Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Phong tục tập quán ngày Xuân  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 
Send Topic In ra
Phong tục tập quán ngày Xuân (Read 10156 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #30 - 05. Feb 2009 , 08:34
 
Quote:
Kính thưa Cô,

Em cũng thấy chữ xót đọc lên trúc trắc , nằng nặng, nên là 1 chữ vần bằng nghe xuôi tai hơn, nhưng chưa biết chữ gì.
Em định viết là Xuân xưa xa xứ xứ xót xuân để tất cả là chữ x như câu của cô KH, nhưng chữ xưa lại là tĩnh từ , không cùng là động từ như chữ tiếc.

Ậy, nhưng mà vế đầu:
Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết
TTTBBBT
nên vế 2 :
Xuân sang xa xứ xứ xót Xuân
BBBTTTB

là đúng rồi!
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #31 - 05. Feb 2009 , 09:19
 
Quote:
Ậy, nhưng mà vế đầu:
Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết
TTTBBBT
nên vế 2 :
Xuân sang xa xứ xứ xót Xuân
BBBTTTB

là đúng rồi!


hihi, em vừa nghĩ đến chữ "xua" ( đuổi) thì đọc chị viết  Wink Nhưng đúng là bằng trắc phải đối nhau như chị nói,  chỉ kẹt là câu trên có 3 chữ bằng liền nhau thì không sao, nghe êm,  mà câu của mình 3 chữ trắc liền nhau thành ra đọc nó trúc trắc trục trặc  Undecided Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #32 - 07. Feb 2009 , 05:57
 
Quote:
Ậy, nhưng mà vế đầu:
Tết tiếc túng tiền tiền tiêu tết
TTTBBBT
nên vế 2 :
Xuân sang xa xứ xứ xót Xuân
BBBTTTB

là đúng rồi!


Kính chào Cô Thu & quí vị!

  Theo GH câu chị Đậu Đỏ đối đạt được điểm tối đa! dù phần ý chưa hoàn hảo lắm nhưng phải chịu vì không thể tìm từ nào đạt hơn! Smiley

Giờ GH nhớ một câu đối vui vui đưa ra...mong quí vị trổ tài đối nhé!

Trai Thủ Đức năm canh thức đủ
Back to top
 

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #33 - 07. Feb 2009 , 06:35
 
Quote:
hihi, em vừa nghĩ đến chữ "xua" ( đuổi) thì đọc chị viết  Wink Nhưng đúng là bằng trắc phải đối nhau như chị nói,  chỉ kẹt là câu trên có 3 chữ bằng liền nhau thì không sao, nghe êm,  mà câu của mình 3 chữ trắc liền nhau thành ra đọc nó trúc trắc trục trặc  Undecided Grin



Thôi em ơi, cô bị vào mê hồn trận rồi, xuân sang xa xứ, xót xa , xì xà xí xô.... cho cô xin hàng nhe và chấm câu của Đ Đ là nhất !! votay
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #34 - 07. Feb 2009 , 06:53
 
GiangHa wrote on 07. Feb 2009 , 05:57:
Kính chào Cô Thu & quí vị!

 Theo GH câu chị Đậu Đỏ đối đạt được điểm tối đa! dù phần ý chưa hoàn hảo lắm nhưng phải chịu vì không thể tìm từ nào đạt hơn! Smiley

Giờ GH nhớ một câu đối vui vui đưa ra...mong quí vị trổ tài đối nhé!

Trai Thủ Đức năm canh thức đủ

GH à,
Anh Ứng phán 1 câu xanh rì rồi nhờ chị Đ Đ post vào đây, "thày cả" đã đi... thử thời vận rồi  Roll Eyes


Gái Hà Tiên suốt kiếp hiền ta!
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thanhan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 459
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #35 - 07. Feb 2009 , 07:05
 
GiangHa wrote on 07. Feb 2009 , 05:57:
Kính chào Cô Thu & quí vị!

 Theo GH câu chị Đậu Đỏ đối đạt được điểm tối đa! dù phần ý chưa hoàn hảo lắm nhưng phải chịu vì không thể tìm từ nào đạt hơn! Smiley

Giờ GH nhớ một câu đối vui vui đưa ra...mong quí vị trổ tài đối nhé!

Trai Thủ Đức năm canh thức đủ

Xin chị Giáng Hạ cho thanhan ké một câu:

Gái Gò Công suốt sáng...gồng co    dancing

Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #36 - 07. Feb 2009 , 18:25
 
Quote:
GH à,
Anh Ứng phán 1 câu xanh rì rồi nhờ chị Đ Đ post vào đây, "thày cả" đã đi... thử thời vận rồi  Roll Eyes


Gái Hà Tiên suốt kiếp hiền ta!


Kính chào Cô Thu, thân chào hai anh chị QS & Thanhan!

Riêng GH thì nghĩ ra câu ;


Gái Thừa Thiên bảy tối thiền thưa

Cô Thu đừng bỏ GH một mình...GH "chạy làng" vì câu của Cô khó đối , còn câu GH đưa ra dễ hơn, Cô thử đối nhé!GH thấy cả hai câu đối của hai vị trên cũng hay! nhưng bị sai một chữ... laugh12...sai giống nhau !  Đố là chữ nào? vì danh từ phải đối danh từ , danh từ không thể đối tỉnh từ ...  Grin, sai hai chữ chứ ạ!  Grin...
Hy vọng có câu đối tiếp theo hoàn hảo hơn!

GH

 


Back to top
« Last Edit: 07. Feb 2009 , 18:48 by GiangHa »  

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3624
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #37 - 07. Feb 2009 , 21:42
 
GiangHa wrote on 07. Feb 2009 , 18:25:
Kính chào Cô Thu, thân chào hai anh chị QS & Thanhan!

Riêng GH thì nghĩ ra câu ;


Gái Thừa Thiên bảy tối thiền thưa

Cô Thu đừng bỏ GH một mình...GH "chạy làng" vì câu của Cô khó đối , còn câu GH đưa ra dễ hơn, Cô thử đối nhé!GH thấy cả hai câu đối của hai vị trên cũng hay! nhưng bị sai một chữ... laugh12...sai giống nhau !  Đố là chữ nào? vì danh từ phải đối danh từ , danh từ không thể đối tỉnh từ ...  Grin, sai hai chữ chứ ạ!  Grin...
Hy vọng có câu đối tiếp theo hoàn hảo hơn!

GH

 




Bái phục chị GH nghĩ ra được câu đối thật hay , nhưng câu của chị GH có hơi khó hiểu thì phải , mong chị GH giải nghỉa để mọi người đều hiểu trọn câu nha
Gái Thừa Thiên bảy tối thiền thưa

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #38 - 08. Feb 2009 , 06:51
 
Lethikinhhoang wrote on 07. Feb 2009 , 21:42:
Bái phục chị GH nghĩ ra được câu đối thật hay , nhưng câu của chị GH có hơi khó hiểu thì phải , mong chị GH giải nghỉa để mọi người đều hiểu trọn câu nha
Gái Thừa Thiên bảy tối thiền thưa

Kahat


Thân chào Kahat!

Câu này đâu có khó hiểu đâu !  Chữ lái của "Thừa thiên" là " thiền thưa" chữ thưa (thớt) đối được với chữ "đủ" của câu trên...còn ngồi thiền có phải chỉ ngồi ban đêm không?   còn "bảy" để đối với "năm" vì cùng là danh từ. Cho nên cả câu này có nghĩa là Các Cô gái TT... ngồi thiền thưa thớt...không đều đặn đó mà!  GH xem vậy mà đầu óc "trong sáng" lắm... Cheesy...không có ý đồ đen tối đâu nhé! Nhớ lúc GH còn ở đảo đêm nào đúng 12 giờ khuya cũng thức dậy ngồi thiền để cho trí óc thông thái và mau đi định cư...vì có cả một "đám" người đều tin như vậy  Grin ...Cảm ơn lời khen của Kahat...giải thích như thế được rồi hén!  Thân chúc vui luôn!

GH

Back to top
« Last Edit: 08. Feb 2009 , 07:18 by GiangHa »  

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #39 - 11. Feb 2009 , 04:57
 
Trông thấy câu đối cua GH dù dễ vẫn thấy sợ quá, cô không dám ra măt.  Nhưng cứ cho phê bình một tý nha.

"Năm canh" thường là đi với "suốt sáng" hoa95c là "thâu đêm suốt sáng"nên cô thấy vế đối cua Thanhan cũng chỉnh lăm rồi.  Không nhất thiết là phải đổi từng chữ , mà có khi đối toàn ý và cả 1 nhóm chữ (phrases) cũng được.  Tất nhiên là đối  được từng chữ thì càng hay.  Em muốn nói "năm" hay "bảy " là con số (numeral adjectives) đứng trước danh từ "sáng" và "tối " thì là chỉnh , chú nó đâu phải là danh từ, phải không?

Vì vậy vế đối của Dăc Ứng cô thấy nếu dổi là "Gái Hà Tiên suốt sáng hiền ta" thì có đúng hơn không? (Vợ hiền chắc là chiều chồng lắm đấy, nhất là gặp người..thủ đức).

Còn vế của Giáng Hạ thì cô nghĩ, người ta hay nói "đêm năm canh, ngày sáu khắc " . Vậy thì "Gái Thừa Thiên sáu khắc thiền thưa " theo cách giai thích cua em (không nghĩ mờ ám nhe ) thì cũng đúng chớ.  Đêm bảy ngày ba...thì cũng gõi là..thưa.  Hihi.

Cô không đối được. chỉ có lời bàn vậy thôi, mọi người đừng phiền....
Back to top
« Last Edit: 11. Feb 2009 , 05:14 by thule »  
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #40 - 11. Feb 2009 , 05:56
 
thule wrote on 11. Feb 2009 , 04:57:
Trông thấy câu đối cua GH dù dễ vẫn thấy sợ quá, cô không dám ra măt.  Nhưng cứ cho phê bình một tý nha.

"Năm canh" thường là đi với "suốt sáng" hoa95c là "thâu đêm suốt sáng"nên cô thấy vế đối cua Thanhan cũng chỉnh lăm rồi.  Không nhất thiết là phải đổi từng chữ , mà có khi đối toàn ý và cả 1 nhóm chữ (phrases) cũng được.  Tất nhiên là đối  được từng chữ thì càng hay.  Em muốn nói "năm" hay "bảy " là con số (numeral adjectives) đứng trước danh từ "sáng" và "tối " thì là chỉnh , chú nó đâu phải là danh từ, phải không?

Vì vậy vế đối của Dăc Ứng cô thấy nếu dổi là "Gái Hà Tiên suốt sáng hiền ta" thì có đúng hơn không? (Vợ hiền chắc là chiều chồng lắm đấy, nhất là gặp người..thủ đức).

Còn vế của Giáng Hạ thì cô nghĩ, người ta hay nói "đêm năm canh, ngày sáu khắc " . Vậy thì "Gái Thừa Thiên sáu khắc thiền thưa " theo cách giai thích cua em (không nghĩ mờ ám nhe ) thì cũng đúng chớ.  Đêm bảy ngày ba...thì cũng gõi là..thưa.  Hihi.

Cô không đối được. chỉ có lời bàn vậy thôi, mọi người đừng phiền....


Cô Thu kính!

GH nghĩ mọi người không phiền mà còn rất cảm ơn Cô phân tích & giải thích cho sáng nghĩa thêm...Đúng Cô ạ...ở nơi này GH không có dịp nói tiếng Việt, chỉ lên Net là "múa" tiếng Việt...đôi khi GH không nhớ những từ muốn dùng...Khi "đối" GH chỉ nghĩ đến chữ "thưa" từ từ lái lại của Thừa Thiên...để đối với trạng tự "đủ" của vế trên ...

  Cả hai câu của anh Đắc Ứng & Tha Nhân GH thấy hay cả nhưng hai từ "ta" & "co" không chỉnh vì không là trạng tự...nhưng ý thì hay Cô hén! Ô ồ! sáu khắc...đúng Cô ơi! nhưng mà Gh thấy ít quá! thường ngồi thiền cả tiếng Cô ơi! Cheesy...Cô giải thích đúng lắm, nhắc chúng em nhớ lại mấy thành ngữ trên...nhưng mà tự nhiên đầu óc GH bị "méo mó" rồi Cô ạ ! Grin 

  Như vậy cả ba câu đều đối khá Cô nhỉ? GH cũng xin đổi lại câu đối thành:

Gái Thừa Thiên sáu khắc thiền thưa !
nghe hay hơn bảy tối...

GH cảm ơn Cô thật nhiều và kính chúc Cô luôn khoẻ & vui cùng đám học trò "cưng" của Cô...có người nói là Cô rất cưng học trò, thâm trầm & uyên bác ...GH cũng thấy vậy.

Thương kính!
GH
Back to top
 

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #41 - 17. Feb 2009 , 16:49
 
Vậy là đẹp quá rồi  nhỉ?  Còn có ai có ý kiến gì không?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #42 - 17. Feb 2009 , 17:01
 
thule wrote on 17. Feb 2009 , 16:49:
Vậy là đẹp quá rồi  nhỉ?  Còn có ai có ý kiến gì không?


Dạ em có ý kiến là:  vỗ tay ạ  votay votay votay
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #43 - 14. Jan 2010 , 12:43
 
Thân chào cả nhà

Chẳng còn bao lâu nữa 1 cái Tết xa quê lại trở về vơi chúng ta  , CCHH xin mang về nhà dăm ba sưu tầm về ngày Tết Nguyên Đán. Mong cả nhà tham dư nhé

Trời và đất trong chiếc bánh ngày xuân

Dương Thiệu Tống

...

"Trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân.... nếu lấy gạo nếp gói làm hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho ngon; bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý nói ơn trời đất phát dục vạn vật, như thế thì lòng cha sẽ vui, tôn vị chắc được:

(Trích Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp)

Hình vuông của đất và hình tròn của trời, như trong đoạn văn trích dẫn trên, phát xuất từ hai tài liệu cổ xưa nhất của dân Lạc Việt là Lạc Thư (hình tròn của trời) và Hà Đồ (hình vuông của đất).

Cả hai hình vẽ Hà Đồ và Lạc Thư đều gồm những chuỗi "rỗng" và "đặc" (O và ), giống như những chuỗi "rỗng" và "đặc" nối kết nhau trên hầu hết các trống đồng Đông Sơn của dân Việt. Hà Đồ và Lạc thư đều nói lên sự hình thành của trời (Lạc Thư), đất (Hà Đồ) và vạn vật. Trống đồng Ngọc Lũ cũng nói lên sự hình thành của trời, đất, vạn vật (chim, hươu, người) theo quan điểm y hệt như vậy. Tất cả đều đặt căn bản trên nguyên lý "rỗng" (dương), "đặc" (âm), tương sinh, tương khắc, tương hoà. Như vậy, sở dĩ vua Hùng trao ngôi báu cho Lang Liêu ắt không phải vì Lang Liêu đã dâng một loạt bánh ngon cho vua Hùng, mà chính vì Lang Liêu đã nắm được ý nghĩa của sự hình thành trời đất, vạn vật, tức là hiểu được cách giải quyết mâu thuẫn giữa đất và trời, giữa người và vạn vật, giữa con người và nhân quần xã hội. Và như vậy Lang Liêu xứng đáng được trao ngôi báu và chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Tiếng nói của thần nhân chính là tiếng nói của lương tâm, nhắc nhở cho Lang Liêu cái nguyên lý sinh thành ấy để làm sao cai trị dân cho hợp với "lẽ trời đất" và lòng người. Tinh thần "vuông tròn" ấy của thời đại vua Hùng được sử gia Lê Tung mô tả như sau: "Vua thì lấy đức trị dân, giũ áo khoanh tay (tức là chỉ theo phép thường mà trị nước, không bày đặt chính lệnh phiền nhiễu dân); dân thì cày ruộng, đào giếng, ra ngoài thì làm lụng, trở về nhà thì nghỉ ngơi, chẳng phải là phong tục thái cổ của Viêm Đế ư?". Phan Huy Chú cũng cho biết: "Vua tôi cũng đi cày, cha con tắm cùng sông, không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền thứ bậc".

Tư tưởng đoàn kết, bình đẳng giữa các con người, sự hoà hợp các mâu thuẫn, tượng trưng bằng các hình thể vuông tròn của đất và trời, theo quan niệm "vạn vật nhất thể" của Lạc Thư và trống đồng ảnh hưởng hàng nghìn năm sau đến chính sách của các vua nhà Lý trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các vua, chúa, quần thần, giữa người dân trong nước, và giữa dân Việt với các dân tộc khác ở biên thuỳ.

Việc vua Hùng ưu chuộng chiếc bánh trưng, bánh dày của Lang Liêu hơn các của ngon vật lạ của các công tử khác phản ánh tinh thần ưu chuộng thực tế của dân Việt, mà điều thực tế nhất là "cơm gạo để nuôi dân", đặt lên trên sự xa hoa, phù phiếm.

Có lẽ do tinh thần ấy mà thời đại vua Hùng, mặc dầu đã hình thành một nhà nước sơ khai, đã qua thời kỳ đồng thau, đồ sắt mà vẫn không để lại cho ta ngày nay một di tích nào của các đền đài, lăng tẩm, dù nhỏ bé. Điều nay khiến cho một số người tỏ ý hoài nghi về lịch sử bốn nghìn năm văn hiến của dân tộc ta. Nhưng nếu ta nhìn trở lại lịch sử của các dân tộc đã từng xây dựng những kỳ quan thế giới do công sức của hàng vạn dân công nô lệ, như các kim tự tháp của các vua Pharaoh xứ Ai Cập hay vườn treo của các bà hoàng xứ Assyria - ... thì ta thấy rằng đó cũng là những cái mốc đánh dấu sự bắt đầu sụp đổ của các triều đại, mở đầu cho các cuộc xâm lăng liên tiếp dẫn đến sự đồng hoá, phân tán hay tiêu diệt các dân tộc nguyên thuỷ.

Hai phạm trù "trời" và "đất", như trong lời dạy của thần nhân, nói lên sự quí chuộng đất đai, cây cỏ, lòng tin tưởng và lạc quan của một dân tộc đã từng phát hiện kỹ nghệ trồng trọt sớm nhất trên thế giới, theo như thuyết của Carl Sauer (1952) và được xác nhận bởi các công trình nghiên cứu của Chester Gorman, Hamilton Parker và nhiều người khác từ 1963-1966 trong vùng Đông Nam á. Đó là niềm tin tưởng lạc quan của nhà nông với công việc làm không đem đến hiệu quả tức thì. Gặp thời tiết nhất định trong một năm, tuỳ theo vị trí của ngôi sao đã định, họ bắt đầu làm đất gieo hạt giống, rồi kiên nhẫn chờ đợi. Tình cảm sâu đậm giữa con người và đất đai do dó nảy sinh và được khơi dậy. Hàng năm vào những ngày Tết qua hình thù và ý nghĩa của chiếc bánh trưng, và cả qua những điều cấm kỵ liên quan đến việc sử dụng đất đai vào những ngày đầu năm.

Cuối cùng, nhưng không phải là kém quan trọng, qua hình dáng bánh trưng, bánh dày, ta không thể không liên tưởng đến ý nghĩa của hai chữ "vuông tròn" trong ngôn ngữ ta. Thì ra phát xuất từ quan niệm nguyên thuỷ về sự sinh thành, các tổ tiên ta đã khép lựa chọn hai thứ phẩm vật tượng trưng dùng trong việc cúng lễ trời đất, ông bà đã nhắc đến tư tưởng hòa hợp của hai hình thể: "rỗng" và "đặc", "vuông" và "tròn". Tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà", chúng có thể và phải kết hợp với nhau theo lẽ "trời đất phát dục vạn vật" như lời dạy của thần nhân cho Lang Liêu. Đó là "lẽ vuông tròn" nói lên sự tốt đẹp trong tình nghĩa vợ chồng và trong mối quan hệ như câu thơ của Nguyễn Du:

Khuôn thiêng biết có vuông tròn hay chăng?

hay câu:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.

Vậy thì hai chữ "vuông tròn" có lẽ là lợi chúc tụng đầu xuân súc tích và tốt đẹp nhất dành cho tất cả mọi người khi năm mới sắp đến.

Theo suutap.com

Nguồn : http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_7/banhxuan.htm
Back to top
« Last Edit: 14. Jan 2010 , 12:46 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Phong tục tập quán ngày Xuân
Reply #44 - 14. Jan 2010 , 12:50
 
Hoa Mai trong ngày tết của người miền Nam


...

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.

Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.

Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:

Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)

Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ

Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.

Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:

- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.

Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phụ Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.

Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường ỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng” Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cây mù u có tên Nam Mai trong sự tích Gia Long Tẩu quốc.

Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành.

Tại Hoa Kỳ không tìm được giống Mai Vàng nên tạm dùng cành đào hồng (plum) bông nhỏ mỏng manh thay thế cây Mai Vàng ngày đó để chưng nơi bàn thờ và treo đôi bà cánh thiệp xuân để nhớ những ngày Xuân yêu thương trên đất mẹ.

Sưu Tầm

Nguồn :http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_7/maitet.htm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 
Send Topic In ra