Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 90 91 92 93 
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 95983 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1365 - 12. Oct 2021 , 12:14
 
khieulong wrote on 11. Oct 2021 , 10:02:

...

MÙI HOA CẢI


....
Ta lại bước qua những tháng năm dài
Mình cùng gieo những mùa vàng hoa cải
Ta chợt thấy chiều đông xưa trở lại
Câu ngỏ lời giữa hương cải mênh mông.

Ta ước gì ai đó chưa qua sông!

Vương Toa An


Kính thăm anh và gia đình, Đậu Đỏ xin chúc đại gia đình được bình an trong mùa mắc dịch.
Đại ca ơi à, lúc này đầu óc của muội có...vấn đề anh ạ  Undecided  Undecided. Muội đọc bài thơ tình cảm thiết tha mà lại nghiệm ra hướng khác của...Mùa hoa CẢI, tức là luôn luôn cải  24/24 luôn, có cái gì bị chạm dây trong đầu muội phải không anh, Smiley   Smiley

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1366 - 07. Nov 2021 , 10:51
 


Thân chào quân sư Gia Cát Đậu Đỏ !
Lúc này Đậu Đỏ và gia đình khoẻ không , mọi sinh hoạt vẫn bình thường chứ , thỉnh thoảng anh vẫn ghé ngang sân trường LVD , nhưng vắng vẻ đìu hiu quá , cái thời xưa cũ thật vui không còn nữa từng người bạn cứ dần dần bỏ chúng ta đi như những dòng sông nhỏ ...thêm chúng ta lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng của mùa dich bệnh Covid nên cũng chả có cơ hội gặp nhau
...Đặng Mỹ không biết lúc này sinh hoạt và làm việc nơi đâu , chuyến xe mà thiếu cái đầu tàu thì cũng phải chịu nằm im thôi dù quân sư Đậu đỏ có nhiệt tình và giỏi đến đâu thì chỉ cũng cùng nhìn những mùa thu đi để nhớ đến nhau của một thời kỷ niệm ...

Anh và gia đình và một số anh em HNC xưa vẫn sinh hoạt bình thường như anh Năng , anh Tuấn , có những anh biệt tăm anh Giữ Hình , anh Ba Mươi , cũng có anh ra đi không trở lại như anh Quốc  và còn lại hầu như đều đã về vườn nhìn trời hiu quạnh hết rồi ...thôi thì kệ nó cho tự nhiên theo quy luật cuộc đời ...

Nhưng nói gì thì nói anh vẫn nhớ thời gian chúng ta sinh hoạt với nhau , đùa nghịch với nhau , chí choé với nhau thật vui giúp chúng ta luôn có cái tình thân của những tháng ngày đi học ...

Cho anh gởi lời hỏi thăm anh Đá Cứng nha  ...hihi cứng thế nào thì bây giờ cũng phải thành đá mềm cho cuộc đời vui vẻ như mọi người rồi phải không ha !
Chúc cả nhà mọi điều sức khoẻ , mọi sự bình an với những niềm vui trong cuộc sống !

Anh Đậu Đen .
Back to top
« Last Edit: 07. Nov 2021 , 12:47 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1367 - 07. Nov 2021 , 10:54
 
...

Đời Người


Nguyễn Hoàng Lân


Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere đã gây ra cơn bão trên mạng Internet!
“Không ai trong chúng ta có thể tránh được cái chết…”

Richard Gere luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ. Ông là thần tượng ở mọi nơi trên thế giới và về ông không cần tới bất kỳ một quảng cáo nào. Gần đây, một đoạn nhật ký của ông trong Facebook đã gây ra một cơn bão về cảm xúc. Hàng trăm ngàn người đã chia xẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard.


Chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một bản dịch của đoạn hồi ký tuyệt vời này:

“Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.

Bà bây giờ 76 tuổi, và bà được chẩn đoán là bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng…

Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khí da bắt đầu bong ra như bánh nướng.
Có thể nói rằng trong cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến những lời khuyên của các bác sĩ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sĩ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông.

Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn. Nói như người mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi: “Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế nào, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sĩ, và sẽ sống hạnh phúc.”

Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh. Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp. Trong khi có thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì ngày mai có thể sẽ quá muộn.

Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn. Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn. Hãy là ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì, không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại! ”

Trong những lời đơn giản này ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu những dòng này làm bạn có một cái nhìn mới về cuộc sống của bạn, hãy chia sẻ chúng với bạn bè của mình.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1368 - 08. Nov 2021 , 14:42
 
khieulong wrote on 07. Nov 2021 , 10:51:
Thân chào quân sư Gia Cát Đậu Đỏ !
Lúc này Đậu Đỏ và gia đình khoẻ không , mọi sinh hoạt vẫn bình thường chứ , thỉnh thoảng anh vẫn ghé ngang sân trường LVD , nhưng vắng vẻ đìu hiu quá , cái thời xưa cũ thật vui không còn nữa từng người bạn cứ dần dần bỏ chúng ta đi như những dòng sông nhỏ ...thêm chúng ta lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng của mùa dich bệnh Covid nên cũng chả có cơ hội gặp nhau
...Đặng Mỹ không biết lúc này sinh hoạt và làm việc nơi đâu , chuyến xe mà thiếu cái đầu tàu thì cũng phải chịu nằm im thôi dù quân sư Đậu đỏ có nhiệt tình và giỏi đến đâu thì chỉ cũng cùng nhìn những mùa thu đi để nhớ đến nhau của một thời kỷ niệm ...

Anh và gia đình và một số anh em HNC xưa vẫn sinh hoạt bình thường như anh Năng , anh Tuấn , có những anh biệt tăm anh Giữ Hình , anh Ba Mươi , cũng có anh ra đi không trở lại như anh Quốc  và còn lại hầu như đều đã về vườn nhìn trời hiu quạnh hết rồi ...thôi thì kệ nó cho tự nhiên theo quy luật cuộc đời ...

Nhưng nói gì thì nói anh vẫn nhớ thời gian chúng ta sinh hoạt với nhau , đùa nghịch với nhau , chí choé với nhau thật vui giúp chúng ta luôn có cái tình thân của những tháng ngày đi học ...

Cho anh gởi lời hỏi thăm anh Đá Cứng nha  ...hihi cứng thế nào thì bây giờ cũng phải thành đá mềm cho cuộc đời vui vẻ như mọi người rồi phải không ha !
Chúc cả nhà mọi điều sức khoẻ , mọi sự bình an với những niềm vui trong cuộc sống !

Anh Đậu Đen .

Sư huynh Đậu Đen thân mến,
Anh em mình cứ thuận theo lẻ trời cho khoẻ anh nhỉ. Cô em admin bân nhiều chuyện công tư trên ấy, lại thêm hay..bon chen, không chịu thua ai nên "giành"  được 1 cái ... thấp, ấy là cái phong thấp trời cho, nên bàn tay đau nhức triền miên  Tongue. Còn  Đ Đ nhờ hay chen lấn nên giành được 2 cái, một cao một thấp, đó là cao mở và phong thấp  Smiley. Không biết trong giải thưởng cho seniors 2 cao (cao máu, cao mở) và 1 thấp (phong thấp) thì đại ca có giành hơn được mấy cô em không hehehe
Thời này web nào cũng vắng lạnh, vì thành viên ưng cho với anh fb hơn, anh nhỉ !!
Xin anh cứ thỉnh thoảng ghé quá, nhà xưa vẫn còn rộng mở cho tới khi giá điện giá nước quá cao thì mình lại.... thuân theo ý trời    Undecided Undecided Tongue

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1369 - 16. Nov 2021 , 22:05
 

...

Thương Và Ghét




* Khi chúng ta im lặng,
- Những người yêu thương chúng ta sẽ bảo chúng ta biết lắng nghe,
- Những kẻ ghét chúng ta sẽ bảo chúng ta khinh người.

* Khi chúng ta nói,
- Những người yêu thương chúng ta sẽ bảo chúng ta biết chia sẻ,
- Những kẻ ghét chúng ta sẽ bảo chúng ta nói nhiều.

* Khi chúng ta nói về những điều to lớn,
- Những người yêu thương chúng ta sẽ bảo chúng ta đang truyền cho họ cảm hứng.
- Những kẻ ghét chúng ta sẽ bảo chúng ta đang “nổ”.

* Khi chúng ta nói về những điều rất đời thường,
- Những người yêu thương chúng ta sẽ bảo chúng ta giản dị,
- Những kẻ ghét chúng ta sẽ bảo chúng ta tầm thường.

* Khi chúng ta hy sinh,
- Những người yêu thương chúng ta sẽ nói “cảm ơn”,
- Những kẻ ghét chúng ta sẽ nói “đạo đức giả”.

* Khi chúng ta sống thật,
- Những người yêu thương chúng ta sẽ tha thứ và yêu thương chúng ta nhiều hơn,
- Những kẻ ghét chúng ta sẽ lại càng căm ghét chúng ta hơn.

* Vậy chúng ta:
- Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình.
- Hãy sống với chân tâm, sống tử tế và biết người, biết ta.
- Đừng cố uốn mình theo ''những con mắt trần gian'', đeo cặp kính màu, điều đó sẽ làm cho chúng ta không còn là chúng ta nữa.

“ Khi thương nước đục cũng trong,
Khi ghét nước sạch giữa dòng cũng dơ. “

Mà đôi khi chính chúng ta cũng có thể là người có lòng thương, ghét đó.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1370 - 21. Nov 2021 , 14:29
 
Vợ Chồng Chưa Hề Cãi Nhau Bao Giờ


Có hai vợ chồng đã lấy nhau gần 20 năm mà chưa từng cãi nhau lần nào.

Phóng viên đến phỏng vấn: Anh chị làm thế nào để giữ được tình cảm ôn hòa lâu như vậy?

Anh chồng trả lời bằng cách kể một câu chuyện: Ngày đón dâu về, con chó nhà tôi nhìn cô ấy mà sủa, cô ấy rất bình tĩnh và nói: "Lần thứ nhất nhé!"

Mấy ngày sau, khi cô ấy đi lấy nước giặt đồ, khi đi ngang con chó, nó lại sủa. Cô ấy nói: "Lần thứ hai nhe mậy!”

Hôm sau, khi đang ngồi chẻ củi trước hiên nhà, con chó nhìn thấy cô ấy và tiếp tục sủa.

Lần này cô ấy không nói gì, chỉ vung tay lên và thế là đầu con chó rơi xuống đất.

Lúc đó tôi trông thấy thì quá tức giận nên hét lên: "Cô điên à?"

Cô ấy cũng rất bình tĩnh và quay sang tôi nói: "Lần thứ nhất"

Kể từ ngày đó đến nay, chúng tôi trải qua cuộc sống hạnh phúc và chưa bao giờ cãi nhau.

Phụ chú: Các bà, các cô muốn học “bí kíp” này xin gửi meo về địa chỉ bachang@gmail.com
Back to top
« Last Edit: 21. Nov 2021 , 14:29 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1371 - 21. Nov 2021 , 14:40
 
BÁN VÉ SỐ



Trên chiếc bắc Mỹ Thuận. Chiếc bắc chở đầy nhóc xe và người, ùng ục qua sông. Mấy người bán dạo rao hàng inh ỏi. Vợ chồng tôi đứng ở khoảng trống phía đầu chiếc bắc, nhìn sông nước minh mông với những về lục bình xanh biếc nhấp nhô trên sóng nước. Mùa này, lục bình bắt đầu nở bông nên thấy có màu tim tím e ấp lấp ló giữa những bựng lá to láng mướt. Đẹp quá! Sau hăm mấy năm xa xứ, bây giờ có dịp về thăm, chúng tôi thấy cái gì cũng đẹp! Nước sông đục ngầu phù sa... cũng đẹp! Chiếc ghe bầu phình bụng chở lúa khẳm lừ tưởng chừng như sắp chìm... cũng đẹp! Chiếc đò ngang hay đò dọc gì đó dài thòn có cái mui bằng phẳng thấp lè tè, hai bên hông trống trơn không có gì che chắn, lướt sóng chạy bắn nước như giành sông với những ghe thuyền khác... cũng đẹp!

Bỗng, một bé gái cỡ 10 tuổi đến gần vợ tôi, tay chìa một tấm vé số, năn nỉ bằng một giọng trong trẻo nhưng nói khá to để át tiếng những người bán dạo chung quanh: “Ngoại ơi ngoại! Con còn có một vé số này thôi, ngoại mua dùm con để con còn về phụ má con lo việc nhà”. Con bé mặt mũi sáng sủa dễ thương. Vợ tôi lấy tiền mua vé số rồi vuốt đầu nó, hỏi: “Nhà con ở đâu lận?”. Chắc bả thấy tội cho con nhỏ, mới có bây lớn tuổi đầu mà bán xong còn phải lội bộ về nhà giúp mẹ! Nó nhìn vợ tôi, mỉm cười rồi mới trả lời: “Dạ! Ở xóm rạch Ngo gần đây hà!”. Cái cười của nó có duyên vô cùng. Trước khi đi, nó còn biết nói: “Cám ơn nghe ngoại!”. Tôi nhìn theo mà thấy mến cái dáng nho nhỏ thon thon của nó trong bộ đồ bà ba vải trắng đã ngả màu bùn non lờn lợt ...



Một lúc sau, tôi nghe ở hành lang phía bên kia vang lên tiếng lảnh lót của con bé: “Ngoại ơi ngoại! Con còn có một vé số này thôi, ngoại mua dùm con để con còn về phụ má con lo việc nhà”. Tôi nhón gót nhìn sang: Đúng là nó! Vợ tôi hỏi: “Nó hả ?”. Tôi gật đầu mà không nén được tiếng thở dài ...

Tôi nhìn ra sông nước với vài chiếc ghe thuyền đi lại, nghĩ mà thương cho thân phận người dân bây giờ... Tôi buột miệng nói: “Bây giớ... sao thấy nhiều lục bình quá hổng biết ” ...
Chiếc bắc vẫn ùng ục nhả khói qua sông... ráng nhả khói mà qua sông...

Tiểu Tử
Back to top
« Last Edit: 21. Nov 2021 , 14:40 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1372 - 18. Jan 2022 , 22:56
 
...

Cải lương, Ngoại và tuổi thơ tôi


Thanh Hà

18 tháng 12, 2021


1/-
Hồi nhỏ tôi thích nghe cải lương vọng cổ lắm. Tôi nói “nghe” là vì thời ấy vô tuyến truyền hình chưa ra đời, nên chỉ được nghe các nghệ sĩ hát qua radio mà thôi. Tôi chỉ khoảng mười tuổi, vậy mà khi nghe tiếng hát cất lên là tôi đã phân biệt được đó là nghệ sĩ nào. Vào những tối đài phát chương trình cải lương, đêm thanh vắng, nằm trong giường lắng nghe các nghệ sĩ tài danh đóng vai thiện ác, trẻ già, đào thương đào lẳng, kép độc kép chánh, tuồng bi tuồng hài… mà tôi khóc cười, giận ghét, vui buồn theo từng nhân vật.



Này nhé, đào thương thì có sầu nữ Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Diệu Hiền, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết… Kép chánh có Thành Được, Tấn Tài, Hùng Cường, Minh Phụng, Thanh Sang, Dũng Thanh Lâm… Vai người trung, cao niên có Út Trà Ôn, Hữu Phước, Trường Xuân… Hề có Văn Hường, Văn Chung…

Có những tuồng cải lương tôi nghe nhiều đến thuộc lời ca, thế mà mỗi lần nghe lại vẫn say mê như lần đầu. Rồi những ngày cùng với em gái thứ năm, buổi chiều không phải đi học, hai đứa chui vào góc kẹt bồ lúa lấy khăn tắm choàng vai giả làm hoàng tử, cài hoa dâm bụt lên tóc đóng vai công chúa ư ử hát, nhớ đoạn nào hát đoạn nấy, cũng lâm ly não nùng lắm.

Nhắc về tuồng tích cải lương thì có hai hình ảnh tới giờ tôi vẫn nhớ, một cách kỳ lạ, dù đã bao năm trôi qua.

Hình ảnh thứ nhất là một đoạn thoại vài câu do kép độc Trường Xuân diễn vai Hoàng đế Diệp Chấn Phong trong vở Thuyền Ra Cửa Biển. Tôi không nhớ chính xác từng từ, nhưng đại khái đó là cảnh ông vua Diệp Chấn Phong tỏ tình với công chúa Chiêu Trúc Lệ (do sầu nữ Út Bạch Lan đóng). Vua nói rằng nhiều năm trước ông sang thăm vua láng giềng thì bất chợt thấy hai chị em công chúa nhỏ rong chơi bên hồ nước. Hình ảnh cô em cứ ám ảnh ông mãi. Ông biết mình đã yêu. Vợ mất, ông không tái giá, chờ đợi nàng đến tuổi trưởng thành sẽ xin cưới. Oái oăm là bây giờ nàng và hoàng tử con ruột của ông đã yêu nhau.

Tôi đã quên hết tình tiết vở cải lương ngang trái, nhưng mấy lời thoại ngắn ngủi của nghệ sĩ Trường Xuân tỏ tình thì cứ còn ở lại trong trí tưởng tượng của tôi đến tận bây giờ. Tuy chỉ nghe qua lời ca mà tôi như thấy rõ ràng hình ảnh yểu điệu của nàng công nương dong thuyền trên mặt hồ êm ả theo sự vẽ vời tưởng tượng của mình và khiến lòng tôi mơ tưởng suốt mấy chục năm dài.

Hình ảnh thứ hai là lần duy nhất tôi được xem cải lương trực tiếp tại rạp Châu Văn, Rạch Giá năm 11 tuổi. Má mua vé để bà Ngoại dắt bốn chị em tôi đi xem vở Tiếng Hạc Trong Trăng của đoàn Kim Chưởng. Trong tuồng có cảnh nghệ sĩ Phượng Liên mặc chiếc áo trắng tha thướt kiểu cổ với dải thắt lưng lơi lả, tóc dài đến eo, lược giắt trâm cài. Mỗi lần cô xoay chuyển thì đôi hoa tai lấp lánh đong đưa nhịp nhàng theo. Chúng tôi ngồi cách mấy hàng ghế nên nhìn khá rõ. Một tay cầm thanh gươm, tay kia cô ra điệu bộ lúc uyển chuyển lúc cương quyết theo tình tiết câu chuyện. Rồi cô bỗng nắm nhẹ tà áo và nhún hai chân xuống, cử chỉ vô cùng duyên dáng. Hình ảnh xinh đẹp quí phái của cô Phượng Liên dưới ánh đèn sân khấu lung linh huyền ảo ấy khắc vào trí óc con bé 11 tuổi quá đậm sâu. Tôi đã ước ao mình mau lớn để trở thành thiếu nữ yểu điệu thướt tha như hình ảnh đó.



2/-
Giờ quay lại chuyện bà Ngoại tôi. Y phục hàng ngày của Ngoại rất đơn giản như bao nhiêu người nông dân thuần phác với áo bà ba trắng quần đáy lá nem. Khi ra ruộng thì mặc áo bà ba đen. Tôi nhớ Ngoại không mặc y phục màu nào khác ngoài hai màu đen trắng. Quần đáy lá nem là kiểu quần đặc biệt có phần đáy là mảnh vải rộng ghép vào để cử động được thoải mái, nhất là những người lao động khi đứng ngồi không bị căng và khó rách.

Mỗi khi Ngoại đi dự đám tiệc, đi thăm họ hàng thì Ngoại sẽ mặc áo dài gấm hoặc áo dài the trắng có ẩn hoa văn trang nhã cùng với quần lãnh Mỹ A đen láng bóng. Mang đôi guốc mộc quai trắng giản dị. Buổi đi xem cải lương, Ngoại mặc áo dài gấm trắng, tóc bới cao. Chị em tôi cũng xúng xính quần áo mới, náo nức theo Ngoại đến bến đón xe khách Lambretta tám chỗ ra tỉnh cách đó bảy cây số xem hát.

Ngoại tôi vốn là cô thôn nữ xinh xắn, dáng cao thon gọn, mắt mũi miệng hài hòa duyên dáng. Do tuổi tác và hằng ngày lam lũ phơi nắng dầm mưa nên sắc vóc Ngoại có tàn phai. Nhưng khi khoác vào người y phục tươm tất, trông Ngoại duyên dáng hẳn lên. Ngoại cả đời vất vả, chỉ khi già yếu mới chịu nghỉ ngơi. Mọi người tin tử vi nói rằng Ngoại tuổi con gà nên số vất vả. Tôi biết không phải thế. Chẳng qua vì tấm lòng hy sinh, thương má tôi là con một, nên cưu mang thêm đàn con sáu đứa, phụ ba má tôi. Nếu đừng vì sáu chị em tôi thì Ông Bà Ngoại đã có cuộc sống nhàn hạ. Hồi ấy với vài mẫu ruộng, chỉ cần mỗi năm gieo mạ một mùa là dư dả gạo cho cả gia đình mười miệng ăn, còn có thừa để bán.

Nhưng ông bà ngoại tôi quanh năm không bao giờ chịu ngồi không. Xong mùa gặt lúa, ông Ngoại lại xếp rơm ủ nấm. Đến giờ tôi còn cảm nhận được hương vị của món canh nấm rơm trên đầu lưỡi, chỉ nấu chay không cần thêm thịt cá mà đậm đà thơm ngọt. Ông Ngoại còn dựng giàn tre trồng bầu, bí, dưa, khổ qua… Đến mùa khô thì tát đìa, ao, bắt cá lóc, cá trê, cá sặt… Trong vườn nhà trồng nhiều chuối, cạnh bên là cái ao nhỏ, mùa mưa rau muống, rau ngổ, bông súng tươi non chen nhau mọc đầy mặt nước. Bà Ngoại nuôi một con heo để lấy cơm thừa canh cặn, xắt cây chuối non, lấy rau nấu với cám cho heo.


Ngày làm lụng vất vả, nhưng mỗi đêm về chị em tôi lên giường nằm xếp lớp náo nức chờ Ngoại vào nằm cạnh, vừa quạt vừa kể chuyện đời xưa hoặc hát những bài vè, ca dao ru chúng tôi ngủ:

Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành…


Ngoại còn kể chuyện Nàng Út Rẫy Dưa, An Tiêm trồng dưa hấu… Chúng tôi nghe đi nghe lại hàng trăm lần vẫn không biết chán. Giọng Ngoại hát, kể… không hay như giọng nghệ sĩ, nhưng chuyên chở tình yêu thương âu yếm nên thấm sâu vào lòng chúng tôi. Cứ vậy, mà Ngoại đã thay Má nhiều lần ru chị em tôi vào giấc ngủ vô tư, êm ái. Vì khi đó Má còn bận chong đèn thức đêm bên bàn máy may, mong sớm hoàn thành cái áo, cái quần kịp sớm mai giao hàng theo lời yêu cầu của khách.

Rồi chúng tôi lớn lên, đi học xa nhà. Lúc ấy không có điện thoại, chỉ liên lạc nhau bằng thư từ. Nhớ gia đình, mỗi tuần viết hai lá thư về nhà kể đủ chuyện trường lớp, sinh hoạt… và ngược lại má, chị, em gái cũng viết ngần ấy thư kể chuyện nhà. Một hôm trong phong bì chúng tôi nhận được, theo thường lệ là có ba lá thư với nét chữ của ba người thì lần này đặc biệt thêm một tờ thư đính kèm chỉ vài câu, bằng bút chì, nét chữ nguệch ngoạc, xiên xéo. Chừng xem cuối dòng mới biết là thư của bà Ngoại. Trời ơi! Chúng tôi đọc mà nước mắt nhòe nhoẹt. Ngoại nói rất nhớ thương các cháu gái sống xa nhà, hãy giữ gìn sức khỏe, khi nào về, Ngoại sẽ kho cá lòng tong với hành-mỡ-tiêu, cho các cháu ăn.

Thư Ngoại viết chỉ vài hàng mà tôi đọc hoài. Chị Hai kể là Ngoại viết cả buổi mới xong, khiến chúng tôi khóc nhiều hơn, khi hình dung cảnh Ngoại ngồi gò lưng cặm cụi nắn nót đánh vật từng chữ a, b, c để trút tình yêu thương lên giấy cho đàn cháu. Đó là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Ngoại viết thơ trong đời. Ngoại không được đến trường ngày nào, chỉ khi má được đi học thì về chỉ lại cho ông bà Ngoại để ông bà có thể đọc sách kinh Phật.

Ngoại đã viết và nhắc đến món cá lòng tong kho tiêu, đó là món dân dã rẻ tiền, loại cá nhỏ dài bằng ngón tay út, sống trong sông lạch. Qua tài nấu nướng Ngoại của tôi nó trở nên đặc sắc. Bây giờ nó thành món ăn xa xỉ, kể cả ở nhà hàng sang trọng, nhưng tôi vẫn chưa thấy ai kho ngon bằng Ngoại. Có lẽ vì ngoài hương vị đậm đà nó còn chất chứa cả một vùng trời tuổi thơ tôi?


3/-
Tuổi thơ tôi hạnh phúc êm đềm vì có cải lương và có Ngoại. Xem-nghe cải lương khiến tâm hồn tôi bay bổng, mơ mộng về những chuyện thần tiên. Còn Ngoại của tôi không có quần áo đẹp, không có giọng hát hay, Ngoại chỉ có một tấm lòng quảng đại để yêu thương chăm lo đàn cháu. Nhưng chính những săn sóc đời thường mới là hạnh phúc vô giá mà không phải người nào cũng được ban ân sủng trong đời.

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1373 - 18. Jan 2022 , 23:02
 
...

Đến với bài thơ hay: Ta ơn em


Đầu đề Ta ơn em là do tôi mạn phép đặt tên cho bài thơ, bởi vì trong tập thơ của nhà thơ Chu Hoạch, có lẽ tới một nửa số bài như bài thơ trên, là không đề.

Ta ơn em một lần đến
Một lần đi
Đến đúng lúc
Và đi đúng lúc
Để chúng ta khỏi chung thân cùng chuồng gia súc
Tục gọi là hạnh phúc lứa đôi.
Ta ơn em khi lại được lẻ loi.
16/4/1996
Chu Hoạch


Đầu đề Ta ơn em là do tôi mạn phép đặt tên cho bài thơ, bởi vì trong tập thơ của nhà thơ Chu Hoạch, có lẽ tới một nửa số bài như bài thơ trên, là không đề.

Tôi là bạn học, có thể nói là cũng khá thân với Chu Hoạch từ hồi chúng tôi còn là học sinh trường Chu Văn An. Hồi ấy Hoạch vẽ rất giỏi. Anh là người trình bày tờ báo tường “Khăn quàng đỏ” của  học sinh khối 7 mà tôi là... tổng biên tập! Bọn chúng tôi gồm 6 - 7 đứa đều vào loại giỏi văn thơ được các cử vào Ban biên tập, cứ sắp đến ngày ra báo là tập trung ở nhà Chu Hoạch, số 51 Hàng Bún để cùng nhau chọn bài, trình bày báo và... ăn bún ốc hoặc bún chả rất ngon do mẹ Hoạch làm. Hồi ấy tôi chưa biết là Hoạch cũng làm thơ mà chỉ biết chữ anh rất đẹp, được phân công chép lại bài của các bạn vào một tờ giấy cứng khổ to thành tờ báo tường treo trong phòng họp của trường suốt cả tuần. Mãi sau này tôi mới biết là anh cũng làm thơ. Và thơ của anh thường làm tôi rưng rưng nước mắt. Năm 1996,  đang ở TP. Hồ Chí Minh, anh gửi một chùm thơ để nhờ tôi đưa đăng báo, trong đó có bài Ta ơn em mà tôi đã giật mình khi đọc.


Có lẽ chưa ai trong chúng ta, những người đã có vợ có chồng dám nói huỵch toẹt, thô bạo và trần trụi như Chu Hoạch đã đau đớn thốt lên trong bài thơ của mình: Để chúng ta khỏi chung thân cùng chuồng gia súc/ Tục gọi là hạnh phúc lứa đôi. Thật là một thứ cuồng ngôn khó mà chấp nhận. Chúng ta đang có biết bao gia đình hạnh phúc. Hàng năm, các phường xã phát hàng ngàn tờ chứng nhận Gia đình văn hóa cho tôi, cho bạn, cho hầu như tất cả những người có gia đình (chỉ trừ khoảng 5% có khiếm khuyết như hay cãi vã, nghiện ngập hoặc phạm pháp...). Vậy mà Chu Hoạch dám bộc trực đến thế, can đảm, xót đau đến thế, trong thơ.

Anh có lẽ cũng là người biết yêu, nhưng yêu theo kiểu của anh, bạt mạng và lãng tử. Mấy bài thơ anh gửi nhờ tôi đọc để  nếu có thể thì đăng giúp (dạo dó tôi là Phó TBT tờ Người Hà Nội), có những câu như thế: Từ tình yêu này sang tình yêu khác/ Vừa nhận vừa trao-bình đẳng (Gửi) hoặc Em/ Hãy gạt bỏ ý đồ muốn cải tạo anh (Không đề).

Phải chăng bi kịch của hôn nhân chính là ý đồ  người này muốn cải tạo người kia theo ý mình, một điều không tưởng. Ôi gia đình! Ôi chuồng gia súc! Chúng ta hãy cứ mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật đi: Đã có ai chưa một lần nào nghĩ đến chuyện từ bỏ vợ hoặc chồng mình? Tôi nghĩ là ít lắm!

Đôi vợ chồng đã từng yêu nhau, đã từng thề non hẹn biển, đã sinh ra những đứa con, nghĩa là đã có những tháng ngày hạnh phúc. Vậy mà đến một lúc nào đó họ không thể hòa hợp, không thể tha thứ cho nhau, cãi vã triền miên và chỉ muốn bỏ nhau lập tức!

Ấy thế nhưng xã hội vẫn phát triển, 95% gia đình vẫn yên ấm, vẫn đều đều được chứng nhận là gia đình văn hóa... Nhà thơ ơi, sao bác không nhìn vào cái lớn mà lại trích ra cái đoạn đau đớn của riêng mình để làm tôi rơi nước mắt? Vâng, tôi đã khóc khi đọc bài thơ này, bởi vì đó chính là thơ, là nỗi xót xa sâu thẳm của lòng người, là sự thật rất trần trụi mà đôi khi trong đời ai cũng có thể phải trải qua, song ít người có gan thú nhận. Cảm ơn bạn học cũ, nhà thơ Chu Hoạch.

Thế nhưng tôi vẫn mong và hy vọng anh sẽ gặp một người phụ nữ hiền thục và biết chịu đựng, như hầu hết chúng ta đang chịu đựng vợ hoặc chồng mình, để gửi được một gia đình hòa thuận cho con cái...

Phan Thị Thanh Nhàn



Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2022 , 23:04 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1374 - 04. Feb 2022 , 19:10
 
...

Chúc Mừng Năm Mới Nhâm Dần
An Khang Thịnh Vượng
với mọi điều ước mong Như ý !
Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2022 , 19:10 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1375 - 04. Feb 2022 , 19:14
 

...

QUÀ TẶNG MÙA XUÂN


Gửi em vạt nắng mùa xuân cũ
Hong ấm trời quê ngọt mùa sang
Tầm xuân chín dâng đời dấu ái
Chia hết nồng say lòng riêng mang

Gửi em câu hát mùa xuân cũ
Bay bổng xuân thì buổi ban sơ
Sớm muộn sân trường thơm áo lụa
Chữ viết lòng nghiêng một câu thơ.

Gửi em cơn mưa mùa xuân cũ
Ướt mộng bên thềm hoa ngát hương
Khung cửa hẹp giấu lòng tri kỉ
Thương hoài cố nhân miền khói sương

Gửi em bến nước mùa xuân thắm
Buông cánh tàn phai bên dòng sông

Khăn áo giữa chiều như cơn mộng
Em một nửa chừng- nhớ mênh mông.


Hoàng Chẩm
Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2022 , 19:15 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1376 - 08. Feb 2022 , 23:19
 
Dạ em Đậu Xanh xin trình diện anh Đậu Đen a. 

Em cám ơn chị Đậu Đỏ giải bày dùm em.

Em không biết nói gì, chỉ xin kính chúc anh Đậu Đen và gia đình năm mới nhiều sức khỏe, mọi sự tốt lành ạ hoahong.gif openflow.gif flower4u party4 flower40

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1377 - 26. Jun 2022 , 14:51
 
Hẻm nhỏ Tân Định

Vũ Thế Thành

28 tháng 4, 2022

...
Trong một con hẻm Sài Gòn, 1965 (ảnh: Jero/Pix/Michael Ochs Archives/Getty Images)



Cả tuổi thơ của tôi nằm ở con hẻm 146 Hiền Vương. Gọi là hẻm, nhưng hẻm khá rộng, mặt đường tráng nhựa xe đưa rước học sinh tránh nhau được, dẫn vào trường La San Đức Minh ở cuối hẻm. Ngôi trường này sau 1975 đổi tên. Giờ đây chẳng ai còn biết tên, trừ nhưng người còn chút nặng lòng ký ức với nó.

Hẻm dài hơn trăm mét, mà bày bán đủ thứ, đổ xí ngầu, quay số lấy kẹo kéo hay lấy truyện tranh, hàng ăn vặt, cóc xoài, me chua tầm ruột… thì vô kể. Nhà tôi nằm khoảng giữa hẻm, có quán cà phê chú Ba (Tàu). Nơi đây tôi thấy mỗi sáng khách ngồi bên bàn tròn, uống cà phê pha vớ, đổ ra dĩa để mau nguội, rồi húp. Có khi ăn với bánh bao, bánh tiêu, giò cháo quẩy, xíu mại… Sau này đọc bài Thú uống cà phê của Bình Nguyên Lộc, tôi thấy đúng y như thế. Tôi mường tượng ra được hết, nhớ cả ông khách ngồi trầm ngâm bên dĩa cà phê nguội ngắt suốt buổi sáng.

Hẻm nhỏ, nhưng nhiều ngõ ngách chằng chịt. Chính những ngõ ngách này mà tôi có những năm tháng tuổi thơ rất thật là… tuổi thơ. Về nhà tôi có bộ mặt khác. Đầu hẻm 146 là đường Hiền Vương, bên phải có quán phở gà, đối diện con đường Duy Tân. Những năm 1964-1965, khuya khuya, tôi còn thấy tướng Kỳ râu đi xe Huê Kỳ cùng đàn em tới đây ăn phở.  Bên trái hẻm có hẻm nhỏ (cụt), có xe mì chú Xuân. Thỉnh thoảng (lắm) tôi mới được mẹ dẫn ra ăn mì ở đây. Tôi ăn, nhưng bà không ăn, chỉ đứng nhìn thằng con ăn.

Tôi vẩn vơ nhìn tranh vẽ trên kiếng của xe mì, lẩn thẩn hỏi chú Xuân hình gì. Đó là những ngày đầu tiên tôi biết ông Quan Công râu dài, Lã Bố hý Điêu Thuyền… Sau này đọc sách mới biết chị Điêu Thuyền có bà con với anh Lê Văn Tám. Được mẹ dẫn xe mì ăn có cái thú, nhưng ăn xong lại tiếc. Giá mà mua mì về nhà, tôi có thể cho thêm cơm nguội vào nữa. Cơm nguội với nước lèo mì, ngon vô cùng. Cách nay cũng chục năm, tôi ghé hẻm xe mì chú Xuân, chắc là con cháu chú đứng bán. Trước đây xe ở bên trái hẻm, bây giờ chuyển qua bên phải. Tôi hỏi thăm chú Xuân. Bà già đứng gần đó, nắm lấy tay tôi, giọng rưng rưng: Ông còn nhớ hả?


...
Sài Gòn xưa với ký ức hàng rong, 1965 (ảnh: Keystonesmflowerrance/Gamma-Keystone via Getty Images)


Con hẻm vùng Tân Định này chỉ dài hơn trăm mét, là khu xóm bình dân mà hàng ngày tôi được nghe vọng cổ, nhạc sến, nhạc xổ số, nhạc tuyển chọn ca sĩ… Đấy cũng là nơi lần đầu tôi nghe được bản Tình Bắc duyên Nam. Dù là con nít nhưng cũng mang máng, “tình” là chuyện trai gái, còn “duyên” thì chịu! Thắc mắc hoài… Sau này, đến khi hiểu được “duyên” thì… hết phim!

Đầu hẻm 146 Hiền Vương, quẹo phải là nhà bà Tám Đèn. Tôi học được từ bà Tám những tiếng chửi thề tục tằn mà không hiểu gì cả, về hỏi mẹ. Bà nghiêm mặt, cấm tôi không được nói theo những lời đó. Tôi không hiểu vì sao, không dám hó hé nhưng vẫn ghim trong đầu. Sau này lớn lên, tôi mới biết đó là những câu chửi thề tục tĩu nhất trên đời. Cuối đời nghe nói bà Tám quy y tại gia, ăn chay trường.

Nhà tôi có gác gỗ. Cái lan can ọp ẹp là nơi mỗi lần bị mẹ “tạm giam”, tôi ngồi bó gối đọc, đọc đủ thứ từ sách quốc văn, báo, truyện… hay bất cứ thứ gì có chữ. Đọc cả Minh Tâm Bửu Giám. Quyển này ba tôi bắt đọc. Tôi chỉ cầm sách này mỗi khi cần “diễn tuồng” chăm chỉ, chứ có hiểu gì đâu. Cọp nhí sa cơ nhìn qua lan can như nằm trong cũi gỗ, đôi khi buông sách, mơ màng về cuối hẻm, là nơi một cõi giang hồ tuổi thơ đàn đúm, rong chơi chỉ với quần xà lỏn, chân đất…

Cuối hẻm, chắn ngang là trường Lasan Đức Minh, nơi tôi học những năm tiểu học. Trước khi “đụng” trường, có hai hẻm nhỏ. Biết bao dấu ấn tuổi thơ của tôi nằm ở hai hẻm nhỏ này, chứ không phải ngôi trường gạch xây thời Tây. Hẻm rẽ phải rộng, băng ngang qua Nhà thờ Tân Định, rồi ra đường Hai Bà Trưng, một trong những con đường phồn hoa bậc nhứt Sài Gòn lúc bấy giờ. Tôi lui tới con đường đó dè dặt, trừ khi mạo hiểm đi qua Xóm Chùa, hay đi xinê cọp ở rạp Văn Cầm, dọc theo Hai Bà Trưng xuống cầu Kiệu. Bây giờ cầu vẫn còn nhưng rạp đã mất, thay vào là trụ sở ngân hàng bề thế.

Hẻm rẽ trái nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, đâm ngang xẻ dọc, có thể ra Nguyễn Đình Chiểu (nay là Trần Quốc Toản), thẳng luôn qua Huỳnh Tịnh Của. Cũng có thể ra cuối Pasteur, gần Phở Hòa bây giờ, hay trổ ra Hiền Vương, đi ngược về hẻm 146. Ngóc ngách như thế là nơi lý tưởng để tuổi thơ của tôi đi giang hồ vặt, là chốn dung thân khi bị truy đuổi vì phá phách hàng xóm… Tôi chưa từng rơi vào tay “kẻ thù” ở con hẻm ngoằn ngoèo này, nhưng chính con hẻm này, tôi nhiều lần phải “đấu trí” với sự kiên nhẫn và trầm tĩnh của mẹ tôi.

...
Một góc Sài Gòn, 1965 (ảnh: Stuart William MacGladrie/Fairfax Media via Getty Images)



Phông tên nước đầu hẻm 146 là nơi tôi “tẩy trần”, mặc áo, xỏ dép, rón rén về nhà trình diện mẹ với bộ mặt hiền lành của đứa con ngoan. Mẹ tôi chẳng nói gì. Người hùng đường phố tối về rúc nách mẹ, gối đầu lên cánh tay mẹ ngủ. Bà thủ thỉ hỏi tôi những chuyện ban ngày, đi chơi những đâu, đi với ai… Tôi gần mẹ hơn gần cha, chuyện gì cũng kể với bà. Người hùng thật thà khai báo hết, có khi còn mắm muối theo trí tưởng tượng của trẻ thơ. Vài ngày sau, bà mới gọi tôi lại dặn dò, không được ra chơi ở đấy vì lý do này nọ, hay không nên chơi với những bạn này vì chúng hay chửi thề, không chịu học hành… Tôi chột dạ im lặng.

Trong thâm tâm tôi, lũ bạn lối xóm là những tay “giang hồ”. Tôi thích chơi với chúng vì học được đủ thứ trên đời, nghe những chuyện phiêu lưu mơ mộng. Với tôi, đám bạn đó là những thằng anh em nghĩa khí, có chơi có chịu, thà bị đòn chứ không khai ra đồng bọn, không như tụi bạn học ở Lasan Đức Minh có máu “nội phản”, hơi một tí là vào méc mẹ tôi. Tôi không thể bỏ rơi những người anh em mình được! Tôi không cãi mẹ, nhưng vẫn lén lút giao du…

Tối đến, mẹ tôi tỉ tê hỏi. Lần này bản năng tự vệ trỗi dậy, tôi trả lời vu vơ, chẳng đâu vào đâu. Mẹ tôi cũng chẳng nói gì. Tôi yên trí, mình đã qua mặt được bà! Tính mẹ tôi trầm tĩnh. Tôi phạm lỗi gì ít khi bà la mắng ngay mà để vài ngày sau mới nhỏ nhẹ nói chuyện phải quấy. Kiên nhẫn, không nổi nóng bao giờ, nhưng mẹ tôi lạt mềm buộc chặt, thành thử tôi sợ cha ngoài mặt, nhưng sợ mẹ trong lòng – Sợ bà bắt tẩy thì đúng hơn. Cho đến giờ, những lời dạy dỗ nhỏ nhẹ đấy vẫn còn như in trong đầu.

Ít khi mẹ âu yếm tôi, mặc dù tối vẫn vỗ về tôi ngủ. Nhưng tôi cảm nhận được tình thương của bà, thậm chí còn biết bà thiên vị tôi hơn hai bà chị. Nhớ có một lần, nhà tôi tổ chức “cầu cơ”. Ba tôi không tin những chuyện nhảm nhí này, nhưng có người lính gần nhà nói, anh có được miếng ván hòm đẽo thành hình trái tim, cầu cơ rất linh. Ba tôi tò mò, muốn thử. Con cơ lướt nhanh trên tờ giấy ghi 24 chữ cái và số từ 0 đến 9 để trả lời câu hỏi của người cầu cơ. Tôi không còn nhớ nội dung những câu hỏi và trả lời buổi hôm ấy, nhưng đêm đó tôi không ngủ được, mắt mở thao láo nhìn lên trần nhà. Mẹ tôi sợ tôi bị ma ám, ôm chặt tôi vào lòng. Lần đầu tiên tôi nhận thức được cảm giác ôm chặt đó ấm áp biết chừng nào. Cái cảm giác được bảo vệ, được che chở. Kẻ “giang hồ nghĩa khí” cũng cần vòng tay mẹ.

...
Sài Gòn 1969 (ảnh: Bettmann/Getty Images)



Mẹ tôi bán xôi dạo. Những con hẻm ngóc ngách mà tôi xưng hùng xưng bá, mẹ tôi đi qua hàng ngày. Khách hàng của bà chắc không kiệm lời để phàn nàn về thằng con của bà. Bà biết hết, nhưng về nhà vẫn kiên nhẫn lắng nghe những câu đối phó vu vơ của nó. Nhà tôi dọn khỏi khu Tân Định năm tôi chín, mười tuổi, nhưng chỉ năm sau, tôi lại duyên nợ tiếp bốn năm với Tân Định, khi thi đậu đệ thất vào trường công lập Trần Lục, đầu đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua chợ Tân Định.

Sau này, có lần đi ngang hẻm 146 Hiền Vương, tôi ngẩn người trước bao thay đổi. Phông tên nước không còn. Con hẻm có vẻ hẹp hơn vì người ta xây nhà lấn hẻm. Trường Lasan Đức Minh đã đổi tên thành trường cán bộ đảng… Tôi tần ngần nhìn vào căn nhà cũ đã được xây khang trang hơn. Sự thay đổi khiến tôi cảm thấy hình như không phải tôi trở về xóm cũ, mà trở về với ký ức tuổi thơ, con đường cuối hẻm rẽ phải, rẽ trái. Hơn sáu mươi năm rồi còn gì…

Vật thể năm xưa có còn nữa đâu! Tôi chỉ nhìn nuối theo với chút ký ức tuổi thơ. Nếu phải chọn giai đoạn nào trong đời mình để sống lại, tôi sẽ chọn những ngày sống ở hẻm 146, đường Hiền Vương, Tân Định. Cả tuổi thơ sống động như thế, chỉ trải dài ký ức trên vài trang giấy. Biết bao nhiêu chữ cho vừa?

Tôi nhìn con hẻm thật lâu. Tôi nhớ cái lan can ọp ẹp, nhớ những trang sách, nhớ những mơ mộng giang hồ vặt. Rồi tôi bỗng nhớ mẹ tôi, nhớ cái ôm chặt của bà trong đêm cầu cơ. Đứa con nào, dù lớn tuổi đến đâu, vẫn nhỏ bé trước con mắt của mẹ. Không gọi là thằng (già) của mẹ mình thì gọi là gì?

Back to top
« Last Edit: 26. Jun 2022 , 14:53 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1378 - 14. Sep 2022 , 13:45
 
...


ĐÀN ÔNG HƠN NHAU,
CHÍNH LÀ Ở NỤ CƯỜI CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI CÙNG


Tôi luôn rất thích nụ cười của đàn bà. Đàn bà dù có nhan sắc hay không, xinh hay không xinh, chỉ cần cười là tôi đã thấy đẹp. Tôi đã nghĩ đó là nét đẹp, là sức quyến rũ rất riêng của đàn bà, hơn cả chân dài hay ngực khủng.
Nụ cười hạnh phúc và rạng ngời của đàn bà luôn có sức lan tỏa cả không gian xung quanh. Luôn hiền lành và tràn đầy bao dung, như chính trái tim và tấm lòng của họ.
Nhưng bạn biết tôi sợ gì nhất ở nụ cười của đàn bà không? Là khi nó nhẹ như không, bình thản đến lạnh người. Là khi cạn cùng của đổ vỡ, đàn bà cười nhẹ tênh. Tôi sợ điều này hơn cả nước mắt hay sự im lặng của đàn bà. Vì thay vì khóc, đàn bà cười, nụ cười như vỡ vụn trong tổn thương mà bất cần.
Tôi còn nhớ, anh từng nói với tôi, anh yêu nụ cười của chị.
Quả thật, chị cười rất tươi, một nụ cười đẹp nhất mà tôi từng thấy. Những năm tháng khi cả hai chỉ là sinh viên, anh đã không ngại đạp xe đi cả mấy cây số chỉ để mua món đồ chị thích, khiến chị cười khi chị muộn phiền. Từng chứng kiến anh đã cố gắng và hạnh phúc đến nhường nào để có thể nhìn thấy chị cười tươi đẹp và hạnh phúc như thế. Khi ấy tôi đã nghĩ, đàn bà chỉ có thể cười khi hạnh phúc, khi đủ đầy yêu thương và sẻ chia. Tôi đã không biết, ngay cả khi đau khổ tột cùng, đàn bà vẫn có thể cười.
Anh cầu hôn chị sau 5 năm yêu thương. Sau 5 năm kết hôn, anh thăng tiến trong công việc.
Chị vẫn một mình ở nhà quán xuyến việc nhà với hai đứa con ngoan. Vài lần lại ngôi nhà khang trang của anh chị, không biết sao tôi lại không còn thấy nụ cười khi xưa của chị. Tôi từng nghĩ có lẽ cuộc sống áp lực và vất vả dễ khiến con người ta muộn phiền. Nhưng rõ ràng những năm tháng bão bùng một thời còn cực khổ hơn gấp bội, vậy sao chị vẫn có thể hạnh phúc như đã từng?
Cho đến khi tôi biết, anh có nhân tình.
Anh xem điều đó như một lẽ dĩ nhiên. Anh bảo với tôi rằng xã hội thượng lưu anh mới bước vào, đàn ông nào lại không có nhân tình? Anh chỉ là làm quen với “quy luật” của thế giới đó. Anh không nhận ra, chẳng có “quy luật” nào tàn nhẫn như vậy cả. Chỉ là anh không kiềm lòng trước cám dỗ ở đời mà thôi.
Ngày đó, tôi gặp chị, nụ cười bao năm héo úa đã không còn. Tệ hơn hết, chị cười nhẹ tênh, dù tôi biết lòng chị có bao nhiêu đổ vỡ nát tan. Nụ cười đó của chị luôn khiến tôi ám ảnh sau này. Đàn bà đau lòng đến mức nào, khóc không dứt ra sao để ráng nặn một nụ cười xót xa đến như thế? Nụ cười ấy chứa bao nhiêu là khổ đau và bất hạnh.
Rồi chị ly hôn, như buông bỏ tất cả.
Hai năm sau đó, chị như hồi phục sau những tháng ngày như không thể đứng dậy. Chị lại cười, nụ cười hạnh phúc của riêng mình.
Đúng lúc ấy anh lại muốn quay về. Chỉ là, mọi thứ đã quá muộn. Anh mãi mãi không thể có lại nụ cười hạnh phúc chị từng chỉ dành riêng cho anh.
Đàn ông hơn nhau, chính là ở nụ cười của người đàn bà đi cùng.
Đàn ông yêu thương, đàn bà sẽ cười hạnh phúc. Đàn ông tệ bạc, nụ cười của đàn bà héo úa mà đáng thương.
Đàn bà hơn nhau là biết chọn người đàn ông có thể làm mình cười cả một đời, hơn là chỉ biết khóc mỏi mệt.
Vì vậy, nếu đàn ông chỉ có thể đem đến cho ta nước mắt, hãy ra đi để tìm nụ cười của chính mình.
Đàn bà đẹp nhất khi cười. Và nụ cười của đàn bà cũng chỉ nên dành cho một người xứng đáng…

Nguồn : Phụ nữ sức khỏe.
Back to top
« Last Edit: 14. Sep 2022 , 13:47 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1379 - 05. Sep 2023 , 08:54
 
Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Bảo Duy


...
(minh họa: Sam Schooler/Unsplash



Bầu trời là một cảnh quan tuyệt đẹp và luôn thay đổi, làm say đắm nhân loại với màu xanh tuyệt mỹ, nhưng tại sao lại là màu xanh?

Có những lời giải thích mang tính khoa học cho hiện tượng này mà bạn có thể khám phá ngay dưới đây.

Bầu khí quyển bao quanh chúng ta bao gồm một hỗn hợp các loại khí, bao gồm nitơ, oxy và một lượng nhỏ các loại khí khác. Ánh sáng Mặt Trời, có màu trắng, được tạo thành từ tất cả các màu của quang phổ nhìn thấy được. Khi di chuyển qua bầu khí quyển của Trái Đất, nó tương tác với các khí và hạt có trong không khí.


Khi ánh sáng Mặt Trời đi vào bầu khí quyển, nó bị phân tán bởi các phân tử không khí, nhỏ hơn nhiều so với bước sóng ánh sáng. Sự tán xạ ánh sáng này được gọi là tán xạ Rayleigh. Lượng tán xạ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng. Bước sóng ngắn hơn sẽ bị tán xạ nhiều hơn bước sóng dài hơn. Đây là lý do tại sao ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ.

Vì ánh sáng xanh lam bị tán xạ nhiều hơn, nên nó có nhiều khả năng chiếu tới mắt chúng ta từ mọi hướng, khiến bầu trời có màu xanh lam. Mặt khác, ánh sáng đỏ bị tán xạ ít hơn nên ít có khả năng đến mắt chúng ta hơn. Do đó, trong những buổi hoàng hôn và bình minh, khi Mặt Trời ở vị trí thấp hơn trên bầu trời, ánh sáng phải di chuyển một quãng đường dài hơn qua bầu khí quyển và hầu hết ánh sáng xanh bị phân tán đi. Điều này giải thích cho màu đỏ và cam vào thời điểm đó.

Lưu ý rằng màu sắc của bầu trời có khả năng thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày, mùa và vị trí trên Trái Đất. Ví dụ, vào ban ngày, bầu trời thường có màu trắng hoặc hơi vàng hơn ở gần đường chân trời, vì ánh sáng phải đi qua nhiều bầu khí quyển hơn ở góc đó. Ở các vùng cực, bầu trời lại xuất hiện màu hồng hoặc tím do sự tán xạ ánh sáng của các tinh thể băng trong khí quyển.

Tóm lại, bầu trời có màu xanh lam là do sự tán xạ ánh sáng Mặt Trời bởi các phân tử không khí trong bầu khí quyển của Trái Đất. Hiện tượng này được gọi là tán xạ Rayleigh, và nó làm cho ánh sáng xanh lam bị tán xạ nhiều hơn các màu khác. Đó là một lời giải thích khoa học hấp dẫn cho một hiện tượng tự nhiên đã thu hút trí tưởng tượng của con người trong nhiều thế kỷ qua.


Bầu trời xanh là một trong những cảnh đẹp ngoạn mục nhất mà đa số mọi người chứng kiến hàng ngày. Đó là một bức tranh phổ biến và luôn thay đổi, đóng vai trò làm nền cho cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, sắc xanh mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời không phải lúc nào cũng giống nhau. Có nhiều sắc thái khác nhau của màu xanh mà bầu trời mang lại, mỗi sắc thái có một vẻ đẹp và đặc điểm riêng.

Bầu trời màu xanh nhạt có lẽ là sắc xanh phổ biến nhất mà nhiều người thấy. Đó là màu mà nhiều người thường dùng để miêu tả bầu trời ban ngày. Màu xanh lam này thường được miêu tả là “màu xanh da trời” và nó được gây ra bởi sự tán xạ ánh sáng Mặt Trời bởi bầu khí quyển. Ánh sáng xanh lam có bước sóng ngắn hơn các màu khác, khiến nó dễ bị tán xạ hơn, giải thích cho màu xanh nhạt của bầu trời.

Khi ngày trôi qua, sắc xanh trên bầu trời thay đổi. Vào giữa trưa, khi mặt trời ở điểm cao nhất, bầu trời thường có màu xanh đậm hơn. Màu xanh lam này được gọi là “thiên thanh” và nó được tạo nên bởi vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, khiến nhiều ánh sáng xanh lam bị tán xạ hơn.

Vào cuối buổi chiều, khi Mặt Trời bắt đầu lặn, bầu trời thường có màu hồng hoặc cam. Hiện tượng này xảy ra do sự tán xạ ánh sáng trong bầu khí quyển, với các bước sóng ngắn hơn như màu xanh bị tán xạ nhiều hơn, trong khi các bước sóng dài hơn như màu đỏ bị tán xạ ít hơn, dẫn đến bầu trời có màu sắc ấm áp, rực rỡ và thường được gọi là “giờ vàng” hoặc “hoàng hôn”.

Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng cực, bầu trời lại có màu gần như tím. Hiện tượng này xảy ra do sự tán xạ ánh sáng của các tinh thể băng trong khí quyển. Các tinh thể băng khúc xạ và phân tán ánh sáng Mặt Trời theo một cách độc đáo, tạo ra sắc thái màu tím và hồng huyền ảo.

(theo Medium)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 90 91 92 93 
Send Topic In ra