Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nếp Sống Đạo  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 8
Send Topic In ra
Nếp Sống Đạo (Read 14053 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #60 - 28. Jul 2010 , 09:53
 
Nhìn lại thân mình



Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm. Mầu nhiệm, vì nó không hề hiện hữu trong đơn thuần, mà nó hiện hữu trong sự hòa điệu, hỗ dụng và thống nhất.

Nó không phải chỉ hiện hữu ở đây mà còn hiện hữu ở chỗ khác và thống nhất với nhau trong quan hệ tương cảm duyên khởi. Nó không phải hiện hữu chỉ bây giờ, mà còn liên hệ đến những hiện hữu trước đó và sau đó, trong quan hệ tương tác của nhân quả thống nhất.

Biết hòa điệu với cuộc sống đã là một sự mầu nhiệm, huống gì thân thể của ta không phải chỉ biết hòa điệu ở nơi mặt ý thức và dừng lại ở đó, mà luôn luôn hòa điệu ở trong bản chất. Mầu nhiệm không phải là ý thức hòa điệu mà vì hòa điệu ngay nơi bản chất hay  tánh thể. Chính tánh thể của thân thể là sự hòa điệu. Chính hòa điệu là sự mầu nhiệm ở nơi  thân thể của chúng ta.

Nơi thân thể của ta, bốn yếu tố tạo nên thân thể vật lý, gồm rắn, lỏng, nhiệt và khí đã trộn quyện vào nhau, đến nỗi ta không tìm đâu ra lằn mức của chúng. Bốn yếu tố ấy, không có sự hòa điệu tuyệt đối, thì ta không bao giờ có hình hài nầy và ta không bao giờ hiện hữu. Vì vậy, hòa điệu là nhiệm thể của hình hài.

Biết tiếp nhận những điều kiện từ cuộc sống để hình thành cho cái riêng mình, đó là cái biết của kẻ ngu hèn. Cái biết ấy, không cần phải trải qua bất cứ trường lớp huấn luyện và đào tạo nào.

Biết tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ cuộc sống để tạo nên cái hay, cái đẹp cho chính mình và biết đem cái hay, cái đẹp mà chính mình đã tạo ra được để hiến tặng cho mọi người, hay cuộc sống, đó là cái biết của người trưởng thành hay là cái biết của người có học từ các trường lớp hay chính bản thân đã từng tôi luyện và lịch nghiệm.

Nhưng, biết tiếp nhận và hỗ dụng tự nhiên cho nhau là cái biết của tự tánh hay là cái biết tự thân của thân thể. Chính cái biết ấy là cái biết mầu nhiệm.

Không mầu nhiệm sao được, khi ta đưa vào thân thể những thực phẩm, nhưng sau một thời gian, những thực phẩm ấy được tiêu hóa, để nó không còn là nó nữa, nó là gluco, protid, lipid, amind, Fe, máu,… cái tinh thì nuôi cơ thể, cái thô thì thải ra ngoài, không có bất cứ một máy cơ học nào mà tinh vi và mầu nhiệm đến thế!

Thân thể của ta biết hỗ dụng cho nhau để cùng nhau hoạt động, cùng nhau tiếp nhận, cùng nhau tiêu hóa, cùng nhau gạn lọc, sáng tạo và chuyển hóa mà không lạm dụng chức năng của nhau. Vì sao? Vì chúng chỉ hỗ dụng mà vô cầu.

Do biết hỗ dụng mà vô cầu, nên chúng không lạm dụng nhau. Các bộ phận trong cơ thể của ta, chúng tồn tại, hoạt động có phân quyền và đồng bộ, và sống thống nhất với nhau trong hòa bình.

Sự thống nhất của thân thể như vậy là một sự thống nhất mầu nhiệm. Nó mầu nhiệm, vì nó không phải là sự thống nhất của ý thức hay ý chí.

Sự thống nhất của ý thức hay ý chí là sự thống nhất có giới hạn. Vì ý thức chỉ hoạt động khi ta ý thức và ý thức không thể hoạt động khi ta không ý thức, nghĩa là khi ta ngủ. Và ý thức không phải lúc nào cũng ý thức, vì có nhiều khi ta đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, nói cười, làm việc không có ý thức.

Ý thức là ý thức đối với một cái gì và nếu không có cái gì, thì ý thức không thể biểu hiện để có mặt. Vì vậy, tự thân của ý thức là giới hạn. Nên, những gì do ý thức đem lại cũng bị giới hạn như chính nó.

Do đó, trong đời sống, ý thức đem lại sự hòa điệu, thống nhất cho ta thì rất ít, nhưng nó đem lại sự phân biệt, kỳ thị, chia rẽ, chiến tranh, bất an và sợ hãi cho ta rất nhiều.  Vì sao? Vì tự thân của nó là ý thức. Ý thức có mặt ở đâu, thì ở đó có sự phân hai. Vì sao? Vì bản thân của ý thức là phân biệt. Phân biệt thì bất cứ lúc nào và ở đâu cũng cần có chủ thể và đối tượng.

Vì vậy, sự thống nhất của thân thể không phải là sự thống nhất của ý thức mà sự thống nhất tự bản chất hay từ tánh thể của chính nó. Sự thống nhất như vậy là sự thống nhất mầu nhiệm của thân thể.

Thân thể không phải chỉ thống nhất với đồng loại mà còn thống nhất với phi loại. Thống nhất đồng loại, nghĩa là thân thể cùng liên kết, hỗ dụng và thống nhất với nhau trong những cấu trúc sinh học vật lý. Thống nhất phi loại, nghĩa là trong quá trình tiếp xúc với những phi loại, tự thân của thân thể chế tác ra những phi loại tương ứng, để cộng thông với những phi loại ấy và cùng với những phi loại ấy, tạo ra những tương tác thống nhất trong mâu thuẫn và mâu thuẫn trong thống nhất.

Không có mâu thuẫn sẽ không có thống nhất. Không có bất cứ sự mâu thuẫn nào xảy ra đơn thuần mà mọi mâu thuẫn đều xảy ra từ thống nhất. Mâu thuẫn đơn thuần là mâu thuẫn hư huyễn. Mâu thuẫn ấy như lông rùa, sừng thỏ. Nhưng mâu thuẫn ở trong thống nhất là những mâu thuẫn có thực và có tác dụng hiện thực đối với  sự có mặt của thân thể và cuộc sống. Nên, mâu thuẫn mà thống nhất. Thống nhất như vậy là sự thống nhất mầu nhiệm của thân thể. Thống nhất ấy không phải là những thống nhất ráp nối của những hiện tượng do ý thức hay ý chí trình diễn mà thống nhất từ bản chất hay từ tính thể của chính nó.

Không những thân thể của ta thống nhất một cách mầu nhiệm với những bộ phận của chính nó mà nó còn thống nhất với những yếu tố tâm lý, như cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức.

Khi tâm ta vui, ta thấy thân ta nhẹ nhàng, thanh thoát, mặt mày tươi nhuận, làn da bóng láng; khi tâm ta buồn, ta thấy thân ta nặng nề, ủ dượi, mặt mày hốc hác, bơ phờ, làn da xù xám. Như vậy, ta thấy rằng, thân thể và tâm hồn không phải chỉ gắn bó với nhau mà còn thống nhất với nhau rất mực tự nhiên. Tự nhiên đến nỗi ta không thể nào biết được đâu là lằn mức của chúng.

Ta nhìn thân thể của ta qua những tri giác, tâm hành và nhận thức cũng đều như vậy. Nên, sự thống nhất của thân và tâm là một sự thống nhất mầu nhiệm. Mầu nhiệm, vì chúng thống nhất với nhau từ bản thể.

Bản thể thống nhất của chúng là không. Thân không có bất cứ một cái ta nào cho chính nó và tâm cũng không có bất cứ một cái ta nào cho chính nó. Chính không có cái ta ấy, là bản thể thống nhất của thân và tâm, và là cốt lỗi cho mọi sự hòa điệu.

Do đó, vô thể hay tánh- không là thực thể thống nhất mầu nhiệm của thân và tâm. Bản thể của thân và tâm là tánh-không. Nhưng, tánh-không, không những có tác dụng làm cho các yếu tố của thân hoạt động hòa điệu và thống nhất với nhau mà còn làm cho mọi hoạt động của thân và tâm đều hòa điệu trong nhất thể.

Thân và tâm của ta vốn là hòa điệu trong nhất thể. Đời sống hòa bình và an lạc của ta và của mọi người cũng đã có nghiễm nhiên từ đó và nghiễm nhiên siêu việt ngay đó. Nghiễm nhiên từ đó, vì từ đó không có bất cứ một sự dự phần nào của tạo tác. Và nghiễm nhiên ngay đó, vì ngay đó không còn bị chi phối bởi bất cứ quy luật nào của biến hoại, sinh diệt.

Ngay đó mà ta không sống cùng và sống với, nên mọi giá trị vĩnh cửu của đời sống đã bị ta đánh mất, như gã say quên mất hạt minh châu trong chéo áo, như cùng tử lạc mất quê hương và như chàng lãng trí cầm đồng tiền vàng trong tay tưởng mất, lại loáy hoáy kiếm tìm. Ý thức phân hai, đã đẩy ta đi tìm kiếm đối tượng. Đối tượng ngửa nghiêng, khiến cho ta cũng nghiêng ngửa, lận đận và ngác ngơ giữa những cuộc đuổi tìm.

Với những người đi đầu lộn ngược, họ đi tìm kiếm hạnh phúc, thì hạnh phúc chỉ là cái bóng cho họ khát thèm mà khổ đau đã hiện nguyên hình ngay nơi những hành động khát thèm của chính họ.

Ôi, làm sao ta có thể có an lạc và hạnh phúc, khi ta đi tìm cầu hạnh phúc với cái đầu sinh ra lộn ngược!

Vậy, ta phải nhìn thân thể của ta mỗi ngày trong con mắt thiền quán, để thấy rất rõ những gì mầu nhiệm trong thể tính chân như tuyệt hảo của nó. Và đừng bao giờ thúc đẩy nó đi tìm kiếm hạnh phúc, an lạc trong ý thức phân đôi hay bằng cái đầu lộn ngược!

Thích Thái Hòa
 

Nguồn: Tập san Pháp luân 55

openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif.
Búp Sen xin tặng cã nhà 
Back to top
« Last Edit: 28. Jul 2010 , 09:53 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #61 - 02. Aug 2010 , 12:31
 
Sống với lòng từ



Giá trị lớn nhất của đạo Phật là chỉ ra phương pháp cho mọi người biết sống với nhau bằng một trái tim yêu thương và một khối óc được vận hành theo một trí tuệ hiểu biết.

Hay nói cách khác người học Phật phải biết ứng dụng những chân giá trị của Phật giáo, Phật học vào cuộc sống của bản thân, thì mới có thể khiến cho những giá trị đó hòa quyện vào thân tâm mình, trở thành xương máu của cơ thể mình, khiến cho cả cuộc đời mình được thăng hoa, hướng tới chân, thiện, mỹ, thật sự an lạc, hạnh phúc.

Do đó, trong đời sống hằng ngày, việc thực tập đời sống hướng nội luôn làm cho mọi người yêu thương nhau nhiều hơn, hiểu biết nhau nhiều hơn. Thế nên, Đức Phật ca ngợi lòng từ như là trạng thái tâm thức đẹp nhất trên thế gian này, thường khuyên nhủ học trò hãy tu tập lòng từ:

“Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy cả bề ngang,
Không hạn chế trói buộc,
Không hận, không thù địch.”

(Tiểu Bộ Kinh–Bài Kinh từ bi., bản dịch Thích Minh Châu)


Phật lại giảng tiếp:


“Khi đi hay khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy,
Được đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng.”


             
  (Kinh Từ bi)


Cũng trong Kinh từ bi, Phật ví lòng từ như tình thương của người mẹ đối với đứa con một của mình. Ví dụ này thật sâu sắc và có ý nghĩa. Lòng từ mà đức Phật ca ngợi đâu có phải là đức hạnh xa vời của bậc Thánh, siêu việt thế gian này, ngoài tầm với của chúng ta, mà trái lại vô cùng gần gũi và thân thương, vì trong chúng ta ai lại không có mẹ, và từng được lòng từ của mẹ ấp ủ, đùm bọc.

Nói như vậy để thấy, mọi người trong chúng ta đều có thể ứng dụng lòng từ vào cuộc sống hằng ngày, ngay nơi chúng ta đang sống và ngay bây giờ trong hiện tại. Ngay trong gia đình, trong ngôi nhà chúng ta ở, hãy yêu thương cha, mẹ, con cháu mình với tình thương rộng mở, chồng hãy yêu thương vợ, và vợ cũng phải yêu thương chồng như vậy với tình thương rộng mở. Rồi với bạn bè gần xa, với mọi người,... không những thế với những con vật nuôi trong nhà như con chó, con mèo, thậm chí cả với cây cỏ trồng xung quanh nhà, chúng ta cũng săn sóc với tất cả tình thương yêu rộng lớn, một tình thương không giới hạn, không bến bờ.

Thế nên, sống trong một thế giới đầy khổ đau, con người thường xuyên phải đối diện với những cơn lốc vô thường, sự mất mát, sự hơn thua, cái có, cái không, việc vận dụng tâm từ vào trong đời sống thường nhật là điều tất yếu. Nếu không như thế, bạn sẽ rơi vào sự chơi vơi, lạc lõng, mất quân bình về mặt tâm lý. Bạn phải cần có thái độ sống hoan hỷ mở rộng cõi lòng, đón nhận tất cả mọi tình huống xảy ra và sẵn sàng chuyển hóa. Nghĩa là thay vì đau khổ buồn chán và than khóc, chán đời thì phải biết trải nghiệm thực tập hạnh từ, sự yêu thương để hướng tâm đi vào lộ trình sống thiện, sống hoan hỷ, sống an lạc. Trong một gia đình, nếu có một người con hiếu thuận với cha mẹ, không bỏ rơi cha mẹ mình được, thì chúng ta tin chắc rằng cũng không thể bỏ rơi cha mẹ của thiên hạ được. Người cha yêu thương con cái mình, không bỏ rơi con cái mình được, thì chúng ta cũng tin chắc rằng không thể bỏ rơi con cái của thiên hạ được...

Tất nhiên, chúng ta là Phật tử, chúng ta phải đọc kinh Phật và học kinh Phật. Nhưng học là để hành, và qua thực hành, chúng ta tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ. Lời dạy trong kinh phải tác động đến thân tâm chúng ta như liều thuốc kháng sinh, giúp loại trừ những độc tố tham, sân, si trong con người chúng ta, đồng thời cũng là một liều thuốc bổ bồi dưỡng mọi căn lành trong con người chúng ta.

Đức Phật răn chúng ta không nên tư biện suông, đặc biệt là tư biện những vấn đề siêu hình, chỉ làm mất thời giờ, mà không có ích gì cho sự nghiệp giải thoát và giác ngộ chung cuộc. Chúng ta hãy suy ngẫm về những câu sau đây trong Kinh “niệm hơi thở vô, hơi thở ra”, chúng ta sẽ biết thế nào là ứng dụng Phật học vào đời sống.

“Quán vô thường, tôi thở vô,
Quán vô thường, tôi thở ra...
Quán ly tham...”


Chúng ta có thấy không, quán vô thường lập tức dẫn tâm chúng ta quán ly tham, rồi quán đoạn diệt, và quán từ bỏ.

Tham là gốc của khổ, ly tham tức là đoạn diệt gốc rễ của khổ. Cuối cùng là sự từ bỏ mọi vướng mắc, chấp thủ, là sự giải thoát.

Quán lòng từ cũng phải như vậy, nghĩa là quán lòng từ dẫn tới một sự chuyển biến thật sự của tâm thức. Tâm thức từ bỏ chỗ hạn hẹp, vị kỷ chuyển biến thành rộng lớn, vô biên, trải rộng khắp bốn phương, trên dưới, như trong kinh Phật nói.

Hay trong đời sống thường nhật, hẳn nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng bình an, thuận duyên. Có lắm lúc phải đối diện những vấn đề hết sức nan giải, khó khăn, lo âu sợ hãi đối với các đối tượng đang tiếp cận. Các vị thiền sư khuyên chúng ta hãy bình tâm và an trú trong chính niệm:

“Thở vào tâm tĩnh lặng,
Thở ra miệng nở cười
An trú trong hiện tại
Giây phút thật tuyệt vời”.


Khi thực tập như thế, bạn sẽ có cơ hội trở về lại cội rễ tâm thức của chính chính, không bị đối tượng và môi trường quấy nhiễu tâm thức bạn. Từ đó bạn sẽ có thái độ tỉnh giác để điều tâm, an trú tâm vào đối tượng cần giải quyết trong sự thương yêu và tôn trọng đối tượng.

Ứng dụng lòng từ không có nghĩa gì khác là mở rộng tâm thức, không phải hạn chế hay tiêu diệt tình cảm như một vài người hiểu nhầm Phật giáo, mà phải mở rộng tình cảm đến chỗ bao quát mọi người, mọi vật. Kinh nghiệm cho thấy, càng mở rộng tình cảm bao nhiêu, thì tình cảm đó càng trong sáng bấy nhiêu, càng dễ cho con người chủ động, điều hòa bấy nhiêu. Trái lại, tình cảm càng hạn hẹp, càng khó cho con người điều hòa, hướng dẫn.

Đó thật sự là bí quyết của phương pháp điều tâm. Muốn điều tâm, đem lại sự an lạc cho tâm, thì hãy mở rộng tâm, mà mở rộng tâm, cụ thể và thực tế nhất là mở rộng lòng từ, bao quát hết mọi người, mọi vật, mọi chúng sanh.

Khi lòng từ được mở rộng và trải khắp thì con người mới có khả năng đón nhận khả tính tình yêu vô hạn, không còn giới hạn bằng sự chấp thủ và khát ái trong sự đối đãi phân biệt. Sự an lạc sẽ được an trú ngay lòng mình và có khả năng kết nối và lan truyền đến với mọi người xung quanh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một người giữ tâm vắng lặng và nhiệt tâm tinh cần làm các việc thiện lành để hiến dâng cho đời thì sẽ được sự hạnh phúc cho chính bản thân và có sự tác động với người khác trong việc hướng tâm sống theo nếp sống hướng thiện. Kết quả, cá nhân đó không chỉ hiện tại lạc trú mà đời sau còn phước báu được sinh vào trú xứ thiện lành đúng như lời Phật dạy. Ngược lại, một người chỉ biết sống cho cá nhân riêng tư của mình, không hành trì thiện pháp, không chia sẻ những khó khăn và khổ đau đối với người khác. Kết quả chắc chắn sẽ đón nhận một đời sống cũng không như ý muốn.

Trong Tăng Chi I, có bài Kinh “Hạt Muối” rất hay, cũng có ý nghĩa tương tự. Một ly nước bé nhỏ, thì một dúm muối, cũng đủ làm cho nước trong ly mặn đến mức không uống được. Cũng như vậy, với một cái tâm hạn hẹp, bé nhỏ thì một chút đau khổ cũng đủ làm cho nó không chịu đựng được. Nhưng thay vì một ly nước nhỏ mà là cả nước sông Hằng rộng lớn, thì một dúm muối bỏ vào có can gì. Với tâm từ mở rộng tới vô lượng, vô biên, thì có khó khăn gì mà vị Bồ Tát không thể vượt qua. Hãy đối đãi với mọi người, mọi vật với lòng từ rộng lớn, thì có công việc gì dù khó khăn đến đâu, mà chúng ta không làm được? Phải không bạn?

Nói tóm lại khi bạn ứng dụng lòng từ vào trong đời sống thực tiễn thì bạn sẽ thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt giữa tự thân với tự thân, giữa cá nhân và gia đình, với cộng đồng xã hội và môi trường sống. Cuộc sống con người có hạnh phúc hay không, thiết nghĩ một trong những điều cơ bản nhất là xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở thiết lập tình cảm thân thiện, yêu thương, và tôn trọng hiểu biết lẫn nhau. Lòng từ chính cơ sở tạo dựng tình cảm, chuyển hóa tình cảm, hướng dẫn tình cảm bằng trí tuệ, khởi đầu bằng Chánh tri kiến. Mà có tình cảm nào cao quý hơn, rộng lớn hơn, lôi cuốn hơn là lòng từ, mà Phật Thích Ca từng ca ngợi là trạng thái tinh thần tốt đẹp nhất trên thế gian này.

Nếu nhận thức lòng từ được như vậy, thì việc ứng dụng lòng từ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta đâu có phải chuyện xa vời, không làm được. Tất nhiên, là tùy theo bậc Thánh hay người phàm, tùy theo bậc vĩ nhân hay người bình thường mà lòng từ biểu hiện có khác nhau, nhưng cũng đều cùng một bản chất là lòng từ./.

Thích Phước Đạt
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #62 - 03. Aug 2010 , 14:29
 
Như ánh mặt trời chiếu sáng




Đôi khi bạn thắc mắc là làm thế nào Phật giáo có thể nói chuyện về lòng từ bi và tình yêu trong một hơi thở và không chấp và về tất cả các tính chất của sự từ bỏ trong hơi thở khác. Nhưng là bởi vì bạn nhầm lẫn tình yêu với sự nắm giữ.

Bạn nghĩ rằng nếu khi yêu ai đó, thì bạn muốn ôm giữ chặt như đó là thước đo tình yêu. Nhưng đó lại không phải là tình yêu, mà chỉ là bạn yêu chính mình, nên muốn giữ chặt. Đó không phải thật sự là yêu thương và muốn người yêu được yên lành và hạnh phúc. Điều này là rất quan trọng, bởi vì bạn luôn luôn nhầm lẫn nó.

Khi được mười chín tuổi, tôi đã thưa với mẹ tôi "Con dự tính đi Ấn Độ" và mẹ nói "Ồ, được đó con. Vậy khi nào con đi?" Mẹ không nói rằng, "Làm thế nào con có thể bỏ lại người mẹ già nghèo nầy, bây giờ con đã có đủ tuổi để kiếm sống, con làm thế nào có thể đi và bỏ quên mẹ được?" Mà mẹ chỉ bảo: "Đúng đấy con, khi nào thì con đi?".

Điều đó không có nghĩa là mẹ không yêu bạn, vì mẹ luôn thương yêu bạn. Và bởi vì mẹ thương bạn nhiều hơn là thương bản thân mẹ, nên mong mọi sự an lành cho b ạn, chứ kh ông phải để làm cho mẹ hạnh phúc. Bạn có hiểu không? Hạnh phúc đến với mẹ là khi làm cho con vui sướng.

Đó là tình yêu, và đó là điều mà tất cả mọi người cần thực hành nhiều trong những mối liên hệ cá nhân. Để giữ người và các sở hữu như thế này (tay bạn dang ra để chỉ giữ một cái gì đó thật nhẹ nhàng trong lòng bàn tay) chứ không phải như thế khác ( nắm bàn tay lại để giữ một cái gì đó rất chặt chẽ). Vì vậy, mà khi bạn có họ, bạn trân quí và vui mừng, nên nếu họ đi thì bạn có thể cho họ đi. Sư biến đổi và vô thường là bản chất của tất cả các pháp.

Bạn thấy đó, khi ta mất đi điều gì đó mà mình yêu thích, thì sự chấp trước gậy đau khổ chứ không phải là sự mất mát đó. Đây là những nguyên nhân gậy đau buồn. Và đó là lý do tại sao mà Đức Phật dạy rằng “sự tham chấp gây ra sợ hãi và khổ đau”. Bạn sợ bị mất, nên đau khổ khi không còn. Ðức Phật không bao giờ nói rằng tình yêu gây nên đau khổ.

Tình yêu là sự mở trái tim, giống như ánh sáng mặt trời. Mặt trời chiếu sáng tự nhiên, không phân biệt đối xử, ban ánh sáng cho người này mà không cho người khác. Mặt trời chỉ cần chiếu sáng, bởi vì bản chất của mặt trời là mang lại sự ấm áp.

Nếu bạn vào trong nhà, đóng kín các cửa, điều đó không ổn. Mặt trời chiếu sáng mọi phương. Như là bản chất của trái tim mà bạn cần khai phát. Khi mà tâm bạn được mở hoàn toàn, tình yêu thương sẽ vô biên, không điều kiện.

Bạn sẽ yêu thương ai đó, nếu như họ làm được điều nầy, nhưng sẽ không còn yêu hơn nữa, nếu bạn làm điều khác đi như là cha mẹ đã làm, khi con cái không vâng lời.


Tenzin Palmo
Nhật Tịnh (Dịch xong ngày 10.11.2009)


Búp Sen xin dâng tặng cả nhà  openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #63 - 03. Aug 2010 , 16:22
 
TL oi, cam on ban da cho minh dươc nhung gio thu tha va nghien ngam lai minh khi doc nhung dong chu dao ma ban da bo cong ra nghien cưu.  Minh chua dươc nhu the , nhung mong rang long se dươc thanh than hon va bot ưu phien khi gap nhung kho khan trong cuôc song.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #64 - 03. Aug 2010 , 23:07
 
Tuyet Lan wrote on 14. Jul 2010 , 15:20:
Dzịt ơi
Diều nói đúng đó - Chúng mình sẽ học được rất nhiều - Đọc chậm chậm - sẽ thấy thật hay ah . Hi hi để Dzịt đọc xong , giới thiệu cuốn khác cho Dzịt đọc -  Diều sướng nè - có Chị Cỏ bên cạnh đó - học ở Chị Cỏ đi Diều . Ước gì mình ở gần Chi Cỏ và Chị 7 mộng mơ ah
Sếu


Hi Chị Sếu ,

Cứ vào trang Nếp Sống Đạo là em lại thấy lòng mình thanh thản , mỗi ngày phải vào đây tập ngồi thiền một chút

Diều
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #65 - 05. Aug 2010 , 22:37
 
Biết mình biết người


Ajahn Chah



Hãy tìm hiểu chính thân tâm của bạn, bạn sẽ hiểu người khác. Gương mặt, cử chỉ, hành động của một người phát xuất từ trạng thái tâm của người ấy. Đức Phật có thể đọc được chúng bởi vì Ngài có kinh nghiệm và nhìn thấy với trí tuệ trạng thái tâm làm căn bản cho những biểu lộ ấy. Cũng như một người già lão luyện đã trải qua thời thơ ấu hiểu rõ tâm lý trẻ con.

Sự "tự tri" này khác với trí nhớ. Người già có thể bên trong rất sáng, nhưng bên ngoài có vẻ lờ đờ. Đọc sách để học hỏi đối với họ rất khó khăn vì họ quên tên, quên mặt, v. v. Có thể họ biết rõ ràng họ cần một cái thau, nhưng vì trí nhớ kém, họ nói lấy cho họ một cái ly.
Nếu bạn thấy tình trạng sinh diệt trong tâm và không dính mắc vào tiến trình, để trôi qua cả hạnh phúc lẫn đau khổ thì sự tái sinh của tâm sẽ ngắn dần, ngắn dần. Để cho chúng trôi qua, dù bạn có rơi vào địa ngục đi nữa cũng đừng lo lắng thái quá, bởi vì bạn biết rằng địa ngục cũng vô thường. Hành thiền đúng đắn thì bạn sẽ thản nhiên nhìn nghiệp cũ diễn ra và tiêu dần. Hiểu biết cách sinh diệt của sự vật, bạn chỉ cần tỉnh thức, chánh niệm rồi để chúng tự nhiên trôi chảy theo dòng của chúng. Cũng như trường hợp có hai cội cây. Nếu bạn vun phân tưới nước cho một cây và bỏ mặc cây kia thì chẳng cần thắc mắc tại sao một cây lên tốt, còn một cây thì èo uột.

Để mặc người ta


Đừng tìm lỗi người. Nếu cách cư xử của họ sai lầm, bạn cũng chẳng cần làm khổ mình mà chi. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế.

Đức Phật đã từng theo học với nhiều thầy. Ngài thấy phương pháp của thầy thiếu sót, nhưng Ngài không dèm pha hay làm thầy mất thể diện. Nhờ học hỏi với thái độ khiêm nhường và tôn trọng nên Ngài thâu thập lợi ích trong khi sống với các thầy. Thật vậy, học với họ Ngài mới biết hệ thống của họ chưa hoàn hảo. Lại nữa, khi Ngài thành đạo, Ngài không chỉ trích hay tìm cách dạy lại họ. Sau khi giác ngộ, Ngài kính cẩn nhớ lại những vị thầy Ngài đã theo học và muốn chia xẻ với họ sự hiểu biết mà Ngài mới tìm ra.

Tình yêu thật sự


Tình yêu thật sự là trí tuệ. Tình yêu như phần lớn mọi người nghĩ chỉ là một cảm giác tạm. Có một món ăn thật ngon, nhưng nếu mỗi ngày bạn đều ăn như thế, chẳng bao lâu bạn sẽ chán lên tận cổ. Cũng thế, tình yêu đó cuối cùng đi đến thù hận và phiền muộn. Hạnh phúc thế gian bao gồm tham ái và luôn luôn dính liền với đau khổ. Thật vậy, đau khổ theo sau hạnh phúc thế gian như cảnh sát theo sau tên trộm.

Tuy thế, chúng ta không thể loại bỏ hay ngăn trở loại cảm giác này. Chúng ta không nên dính mắc hay đồng hóa với chúng mà chỉ cần biết chúng là gì, sau đó Pháp sẽ có mặt. Một người yêu một người khác rồi cuối cùng người yêu ra đi hay lìa đời. Than khóc hay nhớ tưởng lâu dài, nắm giữ cái đã thay đổi là đau khổ chứ không phải là tình yêu. Khi chúng ta thể nhập chân lý, không còn cần hay muốn nữa, trí tuệ và tình yêu thật sự sẽ lấn át tham ái và tràn ngập thế gian.

Theo: Mặt Hồ Tĩnh Lặng
Người dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ Aggasami Trần Minh Tài
Nguồn: Buddha Sasana 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #66 - 19. Aug 2010 , 22:16
 
QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC


Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

1/ Ta đang còn sống
2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết


1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe


Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.


3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)


Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do


Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.

Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.

Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/Ta có tiện nghi vật chất


Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương


Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.

Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết


Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.

Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

Thương Ghét


1) Ða số người thường suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

2) Khi bắt đầu biết đạo thì tập tánh bình đẳng, không thương người này ghét người kia.

3) Sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều đời, và thấy ai cũng đáng thương hết.

Trích sách “Ý Tình Thân”
Người gởi: Ngọc Sương
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #67 - 21. Aug 2010 , 03:39
 
Tuyet Lan wrote on 05. Aug 2010 , 22:37:
Biết mình biết người


Ajahn Chah


Theo: Mặt Hồ Tĩnh Lặng
Người dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ Aggasami Trần Minh Tài
Nguồn: Buddha Sasana 


Hello cô TL

Thấy cô giới thiệu Ajahn Chah ở đây cùng cuốn Mặt hồ tĩnh lặng tôi rất vui vì đã được đọc qua và thấy cuốn sách có nhiều lợi lạc cho người đọc . Ajahn Chah là một khuôn mặt lớn của Nam Tông bên Thái . Ngài có nhiều môn đồ cũng đạt nhiều thành tựu lớn trong việc tu tập và truyền bá đạo Phật trong thế giới tây phương trong đó có Ajahn Sumedho . Vị này vốn là một người Mỹ, trong một gia đình Tin Lành sau nhờ cơ duyên đã theo học với Ajahn Chah . Cuốn sách nổi tiếng của Sumedho là The Mind and the Way đã được Susana Nguyễn ở Canada dịch và phổ biến khá rộng rãi từ năm 2004. Ngày trước tôi có mua khá nhiều cuốn để tặng người có duyên . Hiện nay còn vài cuốn nhưng không may hiện nay tôi không có cơ hội để trở về lấy chồng sách đó . May thay, tôi vừa khám phá trên website của anh Bình An Sơn (Úc Châu) đã có người ra công đánh máy và đưa lên cho mọi người có cơ hội tiếp cận với tài liệu quý báu này. Nay tôi xin được giới thiệu với cô và các anh chị em ở đây . 

http://www.viet.net/~anson/uni/u-tudieude/tamdao0.htm

Tất cả tin tức liên quan đến tác giả cũng nằm trong cuốn sách . Những gì tác giả nói về đạo Phật thật giản dị, trong sáng và tương đối dễ tiếp nhận đối với những người sống trong khung thức của thế giới tây phương vốn chỉ mới gần gũi với phật giáo gần đây .

Mong cuốn sách sẽ có lợi ích .

Thân mến,
Đại Sân
Cheesy
Back to top
« Last Edit: 21. Aug 2010 , 03:41 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #68 - 21. Aug 2010 , 10:41
 


Nghệ thuật sống khoẻ


...



Im lặng để thấy điều kỳ diệu




...



Sự im lặng là điều cần có trong cuộc sống. Tình Bạn cũng vậy, nó cũng cần những khoảng lặng đủ dài để cùng chiêm nghiệm cùng suy nghẫm về những điều đã qua và những gì sắp tới. Nhưng khoảng lặng đủ dài đó là bao lâu?

Đôi khi sự im lặng không có nghĩa là không có gì để nói. Khi bạn cho ai đó nghe một bài hát mà bạn yêu thích, khi bạn cho ai đưa ai đó đến một nơi đẹp. Trước sự im lặng của họ, bạn hãy nghĩ rằng, tâm hồn họ đang lắng xuống vì vẻ đẹp của cảnh vật và nét đẹp của những vần thơ. Và lúc này, cảm xúc chưa kịp thốt nên lời đó chính là sự lặng im.

Khi một câu hỏi của bạn đặt ra và cuộc sống ném trả lại bạn sự lặng im thay cho câu trả lời. Hỡi bạn mến, hãy đừng vội nghĩ rằng cuộc sống đang thờ ơ và thế giới đang quay lưng lại với bạn. Bởi chính lúc này đây cuộc sống đang dạy cho bạn bài học về sự lặng im. Từ khoảng lặng ấy, bạn sẽ thấy được nhiều hơn bạn nghĩ.

Khi bạn nói bạn quý mến một ai đó mà không nhận lại được một lời nói nào tương tự ngoài sự lặng im. Bạn đừng nghĩ rằng câu nói mình vừa nói ra không có giá trị. Bởi có thể sự im lặng không phải là một câu trả lời bạn đang mong đợi, nhưng bạn hãy tin rằng câu nói đó không tan trong hư vô mà nó đã thấm rất nhiều vào người nghe. Vì vậy, hãy im lặng nhiều thêm chút nữa để lắng nghe thấy sự yêu thương và để thấy mình được yêu thương.

Hãy đón nhận những người đến trong đời bạn một cách vô điều kiện. Đừng đòi hỏi hay suy xét. Trước một sự lặng im cần thiết đủ dài, bạn hãy tận dụng suy nghĩ và coi đó là một món quà nhỏ mà cuộc sống dành tặng bạn.

Sưu tầm

thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 03. Sep 2010 , 13:03 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #69 - 21. Aug 2010 , 13:12
 



Nghệ thuật sống khoẻ


...




Vườn Hoa và Người Mù




Tại một công viên kia có một ngôi nhà nhỏ mà chủ nhân của ngôi nhà ấy lại là một người mù. Ông ta dùng toàn bộ thời gian có sẵn của mình để chăm sóc vườn hoa, toàn bộ cây cảnh của công viên đó.
Mặc dù đôi mắt ông đã mù nhưng việc quản lý, chăm bón cây cảnh lại vô cùng hoàn hảo, bất luận xuân, hạ, thu, đông, công viên bao giờ cũng tràn ngập màu hoa, tạo nên nột khung cảnh rất thoải mái cho những người đã qua và đang đến.
Một buổi chiều nọ có người khách qua đường và không khỏi ngạc nhiên, thảng thốt trước sự đẹp và hấp dẫn của những loài hoa kia và hỏi: "Tại sao ông lại có thể tạo ra được những cảnh đẹp như vậy và điều đặc biệt hơn nữa ông lại là một người mù?"



...


Người mù kia thoáng cười và trả lời: "Tôi có thể cho ông biết có bốn lý do:
"Thứ nhất tôi rất thích công việc trồng hoa này.
Thứ nhì tôi có thể dùng tất cả lòng nhiệt thành của tôi để đến với hoa.
Thứ ba tôi dùng cả con tim của tôi để lắng nghe hoa , nghe được hoa và như vậy giữa chúng tôi có sự tương quan.
Thứ tư đó chính là ông ."


Lúc này người qua đường rất ngạc nhiên: "Vì tôi à? nhưng tôi chưa bao giờ quen biết ông"
Cũng một nụ cười thản nhiên người kia đáp: "Đúng vậy ông chưa hế biết tôi , nhưng tôi biết có một lúc nào đó, hay một khoảng thời gian nào đó sẽ có những người cũng giống Ông như vậy, sẽ đi qua con đường này và những người đó sẽ thấy rất vui khi ngắm những cảnh đẹp, những bông hoa mang đến cho họ".

Lời bạt:
Nếu đối với công việc gì chúng ta đều có sự đam mê, sự nhiệt huyết, lòng chân thành để làm tất nhiên sẽ gặt hái được thành công. Và hơn nữa là một tấm lòng vì tha nhân, vì mọi người, chỉ cho mà không cần nhận lại, phục vụ mà không màng lợi ích hoá quý lắm thay. Nếu ta nghĩ đến mọi người thì trong trái tim họ cũng sẽ có ta, ở đây người mù này vì bốn lý do kia mà hăng say cho công việc và điều đặc biệt là lý do thứ tư kia, vì nhưng người sẽ đi qua con đường này. Tương tự một công việc ta biết người sau sẽ dùng đến hay có thể giúp ích cho họ thì sao chúng ta lại có thể khoanh tay?!
Do vậy, ta hãy học theo hạnh của người mù trồng hoa kia, lặng lẽ dâng tặng những bông hoa tươi đẹp cho cuộc đời này. Dù chỉ là một việc làm nhỏ, một lời nói nhân ái, nụ cười thân thiện, ánh mắt cảm thông… những cái đó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta. Thế thì sao ta lại ích kỷ không biết trao tặng niềm hạnh phúc cho những người thân yêu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng có thể đem niềm vui hanh phúc đến cho mọi người, điều quan trọng là ta có chịu làm hay không mà thôi! Hãy làm tất cả những việc mình có thể, làm với tâm không dính mắc chấp thủ thì việc làm của ta mới trọn vẹn và hạnh phúc chân thật sẽ đến với ta. Cái hạnh phúc đó ta không dùng tiền mua được mà chỉ cảm nhận bằng trái tim đầy chất liệu yêu thương của mình dành cho tất cả mọi người!

Tinh Vân Đại Sư - Huệ Thiện việt dịch

thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 03. Sep 2010 , 13:04 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #70 - 21. Aug 2010 , 13:14
 


Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng




Cuộc đời không hoàn toàn tươi đẹp như những cánh hoa hồng. Hoa hồng dịu dàng đẹp đẽ và hương thơm ngào ngạt, nhưng thân hoa hồng thì đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai; cũng không vì gai mà ta xa lánh hoa hồng. Giống như quả lắc đồng hồ, đánh qua phải, rồi sang trái, trái rồi trở lại phải… luôn là vậy.


...


Trong đời sống làm người, có những đều mà ai cũng phải đương đầu, không thể tránh khỏi, đó là được và mất, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ. Vậy trong những lúc bất như ý, trong hạnh phúc, lúc thăng trầm, có một điều ta luôn có thể làm được, đó là giữ tâm bình thản như đất.

Đức Phật đã từng dạy các đệ tử của mình hãy học theo hạnh của đất. Dù người ta có đỗ vãi lên đất những thứ thơm tho, tinh sạch, quý báu, hoặc rưới vào nó những chất nhơ uế, hôi hám, hoặc người ta khạc nhổ, cuốc xới, chà đạp xuống đất, thì đất cũng tiếp nhận các thứ ấy một cách thản nhiên, không hân hoan, hạnh phúc mà cũng không đau đớn, tủi nhục. Cũng như thế, khi gặp trong đời những lạc phước hay hoạn nạn, bạn cũng không nên để chúng chi phối tâm bạn, ảnh hưởng theo nó.
Chung lại, muốn có hoà bình thế giới, trước hết hãy lo hoà bình nội tâm ở mỗi người. Nhất là, phải giữ tâm bình ổn khi gặp cảnh khốn khó.
Chuyện kể rằng, có một người đàn ông sống cô độc nhưng rất giàu có. Một hôm, căn nhà nguy nga của ông bốc cháy và ông thoát ra được trong cái chết gang tấc. Trắng tay, người đàn ông tuyệt vọng và nghĩ đến đường cùng. Có người hay biết, nói với ông rằng “Sao ông lại tiếc những thứ mà con người còn làm được từ đôi bàn tay, lại huỷ hoại đi thứ mà tất cả các của cải vật chất ở cõi đời cũng không đổi được đó là: “Sự sống”.
Trong tất cả các loài hoa, người ta yêu chuộng nhất hoa sen. Sở dĩ sen được nhiều người ưa chuộng vì nó có nhiều đặc tính tối quan trọng. Đại để, đặc tính thứ nhất, là sen sinh ra và lớn lên từ bùn. Đặc tính thứ hai, là sen không hề nhiễm bùn. Đặt tính thứ ba, là sen không bao giờ dính nước bùn. Đặc tính thứ tư, là sen luôn toả hương thơm xua tan mùi ô uế. Đặc tính thứ năm, là hoa sen rất tinh khiết. Đặc tính thứ sáu, là dù cũng phải sống theo trình tự: sinh, trụ, dị, diệt thì suốt đời sen, nó cũng hết mình cống hiến, đem lại lợi ích cho đời…
Đời sen cũng như đời người. Thứ nhất, nếu sen được sinh ra và lớn lên từ bùn thì con người cũng vậy. Con người cũng có thể sinh ra và trưởng thành từ những khó khăn, gian khổ.
Thứ hai, nếu sen không hề nhiễm bùn thì con người cũng vậy. Con người cũng cần có cuộc sống lìa tất cả mọi sự nhiễm ô.
Thứ ba, sen không bao giờ dính nước bùn thì con người cũng thế. Con người luôn giữ lòng lương thiện, không cùng chung với cái xấu ác.
Thứ tư, nếu sen luôn toả hương thơm xua tan mùi ô uế thì con người cũng vậy. Con người chân chính luôn biết giữ gìn phẩm chất, xa lánh hết những đều tà hạnh.
Thứ năm, nếu đặc tính của hoa sen là rất tinh khiết thì con người cũng không khác. Con người đúng nghĩa NGƯỜI, phải tự có bản thể thanh tịnh, luôn vượt lên những phiền não như: hợp rồi tan, còn mất, thị phi, mê đắm, phiền giận, tham luyến…
Thứ sáu, nếu sen biết an nhiên trước dòng chảy sinh, trụ, dị, diệt suốt đời cống hiến hết mình cho sự sống thì con người cũng vậy. Con người hiểu biết sự sống là chấp nhận vô thường và nhận ra rằng: “Hạnh phúc thật sự không nằm ở những gì chúng ta có, mà nằm ở những gì chúng ta đem đến cho cuộc đời…”
Đó là cuộc đời, khi chúng ta không thể tránh được những tai nạn xảy đến cho mình, thì ta có sức mạnh làm chủ cuộc đời, không để nghiệp lực chi phối. Điều đó có quyền cho ta lựa chọn một trong hai con đường, hoặc dẫn đến bế tắc đau khổ, hoặc “tiến về phía trước, bóng tối sẽ lùi về phía sau”. Chắc hẳn bạn sẽ chọn con đường đậy lùi bóng tối. Hoan nghênh bạn! Chúc bạn thành công!!!

thanks.gif

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #71 - 21. Aug 2010 , 13:18
 
CoiChay wrote on 21. Aug 2010 , 03:39:
Hello cô TL

Thấy cô giới thiệu Ajahn Chah ở đây cùng cuốn Mặt hồ tĩnh lặng tôi rất vui vì đã được đọc qua và thấy cuốn sách có nhiều lợi lạc cho người đọc . Ajahn Chah là một khuôn mặt lớn của Nam Tông bên Thái . Ngài có nhiều môn đồ cũng đạt nhiều thành tựu lớn trong việc tu tập và truyền bá đạo Phật trong thế giới tây phương trong đó có Ajahn Sumedho . Vị này vốn là một người Mỹ, trong một gia đình Tin Lành sau nhờ cơ duyên đã theo học với Ajahn Chah . Cuốn sách nổi tiếng của Sumedho là The Mind and the Way đã được Susana Nguyễn ở Canada dịch và phổ biến khá rộng rãi từ năm 2004. Ngày trước tôi có mua khá nhiều cuốn để tặng người có duyên . Hiện nay còn vài cuốn nhưng không may hiện nay tôi không có cơ hội để trở về lấy chồng sách đó . May thay, tôi vừa khám phá trên website của anh Bình An Sơn (Úc Châu) đã có người ra công đánh máy và đưa lên cho mọi người có cơ hội tiếp cận với tài liệu quý báu này. Nay tôi xin được giới thiệu với cô và các anh chị em ở đây . 

http://www.viet.net/~anson/uni/u-tudieude/tamdao0.htm

Tất cả tin tức liên quan đến tác giả cũng nằm trong cuốn sách . Những gì tác giả nói về đạo Phật thật giản dị, trong sáng và tương đối dễ tiếp nhận đối với những người sống trong khung thức của thế giới tây phương vốn chỉ mới gần gũi với phật giáo gần đây .

Mong cuốn sách sẽ có lợi ích .

Thân mến,
Đại Sân
Cheesy





Hello thầy CC,

Dzịt cám ơn thầy đã giới thiệu , sách là bạn hiền mà  Wink

...

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #72 - 21. Aug 2010 , 19:01
 
Dzitgo wrote on 21. Aug 2010 , 13:18:



Hello thầy CC,

Dzịt cám ơn thầy đã giới thiệu , sách là bạn hiền mà  Wink

...


Bạn hiền ah - Sách còn là tri kỷ nửa
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #73 - 21. Aug 2010 , 19:12
 
CoiChay wrote on 21. Aug 2010 , 03:39:
Hello cô TL

Thấy cô giới thiệu Ajahn Chah ở đây cùng cuốn Mặt hồ tĩnh lặng tôi rất vui vì đã được đọc qua và thấy cuốn sách có nhiều lợi lạc cho người đọc . Ajahn Chah là một khuôn mặt lớn của Nam Tông bên Thái . Ngài có nhiều môn đồ cũng đạt nhiều thành tựu lớn trong việc tu tập và truyền bá đạo Phật trong thế giới tây phương trong đó có Ajahn Sumedho . Vị này vốn là một người Mỹ, trong một gia đình Tin Lành sau nhờ cơ duyên đã theo học với Ajahn Chah . Cuốn sách nổi tiếng của Sumedho là The Mind and the Way đã được Susana Nguyễn ở Canada dịch và phổ biến khá rộng rãi từ năm 2004. Ngày trước tôi có mua khá nhiều cuốn để tặng người có duyên . Hiện nay còn vài cuốn nhưng không may hiện nay tôi không có cơ hội để trở về lấy chồng sách đó . May thay, tôi vừa khám phá trên website của anh Bình An Sơn (Úc Châu) đã có người ra công đánh máy và đưa lên cho mọi người có cơ hội tiếp cận với tài liệu quý báu này. Nay tôi xin được giới thiệu với cô và các anh chị em ở đây . 

http://www.viet.net/~anson/uni/u-tudieude/tamdao0.htm

Tất cả tin tức liên quan đến tác giả cũng nằm trong cuốn sách . Những gì tác giả nói về đạo Phật thật giản dị, trong sáng và tương đối dễ tiếp nhận đối với những người sống trong khung thức của thế giới tây phương vốn chỉ mới gần gũi với phật giáo gần đây .

Mong cuốn sách sẽ có lợi ích .

Thân mến,
Đại Sân
Cheesy

Anh Hai
Em gái xin cám ơn anh hai đã khích lệ em gái - Em gái có vào rồi và sẽ đọc cuốn sách này . Trang của Binh An Sơn rất hay và cũng rất đầy đủ -Sẽ cố gắng làm những gì em gái có thể làm -Chúc anh Hai một ngày an lạc 
Em gái-TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Nếp Sống Đạo
Reply #74 - 25. Aug 2010 , 16:50
 



Nghệ thuật sống khoẻ


...



Sao không cử Tôn Ngộ Không đi lấy Kinh cho nhanh?





Nhân việc Phật tử sỹ Lê Minh Hiếu nói về sự khác nhau giữa chuyến đi của Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh và chuyến đi bằng chuyên cơ của các nhà tu hành sang Ấn Độ rước Phật xá lợi, Thảo Dân tôi lại nghĩ đến một câu hỏi của những đứa trẻ ở nhiều thế hệ mà tôi là một trong những đứa trẻ ấy sau khi đọc Tây Du Ký. Ngày cuối tuần, Thảo Dân tôi mang chuyện này ra “nhàn đàm” cho vui để bạn đọc bớt đi những nặng nề sau một tuần làm việc mệt mỏi.

Câu hỏi đó là câu hỏi gì? Xin thưa, đó là: Sao không cử Tôn Ngộ Không đi lấy Kinh cho nhanh? Câu hỏi này đã được rút ngắn. Thực ra câu hỏi đó khá đầy đủ như sau: Bố (mẹ) ơi, sao người ta không cử Tôn Ngộ Không bay vù một cái đến Tây trúc lấy kinh cho nhanh mà cứ để Sư Phụ (Đường Tăng) đi chậm thế bao giờ mới đến?

Tôi đã hỏi câu hỏi tương tự như thế khi lên 10 tuổi. Đến sau này con tôi cũng hỏi thế, cháu tôi cũng hỏi thế. Tại sao những đứa trẻ lại có cùng câu hỏi ấy? Theo tôi có ba lý do cơ bản như sau:

Một: Vì Tôn Ngô Không có phép cân đẩu vân, trong chớp mắt đã đi chuyển hàng ngàn dặm.

Hai: Đường đi lấy Kinh của Đường Tăng quá gian lao, vất vả và muôn vàn hiểm nguy. Những đứa trẻ như tôi thời đó đọc thấy lấu quá mà chưa đến được Tây Trúc thì sốt ruột. Trẻ con là thế mà.

Ba: Trẻ con đọc Tây Du Ký thì yêu nhất Tôn Ngộ Không, bởi thế cái gì cũng muốn Tôn Ngộ Không làm.

...

Đấy là những suy nghĩ ngây thơ và trong sáng của trẻ nhỏ. Sau này lớn lên, tôi tự lý giải điều này cho mình. Nhưng nhân có bài của các tác giả luận bàn liên quan ít nhiều đến nội dung đó, tôi thấy hay hay thì bàn vào chứ chẳng có gì to tát hay có ý gì khác ở đây cả.

Hành trình đi lấy Kinh của thầy trò Đường Tăng đúng như ông Lê Minh Hiếu nói là hành trình đi tìm chân lý. Cứ theo sách thì thời Đường Tăng phương tiện di chuyển có đâu kém thời bây giờ mà còn nhanh hơn cả máy bay siêu âm ấy chứ. Cỡ Tôn Ngộ Không chỉ nhún mình một cái đã ở tận lưng trời rồi. Đấy là chưa nói đến các vị Bồ tát (cấp dưới của Đức Phật) thần thông quảng đại đi Nam về Bắc chỉ trong chớp mắt.

Nhưng tại sao thời đó người ta không sai đệ tử của Đường Tăng là Ngộ Không chạy ù một cái đến Tây Trúc mang Kinh về mà phải chọn Đường Tăng đi lấy kinh dằng dặc suốt mấy năm trời và phải đi qua biết bao khổ nạn và nhiều lần cận kề cái chết? Câu trả lời thật chẳng khó khăn gì. Đó là vì để tới được chân lý con người phải dấn thân với toàn bộ khát vọng, trí tuệ, ý chí và sự dâng hiến tột cùng.

Chân lý đâu chỉ ngày một ngày hai hay mấy tiếng đồng hồ mà tới được. Chân lý nhiều khi phải trả bằng máu hay cái chết của một dân tộc mới có được. Chứ chân lý làm sao lại có được dễ dàng như phóng xe máy ra cuối phố mua một can bia hơi hay là quần áo lụa là bước trên thảm nhung đi từng bước khoan thai trong rộn ràng tiếng trống phách, tiềng phèng la mà đến thẳng tới chân lý như đi trẩy hội để xin sớ, xin lộc nhà chùa được.

Hơn nữa, một người như Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hoá nhưng tâm đức chưa đủ để được chọn là người đón nhận và cầm giữ chân kinh. Cũng như chân lý đâu phải là thứ đặt vào tay ai cũng được. Sự thật cho chúng ta thấy có những người cầm giữ chân lý thì người ta tin theo và có những người cầm chân lý trên tay giơ lên và nói ra rả về chân lý mà cũng chẳng ai tin cả. Nếu để Tôn Ngộ Không hay Chu Bát Giới hay Sa Tăng quẩy trên vai một ghánh kinh vừa đi vừa oang oang : ” Chân Kinh đây, Chân Kinh đây” cũng chỉ làm cho thiên hạ thêm nghi hoặc mà thôi.

Việc chọn Đường Tăng là chọn nhân sự cho một Đại sự của quốc gia nhà Đường. Bởi Đường Tăng là người có lòng từ bi rộng lớn, thanh tịnh đến vô cùng, lòng tham được triệt từ vĩnh viễn, lại có khát vọng sâu tựa lòng đất, cao tựa bầu trời, lại có trách nhiệm tột đỉnh đối với Vua Đường trong việc khai mở tư tưởng và Đạo sống cho muôn dân xã tắc, lại có lòng hy sinh vì nghiệp lớn của đất nước mà gạt bỏ mọi riêng tư…

Chỉ người như thế mới chạm được vào Chân Kinh, người như thế mới mang vác được Chân Kinh, người như thế mới được muôn dân và xã tắc tin tưởng sẽ lấy đúng Chân Kinh và truyền đúng Chân Kinh chứ không làm sai lệch. Vì kẻ nào làm sai lệch Chân Kinh như đánh tráo Chân Kinh hay mượn Chân Kinh mà phục vụ cho danh lợi của cá nhân mình thì ắt là ma quỷ.

Lại nói sao đường đi Tây Trúc hiểm trở và nguy nan đến vậy mà Đường Tăng lại dùng những kẻ giúp việc như Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng ? “Bản nhận xét cán bộ” về ba người giúp việc này được tóm tắt như sau:

Một: Ngộ Không có tài cao mà sống thiếu kỷ cương. Đúng sai đều nhận biết được nhưng xử lý thường tuỳ tiện, hay xử dụng lối trừng phạt mà không có ý thức giáo hoá. Ngộ Không tính lại nhiều lúc tự cao tự đại cứ nghĩ mình ở trên mọi người. Nhân sự Ngộ Không lại là người sống quá tự do, thích thì làm không thích lại bỏ về Hoa Quả Sơn chén chú chén anh với các huynh đệ, con cháu. Đại sự của quốc gia đâu cứ thích thì làm không thích thì bỏ.

Hai: Bát Giới lòng dạ tuềnh toàng không mưu mô nhưng lại ham sắc dục, ngại khó ngại khổ, thích hưởng lạc, dễ quên lý tưởng, vì một bữa ăn, vì một cô gái đẹp mà bỏ ngay sứ mệnh cao cả được giao của mình. Nhiều lần thấy cơm ngon, gái đẹp là rủ rê cả Đường Tăng ở lại hưởng thụ chứ Kinh kệ biết bao giờ lấy được.

Ba: Sa Tăng vốn là kẻ sát sinh, có tội, kiến thức hạn hẹp, chỉ làm theo lệnh mà không có sáng tạo, không có tư duy. Nếu rời khỏi sự chỉ giáo của Đường Tăng thì lại quay trở về chui xuống khúc sông cũ đợi khách qua đường kiếm ăn qua ngày đoạn tháng mà thôi.

Cả ba người này thường thì giúp Đường Tăng được một thì lại gây phiền cho Đường Tăng một. Với những người giúp việc như thế, nếu nghhĩ theo một phía thì thấy họ dễ cản trở con đường đến Tây Trúc của Đường Tăng. Nhưng nghĩ thêm phía khác thì thấy thật sâu sắc nhường nào.

Việc thu nạp những con người này vừa cho thấy sứ mệnh của giáo hoá và phép dùng người. Mỗi con người kia đều có mặt tốt mặt xấu, có mặt mạnh mặt yếu. Nếu chỉ nhìn vào khuyết tật hay lỗi lầm của họ trong quá khứ thì mãi mãi họ sẽ là những kẻ cản trở. Nhưng với lòng từ bi vô bờ, những người mà Thảo Dân này xin gọi vui là Ban tổ chức của Đức Phật đã giao phó cho Đường Tăng sứ mệnh đi lấy Chân Kinh bên cạnh đó là sứ mệnh giáo hoá chúng sinh.

Con đường đến với Chân Kinh cũng là con đường giáo hoá con người, biến những kẻ còn sống trong qúa nhiều ham muốn, sống trong cái tôi tuỳ tiện, sống trong bóng tối tâm hồn thành những người có ích cho xã hội. Đấy mới thực sự là Chân Kinh.

Thiết nghĩ mọi chân lý người xưa bằng cách này hay cách khác đã nói hết cả rồi.


thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 03. Sep 2010 , 13:05 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 8
Send Topic In ra