Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 8
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18469 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #60 - 15. Oct 2010 , 22:25
 
Hà Nội, Và Hoàng Anh Tuấn, Và…
  Thứ Sáu, 08 tháng 10 2010


Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội
http://www.youtube.com/watch?v=HT6zta9qLFk

Sáng nay San Jose mưa. Mưa nhỏ thôi. Những ngày đầu tháng Mười, mùa Thu miền Bắc Cali không lạnh. Một người bạn quen từ Quận Cam vừa gửi tặng tôi một CD trong đó có ca khúc Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội. Đây là một bài hát khi mới ra đời, ban hợp ca Thăng Long đã mang đến cho người nghe nhiều ấn tượng. Bài hát đã lâu tôi không nghe. Nhưng lời của ca khúc tôi vẫn nhớ là do Hoàng Anh Tuấn viết cho nhạc của Phạm Đình Chương. Chúng tôi vẫn gọi anh là thi sĩ của Hà Nội. Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc/ Mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm. Đó là hai câu thơ đã ở lại rất lâu trong tôi.

Tôi nhớ lần cuối gặp anh năm 2006 trong nhà dưỡng lão Mission De La Casa ở San Jose. Hôm đó, anh ngồi xe lăn, cười hỏi tôi. “Đi đâu?” “Thì đi thăm anh, chứ đi đâu!” “Này cậu, thế mà đã hai mươi năm rồi đấy!” Hoàng AnhTuấn không nhớ những lần gặp nhau gần đây, trước ngày anh vào Viện Dưỡng Lão, mà chỉ nhớ chuyện của 20 năm trước, những ngày Đà Lạt , Sài Gòn... Đúng, năm 1986 tôi gặp anh ở Virginia khi vừa đặt chân xuống vùng đất tự do. Hôm đó, uống chưa hết ly rượu, tôi đọc lại hai câu thơ trên và trêu anh:

“Trời ơi, tại sao yêu mà yêu muốn khóc là thế nào?” Hồi đó anh chỉ cười, không trả lời. Bây giờ chính anh nhắc lại, và nói, “Nghe đây, yêu mà không lấy được thì khóc chứ sao? Cậu vớ vẩn bỏ mẹ!” Và chúng tôi đã cười với nhau.

Tôi vớ vẩn thật, đi thăm một người nằm trong nhà dưỡng lão mà trêu chọc, y như ngày ngồi bên anh trong một quán ăn ở Virginia giữa những chai bia. Cái chất gì của Hà Nội khiến anh yêu mê thành phố ấy đến thế? Tôi không biết. Nhưng tôi biết một điều: nhắc đến Hoàng Anh Tuấn là nhắc đến Hà Nội và nhắc đến Hà Nội cũng là nhắc đến Hoàng Anh Tuấn.

Mặc dù, năm 1949, mới 17 tuổi, Hoàng Anh Tuấn đã rời Hà Nội đi Pháp du học. Paris, Sài Gòn, Dalat, rồi lại Paris, Virginia, San Jose … và bao thành phố khác. Chưa một lần trở lại Hà Nội, thế nhưng, Hà Nội lúc nào cũng nguyên vẹn trong anh. Hà Nội tràn ngập trong những trang chữ của anh. Như thể sau năm 1949, ngày anh bỏ Hà Nội ra đi cho đến năm mươi năm sau, Hà Nội vẫn còn đập nhịp trong trái tim anh.

Tôi kiếm hồn tôi xưa Hà Nội
Thuở còn trong vắt gió vào Thu
Thoảng nghe ngọt tiếng cô hàng cốm
Chênh vênh đâu cuối phố Sinh Từ

Xa Hà Nội, Hoàng Anh Tuấn mang theo Ga Hàng Cỏ những sáng sớm ngái ngủ, Hồ Tây những buổi chiều tà, mang theo Hàng Đường, Hàng Gai, mang theo năm cửa ô… Anh không bứt được Hà Nội ra khỏi ký ức mình, không thể quên được những “hoa sấu lẳng lơ” (mà hoa sấu sao lại lẳng lơ nhỉ?) … Trong văn học Việt Nam, có lẽ không một thi sĩ nào dành cho thơ nhiều Hà Nội như Hoàng Anh Tuấn.

Khi Mai Thảo viết Đêm Giã Từ Hà Nội, anh đã chia tay Hà Nội thật sự. Rồi Tháng Giêng Cỏ Non, Để Tưởng Nhớ Mùi Hương, Mười Đêm Ngà Ngọc… và sau cùng với Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, Hà Nội có vẻ như đã ra khỏi anh.

Khi Thanh Tâm Tuyền viết Bếp Lửa sau ngày vào Nam, rồi Tôi Không Còn Cô Độc, Một Chủ Nhật Khác, có lẽ Hà Nội vẫn còn trong Thanh Tâm Tuyền, nhưng những trang chữ của anh không còn tắm đẫm mùi hương Hà Nội nữa.

Còn ai Hà Nội hơn Nguyên Sa, vậy mà thơ anh tràn ngập Paris, tràn ngập chất sống phương Tây, tắm đẫm hơi thở thời hiện đại hơn là quá khứ. Chỉ có Hoàng Anh Tuấn vẫn chung thủy với thành phố của anh.

Em Hà Nội, Hàng Đường trong giọng nói
Để Hàng Bông êm ái lót cơn mơ
Thương những buổi chiều Bác Cổ ngày xưa
Anh nắn nót một trường thi lãng mạn
…..

Hàng Vôi đó nồng nàn trong ngây ngất
Ý Hàng Đào chín mộng trái môi chia
Xin Hàng Than rực cháy lửa đam mê
Khi quấn quít trong ái ân Hà Nội
(Bài thơ Hà Nội)

Hoặc

Hà Nội yêu xin cầm tay lần nữa
Một lần thôi cho vừa đủ hai lần
Thêm ngày xưa hạnh phúc rất thiên thần
Anh chết lặng trong tình yêu công chúa

Cho đến tận khi sắp xa lìa ‘cõi tạm’, Hà Nội vẫn là nỗi day dứt không nguôi trong anh. Xin được trích một đoản thi buồn của anh trong những ngày cuối đời:

Hà Nội anh giờ là giấc chiêm bao
Cùng thơ ấu đã già đi trăm tuổi
Buổi sáng nay tâm hồn nghe thơ dại
Một thoáng vui chợt tới chợt bay đi
Rồi nỗi buồn như lũ mọt ngu si
Gậm nhấm nốt nửa linh hồn rữa mục.

Bây giờ ngồi đây, trong căn phòng nhỏ của mình, giữa mùa thu San Jose, nghe lại Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội cũng chỉ là nghe lại một kỷ niệm:

Mưa hoàng hôn
Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
Thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà…

Vũ Ngọc Phan, trong “Hồi Ký Những Năm Tháng Ấy” viết:

“Những người đã ở Hà Nội đến ba, bốn, năm đời, khi đi xa Hà Nội mà nhớ Hà Nội là thường tình, nhưng có người chỉ mới ở Hà Nội được một vài năm, có khi chỉ được mấy tháng, mà khi ra đi vẫn cứ nhớ cảnh, nhớ người, có thể là nhớ người hơn cả, thì đủ thấy Hà Nội có sức quyến rũ thật.”

Có lẽ ông nói đúng, khi nghe ca khúc Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội của Trần Quang Lộc người ta đâu biết nhạc sĩ là người Quảng Trị. Nếu những người con của Hà Nội như Trọng Đài mô tả một Hà Nội Đêm Trở Gió với Cành me thì thầm gục đầu vào dĩ vãng, với Cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng thì nhạc sĩ Trịnh, người con của cố đô Huế cũng dâng tặng Hà nội một ca khúc đầy hình ảnh và xúc cảm:

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu .
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua .

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi .
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
(Nhớ Mùa Thu Hà Nội. Trịnh Công Sơn)

Hà Nội giờ đây có còn nguyên vẹn như những gì Hoàng Anh Tuấn, Mai Thảo, Trịnh Công Sơn  …  đã nhìn thấy không? Hà Nội ngày xưa đó có sẽ chỉ còn là một hoài niệm trong lòng những người nhớ thương nó không? Tôi nhớ những câu thơ của Phan Vũ mà tôi đọc cách đây không lâu

Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em năm cửa ô
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…

Sao chỉ sống một thời với Hà Nội thôi mà ông viết nên một Hà Nội phố thật đến thế, sâu đến thế, và buồn đến thế? Điều gì đã đưa chân ông trong những chiều lang thang trên các con phố xưa, tìm lại cái hồn sâu lắng còn quanh quất đâu đây của Hà Nội, miên man nghĩ, miên man nhớ đến độ: “bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi con đường”.

Thơ, nhạc về Hà Nội dường như thời nào cũng đầy cảm xúc, nhưng sao vẫn thấy chất chứa nhiều nỗi nhớ quá, nhiều day dứt quá, nhiều hoài niệm quá… Và tôi tự hỏi giờ đây nếu Hoàng Anh Tuấn có một lần trở lại Hà Nội, liệu những bài thơ của anh về Hà Nội có còn mang vẻ đẹp như anh vẫn say mê làm cho đến tận ngày giã từ cuộc sống không? Hay kỷ niệm nào về những ngày xưa cũng đẹp, hay kỷ niệm thật ra chỉ đẹp khi đã là chuyện ngày xưa?

Nhớ Hoàng Anh Tuấn, mà tôi đã tản mạn đủ chuyện trên trời dưới đất. Cũng chỉ vì một thành phố trong thơ ông: Hà Nội. [NXH]


Back to top
« Last Edit: 15. Oct 2010 , 22:25 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #61 - 19. Oct 2010 , 00:52
 
The Cab Driver and the Old Lady (vô danh)        

Câu chuyện này HM đọc cách đây hơn chục năm. Nguyên bản tiếng Anh viết rất hay, nhưng tác giả blog không đủ trình độ của dịch giả văn học để chuyển tải thông điệp của bài viết. Tôi dịch tạm để các bạn tham khảo. Ai biết tiếng Anh nên đọc nguyên bản phía dưới.Đây là câu chuyện của tác giả vô danh viết nhưng gợi ra rất nhiều điều suy ngẫm. Blog HM trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hai mươi năm trước đây tôi từng là lái xe tắc xi để kiếm sống.

Khi tôi tới lúc 2:30 đêm, tòa nhà tối mịt mùng, trừ vài ngọn đèn le lói bên cửa sổ ở phòng trệt. Trong những tình cảnh như thế, nhiều lái xe chỉ nhấn còi lấy lệ, chờ một phút rồi bỏ đi.

Nhưng tôi từng chứng kiến rất nhiều người ở hoàn cảnh khó khăn, phải phụ thuộc vào taxi như một phương tiện đi lại.

Trừ phi cảm thấy chuyện chẳng lành, tôi luôn đi vào tận cửa. Người khách này có thể cần sự giúp đỡ, tôi tự nhủ. Vì thế tôi tới gõ cửa. “Xin chờ cho một phút”, một giọng cụ bà cất lên yếu ớt.

Tôi nghe thấy có gì đang kéo lê trên sàn. Sau một khoảng khá lâu, cửa được mở ra. Một bà cụ nhỏ nhắn ở độ tuổi 80 đang đứng trước mặt. Cụ mang bộ đồ mầu mè, mũ vành rộng với những hoa văn, như một người trong phim thời những năm 1940. Cạnh bà là một chiếc va li nilon nhỏ.

Căn hộ dường như không có ai ở lâu lắm rồi. Đồ đạc được phủ bẳng vải. Không có đồng hồ treo tường, không có trang trí hay đồ dùng lặt vặt trong bếp. Trong góc là một hộp đựng ảnh và cốc chén. “Anh làm ơn đưa giùm vali ra xe được không?”, bà nói.

Tôi đưa chiếc va li ra xe và quay lại giúp bà. Cụ khoác tay tôi và chúng tôi đi chầm chậm tới cửa xe. Bà liên tục cảm ơn vì lòng tốt bụng. “Chẳng có gì cả, thưa bà”, tôi nói với cụ. “Tôi chỉ muốn đối xử với hành khách của mình như tôi muốn mẹ tôi được đối xử như thế”. “Thật là một chàng trai tốt bụng”, bà thốt lên.

Khi chúng tôi vào xe, bà đưa địa chỉ nơi cần đến và nói “Anh có thể đưa tôi đi quanh khu phố cổ một chút”. “Không nhất thiết phải đi đường ngắn nhất”, tôi nhanh nhẩu trả lời. “Tôi không ngại, vì tôi không vội lắm. Tôi đang trên đường đi tới nhà tế bần (dành cho người già cả).

Qua gương chiếu hậu, tôi thấy mắt bà lấp lánh niềm vui. “Tôi chẳng còn ai thân thuộc trong gia đình”, bà nói tiếp, “Bác sỹ nói, tôi chẳng còn sống được lâu nữa”.

Tôi lẳng lặng với tay và tắt đồng hồ đo cây số. “Bà muốn đi đường nào đây?”, tôi hỏi.

Trong hai tiếng, chúng tôi đi lặng lẽ trong phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà, bà từng làm người điểu khiển thang máy.

Chúng tôi đi vòng quanh khu lân cận mà cụ từng sống với chồng khi họ mới cưới nhau. Rồi chỉ cho tôi đi qua khu cửa hàng bán đồ gia dụng mà nơi đó từng là phòng nhảy thời bà còn con gái. Thỉnh thoảng lại bảo tôi đi chầm chậm trước một tòa nhà, một góc phố, rồi lặng lẽ nhìn vào bóng tối, rồi bà im lặng.

Khi những ánh nắng ban mai đang lấp ló phía chân trời, bà bỗng nói “Tôi đã mệt. Chúng ta hãy đi bây giờ”. Chúng tôi đến địa chỉ mà bà đưa cho tôi trước đó. Đó là một ngôi nhà an dưỡng có đường cho xe hơi vào tận cửa. Có hai người đi ra tới chiếc taxi. Họ tỏ vẻ đồng cảm và nhìn từng bước đi của bà. Chắc là họ đang chờ đợi người khách này.

Tôi mở khoang và lấy hành lý đưa đến cửa. Bà cụ đã ngồi trên xe lăn và hỏi “Tôi phải trả bao nhiêu?” và tay thì lần ví. “Tôi không lấy tiền của cụ”. “Anh cũng phải kiếm sống chứ”, bà nói. “Sẽ có những hành khách khác giúp tôi kiếm tiền”, tôi nhẹ nhàng.

Không nghĩ ngợi, tôi ôm lấy cụ và cụ cũng ôm tôi rất chặt. “Anh đã giúp cho bà già một khoảnh khắc đầy niềm vui”. “Xin cảm ơn”. Tôi nắm chặt tay cụ và đi trong bóng mờ ảo của buổi sương sớm.

Phía sau, cửa đã đóng lại. Tiếng động của cửa vang lên như khép lại một cuộc sống của ai đó. Trong đêm đó, tôi không đón thêm khách nào. Tôi lái xe đi trong vô định và nghĩ ngợi. Ngày hôm đó, tôi gần như không nói gì.

Nếu cụ già đó gặp một cha lái xe cau có hay anh chàng thiếu kiên nhẫn thì sẽ sao đây? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không muốn chở khách, nhấn còi một cái rồi bỏ đi. Nếu như thế thì tôi chẳng làm gì có ý nghĩa trong cuộc đời này.

Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc đời có nhiều khoảnh khắc lớn lao. Nhưng khoảnh khắc lớn lao ấy lại đến vào khi ta không chờ đợi, đôi khi được khỏa lấp và rơi vào lúc người khác lại cho là rất nhỏ.

Người ta có thể không nhớ chính xác bạn đã làm gì, bạn đã nói ra sao. Nhưng họ luôn nhớ là bạn đã giúp mang lại những cảm giác hay ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời.

PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT ‘YOU DID, OR WHAT YOU SAID, ~BUT ~ THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

Có thể, bạn chẳng có được điều mầu nhiệm lớn nào trong mười ngày nếu gửi bài viết này cho 10 người khác. Nhưng bạn có thể giúp cho thế giới nhỏ bé trở nên yêu thương và đồng loại thêm lòng trắc ẩn bằng cách tiếp tục gửi bài viết này đi.

Tác giả: Vô Danh. Sưu tầm trên internet.

————————————————–

The Cab Driver and the Old Lady

(Nguyên bản tiếng Anh).

Twenty years ago, I drove a cab for a living.

When I arrived at 2:30 a.m., the building was dark except for a single light in a ground floor window. Under these circumstances, many drivers would just honk once or twice, wait a minute, then drive away.

But, I had seen too many impoverished people who depended on taxis as their only means of transportation. Unless a situation smelled of danger, I always went to the door. This passenger might be someone who needs my assistance, I reasoned to myself. So I walked to the door and knocked. “Just a minute”, answered a frail, elderly voice.

I could hear something being dragged across the floor. After a long pause, the door opened. A small woman in her 80′s stood before me. She was wearing a print dress and a pillbox hat with a veil pinned on it, like somebody out of a 1940s movie. By her side was a small nylon suitcase.

The apartment looked as if no one had lived in it for years. All the furniture was covered with sheets. There were no clocks on the walls, no knickknacks or utensils on the counters. In the corner was a cardboard box filled with photos and glassware. “Would you carry my bag out to the car?” she said.

I took the suitcase to the cab, then returned to assist the woman. She took my arm and we walked slowly toward the curb. She kept thanking me for my kindness. “It’s nothing”, I told her. “I just try to treat my passengers the way I would want my mother treated”. “Oh, you’re such a good boy”, she said.

When we got in the cab, she gave me an address, then asked, “Could you drive through downtown?” “It’s not the shortest way,” I answered quickly. “Oh, I don’t mind,” she said. “I’m in no hurry. I’m on my way to a hospice”. I looked in the rear-view mirror. Her eyes were glistening. “I don’t have any family left,” she continued. “The doctor says I don’t have very long.”

I quietly reached over and shut off the meter. “What route would you like me to take?” I asked.

For the next two hours, we drove through the city. She showed me the building where she had once worked as an elevator operator.

We drove through the neighbourhood where she and her husband had lived when they were newlyweds. She had me pull up in front of a furniture warehouse that had once been a ballroom where she had gone
Dancing as  a girl. Sometimes she’d ask me to slow in front of a particular building or corner and would sit staring into the darkness, saying nothing.

As the first hint of sun was creasing the horizon, she suddenly said, “I’m tired. Let’s go now.” We drove in silence to the address she had given me. It was a low building, like a small convalescent home, with a driveway that passed under a portico. Two orderlies came out to the cab as soon as we pulled up. They were solicitous and intent, watching her every move. They must have been expecting her.

I opened the trunk and took the small suitcase to the door. The woman was already seated in a wheelchair. “How much do I owe you?” she asked, reaching into her purse. “Nothing,” I said. “You have to make a living,” she answered. “There are other passengers,” I responded.

Almost without thinking, I bent and gave her a hug. She held onto me tightly. “You gave an old woman a little moment of joy,” she said. “Thank you.” I squeezed her hand, then walked into the dim morning light.

Behind me, a door shut. It was the sound of the closing of a life. I didn’t pick up any more passengers that shift. I drove aimlessly lost in thought. For the rest of that day, I could hardly talk. What if that woman had gotten an angry driver, or one who was impatient to end his shift? What if I had refused to take the run, or had honked once, then driven away? On a quick review, I don’t think that I have done anything more important in my life.

We’re conditioned to think that our lives revolve around great moments. But great moments often catch us unaware-beautifully wrapped in what others may consider a small one.

PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT ‘YOU DID, OR WHAT YOU SAID, ~BUT ~ THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

You won’t get any big surprise in 10 days if you send it to ten people. But, you might help make the world a little kinder and more compassionate by sending it on.

Thank you, my friend….
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #62 - 19. Oct 2010 , 07:17
 
Đặng-Mỹ wrote on 15. Oct 2010 , 17:10:
Hạnh ơi,

Hôm nọ đọc truyện Chiếc Lồng Đèn, My định vỗ tay khen bạn mình viết truyện rất hay,  nhưg bận việc phải đứng lên rồi quên Embarrassed
Hôm nay đọcthêm truyện nữa của Hạnh, lại thấy lòng rưng rưng xúc động. My còn Mẹ già, nhưng tối ngày lo chuyện đâu đâu, khg dành thì giờ để ý  đến Mẹ, Mẹ lại còn phải chăm lo cho My.  Undecided
Cảm ơn Hạnh đã cho cả nhà đọc tâm sự. My đoán Hạnh đã viết nhiều, My mở mục "truyện của Trần Thị Hạnh" nhé  Smiley

Mỹ ơi, Hạnh rất thích tiêu đề của trang này "truyện đọc trước khi ngủ" Đa số là truyện về người thật, việc thật và có những câu chuyện rất sâu lắng nhiều khi đọc xong lại " không ngủ được".
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #63 - 20. Oct 2010 , 00:33
 

Mộ Gió      


Hồi ấy chị lên mười ba, em nhỏ hơn hai tuổi.
Mười bảy tháng Mười năm đó, ba má đi đám giỗ, để hai chị em lại nhà. Lúc xách cặp chèo ra cửa má ngoái lại dặn chị : - Ở nhà coi chừng em... Chị dạ. Má rải lời dặn dò nằm lển nghển khắp nơi. Chị ngó ngoài sân thấy “Coi chừng ông trời chuyển mưa thì đem củi vô nhà“ và ”Đóng cái cổng rào lại”
đứng dựa hàng bông lồng đèn kêu cọt kẹt, bước vô nhà vấp “Lấy chổi rơm quét mạng nhện trên bàn thờ” và “Nhà hết gạo rồi, con lội bộ lại đằng tiệm mua nấu đỡ” thì nằm nép trong góc bếp. Ở sàn lãn gió thổi xập xòe làm “Còn mấy con cá rô đem kho tiêu” đập đuôi xao xác vách thùng.

Một mình chị làm bao nhiêu chuyện đó cũng xong, nhưng em cứ cà nhổng chạy chơi với chuồn chuồn thì ức. Ba hay nói phải chia việc mà làm, “mỗi người có một bổn phận...”. Con trai kiếm cá con gái hái rau, con trai ra ruộng rẫy con gái vùi đầu trong xó bếp. Bao giờ con trai trở thành đàn ông nó có bổn phận đưa tay đánh, còn con gái (giờ đã là đàn bà) thì giơ thân ra chịu đòn. Vụ đó ba không dạy, hai chị em tự biết thôi.

Những bài học về bổn phận chị thuộc nằm lòng, nên khi em đòi đi tiệm mua gạo thay vì bắc ghế quét mạng nhện bàn thờ, chị buộc lòng gật đầu. Làm chị phải nhường em.

Chị thích được đi tiệm để săm soi mấy cây kẹp tóc thèm chơi. Nhưng tiệm cũng là thiên đường của em, với những cục kẹo sặc sỡ như những cái bong bóng sặc sỡ. Dù mỗi lần em đi tiệm dường như răng lại mòn hơn, dù em hay chểnh mảng kiểu như mua đường cát về tới nhà thấy cát nhiều hơn đường, còn lẫn lộn thêm mấy con cuốn chiếu. Bữa trước đi mua đậu trắng em về với cái túi không, đậu chảy theo cái lỗ thủng rải dọc đường như cô công chúa Mỵ Châu để lại dấu vết cho chồng. Bữa trước nữa em lội sông mang gạo về, má phải đem mớ gạo ướt mèm xay bột.

Sẽ xảy ra vài kịch tính ở quãng đường giữa nhà và tiệm tạp hóa bà Tư Mốt: một nhánh cây gãy lộ ra ổ ong mật, một con diều của ai đó mắc kẹt trên đọt so đũa, một tiếng chim hót nghe gần... cũng làm chân em chậm lại mươi phút hay vài giờ hay hết phim, nếu nhà bà Tư Mốt đang mở một cái phim võ thuật kiểu như Ngôi chùa Thiếu Lâm tự.

Nên trưa ấy quá bữa rồi mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng hớt đâu đó. Cái mẻ kho nằm nguội ngắt chờ cơm.

Nhiều ngày sau đó, khi xóm nhỏ nháo nhác vì một cư dân mười một tuổi đã biến mất, chị vẫn nghĩ em đang chơi đâu đó. Chị giận sôi những người đã tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy thi thể em, ở ngoài đồng hay dưới đáy sông. Một câu đố không tìm ra câu trả lời, ông trời cà chớn quá.

Nhiều tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi chơi đâu đó sẽ về. Cho tới khi má rọi cái ảnh em hồi mười tuổi đặt lên bàn thờ, đứng chung với mấy ông bà già u mặc. Trong ảnh, em mặc áo thun vàng đồng phục của đội bóng nhi đồng trường lúc đang nhận giải ba cấp huyện, mặt em nghiêng về trái khoe mụt ruồi lớn như con ve chó, giống như hình ảnh cuối cùng của buổi sáng ấy chị ngó thấy em chạy vù đi.

Cái ảnh là kết cuộc cho những chờ đợi nhưng hi vọng đã bay hơi theo ánh mặt trời. Má sực nhớ biết đâu thi thể thằng nhỏ trôi ra biển hay bị kẹt dưới chân cầu nào, rồi âm thầm tan rã. Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất vưởng đói ăn. Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị quên không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu mày coi chừng em rồi mà...”.

Coi như chị đã được định tội xong, và định sẵn cho mọi lỗi lầm dù chẳng mấy liên quan như chuột cắn ổ gà, dông làm ngã cây đu đủ... Nếu mỗi lần đau trên người chị mọc sợi lông, thì những lần má ngồi khóc bên sông, những lần ba buông đũa giữa bữa cơm bởi tiếng bầy trẻ trai đi bắn chim ngang nhà, những cái tết lặng lờ qua, những khói nhang tối tối, những lần giở quần áo em ra giũ bụi... đã biến chị thành con khỉ.

Và nếu mỗi lần đau là một giọt nước, một hạt cát thì chị thành sông, thành đồi cát năm ba mươi tuổi.

Chị sống một mình. Mỗi khi định cười giòn thì chợt nhớ mình đã để mất đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má thảng thốt kêu Võ, Võ ơi. Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắm.

Chị vẫn tin em đi chơi đâu đó. Nhà vẫn cặm trên nền cũ, vườn cũ, kiểu cũ. Cây nào chết thì trồng lại y giống cây đó. Đoạn rào nào gãy thì được thay giống hệt. Chị chôn chị chỗ buổi sáng em guộn mấy tờ giấy bạc mua gạo vô dây lưng quần cộc xanh dương, áo màu xám tro lấm lem mủ chuối vẫy tay rẽ trái chạy vù về phía tiệm tạp hóa bà Tư Mốt. Lúc đi em không đóng cửa rào làm mấy con gà đi qua nhà hàng xóm bươi tơi bời giồng cải họ mới gieo.

Một bữa chị qua hàng xóm mượn trẻ con nhổ tóc ngứa, đang ngủ gà gật, đang lúc hờn hờn cái thân mình chẳng có đứa nhỏ để sai vặt, chợt nghe bên nhà chó sủa. Chị hỏi vóng qua hào ranh. Người đó ngập ngừng:

- Cho tôi hỏi nhà chú Mười Hưng.

- Phải rồi, nhà ba tui đó, cậu kiếm ai?

- Em Võ nè, chị Hai...

Người đó nói vậy. Chị không biết cách nào mình đã về đến nhà, bay, hay bò lết, hay nhảy ào xuống hào càn qua những dây rau muống. Chỉ biết chị phải về sụp xuống trước bàn thờ, để thưa:

- Đó, ba má thấy chưa, con đã nói là thằng Võ đi chơi mà...

Chị quỵ ở đó rất lâu, tóc xấp xải trải xòe ra đất, lưng khum khum như một ngôi mộ. Chị không hỏi em đã đi đâu, chẳng ích gì... Đàn ông rong ruổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời phân công vậy mà...
Nguyễn Ngọc Tư

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #64 - 20. Oct 2010 , 18:14
 
CÁI TÂM CON NGƯỜI.


Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động ngoại tỉnh. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.



Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Đặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó.

- “ Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ hồ hởi kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Đúng là người nhà quê”- Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩm môm đánh thượt một cái và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.

- Xin chào.. xin….

Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Đi đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi”

Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vở ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản. “Mình đâu phải là thằng ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” - Người phụ nữ xót xa nghĩ.

Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Đúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh. Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói.

- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không?
Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:

- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ?

Người phụ nữ gật đầu.

- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?

Sau khi nghe xong người phụ nữ đáng thương nói xong, nét mặt chàng thanh niên trông rất lưỡng lự. Dường như anh ta vừa muốn giúp vừa lại không muốn giúp người đàn bà đáng thương đó. Sau một thời gian im lặng, chàng trai bèn đưa tay vào túi quần của mình, khó khăn lắm mới móc ra được một đống tiền lẻ, ngại ngùng đưa cho người phụ nữ.

- Chị cầm lấy đi. Tôi… tôi chỉ còn có chừng này, không biết đủ hay không. Tôi cũng vừa mua vé để về quê nên không còn nhiều. Tôi lên thành phố này để kiếm việc, hy vọng tìm được một công việc kiếm được kha khá, nhưng khi lên thành phố, với tấm bằng trung cấp trong tay thì tôi không thể tìm ra được một việc gì để làm. Chị cầm tạm vậy.

Người phụ nữ rưng rưng cầm lấy những đồng tiền lẻ của chàng trai, khó khăn lắm chị mới thốt lên được hai tiếng “Cám ơn”.

Vừa quay gót đi về phía cuối toa thì chị nghe tiếng gọi với theo của chàng thanh niên nọ. Cậu ta hớt hải đi về phía chị và nói:

- Như thế này vậy, chị cùng quê với em, hay chị lấy tấm vé của em đi vậy.

- Thế còn cậu thì sao? Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.

- Số tiền em vừa đưa cho chị có thể mua đủ tấm vé xuống ga thứ ba xuất phát từ ga này, như vậy cách nhà em cũng không xa lắm, em có thể đi bộ mà. Chị cứ cầm lấy vé đi, em là con trai, thế nào mà chẳng được. Còn phụ nữ như chị thì không thể đi bộ về nhà trong đêm tối được. Thôi, chúc chị thuận buồm xuôi gió. Nào, đưa cho em đống tiền lẻ nào!

Nói xong, không kịp để người phụ nữ phản ứng gì, chàng trai vội cầm lại số tiền lẻ trong tay người phụ nữ và đưa lại cho chị tấm vé của mình. Sau đấy anh vội vàng đi ra khỏi tàu và đến quầy bán vé.

Rất nhanh sau đó, chàng thanh niên lại lên tàu. Người phụ nữ tiến lại gần phía chàng trai và cất tiếng hỏi:

- Sao cậu lại làm như thế, cậu không hối hận à?

Chàng trai lắc đầu

- Không, chị ạ.

Trong ánh mắt của người phụ nữ đáng thương nọ ánh lên một niềm vui khôn xiết. Chị cầm tay chàng trai và nói:

- Anh bạn trẻ, xuống đây với tôi một lát.

Người phụ nữ kéo chàng trai ra khỏi nhà ga, vẫy một chiếc taxi, tự động mở cửa xe và quay lại nhìn chàng trai:

- Cậu lên xe đi. Hôm nay cậu chính thức là nhân viên của tôi.

Hoá ra, người phụ nữ này là con gái của một ông chủ tập đoàn sản xuất đồ chơi nôỉ tiếng. Để đi tìm một người trợ lý đáng để tin cậy, chị đã phải hoá trang và đứng ở sân ga suốt 3 ngày qua.

Chị nói rằng: “Các bạn cho rằng tôi thật ngốc nghếch khi phải làm khổ mình như thế, nhưng thật ra nó thật sự xứng đáng. Khi đứng ở sân ga trong 3 ngày đó, tôi mới nhận ra rằng: Tìm được một người thực sự tốt trong cuộc sống xô bồ này quả là khó. Có thể, chàng thanh niên đó không có trình độ, hiểu biết nhiều như những người tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn nữa. Nhưng điều đáng quý nhất và đáng trân trọng nhất là cậu ấy có cái ‘tâm’. Có cái ‘tâm’ trong cuộc sống thì mới có cái ‘tâm’ trong công việc được. Đấy là thứ mà công ty tôi cần”.

Các bạn thấy đấy, một tấm vé để đổi lấy cả một sự nghiệp sáng lạn. Có thể nhiều người nghĩ đây chỉ là việc ngẫu nhiên, nhưng thực ra trong sự ngẫu nhiên đó lại có tính tất yếu của nó. Rất nhiều người đã có mặt ở trên sân ga, nhưng chỉ có chàng trai đó mới nhận được niềm hạnh phúc bất ngờ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta có được một cơ hội tốt đẹp đến như thế mà điều quan trọng là anh đã biết chia sẻ chữ ‘tâm’ của mình cho mọi người xung quanh.

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật mà tôi đã nghe được từ giám đốc của tôi
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #65 - 21. Oct 2010 , 00:11
 
[ftp][/ftp]Nếu các bạn nào sống ở vùng Gia định Hàng keo đều có biết đến người đàn bà đáng thương nầy và  bà ấy đã được  Nguyễn Thuỵ Long nhắc đến trong tuỳ bút "Hồi Ký Viết Trên Gác Bút"

Người Đàn Bà Cùi Trong Khu Nghĩa Địa

Bức tường của khu nghĩa địa Đất Thánh Tây là nơi dung thân của Mụ từ bấy lâu nay. Sở dĩ Mụ ở nơi chết tiệt này chỉ vì cái nghiệp chướng  đeo mang từ ngày Mụ mới bước vào lứa tuổi ươm mơ dệt mộng: bệnh cùi.Chưa kịp mộng mơ thì  triệu chứng bệnh đã hiện rõ trên cơ thể. Da mặt bắt đầu láng bóng, ửng đỏ.Những cơn nhức nhói len vào tận xương tủy.Từng bước chân đi nặng như đeo chì. Sự nghèo khổ làm cho chứng bệnh hoành hành sớm. Cảm giác của cơ thể dần dần đông cứng lại, những tế bào thịt lần lần ra đi, thân hình ngày càng teo tóp, mất mát. Mụ đã tìm đến nơi nầy làm chỗ trú ngụ. Từ đấy Mụ lại được người ta đặt cho cái tên  "Mụ cùi!". Cái danh xưng đầy hàm ý khinh bỉ, mạt sát.

Ai bảo văn chương, chữ nghĩa có tính chất công bằng và là của chung cho mọi người. Không, đó chỉ là sự lầm lẫn, áp đặt tai hại. Con người đã sản sinh ra nó và được quyền sử dụng nó theo  ý của mình. Tại sao mọi thiếu nữ khác cùng lứa tuổi của Mụ được gọi bằng tiếng cô, tiếng em trìu mến mà mụ thì không?. Mà Mụ đã làm gì đâu nên nổi? Bao đêm Mụ thầm hỏi nhưng không sao tìm được câu trả lời. À, "Mụ cùi ơi ,Mụ cùi", có lẽ vậy mà tốt hơn. Nghe hoài rồi quen, nghe riết thành thương. Bây giờ, nếu có ai cắc cớ gọi Mụ là "Cô cùi" chắc sẽ làm cho Mụ nổi cơn tam bành nhiều hơn là thích thú vì Mụ nghĩ rằng người đó muốn mỉa mai, xóc óc mình.

Căn chòi của Mụ được lợp nhô ra ngoài tựa vào một bức tường sau của một nghĩa địa nhỏ dành để chôn cất những người theo đạo Công giáo. Nghĩa địa nầy được thành lập từ những năm đầu khi người Pháp vào xứ sở này. Có một số người Pháp không đem mạng sống mình về nước được. Thế là người ta thành lập một khu nghĩa trang tại đây. Thoạt đầu chỉ chôn cất những người Pháp theo đạo, sau đó thì cho cả người Việt theo đạo Công giáo. Vì mang cái tên Pháp khó đọc nên mọi người bình dân chung quanh đó gọi là "Đất Thánh Tây" cho tiện. Nghĩa địa này xây giữa hai con đường, phía trước là con đuờng cái lớn, phía sau nằm chắn trên một ngã ba đường. Một phần góc đối diện với nghĩa địa này cũng là một khu nghĩa địa nhưng dành cho những người theo đạo Phật. Ở giữa là một cái chùa nhỏ bé nằm lọt thỏm chung quanh những ngôi mộ. Vậy là cái chòi của Mụ bị vây quanh toàn là những nấm mồ. Bên Phật, bên Chúa, việc gì phải sợ. Người sống không làm bạn với Mụ thì Mụ phải tìm đến những người chết chứ. Lúc mới đến, Mụ chỉ che được vài ba tấm tôn lên trên hai cây cột và gác tựa lên bức tường. Bên ngoài được phủ bằng những miếng nilông dầy che nắng, che mưa mà Mụ nhặt được từ những đồ vật phế thải. Bên trong hoàn toàn trống bốc, chỉ có một cái ghế đẩu có ba chân vững chắc và một chân bị lung lay vì cũng là đồ lượm lặt. Khi ngủ, mụ trải một tấm chiếu đã thủng nhiều lỗ xuống nền đất. Có sao đâu. Hơi lam chướng khí đâu mạnh bằng cơn bệnh đang nằm trong thân xác Mụ. Sau có một người hảo tâm dọn nhà đi nơi khác, đem đến cho Mụ một cái phản nhỏ còn tốt. Mụ xem nó như là một bảo vật duy nhất mà Mụ có được. Từ đó, ăn, ngủ, nằm, ngồi, làm việc. v.v... đều ở trên chiếc phản ấy. Mụ sống bằng nghề làm chổi lông gà. Không biết nó sẽ được mang đi đâu. Những người mua có bao giờ biết được cây chổi mà họ cầm mỗi ngày để quét sạch những bụi bậm, rác rưởi đã từng nằm gọn trong một bàn tay không nguyên vẹn, một bàn tay không còn ngón lở lói. Hình như gia đình Mụ cũng nghèo mạc rệp nên chỉ thỉnh thoảng mang dấm dúi cho Mụ một số tiền nuôi thân được vài ba bữa. Có người kể rằng gia dình muốn mang Mụ vào nơi trại cùi nhưng Mụ nhất quyết không đi.

Thỉnh thoảng quá buồn, Mụ lại tìm đến hơi men. Chất rượu làm Mụ cảm thấy trời đất gần nhau lắm. Chúa, Phật cũng chỉ một người. Vào những đêm say đó, hàng xóm nghe tiếng khóc, tiếng cười của Mụ vang lên trong cái im vắng của đêm đen. Đôi khi nghe tiếng Mụ gào lên tuyệt vọng:
- Làm ơn, làm ơn. Những oan hồn bên Phật, các linh hồn cạnh Chúa, chết đâu hết rồi?. Các người sao không cãi nhau đi. Khi sống các người hay đôi co với nhau mà. Làm ơn, nói đi, chửi nhau cũng được mà. Không à? Vậy thì tui chửi mấy người đó - Rồi thì Mụ nói lung tung, lảm nhảm vài ba câu vô nghĩa cho đến khi mệt mõi, rồi Mụ chìm vào trong một giấc ngủ nặng nhọc. Những giấc ngủ toàn đầy ác mộng, không hề có bóng dáng của niềm vui, của hạnh phúc. Những hồn ma bóng quế cũng không thèm đếm xỉa đến Mụ, bên cạnh Mụ chỉ còn ngọn gió làm hàng tre sau chùa đong đưa cót két; những cây thập giá trắng nhờn nhợt ẩn hiện  trong bóng đêm; những hàng mộ bia lạnh lẽo và một vài tiếng chó tru ngân dài trong đêm.

Như một duyên số Mụ sống gần hai khu nghĩa địa với hai tôn giáo khác nhau. Không biết sau khi nằm duới đáy mộ họ có còn tranh cãi nhau về những triết lý về Phật, về Chúa không? Chứ còn riêng Mụ, Chúa hay Phật cũng không ở gần Mụ, tâm hồn Mụ chỉ là một khoảng không mơ hồ, trống trải. Người chết đang tìm sự bình thản và người sống cũng không bận tâm đến Mụ, họ nghĩ "Cái con mụ này vừa cùi vừa điên. Thôi kệ mụ!" - Ban sáng Mụ lại trở lại là một người hiền lành với nụ cười toe toét dưới một chiếc mũi  chỉ còn hai cái lỗ toanh hoách. Mặc người ta dòm Mụ với nụ cười thương hại, hay chán ghét, Mụ vẫn hàng ngày ra vào nơi cái chòi, một mình, một bóng lẻ loi, lủi thủi. Không những chữ nghĩa đã bất công với Mụ, mà lẫn Chúa, Phật và con người cũng thế.

Một hôm, ngẫu nhiên, có con chó gầy ốm đang trong cơn bệnh vì đói hay vì những ghẻ lở trên mình hành hạ nằm lăn kềnh trước chòi của Mụ cùi. Con chó chỉ còn da bọc xương, cái đuôi cụt hơn phân nữa không đủ sức ve vẩy, gập xuống như mạng sống của nó. Cặp mắt nhắm nghiền không đủ sức mở khi Mụ bước đến gần nó. Bộ lông không biết nguyên thủy là màu gì mà giờ đây chỉ là một tổng hợp màu bùn lem luốc, lưa thưa. Từng mảng lớn xà mâu loang lổ để lộ ra nhợt nhạt màu thịt lở lói. Mụ tiến đến gần, con chó chỉ còn cất được tiếng rên ư hử nhè nhẹ, như van xin một tình thương hại. Mụ đưa đôi bàn tay không còn ngón của mình vuốt ve lên thân mình nó. Chỉ có mụ mới dám đụng chạm vào những vết ghẻ lở lói kia. Rồi Mụ bươn bả đi vào ngôi chùa trong khu nghĩa địa đối diện cố xin vài viên thuốc, dốc hết chút sữa thừa lại của vị trụ trì về đút cho con vật đáng thương ấy.

Ngày hôm đó Mụ dành hết thời gian cho con chó. Mụ theo dõi từng tiếng rên, từng cái chớp mắt. Mỗi khi con vật cố nhướng được đôi mắt lên nhìn Mụ, một cảm giác vui mừng ùa vào làm Mụ muốn khóc. Mụ chưa có cảm giác của một người được chăm sóc và chăm sóc một ai. Cái thân Mụ chỉ giao phó cho Trời, cho nơi chốn mà những người chết còn có nơi ở tốt đẹp, tiện nghi hơn Mụ, nơi chốn mà lâu lâu Mụ được những thân nhân viếng mộ bên nghĩa địa Công giáo cho chút tiền và những người cúng mộ bên Phật giáo để lại cho hương hoa, đồ cúng.

Mụ cũng có một người bạn, nói bạn thì không đúng lắm, một người quen biết nghe chính xác hơn. Ông ta cũng có một gia đình nghèo khổ. Có lẽ vậy mà ông thông cảm với hoàn cảnh của Mụ. Ông là một người tốt, dư thừa tình cảm hơn nhiều người khác nhưng lại thiếu thốn tiền bạc hơn những người chung quanh. Vì thế ông cũng không giúp được gì cho Mụ. Ông là người duy nhất ngoại trừ những thân nhân dùng tiếng chị để gọi Mụ. Tuy nhiên là người nát rượu nên thỉnh thoảng ông ta cũng hào hiệp tặng cho Mụ chai ruợu nho nhỏ để Mụ giải sầu hoặc đôi khi câu được một ít cá, lươn ông đem đến cho Mụ có thêm chút lương thực. Thôi thì cứ xem như là người bạn cho ấm lòng đôi chút. Mà Mụ cũng chẳng cần lòng thương hại của một ai. Mụ đi vào cuộc đời bằng đôi bàn chân không đủ ngón lồng trong một đôi guốc vông lẹp kẹp. Không đi nổi thì Mụ lại lê lết, lệch bệch từng  bước. Có té quỵ thì lại cố gượng, liêu xiêu nghiêng ngã cho qua một kiếp.

Đêm tháng bảy có cơn mưa ngâu. Những giọt mưa rả rích liên kết giữa nỗi buồn của trời và đất. Mưa cho Chức Nữ gặp Ngưu Lang. Mưa làm cho khu nghĩa địa càng thêm mùi chướng khí. Mưa gợi thêm sự buồn nhớ mông lung của những người thương nhau. Đã như một định luật, những cơn mưa lớn thường chóng tạnh. Mưa nhỏ lâm râm hay kéo dài, thấm sâu vào tâm can mọi người một nỗi buồn vô cớ . Riêng Mụ, mưa làm lạnh lẽo thêm cuộc đời bạc hạnh. Đêm nay, người và thú cùng nằm trên chiếc phản nhỏ. Hai căn phần, hai chứng bệnh cùng đấp chung trong một chiếc chăn rách lỗ chỗ. Đâu người, đâu thú, nào ai biết. Mụ chỉ mong làm cách nào cho cho con vật được ấm áp đôi chút. Mụ muốn giữ lại phần đời của nó như Mụ đã giữ lại phần đời của Mụ bấy lâu nay. Cơn mưa vẫn rã rích như tiếng kinh cầu trong đêm đang van xin một ân sủng nơi Thượng Đế.

Tình thương của Mụ không đủ sức lôi kéo lại sinh mạng của con chó đang hấp hối chờ chết. Chiều hôm sau, nó chợt mở mắt, miệng rên rĩ như muốn nói lời giả biệt cùng Mụ, như muốn tạ ơn một tình thương muộn màng mà nó có được từ một người bị xã hội xa lánh. Rồi thân hình đầy ghẻ lở ấy nẩy giật lên vài ba cái trước khi nằm bất động. Sự bất lực khiến Mụ thừ người ra. Cánh mũi đã sụp phần sống chỉ còn trơ hai khoang lỗ nhấp nhô lên xuống, co giật theo từng tiếng nấc lặng thầm. Mụ kéo tấm chăn phủ kín lên mình con vật. Bầu trời bên ngoài không khí xông nồng mùi đất, ẩm ướt ứ đọng của cơn mưa đêm qua. Mây vẫn xám màu tối ám u buồn.

Ông bạn Mụ sau những nhát cuốc cuối, quay qua chai rượu kề bên, nốc vội vài ba hớp. Dùng hai mu bàn tay Mụ cố lôi xác con vật xuống cái lỗ huyệt vừa đào. Hai người cố chôn cho con vật  được mồ yên mả ấm. Còn Mụ, rồi sẽ được như nó không? Mụ chụm hai bàn tay không còn ngón lại ,gắng đẩy dần từng nấm đất nhỏ xuống lỗ - Thôi thì cũng là một kiếp - Ráng đầu thai kiếp khác khá hơn nha mậy!. Mụ lầm thầm với con chó lần cuối - Tao cũng chẳng hơn gì mấy. Ráng nha, kiếp khác, kiếp khác!!!!

Lấp đầy cái lỗ huyệt xong, ông bạn cúi xuống cầm lấy xị rượu đế đưa hết cho Mụ vì ông biết đêm nay thế nào Mụ cũng cần đến nó. Mụ chập hai mu bàn tay kẹp cái chai lại dốc lên phần mộ của con chó một phần rượu gọi là tống biệt. Ông bạn vác cuốc đi trước, bước ra khỏi khu nghĩa địa và chửi đổng bâng quơ "Mẹ kiếp " rồi ông lầm lủi bước đi. Có thể ông sẽ ghé vào một quán ruợu nào đó tiêu pha bớt chút phần đời. Còn Mụ lại về cái chòi của mình, cầm chai rượu ngửa cổ lên uống như một tay nghiện chính cống.

Đêm nay Mụ sẽ say nhưng  không ai nghe được tiếng khóc rờn rợn của mụ như những đêm trước. Nước mắt của mụ đã dội ngược vào tim, hòa vào chất rượu nồng đốt tan những đau thương, phiền giận đối với cuộc đời - Cuộc đời thổ tả của Mụ ! Ngoài trời cơn mưa lại đến!

Trần Thị Hạ Anh
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2010 , 00:19 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #66 - 21. Oct 2010 , 04:48
 
Sống ở đời

Hôm qua tôi học được một bài học về cách sống ở đời hay quá!
Tình cờ coi phỏng vấn giáo sư Trần Văn Khê, ổng nói:

- Sống trên đời, "qua" chế ngự tính "tự ti" bằng đức "tự tin"

- Còn tính "tự kiêu" thì "qua" thay nó bằng lòng "tự hào"

Nhờ vậy, cuộc đời của "qua" sống rất thoải mái!

NV Hà ghi lại
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2010 , 05:41 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #67 - 21. Oct 2010 , 10:56
 
Vừa nhận được email của người bạn thân sau khi đọc NĐBTKNĐ trên diễn đàn hăm he như sau :"Nghe nói hôm mưa đá rớt trúng kiếng nhà bà chứ đâu có rớt trúng đầu bà, có tin tui sẽ gởi qua bà cục đá bự xự để thưởng cho bà không?"
Đọc xong ngẫm nghĩ chắc đầu óc mình cũng có vấn đề thật. Mình xin được chuyển "tông" để được nhận quà thưởng là gói kẹo Halloween thay vì một cục đá bự như lời bạn hứa.


MA!!!???
     Trần Thị Hạ Anh
Không giống như toán học hoặc khoa học mọi việc đều phải chính xác, hiện tượng ma quỷ là vấn đề thuộc về lãnh vực tâm linh , huyền bí nên thường được chia làm hai phái chính, một bên tin rằng ma có thật hiện diện trong đời sống của chúng ta, phe khác nghĩ rằng linh hồn khi chết không còn tồn tại, ma quỷ chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người, và một phe trung lập nho nhỏ là nửa tin, nửa ngờ.
Có nhiều câu chuyện ma nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác nhưng không ai đích thực trong thấy hoặc là người trong cuộc, nhưng cũng làm cho bao nhiêu người cảm thấy không yên dạ khi đi vào một nơi âm u , tối mịt, nhất là những đứa trẻ phải đấp mền che kín cả mặt trong buổi tối đi ngủ sau khi nghe kể chuyện ma mặc dù thời tiết nóng đổ mồ hôi hột.
Những câu chuyện mà tôi sẽ kể sau đây là những câu chuyện thật do chính người trong gia đình tôi đã gặp phải – Có cần liếm mũi thề ?!
Gia đình tôi cũng có hai phe, một phe nhát hít phần nhiều là phái nữ và một phe tuyên bố thẳng thừng, chừng nào thấy mặt con ma trước mắt mới tin. Còn anh em chúng tôi thuộc thành phần thứ ba.

CÂU CHUYỆN MA CỦA MẸ TÔI:
Ông ngoại tôi là một thầy thuốc, khi lên Saigon hành nghề ông thuê được một căn phố trong một dảy phố nằm trên mặt tiền đường Trần Quang Khải. Lúc đó là thời Pháp thuộc nên nhiều căn phố lân cận thường có người Pháp ở. Phố xá bấy giờ chưa đông đúc lắm, đi bộ và xe đạp là phương tiện di chuyển thịnh hành . Căn phố ông tôi thuê có hai tầng lầu, phía dưới ông mở tiệm thuốc, thân chủ rất đông , phía trên là chổ ở và ngủ của gia đình, nhà ít người nên mỗi người đều có một phòng ngủ riêng. Không biết lý do tại sao mà ông thuê được một nơi lý tưởng như vậy mà giá cả rất hời. Vì tiếp xúc nhiều với người Pháp nên ông nói tiếng Pháp rất trôi chảy. Mẹ tôi kể khi chạng vạng tối , nhiều người không muốn ra đường , nhất là gần đó có một khu nghĩa địa chôn cất những người Tây dương . Trong khi mọi người dân gần bên đều ngại người sống lẫn người chết thì ông cứ thoải mái đi rong chơi không sợ gì hết, ông nói đùa : “Thấy Pháp sống hay Pháp chết, tao cứ xổ một tràng tiếng Tây là xong ngay.”
Vào một đêm mùa hè, khí trời oi bức, mẹ tôi lúc ấy khỏang mười mấy tuổi, không ngủ được, mẹ mở cửa đi lên trên tầng sân thượng, đón một chút gió cho thoáng. Sau đó mẹ trở vào nhà , xuống tầng trệt dưới đất, thấy ông ngoại vẫn còn thức , đang lui cui bổ thuốc cho khách vào sáng ngày mai, mẹ vững bụng lên tầng trên tiếp tục dỗ giấc ngủ. Đang thiu thiu, mẹ nghe tiếng chân bước trên cầu thang, tiếng bước chân ngừng lại ở cửa phòng, nghĩ là ông ngoại đang quan sát nhà cửa trước khi ngủ nên mẹ không chú ý lắm. Bước chân tiến gần về phía mẹ, rất gần, gần như sắp chạm vào cái mùng treo. Tưởng  ông ngoại đến xem mình đã ngủ chưa, mẹ mở mắt định lên tiếng, nhưng lưỡi mẹ líu lại, kinh hoàng khi nhìn thấy một cái bóng đàn ông thật to lớn hiện ra bên ngoài mùng, không phải ông ngoại cũng không phải người cậu em mẹ vì 2 người này rất nhỏ con, mẹ hoảng hốt, không thốt được tiếng nào, bóng đen cứ lù lù tiến tới. Theo lời mẹ tôi kể lúc này hồn vía mẹ không biết bay đi phương nào, mẹ nghe gai cả cột sống, cơn sợ hãi khiến người mẹ rất lạnh. Đến lúc bóng đen đó ngừng lại vì bị vướng cái mùng, mẹ có cảm giác người ấy đang chằm chằm nhìn mẹ qua lớp vải thưa. Biết mình đang gặp nguy hiểm, mẹ lấy hết sức bình sinh hét lớn : “ Trộm, có ăn trộm”. Bóng đen quay ngược ra , không chạy mà từ từ bước ra tiến lên cầu thang đi tiếp lên phía trên sân thượng.
Ông ngoại từ dưới chạy ào lên, tay cầm ngọn roi dài, ông bật sáng đèn, mọi người trong nhà cũng ùa vào, khi nghe được câu chuyện qua tiếng đựơc, tiếng mất của mẹ trong tâm trạng sợ hãi, ông vội chạy lên sân thượng, lúc này mọi người mới lục đục đi theo sau ông. Sân thượng trống trải hoàn toàn không một bóng người, ông lấy chiếc đèn pin bấm rọi chung quanh. Lúc đó. mọi người chú ý từ cái hồ nhỏ chứa nước mưa trên sân thượng có những giọt máu li ti dẫn đến chân cầu thang đến hết bậc thang thì biến mất.
Đêm đó, tất cả mọi người đều chui ngủ chung cùng trong một cái giường ngoại trừ ông ngoại. Ông lý luận để trấn an gia đình đó là thằng ăn trộm chứ ma quỷ gì, nhưng khi bà ngoại tôi hỏi lại : “Vậy thằng ăn trộm biến đi đâu mất, không lẽ nó nhảy từ sân thượng xuống đất cho nát thây, còn dấu máu nữa ?” Thì ông im lặng. Mấy ngày sau, mẹ tôi càng lo sợ hơn khi có người kể rằng, sở dĩ căn phố này cho thuê giá rẽ vì trước đó, có một người quan Tây, ở trong căn phố mẹ đang sống, không biết có chuyện gì mà người ta phát giác ông ấy chết trên sân thượng, có người đồn ông ấy tự tử chết, lại có người còn cho rằng ông ấy bị Việt Minh giết. Bóng đen là hồn ma của ông Tây hoặc là tên ăn trộm tất cả đều trong nghi vấn, riêng mẹ tôi luôn luôn cho rằng đúng là một hồn ma, vì khi bị nhà phát giác nếu là  tên trộm thực sự sẽ cuống cuồng chạy trốn, mẹ nói rằng chính mẹ thấy bóng đen đó di chuyển một cách chậm rãi , từ từ. Sau sự việc ấy chưa đầy một năm , gia đình mẹ tôi phải dời đi nơi khác vì lý do thời cuộc.

CHUYỆN MA CỦA BA TÔI:
Ba tôi là một người gan dạ nhất không những trong gia đình mà kể cả ở trong xóm tôi ở. Mọi người thường đùa “ Quỷ mà gặp ổng còn phải sợ huống chi ma” . Ông có thú vui hay đi cắm câu vào những đêm tối. Nữa khuya ông đi cắm cần dọc theo bờ ao, có khi không ngủ được ông ngồi luôn nơi đó canh trời hửng sáng thì đi lấy câu. Hôm nào cũng thu hoạch rất nhiều, không bao giờ ba tôi về với đôi bàn tay trắng, lúc nào cũng có cá, lương. ếch… có khi câu nhầm mấy con rắn nữa. Có lần , ba cho tôi coi một con lươn mắc kẹt trong cần câu và nửa thân sau của nó là một con rắn kèm theo, ba giải thích con lươn bị mắc vào mồi câu lại bị con rắn ăn thịt nó từ phía sau đuôi, rắn không nhả được con mồi nên cả hai cùng bị kẹt. Những con vật đó, ba mang về cho lối xóm hoặc đám bạn nhậu để làm mồi lai rai, mẹ tôi không bao giờ đụng đến những con vật ba câu được vì mẹ không dám sát sinh, mẹ chưa bao giờ giết hại con gì. Sau khi ba mất đi mẹ ăn trường chay để cầu  xin phước đức cho gia đình.
Xóm tôi ở rất hoang vu, nhiều cây cối, những bờ ao, sông rạch là nơi vui đùa thời ấu thơ của anh em tôi. Trên những cái ao sâu người ta hay làm những cống rảnh dẫn nước ra sông lớn, và trên một cái ao lớn , dãy nhà cầu công cộng được xây cất bằng gỗ, ván được xử dụng chung cho mọi người trong xóm, tiện lợi nhiều điều, vừa nuôi cá, vừa giải quyết nhu cầu con người lại được dòng sông cầu Bông với con nước lớn ròng trao đổi không bị hôi hám. Nghe kể rằng, thời gian trước lúc gia đình tôi về ở , có một xác người con gái chết không còn cái đầu ,trôi dạt vào bờ sông, người ta đoán là một người đẹp, giàu vì chân tay vẫn còn màu sơn đỏ, lúc đó  sơn móng tay chỉ là người ở gia cấp thượng lưu, chính quyền đã vớt xác về để điều tra. Và từ đó mọi người đồn tại chết oan ức như vậy nên cô gái ấy trở thành một oan hồn vất vưởng hay hiện ra ở gần nhà cầu công cộng khóc lóc.
Vào buổi tối, ít ai dám đi cầu hoặc khi đi thường rủ thêm vài người. Chung quanh nhà cầu đã không có ai ở lại thêm bên bờ ruộng có những hàng dừa cao che khuất tầm nhìn vào xóm. Nhà cầu được xây rất cao, những đêm trăng sáng, ở trên nhìn thấy cảnh vật chung quanh rất nên thơ, nhưng đến nữa đêm về sáng dầu nên thơ cách mấy cũng không ai dám đi đến nơi ấy. Thỉnh thoảng, có người vì quá chột bụng không dằn được cũng phải đi thôi. Không biết thực hư thế nào nhưng tiếng đồn gặp ma cũng có lai rai vài người kể lại. Nếu gặp ba tôi đang quanh quẩn với mấy cái cần câu thì họ rất mừng, nhiều khi thấy người đi đến, đang ở gần đó ngắm cảnh ba tôi phải lên tiếng cho người ta đừng sợ.
Một ngày nọ, không biết cậu tôi ăn phải món gì nên rất chột bụng, đến 1 giờ đêm, biết ba tôi sắp đi cắm câu, nhìn trong nhà không thấy ba tôi, cậu đinh ninh ba đã ở ngoài bờ ao, cậu cầm theo giấy , nhờ mẹ tôi đóng cửa lại dùm, mẹ loay quay dọn dẹp vài thứ chưa kịp đóng chốt cửa đã thấy cậu phóng như bay về trước ngõ, chưa kịp hoàn hồn cậu kể: “ Em thấy ma chị ơi, em đến bờ ruộng, nhìn thấy dưới cây dừa trước nhà cầu, có bóng người lấp ló, em tưởng anh hai, mừng quá gọi lớn, không thấy trả lời, em bước tới nữa thì không phải anh hai mà một bóng người con gái, tóc dài , aó bà ba trắng quay lưng về phía em, em hoảng hồn ba chân bốn cẳng chạy về liền.”
Ba tôi đang sửa soạn cần câu, cũng lật đật nhưng ngược với cậu, hướng về phía nhà cầu miệng nói với lại : “Chờ anh ra xem con ma này ra sao? Từ trước giờ muốn mà không gặp được nó”.Một chập sau, ba quay về : “ Có thấy gì đâu, hay có người đi cầu mà em  nhìn không kỷ tưởng ma” Mẹ tôi hỏi lại : “ Mà ông có nhìn thấy ai đang đi trên nhà cầu không? Ba trả lời : Chẳng nhìn thấy ai ,mà tôi  sợ có ai ở đó không biết tôi, tôi còn lớn tiếng hỏi không thấy ai trả lời cả, tôi leo trên nhà cầu nhìn thấy vắng que.” Ba quay qua hỏi cậu: “Có muốn đi tiếp không, đi theo anh.” Cậu bảo giờ cho vàng cậu cũng chẳng đi, mà sợ quá nên hết đau bụng luôn rồi. Ba cuời rồi tiếp tục vác cần đi tiếp ra bờ ruộng.
Anh em tôi tự hào về tính can đảm của ba, nhưng lúc đó chỉ biết khoe rằng: “ Tụi tao không sợ đi cầu vào ban đêm vì có ba tao dắt mà, ba tao là Ông Thần bắt ma.”
Quan niệm của ba tôi rất đơn giản : - Mình không làm gì bậy bạ thì mắc mớ gì phải sợ, ma quỷ nó làm bậy nó phải sợ ngược lại mình chứ sao mình lại sợ nó. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng sau này chúng tôi biết rằng ba tôi đã dạy cho chúng tôi một bài học căn bản về đạo đức của con người trong cuộc sống.

CHUYỆN MA CỦA ANH EM CHÚNG TÔI:
Thời gian anh hai tôi học trung học, lứa tuổi biết nhìn thấy con gái trong xóm đẹp xấu ra sao rồi bàn tán với mấy anh bạn trong xóm cùng tuổi. Tôi nhớ lúc đó bạn cùng lứa với anh hai tôi rất nhiều. Trong xóm có một chị, đẹp người, đẹp nết, chị ấy tuy hiền nhưng đoan trang nên không anh nào dám chọc tới dù rất thích. Yếu điểm của chị ấy là rất sợ ma.
Vào một đêm tối trời, không biết được nguồn tin tình báo nơi nào bảo rằng chị ấy sẽ về nhà thật khuya , các anh bèn bàn kế hoạch và làm theo chi tiết sau. Trước khi vào xóm tôi phải đi ngang một cổng chùa tam quan rất cao, quẹo vào một khúc khủy mới vào xóm. Các anh bèn làm một hình người trên bìa giấy cứng  màu trắng vẽ vời thành một bộ xương, cột vào một sợi dây thật dài. Những cái lon sữa bò được khoét lỗ cột chùm với nhau khoảng 10 cái và cũng nối với một sợi dây thật dài. Có lẽ cũng hơi lo hoặc cũng còn chút tính ‘galăng’ các anh gọi tôi đi theo lỡ khi nào thấy chị ấy quá sợ thì tôi sẽ hiện diện làm bạn với chị.
Đêm ấy , trời tối đen, trước khi hành động, các anh nhìn chừng xem có người chung quanh hay không, khi thấy đã im ắng, các anh leo trên trụ cột quăng dây móc hình nộm vào một góc trụ,  và đám lon vào một góc khác. Hình nộm và đám lon sẽ được tấm bảng cổng che khuất, xong mọi người tìm chỗ núp lại, chuẩn bị kéo dây khi có dấu hiệu.
Bóng người đàn bà hiện dần ở khúc quanh, các anh và tôi hồi hộp chờ đợi, bóng người càng lúc càng gần đến cổng tam quan, sau bức tường đá, các anh bắt đầu trò chơi. Trước tiên, các anh kéo đám lon sửa bò cho nó tạo thành tiếng động leng keng thật lớn, xong kéo dây hình nộm nhảy lên xuống trông giống bộ xương đang nhảy múa.  Trong bóng đêm hình tượng đượm vẽ ma quái có thể làm người yếu bóng vía kinh hòang. Đang lúc chờ  xem người đẹp phản ứng thế nào, chợt chúng tôi nghe tiếng quát lớn : “ Mồ tổ đứa nào chơi trò nhát ma này, tụi bây muốn tao mét ba má bây hông?” Cả bọn ù té chạy.
Thì ra nguồn tin tình báo quá sai lạc thay vì cô con gái thì lại là bà mẹ. Đến khi tụ hội lại được trước cửa nhà tôi, mấy anh sau cơn hoảng loạn xúm nhau cười sặc sụa. Hôm sau , nhìn thấy tang vật nằm chình ình trước cửa nhà chị, ai nấy cũng không nén được tiếng cười. Sau đó tôi thành thật khai báo mọi việc , chị không nói gì chỉ mĩm cười . Vài năm sau, chị lấy chồng , chồng chị không ai xa lạ là một người chú họ của tôi cũng ở trong xóm chứ không phải một trong  mấy anh ôn dịch nọ.

CHUYỆN MA CỦA TÔI:
Sau khi tốt nghiệp Sư phạm, tôi cùng một đám bạn gái được phân công về dạy trong một ngôi trường hẻo lánh ở huyện Củ Chi mà chúng tôi thường gọi là xứ “thành đồng vách đất”.Khí hậu ở đây nóng bức vào mùa nắng, môt số người  lấy rơm trộn đất để xây nhà thay gạch  vừa đở tốn tiền vừa mát  mẻ hơn. Ngôi trường rất nghèo, các lớp học chỉ đuợc phân chia bằng một bức tường lửng chắn ngang, bên đây giảng bài, bên kia nghe lồng lộng vì thế có lẽ học sinh sẽ tiếp thu được 2 kiến thức khác nhau trong cùng một giờ học. Tuy vậy quang cảnh quanh trường rất thơ mộng, trước hai dãy lớp học được dàn chào bằng hàng cây lan hoàng hậu, đến mùa hoa nở, màu hoa nhuộm hồng tím cả hai dãy đường đi, những cô giáo xa nhà như chúng tôi cũng thấy an ủi phần nào. Kế bên trường là ngôi nhà thờ nhỏ, mùa đông, ngôi nhà thờ lọt thỏm giữa những hàng cây trụi lá, đôi khi lãng đãng sương mù bao phủ. Từ căn lớp học trống được dành làm nơi cư ngụ của chúng tôi nhìn sang , cảnh vật đẹp giống như trong tranh. Phía sau trường hàng cây bã đậu lúc nào cũng có trái, khi khô rụng nổ lộp độp như tiếng pháo nhỏ rất vui tai. Học sinh phần nhiều là những con em việt kiều từ Cam Bốt về nên mỗi lớp đều có đa số học sinh lớn tuổi hơn cấp lớp học rất nhiều năm, nhưng tình cảm của các em đối với giáo viên chúng tôi đầy lòng quý mến. Biết chúng tôi đi dạy xa  phải ở lại trường cuối tuần mới về nhà, các em khi thì mít, ổi, khoai, đậu mang làm quà cho cô, có em còn đem cả gạo đến nói của ba mẹ tặng lấy thảo.
Chúng tôi sợ nhất là những buổi tối phải đi dạy bổ túc văn hóa ngoài xã, muốn ra đến xã phải vượt qua một đoạn đường trồng toàn tre trúc, khoảng đường rất tối vì không có đèn, thời này điện là nguồn quý hiếm chỉ có ở những cơ quan lớn ,còn nhà dân khuất bên trong , đa số xài đèn dầu, ánh sáng leo loét vàng vọt từ xa nhìn chỉ là một đốm sáng mờ nhỏ càng làm cảnh vật thêm huyền hoặc, cộng thêm tiếng kêu kẻo kẹt của những bụi tre, trúc va chạm nhau trong gió nghe muốn rùng mình rởn tóc gáy.
Thường các buổi dạy luân phiên nên 6 đứa chia làm hai nhóm, ba đứa đi chung một nhóm, nếu vắng một đứa thì luôn tìm cách nghỉ luôn vì không cam đảm đi ra xã dạy dù còn đến hai người. Một đêm sau khi dạy xong, trên đường về, chúng tôi đang trò chuyện cho quên nỗi sợ lúc nào cũng ám ảnh trên con đường , chợt thấy cô bạn tên Hoa cứ dáo dác quay đầu về phía sau, tay bám chặt tay tôi, tôi hỏi nhỏ “ Chuyện gì?” Nó không nói, ra dấu chỉ về phía sau, tôi quay lại để xem xét thấy một bóng trắng nhờ nhờ ẩn hiện từ xa, tôi trấn an Hoa : “Từ từ coi ai đã ”. Tôi chỉ sợ mình bị kẻ xấu tấn công chưa nghĩ điều gì khác. Bóng trắng tiến tới ngày một gần, nhịp chân chúng tôi líu lại nên chậm dần ngoài ý muốn, rồi cả ba đứa  chúng tôi không ai bảo ai đồng loạt quay lại phía sau.
Cảnh tượng hải hùng mà giờ đây tôi vẫn mãi nhớ ; Một bóng trắng không rõ nét như một con ma không chân, lơ lững, là đà tiến về phía chúng tôi, ba đứa tôi không còn hồn vía đồng thanh hét lớn: “ Chạy, chạy tuị bây”  Miệng la vậy chứ chân tụi tôi chạy không nổi nữa. Bỗng từ bóng trắng có tiếng nói vọng ra: “Chuyện gì vậy mấy cô?” Lúc này Hoa ngồi phệt luôn dưới đất không cần giữ thể diện là một cô giáo, còn Thảo giọng như muốn khóc: “ Trời ơi, chú…anh, tui tưởng gặp ma!” Thì ra một anh trong xã đi về nhà, anh mặc một bộ đồ đen, cõng trên vai bé gái con anh , nó mặc nguyên một bộ đồ trắng, lại đội thêm cái nón trắng, trời tối màu quần áo anh chìm theo bóng đêm chỉ có bộ đồ trắng của con bé ẩn hiện trông như một bóng ma không chân phất pha phất phưởng.


Ma có thật hay không ? Ba tôi thì tuyên bố chính mắt ba nhìn thấy mới tin, suốt cuộc đời ba không tin vì không nhìn thấy ma bao giờ. Mẹ và cậu tin có ma nhưng không có cơ sở thuyết phục . Chúng tôi thì chưa chứng kiến gì ngoài những trò chơi, nghe những câu chuyện ma xa xưa và thời đại phát triển văn minh nầy vẫn còn có những thước phim ma quái lúc nào cũng làm cho người xem rùng mình, khiếp đảm.
Ma có thật hay không ? Điều đó không ai dám khẳng định nhưng chắc chắn mọi người đều phải công nhận là những câu chuyện ma làm cho cuộc sống thêm đôi phần thú vị nhất là vào  ngày Lễ Hội Ma ở nước Mỹ hoặc việc cúng kiến, cầu siêu trong những ngày cúng cô hồn ở quê nhà.

Halloween/ 2010


Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2010 , 11:04 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #68 - 21. Oct 2010 , 21:03
 
Hạnhtrần wrote on 19. Oct 2010 , 07:17:
Mỹ ơi, Hạnh rất thích tiêu đề của trang này "truyện đọc trước khi ngủ" Đa số là truyện về người thật, việc thật và có những câu chuyện rất sâu lắng nhiều khi đọc xong lại " không ngủ được".



Hạnh ơi,

My định gom truyện của Hạnh vào một mục để người đọc dễ tìm, nhưng Hạnh thích đăng rải rác trong mục này thì cũng hay (ba phải  Grin)
Truyện vừa rồi của Hạnh My nhất đinh...không đọc  Grin

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #69 - 23. Oct 2010 , 21:58
 

HALLOWEEN 2010



    Nhà điêu khắc người Mỹ Ray Villafane, người mà trước đây đã từng là một sinh viên xuất sắc của trường đại học Nghệ thuật Visual ở New York và là nhà thiết kế đồ chơi cho công ty Bowan Designs, DC Direct, McFarlane Toys, Sideshow Toys, đã khiến cho lễ hội Halloween trở nên mới mẻ hơn bởi những quả bí ngô mang các khuôn mặt kỳ dị. Cũng nhờ những tác phẩm bí ngô độc đáo này mà ông đã dành giải thưởng cao nhất của cuộc thi chạm khắc bí ngô Food Network Pumpkin Carving Contest với số tiền 10.000 đô la Mỹ.


...


...


...


...


...


...


...


...


...


http://vzone.vn/Resources/2010_10_11/34726/10.jpg

...


...


...


...


...


...


...
































Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #70 - 23. Oct 2010 , 22:04
 

Tuổi Về Chiều        



...

Đêm trước ngày sinh nhật thứ 8 Lizzy, cô con gái cưng của tôi, nằm trên giường khóc. Lizzy nức nở: “Con không muốn 8 tuổi, con muốn mãi là 7 tuổi thôi!” Tôi dỗ Lizzy mẹ yêu con lắm, và ngày mai con sẽ có một ngày sinh nhật tuyệt vời. Lizzy dịu cơn khóc ngủ một giấc ngon lành.Tôi hiểu Lizzy lo sợ mông lung với ý nghĩ lớn lên rồi sao, mặc dù chưa lớn lắm.

Hồi còn nhỏ tôi ước ao chóng lớn để có quyền làm việc này việc nọ, nhưng trong thâm tâm vẫn thầm mong chẳng có gì thay đổi. Nói cách khác tôi không muốn trở thành một người lớn .

Tôi không nhớ tôi có ao ước cứ mãi 7 tuổi như Lizzy không, nhưng tôi nhớ tôi muốn cứ là con nít ở tuổi 12. Tôi bỗng sợ trở thành một cô gái 13 tuổi, trưởng thành và phải cạnh tranh. Tôi sẽ là một “teenager”, không còn được tung tăng ngoài trời, leo trèo nghịch phá. Hằng ngày tôi phải chải tóc, đánh sáp lên môi và ôm điện thoại trả lời các bạn trai. Ngực tôi căng nở, tôi phải dùng nịt vú. Bọn con trai nghịch phá có thể thấy dây nịt hiện ra dưới lớp áo của tôi và chụp kéo để cùng cười với nhau nơi hành lang nhà trường. Tôi đã thấy cảnh tượng đó, và tôi sợ.

Tôi không muốn trở thành cô gái 13.

Khi bạn còn nhỏ, ai lớn tuổi hơn đều là kẻ trưởng thành. Năm 24 tuổi tôi dạy lớp 2 tại Readsboro, Vermont. Một cậu học trò nhỏ - Shawn- hỏi tôi có con không? Tôi trả lời không có. Shawn thơ ngây hỏi: “Vậy các con cô lớn và đi ở chỗ khác rồi sao?” Trong mắt Shawn tôi già lắm rồi.

Đúng là tôi chưa già, và đời sống tôi còn dài. Nhưng vào năm 26 tuổi tôi phảng phất thấy mình già như đã 30. Năm tôi 39 tuổi Jack Benny khen tôi sao trẻ mãi không già! Năm 45 tôi ngạc nhiên tự hỏi mình đã 45 rồi sao, ngày nào mới 12 thôi mà! Ngày sinh nhật 50 tuổi tôi vui vẻ thổi 50 ngọn đèn cầy nhỏ, nhưng trong lòng cảm thấy vị mặn của thời gian.

Năm nay tôi 60. Nhìn vào gương chưa thấy con số 60 trên khuôn mặt, nhưng suy tư của tôi có chiều thay đổi. Sự biến chuyển trong cơ thể vào tuổi 60 làm tôi chú ý và kinh ngạc, pha lẫn khó chịu và lo lắng, nhưng đằm hơn, không dằn vặt như lúc tôi còn trẻ. Nhiều lúc tôi buồn cười thấy trong một ngày biết bao lần quên không biết kính đeo mắt để đâu, và thay vì nghĩ đến sự sống bị thời gian đe dọa của mình tôi cảm thấy buồn khi nhớ đến bà con và bạn bè thân thiết đã ra đi .

Tôi không luyến tiếc tuổi xuân bằng nhớ chị Anne của tôi. Ước gì chị còn sống. Chị sẽ làm cho ý niệm già và chết trở nên xa xôi. Chị có thể than những nếp nhăn trên mặt, than có lúc không biết mình đang làm gì và than mắt cận thị, với cách thức hài hước và lạc quan của chị. Chị em chúng tôi chắc hẵn sẽ nói chuyện với nhau hằng giờ mỗi ngày trên điện thoại về những chuyện lẩm cẩm như hay quên, da nhăn, mắt kém như chúng tôi từng nói chuyện về con cái và về mấy con chó trung thành của chúng tôi .

Chị Anne chết vì bệnh ung thư đã bao năm mà tôi vẫn nhớ thương như khi chị ấy mới qua đời. Tôi không lo nghĩ lắm đến chuyện tôi già, và tôi ước rằng chị Anne cũng từng không lo nghĩ đến già và chết như vậy. Có thể có những lý do khác làm cho con người chín chắn hơn khi về già, nhưng đối với tôi thì có thể tôi tha nhân và nhìn đời một cách thực tế.

Một hôm tôi lái xe đến thăm con gái đang có chuyện buồn phiền và căng thẳng. Một chiếc xe tải chạy nhanh xuýt húc vào xe tôi. Tôi lách xe ra khỏi lề đường hoàn hồn nhìn chiếc xe tải chạy vù qua trước mắt. Ý nghĩ đầu tiên của tôi không là : “Lạy Chúa, tôi còn sống sót.” mà tôi nghĩ đến con gái tôi: “Cẩn thận một chút ông tài xế ơi. Trong hoàn cảnh này con gái tôi làm sao chịu đựng nổi khi được tin mẹ chết”. Cảm xúc của tôi không còn hướng về mình. Sau khi hoàn hồn tôi vui thấy mình đã cảm xúc như vậy.

Tôi không biết tôi có còn lạc quan khi già hơn không. Nhưng tôi biết câu trả lời của một câu hỏi tôi thường hỏi chính tôi khi tôi 30 tuổi, 40 tuổi và 50 tuổi: Mình già vậy rồi sao?

Tôi là người may mắn vì tôi không sợ già. Già tốt hơn là không già như Maya Angelou đã nói: “Điều tôi học được về tuổi già khi lưng mỏi, chân chồn là muốn gì thì làm đi vì không còn nhiều thì giờ nữa.”

Tôi chờ đợi tuổi 60 như khi tôi chờ đợi tuổi 30, 40 hay 50. Cái cảm giác của tôi chẳng khác gì khi tôi chợt thấy cái đồng hồ nơi chiếc xe mới của tôi chỉ 999 dặm, và từng giờ một nhích dần đến số 1000. Tôi biết cái đồng hồ của cơ thể tôi cũng dần nhích tới trước và một lúc nào đó sẽ đến số 6 và số 0 sau đó .

Tôi muốn có những lời khuyên cho tuổi 60. Tôi đi qua các tiệm sách nhìn những tựa sách như “Bây giờ chúng ta đã 60 tuổi rồi”, hay “Tuổi 60 đã đến!”, nhưng tôi lại không mua. Tôi nhớ mẹ tôi nói khi bà 75 tuổi : “Tuổi 60 chỉ là rạng đông của tuổi già,” và tôi cảm thấy mình còn trẻ, tôi chỉ là người mới nhập cuộc, mặc dù khi nghe mẹ nói câu đó tôi tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên. Tôi có thể đọc các cuốn sách kia xem như đọc chuyện của người khác chứ chưa phải là chuyện của mình .

Chưa. Tôi chưa sẵn sàng. Tôi chỉ mới đặt chân ở ngưỡng cửa. Tôi hiểu rằng cuộc hành trình này diễn ra suốt cuộc đời mình từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Tôi có thể nhìn cuộc đời trôi qua chẳng khác gì một người ngồi trên xe có quyền quan sát phong cảnh nhưng không phải là người tài xế.

Chiếc xe đã đưa tôi tới đây và tôi không thể bảo nó dừng lại. Tôi xem cuộc đời như một công việc càng ngày càng banh ra không dứt. Sự tiến hành của công việc có khi không làm tôi hài lòng, nhưng tôi nghĩ mình còn thì giờ để sửa chữa.  Tôi thường nghĩ mình còn thì giờ để cao hơn, đẹp hơn, sắc sảo hơn, tế nhị hơn và ít nhút nhát hơn. Tôi sẽ đọc tất cả sách của Henry James, và của William. Tôi nghĩ một lúc nào đó tôi sẽ du lịch Hy Lạp, La Mã, Trung quốc. Có thể tôi sẽ hiểu biết – không phải mọi chuyện trên đời – nhưng ít nhất cũng nhiều gấp trăm lần kiến thức tôi đang có.

Thực tế đến tuổi 60 tôi vẫn không cao hơn và thông thái hơn. Tôi vẫn chưa đọc hết sách của Henry và William. Tôi vẫn chưa đi Hy Lạp, La Mã hay Trung quốc. Kiến thức tôi có thêm chút ít, nhưng không nhiều như tôi tưởng. Tôi chỉ bỏ được thói quen nói chuyện huyên thuyên giờ này qua giờ khác trên điện thoại hay tham dự các cuộc liên hoan nhảy nhót liên miên, và tôi giữ được thói viết thư hay đọc sách. Có thể tôi đã trở thành một người ở tuổi xế chiều, nhưng tôi không thấy tôi khác gì lắm lúc tôi ở tuổi 12. Lúc đó sao thì bây giờ tôi vẫn vậy, chỉ có già hơn .

Ở tuổi 60 tôi ý thức rằng cái chết sẽ đến với mọi người kể cả tôi, nhưng tôi nghĩ chắc còn lâu. Tôi hy vọng rằng khi cái chết đến với tôi tôi đã già lắm rồi để không còn bận tâm đến sống chết nữa. Không biết có được vậy không, nhưng tôi nghĩ là được. Tôi nghĩ còn lâu tôi mới chết, nên không có gì phải vội vàng .

Về chiều, tâm hồn tôi vương vấn nhớ thương những người đã khuất, chị tôi, mẹ tôi, bạn tôi, và tôi nghiệm ra rằng tình thương sau cái chết thật là sâu đậm. Sự thương nhớ ngự trị trong tâm hồn mình không phải một cách trừu tượng mà là một cách thiết thân trường cửu. Kinh nghiệm cá nhân cho tôi hiểu rằng không ai tránh  khỏi mất mát những người thân nhưng sự mất mát mãi mãi hiện diện với tình thương và nhung nhớ.

Tôi ý thức rằng vui buồn có thể xẩy đến trong đời ta. Điều vui nhiều nếu chúng ta biết nhìn đời một cách lạc quan, và những điều vui đó còn mãi với chúng ta, và chuyện buồn không bao giờ tới nếu chúng ta không nhận nó. Nhưng tôi hiểu rằng chuyện buồn dù đẩy đi vẫn có thể tới bất cứ lúc nào. Sau một ngày làm việc bình an, trở về nhà bạn có thể nhận được một tin buồn to lớn xẩy ra cho một người thân thương của bạn. Đó là “cái chết hiện diện giữa cái sống” như đã ghi trong Kinh cầu nguyện.

Tôi ngạc nhiên nhận ra rằng triết lý sống của tôi là lúc nào tôi cũng chờ đợi chuyện vui. Tôi từng lái xe chạy quanh những con đường làng hiu hắt để nhìn một con cò xanh cất cánh bay lên giữa một cánh đồng hoang vắng trong một buổi chiều vàng. Thân cò giữa đôi cánh mỏng manh nhẹ nhàng vươn lên giữa bầu trời cao rộng thênh thang như thúc đẩy tôi hít một hơi thở thật dài, buồng phổi căng ra khoái trá.

Một hôm tôi bước vào một khu tập thể thao dành cho các cụ bà trên 80 hay 90 tuổi. Tôi thấy các cụ đang vịn vào lan can, hay dùng gậy chống lần từng bước cẩn thận xuống cầu thang. Tôi im lặng đứng lại nhường lối cho các cụ, lòng nghĩ đến người mẹ đã khuất của tôi và quảng đời khó khăn của bà chống chỏi giúp chồng nuôi con qua hai cuộc chiến và một cuộc khủng hoảng kinh tế. Các cụ đã kinh qua một thế kỷ đầy khó khăn dọn đường tương lai dễ thở hơn cho con gái các cụ. Tôi cảm thấy tự hào và biết ơn các cụ. Rồi các cụ sẽ lần lượt ra đi để lại tôi đơn độc trong cõi đời nay. Tôi nhẹ nhàng im lặng bước đi lòng buồn man mác .

Bỗng nghe tiếng cười rộn rã của các cụ sau lưng. Hai bà cụ đi sau cười rũ rượi khi nghe bà cụ đi trước bình phẩm một điều gì đó. Không hiểu chuyện gì tôi cũng cười theo.

Việc gì cũng có thể xẩy đến trong đời ta.  Có những việc bất ngờ, tàn bạo, kinh tởm, phi lý nhiều khi không thể hiểu được. Nhưng nói cho cùng sự sống là một cuốn phim đầy hoang dã xen kẽ với những thời khắc lý thú diễn ra từng ngày, từng giây trong cuộc sống./.

As Time Goes By
by Reeve Lindgergh – Reader’s Digest May 2008
Trần Bình Nam chuyển ngữ
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #71 - 27. Oct 2010 , 22:54
 

Nỗi Đau Tuổi Già       


Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm. Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster . Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?

Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa ”.

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam .

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam . Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”

Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.

Huy Phương
( bài do Trần Nghĩa chuyển
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #72 - 29. Oct 2010 , 10:04
 
                           BÀ MẸ QUÊ

        Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.

Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương  41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.

          Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.

Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.

Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.

Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:

“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” .

Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.

Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:

_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.

Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.

Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:

_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.

Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.

Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.

Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:

_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.

Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.

Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:

_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.

Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.

Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.

Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.

Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.

Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Chà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.

Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.

Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vàoTQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!

Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con!

Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:

_ “Mẹ”.

Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.

Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:

_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.

Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tực vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “vinh quang”.

Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!

Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà, mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con!

“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!

“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:

_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống !!!”

Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi./.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #73 - 30. Oct 2010 , 23:15
 

TB chào Hạnh ,chào Mỹ Dung ,hôm nay là ngày giỗ Má TB. Từ đêm qua TB không cách nào ngủ được , Má TB đã mất được 9 năm rồi mà mỗi khi tới ngày giỗ thì tất cả những kỷ niệm đều hiên ra rõ ràng trong trí. Lúc Má còn sống mỗi lần đến ngày giỗ của Ông Bà và của Ba , 2 má con bàn nấu món này , món kia , Bây giờ đám giỗ của Má ,TB một mình bày biện. Nằm nhớ Má đợi cho mau sáng để đi chợ , sáng hôm nay chắc Ông Trời cũng nhớ Má giống TB nên mưa lớn , nhưng TB cũng đi chợ mua sắm hoa quả về trưng bàn thờ và thức ăn để nấu cúng. Năm nay có anh chị Hai và con cháu đầy đủ  .TB nghĩ tục lễ cúng giỗ của VN rất hay , vì đây là dịp mọi người trong gia đình tụ hội để nói cho nhau nghe về công lao của Ông Bà Cha Mẹ,kinh nghiêm trong đời sống và chia sẻ những tâm tình vui buồn , các bạn có đồng ý với TB không?  Chúc các bạn 1 cuối tuần ưng ý. Thân. TB.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #74 - 31. Oct 2010 , 00:46
 
thubeo wrote on 30. Oct 2010 , 23:15:
TB chào Hạnh ,chào Mỹ Dung ,hôm nay là ngày giỗ Má TB. Từ đêm qua TB không cách nào ngủ được , Má TB đã mất được 9 năm rồi mà mỗi khi tới ngày giỗ thì tất cả những kỷ niệm đều hiên ra rõ ràng trong trí. Lúc Má còn sống mỗi lần đến ngày giỗ của Ông Bà và của Ba , 2 má con bàn nấu món này , món kia , Bây giờ đám giỗ của Má ,TB một mình bày biện. Nằm nhớ Má đợi cho mau sáng để đi chợ , sáng hôm nay chắc Ông Trời cũng nhớ Má giống TB nên mưa lớn , nhưng TB cũng đi chợ mua sắm hoa quả về trưng bàn thờ và thức ăn để nấu cúng. Năm nay có anh chị Hai và con cháu đầy đủ  .TB nghĩ tục lễ cúng giỗ của VN rất hay , vì đây là dịp mọi người trong gia đình tụ hội để nói cho nhau nghe về công lao của Ông Bà Cha Mẹ,kinh nghiêm trong đời sống và chia sẻ những tâm tình vui buồn , các bạn có đồng ý với TB không?  Chúc các bạn 1 cuối tuần ưng ý. Thân. TB.


TB ui!
Bên đây gần 3 giờ sáng rồi mà PT cũng không ngủ được. Tuần sau là đám giỗ Cha PT, mới hai năm thôi... Năm nay Mẹ về VN, ở đây 3 chị em ở 3 nơi Seattle - Texas - NewYork mạnh ai nấy cúng  Cry  Cry  Cry
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 8
Send Topic In ra