Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 91 92 93 
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 103608 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1380 - 05. Sep 2023 , 08:59
 
Những hình ảnh dĩ vãng của một Sài Gòn thời mông muội

Tidoo Nguyễn

25 tháng 6, 2023

...
Sài Gòn, thập niên 1980 (ảnh: Christopher Pillitz/Getty Images)


Ngôn ngữ cũng như con người có sinh có tử. Có những chữ mới được sinh ra theo thời, có những chữ mãi mãi chỉ còn trong ký ức vì thời thế thay đổi. Giai đoạn sau 1975 đã sinh ra những con chữ, khái niệm, thậm chí là thành ngữ mà bây giờ chỉ còn nằm trong ký ức của những thế hệ 7X đổ về trước.

Giữa cuộc sống xô bồ hối hả của thời đại ngày nay đã cuốn đi những ký ức chứa đựng không chỉ tình thương mà còn đong đầy những con chữ, khái niệm, thành ngữ của những năm sau 1975.

Thời đại công nghệ số, viễn thông, internet ra đời, nhiều từ ngữ, khái niệm mới cũng góp phần “ra tay” đè bẹp, dìm các câu chữ của ngày xưa ấy, ngày của những năm cả miền Nam đều thiếu ăn thiếu mặc.

Người ta hiếm có khoảng lặng để ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm cũ. May chăng là những dịp tình cờ gặp gỡ người xưa trong phút chốc, và tình cờ nhắc lại ngày tháng xa xôi với những tình huống cười ra nước mắt mà trong đó có những câu chữ của thời ấy theo dòng thời gian. Dòng ký ức bắt đầu từ khi “bộ đội” vào Sài Gòn.

Người ta kháo với nhau rằng khi “bộ đội” từ trong rừng tràn về Sài Gòn hồi Tháng Tư 1975 đã mang theo vi khuẩn, mầm mống gây bệnh ghẻ trong bộ đồ dính đầy bụi bặm và trong cơ thể thiếu nước vì trốn lâu ngày trong rừng của họ. Họ là nguồn lây lan bệnh ghẻ. Thời đó, ghẻ là căn bệnh tràn lan ở miền Nam, nhất là những đứa trẻ được sinh ra trong thập niên 70. Từ đó mọi người có nhu cầu sử dụng xà bông để diệt ghẻ.

Vì thời đó thuốc men khan hiếm, nên xà bông 72 phần dầu có in chữ “72%” trên bề mặt cục xà bông màu vàng nâu trở thành nhu yếu phẩm, được cấp phát theo phiếu ở cửa hàng hợp tác xã.

Ở miền Nam, người ta không gọi là cửa hàng mậu dịch như “miền Bắc XHCN” mà gọi là cửa hàng hợp tác xã. Nơi đây, nhà nước cộng sản cung cấp các loại hàng nhu yếu phẩm có giới hạn như là gạo cũ theo sổ mua gạo, và các nhu yếu phẩm khác theo phiếu như là nước mắm tĩn trong cái tĩn bằng sành phết vôi trắng; dầu hôi để đốt đèn dầu; vải tám với chất liệu sợi thô, mau bị mục rách; muối hột luôn lẫn với cát.

Thời ấy một món nhu yếu phẩm thường có nhiều công dụng. Người ta làm gì có kem đánh răng để xài nên muối hột không chỉ để nêm mà còn dùng để vệ sinh răng miệng.

Còn với vải tám, khi quần áo may bằng loại vải này đã rách thì người ta xé một miếng nhỏ dài một gang tay, bề ngang chừng một lóng tay rồi se nhỏ lại làm tim đèn. Không hiểu sao chỉ có loại vải này mới làm tim đèn được vì các loại khác dùng làm tim đèn thì sẽ bị chảy nhựa.


...
Ảnh minh họa Alice Young/Unsplash: Trái cây là thứ cứu đói thời thập niên 70-80 nhưng có khi chưa kịp chín đã bị vặt sạch


Mỗi lần đi mua nhu yếu phẩm ở cửa hàng hợp tác xã thì người trong gia đình thường đi bộ xếp hàng từ sáng sớm vì cửa hàng hợp tác xã thường cũng gần nhà. Còn chiếc xe đạp thì dành cho thành viên trong gia đình đi xa để kiếm ăn.

Kiếm ăn thì được hiểu từ nghĩa bóng đến nghĩa đen, tức là người đó sẽ dùng xe đạp đi làm thuê làm mướn để kiếm tiền mà cũng có thể chở thêm một đứa trẻ giả vờ đi thăm họ hàng vào giờ ăn để ăn chực. Khi hai thành viên đi ăn chực thì cả nhà bớt được hai phần ăn trong một bữa ăn của ngày hôm đó.

Mà đâu phải chiếc xe đạp nào cũng ngon lành, thời ấy, những chiếc xe đạp hay bị trật con chó. Bên trong líp xe đạp có một bộ phận nhỏ được làm bằng kim loại áp vào bánh răng để tạo lực truyền động. Bộ phận này thời đó gọi là “con chó”.

Khi bánh răng quá mòn mà người ta không có tiền thay thì “con chó” sẽ không còn khít với các răng nữa nên khi người ta đạp thì vòng líp tuột luốt hay còn gọi là trật con chó. Ngày nay người ta không gọi bộ phận đó là “con chó” mà gọi nó là cái lẫy.

Trong lúc các thành viên khác đi đâu thì đi, ai ở nhà thì có gì ăn nấy, có khi nhà nghèo đông con thì không có gì để ăn. Đa số người miền Nam lúc ấy phải ăn cơm độn. Cơm độn tức là cơm nấu bằng gạo cũ độn với củ lang, củ mì cho nhiều để mọi người được no và ít tốn gạo.

Nhà nào may mắn lắm thì được ăn cơm nấu bằng gạo cũ. Đó là loại gạo chỉ cần đong đầy một lon sữa ông Thọ, khi nấu thành cơm thì nở téc béc đầy nồi, đủ ăn cho nhiều người. Vì vậy, người ta còn gọi loại gạo này là gạo nở. Thời đó tuyệt nhiên chẳng thấy ai có cơm dẻo thơm để ăn, có cơm ăn đã là may lắm rồi.

Gạo là thứ vô cùng quý hiếm thời đó vì vậy gia đình nào lỡ làm mất sổ mua gạo thì buồn lắm, từ đó phát sinh “thành ngữ”: “Buồn như mất sổ gạo”.

Mất sổ gạo thì coi như phải kiếm thứ khác mà ăn. Người ta phải ra ruộng câu cá, nhủi cá. Những đám ruộng được gặt lúa xong sẽ còn lại xăm xắp nước. Người ta dùng một cái nhủi bằng lưới màu xanh lá gắn vào một cái khung tầm dông có cán để đẩy dài trên mặt ruộng hòng bắt được cá đồng.

...
Ảnh minh họa Webtretho: Bọn trẻ ở quê đi nhủi cá để có thêm thức ăn cho gia đình


Cho dù cả gia đình trải qua một ngày khó khăn vất vả, thì tối đến đám con nít dù đói dù no cũng đi coi truyền hình ké ở nhà người khác.

Lúc đó, cái ăn cái mặc còn không có đừng nói gì đến giải trí. Cả xóm họa hoằn lắm mới có một gia đình còn giữ cái truyền hình từ đời Bảo Đại. Hồi đó hễ cái gì quá cũ thì người ta cho là từ “đời Bảo Đại”.

Thời ấy thì làm gì có truyền hình màu mà chỉ có truyền hình trắng đen thu tín hiệu bằng chà anten xương cá gắn trên nóc nhà.

Khi thấy đài đang xem dở quá thì người ta chuyển qua đài khác bằng cách leo lên nóc nhà quay anten để thu tín hiệu. Người trên nóc nhà vừa quay anten vừa phối hợp với người rà đài bằng miệng: “Rõ chưa? Rõ chưa?” để biết được truyền hình đã bắt được hình ảnh đã rõ hay chưa.

Đám trẻ con sau khi xem truyền hình xong nếu còn vài xu thì hùn tiền lại mua một gói mì Vị Hương. Cả đám có khi gồm năm đứa nấu một tô mì Vị Hương đầy nước và cùng ăn.

Không hiểu sao, con người đã từng sống ở thời đó có ý chí rất mãnh liệt. Từ người lớn cho đến trẻ con đều ý thức được rằng phải sống, dù có thiếu ăn thiếu mặc, thiếu cả cách giải trí.

Trẻ con không cần ba mẹ nhắc nhở mà tự biết siêng học để sau này thoát nghèo, dù thời đó đám trẻ con đi học chỉ có cặp đệm. Cặp đệm là loại cặp được đan bằng lá bàng giống như người ta đan đệm trải giường.

Những con người ngày ấy hôm nay có dịp ngồi ôn lại dòng chảy ký ức trong tiếng cười và nước mắt mà không khỏi xót xa với cuộc sống bạo loạn trong bối cảnh xã hội thời nay và chắt lưỡi nói: “Ngày xưa khổ mà vui vì ai cũng khổ, cũng thương nhau. Bây giờ người ta ganh ghét nhau chỉ vì đồng tiền mà nhất là từ khi giá đất lên, cha mẹ con cái, anh em họ hàng có khi chia lìa”.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1381 - 09. Sep 2023 , 18:48
 

...

Chào Tháng Chín


Em đợi gì khi thu sắp đi qua
Giọt nắng chiều cũng vỡ òa nhung nhớ
Ngọn gió mùa hình như còn trăn trở
Bởi dại khờ em cất giữ trong tim

Em đợi gì mà cứ mãi kiếm tìm
Hình bóng cũ đã chìm vào ảo ảnh
Ly rượu đắng ngập bờ môi sóng sánh
Gánh nặng đời em mang cả trên vai

Em đợi gì sao chẳng thấy ngày mai
Giọt nước mắt mãi lăn dài buồn tủi
Đêm cô đơn một mình trong bóng tối
Vết thương lòng đem vá lại lành hơn.

Em đợi gì mà chỉ thấy giận hờn
Khoảng trống lớn căn phòng xưa chật hẹp
Có phải chăng đời người là mảnh ghép
Khuyết một phần bức vẽ chẳng thành tranh.


Dạ Thảo

Back to top
« Last Edit: 09. Sep 2023 , 18:48 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1382 - 14. Sep 2023 , 20:11
 

...

Gặp Nhau


Mấy mươi năm gặp lại nhau
Tưởng như tình đã úa màu thời gian
Sao lòng đầy nỗi mênh mang
Chập chùng kỷ niệm ngút ngàn bủa vây

Mấy mươi năm mới gặp đây
Sắc hoa phượng nhớ trôi đầy tuổi thơ
Mắt nhìn nhau vẫn ngẩn ngơ
Nồng say như thưở dại khờ ngày xưa

Mấy mươi năm gió vẫn đưa
Tình yêu say đắm như vừa biết yêu
Dòng đời đầy nỗi lêch xiêu
Rưng rưng tìm lại cánh diều yêu thương

Khieu Long
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1383 - 17. Dec 2023 , 13:27
 
SÚC MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI



Các quốc gia sau đã tuyên bố bãi bỏ tất cả các thủ tục kiểm dịch, xét nghiệm coronavirus và tiêm chủng bắt buộc, đồng thời coi coronavirus chỉ là bệnh cúm theo mùa:

   
1) Thổ Nhĩ Kỳ 🇹🇷
   2) Brazil 🇧🇷
   3) Vương quốc Anh 🇬🇧
   4) Thụy Điển 🇸🇪
   5) Tây Ban Nha 🇪🇸
   6) Cộng hòa Séc
   7) Mexico
   8) El Salvador
   9) Nhật Bản 🇯🇵
10) Singapore 🇸🇬


* Kết thúc virus Corona với cách phòng chống này của Đức. *


...



Các nhà khoa học Đức đã công bố sau một loạt nghiên cứu rằng virus Corona không chỉ nhân lên trong phổi như virus SARS năm 2002 mà còn lây lan rộng khắp cổ họng trong tuần đầu tiên lây nhiễm.

Các nhà khoa học đề nghị Thủ tướng Đức và Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu mọi người làm một việc đơn giản nhiều lần trong ngày - súc miệng bằng dung dịch Abmonac ấm.

Từ lâu, họ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải làm điều này, và bây giờ, sau kết quả của các thí nghiệm do các nhà sinh vật học người Đức thực hiện về sự sinh sản của vi rút Corona trong cổ họng, họ đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải súc miệng bằng dung dịch nước ấm và Muối....

Các nhà khoa học Đức đảm bảo với Bộ Y tế Đức: nếu tất cả mọi người súc sạch họng nhiều lần trong ngày, súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm thì virus sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trên toàn nước Đức trong vòng một tuần.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng bằng cách súc miệng bằng dung dịch nước và muối, chúng ta liên tục biến cổ họng của mình thành một môi trường hoàn toàn kiềm, và môi trường này là môi trường tồi tệ nhất đối với coronavirus, bởi vì với nước muối, độ pH của khoang miệng chuyển thành kiềm. pH, và nếu chúng ta súc miệng nhiều lần trong ngày, hãy súc miệng bằng nước muối ấm, chúng ta không cho coronavirus có cơ hội sinh sôi.

Vì vậy, tất cả mọi người cần phải súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà và sau khi trở về nhà, để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Corona.

Chúng ta hãy yêu cầu tất cả mọi người áp dụng nghiêm ngặt những lời khuyên sức khỏe quan trọng và đơn giản này.
Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2023 , 13:27 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1384 - 31. Dec 2023 , 20:29
 
...]
Em ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1385 - 07. Jul 2024 , 12:12
 
...

CHUYỆN HỒI NHỎ RONG CHƠI KHU DAKAO-TÂN ĐỊNH…

*Ký PHẠM NGA


Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt,
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
*Phạm Hữu Quang

1.
Hồi tôi 11 – 12 tuổi, tức khoảng các năm 1960 – 61, ba mẹ tôi ngụ ở quãng giữa đường Trần Quang Khải, khu Tân Định, thời đó vẫn thuộc quận Nhứt, đô thành Sài Gòn. Hằng ngày, ngoài việc đi học ở trường Les Lauriers bên đường Đinh Công Tráng, thỉnh thoảng tôi hay rong chơi loanh quanh các khu phố gần nhà. Thường đi cùng tôi là vài đứa trẻ nhà hàng xóm, có khi có cả Dũng, em trai kế của tôi.
Tất nhiên, ở lứa tuổi thiếu niên của bất cứ thời đại nào, dù đi một mình hay đi với người cùng lứa, đứa trẻ nào cũng thường thích rong chơi theo ý riêng của mình hay do gợi ý của anh em, bè bạn, mà những điều này thì rất hiếm khi được cha mẹ tán thành rồi cho phép – ngược lại, đứa trẻ luôn bị khép vào lỗi hoang đàng, ham rong chơi. Riêng mẹ tôi, gốc người Nha Trang thì nói giọng địa phương là “quang”, thay vì “hoang”. Có lần bà nói: “Thằng con bà Ba quang lắm, dám một mình đạp xe ra tới xa lộ Biên Hòa…”. Mẹ tôi có biết đâu, tôi – thằng con trai đầu lòng của bà, dù khi ấy chưa được nhà sắm cho xe đạp, hể đi chơi theo ý riêng thì toàn lết bộ, nhưng tôi cũng đã một lần lén đi bộ cả hơn 2 cây số mới ra đến cầu Phan Thanh Giản, Dakao, tức đầu xa lộ Biên Hòa, lúc nghe tin cái đại lộ lớn nhất Sài Gòn thời đó khánh thành (năm 1961).
May mắn cho bọn trẻ ham rong chơi bọn tôi, thời đó khu Tân Định – Dakao ngẫu nhiên có rất nhiều địa điểm đến chơi thì rất thú vị.
Đầu tiên là các rạp chiếu bóng, như bên Tân Định có rạp Kinh Thành ở đường Hai Bà Trưng, rạp Moderne ở đường Trần Văn Thạch (hồi đó rạp Văn Hoa chưa cất xong bên đường Trần Quang Khải); còn dưới Dakao có rạp Casino Dakao và rạp Asam cùng ở đường Đinh Tiên Hoàng. Không có tiền mua vé vào xem phim hay gặp phim xem rồi thì bọn tôi lân la ngắm ảnh các ngôi sao màn bạc treo trên tường hay các tấm pa-nô, bích chương quảng cáo các phim đang chiếu, sắp chiếu. Cũng có khi, gặp ngay lúc xuất chiếu sắp vãng, nhân viên rạp thường tỏ ra chịu chơi, vén hoác màn sang bên cho ai nấy tha hồ chạy vô xem chùa đoạn kết phim…
Cũng rất gây tò mò cho bọn tôi là các ngôi đình, cảnh chùa. Sát bên nhà tôi là đình Nghĩa Hòa, đặc biệt trong đình có gánh hát bội Công Thành Ban ăn tập tại chỗ, y trang nghèo nàn nhưng diễn tuồng Hồ Quảng rất hay, rồi đình Nam Chơn cùng ở trên đường Trần Quang Khải; kế là đình Sơn Trà ở đường Nguyễn Phi Khanh, đình Hòa Mỹ ở đường Trương Hán Siêu (cắt ngang chợ Dakao), đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở đường Hiền Vương và chùa Ngọc Hoàng ở đường Phạm Đăng Hưng.
Đã là con nít, tụi tôi rủ nhau đến các đền, chùa tôn nghiêm tất nhiên không phải để thắp nhang lạy Phật, lạy thần gì cả mà chỉ nhằm, hể gặp dịp lễ vía thì được coi ké hát bội và cảnh tế “học trò lễ”, còn ngày thường thì rờ rẩm các tượng Ông Cọp, Ông Thiện, Ông Ác…, riêng ở chùa Ngọc Hoàng thì tìm cách cho mấy con rùa nuôi ở hồ nước ăn lá cây hay hoa sứ.
Sau cùng, tụi tôi cũng thích mò vào khu Đất Thánh Tây và khu Đất Thánh Chà nằm đối diện nhau ở quãng đầu đường Hiền Vương. Cảnh trí mồ mã ở hai nơi này nhất định là vắng vẻ, tịch mịch, buồn hơn cả sân chùa, nhưng cứ coi như đây là những công viên cây xanh gần nhà bọn tôi nhất, nơi sẵn sàng cung cấp thật nhiều bóng râm và những mặt gạch cẩm thạch mát rượi để nằm chơi hay ngó mông lung lên trời xanh.
Ngày đó, có thể gọi tụi nhỏ rong chơi này là bọn vô-sản-chân-chính, bởi trong hầu hết các buổi rong chơi, chẳng đứa nào có đồng bạc nào trong túi, có khát nước khô cả họng thì cũng chẳng tiền đâu mà mua nước mía, nước sâm, nên cả bọn tìm cách giải khát miễn phí là ghé miệng vào các vòi nước công cộng trong các chợ hay ở phông-tên nước công cộng duy nhất thời đó đặt ở gần ngã tư Trần Quang Khải – Đinh Tiên Hoàng cho người dân gánh nước xài. Còn các mâm trà tiếp khách trong các đình, chùa thì tự biết thân phận, tụi “khách” thiếu niên không hề dám hỗn mà rớ vào. Họa hiếm là khi đứa nào cũng có được vài đồng thì tụi tôi kéo nhau đi nhấm nháp những món đồ lạnh, đồ chua cay thật khoái khẩu ở hãng kem Vi Bổn gần chợ Dakao, tiệm thạch chè Hiển Khánh sát bên rạp xi nê Casino Dakao hay xe gỏi đu đủ – thịt bò khô gần cổng trường tôi học ở ngã ba Đinh Công Tráng – Lý Trần Quán. Tân Định.
2.
Mãi đến khi trưởng thành tôi mới biết cũng cái kiểu bọn trẻ tụi tôi đi chơi rong gần gần nhà, kiểu muốn đi là đi, cảm thấy thích là rủ rê, không cần chuẩn bị gì trước… nhiều người – nhất là giới văn nghệ, viết lách – gọi là “giang hồ vặt” và đối với người lớn như mấy ông văn nghệ sĩ, mức độ cao hứng, tùy hứng còn cao hơn bọn con nít rất nhiều. Cũng như đã là người trưởng thành mà có máu thích “giang hồ vặt’ thì nghe nói ít ai ngại những chuyến đi đi dài ngày và đi xa nhà, chẳng sợ phải lên non xuống biển, lặn lội chốn đất khách quê người, có khi cũng không-thành-vấn-đề tiền nong làm lộ phí…
Còn đối với bọn trẻ ham vui hồi đó, đã tập sự “giang hồ vặt”, rong chơi gần gần nhà với điều kiện phòng thân sơ sài, bọn tôi đã từng gặp phải chuyện không hay ngoài đường phố, tất nhiên lúc đó không có cha mẹ, người lớn nào bên cạnh.
Như có một buổi chiều, tôi và em Dũng mò vô đất Thánh Tây chơi, lúc quay về đến đường Hiền Vương thì trời đổ mưa lớn bèn chạy vào đục ở mái hiên trường mẫu giáo Michelet. Hai anh em ướt sủng và lạnh run, em Dũng còn bị trượt chân ở một bậc xi măng ngã nhoài đến chợt da bàn chân, đổ máu nên khóc mếu máo. Mưa lớn, sấm chớp đùng đùng, trời tối rất nhanh, anh em tôi bối rối cùng cực, nhưng cái đáng sợ nhất lại chính là … nỗi sợ hãi đủ chuyện, sợ đến quên cả chuyện hai đứa đang vừa đói vừa khát. Một là sợ bị ba mẹ phạt cái tội đi chơi không xin phép và còn không kịp về nhà trước sẩm tối, hai là sợ phải đến tạnh mưa mới có thể chạy được về nhà thì như thế cũng sẽ rất trễ, chắc chắn sẽ bị đòn nhiều hơn, và ba là điều đáng sợ hơn hết: vết thương chảy máu ở chân em Dũng, chắc chắn sẽ khiến thằng anh là tôi mắc thêm tôi dắt em đi hoang, để nó té…
Trong cơn mưa tai kiếp ngày ấy, cậu nhỏ 12 tuổi tôi đây đã khổ sở cảm nhận sao cuộc sống quá khó sống đến thế. Tôi đã quá chán nãn, tự nhũ sẽ không bao giờ đi chơi đâu nữa, hay ít ra có đi cũng không dắt thằng em theo, phiền quá! Rồi tôi đã chợt thấy nhà mình ở quả là một nơi chốn quý giá hết sức vì ở đó bình an nhất, vừa ấm áp vừa khô ráo, không có mưa gió lạnh lẽo, ướt át, cũng không có tai nạn té ngã đổ máu. Cái đầu óc thơ ngây của tôi còn nghiệm ra một điều nữa đã khiến cái nhà mình ở bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong cuộc sống, đúng là nơi chốn tốt đẹp nhất trên đời – đó là: nhà mình ở luôn là nơi bảo đảm cho mình được ăn được uống, khỏi bị những cơn đói khát hành hạ. Thì ở cái tuổi đang lớn rất háo ăn khi ấy, cứ chiều xuống là tôi luôn đói bụng rất sớm trước giờ ăn tối…
Mãi đến ngày nay, tuổi đã “thất thập cổ lai hi”, trí nhớ mỏi mòn nhưng tôi vẫn nhớ như in nỗi sợ kinh khủng của mình thời niên thiếu ấy – cái thời hồn nhiên, nặng trỉu cảm tính, sẵn sàng lén cha mẹ rong chơi phố phường, dù cũng biết, hể đi ‘hoang’, không có một xu trong túi thì - như người lớn đã từng răn đe - “ bị còng đầu” nếu “lỡ làm bể bánh tráng của người ta!”…

PHẠM NGA
(Sydney, biên tập lại 6-2024)
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1386 - 07. Jul 2024 , 12:17
 

...

VÀO HÈ


Khi hoa phượng rơi đầy trên sân vắng
Những ngày vui như chấp cánh bay cao
Xa mái trường và xa luôn em đó
Ôi lòng ta như ai cấu ai cào

Cánh phượng buồn như đong đầy kỷ niệm
Của một thời áo trắng đẹp ngây thơ
Em còn về sân trường xưa chờ đợi
Anh tình yêu ngày mới lớn dại khờ

Con ve sầu chiều nay vang tiếng hát
Baì tạ từ trên cánh phượng nở hoa
Màu phượng trôi chập chùng vùng kỷ niệm
Bóng em đâu sao mắt thấy nhạt nhòa

Bao năm rồi anh miệt mài phiêu lãng
Đời vẫn buồn vì vẫn trắng đôi tay
Mùa hè ơi gởi cho ta nôĩ nhớ
Tình yêu xưa thưở thơ dại những ngày


Khieu Long
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1387 - 20. Aug 2024 , 08:20
 
...

Sài Gòn không còn nơi trú mưa

Đỗ Duy Ngọc 

5 tháng 8, 2024



Sài Gòn đang vào mùa mưa. Mưa Sài Gòn bất chợt và đỏng đảnh như cô gái mới lớn. Chẳng có lịch trình, không một báo trước, muốn là làm cái ào, rồi tạnh, nắng lại lên.

Cho nên nhiều khi khách đi đường thường quên mang theo áo. Mà nhiều khi có áo cũng chẳng muốn ngừng lại để mặc. Chỉ cần trú đâu đó một lát, tạnh mưa lại tiếp tục đi.

Sài Gòn có những hàng hiên đụt mưa dễ thương. Mưa rớt ào xuống, chạy tấp vào. Nhìn mưa, nghe gió tạt, đốt điếu thuốc, nhìn người xe lướt thướt giữa giòng nước cũng là điều thú vị. Đứng được chỗ mái hiên có gốc cây già, nghe mưa tí tách rơi trên lá, buổi chiều đẹp hơn một chút, đời lãng mạn hơn một tí cho quên buồn của thực tại.

Mưa hơi lâu một tí nữa, nhìn người bên cạnh, nói bâng quơ vài chuyện là thành một câu chuyện về đủ thứ trên đời. Khi người ta còn trẻ, có thể người ta cùng lúc trú mưa với một cô gái lạ, cười làm quen, vài ba câu qua lại, có khi lại thành một chuyện tình.

Những cặp tình nhân đang yêu, vội vã chống xe vào chỗ trú, ríu rít nói cười. Những bàn tay che mưa cho nhau, những chiếc khăn lau tóc cho nhau, tất cả sẽ thành kỷ niệm cho một cuộc tình. Sau này lại kể cho con cháu nghe ông bà suýt hôn nhau dưới hàng hiên trong buổi chiều mưa Sài Gòn, vì nước mưa đọng đẹp quá trên mái tóc của người yêu, vì giọt nước bám trên má người yêu làm em đẹp bội phần. Có khi gió hơi lạnh, hai người trẻ nắm tay truyền hơi ấm qua bàn tay, hay cái quàng vai làm cho tình thêm đậm.

Tuổi chớm già, gặp người cùng thế hệ, nhắc chuyện cũ, tiếc nhớ một thời. Những câu chuyện qua lại làm cơn mưa ngắn lại, đôi khi nối kết thành một tình thân. Cũng có khi, chủ nhà mời vào trong, rót ly trà mời, bàn chuyện thế sự và cơn mưa níu chân người lại, hai kẻ xa lạ hàn huyên như những người bạn cũ. Chỗ trú mưa thành một nối kết. Rồi tỏa đi khi cơn mưa tạnh, nhưng vẫn sót lại những tình cờ của một cái duyên.

Cái hàng hiên ấy còn là chỗ trú của các chị, các bà gánh hàng rong. Vài tấm nhựa che vội những món hàng linh tinh nhưng nuôi sống cả một gia đình, đôi khi vào trốn mưa, gặp lúc đông người lại bán được vài món ăn chơi chờ mưa tạnh. Những lúc đấy họ lo vì sợ mưa ướt hàng hóa, nhưng cũng vui vì bán được thêm mấy món hàng. Đời bán hàng rong sợ nhất là gặp những cơn mưa giữa đường, những chỗ trú mưa là cứu tinh của họ.

Nhưng rồi, những hàng hiên trú mưa của Sài Gòn bỗng một ngày bị đánh mất. Những căn nhà trơ trụi phô mặt ra đường nhìn trống trải và vô duyên như chân dung không tóc. Người Sài Gòn đi đường bắt chợt gặp mưa, loay hoay không chỗ trú, đành làm kẻ đi dưới mưa hay vội vã tấp vào lề mặc áo. Những người bán hàng rong loạng quạng nhìn quanh, rồi ngước mắt buồn đau nhìn trời, còn chỗ nào để nấp những cơn mưa ào ạt, những tấm nilon sao bảo vệ được mấy món hàng.

Bỗng nhiên bị cướp mất chỗ trú dưới mưa, một chút hụt hẫng, một chút tiếc nuối. Làm đẹp cho thành phố, phố vẫn chưa đẹp hơn mà phải ngậm ngùi vì Sài Gòn đã không còn chỗ trú mưa.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1388 - 05. Sep 2024 , 22:12
 
Ông thầy Việt văn

- Vũ Thế Thành



Tôi hận ông thầy Việt văn lớp Mười một. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học thuộc lòng bài thơ Kẻ Sỹ của Nguyễn Công Trứ. Đó là bài hát nói gieo vần “vô kỷ luật” nhất mà tôi từng biết, chả vần chả điệu, lòng thòng, Hán nhiều hơn Nôm.

Đây này, trích thử vài câu nghe chơi:
… Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên…

Mà tôi theo ban Toán, chứ có phải Văn chương đâu. Hiểu được ý nghĩa bài thơ đó cũng đáng nể rồi, giờ còn bắt học thuộc lòng nữa, coi sao được. Lớp bốn mươi học sinh, mỗi tuần chỉ có hai giờ cổ văn, tôi có bảy mươi lăm phần trăm thoát hiểm, lỡ bị gọi trả bài thì coi như trời hại. Nhưng ổng tỉnh bơ: “Tôi sẽ gọi từng người cho đến hết lớp”. Ổng còn thêm: “Ai không thuộc, tôi sẽ cho cơ hội lần sau, và lần sau nữa cho đến khi… có điểm”. Thế là rõ! Ổng quyết tâm… chơi tụi tôi đến cùng. Không còn chọn lựa nào khác, đành ôm hận, lảm nhảm méo mỏ với cái bài thơ đó cho đến khi thuộc lòng.

Cơ hội rửa hận đến khi ổng ra đề luận: Bạn nghĩ gì về tình thầy trò ngày nay?. Từ hồi biết mặt chữ, tôi chưa bao giờ “múa bút” sướng như thế. Nào là, thời xưa học một thầy, học để làm quan, và chỉ học nghề… văn. Thời nay, học đủ thứ, cần gì học nấy, học để hành nghề, để kiếm cơm. Thời đại khoa học, ai học trước người đó là… “thầy”, bởi vậy mới có chuyện đi học luyện thi, mới có thầy giáo “cua”(*) học trò… Đại loại bài luận văn là một “bản cáo trạng” về thầy. Tôi khoắng bút như một nghệ sĩ, cho đến khi gần hết giờ, chấm xuống hàng, kết luận: Nên xem thầy giáo như người anh, coi bộ nhẹ nhàng hơn khi nhìn dưới khía cạnh đạo đức. Thiệt hả giận! Tôi viết với tư thế “tử vì đạo”, ăn trứng vịt cũng được, không thành danh thì cũng thành… ma.

Bài luận được mười sáu điểm. Hôm phát bài, ông thầy cười cười: “Tôi không đồng ý với em ở nhiều điểm, nhưng vẫn cho em điểm số cao nhất”. Thiệt chưng hửng! Tôi mơ hồ hình như ổng chơi… trên cơ mình, nhưng “cái tôi” khốn nạn đã đẩy tôi đi quá xa, khoác lác hả hê với bè bạn: “Cái hận Kẻ Sỹ đã rửa xong!”.
Ổng còn nhiều chiêu kỳ quái khác. Tú Xương thì học trò đứa nào chẳng khoái. Lẽ ra phải chia sẻ chút đỉnh với đám học trò mới lớn bằng những câu thơ:

Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường

hay ít ra cũng thông cảm với bọn học trò đang chuẩn bị bước vào vòng “ân oán” của thi cử:

Đau quá đòn hằn, rát hơn lửa bỏng
Hổ bút hổ nghiên, tủi lều tủi chõng…
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!

Không! Ổng phang bài:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngửng đầu rồng.

Ổng giảng say sưa, bằng giọng bi ai, phẫn hận về thời Nho mạt, về danh lợi, về nhân phẩm… Ổng truyền lửa cho đám học trò đang há hốc miệng ngồi nghe, xả suốt hai giờ đồng hồ. Hình như ổng đang dạy tụi tôi kiến thức để làm người, chứ không phải kiến thức để đi thi. Ổng đâu ngán cháy giáo án. Mà hồi đó làm gì có giáo án. Bài soạn của ổng là xấp giấy khổ A4 gấp đôi, chẳng bao giờ thấy ổng mở ra. Ổng chỉ mở… sổ điểm để gọi tên khảo bài.

Đời cứ thế trôi đi… Những năm cuối thập niên bảy mươi, đầu tám mươi, đời sống khó khăn thế nào khỏi cần kể. Tôi làm tại một trung tâm nghiên cứu ở Sài Gòn. Ban ngày khoác áo blouse vào phòng lab cứ như là… viện sĩ. Tối về mượn xích lô của thằng bạn, cảo vài vòng kiếm thêm. Một buổi chiều trời mưa, ế độ, tôi tấp vào quán nhậu ven đường (cái lều nhậu thì đúng hơn) gần ngã tư Bảy Hiền. Hồi đó khu này còn hoang vắng lắm. Quán cũng ế độ nốt, chỉ có mình ông chủ đang trầm ngâm bên ly rượu. Tôi kêu một xị, ngồi trông ra đường, nghe tiếng mưa lằng nhằng trên mái nhà, rầu thúi ruột… Chợt nghe tiếng ngâm ê a của ông chủ quán từ phía sau. Lời ngâm nghe quen quen… Rồi tự nhiên tôi cũng cất tiếng ngâm theo:

… Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn
Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang, Văn.
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí.
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên…

… và cứ thế cho đến hết bài Kẻ Sỹ.
Một khoảng im lặng. Tôi quay lại, không ai bảo ai, cả hai nâng ly mời nhau. Trong sự nghiệp cụng ly của tôi, chưa bao giờ tràn ngập những tiếng nói không lời như lần đó.

Chủ quán trạc ngoài ba mươi, cao học luật, công chức chế độ Sài Gòn. Sau 75, đi cải tạo bốn năm, về mở lều nhậu tiêu sầu. Chúng tôi cà kê chuyện đời, chuyện người, chuyện số phận đẩy đưa… Rượu đến mềm môi. Bài thơ Kẻ Sỹ thuở đi học tưởng đã trôi vào quên lãng, bỗng thức dậy trong một đêm mưa, có người đồng điệu, ngân nga như tiếng chuông đeo đẳng đời người.
Đất nước thời mở cửa, kinh tế thị trường nửa khép nửa hở. Kiếm sống bằng năng lực thì ít, nhưng bằng quyền lực hay dựa hơi quyền lực thì nhiều. Luật lờ mờ, nhưng lệ rõ ràng. Làm ăn là phải biết điều, gọi văn vẻ là… thỏa hiệp. Thỏa hiệp đủ thứ, không thỏa hiệp không được. Giới hạn thỏa hiệp tới đâu, tùy thuộc vào nguyên tắc sống của mỗi người. Cái giới hạn này mong manh, tự mình hạ thấp giới hạn xuống, rồi tự biện minh với bao lời hoa mỹ, đi ngược lại xu hướng thời đại là không thức thời. Dối người, dối mình, đạo đức giả hồi nào chẳng hay.

Kẻ Sỹ thời nay lộn ngược rồi: Thương, Công, Nông, Sỹ. Ai chẳng khoái tiền, khoái danh. Cám dỗ vô cùng! Đạo lập thân làm sao giữ lấy cương thường? Mỗi lần như thế, tiếng chuông đêm mưa ở cái “lều nhậu” lại vang lên, làm nhức nhối kẻ bị mang tiếng là… gàn dở, toát mồ hôi với cái lưới “đầu rồng đít vịt”.

Kinh thánh có chuyện kể, đứa con út đòi cha chia gia tài, rồi tìm đến phương trời xa vui chơi thỏa thích. Người cha chiều nào cũng tựa cửa đứng trông con về. Rồi thằng con về thật. Nó đã phung phí hết tiền, bây giờ đói rách trở về nhà cha xin chén cơm thừa. Nhưng người cha mừng rỡ, đã mặc áo mới cho nó, làm tiệc linh đình mừng con mình trở về.

Văn hào Pháp, André Gide, cũng có câu chuyện Đứa con hoang đàng tương tự, chỉ khác khúc cuối. Đang giữa tiệc mừng, thằng con lững thững bỏ về phòng, nhìn xa xa qua khung cửa sổ, nhớ đến những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cùng chúng bạn. Nó đang mơ một chuyến đi khác. Trở về chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Hồi đó, đọc đến đoạn này, tôi bật cười sảng khoái,

“Phải thế mới được!”.

Thưa thầy Việt văn, thằng đệ (tử) giờ đây đầu bạc chân mỏi, ngày Nhà giáo năm nay xin hầu thầy cho đến tận cùng bữa tiệc để khoanh tay nói lời tạ lỗi, trước khi phản xạ tung hô theo đám đông: Biết ơn thầy cô.

Vũ Thế Thành
, Đà Lạt 2011
(trích “Sài gòn, một góc ký ức và bây giờ), tái bản 2021)
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1389 - 26. Sep 2024 , 23:22
 

...

Chào mưa



Chào mưa quen chừng như bỗng lạ
Bầy sẻ ngoan về dưới hiên nhà
Tặng em chuỗi hót xanh mùa hạ
Thơm mơ gần và cả mộng xa

Chào mưa những hàng mi chớp vội
Rụng rất thầm kỷ niệm ngày qua
Vẫn còn mảnh gương con giữ lại
Để dành soi nỗi nhớ phôi pha

Chào mưa chiều lang thang quên lối
Con sáo buồn đứng trú gốc me
Mơ áo trắng ngày xưa quay lại
Chắp cánh bay qua phố ngàn hoa

Chào mưa, chào mưa, chào mưa bay
Qua sông bịn rịn nào ai hay
Em về một nửa mưa bên ấy
Buồn tôi chợt nắng phía bên này.



Mường Mán
Back to top
« Last Edit: 26. Sep 2024 , 23:23 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1390 - 04. Dec 2024 , 20:25
 

...

Bỏ Quên


Ta bỏ quên tà áo em bay
Giữa hoang vu chìm cơn mê này
Ta bỏ quên từng hơi thở vội
Trong những đêm hạnh phúc nồng say

Em về đâu đời những cuộc vui
Ta mộng du trong giấc ngủ vùi
Đường thật gần sao ta lạc lối
Hàng cây dài lẻ bóng cút cui

Ta bây giờ nuôi nỗi sầu vương
Tóc em bay một thưở mê thường
Bóng dáng xưa cơn mưa ngày cũ
Vòng tay nào sao mãi nhớ thương

Ta bỏ quên cả mối tình em
Vòng tay buông trôi rất dịu mềm
Dấu yêu xưa chập chùng kỷ niệm
Cho ta từng ngày tháng buồn thêm…..


Khiếu Long
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2777
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1391 - 04. Dec 2024 , 20:30
 
...

Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa


Cách chợ Bà Chiểu khoảng 30 mét là Lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu vì kiêng húy của ông. Mùng 1 đầu năm đi lễ Lăng Ông - Bà Chiểu là một nét văn hóa tết của bao thế hệ Sài Gòn - Gia Định xưa tới nay...


Gia Định, tỉnh lớn nhất, giữ vị trí "đầu não" trong lục tỉnh Nam kỳ thời nhà Nguyễn. Thậm chí nơi đây từng là kinh đô thời chúa Nguyễn với tên gọi Gia Định kinh với thành Gia Định nằm giữa Sài Gòn...

Đến 1889, Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định này chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2. Tỉnh Gia Định tồn tại cho đến năm 1975, có trung tâm là dinh Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định (nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh, nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, toạ lạc ở góc hai đường Phan Đăng Lưu và đường Bùi Hữu Nghĩa, thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Chợ Bà Chiểu

Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ Xổm, sau trở thành chợ trung tâm của tỉnh Gia Định và ngày nay là chợ trung tâm của quận Bình Thạnh.

Giải thích về tên gọi Bà Chiểu, nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất xuất hiện từ thời vua Tự Đức, tức trong khoảnh thời gian từ năm 1847 đến năm 1883. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên".

Còn tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé đến Sài Gòn, cho rằng trước đây chợ Bà Chiểu quay mặt ra một rạch nhỏ ăn từ kênh Nhiêu Lộc trở vào. Hai giải thích về tên gọi Bà Chiểu đều thống nhất rằng có khu vực nước nôi tự nhiên trước mặt chợ, được người dân tin tưởng dựng ngôi miếu nữ thần thờ bên ao nước gọi là Bà Chiểu.

N8m 1942, khi chợ Bà Chiểu được xây cất lại, người ta mới chuyển mặt chợ ra đường Phan Đăng Lưu - Lê Quang Định như ngày nay. Lúc đó, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm trên địa bàn Bình Hòa, trung tâm tỉnh Gia Định. Năm 1987, chợ được nâng cấp. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.



Rạp Cao Đồng Hưng

Rạp Cao Đồng Hưng nằm bên phải chợ Bà Chiểu, chỉ đi bộ vài bước là tới nơi. Rạp Cao Đồng Hưng ngang 13,4m, rộng 7,6m và cao 6,2m; được xem là rạp lớn và sang nhất khu vực Gia Định trước 1975. Ngoài chiếu phim, Cao Đồng Hưng cũng là một nơi thường diễn ra các đoàn cải lương…

(Năm 1978, rạp Cao Đồng Hưng trở thành sân khấu cuối cùng trong cuộc đời của nghệ sĩ Thanh Nga. Sau khi diễn xong vở Thái hậu Dương Vân Nga ở đây, nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng và con trai trở về nhà tại trung tâm thành phố và bị sát hại).

Hiện nay, rạp Cao Đồng Hưng là nhà sách Fahasa khá lớn, nằm ở số 475 đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh.



Hàng Xanh

Tên gọi Hàng Sanh (ngày nay đọc thành Hàng Xanh) dành để chỉ con đường Bạch Đằng từ chợ Bà Chiểu ra đến ngả ba giao với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, do ngày xưa, hai bên lể đường này trồng rất nhiêu cây sanh.


Lăng Ông - Bà Chiểu

Cách chợ Bà Chiểu khoảng 30 mét là Lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu vì kiêng húy của ông. Đây là một quần thể gồm đền thờ và lăng mộ có từ năm 1848, với cổng chính nằm trên đường Vũ Tùng. Phía trên cổng có dòng chữ Hán "Thượng Công miếu", tức là nơi thờ phụng Thượng Công, tức một vị quan lớn ở thời nhà Nguyễn, đó là Tả quân Lê Văn Duyệt và Chính thất phu nhân của ông, bà Đỗ Thị Phận.

Bước vào bên trong lăng, phía bên tay trái là nơi đặt lăng mộ của Tả quân và phu nhân, với 3 phần chính là nhà bia, lăng mộ, và miếu thờ.

Nhà bia là nơi có tấm bia bằng đá ghi lại công lao của Tả tướng, được khăc bằng chữ Hán, tạo nên nét cổ điển tinh tế. Sau nhà bia là khu lăng mộ, gồm hai ngôi mộ được xây toàn bộ bằng hồ ô dước (một hợp chất gồm vôi trộn mật mía), dù đã đầy dấu vết phai mờ do thời gian, vẫn nằm kề cận nhau.

Sau khu lăng mộ là khoảng sân gạch rồi đến khu miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt gồm ba căn nhà nối tiếp nhau: tiền điện, trung điện và chánh điện. Tiền điện và trung điện là hai đơn nguyên kiên trúc xây dựng từ năm 1915 theo kiến trúc cột gỗ, mái ngói âm dương cổ kính.

Còn chánh điện xây dựng bằng bê tông cốt thép vào năm 1970. Nội thất chánh điện có 3 long khám, thờ Lê Văn Duyệt ở giữa, thờ Phan Thanh Giản (quan văn) và Lê Chất (quan võ) ở hai khám hai bên.

Toàn bộ nội thất của 3 khu vực: tiền điện, trung điện và chánh điện đều được bày trí nhiều đồ thờ cổ kính, như: lỗ bộ, tàn, lọng, hương án, lư hương, chân đèn, bình bông, đĩa trái cây đặt trên cái chò gỗ, tượng ngựa, giá võng chạm chim loan…Trên hương án thờ Tả quânở chánh điện có tôn trí tượng đồng của ông đúc năm 2008.

Lăng mở cửa từ sớm đến chập tối. Hàng năm, vào ngày 29, 30 tháng 7, mùng 1, 2 tháng 8 âm lịch thường tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt và thu hút rất nhiều người đến lăng. Ngay mùng 7 tháng giêng âm lịch có lễ khai sơn gồm nghi thức hạ nêu và nghi thức tế lễ cổ truyền tưởng nhớ Tả quân.



Trường đại học Mỹ Thuật TP.HCM

Cách chợ Bà Chiểu khoảng 50 mét là Trường đại học Mỹ Thuật TP.HCM. Đây là một trong những ngôi trường cổ xưa của đất Sài Gòn – Gia Định: thành lập năm 1913 hoạt động liên tục tới ngày nay, với các tên gọi Trường vẽ Gia Định, Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định, Trường Trung học trang trí Mỹ thuật Gia Định, Trường cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, Trường cao đẳng Mỹ thuật TP.HCM. Từ 1981 tới nay, trường mang tên Trường đại học Mỹ Thuật TP.HCM.

Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 8.
Mặt tiền Trường trung học Trang trí mỹ thuật năm 1960 (Trường đại học Mỹ Thuật TP.HCM) - Ảnh tư liệu



Cách đây khoảng 100 năm, khu vực Bà Chiểu còn có rất nhiều cửa hiệu dành cho khách tứ phương đến đo giày và đóng giày Gia Định lừng lẫy nhất Đông Dương thời bấy giờ...


TS HỒ TƯỜNG

Back to top
« Last Edit: 04. Dec 2024 , 20:31 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 91 92 93 
Send Topic In ra