Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Có những chuyện tình không là trăm năm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
Có những chuyện tình không là trăm năm (Read 3898 times)
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #15 - 28. Jun 2007 , 11:58
 
Dạ Vi trực đêm quen thức khuya rồi...bị la hoài nhưng quen rồi anh ạ...Đêm nào hông trực cũng gần 3h sáng mới ngủ được...Vi ngủ chỉ cần 4 tiếng là đủ rồi  Grin
Vậy thì Vi gửi cho anh mưa giông của Bordeaux nhang...Bên em còn mưa tới thứ hai mới hết...Đang nóng bi giờ thì lại lạnh như mùa thu...
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #16 - 28. Jun 2007 , 12:02
 
Một Hoàng Phi buồn



L.T.S. - “Một Hoàng Phi Buồn”, nội dung câu chuyện thế hệ trước 1945, trong giới quan quyền triều đình Huế, nhiều người nghe nói. Cựu học sinh Đồng Khánh Lệ Vân nay nhắc lại nhân dịp Kỷ Niệm 80 năm mái trường xưa. Không những được nghe trong gia đình kể lại, Lệ Vân còn có dịp gặp bà Hoàng Phi ở Huế và Đà Lạt. Truyện “Một Hoàng Phi Buồn”, do Lệ Vân nhắc lại nhờ đó thêm phần sống động, cảm thương.

Ngày xưa, chuyện các bà trong nội cung, cố đô Huế nhiều lắm! Nhân dịp này, T.S.H. xin được ghi thêm vài chi tiết ngoài đề, không phải để điểm xuyết câu chuyện, mà để độc giả thế hệ trẻ hiểu rõ hơn bối cảnh, nội dung bài viết. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 15-7-1917 khi vua Khải Định chủ tọa lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất trường Đồng Khánh. Dự lễ có đủ quan chức Pháp - Nam như toàn quyền Albert Sarraut, khâm sứ Trung Kỳ J. E. Charles; trong số các vị thượng thơ Nam Triều, có quan Thượng Thơ Bộ Học kiêm Bộ Lễ Hồ Đắc Trung. Vị đại thần này có ba người con gái, người chị đầu Hồ Thị Huyên (pháp danh Diệu Huệ), sau này thân mẫu giáo sư Bửu Hội, người em thứ Hồ Thị Chỉ (bà Hoàng Phi Buồn), người thứ ba, cô Tám Hồ Thị Hạnh, sau này sư bà Diệu Không.

Thời quân chủ, vua có nhiều vợ, vì vậy có nhiều thứ bậc phân biệt, từ nhất giai phi đến bậc thứ chín, cửu giai tài nhân. Vua Khải Định (mất năm 1925) là vị vua cuối cùng triều Nguyễn còn áp dụng quy chế Cửu Giai gồm có, trên hết hai bà phi: Nhất giai phi, thường gọi bà Ân (phi), thứ nữ đại thần Hồ Đắc Trung, Nhị giai phi, bà Huệ phi, sau này (1933) được phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung).

Tiếp đến ba bà Tân: Tam giai tân, Diệu Tân (con gái cụ Phạm Hòe, tham tá Nội Các); tứ giai tân, bà Du tân (cô Tám, con gái cụ Võ Liêm, thượng thơ bộ Công); ngũ giai tân, bà Điềm tân (cháu nội cụ Thượng Nguyễn Đình Hòe) và một bà Tiếp, lục giai Tiếp dư.

Theo “truyền thống trong nội”, chỉ những bà vợ này mới được gọi bằng “bà”; những người tiếp sau, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân, chỉ được gọi bằng “chị”.

Liên hệ đến chuyện “Một Bà Phi Buồn”, tại vùng ngoại ô Huế, gần Cầu Lim, có một ngôi chùa nhỏ do vua Khải Định lập nên, ngài đặt tên chùa Khải-Ân, nơi bà Ân (phi) thỉnh thoảng đến tâm hương Ánh Đạo Vàng... (Trong gia đình vì cử Tên (cụ H. Đ.K.), nên gọi chùa “Khởi” Ân thay vì Khải-Ân).



Nhân ngày lễ 80 năm Đồng Khánh, nhiều chuyện vui đã được kể, còn sót lại một câu chuyện buồn, ngày nay ít người biết tới. Năm 1917, vua Khải Định ngự giá lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Hoàng thượng thấy một nữ sinh xinh đẹp, khoan thai kính cẩn dâng lên ngài một chiếc kéo mới tinh đặt trên một cái khay phủ gấm điều. Hoàng thượng nhận chiếc kéo để cắt giải lụa hồng, buộc ngang cổng trường, trước khi tiến vào sân hành lễ. Thế rồi cô thiếu nữ sau này được đưa vào nội cung làm hoàng phi và nàng bắt đầu một cuộc đời vui ít buồn nhiều.

Khi vua Khải Định tuyển chọn nàng làm hoàng phi thì cả kinh thành đều tán phục ngài khéo chọn. Vị tiểu thơ xinh đẹp nhất, Hồ Thị Chỉ, là con quan Thượng Thơ Bộ Học kiêm Bộ Lễ Hồ Đắc Trung, quan đại thần có uy thế vào bực nhất trong triều đình từ thời vua Duy Tân còn tại vị.

Trước khi vua Khải Định lên ngôi hoàng đế, vua đã có một hoàng nam chừng ba tuổi tên Vĩnh Thụy. Khi vua lên ngôi thì mẹ của hoàng tử được vua phong lên chức Tam giai Huệ Tần. Theo quyển Nguyễn Phúc tộc thế phả (in năm 1995) thì bà phi Huệ Tần “kiến thức học vấn không nhiều”. Có lẽ vì vậy một phần nên năm 1917, vua Khải Định quyết định tuyển chọn thêm một hoàng phi nữa. Vua muốn tìm một người có học vấn, dòng dõi thế gia vọng tộc và xinh đẹp. Thật là một việc khó khăn vào thời đại ít người theo tân học. Tiểu sử và hình ảnh nhiều tiểu thư con các quan đại thần được dâng lên và hoàng thượng đã không do dự chọn ngay tấm hình cô nữ sinh kiều diễm ngài đã có dịp gặp trong buổi lễ xây trường Đồng Khánh. Hồ tiểu thơ rất thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp lẫn Hán Văn và Việt Ngữ. Nàng mới 15 tuổi mà đã đúng là một giai nhân quốc sắc thiên hương, xứng đáng được tuyển chọn làm hoàng phi của hoàng đế nước Đại Nam.

Việc vua chọn nàng có lẽ còn có thêm một nguyên do nữa là hoàng thượng đang muốn thu phục nhân tâm, nhất là đối với quan Thượng Thơ Hồ Đắc Trung. Vị đại thần này trước đó đã là cận thần của vua Duy Tân, nay vua Khải Định cũng muốn tỏ ra quý trọng tín nhiệm ông, “thêm người thân tín và bớt kẻ hiềm thù”. Lúc bấy giờ vua Khải Định mới lên ngôi chưa đầy một năm. Vẻ người mảnh khảnh, vua mới hơn 30 tuổi mà trông người đã suy nhược, ngài thường hay bị đau yếu. Nhưng vua là người hiền lành, tính tình lại hoà nhã, hiếu thuận, ngài luôn muốn chiều lòng các hoàng thân quốc thích và tất cả các đại thần trong triều đình. Vua Khải Định lại rất ưa chuộng mỹ thuật, yêu thích đủ vẻ đẹp trên đời. Ngài chọn vị tiểu thơ con quan thượng thơ bộ Học và bộ Lễ là một việc rất được hai bà Thánh cung và Tiên cung, là bà mẹ đích và mẹ sanh, vui mừng khen ngợi.

Nhưng than ôi “đứa con vô Nội” là những tiếng đứt lòng mẹ cha. Quan thượng thơ cam lòng vâng theo thánh ý, rồi được vinh thăng lên đến tước Quận Công uy nghi làm quốc trượng và thanh thế tăng lên đến tột bực trong triều đình. Nhưng lòng người cha vẫn buồn rầu vì biết con gái mình sẽ rất đau khổ. Nàng không ham muốn danh vị, nàng chỉ mong được gần gũi một ý trung nhân tâm đầu ý hợp mà thôi.

Ý chí của vua chân thành, nhưng đáng thương cho Hồ tiểu thơ chỉ vì chính trị của triều đình bắt buộc và nhất là vì chữ hiếu từ nay nàng phải vào chốn thâm cung nghiêm khắc cô đơn. Mới 15 tuổi như Thúy Kiều của Nguyễn Du nhưng Hồ tiểu thơ được đón rước về hoàng cung, được tôn lên làm một vị hoàng phi thì sao đến nỗi buồn khổ, thảm thương như vậy? Lý do chính là vì Hồ tiểu thơ đang tôn thờ một vi vua khác, nang đang thần tượng vua Duy Tân. Vua mới 17 tuổi, thế mà đã bị Pháp mang đi đày ra tận đảo Réunion, nghìn trùng xa cách kinh thành Huế và cả một nước Đại Nam đang đặt nhiều kỳ vọng nơi ngài.

Hình bóng vị quân vương anh hùng ái quốc đã khắc sâu trong tâm khảm nàng từ thuở mới 12 tuổi. Nguyên ngày ấy phụ thân nàng được giao phó trọng trách trông nom chăm sóc vị thiếu đế từ khi ngài lên ngôi lúc mới 8 tuổi. Năm 1914, vào mùa hè nóng nực, vua Duy Tân, vừa 14 tuổi, ra chơi cửa Tùng ở Quảng Trị. Các con trai, con gái của quan Thượng cũng được cho ra đấy để vua có thêm bạn trẻ cùng vui chơi. Lúc ấy Hồ tiểu thơ tuy mới 12 tuổi mà đã có nhiều nét xuân thì, vừa xinh xắn yểu điệu vừa hay thẹn thùng e lệ trông rất dễ thương, dễ mến. Ngay từ phút đầu, nàng đã cảm phục vị vua chỉ bằng lứa tuổi mấy anh nàng mà xem ra hơn hẳn, vì ngài oai nghiêm chững chạc lại rất thông thái, tuy mấy ông anh nàng cũng đã nức tiếng thông minh, học giỏi vào bậc nhất đế đô. Nàng càng giữ lễ, càng thẹn thùng e lệ lại càng làm cảm động vị vua trẻ. Đến khi hết hè, lúc phải chia tay thì những giọt lệ của nàng thánh thót rơi xuống làm cho vua thấy rõ tấm lòng chân thành tha thiết của nàng.

Kỳ hè năm sau, vua Duy Tân tưởng sẽ được gặp lại nàng. Nhưng cho rằng nàng đã lớn, mẫu thân nàng không cho phép nàng được cùng các anh ra chơi Cửa Tùng nữa. Nàng thương nhớ vua nên cứ giọt ngắn giọt dài, vậy mà vẫn không lay chuyển được quyết định của mẫu thân nàng. Vua Duy Tân có lẽ cũng rất buồn nhớ, luyến tiếc hè năm ngoái, nay không còn có dịp ngắm bóng dáng ngây thơ xinh đẹp của cô con gái mới lớn ấy. Một mối tình chớm nở đẹp như hoa và tuyệt vời cao thượng. Lòng nàng kính yêu vua Duy Tân, nồng nhiệt nguyện một đời sống chết vì vua. Vị hoàng đế chỉ hơn nàng có vài tuổi mà đã tỏ ra phi thường trong lối suy nghĩ thông minh và cách ăn nói chín chắn, oai nghiêm. Ngài lại thương nước, lo cho dân thật tận tình. Lòng yêu nước của ngài nàng đã được nghe, được thấy tận mắt rõ ràng, nên hết lòng thần phục ngài.

Vừa hết hè 1915 thì tư dinh quan thượng thơ bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường. Vua Duy Tân đã được hai bà Hoàng Thái Hậu cho phép nạp phi và ngài đã chọn Hồ tiểu thơ. Kiệu hoa mang thánh chỉ đến tư dinh, song thân nàng áo mũ chỉnh tề ra lạy tạ và nhận đồ vật sính lễ, tuy giản dị một đôi bông tai cánh phượng và đôi vòng vàng chạm trổ rồng phượng, nhưng vinh hạnh phước lộc cho gia đình nàng biết bao nhiêu. Còn nàng thì tâm hồn rạng rỡ như nắng sớm mùa xuân. Nàng cũng được gọi ra lạy tạ ân vua hạ cố và được mẫu thân cho mang các nữ trang ấy về phòng riêng để tha hồ ngắm nghía cho thỏa tình mong nhớ.

Thế rồi cuộc hôn nhân đã định, lễ nạp phi sắp cử hành trong vài tháng tới thì bỗng nhiên xảy ra việc vua Duy Tân ra lệnh từ hôn. Vua tỏ ra rất xót thương nàng nên trong thánh chỉ, ngài dặn dò với song thân nàng: “Phải an ủi nàng và gả nàng cho người khác, đừng để nàng buồn tội nghiệp”. Vua giải thích với cha nàng: “Thầy nên hiểu, tôi thương gia đình thầy nên mới phải từ hôn với người mà tôi yêu mến từ hai năm naỵ”

Vua sắp khởi nghĩa đánh Pháp, nhưng không phải vì sợ bận tâm đèo bồng vợ con mà ngài ra lệnh từ hôn. Ngài chỉ sợ gia đình nàng rất đông con đang ăn học, nếu liên can đến ngài, cả gia đình sẽ bị liên luỵ, nguy hại luôn đến chức tước, địa vị của thân sinh nàng mà cũng không bổ ích gì cho công cuộc chống Pháp của ngài. Riêng nàng thì vua tin rằng nàng có thể hăng say sống chết vì vua, nhưng vì vậy vua lại càng ái ngại không muốn nàng phải gian khổ vì mình. Theo thánh ý, gia đình nàng xếp đặt để gả nàng cho một bác sĩ tây học rất xứng đáng, nhưng kết quả lại khác với dự định ấy...

Phải chăng vì muốn che dấu công cuộc khởi nghĩa đang ở trong thời kỳ bí mật, nên sau khi từ hôn với người ngài thương mến, vua làm lễ nạp phi ngay với một tiểu thơ khác, con quan phụ đạo Mai Khắc Đôn. Thế là người Pháp nghĩ rằng vua đang bận ham mê bà hoàng phi, tất nhiên không còn bụng dạ nào để lo việc chống Pháp, trong lúc nước Pháp đang lâm vào cảnh bại trận. Bà hoàng phi Mai Thị Vàng được cưới hỏi vội vàng, nhưng cũng được vua rất yêu chiều. Lâu lâu bà được cùng vua đi chơi, dạo quanh thành nội, bà thường thấy có vài người nghèo, đội nón lụp xụp ngồi câu ở Hậu Hồ sau điện Kiến Trung. Bà không ngờ họ chính là mấy nhà cách mạng Thái Phiên và Trần Cao Vân. Bà cũng không thể tưởng tượng nổi họ chính là những người làm sụp đổ ngai vàng của vua Duy Tân sau đó ít tháng.

Ngày 30 tháng 1 năm 1916, vua làm lễ nạp phi thì ngày 14 tháng 5 năm 1916 vua khởi nghĩa. Cùng với các nhà cách mạng, vua toan tính có thể dựa vào những lính khố xanh, khố đỏ ở các tỉnh, và đồn Mang Cá gần kinh thành, mấy ngàn lính Việt vừa được tuyển mộ để đưa qua Pháp. Ông Trần Cao Vân đã thuyết phục được họ theo vua Duy Tân đánh Pháp nhưng công việc bị bại lộ ngay từ đầu. Những người lính Việt bị tước hết cả súng ống và bị dồn giữ trong đồn trại, nên mọi liên lạc với những người chỉ huy công cuộc chống Pháp đều bị cắt đứt.

Cuộc khởi nghĩa thất bại, gia đình quan Thượng Thư Bộ Học mới thấy rõ tấm lòng tốt của vua Duy Tân, khi vua dứt khoát từ hôn với vị tiểu thơ mà vua đã yêu mến từ lâu. Thế mà cụ Hồ Đắc Trung vẫn bị Pháp bắt giam. May sao vua Duy Tân quả quyết rằng gia đình cụ không hay biết gì đến vụ khởi nghĩa cả. Hồ Tiểu Thơ chưa khô nước mắt vì vua từ hôn, thì lại được tin vua bị đày qua tận đảo Réunion. Nàng là người sẵn sàng sống chết với vua mà nay hoàn toàn bất lực, chỉ còn biết trăn trở khóc than trong tuyệt vọng. Trong lúc ấy thì các triều thần cũng ở trong tình trạng lo lắng hoang mang, rồi đây ai còn giữ được địa vị cũ, ai sẽ mất chức hay có thể bị bay đầu vì bị tình nghi theo vua Duy Tân.

Quan Thượng Thư Bộ Học đang ở trong tình thế khó khăn như thế, thì việc vua mới là Khải Định chọn Hồ Tiểu Thơ làm hoàng phi là một liều thuốc cứu nguy tài tình và hữu hiệu. Thế rồi cụ Thượng còn được vinh thăng lên tước quận công, địa vị cao tột đỉnh triều đình. Sau này sư bà Diệu Không, con gái út của cụ Thượng, kể lại trong tập hồi ký:

"Tuy được gả cho vua mới mà tình người con gái vẫn còn quyến luyến vua cũ không nguôi, còn thầy tôi làm quốc trượng... mà lòng vẫn buồn nên thường lui tới chùa Trúc Lâm để tâm sự với hòa thượng Giác Tiêu cho vơi bớt nỗi sầu thế sự”.

Bà hoàng phi họ Hồ chỉ vì gia đình mà cúi đầu nhận ân vua Khải Định. Ngày lễ vu qui bà được các bà mệnh phụ long trọng xúm quanh trang sức cho bà thật lộng lẫy. Họ đỡ bà lên bái lạy bàn thờ tổ tiên cùng song thân, rồi rước bà lên kiệu tứ mã về hoàng cung. Trong bộ y phục đỏ tía, khăn áo và giày đều thêu long phượng chầu nguyệt lóng lánh, tai đeo đôi hưỡn có 9 con phượng, đôi vòng tay cũng chạm trổ đúng 9 con phượng, mặt hoa đau thương của bà hoàng phi che dấu sau chiếc quạt gấm điều, bà khóc mãi không nguôi...

Ngày lễ nạp phi, được rước vào Đại Nội, bà hoàng phi của vua Khải Định mới 15 tuổi xuân thì, đã phải chịu cảnh lạnh lẽo, nghiêm khắc trong thâm cung. Thỉnh thoảng bà được vào chầu hai bà Thánh cung và Tiên cung và được hai đức bà hỏi han an ủi phần nào. Vốn người suy yếu, hoàng thượng không lo được đường tử túc thêm nữa. Hiền lành, lại lịch sự, thỉnh thoảng ngài mời các bà phi cùng dạo chơi vườn ngự uyển hay ra hồ câu cá! Bà Huệ Phi dắt hoàng tử nhỏ cùng đi vui vẻ. Duy có bà hoàng phi họ Hồ đi đứng ngượng ngùng, bà luôn cảm thấy lạc lõng, bẽ bàng. Tuy vậy bà vẫn phải nghiêm túc tuân theo đúng phép tắt trong cung đình và được trong ngoài đều kính nể.

Lúc bà mới hơn hai mươi tuổi thì vua băng hà, địa vị của bà kém hẳn đi. Bà Huệ Phi là mẹ vua mới được tôn phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu. Tuy không được học hành nhiều lúc nhỏ, bà hoàng thái hậu, giữ được đúng tư cách bà từ mẫu mẹ vua, nên thường được gọi là Đức Từ Cung. Riêng bà hoàng phi họ Hồ không con, lẻ loi chiếc bóng, dần dần càng thấy rõ dạng người thất chí thất tình, buồn bã cô đơn trong chốn thâm cung.

Khi song thân bà qua đời, các anh em đã có địa vị cao sang trong xã hội, riêng bà càng cảm thấy mình sống thừa, cô đơn, không mục đích, không lý tưởng. Bà bắt đầu bỏ ăn bỏ ngủ, sống như chết. Đêm khuya hiu hắt bà một mình với chiếc đàn dương cầm, tiếng đàn ai oán thổn thức, chia không gian vắng vẻ với ve sầu mùa hạ, với ếch nhái trời đông, mưa dầm sùi sụt, chốn cung vì buồn đến đứt ruột. Ngày lại ngày nối tiếp nhau, cho đến khi bà lên cơn loạn trí. Áo quần xô lệch, mặc hàng tơ lụa đủ màu sắc, đỏ xanh sặc sỡ tua te, bà cười cười nói nói một mình, phấn son lòe loẹt trên khuôn mặt mỗi năm một già thêm. Nhiều khi bà có vẻ vô tư, nhiều khi lại khóc than rấm rức. Khổ tâm nhứt là sau này gần 50 tuổi, một đôi khi bà còn giữ cái vẻ bẻn lẻn của cô gái mới lớn, thẹn thùng mặt đỏ gay. Bà thầm thì những gì giữa không gian? Phải chăng là những lời xưa kia bà chưa từng có dịp thỏ thẻ cùng vua Duy Tân? Nay thừa dịp loạn trí, được tự do cởi mở, bà tha hồ tâu lên vua những lời mơ ước? Vua Duy Tân cũng đã qua đời lúc bà hơn 40 tuổi. Nếu còn trên trần thế, chắc vua cũng đang lo việc sơn hà xã tắc, còn đâu phút rảnh rang để nghĩ đến mối tình riêng trong quá khứ xa xôi!

Nếu ngày xưa bà hoàng phi được sống với vị bác sĩ tây học, như gia đình bà đã vội vàng khôn ngoan lo xếp đặt, rồi có con cái, bao nhiêu tâm sức dồn cả cho gia đình, chắc bà chẳng có thì giờ nghĩ đến thân thế mình, đến nỗi loạn trí. Bà nhìn người này ra kẻ khác, tỉ tê những lời không tưởng nổi. Một nghiệp chướng phải trả trong kiếp luân hồi khổ lụy!

Bóng dáng nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa thảng thốt in lại trong ngày lễ kỷ niệm trường! Một chiếc bóng mờ phai trong tâm trí nhiều người...

Trong cõi có có không không, Huế có những điệu buồn miên man chảy trôi theo dòng sông Hương, nhưng cũng có những nét kiêu sa, duyên dáng, những tiếng cười của tuổi hồn nhiên. Nhờ có những ngôi trường như trường Khải Định, trường Đồng Khánh... mà những mầm non được nẩy nở, vươn tràn trong chốn kinh kỳ và tản mát khắp năm châu bốn bể.

Chuyện vui nhất là chuyện các nữ sinh Đồng Khánh thường được khen làm con thảo, vợ hiền, mẹ giỏi. Trong cơn tao loạn lại càng nổi bật vai trò của những phụ nữ có học vấn, đủ ý chí và óc sáng tạo để đương đầu với thế cuộc, mà vẫn bảo tồn được những phong cách, những lề lối, phép tắc cổ truyền. Một số các cô, các bà còn chăm lo đắc lực cả các công việc xã hội từ thiện. Một số ít sống nhàn hạ, phần lớn là những người tuy gọi là nội tướng nhưng vẫn phải xông pha ra ngoài đời, lo no ấm cho gia đình. Không mấy ai dư thì giờ ngồi lạnh lẽo một mình, hay bị đặt vào một cuộc đời quá đắng cay, bị hoàn cảnh đẩy đưa vào thế kẹt cùng đến nỗi tự vò xé tâm can, rồi nhìn đời bằng cặp mắt vô vọng như bà hoàng phi thuở nọ.

Ottawa -
Lệ Vân



Back to top
 

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n�
Reply #17 - 02. Jul 2007 , 08:07
 
...



Lời ru của biển


Nàng đi từng bước chậm, từng hạt cát cuốn theo bước chân . Biển buổi chiều thật đẹp, nước trong xanh nhưng sao hôm nay nàng không còn tâm trí để ngắm bức hoạ thiên nhiên trước mặt . Từng đợt sóng xô vào bờ, tạo thành những âm thanh quen thuộc, nhắc nàng đến một ngày nào đó đã qua ... Một vài cặp tình nhân tay trong tay, vui vẻ đi ngang qua mặt nàng, những kỷ niệm xưa lại tràn về trong ký ức nàng ...

- Anh ơi, lại em chỉ cho anh xem con ốc nè, đẹp quá
- Đẹp giống như em thôi, Dung à ...nhưng anh hy vọng là em không nằm mãi trong vỏ như chú ốc này
- Em sẽ không nằm trong vỏ khi anh ở gần em, anh Luân . Ngày nào đó khi em không có anh, thế gian này sẽ là vô nghĩa đó, anh
- Anh luôn mong anh ở gần em mãi, Dung . Nhưng cuộc đời có những việc mình không thể làm theo ý mình muốn ...
- Anh, đừng nói những điều không vui như vậy ...Hãy lại đây với em, trời hôm nay thật đẹp, đừng để uổng phí ngày hôm nay anh nhé ....

Từng giọt mưa chợt rơi xuống cắt đứt giòng suy nghĩ của nàng ...Mua càng lúc càng lớn, bầu trời tối đen như tâm trạng của nàng bây giờ . Giọt mưa rơi trên khuôn mặt nàng, hoà lẫn với những giọt nước mắt ...Luân ơi, bây giờ anh ở đâu ? Tại sao anh lại ra đi mà không nói với em một lời nào ?...Nàng vẫn bước đi những bước chân vô định, xa xa vài chú chim biển cũng đang bay đi để lẩn tránh trời giông bão ...

**********

Luân chợt thở dài ...Bốn bức tường trắng của bịnh viện dưới ánh đèn toả ra làm thành một không khí lạnh lẽo ...Chàng không biết là mình đã ở đây bao lâu, có lẽ là đã hai tuần ...Sau những giấc ngủ ngắn và những cơn đau là nỗi nhớ về Dung, chàng biết là bỏ đi không từ giã Dung là không đúng, nhưng chàng không còn cách nào hơn . Chàng đã lặng người đi khi được bác sĩ cho biết là căn bệnh ung thư phổi của chàng đã tới giai đoạn cuối ...Chàng đã nhiều lần muốn cho Dung biết , nhưng khi đối diện với khuôn mặt ngây thơ của nàng, chàng lại im tiếng và không thể nói ra được . Thà là cứ cho nàng nghĩ là chàng bạc tình và nàng sẽ quên đi để có một tình yêu và cuộc sống mới .
Cơn đau lại kéo tới, Luân rướn người lên trong cơn ho sặc sụa , chàng với lấy khăn và cảm thấy từng giọt máu trong người bay ra ngoài theo từng nhịp thở . Trong giờ phút này, chàng lại nhớ tới Dung và ráng cố gắng lấy giấy bút ra để viết vài lời vĩnh biệt :
Dung yêu,
Trong giờ phút này, anh vẫn nhớ tới em . Anh xin lỗi em vì anh đã không nói cho em biết là anh sẽ không còn sống bao lâu nữa . Anh đã không cho em biết anh đã bị bệnh ung thư vì anh muốn em sẽ có một cuộc sống vui tươi . Mỗi ngày anh xa em là một ngày đau khổ nhất của anh đó . Khi em đọc thơ này thì anh đã ra đi rồi . Hứa với anh là đừng đau buồn và đem tình yêu của chúng ta gieo vào đời nhé em . Người sống là quan trọng , người chết sẽ mang theo tất cả những đau buồn đi đó em .
Vĩnh biệt em . Anh vẫn yêu em và không gì có thể thay đổi điều đó được, dù là sự chết .
Anh của em,
Luân
Chàng gấp lá thư lại và ghi lời cuối: " Sau khi tôi chết, xin gửi lá thư này về Nguyễn Thụy Dung, địa chỉ ..... Xin cảm tạ ...".
Chàng cố ngăn cơn ho lại, nhưng chàng không còn sức nữa . Luân cảm thấy đau thắt ở ngực, cơn đau càng lúc càng gia tăng ...Sau cùng, chàng cảm thấy nhẹ nhõm hơn, , đầu óc bềnh bồng và một luồng ánh sáng cuốn chàng đi . Chàng nhìn lại, sao lại có ai giống như mình đang nằm trên giường . Chàng chợt mỉm cười và đi theo luồng ánh sáng vào cõi mù khơi ...

**********

Luân đi theo Dung từng bước ra bãi biển . Tiếng sóng xô vào bờ tạo những âm thanh hỗn độn, lúc như tiếng cười của Dung ngày nào, lúc như tiếng khóc nức nở của nàng bây giờ . Trên tay nàng còn cầm lá thư vĩnh biệt của Luân . Luân nhớ lại khi chàng đã chết, chàng đã đi theo luồng ánh sáng và tới một cánh cửa . Chàng đã vào, gặp các người đã chết và được cho biết là sau khi chết, chàng được trở lại thê' gian một lần để làm tròn ước vọng cuối cùng trước khi đi vào cõi thiên thu .
Tiếng khóc của Dung nhỏ dần ...Nàng có cảm giác là có ai đó đang đi cùng với mình nhưng lại không thâ'y ai cả ...Anh Luân, sau cùng thì em đã hiểu lý do gì làm cho anh ra đi không lời từ giã, nhưng em vẫn trách anh sao không cho em lo lắng cho anh trong những ngày cuối đời của anh ...Bây giờ anh đang ở đâu ? Có biê't là em mong đợi để được gặp anh một lần cuối cùng ...
Dung nhìn ra biển ...Trời hôm nay thật đẹp , em mong ước có anh đi dạo cùng em đó Luân à ...Anh yên tâm đi, em sẽ nghe theo lời anh, mang tình yêu của chúng ta đi vào đời, giúp đỡ cho những ai gặp đau khổ ... Giờ này em nhớ đến anh quá, và mong được gặp anh ...nhưng làm sao đây, anh có nghe tiếng lòng của em không, anh Luân ...
Luân đã quyết định, ước vọng của chàng bây giờ là ôm siết Dung trong tay lần cuối và hôn nàng nụ hôn vĩnh biệt trước khi vào cõi thiên thu . Dung chợt cảm thấy một vòng tay ấm áp ôm nàng, một nụ hôn đắm đuối trên môi và có tiếng nói nhỏ của Luân bên tai : " Anh vẫn yêu em mãi, Dung . Vĩnh biệt em ." . Khi nàng mở mắt ra, chỉ thấy một đốm ánh sáng nhỏ đang bay về phía trời cao, xa xa dần và mất hút ...Ánh mắt nàng dõi theo cho tới khi đốm sáng không còn nữa . Nàng vẫn đứng đó, chợt nghe tiếng sóng biển vỗ mạnh dần, mạnh dần ...

Biển hiền hoà ru tình đôi lứa
Mãi gần nhau trong giấc mộng này
Sóng đâu bỗng tràn về chia cắt
Cuộc tình đầy sao vội xa bay ...



Phiêu Lãng
Tue Jun 06, 2006 10:56 pm
Back to top
« Last Edit: 02. Jul 2007 , 08:09 by tieuvuvi »  

...
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Có những chuyện tình không là trăm n�
Reply #18 - 02. Jul 2007 , 09:19
 
  Xin gửi các bạn mẩu chuyện nhỏ, không biết câu chuyện có thực hay không, nhưng dù sao cốt truyện rất cảm động,
Một Đời Đau Thương  

NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA

Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố. Sau đây là bài viết đặc biệt dành cho kỷ niệm 32 ngày 30 tháng Tư. Nhân vật chính trong chuyện kể là một cựu chiến binh chính gốc Hoa Kỳ mang họ Ngô, dòng họ của người phụ nữ Việt mà ông yêu thương nhất.



Chiếc xe lăn bằng điện cồng kềnh to lớn hơn xe lăn khổ thông thường nằm ngay trước cửa phòng 828 làm tôi giật mình để ý.

Khi tôi bước đến gần thì không cần quan sát kỹ tôi đã nhận ra sự quen thuộc của những dụng cụ linh tinh chung quanh chiếc xe lăn rất khác thường này. Chiếc xe lăn bằng điện to gần gấp hai chiếc xe lăn thường và không có hai cái bánh xe lớn mà lại có bốn cái bánh nhỏ như bánh xe hơi nằm dưới một cái sườn vuông vứt bằng sắt cao chồng ngồng. Trên cái sườn bằng sắt cao đó là một mặt ghế ngồi có lót bằng một miếng nệm khá dày bằng móp (eggcrate). Phía bên phải của ghế có gắn một cái đèn chớp màu đỏ giống như đèn báo hiệu trên xe cảnh sát. Phía bên trái cũng có một cái đèn giống như vậy chỉ khác là màu xanh. Kế đó là cái tay cầm tròn như tay sang hộp số để điều khiển chiếc xe. Phía sau ghế có một cái khung cũng bằng sắt trong đó có đựng một hộp đổ nghề màu đen và một cái lồng chim bằng gỗ xiên xẹo. Một cái bình đựng nước bằng nylon màu xanh két, một sợi dây xích cũ máng ngay một bên tay ghế, cái áo thun màu đỏ với giòng chữ " Peace not War" bọc sau lưng chiếc ghế.
Mỗi ngày khi ngồi ăn trưa trong văn phòng nhìn qua phía bên kia đường của cái clinic đối diện, tôi thường bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông với đầu tóc dài rối bù như chiếc dẻ xoắn lau nhà ngồi trên chiếc xe lăn đặc biệt này với những thứ đồ lỉnh kỉnh đó.

Sở dĩ tôi chú ý đến ông ta vì dường như trưa nào đúng mười một gìờ rưỡi người đàn ông này cũng hùng hổ liều mạng lái chiếc xe lăn phăng phăng, bất chấp những dòng xe hơi nhộn nhịp, mạnh dạn băng qua phía bên kia đường để vào một quán café có cái tên là TÈO. Mỗi lẩn ông ta rời quán TÈO thì tôi thấy ông ta cầm cái bình nylon màu xanh két dốc lên miệng. Tôi đoán có lẽ ông ta vào quán đó mua café đổ vào bình. Tôi không nhìn rõ khuôn mặt ông ta cho lắm vì từ văn phòng tôi nhìn qua khoảng cách khá xa.

Một bữa tôi có hẹn bên văn phòng ông bác sĩ gần đó cũng vào dịp trưa, khi đứng ở cột đèn chờ dấu hiệu đèn xanh bật lên để băng qua đường tôi tình cờ thấy ông ta rõ ràng hơn. Mái tóc dài màu hung vàng rối bù không biết là dơ vì lâu ngày không gội hay màu hung hung đó là màu tóc nguyên thủy. Bộ râu cùng màu rập rạp che hơn nữa khuôn mặt, chỉ chừa lại cặp mắt dấu sau đôi kính đen to. Trên người ông ta có lẽ cũng có chừng năm lớp áo mà cái áo ngoài hết là một áo rằn ri nhăn nheo. Đôi giày bốt nâu bạc màu to như hai chiếc xuồng nằm lửng lơ trên hai miếng để chân mà tôi có cảm tưởng như hai bàn chân của ông ta qúa nhỏ so với đôi giày. Ông ta ngồi bất động trên chiếc xe lăn, chỉ có đôi tay di chuyển để điều khiển chiếc xe thôi. Mỗi khi chiếc xe lăn tới khiến những dụng cụ máng chung quanh tạo ra những tiếng động nhỏ kỳ khôi và cái đèn màu đỏ trên chiếc xe lăn thì cứ chớp liên hồi.

Trong khi tôi kiên nhẫn đứng chờ đèn xanh bật lên để băng qua bên kia đường thì ông ta nhìn tôi thách thức, và qua đôi kiếng màu đen đó tôi đã tưởng tượng được cặp mắt chế giễu trước khi ông ta bạc mạng lái vùn vụt chiếc xe lăn chạy qua phía bên kia lề bất chấp những giòng xe điên cuồng vội vã.

Hai buổi trưa vừa qua tôi nhìn qua cửa sổ không thấy bóng dáng người đàn ông này nên tôi cũng hơi làm lạ, không dè ông ta nhập viện và đang nằm trên lầu thứ tám này. Tôi bước đến lật hồ sơ của phòng 828 xem, cái tên trên hồ sơ làm tôi khựng lại, Kevin Ngô.

Tôi nhủ thầm như vậy là chiếc xe lăn này để lộn qua phòng người khác rồi vì chủ của chiếc xe lăn có một không hai này không thể là người Việt Nam. Tôi định đẩy chiếc xe lăn qua một bên và đi tìm người chủ của nó thì lúc đó một ông y tá mặt đầy tàn nhang, tóc đỏ hoe đang đi trong hành lang ngừng lại cản tôi:

- Bà đừng đem xe đi vì ông Ngô sẽ giận dữ.

Tôi gặng hỏi:

- Ông Ngô?

Ông y tá tiếp tục nói:

- Đúng rồi, của cải của ông ta chỉ có bao nhiêu đó cho nên tôi phải hứa là "bảo vệ chiếc xe thì ông ta mới đồng ý để nó ở ngoài này, nếu để trong phòng thì chật chội qúa, mỗi ngày vào chữa trị vết thương cho ông ta không có chổ để máy móc.

Tôi chất vấn:

- Phải ông Ngô nằm trong phòng 828 không?

Nhìn sự thắc mắc trên khuôn mặt của tôi ông y tá lật đật nói:

- Ông Ngô nằm trong phòng đó đã hai ngày. Bà cần kiểm soát (audit) hồ sơ của ông ta hả?
Tôi không còn kiên nhẫn được nữa nên gật đầu đại cho xong chuyện:

- Ừ! Để tôi coi hồ sơ của ông ta xem sao

Kevin Ngô năm nay 54 tuổi, góa vợ, không nghề nghiệp và vô gia cư. Ông ta nhập viện cách đây hai hôm với triệu chứng lở loét ở xương chậu (sacral decubitus). Càng đọc tiểu sử của ông Kevin Ngô tôi càng thấy lạ thêm.

Kevin Ngô là Viet Nam Veteran, theo lý lịch hồ sơ thì ông ta là người Mỹ. Ông ta đã từng bị gãy xương sống, chấn động mạch máu não và sau khi bình phục thì hai chân ông ta rất yếu, đã phải dùng xe lăn từ bao nhiêu năm nay.

Sau khi đọc lướt qua hồ sơ, sự tò mò khiến tôi mạnh dạn gõ cửa phòng của ông để xem có phải đây là chủ nhân của chiếc xe lăn điện không.

Vì cái tên Việt nên mặc dù người đàn ông trước mặt qủa thật là người đàn ông mà tôi đã từng thấy bên lề đường hằng ngày, tôi giới thiệu với ông ta tôi là y tá trưởng và mở lời chào hỏi bằng tiếng Việt Nam:

- Chào anh Kevin, anh có khỏe không?

Đôi mắt không còn giấu sau làn kính đen nửa mà là đôi mắt xanh biếc với cái nhìn rất thờ ơ, ông ta ngạo mạn trả lời:

- Nằm một chỗ như thế này thì làm sao khỏe được.

Tôi ngạc nhiên khi nghe câu trả lời hằn học bằng tiếng Việt khá rõ ràng của ông ta.

- Xin lỗi anh nghe, đáng lẽ phải hỏi là anh có cần gì không thì mới phải.

Đôi mắt xanh bây giờ không nhìn tôi mà nhìn chăm lên trần nhà:

- Lỗi phải chi bà, mà bà có cần gì không?

Lại là lời thách thức. Tôi từ tốn trả lời:

- Tôi tưởng anh người Việt Nam nên chỉ muốn vào thăm thôi.

Ông ta nhìn tôi châm biếm:

- Như vậy là bà chỉ thăm viếng người Việt Nam thôi sao? Tôi người Mỹ nhưng nhờ có tên Việt, may qúa mới được bà vào thăm.

Tôi vẫn điềm đạm:

- Nếu có dịp ai tôi cũng thăm cả nhưng có những người Việt Nam không thông thạo Anh ngữ thì họ là những người được tôi ưu đãi giúp đỡ trước tiên.

Kevin bắt đầu dịu giọng:

- Bà giúp được những gì?

Tôi nói với ông ta là tôi thường thông dịch cho những người Việt Nam nếu cần và vì đây là nhà thương công giáo nên chỉ có mấy bà soeur vào thăm mỗi ngày. Nếu những người đạo Phật muốn cầu an thì tôi có thể liên lạc với thầy ở chùa đến an ủi, cầu an cho họ.

Đôi mắt xanh của Kevin không dưng sáng lên và tia nhìn của ông trở nên thân thiện:

- Bà hay đi chùa phải không? Tôi cũng đạo Phật.

Tôi ngạc nhiên đến tột cùng.

Cuộc đàm thoại với người đàn ông Mỹ có cái tên Việt này bắt đầu kỳ thú. Có lẽ bắt gặp cái nhìn nghi ngờ của tôi nên Kevin đưa tay vào cổ áo lôi ra một sợi giây chuyền vàng với cái tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch rồi giọng buồn kể:

- Vợ tôi tặng cho tôi sợi dây chuyền này khi chúng tôi mới lấy nhau...

Rồi bỗng dưng Kevin ngưng kể, đôi mắt nhắm lại và lắc đầu:

- Chuyện tôi buồn lắm, lúc khác nói chuyện nữa nghe bà.

Tôi biết Kevin không muốn tiếp tục và vừa lúc đó người physical therapist đến phòng để chửa trị vết lở cho ông.

Nhìn cái máy Whirl Pool kềng càng và cái giường khác biệt dành cho những bệnh nhân với vết thương lở nặng, tôi mới hiểu tại sao ban nãy ông y tá bảo là mỗi lần chữa trị vết thương không có chỗ xoay xở trong căn phòng chật hẹp.

Tôi cáo từ Kevin, cho số điện thoại và bảo nếu cần gì thì cứ gọi thẳng cho tôi.

Ba ngày kế tiếp tôi phải đi học một khóa tu bổ trong nghành nên không vào bệnh viện. Ngày thứ tư trở lại khi lên đến lầu thứ tám, chiếc xe lăn bằng điện không còn nằm chình ình trước phòng 828 mà nằm khuất sau một cánh cửa ở cuối hành lang. Cô y tá Karen cho biết là Kevin được đưa xuống Intermediate Care ngày hôm qua vì trong phổi có nước. Tôi lật đật đi xuống lầu ba nơi Kevin đang nằm điều trị. Mái tóc không còn rối bù mà bây gìờ đã được chải chuốt thẳng dài mướt trên gối. Bộ râu xum xuê cũng được tỉa gọn gàng để lộ khuôn mặt rất dễ coi nhưng phong trần, khắc khổ. Khi tôi bước vào Kevin có vẻ mừng rỡ.

Tôi nhìn thân thể yếu đuối của ông nằm bồng bềnh trên chiếc giường nước (pressure released bed), chưa kịp hỏi han thì mặc dầu kẹt ống Oxygen trên mũi, Kevin cũng gắng đùa, lần này bằng tiếng Anh:

- Tôi được ...vinh dự lắm mới được nằm trên cái giường nước này đó bà.

Giọng Kevin không có gì mỉa mai cho nên tôi cũng đùa theo:

- Tại vì anh... đặc biệt...

Thật sự thì khi những người bệnh nhân nhập viện với vết lở khá nặng ăn sâu vào da thịt vì không có đủ khả năng di chuyển nên máu không lưu thông đều, tạo nên áp xuất mạnh gây ra sự lở loét (decubitus) thì chúng tôi phải dùng những chiếc giường nước như thế này để giảm bớt sức ép của mặt giường vào cơ thể với làn da vốn đã rất mỏng manh.

Vì hai bàn chân yếu Kevin phải ngồi trên xe lăn cả ngày, mặc dầu chiếc ghế có lót miếng nệm dày bằng móp như đã nói nhưng vì ngồi một chỗ qúa lâu, sức ép của cả thân thể dồn vào phần xương chậu, cho nên Kevin mới phải nhập viện với vết lở đó

Kevin cười buồn:

- Bà coi đó, cái... bàn tọa của tôi thì lở loét, bây gìờ thì cái phổi cũng ...lều bều đầy nước.

Tôi an ủi:

- Anh ráng tịnh dưỡng, năm ba bữa sẽ mạnh lại rồi về nhà...

Tôi nói chưa xong câu thì đã biết mình lỡ lời. Ông bệnh nhân này là người vô gia cư. Dường như đoán được ý nghĩ của tôi, Kevin mệt mỏi thì thào:

- Nhà đâu mà về bà. Tôi sống trên chiếc xe lăn bao năm nay, nhà là những con đường,
những bờ bụi...

Kevin nói tới đây thì thở dài và có ý như không muốn tâm sự nữa:

- Thôi bà đi làm đi, không dám làm mất thì giờ của bà.

Lần này là lần thứ hai Kevin cố ý tránh kể chuyện riêng tư của chính mình.

Tôi làm việc với bệnh nhân lâu năm và lúc nào cũng tôn trọng sự riêng tư của họ, tôi cũng hiểu là đối với Kevin, sống trang trải một mình ngoài đường, góc xó và va chạm những thực tế hiểm hóc trong đời sống trên lề đường thì ông ta khó có thể tin tưởng ai để tâm sự về cuộc đời mình. Tôi chào Kevin sau khi chúc ông ta nhiều may mắn.

Những ngày kế tiếp tôi không đích thân đến thăm Kevin vì tôi nghĩ sự thăm viếng của tôi chỉ làm phiền ông ta thôi mặc dầu tôi vẫn hoài thắc mắc về cái tên họ Việt Nam của ông. Tuy nhiên, mỗi ngày tôi vẫn theo dõi tình trạng sức khỏe của Kevin qua điện thoại với những người y tá săn sóc cho Kevin. Tôi cũng liên lạc với cô Nancy làm về xã hội nhờ cô lo cho Kevin một nơi chốn cư ngụ khi sau khi xuất viện.

Lúc nói chuyện với cô Nancy thì tôi mới khám phá ra Kevin là " khách hàng thường xuyên" của bệnh viện và cũng là người được cô Nancy dành rất nhiều thì gìờ lo lắng cho mỗi khi ông ta nhập viện trong những năm qua.

Cô Nancy cho biết là Kevin rất bướng bỉnh vì cô đã từng lo cho Kevin đi đến ở viện dưỡng lão cũng như đến những nhà dành cho những người tàn tật, nhưng Kevin chỉ ở vài hôm sau đó lại bỏ đi ra sống lang thang trên đường phố trên chiếc xe lăn. Chính cô Nancy là người xin giấy tờ cho Kevin có được chiếc xe lăn bằng điện để tiện việc di chuyển.

Khí hậu miền Texas tuy nóng nhiều nhưng mùa đông cũng có những ngày lạnh căm xương. Kevin sống dưới những gầm cầu của những con lạch nhỏ. Hôm nào chịu lạnh không thấu thì Kevin xin vào ở trong Salvation Army, nhưng được vài hôm thôi rồi cũng bỏ đi ra ngoài sống vất vưởng đầu đường xó chợ. Cô Nancy cho tôi hay là Kevin đã và đang trải qua những khủng khoảng tinh thần sau khi rời quân ngũ (post traumatic stress), cho nên tính tình đôi lúc bất bình thường.

Một tuần sau đó thì cô y tá gọi cho tôi hay là Kevin đã đỡ nhiều và đã được đưa trở về lại lầu tám. Kevin có nhắn lại là ông ta muốn gặp tôi. Tôi trở lên thăm và lần này thấy ông ta gầy guộc hẳn đi.

Sau khi chào hỏi qua loa, Kevin ngập ngừng:

- Có một chuyện làm phiền bà...

Trong khi tôi nhìn Kevin chờ đợi thì ông ta lấy từ dưới cái gối ra sợi giây chuyền có tượng Phật Bà bằng cẩm thạch mà lần trước Kevin đã khoe với tôi. Lần này Kevin buồn bã nhắc lại:
- Tượng Phật này là của vợ tôi tặng cho tôi khi chúng tôi mới lấy nhau. Sợi dây chuyền bị đứt rồi, nhờ bà giữ giùm vì tôi không có chỗ cất sợ để mất đi.

Tôi cầm sợi giây chuyền vàng, thật sự sợi giây không bị đứt chỉ có cái móc bị gãy thôi. Trong khi tôi còn mân mê sợi giây chuyền trên tay thì dường như Kevin không cầm lòng được nên bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc đời bi thảm của ông.

Nếu nói theo số mệnh thì Kevin là người khổ hạnh cho nên cuộc đời của ông thật nhiều đớn đau.

Kevin lớn lên mồ côi cha mẹ, sống với một bà dì góa bụa. Sau khi xong trung học hai năm thì Kevin bị động quân và được gửi qua Việt Nam đóng binh ở Kontum. Nơi đây Kevin đem lòng thương một một cô gái miền cao nguyên chất phác, hiền lành. Cha mẹ cô gái sống trong khu gia binh rất nghèo và đông con nên khi Kevin ngõ lời muốn cưới để đưa cô về Mỹ ở thì hai ông bà đồng ý ngay. Chẳng may sau một đêm khu gia binh bị pháo kích thì cô gái bị trúng đạn chết. Kevin rất đau khổ và chỉ vài tháng sau khi ra chiến trường thì bị thương trên xương sống rồi được đưa trở về Mỹ.

Khi trở về với tấm thân tàn tật và sự ám ảnh tàn khốc của cuộc chiến điêu tàn ở Việt Nam khiến Kevin bị khủng khoảng tinh thần. Vì phải mổ xương sống mấy lần nên Kevin nằm nhà thương gần cả năm trời. Lúc xuất viện thì bà dì góa bụa của ông ta qua đời.

Một thân một mình, Kevin sống qua ngày trong căn nhà nhỏ của bà dì cho đến khi bị bệnh chấn động mạch máu não thì không thể lo cho chính mình, và sau nhiều lần ra vào nhà thương thường xuyên, Kevin đồng ý vào một viện dưỡng lão ở tạm. Ngày tháng ở trong viện dưỡng lão này là một nỗi đọa đày đối với Kevin. Sống chung đụng với những người già nua nhiều thụ động càng làm cho Kevin qúa chán chường. Nhưng chính nơi chốn buồn tẻ này lại là môi trường mà Kevin đã gặp thêm một phụ nữ Việt Nam khác, người vợ mà ông quí trọng yêu thương nhất.

Cô Lài làm y tá phụ. Một trong những phận sự của cô là mỗi tối giúp cho Kevin thay áo quần sửa soạn để đi ngủ. Vì hai chân của Kevin qúa yếu nên mỗi lần di chuyển từ cái xe lăn qua tới giường nằm thì cô Lài dường như phải dùng hết sức từ hai cánh tay của mình nâng cả cơ thể của Kevin để đưa qua. Dạo đó Kevin xử dụng chiếc xe lăn thường nên cái ghế không cao như xe lăn điện hiện đang có nên dự di chuyển từ chiếc xe lăn qua giường rất khó khăn. Kevin thấy cô Lài nhỏ nhắn, mỗi lần cô phụ như vậy thì Kevin thấy rất áy náy. Cô Lài tiếng Anh thì hạn chế nhưng cô cũng hiểu được sự quan tâm của Kevin đối với cô nên lần nào cô cũng nhắc Kevin là cô tuy nhỏ người nhưng lại mạnh, vả lại đây là nhiệm vụ của cô.

Mỗi ngày cô Lài đi làm vào ca chiều, Kevin ngồi ở ngay cửa nhìn cô thoăn thoắt đi vào và để ý là cô làm việc rất chăm chỉ, ai cô cũng lo lắng rất chu đáo cho nên tất cả mọi người trong viện dưỡng lão đó đều thương mến cô.

Kevin để ý là khoảng sáu giờ chiều sau khi phụ những bệnh nhân ăn uống xong thì cô Lài ra ngồi một mình trên chiếc ghế đá ở một góc sân bắt đầu ăn cơm và đọc một cuốn sách nhỏ trong tay. Sau vài tuần để ý thì Kevin mân mê lại làm quen. Cô Lài lúc đầu còn rụt rè nhưng sau đó với vốn liếng Anh ngữ kém cỏi cô cũng hàn chuyện với Kevin.

Được biết cô Lài lúc trước ở miệt Phan Rang, khi cộng sản chiếm nước được vài năm sau thì cha mẹ cô mượn được một số vàng cho cô đi theo chiếc tàu chở mướn qua được tận đảo bên Mã Lai.

Sau một thời gian đợi chờ mòn mỏi thì cô được bốc qua Mỹ. Qua đến Texas cô vừa đi học chương trình ESL luyện Anh ngữ và vừa xin đi học ra làm y tá phụ. Với đồng lương có giới hạn của một phụ tá, cô Lài hàng tháng vẫn đều đặn gửi tiền về giúp cho cha mẹ nuôi đàn em ở Việt Nam. Cô vẫn hằng mong muốn có dịp trở về thăm quê và thăm gia đình nhưng mỗi lần nghĩ tới tốn phí di chuyển thì cô lại tiếc, vả lại số vàng mà cha mẹ cô mượn bây giờ cô phải đi làm trả lại cho chủ nợ ở bên Mỹ này.

Kevin thấy cô cầm một cuốn sách mỏng bằng tiếng Việt Nam và mỗi ngày lại đọc vài trang sau khi ăn cơm. Cô Lài cho biết đó là cuốn phật kinh, cô đọc cho tâm hồn được thư thái. Cô là một phật tử sùng đạo với một niềm tin mãnh liệt là con người phải sống cho chân chính thì mọi việc sẽ tốt lành trong đời sống.

Lúc đầu nghe cô Lài nói thì Kevin chỉ cười ngạo báng, vì mỗi lần nhìn thân thể tàn tật của mình, nhớ tới những cảnh bom đạn, chết chóc trong cuộc chiến mà ông ta từng tham dự ở Việt Nam thì Kevin không khỏi giận dữ. Kevin đâm ra nghi ngờ sự che chở của đấng linh thiêng. Cô Lài nghe vậy vẫn không nản chí, cô tiếp tục đọc kinh và nhẫn nại nói về niềm tin của mình.

Sau một thời gian gặp gỡ, trò chuyện với cô Lài, Kevin cảm thấy lòng dịu lại. Nỗi buồn thì còn đó nhưng đã bớt được sự phẫn nộ đối với cuộc đời. Riêng cô Lài cũng cảm thấy bớt cô đơn. Hai người trở nên tâm đầu hợp ý và môt năm sau thì tất cả mọi người trong viện dưỡng lảo GF hoan hỉ tổ chức một cái đám cưới nhỏ cho cả hai. Kevin không ngờ đời mình lại may mắn như thế. Cô Lài nhận lời cầu hôn của Kevin không một chút do dự, đắn đo. Qùa cưới của Kevin dành cho cô Lài là lời tuyên bố sẽ ra tòa xin đổi họ theo họ của vợ là họ Ngô.

Tôi nghe câu chuyện tới đây thì cảm động rưng rưng nước mắt. Thì ra là như thế nên Kevin mới có họ Việt Nam. Nếu tôi là một nhà văn thì tôi có thể viết nên một câu chuyện tình rất tuyệt vời. Kevin tiếp tục kể:

- Bà biết không, Lài là một người vợ hiền và là một người đàn bà rộng lượng nhất trên đời.

Tôi học được cái tính nhẫn nhục, vô vụ lợi của Lài. Tôi tàn tật không lo được cho Lài, mỗi ngày Lài đi làm thì tôi chỉ biết đợi chờ và trong lúc đó thì tôi tìm hiểu thêm về đạo Phật. Cuốn sách đầu tịên tôi đọc là cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bà đã đọc "Đường Xưa Mây Trắng" chưa? Tôi không biết Phật giáo có bao nhiêu phái chỉ biết là thiền sư này viết sách qúa hay. Tôi càng đọc càng thấm thía những gì Lài đã cố nhẫn nại khuyên răn tôi sống một đời sống đầy ý nghĩa và rộng lượng bao dung bởi vì mai này ai cũng chết, chỉ có những gì mình để lại cho đời mới đáng kể thôi.

Ông kể tiếp cho biết là sau khi làm đám cưới ông và cô Lài thuê một căn nhà nhỏ. Cô Lài vừa đi làm vừa săn sóc cho ông. Cuộc sống tuy vất vả vì cô Lài phải cáng đáng mọi chuyện trong nhà nhưng không bao giờ cô than vãn. Nổi mong muốn duy nhất của cô Lài là được trở về thăm gia đình. Vì muốn có một số tiền chi phí cho chuyến đi nên cô Lài đi làm bất chấp gìờ giấc. Kevin thấy xót xa cho vợ nên trong lúc ở nhà ông ta đóng những cái chuồng nuôi chim nho nhỏ và đứng trước những góc đường bán, hoặc bán cho những người làm trong nhà thương mà ông quen biết.

Nghe Kevin kể, tôi nghĩ tới hộp đồ nghề và cái chuồng chim xéo xẹo của ông trên chiếc xe lăn mà đâm ra tội nghiệp. Tự nhủ là mai mốt Kevin lành bệnh thì tôi cũng sẽ đặt ông làm cho vài ba cái chuồng nhỏ nuôi chim sau sân nhà.

Kevin còn cho biết là cả hai vợ chồng ông đều ăn chay trường. Cô Lài ăn chay trường vì lời nguyền từ khi biết đưọc tin mẹ cô bị ung thư tử cung. Cô mãnh liệt tin rằng với sự cầu nguyện hy sinh chân thành của cô thì mẹ cô sẽ tai qua nạn khỏi. Kevin ăn chay vì trong lòng anh muốn cám ơn bà mẹ vợ đã có công nuôi dưỡng dạy dỗ vợ anh từ thưở nhỏ nên anh mới có được một cô vợ thật thà rộng lượng như vậy.

Tôi nhìn nét mặt khắc khổ của Kevin, không ngờ dưới bộ mặt hung hăng của người cựu chiến binh Việt Nam đó lại chất chứa môt tâm hồn dịu dàng chân thành. Tôi đang tự hỏi không biết câu chuyện của Kevin kể sẽ đưa đến thêm những chi tiêt bi đát nào nữa thì không dưng Kevin nhìn tôi lạ lùng:

- Như tôi đã nói mai này ai cũng chết nhưng cái chết của vợ tôi thì qúa tức tưởi, bất ngờ. Trời Phật không công bằng với tôi cho nên bắt tôi chịu đựng từ những khổ đau này đến tai biến khác. Có lẽ kiếp trước tôi vụng tu đó bà.

Nói đến đây thì Kevin nghẹn lời, tia mắt quắc lên một tia nhìn giận dữ:

- Quê hương nhỏ bé của bà là mảnh đất oan nghiệt nhất mà tôi thấy trong đời. Chính mảnh đất ấy, bằng cách này hoặc cách khác đã cướp mất những yêu thương trong đời của tôi. Lài là người đàn bà thứ hai đã bỏ tôi trên cuộc đời đầy cô đơn, buồn tẻ này.

Theo chuyện Kevin kể lại, tôi được biết cách đây ba năm, cô Lài mừng rỡ dành giụm được một số tiền để trở về Việt Nam thăm bà mẹ đang bệnh ung thư. Kevin khuyến khích vợ nên về ngay để còn có thì gìờ ở bên mẹ trong lúc bà còn tỉnh táo. Cô Lài hớn hở trở về và tính ở bên nhà cho trọn một tháng. Hai tuần lễ đầu cô Lài điện thoại về cho chồng kể chuyện về gia đình nghe vui ghê lắm. Rồi chỉ vài hôm sau đó anh nhận được một tin làm anh bàng hoàng, chới với. Cô Lài trong lúc băng qua đường phố bị xe tông chết.

Tôi nhớ đến những lần bắt gặp Kevin lái chiếc xe lăn bất chấp hiểm nguy để băng qua đường trong làn sóng xe tấp nập. Phải chăng đây là sự thử thách ngạo mạn của ông với định mệnh? Như định mệnh đã cướp mất người vợ hiền lành cao qúi của ông.

Cô Lài chết trong lúc bà mẹ bệnh hoạn vẫn còn để thầm khóc nhớ thương con. Kevin cũng thầm khóc thiết tha nhớ vợ. Trên đời này có lẽ không bao giờ anh có thể tìm được một người đàn bà nào khác đầy lòng từ bi như cô Lài.

Từ đó cuộc sống đối với Kevin không còn ý nghĩa, ông đâm ra gàn bướng, cáu kỉnh với mọi ngưòi. Vài tháng sau Kevin gom góp hết chút tài sản chất lên chiếc xe lăn và ra sống dưới gầm cầu SC.

Tôi lặng người nghĩ đến số phận qúa hẩm hiu của Kevin rồi bỗng thấy xót xa. Còn biết bao nhiêu người là nạn nhân của chiến tranh và nạn nhân của cuộc đời đầy rẫy thương đau này?
Tôi đem sợi dây chuyền đưa ra tiệm nữ trang nhờ người làm lại cái móc cho thật chắc. Khi nhìn kỹ tôi thấy trên lớp vàng mạ phía sau tượng Phật bà, hai chữ LK quấn quít nhau như tên tuổi và cuộc đời của cô Lài và Kevin đã gắn chặt với nhau như một mối duyên được phật trời sắp đặt.

Ngày hôm sau tôi đi làm thật sớm ghé lên thăm Kevin trước khi đến văn phòng. Khi bước vào phòng của Kevin, tôi đụng ngay chiếc xe lăn bằng điện với đầy đủ "gia tài" của Kevin. Kevin cho tôi biết là chiều nay ông ta phải chuyển qua một nhà thương dành cho cựu chiến binh cách đây một trăm dặm. Vết thương lở loét của ông qúa sâu nên phải làm ghép da (skin graft) và nhà thương quân đội SW là nơi sẽ chịu tất cả phí tổn về việc mổ xẻ. Kevin chỉ ngay chiếc lồng chim xéo xẹo trên chiếc xe lăn và nói:

- Không có gì tặng bà làm kỷ niệm ngoài món qùa nhỏ này. Bà tin đi bao giờ tôi khỏe, tôi sẽ trở về kiếm bà và sẽ sửa nó lại cho thẳng thớm.

Tôi cầm sợi giây chuyền bước đến đeo vào cổ cho Kevin:

- Đây là sự thương yêu của anh, hãy ráng giữ lấy niềm tin.

Trên khuôn mặt phong trần của người thương phế binh Mỹ bất ngờ có hai giòng lệ chảy dài và tôi bắt gặp một nỗi an hòa trong đôi mắt xanh biếc của Kevin khi anh bắt đầu thì thầm lời nguyện cầu: Nam Mô A Di Đà!

NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA

Back to top
« Last Edit: 02. Jul 2007 , 09:20 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #19 - 02. Jul 2007 , 14:43
 
Anh Lam Son thân mến,

Vi rất cám ơn đã chia sẻ một câu chuyện hay và cảm động...Trong những ca trực đêm của mình, Vi cũng được các bệnh nhân thường hay chia sẻ những mảnh đời của họ, có những câu chuyện bi đát nhưng cũng hông hay bằng câu chuyện này...Merci anh nhiều...
Bonne nuit anh...

TVV
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #20 - 02. Jul 2007 , 21:27
 
tieuvuvi wrote on 02. Jul 2007 , 14:43:
Anh Lam Son thân mến,

Vi rất cám ơn đã chia sẻ một câu chuyện hay và cảm động...Trong những ca trực đêm của mình, Vi cũng được các bệnh nhân thường hay chia sẻ những mảnh đời của họ, có những câu chuyện bi đát nhưng cũng hông hay bằng câu chuyện này...Merci anh nhiều...
Bonne nuit anh...

TVV
Chị Vi Vu ơi,
     Hình như chì làm việc tại một bệnh viện phải không? và có lẻ chị định cư ở Pháp thì phải?? nếu mình đoán không lầm, xin gửi tiếp theo sau đây một mẩu chuyện nho nhỏ, thuộc về chuyện cuả loại thứ ba, NHẤT QUỶ NHÌ MẢ THỨ BA LÀ GÌ? CÓ LẺ CHỊ VẨN CÒN NHỚ.
CÔ GIÁO


Một thời con gái đẹp tinh khôi
Một trái cerise ngọt đầu môi
Một con chim hót trong vườn nắng
Một nụ hoa tình riêng của Anh
Xanh xanh tóc bím hồn như lá
Mắt biếc thơ ngây dáng xuân thì
Giã từ áo trắng mùa hạ cũ
Bỏ lại sau lưng tuổi ngọc ngà
Làm cô giáo Quảng Đà một thuở
Mang theo đời những kỷ niệm  vui 

Giờ Pháp văn có cậu học trò
Không thuộc bài mãi đứng âu lo
Bỗng đôi mắt sáng trưng rất lạ
Vị cứu tinh đâu đó hiện về
Cậu quay mặt ngước nhìn cô giáo
Rồi tự tin lên giọng thảng nhiên
" Mademoiselle, parlez-moi d'amour " *
Cả lớp học lặng im phăng phắc
Chút sững sờ cô giáo lướt qua nhanh
Hỏi ra mới biết hôm qua
Em làm biếng học đi vào Lido **
Đâu ngờ cái tựa cuốn phim 
Là câu giải đáp cho bài học quên !

Cô giáo ngày xưa tình đứt đoạn
Chỉ một lần chỉ một lần thôi
Chia tay từ độ thu vàng lá
Anh đã xa rồi , xa thật xa
Chiều nay cuối phố mình em bước
Thầm gọi người thương đến ngút ngàn
Người đi mất hút vào sâu thẳm
Chỉ còn nỗi nhớ nhớ miên man

Đồi thông vắng thẫn thờ hoang lạnh
Trơ một màu héo úa vây quanh
Tim buồn mở cửa mong manh
Để nghe đâu đó mọc cành tương tư...

http://blog.ifrance.com/phusi/blogimage.phpi=116757&rnd=1183446327296

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n�
Reply #21 - 03. Jul 2007 , 08:04
 
Cám ơn bài thơ dễ thương của anh Lam Sơn...Đừng gọi Vi bằng chị vì Vi  nhỏ tuổi hơn các anh chị, gọi chị là tổn thọ Vi mất...Hic, hic...
Dạ, Vi làm ở một nhà thương ở Bordeaux chuyên về khoa tm. Có lẽ theo như các bạn nói là Vi có don d'empathie cao cho nên Vi thường được gánh tâm sự của người khác rất nhiều...Ai biểu Vi là thiên thần áo trắng làm chi, đành chịu thôi...
Bonne soirée anh nhang...
Back to top
« Last Edit: 03. Jul 2007 , 23:42 by tieuvuvi »  

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #22 - 03. Jul 2007 , 23:47
 
...



BÊN MƯƠNG CẦU TRẠM



...Ninh Hòa bước vào chiều cuối năm. Cầu Dinh thưa người qua lại, đường sá bắt đầu vắng vẻ vì hầu hết mọi người tụ tập ở nhà lo việc cúng kiếng tổ tiên và chuẩn bị đón mừng năm mới (tân niên).

Tôi đang lui cui quét dọn trước sân, chợt có tiếng ai gọi nghe quen thuộc ngoài đầu ngõ:

- Lệ Dân, anh Lu (Lưu) đây, anh dô nhà thăm Dân (Vân), được hông dị ?

Lệ Vân là tên của tôi mà ai đó đã gọi làm tôi bở ngỡ quay người, đưa mắt nhìn sửng vào người đàn ông đang đứng khép nép ngoài ngõ. Thì ra đó là anh Lưu, Nguyễn Hữu Lưu, một anh bạn, học hơn Vân một lớp tại hai trường Đức Trí và Trần Bình Trọng.

- Quạ, anh Lu, anh dìa hầu nào dị ? Nghe má em nói anh ở tuốt Sì Gòn, tưởng anh ở trỏng luôn hổng dìa thăm cái quê nghèo này nữa ? Ba em cũng nhắc đến anh quài anh hè!

- Chẳng dị...hửng! Bác trai có nhắc anh?

Ánh mắt của Lưu nhìn tôi khác thường, lần này đậm nét màu sắc hương yêu làm tôi rung động. Buông cái chổi một bên, mắt tôi chớp chớp hai hàng mi, đỏ mặt bẻn lẽn, tôi hỏi anh tới tấp:

- Anh dìa một mình hửng, hổng dẫn cô nào ở trỏng cùng dìa dứ anh ?

Tôi không hiểu tại sao tôi phát ngôn như thế, không khéo Lưu lại giận tôi mất.

Thú thật, đây là lần đầu tiên trong đời tôi nói nhiều, nói dẻo đeo nhưng có lẽ đó là cách giúp cho tôi mạnh dạn hơn, trước ánh mắt khác lạ của Lưu. Tự nhận điều này và nghĩ biết thân phận của mình là gái, nên tôi ngưng ngang không hỏi Lưu gì nữa mặc dù Lưu là chỗ thân thiết với gia đình tôi và cả hai chúng tôi đã có những dịp đi chơi chung với các bạn khác. Trong mọi hoàn cảnh, Lưu lúc nào cũng coi tôi như là một đứa em gái thật thân thiện.

Thấy tôi trầm ngâm nghĩ ngợi, Lưu mở miệng:

- Anh định dô ùn, tính làm em ngạc nhiên đó. Sao em dà gia đình phẻ hông, còn hai bác mạnh giỏi, phải hông em?

Lưu chưa kịp dứt câu thì tôi đã réo mấy đứa em của tôi đi mua nước xá xị và báo cho ba má tôi biết ngay:
- Má quơi, có anh Lu ở trong Sì Gòn dìa ghé thăm nhà mình hè !

Tôi mời Lưu vào nhà trên và rồi đưa Lưu xuống căn nhà dưới chào má tôi như lời anh yêu cầu. Anh lễ phép hỏi han:

- Dạ cháu chào bác! Bác và bác trai phẻ hông? Cháu có chút ít quà đem xuống để hai bác ăn, uống nước trà cho dui trong 3 ngày Tết.

Má tôi thật bất ngờ gặp lại Lưu, bà chửi đùa:
- Tổ nợi mày, đi học biệt tăm dị, bi giờ con có dợ chưa ?

Vô tình đề cập đến chuyện vợ con của Lưu, má tôi đánh trúng phóc tâm lý của tôi nên tôi cố lắng tai nghe Lưu trả lời nhưng anh đã phớt tỉnh ăng-lê.

Tôi vội mừng thầm: "chắc ảnh chưa có".

Má tôi nhìn Lưu, hít ha hít hà không ngớt:

- Chu ! con mua quà chi dữ dằn dị ? Đến thăm bác là bác dui rời (vui rồi), ba má con cũng phẻ hửng ?

- Dạ phẻ, cám ơn bác.

Câu chuyện hỏi thăm chưa xong, anh đã vụt miệng xin phép má tôi cho tôi được đi chơi với anh trong ba ngày Tết. Má tôi có vẻ ngần ngừ trong vài giây rồi gật đầu đồng ý và còn căn dặn Lưu kỹ lưỡng coi sóc tôi. Tôi đã không ngờ, Lưu lại bạo như vậy, chàng ta đã xin phép má tôi mà không hỏi ý tôi trước, và tôi cũng ngạc nhiên vô cùng khi nghe má tôi thốt lên lời nhắn gửi tôi cho ảnh. Dù sao, tôi rất cám ơn cả hai người và đặc biệt là má tôi đã thần giao cách cảm sao đó đã khiến má hỏi Lưu dùm tôi về chuyện vợ con, đó là điều mà tôi thật sự muốn biết ở Lưu, vả lại còn nhắn lời gửi gắm tôi cho Lưu nữa. Tôi nửa run nửa mừng, e thẹn thoáng nhìn Lưu để xem phản ứng. Anh hân hoan nở nụ cười và cám ơn má tôi rối rít.

Nguyễn Hữu Lưu, trai xóm Rượu, còn tôi là Trần Thị Lệ Vân, gái xóm đồng trong, cả hai chúng tôi quen biết nhau khá lâu từ lúc tóc tôi còn để chỏm và anh còn chơi đánh trõng nhiều lần bị trõng trúng lỗ đầu mà tôi từng mục kích. Nhà tôi ở trong đồng tuốt dưới Gò Lăng và cách nhà của Lưu bằng con mương ăn thông với chân cầu Trạm, có nước đọng hầu như quanh năm trừ tháng 10 âm lịch lụt lội. Cũng nhờ sự thân thiết của gia đình hai bên, nên chúng tôi có dịp gần gũi nhau trong suốt thời tuổi thơ cho đến khi anh rời trường Trung học Trần Bình Trọng và đi biền biệt sau đó.

Tuy không diễn tả hết bằng lời nói trong những lúc chúng tôi đi chơi chung với nhau nhưng anh đã bâng quơ hứa hẹn với tôi cả rừng trời kỷ niệm. Vì gia đình anh em đông nên sau khi tôi đậu xong bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, tôi đã không thể tiếp tục việc học tại Nha Trang và phải ở nhà lo việc đồng áng hầu phụ giúp cha mẹ lo cho các em còn nhỏ.

Cái khoảng cách giữa hai chúng tôi vẫn cố định theo biến số thời gian trôi. Trong thâm tâm của tôi, anh sẽ là một người anh trai, không hơn không kém. Lưu lúc nào cũng coi tôi như người em gái và luôn luôn gọi tôi là em "mây mưa" rắc rối vì tên tôi là "Lệ Vân" như đám mây phủ hòn Hèo kéo về đây gây mưa táp bão bùng. Nhiều lần tôi đùa với Lưu: "em hiền như "ma soeur", như cục bột mà anh lại biểu em là kẻ gây mưa gió, là chằng lửa, là...lung tung beng, em hổng chịu dị đâu nha! Còn anh hiền mà khôn với em lắm đó, anh còn nhớ không, có hà bá dưới con mương có con nước chảy xuống từ cầu Trạm, làm chứng đó nghe."

Lưu khôn thật như anh đã cố tình nắm chặt tay tôi chiều ngày mồng 3 Tết, bên con mương cầu Trạm. Trong phút chốc, anh đã kéo tôi vào lòng anh hôn nhẹ trên mái tóc tôi lần đầu. Một lần cũng đã là điều kiện ắt có và đủ của tình yêu chớm nở để tôi và Lưu tiến sâu đậm hơn. Một lần cũng đủ làm cho tôi với bao suy nghĩ là em đã yêu anh và ngược lại, anh cũng yêu em.

Kể từ lúc ấy, thế là khoảng cách vô hình giữa hai người mà cả tôi lẫn Lưu tự cho là "em gái và anh trai" đã không còn nguyên vẹn nữa. Giờ tôi mới thấy, bà De Blessington đã nói đúng: "không thể có tình bạn giữa một người nam và một người nữ. Nếu chàng hơn một người bạn, nàng sẽ trở nên kém một người bạn". Và ba tôi nói, lại càng đúng hơn: “Lửa gần rơm tất phải cháy” hay “đi đêm quài ắt có ngày gặp ma", không chối cãi được.

Tôi yếu đuối đẩy Lưu ra, xin Lưu “đừng..đừng..đừng anh....” nhưng vô hiệu. Trong phút chốc, Lưu đã kéo tôi sát vào người và trong hơi thở nóng bỏng, chàng thì thầm bên tai tôi:

-"Lu yêu Dân, yêu lắm lựng!"

Tôi gật đầu đáp lại: “Anh khôn lắm....” rồi im thin thít rồi tôi như một cái xác không hồn “trao thân gửi phận” đồng lõa với Lưu đón nhận những giây phút thần tiên ấy. Cả hai đứa quyện lấy nhau và trao cho nhau những nụ hôn nồng cháy đầu đời. Lưu âu yếm ôm chặt lấy tôi, niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh và thiêng liêng đến với tôi trong nước mắt:

- Anh đừng bỏ em một mình quài này, anh ở trỏng em nhớ anh lắm!

Lưu nhìn thẳng vào mắt tôi, nghiêm nghị nói:
- Anh hứa anh sẽ phanh (khoanh) tay xin ba má anh cứ (cưới) em cho anh.

Tôi vui mừng lẫn xúc động:
- Dị hè ! Em yêu anh.

Lưu siết chặt tay tôi hơn và hôn tôi trìu mến. Tôi không nói nên một lời nào khác, hơn là khóc trước niềm hạnh phúc được kết tụ trong bao năm qua...

Chiều mùng 3 Tết qua nhanh, trời tối dần, những ngọn đèn dầu cháy leo lét xuyên qua những lùm tre già lung lay trước gió. Tiếng hô bài chòi ngoài đầu làng văng vẳng lẫn tiếng pháo đốt quanh đây nổ thật vui tai như mừng lễ hội chung vui với tình yêu của tôi và Lưu. Tôi thầm cám ơn Trời Phật đã ban cho tôi anh Lưu, một món quà đầu năm vô vàn quý giá.

   


Đúng như lời hứa, năm sau Lưu xin cha mẹ để làm lễ thành hôn với tôi. Tuy không xứng môn đăng hộ đối nhưng cha mẹ đôi bên bằng lòng cho phép tôi và Lưu ra giêng thành vợ thành chồng. Chúng tôi đưa nhau ra cùng điểm hẹn ngày này năm ngoái, mùng 3 Tết, tâm tình ôn cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn thời học trò.

Ngồi trên bờ đê, trong lúc bốn chân ngâm nước mương, chúng tôi muồi mẫn bàn tính chuyện đám cưới sắp tới. Lưu bàn với tôi:
- Sau khi cứ (cưới) xong, em tạm ở nhà anh một thời gian chờ anh dìa. Ba má anh thích có con dâu trong nhà cho dui.

Tôi gật đầu xổ một tràng chữ Nho như bản tính của tôi đùa với Lưu lâu nay:
- Xứt (Xuất) gia tòng phụ, xứt (xuất) giá tòng phu mà.

Tôi choàng tay qua cổ Lưu, nũng nịu hỏi Lưu:
- Anh muốn đặt tên con mình là gì ?

Anh nghĩ ngợi một đỗi:
- Nếu là con trai, anh muốn em đặt tên con mình là Ly, Nguyễn Hữu Ly, còn con gái thì đặt tên Luyến, Nguyễn Trần Lệ Luyến.

- Nghe sặc mùi cải lương ghê dị đó !

Anh bịt miệng tôi, xì xòa:
- Bí mật, anh sẽ giải thích cho em nghe

Tôi thấy anh buồn buồn hứa sẽ giải thích sau. Tôi hỏi:
- Sao hông bi (bây) giờ ?

Anh thản nhiên trả lời:
- "Thiên cơ bất khả lậu". Thì anh muốn làm ngạc nhiên em sau này mà.!

Tôi véo bắp vế non giục anh:
- Nói, nói, niếu hông thì em déo !

- “Dục tốc bất đạt”, Dân hè.

Với tôi, Lưu đúng là một mẫu người lý tưởng, anh học giỏi, anh luôn luôn giữ đúng lới hứa nên tôi tin anh và thôi không gạn hỏi anh nữa.

   


Ngày vui trọng đại của tôi và Lưu đến.

Để chuẩn bị cho ngày Lễ Thành Hôn linh đình, hai bên gia đình dựng hai cánh cổng bằng bẹ dừa và lá đủng đỉnh ghép bông giấy thật đẹp để đón chào hai họ. Bên nhà trai trên cánh cổng được ghi Lễ Tân Hôn, bên phía nhà gái cánh cổng ghi Lễ Vu Quy, và trong ngày cưới không quên hai chữ Song Hỷ giữa khán đài để chúc mừng đôi Tân Lang và Tân Giai Nhân trăm năm Hạnh Phúc, Bền Duyên Giai Ngẫu, Long Phụng Kỳ Duyên, Sắc Cầm Hảo Hiệp... Sau khi nhà trai mang sánh lễ gồm sáu mâm hoa quả, bánh rượu trà, trầu cau qua nhà gái để xin làm lễ rước dâu. Một vị đại diện bên nhà trai mở lời thưa với quan viên hai họ để gởi lại những sánh lễ và xin được rước dâu. Sau những lời trao đổi nhắn nhủ của hai bên sui gia, buổi lễ Gia Tiên được bắt đầu. Bàn thờ đã được bày biện thật trang trọng. Hai bên sui gia đại diện châm lửa thắp sáng hai ngọn đèn bạch lạp có in hình hai con rồng thật đẹp chỉ dành riêng cho đám cưới. Cha mẹ cô dâu thắp những nén nhang lên bàn thờ Tổ Tiên khấn vái và gọi cô dâu ra trình diện để làm lễ. Cô dâu chú rể lạy bàn thờ, tông đường và rót rượu trà dâng mời ông bà, cha mẹ, chú bác, dì cô và anh chị...

Kế tiếp là phần trao nhẫn cưới của cô dâu và chú rể dưới sự chứng kiến của họ hàng.. Mẹ của cô dâu đeo đôi bông tai cho con gái, chiếc vòng xuyến được đeo vào cổ, tạo cho nét duyên dáng của cô dâu thêm hương sắc đậm đà và rực rỡ trong ngày cưới, bên cạnh chú rể thật xứng đôi vừa lứa. Ba của cô dâu phát biểu những lời khuyên răn dạy bảo để nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ giữ trọn vẹn sự thủy chung, cùng chia xẻ nhau trong đời sống dù phải vượt qua bao gian nan khổ cực đều một lòng một dạ nên nghĩa tào khê, và bổn phận dâu con bên gia đình chồng qua giọng nói nghẹn ngào gởi gắm đứa con gái trong ngày lên xe hoa. Những món quà bên họ hàng đàng gái được trao cho đôi vợ chồng mới cưới cùng những lời chúc tụng Bách Niên Giai Lão. Bữa ăn trưa nhẹ được mang ra khoản đãi tất cả cùng dùng bữa, mọi người được dịp gần gũi chuyện trò tạo được sự thân mật cho hai bên sui gia.

Sau những giây phút khởi đầu cho việc rước dâu đã hoàn thành mỹ mãn, nhà trai xin phép được rước dâu về làm lễ hôn phối và chuẩn bị cho buổi tiệc tối tại nhà đã được thông báo buổi tiệc lễ Thành Hôn qua thiệp mời bạn bè đến chung vui chúc tụng trong ngày cưới.

   


Đám cưới tiến hành tốt đẹp, nhưng tôi và Lưu đã không có nhiều thời gian sống chung với nhau vì Lưu phải trở lại Sài Gòn. Chúng tôi chỉ đủ thời gian đi thăm bà con chòm xóm, sẵn dịp ghé lại con mương đầy kỷ niệm vì nơi đó là nơi khởi nguồn cho tình yêu dẫn đến hôn nhân của chúng tôi.


Tôi đưa Lưu ra bến xe, chiếc xe đò hiệu Phi Long Tiến Lực đã đưa chàng theo Quốc lộ 1 về hướng Bataillon, chạy xa hun hút. Tôi điếng người nhìn chiếc xe, buồn và bật khóc giữa chốn người.

   



Tôi về nhà ba má Lưu làm dâu, công việc nhà cửa, bếp núc và nuôi thêm heo gà phụ giúp kinh tế gia đình đều do tôi quán xuyến. Ba má của Lưu hết sức thương tôi và an ủi tôi những lúc tôi buồn trống vắng, đó là điều may mắn cho tôi. Nhất là khi biết tôi đang cấn thai, ói mữa và cũng cùng thời gian Lưu ghi tên thi hành bổn phận người trai, tôi được cả gia đình Lưu săn sóc chu đáo không cho tôi làm việc nặng nhọc.

Ngày sanh đẻ, tôi khóc hết nước mắt vì anh Lưu chẳng tăm hơi cũng chẳng một lời thăm hỏi, mẹ có tròn con có vuông.

Một nơi xa nào đó anh biết không ? Em sanh được đứa con trai kháu khỉnh giống anh như đúc, em đặt tên con của chúng mình là Nguyễn Hữu Ly, như lời anh dặn.

Thấm thoát đã hai nãm trôi qua, con mình sắp tròn hai tuổi nhưng anh vẫn biền biệt, bóng chim tăm cá. Em chạnh lòng lo sợ khi nghĩ đến hạnh phúc của mình, Lưu ạ:

Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình


Lệ Vân ngày nào của anh mà anh đã từng chọc em làm "mưa gió" thuở nào, giờ muốn làm mưa gió thiệt Lưu ạ. Em muốn mưa gió bão bùng đến kéo em đi với anh, đi mãi mãi với anh nhưng chỉ em thôi vì con còn non dại quá !

Tết đã qua và Tết này, em dẫn con trở lại con mương cầu Trạm để tìm kỷ niệm, để nói cho con nghe là chính nơi này, ba má đã biến "anh em kết nghĩa" thành tình yêu, mà kết quả là con sanh ra đời. Ba con luôn luôn giữ lời hứa với má nhưng lần này thì không. Lưu à ! Anh thất hứa với em thật rồi đó vì anh đã không giải thích ý nghĩa tên của con do chính anh đặt bên con mương hai năm trước: "Hữu Ly" hay Lệ Luyến, tên nào nghe cũng thật là rơn cả, cũng cải lương cả. Anh bịt miệng em khi em đùa với anh hai từ này. Hay đó là điềm báo trước mà anh không tiện giải thích cho em hiểu. Em thử diễn dịch theo chữ Hán "Hữu Ly" nghĩa là "có chia ly", đúng vậy phải không anh ?

Gió lạnh thổi về làm mẹ con em lạnh. Em đang ôm con chặt vào lòng đây cho con đủ hơi ấm nhưng nhớ đến anh nhiều lắm như những lần anh ghì em chặt vào người và anh hôn em đắm đuối. Dưới con mương, nơi bờ đê chúng ta từng ngồi, từng thọc chân dưới nước có vài lần bị đỉa đeo, nay đám lục bình nổi chằng chịt, Lưu ạ!

Bao kỷ niệm như chôn vùi dưới đó, dưới đám lục bình của con mương cầu Trạm, mãi mãi và mãi mãi....



Nguyễn Văn Thành
Giữa tháng 12/2004

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n�
Reply #23 - 03. Jul 2007 , 23:56
 
...


Bên Mương Cầu Trạm

               
               
Ngày xưa thơ bé đường chung lối
Mấy nhịp cầu tre bắt qua mương
Chiều áo trắng mỹ miều sắc lụa
Tóc buông dài khép kín yêu đương


Ngõ ấy anh về giữa chiều xuân
Em quét lá gom tình vào mộng
Nét đài trang xinh dáng mỹ nhân
Anh say đắm đuối một vầng nguyệt


Bên mương cầu Trạm hòa nhịp thở
Lời yêu nay ngỏ dặm trầu cau
Ba lạy tơ hồng tròn duyên nợ
Chỉ đỏ trao tay cột đời nhau


Phượng loan phối hợp nên giai ngẫu
Rượu giao bôi còn thắm nồng môi
Lệ biệt ly khóc người chinh khách
Phòng loan vắng bóng sầu chia phôi


Mòn mỏi đợi chờ cánh hạc vút
Con thơ lẫm đẫm khóc đòi cha
Em nhạt nhòa ruột đau quặn thắt
Anh ở phương nào có thấu chăng?


Bên mương em gục đầu nức nở
Lục bình trôi cuốn mãi tình đau…




Nguyễn Văn Thành
Bài thơ minh họa
Truyện ngắn: "Bên Mương Cầu Trạm"  


Back to top
« Last Edit: 06. Jul 2007 , 07:49 by tieuvuvi »  

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #24 - 06. Jul 2007 , 07:48
 
Nhà thơ Hữu Loan và mối tình mang "Màu tím hoa Sim"
 



Vào một ngày cuối năm 2003, dưới tán lá cây bồ đề trong vườn nhà ông, dưới chân núi Văn Lỗi của làng Văn Hoan (xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa chừng 50 km), bên chiếc chõng tre cũ kỹ, nhà thơ Hữu Loan đã kể cho tôi nghe về mối tình lãng mạn nhưng cũng hết sức bi thương của ông - mối tinh đã làm nên bài thơ nổi tiếng “màu tím hoa sim”.

Hữu Loan sinh năm 1914, trong một gia đinh tá điền. Không được đến trường, chỉ học bữa được bữa không tại nhà do người cha dạy dỗ. Bù lại, ông có tư chất rất thông minh. Người làng Văn Hoan kể rằng vào khoảng năm 1938, Hữu Loan vác lều chõng ra Hà Nội đua tài. Số đỗ kỳ thi ấy thật hiếm hoi. Cung đỗ với Hữu Loan còn có Nguyễn Đinh Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ Thiện… Năm 24 tuổi. Hữu Loan rời quê nhà lên TP Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ, ở TP Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đại Thị Ngọc Chất, vợ của ông Lê Đỗ Kỳ - kỹ sư canh nông, có thời làm Tổng Thanh tra canh nông Đông Dương, sau này là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hữu Loan thường lại xem và mua sách, rồi trở thành gia sư cho người con trai cùng cô con gái yêu của gia đinh bà là Lê Đỗ Thị Ninh, lúc ấy mới tám tuổi.


...



Hữu Loan kể: Lần đầu tiên tôi tới nhà, bà Chất phải gọi mãi cô bé Ninh mới chịu ra khoanh tay chào thầy, miệng nói lí nhí: Con chào thầy ạ!?. Chào xong cô bé bất ngờ mở to mắt nhin thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã in sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là từ hôm ấy, tôi dạy em đọc, viết. Em là một cô bé thông minh, it nói và mỗi lần mở miệng là giống y như một bà cụ. Có lần tôi kể chuyện này cho hai người anh của em nghe. Không ngờ câu đùa ấy đến tai em. Thế là em dỗi! Suốt một tuần liền, em nằm lì ở buồng trong, không chịu học hành. Trước đó, hằng ngày em vẫn chăm sóc tôi một cách rất thầm kín. Lúc thì đặt vào góc mâm chỗ tôi ngồi ăn một vài quả ớt đỏ au em vừa hái ở vườn, lúc thì quả chanh mọng nước… Những buổi trưa hè, khi tôi ngủ trưa, em lén lấy chiếc ao sơ mi trắng của tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt”.

Một hôm, em nằng nặc đòi tôi đưa em lên khu rừng thông. Tôi sợ em lại dỗi nên đành liều xin với ông bà Tổng Thanh tra cho đưa em lên núi chơi. Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc. Tôi đuổi theo em đến đứt cả hơi. Lên tới đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi: Thầy ngồi xuống đi!. Tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi cứ ngồi thế và chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tít tận chân trời. Không hiểu lúc đó em nghĩ gì. Bỗng em hỏi tôi: Thầy có thích ăn sim không??. Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên và đi xuống sườn đồi. Tôi mệt quá và nằm thiếp đi trên thảm cỏ. Khi tỉnh dậy, tôi thấy em đang ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh, chín mọng. Thầy ăn đi!. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng. Ngọt quá!- Tôi trầm trồ. Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế. Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này tới quả khác. Tôi ngước nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi, hai bên má tím đỏ một màu… sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười …

Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường đi kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em cứ theo ra mãi tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… Lên đến bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim vẫy tôi. Tôi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên, tôi biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Tám năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã 16 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp. Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Đám cưới thật đơn sơ:


Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bụi đất hành quân
nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo?.

Khỏi phải nói chúng tôi hạnh phúc như thế nào. Hai tuần phép của tôi trôi đi nhanh quá. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi tám năm về trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi đi, tôi lại quay đầu nhin lại… Nếu như tám năm về trước tôi đi, tôi nhin lại và chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác thì lần này tôi thực sự đau buồn. Đôi chân tôi như quỵ xuống… Em cũng như quỵ xuống…

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: Vợ tôi qua đời. Em chết thật thảm thương! Hôm đó là ngày 29-5 âm lịch năm 1948. Em đưa quần áo ra giặt ở sông Chuông (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống). Đang giặt em trượt chân. Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn đời tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không gì có thể bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, hơn 60 năm qua, vẫn nằm sau thẳm trong trái tim tôi…

Nỗi đau ấy tôi phải giấu kín trong lòng. Tôi như một cái xác không hồn. Dường như nỗi đau càng bị kìm nén thì càng dữ dội hơn. May sao sau đó có đợt chỉnh huấn. Cấp trên bảo ai có tâm tư gì thì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong tôi được dịp bung ra. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những chuyện mộc mạc cứ trao ra:


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh…
Tôi về
không gặp nàng…?.

Sưu tầm
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #25 - 08. Jul 2007 , 14:06
 
tieuvuvi wrote on 06. Jul 2007 , 07:48:
Nhà thơ Hữu Loan và mối tình mang "Màu tím hoa Sim"
 



Vào một ngày cuối năm 2003, dưới tán lá cây bồ đề trong vườn nhà ông, dưới chân núi Văn Lỗi của làng Văn Hoan (xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa chừng 50 km), bên chiếc chõng tre cũ kỹ, nhà thơ Hữu Loan đã kể cho tôi nghe về mối tình lãng mạn nhưng cũng hết sức bi thương của ông - mối tinh đã làm nên bài thơ nổi tiếng “màu tím hoa sim”.

Hữu Loan sinh năm 1914, trong một gia đinh tá điền. Không được đến trường, chỉ học bữa được bữa không tại nhà do người cha dạy dỗ. Bù lại, ông có tư chất rất thông minh. Người làng Văn Hoan kể rằng vào khoảng năm 1938, Hữu Loan vác lều chõng ra Hà Nội đua tài. Số đỗ kỳ thi ấy thật hiếm hoi. Cung đỗ với Hữu Loan còn có Nguyễn Đinh Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ Thiện… Năm 24 tuổi. Hữu Loan rời quê nhà lên TP Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ, ở TP Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đại Thị Ngọc Chất, vợ của ông Lê Đỗ Kỳ - kỹ sư canh nông, có thời làm Tổng Thanh tra canh nông Đông Dương, sau này là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hữu Loan thường lại xem và mua sách, rồi trở thành gia sư cho người con trai cùng cô con gái yêu của gia đinh bà là Lê Đỗ Thị Ninh, lúc ấy mới tám tuổi.


...



Hữu Loan kể: Lần đầu tiên tôi tới nhà, bà Chất phải gọi mãi cô bé Ninh mới chịu ra khoanh tay chào thầy, miệng nói lí nhí: Con chào thầy ạ!?. Chào xong cô bé bất ngờ mở to mắt nhin thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã in sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là từ hôm ấy, tôi dạy em đọc, viết. Em là một cô bé thông minh, it nói và mỗi lần mở miệng là giống y như một bà cụ. Có lần tôi kể chuyện này cho hai người anh của em nghe. Không ngờ câu đùa ấy đến tai em. Thế là em dỗi! Suốt một tuần liền, em nằm lì ở buồng trong, không chịu học hành. Trước đó, hằng ngày em vẫn chăm sóc tôi một cách rất thầm kín. Lúc thì đặt vào góc mâm chỗ tôi ngồi ăn một vài quả ớt đỏ au em vừa hái ở vườn, lúc thì quả chanh mọng nước… Những buổi trưa hè, khi tôi ngủ trưa, em lén lấy chiếc ao sơ mi trắng của tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt”.

Một hôm, em nằng nặc đòi tôi đưa em lên khu rừng thông. Tôi sợ em lại dỗi nên đành liều xin với ông bà Tổng Thanh tra cho đưa em lên núi chơi. Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc. Tôi đuổi theo em đến đứt cả hơi. Lên tới đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi: Thầy ngồi xuống đi!. Tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi cứ ngồi thế và chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tít tận chân trời. Không hiểu lúc đó em nghĩ gì. Bỗng em hỏi tôi: Thầy có thích ăn sim không??. Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên và đi xuống sườn đồi. Tôi mệt quá và nằm thiếp đi trên thảm cỏ. Khi tỉnh dậy, tôi thấy em đang ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh, chín mọng. Thầy ăn đi!. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng. Ngọt quá!- Tôi trầm trồ. Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế. Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này tới quả khác. Tôi ngước nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi, hai bên má tím đỏ một màu… sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười …

Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường đi kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em cứ theo ra mãi tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… Lên đến bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim vẫy tôi. Tôi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên, tôi biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Tám năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã 16 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp. Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Đám cưới thật đơn sơ:


Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bụi đất hành quân
nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo?.

Khỏi phải nói chúng tôi hạnh phúc như thế nào. Hai tuần phép của tôi trôi đi nhanh quá. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi tám năm về trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi đi, tôi lại quay đầu nhin lại… Nếu như tám năm về trước tôi đi, tôi nhin lại và chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác thì lần này tôi thực sự đau buồn. Đôi chân tôi như quỵ xuống… Em cũng như quỵ xuống…

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: Vợ tôi qua đời. Em chết thật thảm thương! Hôm đó là ngày 29-5 âm lịch năm 1948. Em đưa quần áo ra giặt ở sông Chuông (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống). Đang giặt em trượt chân. Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn đời tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không gì có thể bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, hơn 60 năm qua, vẫn nằm sau thẳm trong trái tim tôi…

Nỗi đau ấy tôi phải giấu kín trong lòng. Tôi như một cái xác không hồn. Dường như nỗi đau càng bị kìm nén thì càng dữ dội hơn. May sao sau đó có đợt chỉnh huấn. Cấp trên bảo ai có tâm tư gì thì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong tôi được dịp bung ra. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những chuyện mộc mạc cứ trao ra:


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh…
Tôi về
không gặp nàng…?.

Sưu tầm


Vi ơi ,

My đã đọc bài viết về câu chuyện tình này, hình như do chính nhà th Hữu Loan viết, nhưng đọc lại vẫn thấy bồi hồi thuơng cảm quá.
Cám ơn Vi luôn bỏ công sưu tầm những tài lệu , bài vở mang về cho cả nhà xem   Wink


Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #26 - 09. Jul 2007 , 21:46
 
tieuvuvi wrote on 28. Jun 2007 , 12:02:
Một Hoàng Phi buồn


[i]L.T.S. - “Một Hoàng Phi Buồn”, nội dung câu chuyện thế hệ trước 1945, trong giới quan quyền triều đình Huế, nhiều người
...
Ottawa -
Lệ Vân



Hello cô TVV,
Câu chuyện về bà thứ phi này tôi đã được nghe kể một lần do một người khác. Nay được nghe bà LV kể lại thêm một lần nữa cũng không kém phần cảm động. TVV có quen biết gì với bà LV không ?
Thân mến,
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n
Reply #27 - 11. Jul 2007 , 14:17
 
Cám ơn anh và chị Mỹ đã thưởng thức những chuyện tình buồn mà Vi sưu tâm..Dạ Vi hông có quen với tác giả đâu anh...
Mến chúc luôn an vui....
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
hai
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 142
Re: Có những chuyện tình không là trăm nĢ size=
Reply #28 - 17. Jul 2007 , 03:16
 
tieuvuvi wrote on 03. Jul 2007 , 23:47:
BÊN MƯƠNG CẦU TRẠM


Em muốn mưa gió bão bùng đến kéo em đi với anh, đi mãi mãi với anh nhưng chỉ em thôi vì con còn non dại quá !





Tiểu Vũ Vi ơi,

Hải đọc truyện này mà cứ thắc mắc hoài là có phải Lưu đã chết rồi không?
À  mà chuyện tưởng tượng chứ bộ chuyện thiệt sao mà Hải đi hỏi Vi ha  Grin



Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2007 , 03:17 by hai »  
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Có những chuyện tình không là trăm n�
Reply #29 - 17. Jul 2007 , 09:38
 
Dạ xin được hân hạnh làm quen với anh hay chị Hai... HuhNgười nam nhân vật trong câu chuyện bị mất tích trong một cuộc hành quân, không về nữa...Đây là một câu chuyện có thật đó ...buồn quá phải không?

Mến chúc an vui...
Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2007 , 11:08 by tieuvuvi »  

...
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra