Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 
Send Topic In ra
ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA (Read 18121 times)
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #150 - 18. Jun 2012 , 09:25
 
ngo_thi_van wrote on 13. Jun 2012 , 09:52:
Em Tuy Van oi ,
Em luon luon la ngươi an ui , cổ động cho tinh than cua Co.
Cam on em da hieu Co.
Co Van


Cô thương ,
Không có chi đâu cô. Em cũng vui lây và hảnh diện với gd cô , có ông ngoại , các dì...làm rạng rở gia đình nói riêng , và người Huế nói chung.
Hy vọng sẽ được chia xẽ với những vần thơ tuyệc tác của ông nay mai.
Thầy Bửu Biền cũng ra vài quyển sách , như " SẮC THÁI , VĂN HÓA VIỆT NAM "...., cháu là cô Hiếu Tâm , hát hay...nhiều tài....và nhiều nhiều nữa......
Chúng em có quá nhiều ` diễm phúc ", vì đã có những gia tài tinh thần trân quý ,cho chúng em.
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #151 - 19. Jun 2012 , 21:06
 
tuy-van wrote on 18. Jun 2012 , 09:25:
Cô thương ,
Không có chi đâu cô. Em cũng vui lây và hảnh diện với gd cô , có ông ngoại , các dì...làm rạng rở gia đình nói riêng , và người Huế nói chung.
Hy vọng sẽ được chia xẽ với những vần thơ tuyệc tác của ông nay mai.
Thầy Bửu Biền cũng ra vài quyển sách , như " SẮC THÁI , VĂN HÓA VIỆT NAM "...., cháu là cô Hiếu Tâm , hát hay...nhiều tài....và nhiều nhiều nữa......
Chúng em có quá nhiều ` diễm phúc ", vì đã có những gia tài tinh thần trân quý ,cho chúng em.
Em Tv

Em Tuy Van oi ,
Co rat xau ho la hua se mang tho dich cua Cố Thi Si Cao Tieu vao day ma cung chua lam dươc vi may hom nay Co ban qua , lu bu bao nhieu la cong chuyen o dau ma no ra nhieu the ! va toan nhung chuyen ma minh khong " expect " dươc moi khổ.
Tuy nhien Co da hua thi phai lam , chi co cham ma thoi. Co the tu 28 thang nay cho den mong 3 thang 7 Co se vang mat , khong vao D/D dươc vay cac em dung co lo cho Co nhe.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #152 - 01. Jul 2012 , 10:57
 
ngo_thi_van wrote on 19. Jun 2012 , 21:06:
Em Tuy Van oi ,
Co rat xau ho la hua se mang tho dich cua Cố Thi Si Cao Tieu vao day ma cung chua lam dươc vi may hom nay Co ban qua , lu bu bao nhieu la cong chuyen o dau ma no ra nhieu the ! va toan nhung chuyen ma minh khong " expect " dươc moi khổ.
Tuy nhien Co da hua thi phai lam , chi co cham ma thoi. Co the tu 28 thang nay cho den mong 3 thang 7 Co se vang mat , khong vao D/D dươc vay cac em dung co lo cho Co nhe.
Co Van 


Em kính chúc thầy cô đi chơi thật vui và như ý.
Tuần lể vừa qua , các em khóa 73 cũng đã có tiệc kỹ niệm sau 39 năm ( 1973-2012 ) , vui lắm.
Đặng Mỹ đã post hình vào  "Góc trời nhắc nhở 73 ".
Em và Tí cưng cũng hay vào GTMV quét dọn nhà cửa ,  và để nhớ cô , trong lúc cô vắng nhà.
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #153 - 02. Jul 2012 , 21:01
 
Cô thương kính
Em mạo muội mang về nhà Cô vài vần thơ của Cố Thi Sĩ Cao Tiệu ...dịch bởi Trần mộng Tú  a

Thu Mộ
Nhật tà vân thủy ế
Sơn tịch thạch hô yên
Cố viên tình hốt động
Thu nhạn quá giang biên

Chiều Thu
Trời chiều mây nước tối
Núi im đá tỏa sương
Lòng quê chợt đau nhói
Chim thu vừa qua sông

*

Cổ Ðộ
Ngã vi giang đầu nguyệt
Trường dạ chiếu cô chu
Tư quân tâm cổ độ
Vấn thủy hà xứ lưu?

Bến Cũ
Ta như con trăng ở đầu sông
Chiều xuống thuyền neo đêm mênh mông
Bến cũ tình xưa lòng nặng sầu
Nước ơi, nước ơi, đi về đâu!

*



Ngã ước vi vũ há
Sơn dã chí hải hà
Triêm khái bình nguyên mậu
Thanh miêu tú thảo hoa

Mưa
Ước gì ta là những hạt mưa
Tưới lên núi cao xuống biển thấp
Thấm vào ruộng gần bãi cỏ xa
Cho lá thật xanh hoa ngàn đóa

*

Xuân Tình

Oanh đề xuân ý náo
Xuân tình hỉ thượng mi
Uyên ương xuân nhập mộng
Thục nữ đáo xuân thì

Tình Xuân
Ô kìa con chim oanh hót
Tình xuân ửng đỏ bờ mi
Thiếu nữ vừa tuổi dậy thì
Uyên ương nàng đang ươm mộng


* Những bài thơ chữ Hán trích trong:
Cao Tiêu Thi Tuyển, xuất bản năm 2002
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #154 - 05. Jul 2012 , 20:43
 
Xuân Vô Lượng

Em mặc áo mùa xuân xanh mướt
Nhạn tha thướt điểm hàng chân mây
Tóc liễu bay tình vừa mới tỏ
Hương đầy ngõ tiếng cười thủy tinh

Nhạc hồi sinh núi sông mở hội
Khoe màu mới cỏ hoa vẫy chào
Lòng xôn xao mở trăm ý lạ
Nghe đon đả hót mời muôn chim

Từ thiên nhiên trổ nguồn bất tuyệt
Đời tha thiết như ngày đầu tiên
Từng bước êm dáng nai ngơ ngác
Đi uống bạc dưới chân đồi mơ

Gió phất phơ theo tà áo mỏng
Hoa đưa võng vành khuyên chuyền cành
Nắng làm thinh vẽ tranh trên lá
Nghiêng bóng đá rêu cài xanh tươi

Có sông xuôi chở mây về nội
Tình phơi phới lời ru ngọt ngào
Với sương chao tàn sen ngọc rụng
Mùa xuân vô lượng đỉnh non cao

Cao Tiêu
Bách Khoa, số A&B, xuân Giáp Dần
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #155 - 05. Jul 2012 , 20:52
 
Tuyet Lan wrote on 02. Jul 2012 , 21:01:
Cô thương kính
Em mạo muội mang về nhà Cô vài vần thơ của Cố Thi Sĩ Cao Tiệu ...dịch bởi Trần mộng Tú  a

Thu Mộ
Nhật tà vân thủy ế
Sơn tịch thạch hô yên
Cố viên tình hốt động
Thu nhạn quá giang biên

Chiều Thu
Trời chiều mây nước tối
Núi im đá tỏa sương
Lòng quê chợt đau nhói
Chim thu vừa qua sông

*

Cổ Ðộ
Ngã vi giang đầu nguyệt
Trường dạ chiếu cô chu
Tư quân tâm cổ độ
Vấn thủy hà xứ lưu?

Bến Cũ
Ta như con trăng ở đầu sông
Chiều xuống thuyền neo đêm mênh mông
Bến cũ tình xưa lòng nặng sầu
Nước ơi, nước ơi, đi về đâu!

*



Ngã ước vi vũ há
Sơn dã chí hải hà
Triêm khái bình nguyên mậu
Thanh miêu tú thảo hoa

Mưa
Ước gì ta là những hạt mưa
Tưới lên núi cao xuống biển thấp
Thấm vào ruộng gần bãi cỏ xa
Cho lá thật xanh hoa ngàn đóa

*

Xuân Tình

Oanh đề xuân ý náo
Xuân tình hỉ thượng mi
Uyên ương xuân nhập mộng
Thục nữ đáo xuân thì

Tình Xuân
Ô kìa con chim oanh hót
Tình xuân ửng đỏ bờ mi
Thiếu nữ vừa tuổi dậy thì
Uyên ương nàng đang ươm mộng


* Những bài thơ chữ Hán trích trong:
Cao Tiêu Thi Tuyển, xuất bản năm 2002

Em Tuyet Lan oi ,
Co cam on em rat nhieu da tim dươc nhung bai tho chu Han cua Co Thi Si Cao Tieu de dua vao day.
mac dau doc may bai tho chu Han khong hieu dươc nghia , neu khong co nhung bai dich cua Tran Mong Tu nhung  am van that la du dương.
The nao Co cung se dua nhung bai dich cua Co Thi Si Cao Tieu [ dich tu nhung bai tho chu Han cua Cu Ngoai cua Co ] Co dua cho Co Vinh giu nhung bai do. Co Vinh hua khi o Utah ve lai nha se dua tra lai cho Co , nhu vay cung phai dau thang 8 Co moi co the mang vao day dươc.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #156 - 09. Jul 2012 , 18:56
 
Cô thương kính
Da em chi mong mang chút gì vào đây , mong Cô được vui Cô ah ....Em xin chúc Cô luôn khoẻ vì nghe nói sắp tới Cô sẽ bận vô cùng ..
Em,
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #157 - 10. Jul 2012 , 21:19
 
Tuyet Lan wrote on 05. Jul 2012 , 20:43:
Xuân Vô Lượng

Em mặc áo mùa xuân xanh mướt
Nhạn tha thướt điểm hàng chân mây
Tóc liễu bay tình vừa mới tỏ
Hương đầy ngõ tiếng cười thủy tinh

Nhạc hồi sinh núi sông mở hội
Khoe màu mới cỏ hoa vẫy chào
Lòng xôn xao mở trăm ý lạ
Nghe đon đả hót mời muôn chim

Từ thiên nhiên trổ nguồn bất tuyệt
Đời tha thiết như ngày đầu tiên
Từng bước êm dáng nai ngơ ngác
Đi uống bạc dưới chân đồi mơ

Gió phất phơ theo tà áo mỏng
Hoa đưa võng vành khuyên chuyền cành
Nắng làm thinh vẽ tranh trên lá
Nghiêng bóng đá rêu cài xanh tươi

Có sông xuôi chở mây về nội
Tình phơi phới lời ru ngọt ngào
Với sương chao tàn sen ngọc rụng
Mùa xuân vô lượng đỉnh non cao

Cao Tiêu
Bách Khoa, số A&B, xuân Giáp Dần

Em Tuyet Lan oi ,
Co cam on em da chiu kho sưu tam nhung bai tho cua Thi Si Cao Tieu va dua vao day cho Co dươc thương thuc.
Bai nay Co moi dươc doc lan dau.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #158 - 10. Jul 2012 , 21:22
 
Tuyet Lan wrote on 09. Jul 2012 , 18:56:
Cô thương kính
Da em chi mong mang chút gì vào đây , mong Cô được vui Cô ah ....Em xin chúc Cô luôn khoẻ vì nghe nói sắp tới Cô sẽ bận vô cùng ..
Em, 

Em thương ,
Em noi dung , Co se ban nhung se rat la hanh phuc vi se gap lai tat ca anh chi em ruot thit cung mot luc.
Bay gio Co dang don dep lai nha cua de don tiep cac em cua Co.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #159 - 21. Aug 2014 , 17:12
 
Giới thiệu thi phẩm "Thơ Kỉnh Chỉ"


ĐƯỜNG NÉT LÃNG MẠN VÀ PHONG CÁCH ĐA TÌNH TRONG
"THƠ KỈNH CHỈ"
(1)


      
  Phụng Hồng


Người đời thường có định kiến cố hữu với các nhà thơ cổ điển. Và hay nhận xét thơ văn các cụ xưa mẫu mực khô khan quá, không có chất tươi ướt át gợi cảm. Ví dụ như tả nỗi nhớ nhung người yêu xa vắng đã ngủ giấc ngàn thu thì:

"Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi." (Vua Tự Đức khóc Bằng Phi)

Hay khi đề cập đến tỏ tình trai gái thì nói bóng bẩy:

"Tình trong như đã, mặt ngoài còn e." (Nguyễn Du)

và:

"Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng." (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Đến như nàng cung phi muốn than vãn ai oán tình yêu lạnh nhạt hờ hững của vua thì cũng phải nói ví von xa gần một cách gián tiếp cho có văn hoa, điển tích:

"Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?" (Ôn Như Hầu - Cung Oán Ngâm Khúc)

Hoặc nếu muốn tả người đẹp thì phải nói ẩn dụ, so sánh một cách cầu kỳ (Họa vân kiến nguyệt # Vẽ mây thấy trăng), chứ không được nói trực tiếp vào chủ đề:

"Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình"

Thế thôi. Nhưng đối với Kỉnh Chỉ (2) thì không thế. Trước đây, tôi đã, với tư cách là một kẻ hậu học, viết một bài giới thiệu những nét đan thanh trong thi phẩm "Thơ Kỉnh Chỉ" với cái nhìn tổng quát qua lăng kính khách quan. Nhưng sau những lần đàm đạo với các bậc thâm nho, như người tầm sư học đạo, tôi thấy thơ của Người vẫn có những nét đặc thù đầy chất tươi, không kém gì thơ văn hiện đại với trường phái tân thời hiện thực. Trong thơ Kỉnh Chỉ, người ta đã thấy nhiều nét tả chân hơn. Cái thời tỏ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như:

"Bóng Nga thấp thoáng dưới mành,

Trông chàng, nàng cũng ra tình chơi vơi."

xa xưa đã không còn nữa. Kỉnh Chỉ vẫn lãng mạn trữ tình. Vẫn thướt tha bay bướm. Càng đi sâu vào khía cạnh tâm lý, tôi càng thấy thơ văn Người lồng lộng quá. Yù thơ của Người thanh thoát bay bổng tận trời cao mà tôi thì quá thấp hèn. Tứ thơ của Người trải rộng phóng túng mà trí hiểu biết của tôi lại hạn hẹp quá. Giòng thơ của Người nhẹ nhàng chảy xiết như thác trường giang vô tận mà tôi chỉ là kẻ càng bơi hoài càng đuối sức vì giòng nước cuốn phăng phăng, theo không kịp. Vườn thơ của Người mênh mông quá, càng đi sâu vào càng lạc lối. Ta hãy để lòng lắng xuống mà nghe những "tiếng lòng" của Tiên Sinh trong Thơ Kỉnh Chỉ (TKC).

"Lại mở tiệc động phòng hoa chúc

Rót sâm banh mà hát khúc giao duyên." (Coi Cải Lương Mới - phân đoạn 2, TKC, Trang 251)

Đây là tiếng lòng tả chân của thi nhân  khi nhắc đến cuộc tình trăm năm của đôi uyên ương lúc tuổi đã xế chiều:

"Khéo vương vấn mãi vòng tơ thắm

và: Càng chứa chan thêm giọt lệ hồng" (Thương như không nhớ cũng như không, phân đoạn I, TKC, tr. 249)

Thi nhân tả cảnh giao tình với cô hàng hoa:

"Người vì sắc nước dừng chân lại,

Kẻ quý hương trời bỏ bạc ra."(Vịnh Cô Hàng Hoa, TKC, tr. 246)

Rồi thi nhân chợt nhớ đến người yêu Tuyết Ngọc xa xăm trong cõi hồng trần ở giây phút chạnh lòng:

"Tuyết Ngọc bây giờ em ở đâu?

...

Gần gũi đôi khi nhờ giấc mộng

Xa xôi ngàn dặm ứa giòng châu." (Nhớ Tuyết Ngọc, TKC, tr. 244)

Nỗi nhớ rất bình dân. Mới đọc qua ta có cảm tưởng tác giả là một thanh niên không phải là người tuổi tác như  Tiên Sinh mà là một thi sĩ đa tình một thời đang lên đứng trồng cây si trong ngày Hội Hoa Anh Đào ở "Xứ Hoa Đào" có "Bài Thơ Hoa Đào" diễm tuyệt với người đẹp tuyệt vời. Còn gì lãng mạn hơn những vần thơ trữ tình hiện thực:

"Nhụy vàng ít rã cơn mưa đổ,

Cọng lục không oằn trận gió xao."

...

"Thanh cao chẳng khác lòng quân tử,

Diễm lệ chi nhường mặt mỹ nhân." (Vịnh Hoa Sen, phân đoạn 2&3, TKC, tr.240)

Qua đến những "vần thơ hoài cổ" thật mới và đầy lãng mạn tính:

"Ly tao lời hát hờn vong quốc,

Thu hứng vần thi nhớ cố hương." (Tiếng Lòng, TKC, tr. 237)

Phải chăng tiếng lòng của Tiên Sinh đã nấc lên giữa một khung trời nhớ nhung "chạnh lòng cố quốc nghĩ mà đau"?

Ở một tình huống khác, Tiên Sinh tuy còn trên trần tục mà mơ cảnh Đào Nguyên huy hoàng có người đẹp như ngày xưa cổ nhân đã từng "vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương":

"Trướng gấm mơ màng hồn Thiếu Nữ,

Non Bồng mường tượng bóng tiên nga." (Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây TKC, 236)

Và:   " Rừng phong dặm khách như buồn bã,

Khóm liễu đài chương ngó ngỡ ngàng." (Thu ơi ai nhuộm lá thu vàng, TKC, tr. 221)

Để rồi cuối cùng "lá rụng về cội", bao giờ Tiên Sinh cũng không quên Huế là chốn hoàng thành đế đô cổ kính, miền sông Hương núi Ngự ngàn đời thơ mộng với những nàng thôn nữ chất phác, thật thà hiền lành:

"Yêu em níu áo dằng em lại,

Chợ có trưa thì mặc chợ trưa." (Thiếu Trai đưa Tuyết Ngọc vô Huế, TKC, tr.67)

Với nỗi nhớ quê nhà của người lữ khách khi hoàng hôn xuống:

"Nhớ chị chèo đò, o bán hến." (Nhớ Huế, TKC tr. 80) (3)

Vâng, đúng lắm. Tình yêu lãng mạn và đa tình của người trai xứ Huế - mà biểu tượng đã thoát ly qua nét bút tài hoa của Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy- là thế đó. Chứ không phải như một số người đã lầm tưởng họ "Vô duyên lạ, yêu ai thì không chịu nói, tỏ tình thì mần răng mà người ta biết được ...(???!!!). Thật vô tình, nhà thơ Kỉnh Chỉ đã trả lờ dùm và biện hộ cho họ rồi. Yù thơ trẻ trung của Kỉnh Chỉ thuộc lớp người đi trước đã làm cho người đọc liên tưởng đến những vần thơ mới thuộc đàn con cháu hậu tiến. Thật là nỗi nhớ tân kỳ, hiếm có ở một thi sĩ lão thành như Tiên Sinh. Đọc Tiên Sinh ta thấy tâm hồn trẻ lại như hồi thơ ấu ngày hai buổi thoăn thoắt sánh vai đi học qua cầu Tràng Tiền, hồn thanh xuân không gợn chút u sầu.

Kỉnh Chỉ: một mẫu sĩ phu đích thực qua thi tập "Thơ Kỉnh Chỉ". Tiên Sinh là nhà thơ tiên phong trong thế hệ 'Các cụ xưa" nói đến lãng mạn, tình yêu - một thứ tình yêu đã được "thi vị hóa" - mà ta khó có thể tìm thấy ở những thi sĩ thâm nho khác đương thời. Rất hiếm - hầu như không có trong lịch sử văn học cận đại - nhà thơ cùng thế hệ  với Kỉnh Chỉ đề cập đến lãng mạn, trữ tình tính trong thơ mình. Bởi vì theo quan niệm khuôn phép lưu truyền của các cụ xưa thì thi sĩ phải gọt giũa, chải chuốt những vần thơ sĩ khí, khí khái nói lên cảnh quốc phá gia vong, khơi động tinh thần ái quốc, đánh động lòng yêu nước kẻ sĩ thời loạn.

Viết về Tiên Sinh quả là điều khó, ngay cả đối với những người cầm bút thực sự chuyên nghiệp. Bởi vì kích thước quá lớn của Tiên Sinh, kẻ hậu sinh không thể đào sâu thêm bằng ngòi bút thiển cận của mình được. Người thì hào sảng cao thượng bao la trời mây bay bổng trên cao thượng tầng không khí mà trí tôi thì quá thấp hèn chỉ là là trên hàng cỏ lau sậy, hèn mọn không sao với thấu được.

Tiên Sinh tuy thuộc lớp người đi trước, thế hệ tiền bối, nhưng tâm hồn Tiên Sinh đã thích ứng với hoàn cảnh, phóng khoáng dễ cảm thông với thế hệ hậu bối là thời điểm mà tình yêu lãng mạn bắt đầu nhen nhúm ở trào lưu thơ mới với cách gieo vanà đã vượt khỏi xiền xích uớc lệ cũ ràng buộc bởi công thức, niêm luật muôn đời bất di dịch.

Tiên Sinh lúc sống là biển trời đắng cay hy sinh cho dân tộc và lúc rời cõi trần tục, vùng nằm ấy chỉ đã có thể là lòng đất Tổ Quốc Việt Nam ngàn năm bất diệt.

Bạn đồng liêu, đồng sự với Tiên Sinh đã cho rằng Người "sinh bất phùng thời" và Tiên Sinh đã phải xử sự như người quân tử lúc giao thời: "gặp thời thế, thế thời phải thế". Tài trí ở nơi Tiên Sinh thật đặc biệt. Hồn thơ lai láng, mở rộng dễ thích ứng kết hợp giữa hai trào lưu cũ mới: thế hệ cũ cũng khâm phục và thế hệ mới cũng cảm thông. Tiên Sinh sớm hấp thụ trình độ tây học, kiến thức Âu Mỹ nên đã chọn con đường phụng sự tổ quốc theo  nhãn quan chính trị của riêng mình. Tiên Sinh đã gói ghém niềm tâm sự qua những giòng thơ lãng mạn trữ tình không kém gì thơ mới, lúc tuổi đã xế chiều, ngõ hầu lưu lại nơi đàn hậu bối chút dấu tích một thời đã qua.

Nhà thơ của hai thế hệ, bác sĩ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy những nhất tâm phục vụ Chân-Thiện-Mỹ. Thiện tâm, thiện ý của Người tỏa ra khắp tác phẩm. Đọc thơ Tiên Sinh, ta sẽ thấy tâm hồn trong sáng, thảnh thơi.

Gần đây, trong bài phát biểu khai mạc buổi họp mắt ra mắt Thi tập Thơ Kỉnh Chỉ tại thủ đô tị nạn Cali, ông Ngô Khắc Thuật, một cháu ngoại hậu duệ của tiên sinh đã nói "...Bây giờ,, bổn phận chúng ta, những người đi sau phải lo phổ biến rộng rãi tập thơ này, thơ của ông muôn mặt, nếu như mỗi người khai triển một khía cạnh nào đó trong thơ của ông, tôi nghĩ chúng ta vẫn có đủ đề tài để viết. Để giúp hiểu rõ hơn về ông: cong người đa tình, đa cảm, con người nhân hậu, luôn luôn cố gắng sống cho phải đạo  làm người, lấy Nhân, Lễ Nghĩa, Trí Tín để đối xử, xin mọi người hãy cố gắng nhớ lại và ghi chép tất cả những kỷ niệm nào chúng ta đã trải qua với ông. Tôi mong rằng trong tương lai rất gần đây chúng ta lại gặp nhau để làm lễ ra mắt cho những tập thơ Kỉnh Chỉ khác nữa." Thuở sinh tiền, Tiên Sinh cũng đã nói: "Thử lấy giây tình giăng mặt nước. Tình dài dằng dặc nước vơi vơi"Tôi không dám có tham vọng cao kỳ làm  người biên khảo "ở một khía cạnh nào đó" theo tinh thần trên, bởi vì tôi là người ngoài cuộc, không phải là người có diễm phúc ở trong hàng hậu duệ của Tiên Sinh. Mà tôi chỉ như một con tàu đỗ bến muộn, là người đến chậm trong ngày hội lớn của đại gia đình họ Phan nên chỉ xin được nói lên đôi lời cảm nghĩ thô thiển trong tâm tư sau khi đã có dịp nghiền ngẫm những tinh hoa chất chứa trong thi phẩm của Tiên Sinh, là người mà hơn nửa thế kỷ trước tôi đã từng mang ơn cứu tử, trong tình khứ lưu giữa hai gia đình (4).

Trong tinh thần đó, tôi muốn mượn lời phát biểu của ông Ngô Khắc Thuật đã dẫn trên đẻ thay cho lời kết bài phân tích này với niềm mong ước sẽ được bằng hữu mộ điệu bốn phương tiếp tay trên đường sưu tầm những bông hoa quý của Thi Đàn Việt Nam Hải Ngoại.

Dưới nhãn quan tôi, ngày nay, qua tập thơ Kỉnh Chỉ, Tiên Sinh quả là một nhân vật đa dạng: một lương y có bàn tay mầu nhiệm tế độ cứu tha nhân và yêu tha nhân; một thi sĩ có tâm hồn lãng mạn với ngòi bút trong sáng, đa tình yêu đời đúng theo nghĩa của nó. Đời Tiên Sinh là cả một  cuộc hành trình dở dang đầy phiêu lưu, gian truân bàng bạc, thể hiện trong thi tập Thơ Kỉnh Chỉ. Thế thôi.

Miền bão nắng xứ mặt trời
Trong xuân Tân Tỵ 2001


Phụng Hồng

(1)Thi tập Thơ Kỉnh Chỉ dày 312 trang của tác giả là bác sĩ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy do đại gia đình hậu duệ của Tiên Sinh dày công sưu tập những bài thơ chữ Nôm và chữ Hán lúc sinh tiền su Tiên Sinh và ấn hành năm 1998 tại Hoa Kỳ (hơn 300 bài).

(2)Xem tiếp bài Điểm Sách "Đốt Lò Hương Cũ, Ngâm Vần Thơ Xưa: Thơ Kỉnh Chỉ", cùng một tác giả. Tuần Báo Đại Chúng, số 59, tr. 15, VA, Hoa Kỳ, 9/2000.

(3)Chữ "o" (phụ âm) là tiếng đặc biệt địa phương Huế "rặt" có nghĩa là "cô"

(4)Xem tiếp bài "Đường Lên Thiên Đường", cùng một tác giả. Nguyệt báo Hồn Việt số đặc biệt giáng sinh 1999, bộ 24, số 195, tr.81, Westminster, Cali. Hoa Kỳ, 12/99
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #160 - 21. Aug 2014 , 20:56
 
Tí oi ,
Em gioi qua. Tim ra dươc bai nay de dua vao day.
Tiec la ong bac si nay mat som chu neu con , ong ay hua la se khai trien Tap Tho Kinh Chi ve du moi khia canh day !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #161 - 24. Aug 2014 , 22:21
 
ngo_thi_van wrote on 21. Aug 2014 , 20:56:
Tí oi ,
Em gioi qua. Tim ra dươc bai nay de dua vao day.
Tiec la ong bac si nay mat som chu neu con , ong ay hua la se khai trien Tap Tho Kinh Chi ve du moi khia canh day !
Co Van


Thưa Cô Vân ,

Tình cờ em tìm thấy trên Net thôi ạ và " chôm " về liền  Cheesy Grin , em cám ơn Cô đã khen  Smiley

Tí PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #162 - 24. Aug 2014 , 22:44
 
Luật Nhân Quả Hiển Nhiên

LƯƠNG TÂM CỦA MỘT Y SĨ


...



Kính dâng hương hồn Ông tôi:
Thi sĩ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy.
Xin tri ân tất cả những ai đã
trực tiếp hoặc gián tiếp giúp tôi
có đủ tài liệu để viết nên bài này.
                      Ngô Thị Vân    


Nhân đọc lại tập thơ của Ông Ngoại tôi, Kỉnh Chỉ Tiên Sinh, tôi thấy có bài thơ “Nói chuyện với Bạn Đồng nghiệp Bác sĩ Thái Can” sau đây:

Hai cụ lang già ngồi bảo nhau:
Xưa nay có Phúc quý hơn giàu.
Trót đà chịu tiếng làm thầy thuốc,
Thôi chớ đem nghề chẹt kẻ đau.
Biển Thước, Hoa Đà tên vẫn đó,
Thạch Sùng, Vương Khải của còn đâu!
Gắng công ta hãy trồng ‘cây đức’,
Con cháu ta rồi hái quả sau.


Tôi nhất quyết phải viết bài ca tụng lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi, mặc dù trước đây  khi còn sinh tiền, Mẹ tôi đã bác bỏ ý kiến này. Mẹ tôi bảo rằng: “Để thiên hạ khen Ông, chứ mình khen, mọi người sẽ bảo là khoe khoang.” 
 
Dạo ấy, sau khi suy đi nghĩ lại, tôi đồng ý và đành bỏ ý định trên. Bây giờ, nghĩ kỹ hơn, tôi thấy cần phải nêu vấn đề này lên để cho chúng tôi, những cháu chắt của Ông, cố gắng noi theo đức độ của Người.

Chính nhờ “cây đức” đó mà tất cả con, cháu, chắt, chiu của Ông tôi đã vượt qua được bao nhiêu hiểm nghèo với cái chết gần kề bên cạnh.
Thầy Nguyễn Văn Đải đã có lần cho tôi ý kiến là không có ai nói về Ông tôi trung thực bằng con cháu trong nhà. Vậy tại sao tôi lại không dám đề cập đến vấn đề này? Hơn nữa, tôi mong rằng, sau khi đọc xong bài này, quý vị sẽ không nghĩ rằng tôi khoe khoang, mà chỉ muốn mang một thông điệp thức tỉnh lương tâm của một số bác sĩ đã coi trọng quyền lợi cá nhân của mình hơn sinh mạng của bệnh nhân.

Tôi tin rằng luật nhân quả thật quá hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được. Sau đây, tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài viết của Chú Dì tôi là Ông Bà Tôn Thất Lưu và Phan Thị Như, để dẫn chứng cho thuyết nhân quả  này:

“Một thời gian ngắn sau ngày chúng tôi thuyên chuyển về Ninh Thuận, một cuộc thăm vìếng rất đặc biệt đã xảy ra. Một người đàn bà nhà quê mà chúng tôi chưa hề biết mặt, phục sức thật đơn giản, đã đến gặp chúng tôi. Bà tự giới thiệu:
- Tôi tên Bổn, ở Tân Thành, được biết Cô là con Cụ Đốc, đổi về đây làm việc, tôi đến thăm Thầy Cô.

Chúng tôi chưa kịp bộc lộ sự thắc mắc, không biết người đàn bà này là ai mà tỏ ra có nhiều thiện cảm với chúng tôi, thì bà ta tiếp:

- Cách đây hơn 10 năm, tôi bị phong đòn gánh. Ở nhà quê, tụi tôi có biết gì đâu. Khi tay chân bắt đầu giựt giựt, chồng tôi mới thuê xe chở đến bệnh viện tỉnh. Ở đấy người ta từ chối chữa trị và cho rằng đã quá muộn.

Chồng tôi đưa đến phòng mạch Ông Cụ của Cô. Ông Cụ bảo dù đã đến giai đoạn nguy kịch, nhưng còn nước còn tát. Ông Cụ cho toa và bảo chồng tôi đi ngay ra Viện Pasteur Nha Trang mua thuốc. Chồng tôi thiệt thà thưa với Ông Cụ là không có tiền. Không do dự, Ông Cụ móc túi đưa ngay cho chồng tôi đủ số tiền mua thuốc. Thấy chồng tôi vẫn đứng tần ngần chưa chịu đi, như có điều gì muốn nói mà còn ngại, Ông Cụ giục: “Mau lên kẻo không kịp cứu vợ anh đó.” Chồng tôi ấp úng thưa là không có tiền xe đi Nha Trang. Ông Cụ đưa thêm tiền, vừa đẩy chồng tôi ra cửa vừa bảo: “Đi ngay!” Chồng tôi mua thuốc trở về để Ông Cụ cứu sống tôi.

Bà kết thúc: “Cha mẹ sinh tôi lần thứ nhất. Ông Cụ sinh tôi lần thứ hai. Cũng từ ngày ấy gia đình chúng tôi làm ăn khá giả hơn. Tuy nhiên tôi vẫn còn buồn là từ đó đến nay, tôi chưa có cơ hội đền ơn cứu mạng của Ông Cụ...”

Năm 1970, thân phụ chúng tôi qua đời. Sau khi chúng tôi ở Saigon thọ tang về, bà Bổn đến thăm ngay. Sau vài câu chia buồn mộc mạc với chúng tôi, bà xin phép được để tang thân phụ chúng tôi. Những tiếng nấc ngắt quản mấy âm sau cùng, bà khóc không thành tiếng. Đôi vai khẻ rung, nước mắt chảy dài trên má. Bà kéo vạt áo lau nước mắt.

Quan hệ giữa bà Bổn và chúng tôi tiếp tục trong tình trạng tốt đẹp, và có lẽ chẳng có gì đáng nói nếu không  có vụ cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.

Đầu tháng 4/1975, Nha Trang rồi Phan Rang hỗn loạn. Các chuyến bay Phan Rang-Saigon của Hàng không Việt Nam  hoàn toàn đình chỉ. Đường bộ bị Việt Cộng cắt đứt khu vực phía Nam Bình Tuy. Chỉ còn đường biển. Chúng tôi về quê bà Bổn, được gia đình bà tiếp đón thật nồng hậu.
Số quân nhân từ miền Trung vào tập trung ở đây khá đông. Số ghe thuyền địa phương có hạn, không đủ để di chuyển số quân nhân này, thế mà ai cũng muốn được lên ghe đi ngay. Chở quá tải chắc chắn vô cùng nguy hiểm. Các chủ ghe đành bỏ trốn. Một chủ ghe định đang đêm lèn đưa một số gia đình đi. Bà Bổn tìm đến điều đình để họ nhận thêm gia đình chúng tôi.
Thoát được về Saigon an toàn bấy giờ, không thể chối cãi được là chính bà Bổn đã giúp gia đình chúng tôi.

Trong trường hợp bà Bổn, thân phụ chúng tôi không những chỉ tận tâm điều trị mà còn cho mượn cả tiền mua thuốc lẫn tiền xe, cốt để có thể kịp thời cứu sống bệnh nhân. Cụ đã làm việc này với tất cả lương tâm của một y sĩ. Hơn thế, Cụ đã làm một cách tự nhiên như hít thở, không tính toán, không cân nhắc hơn thiệt, xem như chuyện đương nhiên...

Khi chữa trị cho bà Bổn, chắc Cụ không nghĩ con cháu hái được quả tốt đẹp đến thế. Lúc tâm sự với Bác sĩ Thái Can, chắc Cụ cũng không ngờ quả lại đến cụ thể và nhanh chóng thế.”

Ngoài ra, tôi còn được nghe nhiều mẫu chuyện về Ông tôi do mẹ tôi và các cậu, dì kể lại. Dạo Ông tôi làm Giám đốc Bệnh viện Quảng Trị, hằng đêm, dầu đã tạm hết trách nhiệm, có thể yên nghĩ với gia đình, nhưng Ông tôi vẫn thường xuyên đi vào bệnh viện để thăm bệnh nhân và kiểm soát công việc của các y tá trực đêm. Một hôm, Ông tôi bắt gặp một y tá trong giờ trực đã đánh bài trong phòng gác. Sáng hôm sau, người ấy khăn đóng, áo dài đen đến lạy Ông tôi, khóc lóc xin hối cải. Ông tôi chỉ la mắng như người cha đối với con mà không phê điểm xấu vào hồ sơ. Từ đó về sau, người này đã làm việc chăm chỉ, tích cực, không bao giờ dám sao lãng trách nhiệm của mình nữa.

Ông tôi còn chữa cho một bệnh nhân rất nghèo khổ, chồng thì chết, con lại đông, phải sống nhờ cha già, nhà lại ở rất xa thành phố. Nửa đêm, người cha đến đấm cửa nhà Ông tôi xin cứu mạng cho con gái. Ông tôi đi theo người này, lội qua nhiều ruộng nương mới đến được nhà. Ông tôi mang theo chai thuốc trụ sinh (do người cháu đi Pháp mua về tặng) mà Ông tôi trân quý như vàng, để chữa cho bà này khỏi bệnh. Về sau, để đền ơn cứu mạng, ông cha và người đàn bà này, mặc dầu nhà nghèo vẫn cố mang đến biếu Ông tôi nào là nếp, bắp, trứng gà... lần nào Ông tôi cũng từ chối và ép mang trở về.

      Ngoài ra, Ông tôi còn chữa trị cho những người Mọi ở trên núi, chẳng quản đường sá xa xôi, hiểm nghèo, băng rừng lội suối mới đến được nhà sàn họ, không quản ngại xa xôi và khó khăn như trường hợp sau đây:

Ông tôi đã cứu sống vợ một người Thượng vì nửa đêm chồng bà này đến đấm cửa nhà Ông tôi, quỳ lạy xin  cứu mạng vợ anh ta. Bà ta sinh khó ma lại không chịu xuống tỉnh nên đứa bé đã chết trong bụng mẹ.

Đường đi lên núi Du Long ở Phan Rang chỉ có một phương tiện là bằng ngựa, không có đường cho xe cộ, nhưng Ông tôi vì lương tâm nghề nghiệp và lòng nhân đạo đã  bất chấp mọi hiểm nguy, bằng lòng đi theo người chồng và đã kịp thời cứu sống người vợ. Ông chồng mừng rỡ chạy ra vườn bắt một con gà rồi quỳ dâng lên cho Ông tôi. Ông tôi cười và bảo lấy con gà đó đi nấu cháo cho vợ anh ta vì bà này cần được tẩm bổ.

Khi Ông tôi ở Ba Lòng, mặc dầu tuổi đã lớn, Ông tôi vẫn hằng đêm không quản ngại tuổi già sức yếu, cố đem tài Biền Thước để mong cứu nhân độ thế. Vậy nên nhà văn Lê Cao Phan, trong bài ca Nam Bình, đã ca tụng Ông tôi như sau:


     Nặng ơn cùng Cụ lương y
     Mãi còn ghi
     Phố phường thôn xóm
     Nề khó khăn chi
     Đức độ ai bì.
     Nhớ đi về
     Chốn sơn khê,
     Ba Lòng, Đá Nổi, trăm bề,
     Mái lều y xá,
     Chén ngô khoai giữa rừng cây lá
     Tóc bạc da mồi
     Vẫn không thôi
     Đem tài cứu mạng bao người.


Ông tôi luôn luôn xem trọng bổn phận của mình đối với bệnh nhân, như trường hợp sau đây, đã được nhà văn Hoàng Long Hải ghi lại trong tập truyện ‘Quê Ngoại’, đã xảy ra tại chiến khu Chà Cá năm 1948:

“Tây chiếm ngoài thung lũng, bên bờ sông. Hôm sau, họ theo đường mòn vào trong khe tìm bệnh viện. Việt Minh rút lui hết, chẳng đánh chác gì. Khi Tây vào tới trong khe thì Cụ Đốc ra gặp họ...
Biết Cụ là bác sĩ và nói tiếng Tây lưu loát, Tây rất kính trọng và yêu cầu Cụ về. Cụ đồng ý về nhưng với điều kiện là phải đem hết thương bệnh binh của Cụ về theo. Cụ không thể bỏ họ lại được. Thế là Tây biểu mọi người rời khe núi ra ngoài bờ sông, sẽ có ghe tàu đưa về thành phố, ai không đi được thì Tây sai lính của họ khiêng, cáng mà ra...

Tới trưa thì ghe tàu về tới thị xã. Dân chúng đang buôn bán ở chợ, ở phố, nghe tin Cụ Đốc về, thiên hạ bỏ buôn bỏ bán chạy ra bến sông đón Cụ. Có người mừng quá, xông tới nắm tay Cụ mà khóc, cảnh tượng thật cảm động...”

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được nhiều bài viết và những lá thư của người thân, kể lại những kỷ niệm quý báu đối với Ông tôi. Tôi chỉ xin trích ra một vài trường hợp để chứng minh rằng bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với Ông tôi cũng đều có một ấn tượng rất tốt đẹp đối với vị lương y này:
- Cố BS Tạ Thúc Phú, tức nhà văn Phụng Hồng, đã nhắc đến Ông tôi trong bài “Đưòng lên Thiên Đường” đăng ở Tạp Chí Hồn Việt như sau:
“Thầy thuốc thi sĩ” có cặp mắt dịu hiền cứu tử - nhưng không kém phần thơ mộng - của đấng từ phụ hiện rõ trong trí tôi như một khúc phim thời sự nóng hổi. Tôi đã hai lần thoát chết, rồi có những kỷ niệm đẹp cũng nhờ vị lương y này mà tôi từng xem như là một ân nhân hiếm có trên đời của một kiếp người  mang ơn vĩnh viễn.”

- Cố Khoa Trưởng Giáo Sư Nha Sĩ Trịnh Văn Tuất chỉ gặp Ông tôi một lần, cũng tỏ ý ngưỡng mộ khi viết thư cho cô em Nha Sĩ Ngô Thị Vĩnh: “Thơ của Cụ hay lắm, Cụ lại là một bác sĩ có tiếng đồng thời là một nhà thâm nho về đạo đức...”

- Trong bức thư gửi em tôi, anh Nguyễn Khoa Điềm đã cho biết liên hệ giữa hai gia đình như thế nào:

“Cụ Cố Ngoại là bác sĩ gia đình đã chữa bệnh cho cha mẹ tôi và cũng là bác sĩ đã tổng quát lo cho Mẹ tôi sinh tôi ra. Do đó, trong thời gian gia đình cha mẹ tôi ở Quảng Trị đã vô cùng thọ ơn Cụ Cố Ngoại! Suốt đời chúng tôi không quên ơn Cụ Cố.”

- Ngoài ra, anh Tôn Thất Quỳnh Loan, bạn cùng khóa tại Trường Khải Định cũng đã diễn tả thời thơ ấu khi nhớ lại Ông tôi: “Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, đã từng xem Cụ Bác Sĩ như một ông tiên xuống trần để cứu giúp nhân loại. Cảm nghĩ đó đối với vị thầy thuốc đáng kính ấy tôi vẫn giữ nguyên vẹn, cho tới về sau. Hồi nhỏ, mỗi khi tôi đau ốm được người lớn đưa tới nhà thương , lần nào tôi cũng đòi cho được “Cụ Đốc” chữa trị, vì chỉ tin tưởng ở tài năng của Cụ.”

Đọc tập truyện “Quê Ngoại” của Hoàng Long Hải, tôi nhận thấy rằng chẳng ai diễn tả chính xác về lương tâm một y sĩ của Ông tôi bằng nhà văn này:
“Thời Cụ Đốc, không có những sáo ngữ như “lương y như từ mẫu” nhưng với Cụ Đốc, nghề của Cụ là nghề giúp người, cứu người. Thành ra, hễ có ai kêu cứu thì xa xôi cách trở mấy, Cụ cũng đi cứu người cho thỏa cái lương tâm của mình. Có phương tiện di chuyển nào thì Cụ dùng phương tiện đó, không ngần ngại hay chê bai: xe tay (xe kéo), xe đạp, đò, đi bộ và kể cả người ta võng Cụ đi qua những đường làng xa xôi hiểm trở. Miễn làm sao Cụ có thể tới được nơi người bệnh nằm chờ Cụ đến cứu. Thậm chí đối với tù nhân ở Lao Bảo, Cụ vẫn thường tới với họ.”
Trong những dẫn chứng kể trên, có lẽ quý vị cũng để ý đến hai chữ “Cụ Đốc” khi mọi người  nhắc đến Ông tôi. Mặc dù có nhiều bác sĩ đồng thời, nhưng danh từ “Cụ Đốc” là tên độc nhất mà dân Quảng Trị thường thân mến dùng để gọi Ông tôi.

Những câu chuyện dính dáng đến lương tâm nghề nghiệp của Ông tôi còn nhiều, nhưng tôi chỉ đưa lên đây vài câu chuyện tiêu biểu để mọi người, nhất là cháu chắt của Ông tôi trong đại gia đình Kỉnh Chỉ hiểu thấu đáo về luật nhân quả. Nhiều thành viên của đại gia đình chúng tôi đã tránh được những tai nạn thảm khốc trong đường tơ kẻ tóc trên đường đời. Đấy cũng nhờ cái Đức mà Ông tôi đã tích lũy để lại cho chúng tôi vậy.

Chúng tôi mong sẽ noi gương của Ông tôi để sống làm sao trồng được “Cây Đức" để tặng lại cho con cháu mình về sau.
                                                   
Ngô Thị Vân

                                                   Thousand Oaks, CA
                                                    Ngày 25-3-2014
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #163 - 25. Aug 2014 , 15:06
 
Ti oi
Cam on em da dua bai nay vao day va cung nhan day , Co cam on Phu De da mo ra muc nay de lưu giu nhung bai tho va nhung bai binh luan ve tho va cuộc doi cua ong ngoai cua Co do nhieu tac gia noi den.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13014
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #164 - 17. Mar 2022 , 21:14
 
TRANG MẠ VÂN GIA TRANG CÓ THƯ CHO 3 NGƯỜI :
1/ ĐẶNG MỸ
2/ ĐẬU ĐỎ
3/ PHÚ DE
CÓ AI TRẢ LỜI ĐƯỢC THÌ CÔ RẤT CÁM ƠN.
CÔ CŨNG RẤT CẦN BÀI VIẾT NÀY.
CÔ VÂN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 
Send Topic In ra