Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nhung ang van cua Nguyên Thảo  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Nhung ang van cua Nguyên Thảo (Read 1158 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Nhung ang van cua Nguyên Thảo
23. Jan 2008 , 07:32
 
Thân chào các Bạn
T LAn xin giới thiệu với các bạn , những áng văn tuyệt vời của người bạn hiền Nguyên Thảo

đêm thu

Khi tiếng hát vút cao ấm áp, nồng nàn của Tuấn Ngọc cất lên, không gian lắng đọng và thời gian như ngừng lại. Tiếng lao xao, rì rào trong căn phòng với gần 600 người hiện diện chợt ngừng. Tất cả mọi người dường như muốn dành phút giây đang hiện hữu để thưởng thức trọn vẹn bài hát Tống Biệt Hành của Trần Quốc Bảo phổ từ thơ Tuệ Sỹ.

Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi mây trắng đọng phương nào
Đò ngang neo bến đầy sương sớm
Cạn hết ân tình, nước lạnh sao?

Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi

Cho hết đêm hè trông bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa

Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu úa
Trên phím dương cầm, hay máu xanh

Bên ngoài, những vạt nắng mong manh của một chiều thu chưa thấy lá vàng rơi, đã tan loãng, nhạt nhòa trong bóng tối phũ đầy. Anh hỏi em làm gì? Những bước chân em có thảnh thơi. Có còn xa xót tội nghiệp cho đời lá sớm tàn phai trong những buổi chiều thu. Em quên nói cho anh nghe nơi em ở mùa thu đến chậm. Cho tới chiều nay trên những hàng cây vẫn còn thấy màu xanh. Em không để ý, nghe lời xôn xao của lá, chỉ vì những tiếng thì thầm lẫn lao xao của nhiều người nhắc em nhìn vào thực tại quanh mình.

Vẫn địa điểm quen thuộc là nhà hàng khang trang, ấm cúng thường chọn làm nơi tổ chức những buổi tiệc chay gây quỹ trong thành phố, bởi chủ nhân là người có đạo tâm. Vẫn nhiều khuôn mặt thân quen em thường gặp ở chùa. Khác chăng còn có thêm những người không lạ, không quen vãng lai nơi bãi đậu xe. Họ chợt đến, chợt đi sau khi để lại vài câu hỏi và lời xác quyết làm người được hỏi bàng hoàng, ngơ ngẩn. Em biết, rồi anh cũng sẽ ngẩn ngơ một thoáng như em, bởi có lời đối thoại mà như không đối thoại. Họ hỏi chỉ là mượn cớ, để tỏ lộ sự bất bình với người không cùng quan điểm với mình. Câu trả lời rất thật của em dường như không phải là câu mong muốn được nghe, để rồi những cụm từ ghán ghép, cáo buộc lần thứ nhất em nhận được trong đời từ những người hoàn toàn không biết, chẳng quen này. Sau một giây bối rối thoáng qua, em đáp lại bằng nụ cười cố hữu. Anh hỏi em có sợ mất đi duyên dáng, khi được đội lên đầu chiếc mũ kỳ khôi, ngộ nghĩnh hay không? Xin thưa rằng em vẫn an nhiên, bởi đã có điểm tựa an toàn là hải đảo của tự thân. Mình không tốt đẹp hơn do những lời khen. Cũng không xấu xa tệ hại vì những lời gán ghép, bâng quơ vô căn cứ. Em tiếp tục bước lên bậc thang bằng những bước nhẹ tênh. Có chút gì tội nghiệp khi nghĩ đến sợi dây nhiều gút mắt, trở thành con rắn dữ qua tin đồn, qua cái nhìn che phũ bởi hoài nghi.

Ngày cha mất em về thăm nhà cũ. Gia tài cha để lại cho em là những quyển kinh với màu giấy úa vàng, bởi nhang khói quyện vào qua những tháng năm dài. Em như chạm vào ngón tay gầy guộc của cha trên những trang kinh. Trong đó Quyển kinh Duy Ma Cật in hằn nhiều dấu vết. Từ đó em có cho mình thêm thói quen lần giở những trang kinh, để tìm xem chỗ vướng mắc là đâu mỗi khi nỗi muộn phiền xâm chiếm, bũa vây. Khi người anh xa gởi cho em đọc bài thơ. Em giật mình bởi chưa bao giờ kể mà sao trong bài thơ đó có mấy câu " Đứa em gái chưa gặp mặt. Thương anh trai như thương những trang kinh" (thơ LH). Anh đã biết những trang kinh em không dùng để đọc tụng, tôn thờ. Đó là ngọn hải đăng giúp cho em nhìn thấy đâu là phương hướng, bến bờ trong những khi mờ mịt, hoang mang giữa bóng đêm của hoài nghi, chán nản, lo âu. Để chiều nay, giữa những đợt sóng giận dữ, bất bình được hình thành từ lời đồn đại, vẽ vời. Từ sự suy đoán, luận bàn trong sân hận say sưa. Vậy mà gần 600 người con Phật vẫn tự tại, an nhiên từ khắp nơi hội tụ về đây, để tham dự buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật, tác giả là Thầy Tuệ Sỹ.

Đêm nay, qua lời diễn giả của triết gia Phạm Công Thiện, em xúc động bồi hồi tưởng chừng như thấy được hình ảnh của hai vị thầy kính yêu luôn hiện diện trong em. Hai chú tiểu tuổi đời còn rất trẻ đã đứng trên bục giảng trong trường đại học. Đó là thầy trụ trì ngôi chùa em vẫn thường đi và thầy Tuệ Sỹ của ngày xưa. Trong thành phố quanh năm nắng ấm, thầy là cây đại thụ xum xuê cành lá. Là bóng mát an lành để cho hàng hàng lớp lớp phật tử tìm về nương tựa. Hai vị thầy- hai chú tiểu đồng tuổi, đồng thời, đồng tâm nguyện vào đời. Một người ở Huế, một người ở Saigon thuở đó. Đâu ngờ đêm nay, hai chú tiểu ngày xưa được đẩy lại gần nhau theo những ngọn bát phong.

Thầy là diễn giả cho quyển sách vào một thời điểm có vẻ "lạ kỳ" hơn bất cứ bao giờ, cho người viết và cho luôn diễn giả. Có chút gì chua xót trong em, anh có biết tại sao không? Giữa không khí ấm áp chan hoà đạo vị, khi được nghe từng vị thầy, triết gia và nhà văn lão thành Doãn Quốc Sỹ nói về ý nghĩa uyên thâm của quyển kinh Duy Ma Cật- một vị Bồ Tát hiện thân vào đời, sống cùng với những buồn vui, khổ nạn của đời thường, đem trí tuệ của tâm đại bi, vô ngại, dẫn dắt chúng sanh áp dụng thực hành để đạt được sự bình đẳng, chân thật không hai, thoát ra ngoài bóng tối mê lầm bởi ích kỷ và chấp chặt. Không có câu hỏi nào đặt ra cho quyển sách phát hành, chỉ có những câu hỏi xuất phát từ nỗi hoang mang lẫn hoài nghi, về làn sóng ồ ạt của những người nhân danh này nọ, làm tổn thương xúc phạm đến các trưởng tử Như Lai, trong khi hoàn toàn không nắm rõ đâu là sự thật. Với hạnh vô uý của những người con Phật, thầy từ hoà làm sáng tỏ mọi điều, chỉ bao hàm trong những câu ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kèm theo là lời nhắc nhỡ ân cần những điều Phật dạy dành cho hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia:

Đừng vội tin bất cứ điều gì,dù điều đó được hàng ngàn người tin tưởng, nghe theo
Đừng vội tin bất cứ điều gì , dù điều đó được xuất phát từ người có uy quyền
Đừng vội tin bất cứ điều gì, dù điều đó là chân lý từ ngàn xưa để lại.
Cũng đừng vội tin ta

Hãy thận trọng quán chiếu, gạn lọc tìm ra lẽ thật với tâm sáng suốt, tĩnh lặng để có câu giải đáp cho mình

Em ra về. Niềm an lạc lan đều trộn lẫn với dư âm của những bài hát, bài thơ trong thi tập Giấc mơ Trường Sơn, được quý thầy và các nghệ sĩ trình bày. Đêm thu ở đây không có hơi sương làm ướt lạnh đôi vai. Lòng em thật ấm khi nghĩ đến những người bạn đạo trong ban tổ chức. Với khuôn mặt dịu dàng, khả ái. Với nhân dáng mảnh mai, nhỏ bé mong manh. Các chị đã thể hiện trọn vẹn bi, trí, dũng của những người con Phật. Không chùn bước trước bao khó khăn, trở ngại vây quanh, kể cả những lời khuyên rất đổi chân thành: Đình lại buổi ra mắt sách để tránh những điều đáng tiếc xãy ra vì có nhiều lời đe dọa gởi đến phật tử trong chùa và cả bên ngoài.

Ra mắt quyển sách HTDMC, là một trong những chủ trương của nhóm Dharma Wheel Corporation: phát huy và yểm trợ việc hoằng pháp, lợi sanh, song song với lãnh vực văn hóa, giáo dục và từ thiện. Với 600 người hiện diện. Con số gần 40 ngàn đồng nhận được từ bữa tiệc chay, chưa kể số thu được từ CD Giấc mơ Trường Sơn và sách HTDMC, đã nói lên rằng: Khi ngọn đuốc chánh pháp được mồi lên, trí tuệ sẽ thắp sáng, xua tan bóng tối của sợ hãi, hoài nghi, tà kiến.

Em đang mỉm cười đây anh có biết không? Thêm một điện thư vừa nhận đêm nay. Tên em được tô vẽ, rao truyền bằng những lời gán ghép tội tình. Đồng chung số phận với một trăm mấy mươi người lên tiếng xin ngừng làm tổn thương, xúc phạm đến nhà sư gần một đời trãi dài trong bóng tối ngục tù., trong sự tỉnh mặc vô ngôn để chia sẻ nỗi khổ nhục đau thương cùng dân tộc, quê hương. Em chợt nghĩ đến câu chuyện về hai hạt lúa.

Đó là hai hạt lúa giống được chọn để gieo trồng cho vụ mùa sau. Hạt thứ nhất muốn giữ lại hết những dinh dưỡng mình đang có, bèn tìm nơi trú ngụ chứ không dại gì theo ra đồng để thân mình bị nát tan trong đất. Hạt thứ hai ngày đêm mong được gieo trồng. Thời gian trôi qua...Hạt lúa thứ nhất bị héo khô. Chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì. Nó chết dần mòn trong khô héo. Hạt lúa thứ hai chịu nát tan trong đất, nhưng từ thân nó mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó mang lại cho đời những hạt lúa mới tinh khôi.

Em nghĩ đến những vị Bồ Tát đi vào đời, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời những hoa trái của từ bi, nhẫn nhục, vị tha.
Hé mở khung cửa sổ, cho cơn gió đêm thu thổi bay đi những hạt bụi tỵ hiềm, phải quấy, hơn thua của thế nhân. Em đi vào giấc ngủ bằng bài thơ Tôi vẫn đợi, sau khi chắp tay nguyện cầu cho thế giới sống hoà bình. Cho Phật giáo Việt Nam hưng thịnh trường tồn. Cho mỗi người con Phật sẽ là một đóa hoa từ bi và trí tuệ ngát hương.
Tôi vẫn đợi những đêm dài khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối, hận thù tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng
Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử
Dài con sông tràn máu lệ quê cha

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương
Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng
Như sương mai, như ánh chớp mây chiều

(Tôi vẫn đợi - thơ Tuệ Sỹ)
quỳnh my



TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Những Áng Văn của  Nguyên Thảo
Reply #1 - 23. Jan 2008 , 17:19
 
Xin giới thiệu thêm một áng văn của Bạn Hiền Nguyên Thảo

Theo dấu chân xưa

Mẹ kính yêu của con, bây giờ con không biết Mẹ đang làm gì nơi đó, Mẹ có biết là con đang nhớ Mẹ thật nhiều không? Năm nào cũng vào độ cuối Hè, lòng con thương nhớ Mẹ xôn xao. Nỗi nhớ dâng tràn nhiều hơn bao giờ, ghép thành những giòng thư con gửi về Mẹ, đúng ngày rằm tháng Bảy - mùa Vu Lan. Khi từ biệt Mẹ để ngập ngừng bước những bước vụng dại vào đời- cuộc đời mà niềm vui chừng như không bao nhiêu, so với nỗi bận rộn, lo âu, phiền muộn...Con mới nhận ra niềm hạnh phúc vô biên mình bỏ lại, kể từ khi bên cạnh đời con vắng đi bóng dáng gần gủi thân yêu của Mẹ. Con ước gì thời gian quay trở lại, để con không quá ơ hờ, mãi hồn nhiên bơi lội trong giòng sông mát ngọt yêu thương, mà không hề nghĩ có một ngày sẽ đến, con chim non đủ lớn khôn, tung đôi cánh lià tổ ấm.
Mẹ ơi, không phải đợi đến khi xa Mẹ rồi con mới hiểu, mà đã từ lâu trong lòng con luôn cảm nhận, ngọn núi uy nghi trầm lặng của tình Cha . Mẹ là giòng suối từ bi mát ngọt tuôn tràn, là bóng mát êm đềm cho con nép mình nương tựa suốt bao năm. Ðã biết bao nhiêu lần con bắt gặp ánh mắt buồn bã âm thầm của đấng sinh thành, như cố nuốt vào lòng những nỗi buồn đau, bởi từng biến động, thăng trầm trong cuộc sống, cho nên dù ráng sức mình, vẫn có đôi lần bó tay nhìn các con thiếu thốn, lầm than. Con tự trách mình ngu ngơ, khờ dại, khi thầm so sánh với bạn bè may mắn hơn mình. Họ không phải sinh ra trong gia đình quá đổi nhiều con, cho nên mọi thứ đều được sẻ chia không giới hạn. Và bên cạnh đó, là những luật lệ nghiêm khắc, mà Cha đặt ra để uốn nắn đàn con, bởi tự biết mình không có thời giờ để gần gủi con nhiều như các con cần.
Cho mãi sau này con mới hiểu, vì đâu Cha quá khắc khe với các con. Con vẫn chưa quên chuyện anh trai tánh nghịch ngợm nhất nhà, thường bị Cha nghiêm trị mỗi khi có người hàng xóm lên tiếng than phiền. Ngày đó con là đứa em nhỏ, thường nắm áo theo anh trong những trò chơi với lũ trẻ chung quanh. Con biết rõ ai là người phá phách, thường nghĩ ra những trò để chọc phá xóm làng. Nhưng mỗi khi nghe tiếng than phiền, thì luôn luôn anh là người bị đòn roi. Trong trí óc non dại của con ngày đó, có chút tủi hờn khi nghĩ tại sao Cha chẳng thương chúng con nhiều như Cha nhà người. Họ vẫn luôn luôn bằng mọi cách bênh vực và bao che lầm lỗi của con họ, dù biết rõ chuyện con họ gây ra. Cha cho biết lỗi của anh là không tự thắng mình, biết lũ trẻ quá quắt làm tổn hại cho người khác, vẫn góp mặt để chung vui dù bản thân chẳng có tham gia. Tội "biết mà cố phạm" của anh đủ bị phạt đòn, bởi Cha dạy đừng để ý tới lầm lỗi của người, mà chỉ cần nhận biết lầm lỗi của mình. Tánh nhẫn nhục, không tranh cãi, không cho mình đúng người sai, theo thời gian thấm nhuần tâm hồn đàn con của Mẹ Cha. Thật lâu rồi, con có lần nghe anh trai than thở rằng cuộc đời không phải bóng mát êm đềm, cho nên tính nhịn nhường không tranh hơn thua, mà Cha đã luyện cho từ nhỏ, đôi khi khiến anh có cảm tưởng như bị người ta nhìn như người khờ dại! Mẹ ơi, đó chỉ là những năm tháng đầu tiên đối mặt với cuộc đời. Bởi càng đi xa hơn, chúng con càng khám phá ra giữa những hơn thua, đúng sai ở chung quanh, thái độ điềm nhiên ngắm nhìn như khi đang xem tuồng trên sân khấu, rồi mỉm cười không nói gì, đã đem lại cho chúng con biết bao an lạc, nhẹ nhàng, dù quanh mình có xẩy ra nghịch cảnh trớ trêu.
Mẹ ơi, con ước ngày xưa con hiểu được, tấm lòng trời biển cao vời của người Cha với đàn con quá đông, một mình tận tụy hy sinh hứng trọn cay đắng, nhọc nhằn trong cuộc sống, chỉ mong đổi lấy ngày mai tốt đẹp cho con. Những buồn tủi thoáng qua ngày đó, đã thay vào lòng biết ơn không sánh được lúc con lớn khôn theo thời gian. Không phải chỉ riêng sự giáo huấn, mà con nhận được từ Cha Mẹ, con và những người bạn thân tình còn có cùng cảm nhận với nhau rằng, dường như những đứa trẻ được lớn lên trong sự dắt dìu nghiêm khắc của Cha,đến lúc trưởng thành thường thay cho hờn tủi buồn phiền ngày thơ dại, bằng lòng biết ơn sâu thẳm tận bên trong, cũng như có sự gắn bó rất đậm sâu với Mẹ Cha và những người thân, nhờ vào sự ràng buộc bởi trách nhiệm về hành vi của từng người ngay khi còn nhỏ. Với Mẹ, hành trang vào đời mà Mẹ đã cho, là món quà vô giá. Ðó là tấm lòng đối với mọi người, sẻ chia nổi khổ, niềm đau tha nhân. Cũng nhờ nhận được phần gia sản quý báu này từ Mẹ, mà những bước chân vào đời của con không đến đỗi gian nan. Con đi bằng bước chậm nhưng thanh thản êm đềm vì biết mở lòng ra, gạt ra những bon chen ganh ghét tỵ hiềm....giống như cách Mẹ Cha đã sống.
Mẹ ơi, con không hiểu sao ngày đó, con có lần so sánh với chung quanh, mà không biết thấy Mẹ đang thật gần bên cạnh, lặng lẽ âm thầm đón sự nhọc nhằn, vất vả một đời. Mẹ như quên luôn chính mình, để chỉ biết vì con, cho con, ước mơ con lớn khôn nên người hữu dụng. Tấm lòng từ ái, thương người như thể thương thân. Mẹ ơi, làm sao con quên được bài học từ bi Mẹ dạy chúng con. Năm đó gia đình mình theo thời cuộc đẩy đưa bởi sống trong đất nước triền miên chinh chiến. Ngay kế căn nhà vừa mới dọn đến của gia đình, là nỗi kinh hoàng của Mẹ Cha và đám trẻ khờ dại chúng con. Người đàn bà khó nghèo triềm miên vì không kham nổi những khổ đau trong cuộc sống, đã ngày mỗi ngày trút hết sự căm hờn lên gia đình mình, chỉ vì Cha Mẹ có khả năng để lo cho chúng con đủ ăn đủ mặc! Những tiếng chưởi rủa được gào lên bất kể lúc nào khi rãnh rỗi, không cứ đêm ngày. Cha lặng lẽ lắc đầu, rồi vỗ về, trấn an lũ con. Còn Mẹ thì lâm râm niệm Phật, cầu xin cho người sớm thoát cảnh khổ, được ấm áo, no cơm để không tạo nghiệp thêm. Họ hàng, người thân chứng kiến cảnh này, không ai nghĩ gia đình mình chịu. nổi, và có lời khuyên nên thu xếp dọn đi. Nhưng Cha vẫn bình thản an nhiên, còn Mẹ thì không bao giờ từ chối giúp người khốn khó, dù gặp lần đầu trong khu xóm nghèo nàn, mặc dù hoàn cảnh gia đình đông con chỉ mình Cha đi làm. Mẹ đã xẻ áo, chia cơm không phân biệt dù người dữ, người hiền, dù cả Mẹ và Cha đang gánh trên vai gánh nặng.
Giòng chinh chiến lại đẩy đưa thêm lần nữa, đàn con hầu hết đã lớn khôn. Căn nhà cuối cùng gia đình mình cư ngụ ở quê hương, là căn nhà nhỏ trong xóm nghèo giữa thành phố xa hoa. Ở đây, con đã thất vọng, trong khoảng thời gian đầu đối diện với bộ mặt đa dạng môi trường sống hoàn toàn xa lạ với Mẹ Cha và chúng con. Con ngẩn ngơ chới với, khi thấy và nghe đứa bé vừa tập nói ở cạnh nhà, phát ra tiếng bập bẹ đầu tiên là tiếng chửi tục giống như mỗi đầu câu nói của người chung quanh nó. Con càng đau khổ và ngượng ngùng nhiều hơn nữa, khi thấy và nghe cô láng giềng trạc tuổi mình có khuôn mặt dễ nhìn, cũng buông tiếng chưởi thề lúc đi ngang qua nhà mình, khi nói chuyện bình thường với đám trai hay gái trong khu xóm. Có những buổi trưa hè nóng, vẳng trong lời hát à ơi ru cháu của bà ngoại hiền từ, là tiếng chưởi rủa vút cao vượt qua con hẻm nhỏ không sâu. Người ta chưởi nhau vì bênh con, vì lấn đất sang sân nhà người bên cạnh, và vì đủ thứ nguyên do - giống như cả nhà mình bị kêu ra chửi để..giải sầu. Chỉ vì giọt sương đọng lại trong đêm từ trên căn gác nhỏ, vô tình rớt xuống gánh hàng rong. Con tưởng tượng như địa ngục là nơi nầy, và chị em con giống như đang lưu đày khỏi mảnh đất êm đềm của mộng mơ khi vừa mới lớn. Nhưng đã quen với những thăng trầm, coi đời là hư ảo, như diễn vở có đủ tiếng cười và nước mắt... Mẹ coi như không có từng lời hiềm khích, những hành động hiếp đáp thẳng tay của lũ trẻ chung quanh đối với em trai nhỏ hiền lành hơn ai hết của con. Mẹ đối xử không phân biệt, bất cứ người nào tìm đến với mình, dù thật lòng hay chỉ bề ngoài để được Mẹ giúp.
Bài học từ bi từ nơi Mẹ, đã giúp con thêm "can đảm", để nở ra được nụ cười thân thiện, với cô láng giềng có tiếng chưởi thề giòn như pháo nổ, thay vì cúi mặt tránh xa giống như bao bạn gái chung quanh. Con quên nói cho Mẹ biết, là con đã nhận lại ánh mắt rưng rưng chớp nhẹ, và nụ cười thật ấm áp vô cùng. Từ đó, con thôi không còn nghe tiếng chưởi, và cảm động làm sao bởi có một ngày, cô láng giềng đặc biệt này dừng chân trước cửa nhà mình, gọi con ra để tặng cho chùm ổi còn dính cuống mượt mà, là những trái ổi xá lị thơm tho, hái từ quê nhà ở miền Tây mà cô vừa đem ở quê lên, tặng cho con như một cách để tỏ tình thân. Từ đó với con xóm lao động nhỏ không còn là địa ngục như con nghĩ. Vì anh trai nghịch ngợm ngày xưa đã là sinh viên Vạn Hạnh, anh ra sức dạy kèm cho những cô bé học trò trung học những môn mà đám học trò con gái như con vẫn ngại ngùng, vì hiếm khi được điểm cao. Mẹ còn nhớ không, những muà Hè sau đó, Mẹ Cha có thể an tâm đi về căn nhà lá trên miền rừng núi, để cho con mặc tình làm đầy ắp căn nhà nhỏ nơi xóm nghèo ở Saigon. Vẫn theo gót chân anh như ngày nhỏ, con tập họp những đứa trẻ la cà, nghịch ngợm, dạy hát, dạy viết chính tả, tập đọc và tập làm những bài luận ngắn cùng với em gái út của con. Xóm nhỏ không còn lằn ranh phân biệt, giữa những đứa trẻ con nhà lao động, và đám học trò thướt tha áo trắng, giống như có từ bao năm trước. Một điều đặc biệt, mà chúng con khám phá ra, là cô bé có tiếng chưởi giòn như pháo ngày nào, giờ thay vào bằng tiếng hát thật trong trẻo, vút cao, mà con thường được nghe ngay chính trong căn nhà nhỏ của mình. Cha đã hài lòng nói với các con rằng: Nếu như biết sống, thì dù ở nơi đâu cũng tìm thấy sự an vui.
Mẹ kính yêu của con! Mỗi năm cứ vào ngày rằm tháng Bảy, muà Vu Lan báo hiếu ở đây. Con đi chùa để được cài lên trên ngực áo cành hoa hồng màu đỏ. Lòng con cảm nổi ấm áp, tưởng chừng con đang có Mẹ thật gần bên cạnh. Mỗi khi nở trên môi nụ cười thân thiện, gửi một ánh mắt nhìn ấm áp dịu dàng, hay lắng nghe trong sự cảm thông, mà không hề phán đoán, chê khen...Và nhận lại những tấm chân tình, con có cảm tưởng như Mẹ thật sự đang ở trong con, Mẹ có biết không? Mẹ ơi, có phải cuộc đời như là giấc mơ không? Ngày xưa con nắm chặt tà aó màu lam, nép mình bên Mẹ, dẫm những bước chân thơ trên đá sỏi nơi sân chùa Mẹ vẫn thường đi. Ðể rồi ngày nay nơi này, trong nỗi nhớ, niềm thương dành cho Mẹ, đã dẫn đưa con tìm lại dấu chân xưa. Cũng nhờ hạt giống lành mà Mẹ gieo trồng lên mảnh đất tâm con ngày đó, mà ngày nay hạt giống nẩy mầm. Bởi giữa những ngọn sóng đời vây quanh, con đã tìm ra một trú ẩn an lành khi đi tìm dấu chân Mẹ trong sân chuà và sân thiền viện. Sân chuà ngày cũ, tiếng mõ chuông thuở xa xưa, những câu kinh tụng mà con đã ơ hờ vì không thấu hiểu...bây giờ chính là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của con ở nơi đây. Con cảm nghe thân yêu, gần gủi lắm như đã tìm ra đường về lại nhà xưa, sau bao năm trời lạc dấu, xa xôi.
Bây giờ thì Mẹ có thể mỉm cười, bởi không còn băn khoăn lo lắng về con như trước kia. Không gần Mẹ nhưng con đã tìm ra nơi chốn thật an lành để nương tựa trên quãng đường đời. Mẹ ơi, ân Tam Bảo dầy sâu biết mấy. Ân Mẹ Cha vời vợi biển trời. Giờ đây con còn mang ân nặng của quý Thầy, của sư cô- những bậc tôn túc đã dẫn dắt và chỉ bày con đi vào đường lành. Biết sống đời tỉnh thức và chuyển hoá phiền muộn, khổ đau thành an lạc và hạnh phúc. Cho dù cuộc đời có thật sự vui ít, buồn nhiều, nhưng con không còn sợ hãi, âu lo và nghi ngại giống thuở xưa.
Mẹ kính yêu của con.
Hôm nay con xin mượn những vần thơ của người bạn đạo nơi xa, dâng tặng Mẹ cùng tất cả những người Mẹ yêu dấu trên đời, để nói lên tấm lòng thành, thương yêu của chúng con, khi may mắn còn có Mẹ- người Mẹ tuổi hạc mong manh như giọt sương buổi sớm.

[/color]
MẸ [color=Red]

Mẹ là đức Quan Âm
Hiện thân nơi cõi trần
Ban tình thương vô tận
Gieo rắc mầm Phật tâm

Trước lòng Mẹ từ bi
Quỹ ma quỳ sám hối
Giũ sạch bụi sân si
Trên dốc đời u tối

Bao phen con lao đao
Giữa giòng đời điên đảo
Mẹ đã là chiếc phao
Dìu con vào bến đạo

Trong chập chùng mê lộ
Con khóc cười vô thanh
Chỉ còn vòng tay Mẹ
Là nơi chốn an lành

Mẹ mong manh tuổi hạc
Mẹ tinh tuyền như sương
Thân tâm hòa an lạc
Thơm ngát nước nhành dương
.[

(Thơ AI CƠ)

Nguyên Thảo
Mùa Vu Lan 2004

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nhung ang van cua Nguyên Thảo
Reply #2 - 27. Jan 2008 , 18:28
 
Xuân về, TLan xin gởi các bạn một bài  viết mới của bạn hiền Quỳnh My-Nguyên Thảo. Cám ơn bạn hiền nhiều nhe N Thảo

Mẹ là mùa xuân


Ngôi nhà lúc dọn vào có nhiều người ghé đến. Những người đến viếng không bấm chuông. Họ tra chìa khóa rồi mở cửa nhẹ như sợ kinh động người bên trong. Không chọn lựa, họ an nhiên giữa đến và đi. Đầu ngày, cuối ngày, nắng hay mưa, ấm hay lạnh. Để nơi chốn này đầy dấu chân quen.

Buổi sáng, khi những đứa trẻ vội lên xe bus đi học, người mẹ cũng vội lên xe lái đến sở làm. Sau đó không lâu, những người khách tuần tự đến.

Có một người luôn đến chậm. Dường như để lấp cho đầy khoảng trống khi cánh cửa sau lưng khép lại.

Từ khi đứa em nhỏ nhất dọn về mang theo mẹ, không hẹn mà bốn chị em bắt đầu một ngày mới của mình chung một chỗ. "Quán cà phê Mẹ" ngày nào toàn khách "nam nhi", giờ đổi lại khách đến uống cà phê mỗi sáng là bầy con gái. Đôi khi nhớ con trai, người mẹ ao ước được về ở, dẫu chỉ đôi ngày nơi mái nhà xưa. Những đứa con trai nghe nhiều hơn nói, đâu biết rằng mẹ ngóng trông hoài. Chợt nhận ra trong năm đứa rời xa, có một người ngày nào cũng gọi cho mẹ.


Sáng nay, mẹ nhìn mái tóc mới cắt thật ngắn của con. Chợt hỏi:
-Con bao nhiêu tuổi?
Ngỡ ngàng, đứa em quay nhìn chị như đợi câu trả lời. Chị giả vờ chẳng chú tâm. Đứa con gái được mẹ hỏi, thầm nhẫm tính, rồi ngập ngừng đưa ra hai con số. Câu trả lời kéo theo những tiếng cười giòn.
-Bộ em tính giữ hoài tuổi của những năm về trước để làm người trẻ mãi hở?
Đứa em phân trần quanh chút ngại ngùng.
-Tuổi mỗi năm mỗi thêm. Em gom để dành. Không đếm cho nên đâu biết bao nhiêu! Không phải sợ già, vì có sợ vẫn già. Chỉ riêng mái tóc... Em hơi sợ, vì chưa đổi màu đã rụng xác xơ. Thà tóc bạc trắng, nhưng miễn còn nhiều. Đâu ngờ có lúc trở lại thời tóc ngắn lưa thưa. Tưởng chừng mái tóc xưa giờ không thuộc về mình.
Chị cười:
-Lại quên nữa rồi. Xưa nay có cái gì của mình, thuộc về mình đâu? Giữ gìn cách mấy cũng không còn mãi. Sẽ trả lại thân vay mượn không nhanh thì chậm. Vậy nhưng mới trả trước chút xíu... tóc thôi đã thấy tiếc thương, sợ làm sao! Chị biết còn nhiều thứ nữa, mình dù chán đeo mang, vẫn không thể, nỡ buông ra.

Tuổi 85 mẹ lẩn thẩn. Đâu ngờ bầy con gái còn lẩn thẩn thêm hơn. Chậm nhớ, mau quên đến mức hầu như không ai trách phiền ai giữa nhớ và quên. Không đợi đến ngày sinh nhật, người chị có thói quen cộng thêm một tuổi khi vừa qua năm mới, rồi chỉ việc trừ đi hai mỗi khi ai hỏi tuổi của em. Một lần khi trả lời câu hỏi của những người anh đồng môn. Nghe đứa em cho biết năm ra trường, mọi người không hiểu hai chị em học sao mà cô em ra trường trước chị hai năm!

Đôi khi còn được nghe câu nhắc nhở của người bạn đồng hành.
-Lái xe cẩn thận. Nhưng đi rồi em có nhớ đường về?
-Đường về có quên cũng không sao. Chỉ sợ "không còn biết, anh là ai!", thì trở về cũng như ra đi!
Chợt nhìn thấy cái lắc đầu tỏ vẻ như không còn chọn lựa nào hơn.
-Đâu ngờ trong mùa thu đã có mùa đông. Nhìn như vậy mà không phải vậy. Than ôi! Em của ngày nay!
-Em biết và luôn nhớ. Mình già đi theo từng sát na. Thời gian không có điểm dừng. Em không thay đổi mới là chuyện lạ.

Chợt nhớ, cả mấy đứa con gái cùng quay nhìn mẹ.
-Vì sao mẹ hỏi tuổi con?
-Năm tàn, tháng lụn. Thời gian vụt qua nhanh. Con chừng đó tuổi, thân xác mẹ làm sao không tàn hoại. Mới năm nào mấy mẹ con cùng thức trắng đêm gói bánh đón xuân. Năm ngoái còn đi thăm chị nơi miền lạnh. Năm nay mẹ có thêm cây gậy lần đi theo những bước chân khập khễnh, nhói đau...
Những nụ cười chợt tắt, những con mắt băn khoăn chuyển hướng sang người chị.
-Con cũng nhớ và thấy thiếu hương vị tết, vì không còn gói bánh đêm xuân mấy năm nay. Gần 20 năm kinh nghiệm, vậy mà nghề gói bánh tét nhân hột điều của con đành mai một không ngờ!
Mẹ đang u sầu bỗng nở nụ cười.
-Mỗi năm gói bánh một lần, rồi trở thành người có 20 năm kinh nghiệm! Nhớ năm nào dì tụi con qua thăm, đã tò mò muốn biết coi tài nghệ của đám cháu ngày xưa chỉ biết ăn thôi.

Người dì nấu ăn ngon nổi tiếng, đã cầm mân mê "tác phẩm" của lũ cháu từ lâu xa cách. Dì gỡ những lớp lá bao quanh. Tẻ sợi dây cột bằng ny lông để lấy một phần, xong quấn quanh nơi phần đầu chiếc bánh, xiết dần cho đến khi khoanh bánh tét đứt rời ra. Ở quê mẹ dường như không ai cắt bánh bằng dao. Dùng sợi chỉ xem ra tiện lợi, không bị nếp và nhân bánh dính vào nên những khoanh bánh tét trông đẹp và đều. Dì với nụ cười mãn nguyện trên môi, nói với mẹ qua những câu nói âm hưởng vùng quê ngoại.
-Hỏng ngờ tụi nhỏ tài tình! Hột điều rời rạc, không dính lại như thịt mỡ, đậu xanh. Nếp cũng không xào trước cho quyện lại. Vậy mà nhưn bánh tròn đầy. Vòng nếp bao quanh vừa vặn, khít khao. Khó mà tin mấy tay ở Mỹ gói bánh tét không thua người chuyên nghiệp. Bánh hột điều gói cực. Chị cúng chay nên bánh nhưn hột điều tiện lợi mọi đàng.

Nhớ lại những năm đầu xa xứ, mẹ loay hoay nghĩ cách làm sao để có lại những đòn bánh tét nhân hột điều của quê nhà. Lũ con muốn mẹ vui nên xúm xít, nhưng nhân vật chính không ai ngoài mẹ. Có một năm, sau thời gian dài chuẩn bị, đúng đêm gói bánh mẹ ngã bệnh. Đám con gái vô cùng bối rối vì trước giờ chỉ giúp cột dây và nấu bánh suốt đêm. Không hẹn mà nhiều đôi mắt cùng đỗ dồn vào một người.
-Chị là người khéo tay hay...phá! Nếu chẳng ra tay, còn ai nữa vào đây? Làm ra bánh dẫu có "xấu tự nhiên" thì cũng là... lẽ tự nhiên thôi. Còn ngại ngùng chi nữa mà không liều một bận!

Nhìn căn nhà đầy nếp, nhân, dây, lá. Không ai cam lòng để cuối cùng đổ đi. Mẹ sẽ buồn, sẽ bệnh thêm nếu như điều đó xẩy ra. Thế là có một người vừa gói bánh vừa lo, bên cạnh nhiều người chuyền tay nhau cột, thắt những mối dây. Năm đó kết quả thành công ngoài dự liệu. Bầy con gái vui mừng ngắm tác phẩm đầu tay. Mẹ hết bệnh và tuyên bố, từ nay chỉ lo phần chuẩn bị mọi thứ, cho các con về là gói bánh. Tre già, măng mọc.

Cả đám con cháu cùng nhau hợp tác, mỗi năm một lần, rất nhịp nhàng. Ngay cả đứa cháu trai 16 tuổi cũng được bà ngoại dẫn dụ ngồi thức đêm để phụ cột dây.
-Con phụ một tay với mẹ của con. Hồi nãy bà ngoại thấy con cột chơi nhưng thật khéo. Mấy đứa con gái tuổi con chưa chắc biết làm đâu!
-Bà ngoại khen con cột dây đẹp phải không? Con sẽ ráng thức khuya nếu như bây giờ có một ly cà phê Starbucks.
Vậy là đứa em gái con của dì vừa mới biết lái xe, đã bị bà ngoại sai đi mua cà phê phục dịch cho thằng anh bằng tuổi. Con bé ký đầu đứa "lợi dụng thời cơ", nhưng vẫn ngoan nghe lời ngoại ra xe.

Những năm sau này, qua đêm gói bánh rộn ràng như ngày tết, mẹ bệnh cả tuần. Sức mẹ yếu dần. Bầy con gái cố làm cho mẹ hiểu, những ngày vui năm cũ đã qua rồi. Hạnh phúc đích thật là an vui hiện tại. Mẹ chấp chặt, bám víu thói quen, phong tục người xưa trên không gian không còn thích hợp. Mẹ tự làm khổ mình thôi. Những đứa con đều thú nhận, chỉ vì muốn mẹ vui nên thức trắng đêm, chứ không phải "tơ tưởng" đến món ăn ngày tết. Có hay không thì cũng vậy. Hương vị nào rồi cũng thoáng đi qua phần lưỡi là xong. Khổ nhọc vì một món ăn ngon là chuyện đã xa xưa với mấy mẹ con. Bánh tét nhân hột điều những năm còn "sản xuất", đã chu du từ Houston đến Atlanta, đến Kentucky, đến Florida rồi sang tận xứ tuyết Gia Nã Đại.

Mẹ buông tiếng thở dài:
-Như căn nhà cũ chờ cơn bão tới. Mẹ bây giờ đâu còn thấy mùa xuân.
Hai đứa con gái ái ngại cúi đầu không biết nói gì, dường như chỉ cốt ý chờ nghe.
-Riêng con, con thấy mùa xuân vẫn còn với mẹ bây giờ. Đang ở bên nhà, nghe tin mẹ bị té phải vào nhà thương giải phẫu. Con nghĩ hết thật rồi những ngày cũ êm đềm. Khi về, vào thăm thấy mẹ ngồi xe lăn, y tá đẩy đi tập thể dục sáng, chiều, lòng con hạnh phúc làm sao! Ngồi xe lăn vẫn còn phước lớn, so với nằm một chỗ trên giường. Thú thật, lúc đó con ước gì mình to lớn hơn để đủ sức nhấc nỗi chiếc xe lăn, chở theo cùng với mẹ những khi cần đi đâu. Bây giờ mẹ đi đứng bằng đôi chân trở lại, với chiếc gậy kèm theo. Không tàn phế là điều vô cùng hạnh phúc. Tai nạn lớn nhắc mẹ không vội vã. Đi đứng, nằm ngồi chậm rãi khoan thai. Mẹ thận trọng chú tâm từng cử động, chính là biết giữ gìn thân tâm của mình hơn. Mẹ siêng năng tập thể dục, bắt đầu ở tuổi 85. Đạp chân trên máy mỗi ngày một tiếng là điều mà con chưa làm nỗi! Vậy có phải mùa xuân vẫn còn đây với mẹ hay không?
Hai đứa em phụ theo:
-85 tuổi mà mẹ giỏi hơn thời 58 tuổi ngày xưa! Cũng nhờ đôi chân yếu, không đi đâu mẹ dành thời giờ niệm Phật nhiều hơn. Không trồng cây, mẹ khỏi bồn chồn lo lắng vì sợ mùa đông cây chết cóng, sợ hè về không đủ nước.
Mẹ cười, vừa thoáng vui đã chợt băn khoăn.
-Bệnh đau nhức toàn thân rời rã, cho nên niệm Phật nhiều nhưng tâm mẹ không an. Mai này biết sẽ về đâu, khi đoạn đường trước mặt càng ngắn lại!
Đứa con gái cười với mẹ.
-Bệnh đau nhức từ hồi còn trẻ, đã theo mẹ không rời như bóng với hình, nhưng mẹ vẫn chu toàn hết mọi điều trong cuộc sống. Mẹ không cần lo lắng chuyện ra đi sẽ về đâu. Đường lành mẹ đi suốt một đời, chắc chắn sẽ không lạc lối trên con đường quen thuộc! Hành trang con muốn mẹ mang theo không có gì, ngoài chữ "xả" sau cùng. Như đứa bé sơ sinh, lúc đến với cuộc đời chẳng mang theo thứ gì ngoài một hình hài. Khi ra khỏi sẽ thênh thang nhẹ bước nếu chẳng đem theo gì như khi đến. Thương, ghét, buồn vui, tham đắm khổ đau...Chỉ cần tròn đầy một hạnh xả, mẹ sẽ thật sự an vui, thanh thản.

Những tách cà phê quanh chiếc bàn trong căn bếp cạn dần. Hai đứa em bước tới ôm hôn mẹ sau câu nhắc đã đến giờ phải rời nhà của chị. Bên ngoài mặt trời vừa ra khỏi những cụm mây, lấp lánh màu nắng rực rỡ trên sân cỏ sương đêm còn đẫm ướt. Mùa đông chưa qua mà xuân thấp thoáng về trước hiên nhà. Khép cửa, để lại bên ngoài lời lao xao của gió, bước trở vào thấy mẹ đang ngồi niệm Phật tự bao giờ.

Mẹ ơi! Mẹ là mùa xuân của đời con.

quỳnh my

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nhung ang van cua Nguyên Thảo
Reply #3 - 03. Feb 2008 , 17:26
 
T Lan xin gởi đến các bạn bàiì Hương Xuân của bạn hiền Quỳnh My -Nguyên Thảo

Tuesday, January 31, 2006
Hương xuân


29 tết...

Đi làm muộn, vừa đủ thời gian để viếng một nơi. Gọi hỏi đứa em, có muốn đi thăm Ba với chị không? Em đã ra thăm sáng hôm qua. Hai mẹ con em nhổ hết cỏ dại và mua thêm hoa cho ngày tết. Buổi sáng ở nghĩa trang không một bóng người, như vẫn thoáng gặp trong những lần thăm viếng. Nắng chưa lên. Sương đêm còn đọng lại trên những ngọn cỏ úa vàng. Một thoáng ngạc nhiên trong ngày lặng gió. Những cây nhang được đốt cháy dễ dàng và hai bàn tay không run rẩy vì gió ở nghĩa trang dường như bao giờ cũng lạnh hơn. Những ngôi mộ đó đây nhìn tươm tất hơn thường lệ. Có lẽ My là người đến muộn trong những ngày năm cũ sắp tàn. Bầy chim ríu rít chuyền cành, hòa với âm thanh trong trẻo, nhẹ nhàng phát ra từ chiếc phong linh được ai đó treo trên cây sồi có nhiều tàng lá thấp. Năm nay mùa đông ở đây không đến nổi tiêu điều. Những nụ hồng và tỉ muội nở đều nơi vuông đất nhỏ. Bên cạnh những cành hoa ngày tết có vài lư hương còn nghi ngút khói bay. Người ở lại dường như muốn gởi chút hương xuân cho người xa khuất, đã không còn biết bốn mùa chung quanh trời đất ra sao. Năm ngoái, 30 tết, ở đây là một ngày mưa. Trời lạnh hơn nên chỉ còn sót lại những bông hoa giả. Chỉ muốn thăm ba trong ngày cuối của năm. Chắp tay xá, My thầm thì. Trời mưa, con không ở với ba lâu, cũng không có nén nhang nào con thắp cho ba bữa hôm nay. Mưa thì mưa, My rời nghĩa trang rồi chạy lang thang theo những cái hẹn của việc làm sắp tới hay không bao giờ tới. Năm cũ và mới, cũng giống như có và không, My vẫn mãi còn bị chi phối, cuốn trôi trong cơn lốc của vòng xoay...

Ngày cuối năm...

Sáng thức dậy thật sớm. "Thư không phong bì" em gái gởi: Hai mẹ con đi chợ hoa. Em quay phim, Mai Hoa chụp hình nên không thưởng thức tận tình những gì vừa tìm gặp lại nơi này. Chỉ có mẹ, nhìn thưong lắm chị ơi! Thấy khóm hoa nào quen thuộc cũng nhìn ngắm, nâng niu. Vẻ mừng vui tắt vội qua câu nói hoa này ba rất thích. Hồi đó, năm nào ba cũng đem hoa về nhà cùng với ba trên chiếc xích lô. Em ước gì có cái wheelchair, em sẽ đẩy mẹ đi cho đến khi chân mỏi mới thôi. Chị biết rồi, mẹ chỉ đi bộ được trong chốc lát, rồi đón taxi về. À! Túi mẹ nhẹ mau vì đi đâu cũng đón taxi. Còn em. Báo cho chị biết là em "tiến bộ" lắm rồi! Đã dám đi "xe ôm" mỗi khi cần đi đâu mà không có ai chờ sẵn đón đưa. Sợ nhất vẫn là khói, bụi, hơi nóng và ngưòi, xe dày đặc. Tưởng chừng như không có một khoảng hở nào trước mặt cho mình đi tới. Khi sợ run, em nhắm mắt lại là xong...Đúng y boong! Út chê em "cù lần". Tả cảnh, tả tình thiếu sót, nghèo nàn vì không quen gõ email. Đêm về nhà nóng, thêm đàn muỗi đón chào em hơi kỹ. Cứ khoảng một giờ sáng là em thức giấc, giống như người mãi thao thức, trở trăn lo chuyện...nước non! Máy hình kè kè trong túi xách, chụp tha hồ chẳng tốn phim nhưng không gởi "tin thời sự nóng hổi kèm hình ảnh" về cho chị. Mà chị có thắc mắc, do đâu có lá thư dài em kể tràng giang ngày đầu tiên về tới VN? Chị Phượng đánh máy như tốc ký. Em chỉ việc đứng bên, đọc không kịp thở....My cười. Làm sao chẳng ngạc nhiên, khi vừa nói chuyện với mẹ xong, mở hộp thư đã thấy lá thư dài, cách đó mấy mươi phút chưa hiện diện. Lời lẽ dí dõm, lưu loát đọc xong còn giữ lại nụ cười, dù có nhận ra một vài chữ hơi là lạ. Thì ra, em có "quới nhơn" là phóng viên nhà báo chính hiệu ra tay giúp, thì còn chê vào đâu nữa!
Nghe em gái kể, bỗng dưng chợt nhớ, những chiều 30 tết thuở bên ngưòi. Thích lang thang dạo chợ hoa, rồi đi bộ đến cuối con đường. Đêm xuống dần, ngắm sông nước im lìm cùng những ánh đèn lấp lánh xa mờ. Thấy bóng tối nhiều hơn ánh sáng. Ngày mai vẫn chìm đắm một màu đen.

Thôi, không lẩn thẩn nhớ, quên. Còn một ngày làm việc thật dài- rơi đúng vào ngày cuối của tuần, của tháng, của năm. Dọn bánh mứt, trái cây cúng Phật. Thêm vài món ăn chay cúng rước ông bà rồi vội vã đi làm. Buổi trưa trời vần vũ đỗ mưa. Chiều về xa lộ xe dập dìu, những giòng xe chậm chạp nối đuôi nhau, tưởng như người vẫn hoài đợi chờ người. Mưa nhẹ hạt dần, sắp tạnh. Bầu trời như cúi xuống thấp hơn qua những dãi mây màu xám giăng ngang. Gọi em gái nhỏ, em vẫn còn lang thang chưa trở về nhà. Buông câu trách nhẹ, ngày cuối năm trời tối sớm lại mưa, sao không lo chở con về khi đường vẫn còn xa? Nhà vắng mẹ, cũng đâu có gì bắt buộc phải làm xong trước tết. Chuyện tu bổ lại căn nhà mới vừa mua, có chậm lại vài hôm cũng chẳng làm sao.
Ghé trạm xăng gần nhà đổ đầy bình xăng cho năm mới, không quên mua thêm thẻ gọi điện thoại để chúc tết mẹ ở VN. Bây giờ thẻ gọi đt đi các nước Á châu thông dụng đến nổi đâu đâu cũng có, không cần phải đến đúng cửa tiệm của người VN để mua như lúc trước đây. Mọi người có lẽ ưa dùng thẻ vì giá rẻ hơn dùng đường dây đt ở nhà, còn có sự tiện lợi riêng là cuộc điện đàm sẽ không có kiểu liên tu bất tận, gọi một lần nhớ tới giật mình, vì sau đó hoá đơn đt làm mờ cả mắt! Ở VN chắc giờ ai cũng hiểu, "Lan" sẽ nhẹ nhàng cắt đứt dây chuông sau khi báo trước mấy mươi giây, vì thời gian của cuộc điện đàm đã ấn định rồi. "Điệp" bên kia tuy có tiếc ngẩn ngơ, nhưng còn nhiều hy vọng gặp lại nhau dài dài sau đó.
Đem quà tết sang nhà cậu mợ. Chỉ đến rồi đi, không dám ở lâu. Nhìn gia đình cậu mợ tụ họp cúng ông bà rồi cùng quây quần trong bữa ăn tối cuối năm, cho My cảm nghe ngấm sâu hơn, những gì mình thiếu vắng năm nay- năm duy nhất tết về không có mẹ. Về nhà thấy trên bàn quà tết của cô bạn láng giềng. Quà tết dành cho chị em đem từ Cali về đó! My không mua quà, chỉ chia với cô những món đồ chay nấu cúng ông bà, thêm thịt kho tàu, dưa chua cho ngưòi bạn học năm xưa. Đ gọi, giọng nói bao giờ cũng rộn rã ân cần. Chị làm em cảm động, thấy như em có tết năm nay! Vừa chia phần cho anh Th, vừa lo cho em trong tháng ăn chay. May mà có chị nên Houston thêm ấm áp, với người từ xứ lạnh dọn về trong những ngày sau cuối của năm, chung quanh không có một người thân. Có gì đâu! Chị coi như có thêm một cô em ở cạnh đây. Chợt nhận ra, mình rồi y như mẹ. Không có "tâm hồn ăn uống" nhưng luôn có niềm vui khi chăm sóc miếng ăn cho những người thân. Nghĩ tới người anh xa lòng thoáng ngậm ngùi. Phải chi em có thể chia cho anh hương vị tết.
Đ hỏi, chị có đi chùa đón giao thừa đêm nay, cho em với mẹ cùng đi. Chị ở nhà cúng giao thừa. Mai mùng một mới vào chùa với đại gia đình. Cô bé xem ra thất vọng. Mẹ muốn đi mà em ngại chùa lạ, người đông. Tới sớm thì đợi mỏi mòn, còn tới trễ đậu xe xa quá biết mẹ em có lội bộ nổi hay không trong gió lạnh, đêm khuya? My đâu biết làm gì hơn. Thoáng nghĩ tới người bạn học sao lười quá đổi, không chở Đ cùng mẹ tới chùa đón giao thừa.

Gọi nhắc từng người anh, từng đứa em giờ gặp nhau sáng đầu năm. Anh trai hỏi, chứ không phải rãnh giờ nào đi thăm ba và đến chùa giờ đó hay sao? My cười. Anh phải làm đúng y như khi mẹ có mặt ở đây. Em biết, Mẹ ở xa và cũng muốn thử xem, mai này khi không còn mẹ anh em mình có xúm xít cùng nhau hay mỗi đứa mỗi nơi. Anh cười hiền, thoáng chút ngập ngừng. Anh sẽ có mặt vào 9:30 sáng ở nghĩa trang. Tối nay anh chị vẫn đón giao thừa ở chùa như khi có mẹ ở nhà. My nghĩ thầm vậy là đủ điểm rồi, dù mẹ có thoáng buồn vì những ngày ở bên kia "không thấy đứa con trai nào gọi điện thoại hỏi han..." My có nhắc anh và em trai chuyện mẹ mong. Chỉ nghe tiếng cười nhỏ, rồi đâu vào đó. Người anh từ thành phố khác còn chọc ghẹo. Để mẹ vui chơi, anh không dám làm mất thời giờ hiếm hoi mẹ có được với người thân ở VN.
Gần giao thừa bên này là gần buổi trưa mùng một bên nhà. Gọi chúc tết mẹ nhưng gọi hoài đường dây vẫn bận. Lòng không băn khoăn lắm, vì mỗi ngày My vẫn tường trình đầy đủ chuyện bên này và nghe lại chuyện bên kia. Tưởng chừng như My cũng có mặt đi bên mẹ dạo chợ hoa, cùng dẫm chân trên những góc phố quen mà lạ vì quá nhiều thay đổi. Cô bạn thân thời trung học ở Saigon bất ngờ gọi sang gần lúc nửa đêm. Cô khoe đã đến thăm mẹ và em gái ngay khi vừa về đến. Th khen mẹ lớn tuổi hơn mẹ Th, nhưng nhìn khỏe mạnh hồng hào và nhanh nhẹn hơn nhiều. My cưòi, là kết quả của mấy mươi năm học theo cách sống tự lập, tự lo ở bên đây. Không có cảnh ngồi ôm tuổi già thở than và trông mong được cháu con chăm sóc, nâng niu. Đi chợ, nấu ăn, làm vưòn, thay bóng đèn, lau chùi, quét dọn trong ngoài. Cuối tuần cặm cụi trong bếp nấu những món ngon đợi con cháu về ăn. Mỗi năm còn gói bánh tét thật nhiều như đem bán, để có chia cho khắp gần xa. Th cười. Đúng là bà mẹ VN ở xứ người mạnh mẽ hơn bà mẹ quê nhà. Mừng nhất vẫn là được gặp và nhìn thấy ở mẹ My vẻ phúc hậu, sự an vui và tinh thần minh mẫn không khác gì mấy chục năm về trước. Ừ, vậy thì nhỏ an tâm rồi! Dù mấy chục năm sau My mới trở về, chỉ cần mắt vẫn sáng, tai vẫn còn nghe rõ và chân chưa run rẩy, lẩm cẩm, lụm cụm... thì tụi mình vẫn còn cơ hội vui xuân muộn. Tiếng cười giòn chợt tắt. Đường dây nối hai bờ chắc quá tải rồi! Vậy cũng đủ, vì đã tới giờ My cúng giao thừa.

Sáng mùng một...
Ở bên kia mẹ đi lễ Phật đầu năm. Đứa em gái gởi hình chụp trong chùa, khoe mẹ với Mai Hoa, chị Phượng và em đi viếng 10 ngôi chùa trong thành phố. Còn viện dưỡng lão và nơi nuôi trẻ mồ côi sẽ đến thăm sau. Dự định đi tàu ngầm từ bến Bạch Đằng ra Vũng Tàu để viếng nhiều chùa. Phút chót chương trình thay đổi vì mấy đứa em con dì nói mẹ chẳng nên đi. Ngày tết khách hàng đông, người lái tàu dường như cẩu thả, vội vàng không có sự an toàn. Kể cho mẹ nghe về lũ cháu con vắng mẹ ở bên đây, thêm những lá thư gõ vội mỗi ngày trước lúc đi làm. Chợt nghĩ, trong đời mình không có nhiều dịp để viết thư gởi mẹ, bởi từ lúc được sinh ra cho đến bây giờ, My chỉ xa mẹ chừng đâu có mấy tháng thôi

Mẹ ơi không có "quại", mình đi đâu bữa hôm nay? Tụi con có phải ăn mặc "đàng quàng" hay thích gì mặc đó? Phải đàng hoàng. Tuy ra lệnh là như vậy, nhưng chỉ chú nhỏ là mặc đồ mẹ chọn. Đứa con trai gần 17 tuổi không ưa mặc tươm tất, khiến mẹ nó nhiều khi cũng lắc đầu. Con biết chắc là sẽ đi thăm ông ngoại, đi chùa. Không về nhà ngoại mình đi đâu sau đó? Con có phải theo bố mẹ đi tới chỗ có nhiều người VN mà chẳng biết để làm chi! My biết con thuờng lạc lỏng, cảm thấy xa lạ, tách rời nơi hội chợ tết mỗi năm. Con tỏ ra chưa muốn hỏi gì về những cội nguồn. Không hứng thú nhưng vẫn không từ chối đi chung với bố mẹ đến nhiều nơi trong ngày tết tha hưong ở nơi đây. My không bi quan lắm. Vẫn còn có dấu hiệu cho thấy mai này khi thật sự trưởng thành, con sẽ biết lối để tìm về những con đường mẹ thường hay dẫn con đi. Còn biết làm vui lòng mẹ dù chưa thấu hiểu vì sao mẹ muốn con theo đến những nơi mà trong thâm tâm con không muốn trở lại lần sau, là còn hy vọng một ngày không xa con sẽ hiểu vì sao ở nơi đây mãi vẫn còn người chắt chiu, gìn giữ lại chút mùa xuân của quê nhà.

Các anh chị và em có mặt trước My ở nghĩa trang, trừ gia đình đứa em trai nhỏ nhất đòi ra sớm nhưng tới trễ. Em dâu cười nhận lỗi. Giờ cuối, bé M mặc chiếc áo dài của chị Trâm cho có hai chiếc nút đã rơi rụng mất. Em phải chạy ra VCS mua nút áo về đơm lại, nên lâu...Nhìn đứa cháu gái cao nhanh cho áo quần đều ngắn, thấy ngây thơ và rất đổi dễ thưong. Bước thấp bước cao, ba chị em mặc áo dài đi như chạy ở nghĩa trang, tay cầm bao lì xì đỏ khiến mùa xuân thêm ấm áp, dù đang ở một nơi không còn ý nghĩa của thời gian. Năm nay My không quên mang theo tấm ny lông, trải lên trên bờ cỏ ướt để tất cả anh em cùng thắp nhang quỳ lạy. Cũng may ngày 30 mưa, mùng một nắng hanh vàng. Trời ấm áp, và không có gió để cho những tà áo mùa xuân phải khép nép, co ro giống mọi năm.

Tới chùa lễ Phật, lạy ba. Mấy chị em nhận tiền mừng tuổi của thầy. My thay mẹ chuyển lời chúc tết, mừng tuổi thầy năm mới. Sân chùa nhộn nhịp. Bãi đậu xe thật rộng đã đầy xe. Đứa em trai xoay nhanh ống kính khi bắt gặp những hình ảnh dễ thương bất chợt. Vẻ lạc lỏng của đứa cháu 16 tuổi nhìn sao tội nghiệp, tương phản với nét hớn hở mừng vui khi đám trẻ thơ nhìn thấy đoàn lân. Bảo con trai đứng gần bên mẹ. Mẹ muốn mỗi năm có một tấm hình hai mẹ con mình. Định lắc đầu từ chối, nhưng khi nhìn thấy người cậu hưóng ống kính vào, khẽ gật đầu như khuyến khích thêm, con bước tới để yên cho My vòng tay ôm mà không phản đối, ngại ngùng vì có đông người. Được lắm con trai. Con đứng yên thêm một phút, cho cậu chụp thêm tấm nữa thôi. Hai mẹ con chưa đủ. Còn cu Duy, con phải đứng ngay bên mẹ của con. Hai, b,a rồi tất cả bốn ngưòi. Vậy là My có đủ nhân số để gởi về trình diện mỗi năm cho bên nội các con. Dường như nếu không kiên nhẫn, gọi mời chắc không bao giờ có được tấm ảnh gia đình. Ai bảo chỉ mình My bên cạnh những ba đấng đàn ông, mỗi khi nhìn thấy máy ảnh là đồng loạt tránh xa như chẳng quen My!

Đi một vòng trong hội chợ, cảm thấy mỗi năm người Việt đông hơn nhưng cảnh trí nghèo nàn hơn, làm như cho có không màng chi hình thức. Chỉ một nơi thu hút nhất là chương trình ca nhạc có nhiều ca sĩ ở xa về. Tội cho con lòng vòng thơ thẩn một mình để đợi chờ. Hai chị em về sớm ghé qua nhà dì chúc tết. Không có mẹ cả nhà được ăn bánh tét của dì. Mấy đứa trẻ đi tới đâu cũng nhận được bao lì xì đỏ. Vô nhà thắp nhang cho ba xong, đi một vòng chúc tết các anh. Không có mẹ, chị dâu nấu dọn bữa ăn tươm tất với đủ cả hai món mặn và chay. Dì thay mẹ tìm vào để vui cùng bầy trẻ tới đêm. Có một nơi chốn để tìm về làm ấm áp thật nhiều.

Mùa xuân đã ghé qua như thế, ở đây...

Quỳnh My
Back to top
« Last Edit: 03. Feb 2008 , 17:28 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nhung ang van cua Nguyên Thảo
Reply #4 - 29. May 2008 , 14:31
 
Xin gởi đến cả nhà những đoạn văn lanh quanh của bạn hiền Quỳnh My-Nguyên Thảo

Nụ Cười Hoàng Hôn


Nắng hoàng hôn nắng soi lời dặn khẽ
từ chốn về thêm đẹp bước chốn qua
bao la gởi tình yêu dâng lòng Mẹ
lá rụng vào nguồn cội vẫn không xa
(Lãng Du)

Cuối cùng tôi cũng về VN. Không phải về cùng mẹ và những đứa em như từng lần toan tính. Thôi thì một mình đi từ nam ra bắc, đi để nối vòng quê mẹ với quê cha, vào tương lai lần nữa.

Vé máy bay đã đặt, đã mua xong. Tưởng xong việc, nào ngờ khi đến lấy vé mới hay tên tôi bị sót. Cô bé xinh trẻ sau cú điện thoại tươi thêm một chút khi trút được gánh nặng, nhỏ nhẹ phân trần:

- Con gởi cho họ đầy đủ tên gia đình 4 người, tên cô ở cuối, lại mang họ khác. Vào lúc đang kẹt chỗ, lại thêm người làm mới, nghĩ cô là khách hàng riêng ... Họ đang sửa lại. Con sẽ tin cho cô hay khi có kết quả xong.

Tôi không biết gì hơn là chờ vì đã thanh toán xong bốn vé khứ hồi từ hai tuần trước. Chợt nghĩ tới chuyến bay sau trước, nghĩ tới chỗ ngồi còn lại riêng lẻ mà bâng khuâng. Cả tuần lễ Mẹ băn khoăn lo sợ tôi ở lại. Mãi tới khi lấy đủ vé, đủ 4 chỗ chung gần Mẹ mới thật sự an ổn.

Rồi an ổn chỉ ở lại được vài giây. Mẹ nhắc tôi hành lý mang theo, nhắc những gì sẽ tặng cho người thân lúc gặp. Nhắc hùn phước, nhắc cúng dường. Băn khoăn những phần cho chùa, những phần cho trẻ mồ côi. Những nơi tôi sẽ đến, những người tôi sẽ gặp. Tất cả đều được Mẹ trải lòng ra san sẻ. Đôi tay mẹ yếu mà vươn xa, nhưng vươn xa thế nào cũng là chưa đủ, mẹ kêu gọi đàn con tiếp sức. Người anh xa chợt hỏi: "Em thấy có xôn xao khi sửa soạn hành trang?". Tôi nói chẳng thấy gì, bởi từ lâu vẫn an nhiên giữa đến và đi. Có chăng là nỗi băn khoăn khi rời Mẹ thời gian dài. Anh thoáng ngạc nhiên khi câu hỏi được trả lại qua thái độ của người đi mang theo quê hương mà không xao động lúc tìm về.

Đi làm đến ngày sau cuối, chiều về qua thăm Mẹ được ăn bữa cơm Mẹ nấu dành cho trước khi đi. Quanh Mẹ, mấy chị em rì rào nhắc nhở, dặn dò. Mẹ giục tôi về lo thu dọn, nghỉ ngơi cho chuyến bay thật sớm của hôm sau. Không tiễn ra phi trường mẹ buồn. Tôi nghĩ vậy vẫn hơn nhìn thấy mẹ trên đường từ phi trường về lại nhà, sau lúc tôi đi.

Hôm sau, trời chưa sáng tôi ghé qua Mẹ. Ôm hôn Mẹ, cả hai mẹ con cùng bịn rịn, bịn rịn hơn cả lần đầu đi xa. Bước lên xe mẹ còn tựa cửa đứng nhìn theo.  Trong màn sương đục dáng mẹ thật buồn. Có lẽ đã quen nhìn cảnh mẹ con tôi quyến luyến, người đồng hành bây giờ hết lắc đầu thêm câu than thở. "Em không bao giờ lớn nổi" Tôi đi xa mang theo nụ hôn còn ấm hương Mẹ kèm với dặn dò: "Con đi vui vẻ, bình an. Phải chi đôi chân này còn vững...Mẹ tiếc, trong đời chưa có một lần về thăm quê nội các con". Nghĩ đến đôi chân mẹ với những ống xương ngày càng rỗng và teo nhỏ lại, thêm lần giải phẫu vì té xuống trên sàn nhà trơn, lòng tôi se thắt.

- Mẹ đừng buồn. Những bước con đi luôn có mẹ.

Về lại nơi một lần bất ngờ ra đi để thật lâu mới tìm về, tôi thấy mình ngơ ngác. Saigon sau 24 năm xa đang chập chờn lạ quen dưới ánh đèn đêm. Ra khỏi phi trường lúc gần một giờ khuya, tôi bước lên chiếc taxi đợi sẵn cạnh người thân như kẻ mộng du. Những nụ cười tao ngộ. Những ánh mắt reo vui lúc nhận ra nhau. Tất cả tựa khúc phim thoáng qua nhanh. Cuộc hành trình dài làm mỏi mệt bơ phờ, nhưng tầm mắt như ráo hoảnh khi thu nhận những hình ảnh đầu tiên ngày trở lại. Tôi muốn nói với anh tôi: "Có trăm ngàn nỗi xôn xao ùa về, ngay khi em chạm bàn chân lên mảnh đất quê hương".

Saigon nửa đêm về sáng, với nhiều hàng quán mở cửa quanh ánh điện hắt hiu. Những dòng xe xuôi ngược trên đường, tưởng sẽ hút vào nhau bởi tất cả mọi người cùng thoải mái tự do theo hướng đi tự chọn. Trong khoảnh khắc, tôi nhận ra tâm trạng mình biến chuyển. Từ giật mình kinh hãi bất an đến cuối cùng là mặc kệ. Dù sao tôi cũng đã đến, cũng đã về. Hãy thử làm khán giả đang coi phim. Chấp nhận mình hoàn toàn mất dấu, ngẩn ngơ trên đường. Một phần đời đã sống như con nước lũ theo giòng trôi đi, đi biền biệt. Ngày đó ra đi tôi tránh không muốn nói với ai vì không muốn người ở lại buồn nhiều hơn nữa. Bây giờ về tôi vẫn chọn sự im lìm như lúc xưa. Những đứa em nhiều năm không gặp, nôn nao chờ tin để đón. Chờ hoài không thấy gì, lại phải nhắn tin qua Mẹ để có ngày giờ ra phi trường đón.

Căn nhà nhỏ đông người nằm cạnh bờ sông của dì tôi thêm hiu quạnh vì nửa đàn con của dì đã cùng bố mẹ ra đi đoàn tụ. Dì có đứa con gái ngày xưa vượt biển một mình khi chưa quá tuổi thơ ngây. Tôi ngơ ngác nhìn giòng sông trước mặt, vẫn còn đó những mái nhà chắp vá tiêu điều. Riêng nhà dì tôi giờ cất lại khang trang. Những đứa em còn ở lại cho tôi cảm giác ấm áp, thân gần như trở về ngôi nhà cũ của mình. Có điều, ngày xưa mỗi lúc sang nhà dì tôi phải qua sông. Giòng sông hẹp nằm cuối con đường cũng hẹp, làm ranh giới giữa Khánh Hội với Nhà Bè. Con đò nhỏ quanh năm chòng chành như muốn lật, dù không có ngọn sóng nào trên sông ngày nước cạn. Chỉ có rác ngập hai bên và những đứa trẻ con lom khom vớt bọc ny lông trôi dọc theo bờ. Bây giờ về qua con đường lạ. Không phải con đường vòng ngang qua cầu Tân Thuận và cư xá ngân hàng. Em tôi không quên nhắc:
- Đường về nhà giờ đi qua cây cầu mới là cầu Kinh Tẻ. Chị ráng nhớ để chỉ đường cho mọi người biết mà tìm- nếu như chị có "hẹn hò" ai khi về. Chỗ này bây giờ là quận 7. Không thuộc quận Nhà Bè như trước.

Không hẹn ai nhưng người tìm tôi mấy bận mà không được là người Mẹ yêu luôn dõi mắt theo tôi. Mẹ gọi từ khi máy bay chưa hạ cánh xuống phi trường, Mẹ gọi trên đường về, Mẹ gọi lúc vào nhà. Nghe giọng nói thân yêu, tôi không nghĩ hai mẹ con đang xa nhau nửa vòng trái đất của nửa ngày nửa đêm.
- Mọi chuyện đều bình yên chứ hả con? Con mệt nhiều không? Hai đứa Đông Duy có khoẻ không? Hành lý có nhận về đầy đủ? Hải quan có làm khó dễ gì không?
Tôi trả lời gọn nhanh mấy câu hỏi đầu tiên và thoáng ngập ngừng về câu hỏi cuối
- Sẽ bị đứng đợi hơi lâu nếu như giữa sổ thông hành không có bỏ gì thêm.
- Mẹ an tâm rồi. Trời sắp sáng để các em đi ngủ. Con cũng cần phải nghỉ ngơi để có sức mà đi.

Giấc ngủ ngắn bắt đầu khi trời gần sáng, được đánh thức bằng tiếng lao xao nhộn nhịp từ con đường dọc bờ sông. Saigon thức khuya, Saigon dậy sớm. Không dưng mà tôi cũng thức, cũng ngủ theo Saigon khi trở lại. Có một ngày nghỉ ngơi như đứa em sắp xếp, lúc mua vé chuyến bay đi Huế tiếp theo. Tôi được ân cần trao cho một số phone riêng, cài trong chiếc điện thoại mang về từ Mỹ. Mẹ có mấy người em gái, nhưng chỉ riêng những đứa con của người dì có khuôn mặt giống mẹ nhiều, đối với anh em tôi dù xa bao năm vẫn thấy thật gần, bởi hiểu và thương nhau như anh em cùng mẹ cha. Tôi được dặn dò thêm để biết chỉ đường, được nhắc khẽ những người nên gọi, trước khi tiếp tục lên đường ra Trung về thăm quê nội các con. Một ngày giữa Saigon ngơ ngác vây quanh, chưa đủ cho tôi hoán đổi đêm thành ngày để đi theo nhịp sống nơi này. Tôi thầm biết ơn những đứa em đã quan tâm từng chút nhỏ nhoi.

Mẹ vẫn tiếp tục theo tôi đi trên những dặm đường, để hỏi và nghe và kể chuyện phương xa. Tôi cầm phone thủ thỉ cùng mẹ trên đoạn đường từ phi trường Phú Bài- Huế đi về thị trấn Gio Linh, Quãng Trị. Chiếc taxi bốn chỗ ngồi lăn bánh, lướt mau trên con đường trải nhựa êm đềm, dưới ánh nắng chói chang ngày vào hạ. Hai bên đường không nhìn thấy nhà tranh với vách đất hay những mảnh ruộng héo úa khô cằn khi thừa nắng thiếu mưa. Thầm nghĩ, có lẽ mình chịu nhiều ảnh hưởng từ bài hát nghe hoài: "Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi! Mùa đông thiếu áo, hè về thiếu ăn". Trước mắt tôi là những thửa ruộng xanh tươi, xen kẻ với nhiều căn nhà gạch khang trang trải dài theo những xóm làng. Thỉnh thoảng chợt nhìn thấy lại những hàng quán chơ vơ nằm hứng bụi bên đường. Quán cũng là nhà nên ngó quạnh hiu, trong cảnh vắng vẻ, im lìm thưa khách vãng lai. Hình ảnh gợi nhớ thuở ngồi trên những chuyến xe đò từ Saigon ra Long Khánh hoặc về Rừng Lá. Lúc nào tôi cũng ráng tìm cho mình chỗ ngồi bên khung cửa. Để ngắm, để nhìn và xa xót vì những nỗi khó của kiếp người. Ngày đó tôi là cô bé lớn trước tuổi, nên hay băn khoăn về thân phận con người. Sau này tôi hiểu ra. Chính nhờ được nếm trải sớm những tang thương, dâu bễ của mẹ cha trong đó thêm phần tôi quanh sự sinh diệt trong bom đạn vô tình, tôi sớm nhận ra bản chất của kiếp người trước khi tìm gặp Phật qua giáo pháp từ ngàn xưa để lại.

...

Cầu Hiền Lương -Sông Bến Hải
Xe qua khỏi Đông Hà tiến dần vào thị trấn Gio Linh, địa danh một thời gắn liền với miền tỉnh nhỏ tôi chào đời là An Lộc, Bình Long trong chiến trận mùa hè 1972. Người bạn đời ngồi bên quay lại, xiết nhẹ bàn tay chỉ cho tôi.
- Mình đang đi trên cầu Hiền Lương. Sông Bến Hải là đây.
Tôi bàng hoàng, bảo người tài xế chậm xe lại. Không ngờ có lần mình tìm đến nơi này. Lòng dặn thầm sẽ trở lại đây, để được đứng trên cây cầu lịch sử, để được nhìn xuống giòng sông. Không biết đã có bao nhiêu chia cắt đoạn lìa của thật nhiều năm khói lửa binh đao.

Mẹ lo âu khi nghe tin đợt nóng kinh người đang kéo tới Gio Linh. Ngày tiếp theo tôi nằm vùi ở nhà nghỉ của thị trấn, sau buổi hàn huyên kéo dài với những người thân mới gặp lần đầu ở nơi này.
- Ba người đàn ông lớn nhỏ bình yên. Tôi nói với mẹ. Chỉ mình con ngã gục sau nhiều lần gắng gượng.
- Có thể nhờ ai cạo gió cho con được hay không?
Vẫn biết cạo gió không làm thuyên giảm hoặc ngừng những cơn nóng, lạnh từng hồi. Nhưng tôi ghiền bàn tay mẹ như thuở nhỏ ghiền nâng niu, ghiền chăm sóc. Hồi đó tôi mong được bệnh, để khỏi bị bồng em vừa được mẹ ân cần lo lắng. Tôi còn mong được bệnh hoài, để an tâm rằng mẹ vẫn thuơng nhiều. Chỉ vì đàn em nhỏ mà đứa trẻ chưa hết thời thơ ấu đã mon men cùng mẹ sẻ chia trách nhiệm.

Chuỗi ngày nơi quê nội các con tôi nhẹ nhàng thanh thản. Thiếu hẳn những tiện nghi tối thiểu cộng thêm nóng bức, hai đứa trẻ không lên tiếng đòi về. Sân nhà rợp bóng mát với hàng cây im lìm không gió đi qua. Tôi nghe thoáng câu đùa. Gio Linh nghèo nhưng sang. Không xài gió nội, chỉ ưa gió ngoại từ bên Lào đưa tới. Gió Lào cũng như gió từ chiếc quạt máy tội tình lúc chạy lúc ngừng bởi mất điện hoài hoài. Điều giống nhau là cả hai cơn gió đều mang hơi nóng. Hai chú nhỏ đến từ nơi "chỉ thiếu thốn sự thiếu thốn" như người bạn hay nói đùa về lũ trẻ ở xứ người, đã biết ngồi xếp bằng trên chiếu trong bữa cơm gia đình. Đã quen nhìn những con ruồi bay quanh. Quen uống ly trà đá với mồ hôi nhỏ giọt.
Sẽ khó tìm lại những buổi chiều phai nắng, tôi ngồi xếp bằng bên hồ nhỏ trong làng, đợi lũ trâu về tắm. Lũ trẻ làng quê ngừng hẳn cuộc chơi, tò mò kéo tới vây quanh người lạ. Chỉ sau đôi phút e dè, ngần ngại chúng trở lại hồn nhiên như tôi đã hồn nhiên. Mấy cô cháu gái 16, 17 tuổi dành nhau chụp những tấm hình tôi và lũ trẻ con rão bước qua những đường quê. Chợt nhận ra chỉ riêng buổi chiều ở nơi này nhiều an ổn, nhẹ nhàng. Lòng tôi thắt lại mỗi lần ngồi trên chiếc xe nhỏ chạy chầm chậm qua con đường làng hẹp. Đồng ruộng mênh mông. Thân người bé nhỏ, đang co rút oằn mình nhẫn chịu ánh nắng thiêu đốt thịt da. Bao năm rồi vẫn còn người với trâu chung lưng cuốc bẩm. Làn da đen sạm đượm trên khuôn mặt hằn sâu nỗi nhọc nhằn. Mồ hôi đổ mỗi ngày ngấm xuống ruộng sâu. Có lẽ vì vậy mà những cô gái Gio Linh bề ngoài mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cỏi.

Tạm rời vùng nắng cháy Gio Linh, tôi vượt qua vĩ tuyến 17 lên đường xuôi đất bắc. Không dưng mà thêm buồn. Ngày đó đâu có gì ngăn trở nhưng chị em tôi thờ ơ trong lần duy nhất cha tôi lên tàu về Bắc. Xưa cha một mình lặng lẽ vô Nam, bốn mươi mấy năm sau trở lại vẫn một mình cha, đơn độc tìm về nơi chôn nhau cắt rún. Khi cha qua đời Mẹ tự trách hoài. Chỉ vì e ngại có quá nhiều khác biệt sau thời chinh chiến, mẹ chọn không làm kẻ đồng hành cùng cha thăm lại cố hương. Qua đường dây viễn liên của thế kỷ thứ 21, Mẹ vui nhiều khi nghe tôi nói sẽ tìm về thăm quê nội Thái Bình. Tôi muốn được nhìn thấy, được chạm gót chân lên miền đất đã cưu mang người cha lưu lạc thương yêu của tôi.

Chuyến xe khởi hành sau bữa cơm chiều. Tôi khép mắt khi màn đêm xuống nhưng không ngủ, chỉ lắng nghe hơi thở vào ra. Người tài xế trẻ mở nhạc. Những bài hát buồn như tâm trạng người về. Qua khoảnh đường dài, xe dừng nơi quán nhỏ. Tôi nghe loáng thoáng hai người tài xế cần ăn đêm trước khi tiếp tục hành trình. Tôi hỏi:
-Mình đang ở đâu?
-Thành phố Vinh, có lẽ!
Tôi bước xuống xe đi dạo quanh cho bớt mỏi. Đêm lắng sâu, đêm êm ả. Thoáng có gió thổi về làm lao xao những chiếc lá bàng bao năm mới nhìn thấy lại. Làm sao biết bàn chân mình có lúc dẫm lên mặt đường khuya tĩnh mịch ở địa danh xa thẳm, mơ hồ trong trí nhớ càng ngày càng thêm nhỏ nhoi. Quán ăn "dọc đường gió bụi" nằm lặng buồn, khuất sau hàng cây bàng già cỗi. Có nhiều người thức đợi những chuyến xe chở khách đường xa ghé lại ăn. Cô quán thất vọng nhiều, khi chiếc xe 16 chỗ ngồi dừng lại chỉ có hai người vào quán. Những chai nước mua thêm vẫn không làm khuôn mặt người đàn bà trẻ bớt u buồn trong khoảnh tối. Tôi biết đêm nay rồi chỉ còn trong ký ức mù khơi. Quê nội và những nẻo đường VN sẽ xếp lại ngủ yên trong chộn rộn nơi sinh hoạt riêng tôi.

Đến ngoại ô Hà Nội lúc rạng sáng. Mưa bay mờ trời trên những con đường gập ghềnh nước đọng bùn lầy. Đứa cháu trai dặn chờ nơi ga xe lửa Hà Đông. Bao lâu rồi, giờ mới biết Hà Đông cạnh ngay bên Hà Nội. Như Saigon qua Khánh Hội thật gần. Bữa ăn sáng trôi qua thật lẹ. Mọi người chắc không dễ gì quên món phở gà có kèm thêm muỗng bột ngọt thật đầy khuấy trong tô phở mới nhìn đã ngại. Tôi cười, an ủi con trai:
- Mình ở đâu, theo đó. Phải không con?

Mẹ cười nghe tiếp chuyện của chuyến đi xa. Đường về quê nội qua mấy cây cầu lớn và chuyến phà lúc sắp vào làng. Chiếc phà lớn trên giòng sông rộng. Nghe nói ở đây phà qua lại suốt ngày đêm, dù chỉ có một người đứng đợi sang sông giữa đêm khuya. Tự dưng tôi thầm hỏi. Bến sông này cha có lần bơi lội vẫy vùng, như trong truyện kể về thời thơ ấu của nhà văn Duyên Anh mà tôi từng đọc say mê thuở nhỏ.

Đường vào làng sạch sẽ. Không thấy cát bụi mù trời khi xe chạy ngang qua. Nghe nói dân làng tự đúc gạch, trải xi măng trên khắp nẻo đường quê. Tôi quá ngạc nhiên vì không thể hình dung. Miền quê nội giờ khác xa chuyện kể. Xe dừng lại trước sân nhà. Những người trong họ kéo ra mừng đón. Tôi vui thầm vì vẫn còn nhớ mặt mấy người em họ, từ chuyến vào Nam tìm gặp cha tôi mấy chục năm xưa. Hoa và trái cây cô em đem từ Hà Nội về được nhanh chóng bày lên khi tôi và gia đình nhỏ của tôi đốt nén nhang quỳ lạy. Nước mắt tôi nhòa nhạt trước di ảnh của Cha tôi bên cạnh ảnh thờ người Chú họ. Những đứa cháu tỏ lòng biết ơn và thương nhớ, đã thờ người bác họ như cha. Các em tôi muốn đem Cha về lại với quê nhà- nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Bữa cơm đãi người về tươm tất hơn so với lần đứa em gái kế tìm thăm quê nội. Mẹ rưng rưng nước mắt nghe tôi kể chuyện theo những đứa em ra viếng mộ ông bà. Tôi đi cạnh chồng con bằng những bước thênh thang. Xen kẻ giữa những thửa ruộng màu xanh chợt bắt gặp bờ ao nhỏ ngập màu hoa tím nhạt. Những cánh hoa lục bình như đang ngước nhìn lên nắng, hoặc cúi xuống vui đùa cùng làn nước nhẹ lăn tăn, làm dịu đi ánh nắng trưa hè miền nhiệt đới. Tôi không muốn khóc mà sao lệ cứ tràn ra, khi những người em dừng lại nơi gò đất rộng. Khuôn mặt thương yêu trên bia đá bên cạnh mộ ông bà là khuôn mặt của cha tôi. Cha từ giã cuộc đời nơi xứ lạ, vậy mà những đứa cháu vẫn xây mộ ở quê nhà cho cha ở cạnh đấng sinh thành. Họ Nguyễn mượn vay từ người đỡ đầu ngày trốn vào Nam, được thay bằng họ tên thực sự khắc trên bia mộ. Tôi xúc động vì tấm lòng người sống. Thân vay mượn đã trả lại xong. Nơi chốn, tuổi tên, chủng tộc, quê hương...cũng chỉ là cát bụi để trở về cùng cát bụi. Điều duy nhất tôi biết tôi đưọc hưởng, chính là phước duyên được vào làm con của Mẹ và Cha. Hai đấng sinh thành đức độ từ bi. Một đời đã sống kết thành hoa trái, tỏa hương theo gió thênh thang.

Căn nhà gạch hai tầng xinh xắn. Vuông sân trồng cây kiểng và nhiều loại bonsai được chăm sóc xanh tươi. Đứa em từ bao năm tôi chỉ gặp qua thư, trong chiếc sơ mi trắng hiền lành nhìn không giống nhà nông, đã dùng sức lực và tình thương trải rộng của mẹ cha tôi tạo nên được cơ ngơi. Những đứa cháu lớn lên từ giả làng quê, học hành thành đạt chọn Hà Nội làm nơi sinh sống, đã không phụ tấm lòng của nhiều người.

Tôi từ giã quê nội. Không dám nghĩ còn có lần trở lại. Những khuôn mặt dù mới gặp, đã thân thương khi bịn rịn chia tay. Xiết chặt tay người thiếm yếu đã già, ôm đứa cháu mấy mươi năm gặp lại, đâu ngờ lần về này có mấy ngưòi em tôi từng gặp ở Saigon đã nằm sâu trong lòng đất. Gió trên sông Thái Bình thổi lộng. Quê nội xa dần trong ánh mắt. Tôi thầm cảm ơn người đàn bà nơi quán nhỏ đầu làng, đã gởi theo nụ cười và câu từ biệt cho kẻ tha phương về tìm lại cội nguồn. Cảm ơn những đứa em xa, trong tình thương chân thật đã đem cha về lại cho tôi được gặp. Cảm ơn những đứa cháu đã không ngừng vươn tới tương lai, cho mẹ từ phương xa toại nguyện. Dẫu cách xa nửa vòng trái đất tôi vẫn thấy nụ cười trên khuôn mặt mẹ, khi hoàng hôn của nắng ngã dần về cuối chân trời. Mẹ ơi, dù ở đâu tình thương của mẹ vẫn bao la khắp cả đại dương.

(viết trong mùa VuLan, 2007)
Quỳnh My

posted by Quỳnh My | 4:22 PM | 2 Comments Links to this post

Tuesday, May 08, 2007
nhà xưa




Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm. Những đứa con trai dù thương mẹ thật nhiều, vẫn bối rối, vụng về trong chăm sóc. Mẹ về với"Nga Mi", bỏ lại đám "Võ Đang". Bỏ căn nhà nhỏ nơi cất giữ nhiều kỹ niệm của hơn 20 năm chọn xứ người làm chốn gởi nhờ.

Nhà của mẹ là nơi trở lại của những con chim chắp cánh bay xa, trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Còn có mẹ là còn vòng tay mở rộng, đón nhận cánh chim lẻ bạn quay về băng bó cho lành những vết thương lòng. Thương con, nuôi con đến lúc thành nhân vẫn chưa xong. Mẹ tiếp tục mớm mồi cho đàn chim nhỏ bơ vơ, trong cảnh chia đôi của mẹ cha. Những bữa ăn tươm tất lo cho cháu. Những sáng, những chiều nguyện cầu cho con được an lành trên nẻo đi về. Trời mưa giông, mẹ dõi mắt nhìn ra song cửa thường hơn. Mong đừng có thêm bất hạnh cho lũ trẻ thơ và đứa con gái của mẹ vốn đã nhiều bất hạnh. Mẹ tuy có buồn nhưng chẳng bi quan, bởi nhìn thấy được trong khổ lụy, từng đứa con tưởng chừng yếu đuối mong manh, đã trở nên vững vàng trước nghịch cảnh trong đời. Mẹ mừng con đã nên người. Nhờ cảnh khổ mà biết thực hành nhẫn nhục. Hiểu và tin vào chính bản thân mình, không tìm kiếm trông chờ nơi người khác. Mẹ nhắc con dù trong cảnh khổ, vẫn có thể sẻ chia với ngưòi đau khổ hơn mình. Hạnh phúc không vắng mặt, khi mang niềm vui đến cho người, qua những việc thiện lành dù rất nhỏ hằng ngày.

Nơi mẹ ở cũng là tổ ấm, cho những đứa con trai sau nhiều năm rời mái gia đình, chợt trở về như tên lãng tử, không có gì ngoài túi hành trang xách gọn trên tay. Mẹ tiếp tục giặt cho con từng chiếc áo. Đơm lại hạt nút sắp rời như lúc bé thơ. Nấu những món ăn ngày xưa con thích và đợi chờ, để những bữa cơm không còn một bóng hẩm hiu. Thỉnh thoảng những đứa cháu lạc đàn theo mẹ, xa cha, quay trở lại ríu rít cạnh bên bà nội. Đứa nhỏ với nụ cười chấp nhận. Đứa lớn đi theo hỏi tỉ mỉ, tận tường cách nấu những món ăn ngày xưa bà nội thường nấu cho ăn. Mẹ cười, lòng an ổn vui mừng. Tình thương chân thật bao giờ cũng vượt qua ranh giới của oán trách giận buồn, đỗ lỗi cho nhau giữa đúng và sai. Những đứa con của mẹ giờ học thêm bài học có tên là tha thứ, bao dung. Cùng lúc nhận ra nhiều thiếu sót, lỗi lầm của chính mình. Mẹ không thấy buồn khi con một lần nữa rời xa, bởi con biết đem kinh nghiệm có từ quá khứ áp dụng cho hiện tại. Vết thuơng lành theo với thời gian. Cuộc đời mới bắt đầu trước mặt. Con thêm lần rời căn nhà nhỏ êm đềm, bỏ lại những tháng ngày không dễ có trong đời với nguời mẹ già tóc trắng lưa thưa, đôi tay yếu nhưng niềm tin vững chãi. Tin vào từng hạt giống tốt gieo trồng, sẽ đơm hoa kết trái mai sau. Sẽ cho con bóng mát an lành, đẩy lui dần những chông gai, giông bão của đời con.

Cả một đời, mẹ chưa bao giờ thử đi tìm niềm vui ở bên ngoài. Mẹ dành hết trọn năm tháng, ngày giờ cho gia đình, cho cháu con và người khắp chốn gần xa. Người mẹ ấy chưa một ngày cắp sách đến trường. Không đọc được chữ nhưng chừng đọc thấu lòng người, bằng sự cảm thông sâu lắng bên trong. Không còn cha để cận kề như chiếc bóng theo sau , mẹ nhận ra suốt đoạn đời dài chưa từng sống cho riêng mình, chỉ sống bằng trách nhiệm với tình thương. Hai thứ trộn lẫn vào nhau không tìm ra ranh giới, bến bờ. Cảm giác hụt hẫng, chơi vơi nhiều quá đỗi, biết làm gì cho qua những tháng ngày còn lại bây giờ, khi cây đại thụ trong đời trốc gốc, trả thân vay mượn về cho cát bụi. Thoáng nhìn trên bàn thờ Phât, còn đó mõ chuông và xâu chuỗi bạc màu nhiều hột đã mòn. Mẹ không còn cảm thấy bơ vơ bởi đã tìm ra nơi nương tựa từ đây. Từ đó những đứa con quen nhìn hình ảnh mẹ, mỗi sáng, mỗi chiều ngồi lần chuỗi lâm râm câu niệm Phật.

Nhà xưa có những ngày con ghé vào thăm, cảm nghe trống vắng, u buồn vì không thấy mẹ ngồi tay lần xâu chuỗi hột màu nâu. Hình ảnh mẹ từ bi, thanh thoát, đẹp tựa đức bồ tát Quán Âm trong mắt của con. Bình nước nóng cắm dây để sẵn, cạnh những hũ cream, đường với mấy loại cà phê khác nhau theo sở thích các con. Mẹ đau nằm vùi ở trong phòng, nhưng trên chiếc bàn cạnh bếp, bữa ăn sáng dành cho con để sẵn. Những đứa con trai lòng ngập lo âu, bởi ngoài thăm hỏi, nắn xoa những đốt xương đau không làm được gì hơn cho mẹ. Chợt thấy hạnh phúc làm sao những ngày mẹ khoẻ và vui. Dù ngay lúc ấy có thể sẽ nghe câu quở trách, hay nhắc nhỡ rằng hãy tìm xem lỗi lầm của mình ở chỗ nào, thay vì giận trách người làm cho mình khổ.

"Con dâu là con nhà mình". Câu nói của người xưa có lẽ đúng với mẹ nhiều, bởi trong lòng mẹ đứa con nào cũng ước mong được sống an vui, không muốn khổ đau. Chỉ cần nhìn thoáng qua nét mặt, mẹ dường như thấu rõ nỗi khổ tâm của những đứa "con nhà mình" bên cạnh đám con trai. Một lời khuyên, một câu an ủi chân thành, đã góp phần không nhỏ giữ lại gia đình khi sóng gió. Mẹ không đắn đo khi biểu lộ tình thương, nói cho con biết nỗi buồn phiền của mẹ khi nhìn con không hạnh phúc. Tình của mẹ cho con là tình thương không phân biệt, cho đi nhiều vẫn mãi tràn đầy. Có những ngày mẹ bước thấp, bước cao sau khi nấu vội tô cháo cảm mang cho con dâu bệnh. Đôi tay dù đã yếu, vẫn ân cần hỏi con có muốn cạo gió hay nấu một nồi xông bằng nhiều thứ lá cây. Mẹ thương từ con đến cháu, thương luôn những đứa trẻ thơ theo chân mẹ bước đi thêm bưóc nữa, nhập vào gia đình lớn để đàn cháu của mẹ ngày càng đông. Mẹ thường lặng yên ít nói hơn nghe, dù vậy không thiếu những tấm lòng dành cho mẹ dù ở bên kia hay ở nơi đây. Có những cô bé hàng xóm nơi đất Mỹ, vào ngày cuối năm hay thỉnh thoảng ngày rằm, đã mua hoa đem đến tặng cho bà cúng Phật. Mẹ có lẽ quen dần những tiếng gọi thân thương bằng bà nội hay bà ngoại, của đám trẻ không phải ruột rà mà vẫn thật gần.

Không phải dễ cho lần từ giả. Mẹ bưóc lên xe lòng bùi ngùi nhìn lại ngôi nhà. Thương làm sao những đứa con trai, đã chọn chỗ ở xa phố chợ để gần bên nhà mẹ. Chưa kể thêm lũ cháu, quyến luyến không rời bà nội già nua. Những bài hát trẻ thơ học từ nơi mẹ, thường được hát lên trong nỗi hân hoan những lúc sang thăm. Mẹ còn luyến lưu cả những con dâu, đã thay con gái chăm sóc mẹ vô cùng chu đáo trong khoảng thời gian dài vừa bỏ lại phía sau.

Chiếc xe rời khoảnh sân buồn. Cây trái mẹ trồng trong sân nhà cũng vô thuờng cằn cỗi khác chi thân của mẹ bây giờ. Ở đâu cũng chỉ là cỏi tạm thôi. Cả mẹ và căn nhà nhỏ đều không qua vòng sinh diệt. Mẹ nở nụ cười, đưa tay vẫy lại khi nhìn những bàn tay bé xíu đưa lên, gởi những nụ hôn cho bà nội ngày về nơi ở mới.

quỳnh my
Nguôn : http://www.quynhmy.blogspot.com/
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nhung ang van cua Nguyên Thảo
Reply #5 - 29. Jul 2008 , 14:44
 
Xin ggi đến cả nhà đoản văn ngắn của bạn hiền Nguyên Thảo

Friday, July 25, 2008

Mây hạ về đâu


Anh thường hỏi mây hạ về đâu? Từ điểm bắt đầu trên hiện tại, em tập đi không ngoảnh lại phía sau. Sáng nay dưới tàng cây phượng rộng theo tháng năm mầu kỷ niệm, em muốn kể. Kể thật nhiều cho anh nghe về mùa hạ ở đây.

Từng cơn mưa đến rồi vội đi không kịp ướt đất khô. Đám mây trắng từ phương nào bay trở lại, không kịp che mặt trời gay gắt. Có nguời mẹ ngày càng ngại ngần nắng hạ. Ngại ngần quanh nóng và mưa chen nhau lúc ra ngoài để khi trở về khốn khổ xác thân. Tuần một lần vào lúc nắng chưa lên, em lái xe qua con đường nối liền từng ngôi nhà của những đứa con gái tới người cha an nghỉ giữa cỏ hoa. Mùa hè, vắng đám học trò làm đường quen bớt chộn rộn, ngược xuôi. Người từ chốn khác ghé qua bớt phần nào than thở. Nắng chói, lòa đôi mắt. Mưa tạt, buổi trưa dài. Từng giòng xe tiếp nhau vút qua, làm chùng bước người phương xa ghé lại. Dẫu tính cố hữu là chậm rãi, cạnh nhịp sống trôi nhanh. Nhưng rồi em cũng phải vượt qua, như đã từng vượt qua những vui buồn xâu tiếp vào nhau.

Bàn tay run trên đôi chân không vững, không điểm tựa nào ngoài khoảnh trống chung quanh. Không biết tự bao giờ, mẹ không còn tự tay thắp nhang. Em quỳ trên đám cỏ xanh trộn lẫn nhiều cỏ úa tiêu điều vì nắng nóng. Tay cầm bật lửa, tay kia đưa lên che gió, cuối cùng rồi cũng đốt được. Mẹ cắm những nén nhang em trao vào chiếc lư hương bạc màu. Em lạy trong câu khấn của mẹ quanh tiếng hót lũ chim chuyền cành. Từ sau lần giải phẫu, mẹ buồn bởi không thể nào quỳ lạy cùng con. Khi mẹ ngồi lên bệ đá, em thấy nhiều sợi tóc mới mọc, lấp lánh như tơ trời qua đốm nắng dọi trên đỉnh đầu của mẹ. Sáng nay em chợt thấy trong gương. Tóc em và tóc mẹ giờ đang có trong nhau, anh có biết? Mẹ từng là em ngày trước rồi em sẽ là mẹ ngày sau. Chuỗi vòng tròn không thấy điểm tận cùng, lúc nào cũng trăn trở trong em năm tháng trở lại đây. Trong nỗi biết mà sao còn trăn trở. Tự dưng em muốn hỏi, anh có hạnh phúc không khi bám những vòng quay?.

Bên phần mộ, mẹ ngồi giữa từng vòng khói tỏa hương tan loãng hư không. Trong phút chốc em mơ thành mây trắng, nương cánh gió bay xa. Mùi nhang khói quyện đầy trong khoảnh khắc. Hơi hương dẫu ngạt ngào, còn lại gì đâu! Mẹ biết thế nên an ổn, bình thường với những cây nhang thật ngắn, không khói, không hương thắp ở nhà.

Rất ít khi nhớ mà đem theo cuộn ống nước nối vào, em hứng nước với chiếc xô bằng nhựa mẹ để sẵn trong xe. Lòng mẹ lúc nào cũng lo cho người, còn thêm nặng lòng lo cho cỏ, cho hoa. Hai cây trúc đào trồng mùa hạ trước, cây này lớn cao trổ nhiều hoa, cây kia èo uột. Mẹ băn khoăn xa xót nhìn cây tựa lũ con. Đứa còi cọc, cạnh đứa mượt mà tươi thắm. Em vừa tưới nước vừa nhìn những cánh hoa tàn, gió thổi úp mặt lên trên những cọng cỏ khô ngày hạ. Cỏ và hoa giờ là một. Cỏ úa, hoa tàn. Người cha về cùng đất trộn lẫn trong hoa và cỏ. Xấu đẹp hay héo úa, thua hơn một đời chỉ còn lại nơi đây cát bụi.

Ta thấy hoa có rác
Ta thấy rác có hoa
Ta thấy người và ta
Vòng nhân duyên bất tận

Ta thấy đời lẩn quẩn
Ra vào cửa tử sanh
Ngày trôi qua mong manh
Hoa tàn lại thành rác

Ta rời xa bến giác
Ta ngụp lặn biển mê
Câu kinh dài lê thê
Ta niệm hoài không thuộc

Ta đi không thắp đuốc
Mò tìm vết chân như
Chỉ thấy bóng phù hư
Từ tâm ta vọng khởi...

(Diêu Linh)

Em thầm nghĩ, sẽ đọc cho mẹ nghe bài thơ này trước khi mẹ đi nghỉ đêm nay, bất chợt nghe những câu nói thốt ra trong khoảnh vắng.

- Nắng từ bên này dọi xuống, không có bóng những cây sồi làm dịu bớt phần nào như phía bên kia, nên cho dù được chăm sóc nâng niu cây vẫn không tuơi tốt. Đời người cũng không qua khỏi chuỗi nhân duyên huống chi sự sống của cây.

Như người làm vườn cần mẫn, chọn giống quý, bằng không cũng là những hạt tốt lành trước khi gieo xuống. Đất được chọn là thức ăn nhiều dinh dưỡng, nước diụ dàng thấm đẫm từng ngày, như giòng sữa mẹ dành cho con bé bỏng. Rồi quan sát, nâng niu không chạm dù rất khẽ, những mầm non từ sự sống hình thành. Dành sẵn cho cây nơi chốn rộng hơn, tiếp tục chăm bón, bảo vệ cho đến ngày đơm hoa kết trái. Hiền Hòa nói với em người làm vườn có điểm giống người tu. Chọn nhân trước thay vì lo quả xấu. Chăm sóc, giữ gìn đúng cách là nhân duyên tạo kết quả về sau.

Lẽ ra em an lòng về mẹ, nhưng đôi mắt mẹ trong khi nói vẫn xa xăm. Đã bao nhiêu ngày qua đi như thế ở đây. Em bỏ tất cả để trở thành chiếc bóng bên mẹ. Hay ngược lại- mẹ theo em lặng lẽ hơn bao giờ. Hai mẹ con thường im lặng, chỉ đối thoại khi cần như cùng giữ cho nhau khoảng sâu lắng bên trong. Nếu anh hỏi có buồn không? Câu trả lời của em sẽ là không. Em đã tìm, đã thấy và có niềm vui của người biết sống một mình. Cảm nhận đó dường như không phải từ khi em bước vào chùa, mà chính là khi em quay lại con đường bỏ dở từ lâu. Khác chăng, thuở đó trong đôi mắt thế gian em là "già khi trẻ". Bây giờ, niềm an vui bên hoán đổi không hay thành tạo nụ cười an lạc, dù thời gian qua vội trên nhiều xáo động.

Em vẫn thường nghe nói mẹ là người hạnh phúc.Thật ra người hạnh phúc bây giờ em biết, là em. Được đi theo đoạn cuối gập ghềnh, bên chiếc xe già cỗi đang cố sức leo lên con dốc, em học cùng chia sẻ được nhiều. Càng thương mẹ càng nhìn thấy vòng quẩn quanh dài vô tận. Bốn lần giải phẫu trên một phần thân thể, luợng thuốc mê càng về sau tác dụng càng cao. Mẹ sống giữa quá khứ lẫn vào trong hiện tại. Có lẽ cuộn băng đời thu mãi đã đầy, giờ đến lúc chậm quay trở lại. Thương làm sao đôi lần hốt hoảng, mẹ hỏi em:

-Ông ngoại giờ nơi đâu, đã mất hay còn? Rồi ông sống ra sao? Dì con nữa, ra sao? Mẹ có gởi tiền nuôi họ hay không? Rồi mẹ có cúng dường, có lo cho trẻ mồ côi, hay quên tất cả những việc từng làm?

Em thật mừng bảo mẹ an tâm. Mẹ quên, em nhắc, không để gián đoạn, vì thời gian bây giờ còn lại không nhiều. Một lần, mẹ trả lời điện thoại.

-Dạ thưa Thầy con khỏe. Ăn ngon, ngủ yên vì mỗi đêm có con gái nằm bên. Nó thức dậy đấm bóp khi nghe trăn trở. Mà bây giờ mổ xong tự nhiên không còn đau nhức, nhưng con gái cạnh bên trông chừng giấc ngủ cho con.

-Dạ hết lo buồn, vì có nghĩ, có lo cũng không được như mình muốn. À! Con quên không niệm Phật, không còn nấu ăn, cũng không nhớ những ngày ăn chay giống trước đây.

Mẹ hồn nhiên như cỏ như cây lay động theo nhân duyên có mặt. Tập thể dục và niệm Phật, mẹ làm khi được nhắc mỗi ngày, cả hai việc cùng thực hành trong vô thức. Đầu mùa hạ, hai mẹ con sửa soạn đi chơi xa. Vùng biển bờ cát trắng, nước trong xanh gợi nhớ biển Nha Trang bên nhà. Người bà con ở Tampa nhiều lần mời gọi, không ngại ngùng bày tỏ tình thương. Mẹ nhìn em miễn cưỡng, thoáng vẽ bất an trong câu hỏi sẽ ở đó bao lâu?

-Một tuần qua nhanh lắm mẹ ơi!
-Sao không hỏi ý. Mẹ nghĩ hai ngày thôi là đủ.

Em cười, nhắc lại. Mẹ không nhớ lời than bị giam trong bốn bức tường ngày này qua ngày khác. Con một đàn nhưng lúc cần không đứa nào cạnh bên. Té gẫy xương hai lần cũng vì đơn độc một mình. Một chuyến nghỉ mát cùng con nơi miền biển nhiều năm không dám nghĩ. Chỉ hết lòng nghĩ lo cho lũ con hụt hơi kiếm sống. Bây giờ em biết quý từng ngày, khi thấy mẹ tự mình thở được, rời xe lăn và cả walker, chỉ còn lại bên mình cây gậy nhỏ. Em muốn mẹ đi những bước thảnh thơi, đến nơi chưa đến như rong chơi cỏi tạm. Mẹ chắc chưa quên những lúc oằn mình vì cơn đau ngày nối ngày đêm nối đêm, thèm được thở khí trời, được đi trên chính đôi chân. Phải qua bao ngày gian khổ, khó khăn trong luyện tập, mẹ mới có sinh hoạt tạm bình thường trở lại, làm sao không quý an vui hiện tại. Thêm người anh thương mẹ nhất đời, âm thầm lo cho mẹ, cho em.


Cây cầu dài bắt qua con sông. Gió và nắng, cát và biển. Những cây phượng đỏ nở rợp trời quanh cây trái quê nhà nhìn thấy ở Tampa. Ngắm nhìn thỏa thích mỗi ngày. Nỗi lo ngại sức khỏe mẹ không chịu nổi đã phai dần. Mẹ vui nhiều trong căn nhà ở ngoại ô, với ao nước, vườn cây và nhiều thứ rau giống như hồi ở VN. Phòng dành cho hai mẹ con có cửa sổ nhìn ra đường, nhiều bóng cây che mát khoảnh sân. Nơi chiếc bàn bên khung cửa em ngồi đọc những lá thư không phong bì, ngỡ như em chẳng đi xa. Mẹ ngủ và thức theo giờ quen thuộc. Em mừng hơn, bởi không cần nhắc mẹ vẫn nhớ mang theo xâu chuỗi, ngồi bên giường niệm Phật. Buổi trưa ở đây chỉ cần thêm bản hòa ca của lũ ve, là em được sống trọn vẹn những mùa hè đã mất. Khác chăng ngày xưa em chưa biết nghe hoặc nhìn. Chưa biết hưởng hạnh phúc trong hiện tại. Buổi trưa ở đây êm đềm quá. Em lắng nghe hai bà mẹ già ngồi nhìn cây lá sau vuờn, kể chuyện ngày xưa. Mẹ nói với nguời cô bà con bằng tuổi mẹ, trên đường đời có duyên gặp nhau hoài.

-Hồi đó, mỗi lần cô từ Saigon về đi ngang nhà, tôi phải chạy ra bìa rừng lánh mặt. Quần áo chỉ có một bộ lành lặn mặc đi bán mỗi ngày. Về nhà, không dám gặp ai. Nhớ, muốn gặp cô nhưng lại quá tủi thân. Buồn khổ nhất là đám trai làng hay kéo tới nhà. Người tôi càng muốn tránh là người có lời hứa hôn giữa cha mẹ đôi bên.
-Vì sao phải tránh?
-Vì họ giàu, lại học ở Saigon. Người đó theo tôi nhắc lời giao ước nhưng tôi chối bỏ. Họ buồn đi biệt không về. Sau này ông ấy xin Cha tụi nhỏ đem con trai lớn của tôi về Saigon đi học mấy năm. Người mang nặng ân tình đó đã ra đi sớm. Nghĩ ra, tôi vẫn có duyên để gặp lại người ta, gặp lại cô và được cả hai người cùng giúp những khi hoạn nạn.

Em ngước nhìn khuôn mặt người cô của mẹ. Năm tháng dù để lại nhiều dấu vết của thời gian, vẫn còn đọng lại nét đẹp mặn mà của thời xuân sắc.

-Bây giờ mình còn được gặp nhau là quý, là vui rồi. Hồi đó tôi sướng nhưng bây giờ tôi khổ.

Mẹ ngạc nhiên:

- Là nỗi khổ gì, cô nói được không?

Người cô già đôi mắt trở nên buồn. Em thấy có ngấn nước đọng hai bên khóe:

-Con một bầy. Đứa yên ổn, đứa long đong. Đứa có gia đình, đứa đơn lẻ. Làm sao tôi an tâm vui sống tuổi già như nó muốn.

Mẹ nghĩ ngợi, đắn đo rồi chậm rãi trong câu nói.

-Mỗi đứa đều có cuộc đời riêng. Không mẹ cha nào lột da sống đời với con. Bây giờ cô chỉ cần sống an vui. Để ý, chăm sóc sức khỏe của mình cũng là thương con, thương cháu. Mình có buồn lo thì đời tụi nó cũng đâu thay đổi. Biết đâu nó không nợ nần ai nên được cuộc sống một mình. Hơn nữa cả đàn con đứa nào cũng hiền thiện, nên người. Tôi nhìn cô được con trai lo từ ly nước, từ bữa ăn. Đưa cô đi khắp chốn từ sau khi đoàn tụ, cảm thấy lòng vui vì phước báu của cô.

Đám sương mờ che ngang mẹ đã tan. Em bước tới bên hai người mẹ, bóp nhẹ đôi vai gầy của bà mẹ thương con quên sức yếu, vòng tay rã rời không sao ôm trọn đời con.

-Những lần bà qua thăm mẹ, con thấy bà cười hoài, nên hay nhắc mẹ về nụ cười an lạc đó. Đâu ngờ trong héo ngoài tươi! Nhìn cậu qua tuổi 60 còn nắm tay dắt mẹ đi, ngồi chẻ từng lóng mía lau nấu nước, hái trái trong vườn xay sinh tố cho mẹ uống. Để ý từng giấc ngủ, bữa ăn....Phước đó không mấy người có được. Mẹ con từng gần nỗi chết nên biết quý những gì mình đang có. Đi thăm bà cũng đem Phật đi theo. Mẹ không lo lắng buồn phiền nhiều giống như bà.

Bà chớp mắt nhìn em, kèm nụ cười hóm hĩnh

-Bà nghe câu niệm Phật vẳng ra mỗi buổi sáng chứ sao không? Còn biết có đứa làm tỳ nữ theo phò thái hậu, hay cười vì biết mình có phước nhiều. Con đừng lười biếng, nằm nghe niệm Phật mãi quên phận sự coi chừng mất việc!

Những ngày nơi xứ biển qua nhanh. Mẹ đi trong nắng gió mỗi ngày mà như không biết mệt. Cảm động nhất vẫn là được đưa đến viếng những ngôi chùa và thiền viện chung quanh.

-Đây là những thiền viện và chùa mà con chở cả nhà tới cầu nguyện cho dì trong kỳ giải phẫu vừa rồi. Sợ sức dì không chịu nỗi con chỉ biết cầu xin chư Phật, chư Bồ Tát từ bi gia hộ, bên cạnh những việc lành hồi hướng đến dì.

Mẹ cảm động qua từng lời nói. Cậu quý thương người chị bà con bằng tuổi mẹ mình nên gọi bằng dì, xưng con từ lần gặp đầu tiên. Em không ngạc nhiên về sự chân thành, mộc mạc dễ thương của những người miền nam, vùng quê ngoại. Bằng tuổi mẹ được xem như mẹ, không phân chia vai thứ họ hàng. Ngày mẹ từ bệnh viện về nhà, cậu gởi tặng món quà kèm theo mấy giòng thư. "Đây là những hột ngũ cốc khô có tác dụng giảm đau nhức và thư giãn. Con bỏ trong túi vải này may lại. Dì bảo các em heat nóng rồi để lên trên những chỗ đau. Con mong dì mau hết bệnh để lâu lâu con đưa má qua thăm. Những hột khô này của đứa em vợ từ Canada gởi. Ai cũng thương dì. Dì ráng khỏe con mừng".

Ngày nhỏ, em thường hay nghe anh chị nhắc tên người cậu bà con. Cậu ở Saigon, là thần tượng của đám con trai miền tỉnh nhỏ. Người phong trần ngang dọc một thời, mãi đến mấy mươi năm sau em mới gặp ở đây. Cậu luôn là người có chỗ đứng đẹp trong lòng của mọi người. Giản dị, chân thành thêm lạc quan, vui sống. Sau lần lái máy bay bị rớt bên này. Sống sót, lành lặn trở về cậu hiểu thêm ra hạnh phúc đích thực quanh cuộc sống là những gì hiện có. Nỗi e ngại vì khoảng cách không gần của mẹ hết dần, sau một ngày đêm trong căn nhà ấm áp tình thương. Em thong dong đi bên cạnh, mẹ ngồi trên wheelchair để cậu đẩy khắp mọi nơi. Mấy đứa em gọi thăm từng buổi sáng, buổi chiều. Nghe như có nỗi băn khoăn trong câu nói rộn vui.

-Mẹ ở Houston hơn 25 năm mà không dễ dãi với đất nhà. Cứ ra nắng là về bệnh nhưng lại vui trong nắng phương xa. Phần chị, nói cho em nghe biển Florida có ấm, có trong? Cát có trắng và chị có thấy con dã tràng nào đang se cát? Không chừng nó chính là em. Làm hòai, mỏi mệt nhiều vẫn ở điểm khởi hành. Em ganh với hạnh phúc chị đang hưởng. Lo cho con xong, biết mẹ có còn để em được đi xa một lần với mẹ trong đời.

Mặt trời lặn, cơn nóng giảm dần theo chiều dẫn vào đêm. Em được hỏi và gật đầu khi nghe hai tiếng "biển đêm". Vầng trăng 14 dịu dàng tỏa sáng. Mọi người ngồi lại phía trên ngắm trời sao, Em rảo bước đi về bờ cát trắng. Trong khoảng tối mờ nghe biển thì thầm. Bài hát ngỡ quên lâu chợt sống lại đêm nay. "Nha Trang ngày về, mình tôi trên bãi khuya..." Chỉ tới đó rồi khựng lại. Tâm thức bây giờ không dẫn dắt em đi xa quá những gì trong tầm mắt. Không "bâng khuâng lòng tôi khóc, như oan hồn trách móc, ...". Nơi bờ biển đêm, xưa em đã khóc. Khóc vì không chấp nhận mọi điều tuần tự đổi thay. Em nghĩ "tình yêu bất diệt". Em khóc khi nghe lời nói thì thầm như tiếng gió vỗ về. Ngày sẽ qua, đời sẽ khác. Những gì thuộc về hôm nay không phải của ngày mai. Khi biết sống, bằng lòng hiện tại, mình sẽ thấy niềm vui. Những con sóng bạc đầu xô tràn bờ, nước ấm mơn man hai bàn chân trên cát. Em muốn thì thầm cùng biển đêm nay. Mình là con nước xuôi giòng trôi ra biển. Đã gặp nhau, sẽ gặp nhau và có trong nhau. Lòng mở rộng thênh thang cùng với biển. Em thấy đất nối trời, nước nối trăng qua những cầu mây. Cậu đi lần về mé biển, hỏi em đã hài lòng chưa khi có đủ trăng sao cùng trời biển quanh em. Và từ điểm này, em cứ bước thẳng về phía trước sẽ gặp vịnh Mexico thuộc về nơi chốn của em.

Hành lý lúc đi gọn, nhẹ, ngày về bỗng chợt kềnh càng. Hai thùng trái vải hái từ cây trồng ở vườn nhà, là niềm vui cho em và mẹ. Nhưng vui không đến từ trái ngọt mà đến từ hai buổi chiều cậu dẫn mẹ và em sang căn nhà cũ. Cậu muốn mẹ có dịp ngắm hai cây vải trái chín đỏ trên cành. Muốn mẹ ngồi dưới gốc cây, bẻ bớt những nhánh lá từ chùm vải màu đỏ rực vừa chuyền trên cây xuống. Kèm theo là bẹ chuối sứ chín vàng, thêm bó lá giang mẹ mong có đã lâu, để nấu nồi canh chua như mấy mươi năm trước nơi quê nhà của mẹ.

Chiều phi trường Tampa nắng. Trong mẹ, trong em cảm nghe như nắng ấm hơn. Em ôm từ giã những người mang tấm lòng thành. Dặn dò người mẹ quẳng gánh lo, vui sống cùng con. Cậu hỏi xin nhân viên phi trường để đi qua cổng an ninh, đẩy mẹ vào tận nơi xếp hàng chờ máy bay cất cánh. Một tuần lễ nghỉ làm đưa mẹ đi quanh như chưa đủ, cậu nắm tay dặn dò

- Mùa nhãn năm sau dì qua hái trái với con. Chắc đất nơi đây hợp nên dì vui và khỏe. Hay dì về ở luôn đây để con chăm sóc hai bà mẹ cho có bạn.

Máy bay rời phi đạo. Phía dưới còn nhìn thấy cây cầu băng ngang vùng nước nối sông cùng biển. Ngang trời, từng đám mây cuộn lại như tấm lụa dài, bay lơ lửng giữa không gian màu xanh biếc.

Thôi anh đừng hỏi, chiều nay mây hạ về đâu. Mây vẫn trôi, trôi trên buộc ràng của tin yêu, của tấm lòng mang theo, bên ngày tháng xứ người. Riêng em đã hết hỏi thầm. Mai anh về đâu? Mai này em sẽ về đâu?

Quỳnh My

http://www.quynhmy.blogspot.com
Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra