Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Giới trẻ ở VN nghĩ gì ...  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
Giới trẻ ở VN nghĩ gì ... (Read 5384 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Giới trẻ ở VN nghĩ gì ...
Reply #30 - 17. Jan 2008 , 04:53
 
Vì sao VN vẫn còn là một nước chậm phát triển?
(phần 7)

2008.01.17
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Chương trình trước, khi bàn về một trong những nguyên nhân thường được đỗ lỗi kèm hãm sự phát triển của Việt Nam mà bạn Quang từ Hà Nội nêu lên là do có nhiều thế lực thù địch chống phá, các bạn trẻ tham gia Diễn Đàn đã mạnh mẽ phản đối luận điểm này và đưa ra những sự phân tích phản biện rằng chính nỗi ám ảnh lo sợ thù địch cùng với sự độc tài lãnh đạo và duy ý chí của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã góp phần làm trì trệ bước tiến của quốc gia trên con đường hội nhập với thế giới.

Giới trẻ có đưa ra được những lý lẽ và dẫn chứng gì thuyết phục để chứng minh quan điểm của mình hay không? Mời quý vị theo dõi tiếp trong cuộc trao đổi hôm nay, với Quang ở Hà Nội, Vinh và Đức là hai bạn trẻ trưởng thành tại Mỹ, và Trung, một thanh niên từ trong nước mới sang Pháp du học được vài năm:

Quang : Quang xin có ý kiến ạ. Em thừa nhận là các anh cũng là người yêu nước nhưng các anh không thể nói là những người ở trong nước - những người cộng sản là những người không yêu nước được. Họ cũng là những người yêu nước và người ta có cách đi của người ta. Em có cách đi của em, anh có cách đi của anh. Bây giờ thì mình đang ở một dòng chảy lớn, đúng không ạ?

Và cái dòng chảy hiện nay thì đang được hướng dẫn bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mọi người yêu nước cùng đi về hướng đấy, thì nếu mà có một cái dòng chảy ngược lại, đồng ý là anh cũng yêu nước, nhưng mà cái hướng đi của anh có thể cản trở lại sự khơi dòng của cả một dòng chảy lớn thì có lẽ là anh cũng sẽ bị dòng chảy lớn nó cuốn đi thôi.

Vinh : Anh nói là mỗi người có một đường lối riêng, thế thì tại sao anh cho là đường lối của cộng sản Việt Nam là đường lối đúng, còn đường lối của nhũng người chống lại là những đường lối sai? Tôi xin hỏi lại thế nào là đúng, hoặc thế nào là sai. Nhưng chính tôi thấy là đường lối của những người chống lại đường lối của cộng sản Việt Nam là đường lối đúng, tại vì họ kêu gọi tự do dân chủ thì cái kêu gọi tự do dân chủ đâu có bao giờ sai được, tại tự do dân chủ là cái cốt yếu để nó tạo nên nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh mà. Thế thì tại sao anh gọi đường lối đó là sai?

Trà Mi : Mời anh Quang.

Quang : Em không có nói là đường lối của những người mà đi ngược lại Đảng CSVN là sai và em cũng không có nói là đường lối của Đảng CSVN là tối ưu. Em chỉ nói là cái đường lối của những bạn ở bên ngoài thì có thể cản trở sự phát triển của dòng chảy lớn thôi.

Vinh : Tôi nói cái ý của anh Quang thế này. Đường lối đi ngược lại (cộng sản Việt Nam) biết đâu đường lối đó làm cho xã hội Việt Nam phát triển hơn những cái gì mà cộng sản làm.

Quang : Nhưng còn vấn đề là sự ổn định nữa anh. Vấn đề là bây giờ Đảng CSVN đang là người cầm quyền, những cái gì mà anh nói không thể nào thay đổi được vấn đề mà nó chỉ làm cho việc trở nên rối rắm hơn thôi và làm cho người dân người ta không được tập trung.

Trung : Ở đây anh Quang nói đúng chỗ đó đó, là hiện giờ cộng sản đang cầm quyền cho nên các bạn không thể làm gì được.

Quang : Không. Cái ý của em là thế này. Mọi người cứ tản mác ra và không ai nghe lời Đảng CSVN trong khi Đảng CSVN đang là người cầm lái.

Vinh : Nếu anh Quang nhìn lại những xã hội phát triển đó, ngay cả những nước Hàn Quốc hay là Singapore, hay là Nhật Bản, ở những đất nước đó đảng phái cứ thay đổi 4 năm một lần hay 8 năm một lần là họ thay đổi, thế tại sao họ không xáo trộn, họ không phân tán, mà họ còn phát triển rất là mạnh? Thế thì tại sao Việt Nam không thử điều đó?

Hộ : Tại vì họ muốn độc đảng thôi (cười).

Trung : Với lại vừa rồi không biết Quang còn nhớ danh sách những người tự do ứng cử vào quốc hội đó mà sau đó đã bị loại ra hết, tại sao họ bị loại ra hết? Thấy hơi uổng, tại vì họ toàn là những người giỏi không. Hơi uổng! Mình thấy hơi uổng.

Trà Mi : Tức là ý của các bạn muốn hỏi Quang rằng nếu như đã không chắc mình là ưu việt nhứt, tại sao không mở cửa đón nhận tư tưởng khác có thể là ưu việt hơn mình để có sự lựa chọn tốt nhứt cho tổ quốc.

Đức : Mình có ý kiến như thế này nghe các bạn. Như anh Quang nói thì bây giờ Đảng CSVN họ làm theo cái chính sách của họ, họ muốn gì họ muốn. Chúng ta nhớ có lần Đài BBC phỏng vấn ông gì làm giám đốc hãng Hàng Không Việt Nam
  • , ổng cứ nói : Tôi muốn, tôi chưa muốn...". Cái hãng hàng không làm lợi cho đất nước mà nằm trong tay ổng, ổng muốn thì ổng muốn thôi chứ ổng không muốn thì cũng không được. Chúng ta thấy một cái đảng như vậy nó rất là bất công cho cả đất nước Việt Nam. Phải không anh Quang?

    Trà Mi : Ý kiến các bạn nãy giờ ...

    Quang : Ý các anh nói thì cũng không sai và có sự hợp lý của nó, nhưng mà một đảng lãnh đạo không có nghĩa là không tốt. Các anh có thể nhìn vào như là Singapore và như là Trung Quốc, người ta cũng phát triển tốt đấy chứ, đúng không ạ?

    Vinh : Anh Quang cho thí dụ là Singapore. Singapore đúng là đảng của ông Lý Quang Diệu đã lãnh đạo nước Singapore thừ năm 1959 cho tới bây giờ, nhưng không phải là độc đảng. Mỗi lần cạnh tranh, mỗi lần bầu cử thì họ cũng có rất nhiều đảng ra tranh cử.

    Nhưng mà tại sao Đảng Hành Động Nhân Dân lúc nào cũng thắng? Tại vì họ sợ những đảng khác lên nắm chính quyền nên mỗi năm họ cố gắng phát triển đất nước, vì họ phát triển như thế nên người dân cứ bầu họ hoài. Nếu thực sự Singapore chỉ có một đảng đó thôi và không có đảng nào cạnh tranh khác thì chưa hẳn là Singapore đã thành công tới bây giờ. Ở một đất nước đa đảng, đảng nào giỏi thì đảng đó thắng.

    Còn ở Trung Quốc là chuyện khác. Trung Quốc là một đất nước độc đảng và mới phát triển gần đây, nhưng họ phát triển chưa đúng tầm mức của họ. Tại một đất nước với 1,3 tỷ người như thế mà họ chỉ có được 10% người dân là giàu có, còn 90% người dân còn lại là những người nghèo khổ, trong đó 70% là tầng lớp cùng cực khổ, lương của họ một tháng chỉ có 65 đô thôi. Thì, Quang nghĩ thử coi.

    Đúng là họ mạnh, Vinh nghĩ chuyện đó rất là bình thường. Lý do là chỉ cần 10% của dân giàu thôi là đã 103 triệu người giàu; với 103 triệu người giàu đóng thuế cho một đất nước như vậy thì đất nước họ mạnh là chuyện rất dễ. Nhưng mà dân họ có thật sự giàu hay là không, thì anh phải nhìn lại coi, nếu anh muốn đi theo đường lối của Trung Quốc, đó là một điều sai.

    Trung : Tóm tắt lại là nếu bạn Quang và gia đình của bạn Quang nằm trong những người công nhân đi làm công hàng ngày đó, thì điều đó hơi đáng ngại cho gia đình của bạn. Bạn sẽ oán trách ngay.

    Vinh : Tại vì sự chênh lệch giữa giàu nghéo quá nhiều đi.

    Quang : Em chia sẻ với anh một số quan niệm. Nếu mà nói như thế thì có thể nhìn vào hai nước Ấn Độ và Trung Quốc thì đúng là hai nước đó là hai nước đông dân nhất thế giới và Ấn Độ thì đa đảng phải không anh? Anh có thể nhìn đấy.

    Đã đành như anh nói thì Trung Quốc có sự phân biệt giàu nghèo rất là lớn, nhưng người ta cũng đang phát triển và người ta đang cố gắng cải thiện điều đó và Trung Quốc từ chỗ chiến tranh liên miên, cũng dói kém, cũng sai lầm rất nhiều, và bây giờ phát triển rất là mạnh, trở thành cường quốc thế giới. Và anh nhìn Ấn Độ, một đất nước đa đảng từ rất là lâu rồi và cũng đông dân thế, nhưng mà cái tầm của Ấn Độ thì còn rất xa đối với Trung Quốc. Đã đành như anh nói đa đảng có thể là tốt nhưng độc đảng không có nghĩa là xấu.

    Trung : Mình chưa hiểu một ý, tầm của Ấn Độ còn rất xa với Trung Quốc là tầm gì vậy?

    Quang : So về kinh tế đó anh.

    Trung : Vậy có lẽ bạn nên kiểm tra lại phần tầm kinh tế của bạn. Ấn Độ không xa Trung Quốc đâu nghe.

    Vinh : Cho Vinh đáp lại ý kiến của anh Quang như thế này nhé. Tất cả những người bạn ở đây người ta đòi hỏi tự do dân chủ, nhưng mà một xã hội đa đảng nó không phải là một vế tự nhiên mà lại đưa đất nước lên được. Anh hiểu không? Muốn một đất nước phát triển mạnh thì tự do dân chủ là một điều rất cần thiết. Nhưng mà ngoài tự do dân chủ dó còn có những yếu tố khác nữa. Ví dụ anh phải mở rộng thị trường, đưa nền kinh tế đi theo đường lối của nền kinh tế tư bản và anh phải có luật pháp công bằng, phải có những chính sách mà không phiền hà dân. Thì nếu anh có được 3 yếu tố đó hợp lại thì anh sẽ là một đất nước phát triển.

    Ấn Độ đúng là họ có nền tự do dân chủ, họ có một môi trường cạnh tranh, nhưng mà vì luật pháp của họ không hợp lý, không công bằng. Chính sách của họ rất là phiền nhiễu, cho nên đất nước họ không có sự đầu tư của nước ngoài, một sự trì trệ mà Ấn Độ cần phải cải cách. Nhưng mà họ đã có được hai cái kia rồi, đó là cái chính trị là một nền tự do dân chủ và cái môi trường cạnh tranh theo kiểu tư bản, đó là một điều tốt. Nhưng mà vì cái điều thứ ba kia họ chưa làm được nên ...

    Trung : Điều này bạn nói rất đúng đó. Anh Quang cứ việc lên trang web làm ăn kinh tế: www.theeonomy2008, anh Quang có thể kiểm tra thông tin mà anh Vinh vừa mới nói, rất đúng, rất chính xác.

    Quang : Dạ, em xin chia sẻ ý kiến của anh Vinh.

    Trà Mi : Có nghĩa là vấn đề ở đây không có nghĩa là do độc đảng hay do đa đảng mà dẫn tới sự phát triển, nhưng mà quan trọng là đảng cầm quyền phải biết hướng tất cả quyền lợi vì đất nước và người dân của họ thì đất nước của họ mới phát triển được.

    Quang : Dạ, cũng không hẳn là như thế.

    Vinh : Nhưng mà khi anh có được nền chính trị tự do thì tất cả cái môi trường đó sẽ nở ra hai khía cạnh khác, đó là về luật pháp công bằng hợp lý, và cái môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đó là điều mà nó sẽ nẩy nở ra khi mà anh có nền tự do dân chủ. Còn nếu anh không có được tự do dân chủ thì hai cái kia rất là khó .

    Quang : Lúc nãy anh có nhắc đến Ấn Độ, em thấy rất chia sẻ và em biết là anh có hiểu biết về Ấn Độ thì em xin hỏi anh tại sao ở Ấn Độ không phải là người ta không biết cái trở ngại đó của người ta, người ta biết nhưng mà tại sao người ta không khắc phục được cái đó. Cái trở ngại lớn nhất là gì?

    Là vì tự do dân chủ, là tại vì nếu chỉ có một đảng thì tôi đồng ý việc này thì tôi sẽ làm, đúng không ạ? Nhưng khi tôi đưa việc này ra thì anh Vinh không đồng ý, anh Vinh có một bộ phận rất lớn người khác người ta support anh, cho nên tôi không làm được, và điều đó làm kềm hãm sự phát triển của tôi. Điều em vừa nói trên là rút ra 1 điều là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì độc đảng lãnh đạo lại là một thế mạnh, tại vì chúng ta tập trung được.

    Trung : Mình khẳng định rằng mình đồng quan điểm với bạn Quang trên có sở này. Đất nước Ấn Độ có rất nhiều sắc tộc khác nhau và rất là nhiều loại tôn giáo khác nhau và trong đó họ dám đứng lên đánh nhau vì thánh chiến. Một dữ liệu thứ hai nữa là nước Malaysia hiện giờ. Malaysia chỉ giúp phát triển cho những người nào gốc Mã Lai thôi, còn người gốc Ấn Độ, người gốc Hoa kiều thì không được nắm những chức vụ lớn ở quốc gia Mã Lai.

    Đó, nếu bạn Quang làm tốt như vậy, thì đây mình có một ý kiến cho chính phủ là xin hãy mời gọi càng nhiều càng nhiều những nhà trí thức mới, trẻ, là những giảng viên đại học, những người thành công trên lãnh vực kinh tế đó vô hệ thống bộ máy quốc hội, nắm được nhiều cương vị lớn, thì như vậy mình nghĩ đất nứơc Việt Nam mới phát triển mạnh.

    Quang : Đất nước Việt Nam đang làm điều đó, đó anh.

    Trung : Bạn Quang nói như vậy là không đúng. Mới nãy mình đã đưa ra dẫn chứng là đã 3 hay 4 người đã bị bác đơn kia kìa, không chịu cho người ta làm kia kìa. Cái tỷ lệ này phải tăng nhanh chóng lên, 15%, 25% và đến 50% và nhiều hơn nữa.

    Đức : Mình xin góp ý chút xíu thế này. Cái độc đảng với cái đa đảng, cái đa đảng nó hay ở chỗ này nè. Khi mà đa đảng thì có những cuộc bầu cử có lợi nhiều hơn, có nghĩa là đảng này cố gắng để làm cho đất nước phát triển, làm cho dân tộc mình sung sướng, thành thử nó cố kỳ sau tranh cử được thắng. Cho nên đảng này dòm ngó đảng kia. Còn độc đảng thì không ai dòm ngó, những gì họ làm thì họ ém nhẹm hết, thành thử không thể nào phát triển được đất nước.

    Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của anh Đức.

    Trà Mi : Nếu như các bạn không có một ý kiến nào khác tranh luận thêm về vấn đề độc đảng và đa đảng thì Trà Mi xin quay lại...

    Vinh : Để cho Vinh nói thêm. Những chế độ chỉ có một mình nó cầm quyền thì thưòng thường họ muốn phô trương quyền của họ bằng cách rất là hà khắc với người dân, nhưng nếu có một đảng nào khác thì lúc đó đảng cầm quyền không dám, thì từ đó đời sống của người dân mới dễ dàng hơn. Họ không phải bị gò bó và sợ trong một cái khuôn khổ của cái đảng đó. Ví dụ ở Việt Nam với cái đảng cộng sản, có nhiều người rất là sợ, muốn nói, muốn phát biểu ý kíên không dám nói.

    Người ta có một ý kiến gì đó để xây dựng cũng rất là khó. Anh thấy không, xã hội mà tự do thì tự nhiên người dân người ta có rất nhiều sáng kiến. Như anh Quang, anh ở Hà Nội đó, có những đồ nào anh dùng có nguồn gốc phát minh ra từ nước cộng sản không? Hay là tất cả từ những nước tư bản cả. Bao nhiêu đó cũng đủ cho anh thấy được là ở một đất nước không tự do thì người ta không thể nào có những sáng kiến mới.

    Trung : Anh Vinh ơi, anh Quang ảnh không hiểu làm sao anh đưa ví dụ đó được.

    Vinh : Tất cả những gì ở Việt Nam bây giờ, từ những lớp marketing của Việt Nam hoặc là những lớp quản trị kinh doanh, tất cả những ý kiến đó từ đâu mà về? Có những ý kiến nào đưa từ Trung Quốc qua không?

    Trung : Không hề, không hề có. Điều đó anh Vinh nói đúng.

    Vinh : Anh ở ngoài Bắc, tôi kể cho anh một thí dụ thôi. Ở Miền Bắc từ năm 1945 cho đến năm 1975, ở Miền Bắc có những bài nhạc nào hay không? Rồi từ năm 1975 cho đến năm 1986, ở đất nước Việt Nam có viết ra những bản nhạc nào hay, hay là tất cả những nhạc toàn là nhập cảng từ ở ngoại quốc về? Nhưng mà tại sao khi mà đất nước Việt Nam mở cửa từ năm 1986 cho đến bây giờ thì bắt đầu những năm 1990 thì nhạc Việt Nam nổi lên rất là hay, bây giờ nó lấn áp tất cả những nhạc ngoại quốc. Thì anh thấy được sự mở cửa nó có những lợi ích như thế nào cho đất nước không anh Quang?

    Trà Mi : Đến đây nhạc hiệu báo hết thời lượng dành cho chương trình đã nổi lên. Trà Mi và các bạn trẻ đành nói lời chia tay tại đây. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào giờ này trong buổi tái ngộ sáng Thứ Tư tuần sau.

    Quý vị và các bạn muốn tham gia, hoặc góp tiếng, với "Diễn đàn bạn trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

    Trà Mi thân ái kính chào.
  • Nguyễn Xuân Hiển, nguyên Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam, bị thay thế bởi Phạm Ngọc Minh (nguyên Phó TGĐ phụ trách thương mại của Vietnam Airlines) ngày 13/12/2007 theo công văn số 1935/TTg-TCCB ký bởi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước đó Nguyễn Sỹ Hưng, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám Dốc kể từ ngày Nguyễn Xuân Hiển nghỉ hưu 01/01/2007.

    Tiếng Việt

    --------------------------------------------------------------------------------


    © 2008 Radio Free Asia
  • Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    dacung
    Gold Member
    *****
    Offline


    Thất bại lớn nhất
    là sợ thất bại!

    Posts: 1378
    Re: Giới trẻ ở VN nghĩ gì ...
    Reply #31 - 31. Jan 2008 , 10:07
     
    Back to top
     

    dacung
    WWW  
    IP Logged
     
    Pages: 1 2 3 
    Send Topic In ra