Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tình Cha  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 8
Send Topic In ra
Tình Cha (Read 17852 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #45 - 02. Jun 2010 , 15:58
 

Xin mời cả nhà xem 4 videoclips hay do Tuyết Lan gởi đến.



Cha, con và chú chim sẻ


Người cha già hỏi đi hỏi lại chú chim trong vườn là gì khiến đứa con bực mình, đánh vần từng chữ "chim sẻ". Người cha buồn bã, đưa cho con cuốn nhật ký về những ngày con là một đứa trẻ, người con đã lặp lại câu hỏi tới 21 lần nhưng ông vẫn hạnh phúc, ôm con trong lòng và kiên nhẫn trả lời 21 lần.






Nhịp điệu trái tim


Le Coeur est un Métronome (Nhịp điệu trái tim) của nhà làm phim người Pháp Jean-Charles Mbotti-Malolo kể về xung đột giữa cha và con do con cái khi trưởng thành thường thấy gò bó và hay phản kháng trước những khuôn phép của cha mẹ





Cha và con gái

Father and Daughter của tác giả người Hà Lan Michaël Dudok De Wit đoạt giải phim ngắn xuất sắc tại Oscar 2000. Đây có lẽ là video về cha con được chia sẻ nhiều nhất trên Internet, khẳng định tình cảm vẹn nguyên của con gái với cha.





Tình yêu vô điều kiện của người cha

Video "I can only imagine" là câu chuyện có thật về người cha (Dick Hoyt) đặt đứa con tật nguyền (Rick Hoyt) lên thuyền, xe lăn... để tham gia nhiều cuộc thi. Tính đến tháng 9/2009, cả hai đã góp mặt trong 1.009 sự kiện thể thao. Khi được hỏi anh mong mỏi điều gì nhất, Rick nói: "Tôi muốn cha tôi ngồi trong xe đẩy để tôi có thể đưa ông ấy đi một lần".



Back to top
« Last Edit: 02. Jun 2010 , 16:10 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Tình Cha
Reply #46 - 16. Jun 2010 , 13:16
 
MỪNG NGÀY CỦA CHA



Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.

Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.



BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH



Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.

Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...

Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.

Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng  suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.

Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.

Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.

Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.

Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.

Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.

Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.

Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.

“Này Tammy”

Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”

“Bố thương con nhiều.”

“Con cũng thế. I Love You!”

Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)

Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...

Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.

Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.

Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”

Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.

Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.

Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.

Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.

Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”

Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.

Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.

Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời.

Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”

Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.

Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.

Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

Happy Father's Day

Mừng Ngày Của Bố

Mừng ngày Quân Lực 19/6/2010.




Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #47 - 16. Jun 2010 , 19:19
 
...


Tình Cha


Trong cuộc sống nhân sinh, con người sống không thể thiếu tình thương, song nói đến chữ “tình” thì không có thứ tình cảm nào có thể sánh bằng tình thương của cha mẹ. Đó là một thứ tình yêu thiêng liêng, cao cả, mênh mông sâu xa như biển thẳm không bờ. Một thứ tình thương không đối tượng so sánh, cũng chẳng bút mực, ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có thể tạm ví như ngọn Thái Sơn hay nước trong nguồn chảy ra.

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.


Tuy nhiên, tình thương cha mẹ dành cho các con còn hơn thế nữa. Ngọn Thái Sơn dẫu có uy nghi, hùng vĩ bao nhiêu cũng không thể mãi đứng hiên ngang bất diệt và nước trong nguồn cũng có khi phải cạn. Nhưng tình cha nghĩa mẹ thật khó nghĩ bàn, không vơi đầy thay đổi theo dòng chảy của thời gian. Tình thương cha mẹ đã trở thành suối nguồn bất tận, tích tụ, vun bón từ bao đời và thẩm thấu thành máu xương, gan thịt của người. Chỉ một việc tưới tẩm cuộc đời con, dù các con có ngoảnh mặt hay hân hoan đón nhận thì tình thương kia vẫn canh cánh bên lòng không một chút lãng xao, luôn âm thầm chở che, dìu dắt và dõi theo từng bước chân bé bỏng của con đang chập chững bước vào đời. Tình cha, tình mẹ sẽ mãi mãi là một bản tình ca muôn đời bất diệt của các con. Tình thương ấy nào có khác nhau, xuất phát từ một thể mà được biểu hiện qua hai khía cạnh cuộc đời.

Nói đến tình mẹ thì dường như ai cũng dễ dàng cảm nhận được, bởi đó là thứ tình thương ngọt ngào, gần gũi, thân quen bằng cử chỉ âu yếm, vỗ về, nâng niu, bảo bọc với những ngôn từ nhẹ nhàng, trìu mến v.v… luôn đem đến cho con một cảm giác êm mát, dịu hiền, một suối nguồn hạnh phúc trào dâng. Mẹ lúc nào cũng quấn quýt bên con, luôn chia sẻ với con những vui buồn, được mất, những nỗi niềm tâm sự nhỏ to, đáp ứng mỗi yêu cầu và ước muốn của con. Tình mẹ là thế, còn tình cha thì sao? Cha không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau giống mẹ. Tình cha vừa thâm trầm, lắng đọng vừa nghiêm khắc giá băng, nhưng cũng rất dạt dào, dịu ngọt nếu ai đó biết tận hưởng được tấm lòng cha:

“Tấm lòng cha một đời con đâu hiểu
Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào
Tuy giá băng nhưng sâu thẳm dạt dào
Cho mà chẳng mong chút nào đền đáp”.


Tình cha không những lai láng dịu mềm như dòng nước mà nó còn ấm áp, đượm nồng như vầng thái dương, uy nghi sừng sững, oai hùng như núi Thái luôn che chắn bão giông cho con được tắm mình dưới bầu trời quang đãng. Cha âm thầm, lặng lẽ như chiếc bóng theo sát cuộc đời con và che chở con bằng bóng râm mát dịu của đời mình:

“Do tình cha muôn thuở vốn không lời
Trong lặng lẽ, âm thầm như chiếc lá”.
Và: “Bên đời con, cha một bóng âm thầm
Luôn che chở bằng bóng râm mát dịu”.


Đúng vậy, tình cha là như thế đó, thật thâm trầm và sâu thẳm mặn mà, nếu chúng ta không có cái nhìn tinh tế và cảm nhận sâu sắc thì không dễ gì thấy được tấm lòng cha:

“Buồn hay vui cha cũng không để dạ
Khóc hay cười cha để cả trong tim
Như đại dương lòng biển cả lặng im
Trong sâu thẳm tiềm tàng nhiều bí ẩn”.

Nếu ai đó thử trầm mình vào thế giới của cha, thì sẽ khám phá ra một kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim thương yêu vô bờ bến của cha, một tình thương dạt dào bát ngát như biển trời, chẳng khác nào tình thương của mẹ. Nhưng tình cha hiếm khi biểu lộ ra bên ngoài mà nó biểu lộ bằng sự âm thầm lặng lẽ lại mộc mạc đơn sơ. Chính sự âm thầm lặng lẽ, không lời của cha đôi khi làm cho các con vô tình lãng quên đi sự hiện diện của cha trong cuộc đời mình. Cũng vì thế mà hình tượng người cha hiền kính yêu của chúng ta bị lu mờ bên ánh hào quang rực rỡ của mẹ trong hầu hết các áng văn thơ. Trong kho tàng văn chương của nhân loại, có biết bao áng thơ văn ngợi ca về mẹ với đầy đủ chi tiết hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất. Đó cũng là niềm kiêu hãnh, là điều diễm phúc của tất cả những người con. Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh người cha lại mờ ảo, nhạt nhòa khiến cho cõi lòng một vài người con phải xít xa tê tái. Thử hỏi trong áng văn thơ đã có được bao nhiêu bài nhắc đến tình cha. Có không ít nhà văn, nhà thơ đã viết rất nhiều và rất dạt dào về mẹ, nhưng cả cuộc đời chưa một lần viết để tặng cha. Điều đó phải chăng vì ngôn ngữ thiếu từ hay cha là người hùng hổ, bạt bẽo, thiếu trách nhiệm, thiếu tình thương mà khiến cho hầu hết mọi người đều vô tình lạnh nhạt với một tình yêu cao cả không thể thiếu trong cuộc sống thành nhân.

Không, cha không là người bạt bẽo, hùng hổ, cũng không phải là người thiếu tình thương trách nhiệm. Ngược lại, cha là người luôn chu toàn bổn phận, luôn ngọt ngào, nồng ấm bên cạnh cuộc đời con. Chỉ lặng lẽ bên con như bóng với hình, từng bước chân con đi luôn có bóng hình cha đều bước. Nếu mẹ là lời ru đưa con vào giấc ngủ thì cha sẽ là tiếng đàn giữ cho lời ru thêm ấm mãi. Nếu mẹ là mặt đất ôm ấp đàn con, thì cha sẽ là bầu trời trong xanh cho con vươn mình trong nắng ấm. Cha lo lắng cho con từng miếng ăn giấc ngủ, chăm sóc con lúc nóng lạnh ấm đầu, dạy dỗ con từ lúc bập bẹ ê a cho đến ngày khôn lớn trưởng thành, cha vẫn mãi lo cho con đến hơi tàn tắt lịm, cả đời cha cặm cụi lao nhọc chỉ vì hạnh phúc của đàn con thân yêu. Vì cuộc sống ấm no trọn vẹn đôi đường tinh thần vật chất của các con, cha hy sinh nào có ngại khổ gì gian nan, cha bươn chải, tảo tần, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương, dãi dầu mưa gió tìm kế mưu sinh để cho các con theo kịp với người. Mặc dầu bận bịu với tháng ngày lao nhọc, cha vẫn không quên dành thời gian chăm chút, dạy dỗ, hướng dẫn con trong đại học trường đời. Cha nhẹ nhàng dìu bước chân con, nâng con dậy mỗi lần con vấp ngã. Cha rèn luyện cho con ý chí kiên cường và lòng quyết tâm, giúp con ươm xanh những ước mơ và hoài bảo của mình, dẫn dắt con thơ làm quen với sương gió, gian khổ để sau này con dễ hòa nhập và vững bước trên đường đời vạn nẻo khi không còn bóng hình cha bên cạnh.

“Trên bước đường đời lắm bụi rơi
Ngàn mây trong mắt chẳng ngừng trôi
Cha đưa con giữa ngàn sương gió
Là để con thêm hiểu nghĩa đời”.

Khi con khôn lớn, trưởng thành với tuổi xuân phơi phới thì cũng là lúc thân cha gầy hiu hắt, khẳng khiu như những cành cây qua thu vàng rụng lá để trơ cành chuẩn bị đương đầu với cái giá lạnh của mùa Đông. Ôi! thật xót xa với tình cha vời vợi-dù sự sống chỉ còn lèo lạt chất vần.

Không ngừng theo bước chân con và thỏ thẻ rót vào tâm hồn con đạo nghĩa làm người. Trong trường đại học của con, nếu mẹ dạy con tình thương yêu và lòng nhẫn nại thì cha dạy con lòng cao thượng bao dung và un đúc trong con lòng trung kiên và ý chí bất khuất, chính vì thế, một người con có thành nhân là nhờ sự thừa hưởng hài hòa giữa tình cha tình mẹ. Thiếu một trong hai yếu tố ấy thì người con đã mất đi phân nửa cuộc đời. Nếu rủi thay thác cha hay mẹ, trẻ thơ kia đâu còn cái tuổi hồn nhiên vô tư:

“Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con đen sì”.


Qua ý nghĩa câu ca dao trên, ta có thể thấy được trách nhiệm và vị trí của người cha đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc đời con. Vì vậy, dù mai đây trên vạn nẻo đường đời, mong rằng các người con đừng bao giờ lãng quên một điều, cuộc sống của ta có được hôm nay là do sự đắp xây và đánh đổi bằng cả cuộc đời hy sinh thầm lặng của cha, từng nhịp thở, từng bước chân ta luôn có sự hiện diện của cha trong đó. Diễm phúc thay cho những ai còn cha xin hãy cố gắng nâng niu, trân quý, phụng dưỡng, kính thờ để chuỗi ngày dài khỏi hối tiếc ăn năn. Đức Bổn sư Thích-ca từng dạy: “Hạnh hiếu là hạnh Phật”, “Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế” v.v... Tất cả điều ấy cũng chỉ nhằm khuyên nhắc chúng ta đừng quên cái đạo nghĩa làm con và biết trân quý những gì đã và đang thừa hưởng từ cha mẹ. Xót thương thay cho những ai bất hạnh không còn cơ hội phụng dưỡng hiếu với cha, đó là sự thiệt thòi lớn nhất trong cuộc đời con không gì bù đắp được. Nhưng nếu ai biết lưu giữ bóng hình cha bằng sự thể hiện qua lời nói, ý nghĩ, việc làm tốt đẹp, thì người ấy đã giữ được bên mình suối nguồn tươi mát thiêng liêng nhất của tình cha.

Mùa Vu Lan dù đã đi qua, nhưng hương sắc của mùa hoa hiếu hạnh không chỉ dừng lại ngay đó mà nó luôn vun bồi và hằng đắp trong mỗi phút giây thực tại của cuộc sống, ngay trong từng tâm niệm của chúng ta. Thế nên, để thể hiện tấm lòng của một người con, xin các anh các chị, các em và tôi, chúng ta hãy cố gắng làm một điều gì đó thật đơn giản mà thánh thiện để cho hương thơm của hoa hiếu hạnh ngàn đời vẫn luôn tỏa rạng, cho đạo lý từ bi từ đây được khai hoa kết trái trong vườn ươm đạo lý nhiệm mầu giải thoát. Tình cha sẽ mãi mãi hiện hữu trên bước đường của những người con đang trực diện quay về.

T.N. Đông Hòa   

Nguồn: Tập san Pháp Luân số 06
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #48 - 16. Jun 2010 , 19:23
 
mydung wrote on 16. Jun 2010 , 13:16:
MỪNG NGÀY CỦA CHA

Cry CryMy Dung thân mến-
MD có biết TL vừa đọc vừa sụt sùi không- Ôi tình cha - nghĩa Mẹ - không bút mực nào có thể diễn tả cho hết ,MD ơi  . Chúc MD có 1 ngày Lễ Cha đầy ắp hạnh phúc nhe
TL Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #49 - 16. Jun 2010 , 19:31
 
Đồi sim của cha và con


...


Cách thành phố ba mươi cây số về phía tây có một vùng đồi hoang sơ, đầy hoa cỏ nằm cạnh một dòng sông nhỏ. Dưới thảm cỏ xanh mướt ven bờ, cộng với những cánh hoa bèo mùa nước cạn vẽ nên nét xanh vàng nhu mì, là giang sơn của hoa cỏ may. Khắp vùng đồi xanh mướt cây lá, mỗi độ hè về tím biếc hoa mua hoa sim. Gió thì tha hồ. Vùng vẫy, nhảy nhót, lả lướt, mang chút mát lành của dòng sông hào phóng ban cho cây cỏ những trận rung rinh khoe sức sống.

Những đám mía tốt tươi ven sông thì khuấy động theo gió bằng âm thanh khác hẳn, lá vẫy thành tiếng lào xào. Nắng quyện hương mật phả xuống, mùi thơm vướng vất từng sợi khí trời giăng qua.

Người đàn ông trung niên cùng đứa con trai đang đi xuyên qua tấm lưới hương của thiên nhiên ấy, mà leo đến lưng chừng đồi. Cảnh vật khiến con người như muốn cùng tan ra, cùng sảng khoái mỉm cười. Trời đã ngả về chiều, cánh đồng lúa ngẩn ngơ nhìn theo những vạt nắng bị cuốn về trời. Những cánh hoa mua có màu tím thanh thanh và dịu dàng, lại càng tím hơn khi hạ đã dạo khúc nhạc cuối, có lẽ để nói với mọi người bằng sắc màu của mình, rằng, tiếc nuối lắm bạn ơi! Những cánh hoa sim màu tím phớt hồng với nhụy dài duyên dáng đã lác đác khép cánh. Mùa sim vừa đi qua, ba mùa ấp ủ từng chút ngọt lành mà dâng tặng những quả sim căng mọng hương trời, vị đất. Những ngọn cỏ may thì thầm, vẫn còn những món quà muộn mằn của mùa hè, hãy đi theo chúng tôi, mà đón nhận! Hai cha con chen vào những bụi cây xanh um, đưa tay theo những kẽ lá, mắt kiếm tìm những món quà muộn mà có lẽ vùng đồi này đã ưu ái dành tặng cho những người con xa.

Đã rất lâu rồi, khi người cha còn là một cậu bé, đã gắn bó với nơi đây. Cậu bé ấy nhà nghèo, một buổi đến trường, một buổi đếm thời gian trôi bằng những bước chân kiếm củi, chăn bò... Tuổi thơ gian khó nhưng được thiên nhiên bảo bọc, giữ cho cậu chất tinh túy của cỏ, của cây, của hoa, của lá, của gió, của sông, của nắng, và của cả những cánh đồng, mà tạo cho cậu tâm hồn đẹp nhất, trong sáng, ngọt ngào và hòa hợp với thiên nhiên. Để bây giờ, khi đã là một người trung niên, nụ cười của ông - của cậu bé năm nào - vẫn trẻ, vẫn hồn nhiên.

Đứa con trai sục sạo trong những nhánh sim quấn dây bụi một cách hăm hở, còn người cha, mỗi lần chạm tay là một lần rào rạo những xúc cảm xa xôi. Ông không phải tìm sim, ông tìm tuổi thơ và những kỷ niệm của một khoảng trời trong veo. Có phải những ngày hè rực nắng ấy, sim cho mình vị ngọt đơn sơ, gió ru mình giấc ngủ êm, dòng sông xanh kia, là nơi mình vẫy vùng mỗi buổi chiều về... Khung cảnh hiền lành nơi đây dệt những giấc mơ đầu tiên của một trái tim lớn màu xanh ngát bình yên.

Cỏ may đã găm hết nỗi niềm vào từng bước chân mà hai cha con vẫn mải mê với những bụi sim đầy dây lá dại quấn quanh. Có vẻ như những trái sim cuối mùa còn lưu luyến vùng đất mẹ mà chưa chịu chìa ra, để mà kết thúc hành trình nhọc nhằn, chắt chiu từng giọt sống, bằng sự dâng tặng cao cả cho những người bạn của cỏ cây.

Người cha đứng lại. Gió mát quá. Ông thảnh thơi ngồi xuống bệ cỏ, hít vào một hơi dài và đưa mắt tìm cậu con trai. Mắt ông chợt lấp lánh nụ cười khi nhìn thấy chính hình ảnh của mình năm nào - cậu trai đang trải áo khoác xuống đất mà rung mấy cái cây nho nhỏ, để những quả dại rơi xuống như một cơn mưa. Đứa con trai hồ hởi ôm cái bọc bằng áo khoác chạy về phía cha. Ông đang nhẹ nhàng gỡ từng mũi kim mà cỏ may gửi tặng.

- Ba! - Cậu con trai cất tiếng gọi, ông ngẩng lên và bất giác mỉm cười khi thấy con mình khoe hàm răng tím đen. Cậu ngồi xuống cạnh cha, mở bọc ra, trong bọc là những quả dân dã cuối mùa, trái chà là đen óng, trái trâm tím đậm, và một mớ những trái dèo đỏ, bé tý.

- Ba chỉ con cách ăn mấy trái đo đỏ này đi, trông là lạ sao ấy! - Cậu bé hào hứng. Người cha chậm rãi cho một vốc nhỏ những trái dèo vào miệng, nhai nhỏ nhẹ và nhè ra một đám hột. Hai cha con cười thật to. Người cha có cảm giác như mình đang trở lại thời bé dại, vị ngọt giản đơn và tự nhiên đang thấm dần vào cổ họng, vào lòng mình. Cậu con trai thì khoái chí trước món lạ vừa ăn vừa giỡn được.

Và nhìn kìa, ngay cây sim gần chỗ ông ngồi đang chìa ra hai chú sim mập mạp, căng tròn. Ông nhẹ nhàng đưa tay hái lấy, nựng nịu trong lòng bàn tay màu tím rất riêng của sim, màu tím no say. Những cái tai đã cụp xuống, như ngủ sau một quãng thời gian vất vả, đồng hành với sự ngọt dần lên của trái sim muộn mằn.

Người ta đi hái sim thì dùng mũ để đựng, hai cha con đi hái sim thì chỉ thu hoạch đúng hai trái cuối mùa. Bao tâm sức còn lại, của đất, của nước, của gió, của hoa đều dồn vào đấy, để mà cái vị đậm đà, ngọt mát cứ làm đường về men theo bờ ruộng đầy tiếng cười say mê...

Viết bởi Nguyên Trang   
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Tình Cha
Reply #50 - 16. Jun 2010 , 20:50
 
Tuyet Lan wrote on 16. Jun 2010 , 19:23:
Cry CryMy Dung thân mến-
MD có biết TL vừa đọc vừa sụt sùi không- Ôi tình cha - nghĩa Mẹ - không bút mực nào có thể diễn tả cho hết ,MD ơi  . Chúc MD có 1 ngày Lễ Cha đầy ắp hạnh phúc nhe
TL Cry Cry

TL mến
cám ơn bạn hiền, MD chạy vội vào thăm trường rồi chuẩn bị hành trang sáng sớm di dự khóa Thiền Vipassana với Ngài Kim Triệu ( b thẻre b4 6am, hy vọng thức dậy nổi)
Có vào vườn trúc MD thăm tất cả nha, sẽ không được cười ké 1 thời gian, hơi buồn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #51 - 16. Jun 2010 , 22:06
 
mydung wrote on 16. Jun 2010 , 20:50:
TL mến
cám ơn bạn hiền, MD chạy vội vào thăm trường rồi chuẩn bị hành trang sáng sớm di dự khóa Thiền Vipassana với Ngài Kim Triệu ( b thẻre b4 6am, hy vọng thức dậy nổi)
Có vào vườn trúc MD thăm tất cả nha, sẽ không được cười ké 1 thời gian, hơi buồn


Dung đi Thiền ở đâu, bao lâu mới về ?  Undecided
Chúc Dung đi được nhiều lợi lạc nhé  hoahong.gif
My copy Dung nhắn vào cho nhà chim đọc  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #52 - 16. Jun 2010 , 22:22
 
Đặng-Mỹ wrote on 16. Jun 2010 , 22:06:
Dung đi Thiền ở đâu, bao lâu mới về ?  Undecided
Chúc Dung đi được nhiều lợi lạc nhé  hoahong.gif
My copy Dung nhắn vào cho nhà chim đọc  Smiley

Dung đi dự khoá Thiền của Ngài Kim Triệu - ở chùa Đạo Quang gần nhà Dung đó -
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #53 - 16. Jun 2010 , 22:24
 
mydung wrote on 16. Jun 2010 , 20:50:
TL mến
cám ơn bạn hiền, MD chạy vội vào thăm trường rồi chuẩn bị hành trang sáng sớm di dự khóa Thiền Vipassana với Ngài Kim Triệu ( b thẻre b4 6am, hy vọng thức dậy nổi)
Có vào vườn trúc MD thăm tất cả nha, sẽ không được cười ké 1 thời gian, hơi buồn

Dung dự khóa Thiền - tâm an nhé - TL giờ lên chùa mổi ngày đó Dung
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #54 - 18. Jun 2010 , 22:49
 
Tl , D MY va ca nha than men,
Mac du TV rat lau khong co vao day, nhung luc nao cung nghi den nhung nguoi cha dang tran quy, va trong dip le Father's Day vao ngay chu nhat nay, TV kinh chuc quy thay , cac chang re LVd, va tat ca luon an vui va tan huong nhung giay phut ben gd va nguoi than.
Than men.
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #55 - 19. Jun 2010 , 21:57
 

Nhân ngày Father's Day, xin mời cả nhà nghe nhạc phẩm PAPA do Đon Hồ trình bày




Papa


Everyday my papa would work 
To help to make ends meet 
To see that we would eat 
Keep those shoes upon my feet 
Every night my papa would take 
And tuck me in my bed 
Kiss me on my head 
After all the prayers were said 

Growing up with him was easy 
Time just flew on by 
The years began to fly 
He aged and so did I 

I could tell 
Mama wasn't so well 
Papa knew and deep down so did she 
So did she 
When she died 
My papa broke down and cried 
All he said was, "God, why not take me?" 

Every night he sat there sleeping 
In his rocking chair 
He never went upstairs 
All because she wasn't there 

Then one day my papa said, 
"Son, I'm proud the way you've grown. 
Make it on your own. Oh, I'll be O.K. alone." 

Every time I kiss my children 
Papa's words ring true 
"Your children live through you. 
They'll grow and leave you, too" 
I remember every word 
My papa used to say 
I live them everyday 
He taught me well that way 

Every night my papa would take 
And tuck me in my bed 
Kiss me on my head 
When my prayers were said 
Every night my papa would take 
And tuck me in my bed 
Tuck me in my bed 
After my prayers were said ... 


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #56 - 20. Jun 2010 , 12:21
 


THƠ GỞI BỐ_


Ngô Minh Hằng       
...
Kính Thưa Quí Vị và Quí Bạn, NMH xin gởi đến Quí Vị và Quí Bạn một bài thơ cũ, về Bố. Xin chúc tất cả Những Người Bố một ngày lễ Father's Day hạnh phúc và ý nghĩa. Trân Trọng. THƠ GỞI BỐ ( Kính dâng Bố nhân ngày Father's Day và xin gởi đến tất cả những người cha trên thế giới)

Con tìm mãi, lời vụng về, thiếu nghĩa
Và cũng không đủ ý của lòng con
Để nói lên niềm yêu kính trong hồn
Ngày của Bố. Viết bài thơ tặng Bố
Bao kỷ niệm của ngày con tuổi nhỏ
Bỗng rộn ràng sống lại, rất thiêng liêng
Con nhớ thiết tha đôi cánh tay hiền
Của Bố đã che đời con gió bão...
Trong mắt bố là chứa chan hoài bảo
Là tràn đầy hãnh diện lúc nhìn con
Là yêu thương sâu thẳm tự tâm hồn
Là thông cảm, là hy sinh, tha thứ
Bố là mái, che đời con mưa lũ
Bố là tường ngăn nắng gió tuyết sương
Bố là nền, là sức sống thái dương
Là tất cả cho con thành khôn lớn
Có lắm lúc biển gầm đời sóng cuộn
Bố vững tay chèo lái đến bình yên
Những lúc cô đơn đối diện muộn phiền
Vẫn đứng thẳng, Bố kiên cường phấn đấu
Bố cuả con ! Bố muôn đời yêu dấu !
Bố muôn đời vằng vặc tấm gương trong
Công Bố Thái Sơn, con khắc ghi lòng
Và mong được đáp đền trong muôn một
Cảm ơn Bố : một tình yêu vô lượng
Con: tàu đêm, cần lắm những vì sao!
Bố của con ơi! Thương Bố dạt dào !!!

Ngô Minh Hằng
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #57 - 20. Jun 2010 , 17:17
 
vietduongnhan wrote on 20. Jun 2010 , 09:31:
...
Chúc mừng ngày lễ Cha

...
3 cha con ngày xửa ngày xưa


Bóng Hình Cha Muôn Thuở

Phổ thơ : Mặc Giang
Nhạc Sĩ: Hải Dương
Trình Bày: Hoàng Nhất



Nhân Ngày Lễ Father Day - TL kính chúc tất cả người Cha trong D/Đ 1 ngày Lễ Cha thật đầy hạnh phúc bên gia đình  và mang về đây 1 bai tân cổ nói về Cha- thơ của Thầy Mặc Giang-Nhạc  Sĩ hải Dương phổ nhăc- Ca Sĩ hoàng Nhất trình bày ( bài này do chi 7 vdn mang về)   
TL
Back to top
« Last Edit: 20. Jun 2010 , 17:19 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Tình Cha
Reply #58 - 20. Jun 2010 , 22:05
 
KHÓC  CHA.

Cha  ơi !  Cha  đã  đi  rồi.
Các  con  với  Mẹ  bùi  ngùi  xuyến  xao.
Bây  giờ  biết  nói  làm  sao?
Ngậm  ngùi  thương  tiếc  ruột  đau  như  dần.
Nắng  chiều  tắt  hẳn  ngoài  sân.
Lòng  còn  dạ  Mẹ  cùng  lâng  lâng  buồn.
Sư  Thầy  đánh  mấy  hồi  chuông.
Giọng  Thầy  áo  não  thảm  buồn  bi  ai.
Cha  nằm  êm  trong  quan  tài.
Các  con  với  Mẹ  ngày  mai  thế  nào.
Ngày  mai  rồi  sẽ  ra  sao.
Nhà  mình  vắng  trước  trống  sau  thâm  tình....

Trời  tháng  bảy  mưa  liên  miên...mọi  người  đang  liệm  xác
Ba  tôi...từng  tấm  vải  trắng  xóa  phủ  quanh  quan  tài...
Ông  Ngoại  đở  xác  Ba  tôi  vào  trong  quan  tài  cùng  vài
người  thân  tiếp  sức....Nhìn  ông  Ngoại  với  đôi  cánh  tay  già  gầy  guộc  từ  từ  phủ  tấm  vải  trắng  vào  thân  xác  Ba
tôi...Đời  đời  tôi  cách  xa Ba  bởi  màu  trắng  tang  tóc  ấy...
Nắp  quan  tài  được  đậy  lại, từng  tiếng  búa  nện  đinh  làm
buốt  xoáy  lòng  tôi...Những  giọt  nến  lung  linh  tỏa  sáng , vài  giọt  nến  chảy  dài  xuống  nắp  quan  tài  mà  tôi  cứ  ngỡ
lệ  mình  tuôn  chảy....Ba  đó ,tôi  đây...mà  sao  cách  biệt  đến  muôn  trùng....Thôi  rồi...cánh  chim  đầu  đàn  đã  gẩy....chỉ  còn  lại  một  mình  Mẹ  thì  làm  sao  chóng  chỏi  trước  những  bão  tố  phong  ba...
Ba  đi  rồi....Ba  đi  thật  xa....

Mùng  bảy  tháng  bảy  mưa  Ngâu.
Có  đàn  Ô  thước  bắt  cầu  sông  Ngân.
Ngưu  Lang  Chức  Nữ  được  gần.
Là  ngày  hội  ngộ  một  lần  trong  năm.

Cũng  đêm  tháng  bảy  mưa  Ngâu.
Có  đàn  con  dại  gục  đầu  bên  Cha.
Cắn  môi  thầm  trách  Trời  già.
Âm - Dương  đôi  ngã  lìa  xa  sao  đành....

---------hongsang-----------

Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Tình Cha
Reply #59 - 21. Jun 2010 , 09:28
 
Tuyet Lan wrote on 20. Jun 2010 , 22:05:
KHÓC  CHA.

Cha  ơi !  Cha  đã  đi  rồi.
Các  con  với  Mẹ  bùi  ngùi  xuyến  xao.
Bây  giờ  biết  nói  làm  sao?
Ngậm  ngùi  thương  tiếc  ruột  đau  như  dần.
Nắng  chiều  tắt  hẳn  ngoài  sân.
Lòng  còn  dạ  Mẹ  cùng  lâng  lâng  buồn.
Sư  Thầy  đánh  mấy  hồi  chuông.
Giọng  Thầy  áo  não  thảm  buồn  bi  ai.
Cha  nằm  êm  trong  quan  tài.
Các  con  với  Mẹ  ngày  mai  thế  nào.
Ngày  mai  rồi  sẽ  ra  sao.
Nhà  mình  vắng  trước  trống  sau  thâm  tình....

Trời  tháng  bảy  mưa  liên  miên...mọi  người  đang  liệm  xác
Ba  tôi...từng  tấm  vải  trắng  xóa  phủ  quanh  quan  tài...
Ông  Ngoại  đở  xác  Ba  tôi  vào  trong  quan  tài  cùng  vài
người  thân  tiếp  sức....Nhìn  ông  Ngoại  với  đôi  cánh  tay  già  gầy  guộc  từ  từ  phủ  tấm  vải  trắng  vào  thân  xác  Ba
tôi...Đời  đời  tôi  cách  xa Ba  bởi  màu  trắng  tang  tóc  ấy...
Nắp  quan  tài  được  đậy  lại, từng  tiếng  búa  nện  đinh  làm
buốt  xoáy  lòng  tôi...Những  giọt  nến  lung  linh  tỏa  sáng , vài  giọt  nến  chảy  dài  xuống  nắp  quan  tài  mà  tôi  cứ  ngỡ
lệ  mình  tuôn  chảy....Ba  đó ,tôi  đây...mà  sao  cách  biệt  đến  muôn  trùng....Thôi  rồi...cánh  chim  đầu  đàn  đã  gẩy....chỉ  còn  lại  một  mình  Mẹ  thì  làm  sao  chóng  chỏi  trước  những  bão  tố  phong  ba...
Ba  đi  rồi....Ba  đi  thật  xa....

Mùng  bảy  tháng  bảy  mưa  Ngâu.
Có  đàn  Ô  thước  bắt  cầu  sông  Ngân.
Ngưu  Lang  Chức  Nữ  được  gần.
Là  ngày  hội  ngộ  một  lần  trong  năm.

Cũng  đêm  tháng  bảy  mưa  Ngâu.
Có  đàn  con  dại  gục  đầu  bên  Cha.
Cắn  môi  thầm  trách  Trời  già.
Âm - Dương  đôi  ngã  lìa  xa  sao  đành....

---------hongsang-----------


Tuyết Lan thương,
Đọc những bài thơ văn về Cha thật hay và cảm động , biết rằng TL sẽ khóc phải không nào?
Vậy mà ngày Từ Phụ bao giờ cũng không ồn ào náo nức như ngày Hiền Mẫu em nhỉ .  Thật  bất công quá đó, vì có những người cha cũng vĩ đại vô cùng ở trên cõi đời này .
Chúc em Thứ Hai an vui.
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 8
Send Topic In ra