổn, ông không còn bị uống thuốc dzỏm nữa. (Tình trạng Y tá ăn cắp thuốc rất phổ biến ở viện dưỡng lão)

Y tá ở đây làm việc rất máy móc, như câu chuyện về cái giường nằm thông minh được họ xử dụng ở đây, cứ hễ 2 tiếng, bất kể bệnh nhân ngủ hay không, nhân viên trợ y CNA (Certified Nurses Assistant) cứ đè bạn mình ra quay trái quay phải, khiến cho 2 đêm đầu làm cho ông mất ngủ. Bạn tôi kể, con nhỏ trợ y CNA mới đầu thấy anh ta là người Việt tưởng không biết được tiếng Anh, nên vừa ôm điện thoại nói chuyện với bồ vừa giúp ông ta, bạn tôi hỏi lại có phải mày đang nói chuyện với bồ mày không? nó xin lỗi cứ tưởng bạn mình không biết tiếng Anh, sau đó cô gái đổi qua ngôn ngữ khác để nói chuyện. Mình kêu ông bạn mình thu âm gửi cho mình, mình nhờ nhóm bạn đồng nghiệp của mình tại sở làm nghe là tiếng nước nào, sau khi biết là loại tiếng lóng hay tiếng bồi (Creole), mình nhờ nhóm bạn dịch cho mình, họ không dám dịch vì nó quá tục. Mình nói cứ dịch, hôm sau mình trở lại yêu cầu cho gặp Y tá trưởng (Nurse Manager) hay Social Worker, hoặc Administrator để trình bày câu chuyện. Họ tưởng mình là dân làm tiền chuyên nghiệp, kiểu như giả vờ bị ngược đãi (abuse neglected) rồi giả vờ đòi đi kiện, để được ăn ở miễn phí, hay hù dọa kiếm tiền. Bà quản lý ở đây hứa hẹn nhiều thứ cho mình, nghĩ thật buồn cười. Lúc đó mình mới nói thật là mình đã từng làm việc trong nghề nên biết, chỉ cần chăm sóc tốt cho bạn tôi là được.

Thời gian 3 tuần cũng qua mau, bạn mình nói đâu ngờ viện dưỡng lão (Nursing Home) trên đất nước văn minh nầy sao mà nó kinh khủng như vậy. Mình cố giải thích cho bạn mình rất nhiều chuyện, không hẳn hễ cứ biết được tiếng Anh, biết luật là không ai ăn hiếp được mình. Ở viện dưỡng lão họ rất tinh vi, họ rành mọi kẽ hở, lơ mơ là mình không làm gì được họ đâu.

Mình suy nghĩ rất nhiều trước khi viết bài này. Là một người từng làm việc ở viện dưỡng lão, Hospice (khu chờ chết), Bệnh viện, mình biết người nhà của bệnh nhân luôn phải biết ăn nói nhã nhặn, luôn biết tôn trọng, hòa nhã với các nhân viên làm việc ở đây. Những ai đã từng gặp mình ở ngoài thì biết mình hiền khô à....

Nhưng đối với những vấn nạn như thế nầy thì mình nhất quyết không nhân nhượng.
Sau cùng, dù biết mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nhưng nếu bạn thật lòng yêu thương cha mẹ, anh em và người thân của mình thì xin bạn đừng bao giờ có ý định đưa họ vào nhà dưỡng lão - Vô số nỗi buồn ở Nursing Home!"

(Hết trích)
Một lời khuyên của người trong nghề nghe sao não lòng!
Hay đó cũng là con đường mà mình sẽ chuẩn bị cho đời mình...
"NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU" (tcs)
Anre Huynh.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1359 - 27. Sep 2021 , 21:18
 
...

Đời Người Như Chiếc Lá

LM. Nguyễn Hữu An



Nhìn những chiếc lá vàng rơi rụng khắp nghĩa trang, tôi nghĩ về mùa thu, nghĩ về đời người và chiếc lá. Màu vàng của lá, màu úa của cỏ, nắng nhạt gió ciều là hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Mùa “chịu tang” của những chiếc lá vàng.

Nhớ bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư:

Em nghe không mùa thu.
Lá thu rơi xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô. (Tiếng Thu)

Ngồi nhìn lá rơi, mỗi chiếc lá chọn cho mình một cách “chia tay”. Có những chiếc lá ra đi trong sự quằn quại khổ đau, dùng dằng bịn rịn như thể không muốn lìa cành; có những chiếc lá “hấp hối” loạng choạng buông mình một cách nặng nề nghiêng ngả trên mặt đất.


Lại có những chiếc lá ra đi một cách nhẹ nhàng trong dáng điệu thướt tha, buông mình theo gió. Những chiếc lá khác không bàng hoàng hối hả mà chậm rãi, thanh thản, an nhiên rơi mình trên thảm cỏ xanh như thể mộbông hoa say trong giấc ngủ yên lành.

Một đời lá mong manh, chóng tàn phai rụng xuống. Mới đó, lá còn xanh tươi, mà nay đã úa vàng lìa cành. Đời người có khác chi một chiếc lá cuối thu. Có những người ra đi trong bấn loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc. Lại có người ra đi về với cội nguồn một cách nhẹ nhàng, thanh thản. “Lá rụng về cội”. Lá rơi bên gốc cây. Lá chờ đợi một quá trình sinh học để trở thành dinh dưỡng nuôi cây. Lá góp thân xác tàn úa để trả ơn cho cây. Đời lá ngắn ngủi mà đầy ý nghĩa nhân sinh.

Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ “bài học quét lá” mà thầy dạy thuở nào:

“Vâng lời thầy con đi quét lá,
Lá vàng rơi lả tả khắp nơi.
Lá khô rơi như kiếp một con người,
Giờ phút cuối là về cùng cát bụi…

Con vừa quét sạch một gốc cây,
Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng.
Con hỏi : nếu như gió đừng rung động,
Thì lá kia hẳn còn ở trên cành?

Một kiếp người cũng thế: quá mong manh,
Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa!
Tạ ơn thầy đã cho con bài học nhỏ,
Mà thâm sâu như một triết lý khôn cùng.” (Diệu Nhân)


Đời người như chiếc lá mỏng manh, ngắn ngủi.Chỗ dựa trần gian chẳng an toàn vững chắc. Tiền bạc vật chất, bằng cấp, kiến thức, chức quyền đều chóng tàn phai. Sức khỏe, sắc đẹp hao mòn rồi rệu rã theo tuổi đời năm tháng.

Nhìn lá vàng rơi, ta nhận ra sự thật cay đắng nhất của đời người là sự chết. Nó chẳng từ ai, chẳng thương tiếc ai. Nó đến bất ngờ làm ta bàng hoàng. Phải bỏ lại tất cả mọi thứ ta gắn bó và gom góp suốt đời để ra đi với hai bàn tay trắng. Cái chết của mỗi người là một chuyến đi cuối cùng. Một chuyến đi quyết định và quan trọng. Một chuyến đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại.

Một chuyến đi một vài tuần về thăm quê nhà, một chuyến đi nghỉ hè đôi ba ngày… tôi đã phải sắp xếp chuẩn bị nhiều ngày, có khi nhiều tuần… Nhưng tôi đã chuẩn bị được những gì cho chuyến đi cuối cùng và thật quan trọng của cuộc đời tôi? Chúng ta có nỗ lực để sắp xếp chuẩn bị cho chuyến đi vĩnh viễn và không bao giờ trở lại này không?

Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Phật dạy: “Mạng sống con người rất mong manh, chỉ trong một hơi thở, thở ra mà không thở vào là kết thúc kiếp người”. Dù văn minh đến đâu, con người vẫn không thắng nổi cái chết. Giàu nghèo sang hèn, trí thức hay bình dân, văn minh hay lạc hậu… ai ai rồi cũng phải chết.

Đứng trước cái chết, mọi người đều bình đẳng. Sống là chuẩn bị cho con người đi về với cái chết. Suy tư về cái chết là suy tư về sự sống. Chết là một phần của sự sống bởi lẽ trong sự sống đã có sự chết. Nó là cánh cửa nối liền hai thế giới như cửa sông đưa dòng nước vào nguồn biển rộng. Cứ theo định luật tự nhiên, con người được sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Đó là định luật chung của con người. Không ai có thể sống mãi mà không chết. Các vua chúa ngày xưa đã cố công đi tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng họ cũng chết. Để sống cách trọn vẹn, phải can đảm chấp nhận sự sống lẫn sự chết.

Nhìn lá vàng rơi ta nghĩ về cuộc đời lữ thứ. Xin đừng mưu mô tính toán mà làm gì. Xin đừng chia rẽ và thù ghét làm chi. Cuộc đời này thật ngắn, tiền bạc trên thế gian này nhiều lắm, bàn tay ta có tham mấy cũng chẳng vơ vét hết được. Rồi đến lúc bàn tay xuôi xuống, lạnh cóng, cô đơn, chẳng nắm giữ được gì.


Để có được sự ra đi trong thảnh thơi nhẹ nhàng và đong đầy niềm tin hy vọng ngày mai tươi sáng, ta hãy định nghĩa cuộc đời mình bằng sự “hiện hữu”, đừng bao giờ là sự “sở hữu”. Ta hãy chọn phương châm “sống với” chứ đừng “sống vì”. Thấu hiểu được ý nghĩa về cuộc đời thì ta mới nhẹ nhàng, thanh thản ra đi mà không vướng bận, không ưu phiền. Như ai đó đã từng nói: “Ngày ta sinh ra đời, mọi người cười ta khóc. Hãy sống như thế nào để khi ra đi mọi người khóc ta cười”.

Linh mục Nguyễn Hữu An
Back to top
« Last Edit: 27. Sep 2021 , 21:19 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1360 - 28. Sep 2021 , 09:31
 
Thưa anh Long,

Mừng quá khi thấy Anh.   Smiley
Chợ chiều  mở cửa lại bán 24/7 luôn nha  Smiley hoahong.gif
Em chúc Anh Chi và gia đình được bình an và nhiều hanh phục.
Em mới vào lại,  viẻ't tiẻ'ng Viet lóng ngóng quá, sửa hoài mới được 1 câu  Embarrassed
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1361 - 10. Oct 2021 , 11:27
 
Lâu lắm cũng mới thấy Đặng Mỹ , chủ chợ mà bỏ đi làm chủ tịch cộng đồng nên chợ búa bị bỏ bê , bị phong tỏa đóng cửa hết thì lấy đâu mà buôn bán ...
Thời gian qua nhanh quá nhưng trong mỗi anh chị em chúng ta vẫn còn có một thời kỷ niệm để nhớ phải không ?

Anh và anh Tuấn vẫn bình thường , đều đã nghỉ hưu và bắt đầu lắc lư với cái tuổi già khó ưa thêm lười biếng ...thỉnh thoảng anh vẫn rón rén vào lại cái sân trường ngày xưa.. nhưng những người xưa chẳng còn ai ..thế là lại đạp xe lên khu ĐaKao ngang qua cầu Bông để tìm lại những tiếng hát bình dân mênh mang một thời trong khu xóm nhỏ ...ai đang đi trên cầu bông té xuống sông ướt cáu quần nylon ...để mà cười một mình ngỏn nghẻn ....

Thăm Đặng Mỹ và gia đình và tất cả những người bạn thân mến ngày nào như  Khánh Vân , Dạ Hương , Kim Hương , Đậu Đỏ , Túy Vân , Đậu xanh , Đậu Phộng, Anh Thư ....và nhiều nhiều lắm lắm nữa !

...

Back to top
« Last Edit: 11. Oct 2021 , 09:50 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1362 - 10. Oct 2021 , 11:32
 

...

Thuở xa người


Một sớm người đi theo mây bay
Ta say nằm lạnh buốt đêm dài
Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ
Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai?

Nửa đêm tỉnh dậy thấy sao rơi
Ta nghĩ người đang ở cuối trời
Ơi những đám mây còn lãng tử
Xin để hồn chùng trong đêm khơi

Ôi má người từ nay thôi hồng
Gió cũng trầm thương tóc thôi hong
Mai sau thoảng nhớ mây vườn cũ
Ta yêu người bằng mối tình không


Trần Xuân Kiêm

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1363 - 11. Oct 2021 , 09:55
 


Một câu chuyện cảm động .



Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu.

Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.

Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.

Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo.

Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.

Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá.

Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ. 

- Chào cháu, có chuyện gì vậy?

Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói.

Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc.

Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.

- Cháu không thể nói gì với ta sao? 

Giọng chàng trai đẫm nước mắt:

- Cháu yêu, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình?

Ông mỉm cười:

- Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.

- Không... Không ai có thể

- Giọng chàng trai tuyệt vọng.

- Ta có thể.

Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:

- Ông trời cũng không thể làm được gì.

- Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...

Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...

- Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.

- Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.   

- Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.

- Không phải vậy - chàng trai kêu lên.

- cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?

Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện.

Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào.


Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:

- Chào con. Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:

- Nếu hai con không chê có một người cha như ta.

Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.

Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình.

Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.

Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu.

Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?

- Chúng con chào cha.

- Chào hai con. 

Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc.

Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...


Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:

- Con chào cha!

Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.

- Chào con.

- Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.

- Để làm gì?

- Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.

Giọng chàng trai đầy hi vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng!

Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:

- Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.

- Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi.

- Biết tặng cháu nội món quà gì đây? 

Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về.

Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì.

Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi.

Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia...

Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.   

Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.

- Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.

Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc.

Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?

Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi “Ông nội ơi...” thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt.

Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.

Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa. Ông sợ.

Phải, ông sợ...Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra.

Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào. Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy .

- Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi.

Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.

Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.

Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần.

Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp.

Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó.

Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì.

- Các con biết từ bao giờ ?Ông yếu ớt hỏi.

- Ngày đám cưới đã có người nhận ra bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy.

- Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường gọi.Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.

- Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi.

Giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì.

- Nhưng ta có một món quà...

- Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.

- Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc.

- Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...

- Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà...

- chàng trai bật khóc.

- Cha đã cho con một cuộc đời.

Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông.

Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.

♡ P/S : Tất cả mọi vấn đề đều có nguyên nhân ( Nhân) không có gì là ngẫu nhiên hết. Nay đủ Duyên (Quả) thì đơm hoa kết trái . Bất cứ người nào mình gặp cũng đúng là người mà mình cần gặp cả.

Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm."

Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.

Những gì đã qua, cho qua, đơn giản, khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.

DoDom st
Back to top
« Last Edit: 11. Oct 2021 , 09:56 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1364 - 11. Oct 2021 , 10:02
 

...

MÙI HOA CẢI


Ngày Em đi đã mang cả mùa thương
Cùng tháng mười nắng nhạt màu cỏ úa
Hương cải thơm nặng trĩu mùa gió trở
Ngổn ngang lòng mùi hoa ấy bên sông.

Có phải không hoa vàng khắp cánh đồng?
Hay ảo ảnh màu hoa xưa vọng lại
Ta chẳng biết ai lại gieo hạt cải
Em đâu về rồi hoa cũng tàn thôi.

Con sông gầy ngày cạn vẫn lặng trôi
Sóng cứ vỗ đếm từng mùa vàng mãi
Con đò nào đưa Em không quay lại?
Trắng triền đê vạt áo mới theo chồng.

Giữa bộn bề mùi hoa cũ bên sông
Gió chiều đông cứ thơm nồng hương cải
Ta huyễn hoặc một thời xưa xa ngái
Em chưa về nơi xứ lạ cùng ai.

Ta lại bước qua những tháng năm dài
Mình cùng gieo những mùa vàng hoa cải
Ta chợt thấy chiều đông xưa trở lại
Câu ngỏ lời giữa hương cải mênh mông.

Ta ước gì ai đó chưa qua sông!

Vương Toa An
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 89 90 91 92 93 
Send Topic In ra