Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 16
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 29506 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #75 - 20. Apr 2010 , 20:55
 
Thêm Một 30 Tháng 4

30 tháng 4 năm 2010 này nữa là năm thứ 35 của cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóan hậu trong lịch sử VN sau khi CS Hà nội cưỡng chiếm Saigon thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, bằng võ lực. Đó cũng là cuộc hành trình đầy khó khổ nhưng cũng đầy vinh quang của người Việt không chấp nhận sống chung với CS Hà nội.

Ba Mươi Tháng Tư không có cuộc “tắm máu”, nhưng có quốc nạn CS Hà nội lột sạch tài sản của người dân Miển Nam qua bao trận đổi tiền, đánh tư sản, bắt đi “kinh tế mới, tập thể hóa nông nghiệp.” CS biến xã hội Miển Nam thành trại tù lớn. Có quá nhiều những cái chết âm thầm vô cùng bi thảm của quân dân cán chính VNCH, chết trong các tù cải tạo của CS, trên đường biển, đường bộ vượt biên ra khỏi nước – tính ra hơn một triệu người.

Một đứa bé sanh ngay ngày ấy bây giờ đã trưởng thành 35 tuổi. Ở nước nhà VN thành phần này đã hơn phân nửa dân số. Ở hải ngọai thế hệ này sanh ra, lớn lên, ăn học trong chế độ tự do, dân chủ đã hòa nhập vào quê hương mới ở các nước thuộc văn minh Tây Phương. Số người Việt hải ngọai trở thành cái vú sữa mỗi năm gởi về nước 8 tỷ Đô la, mỗi năm vài trăm ngàn người đi về nước thăm cố hương, mổ mả, thân bằng quyến thuộc còn kẹt ở lại. CS Hà nội đổi giọng o bế gọi là “Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận dân tộc không thể tách rời”. Nhưng chưa bao giờ CS có một lời tỏ ra tiếc uổng đã gây ra cuộc tỵ nạn CS đông đảo và gian nguy hơn người Do Thái di tản ra khỏi Cỗ Ai Cập với những suy tư, kinh nghiệm ghi lại trong Cựu Ước của Ky tô giáo.

Có một số ít người người nói bây giờ mà nói Tháng Tư Đen, Quốc Hận làm gì, cái gì qua cho nó qua luôn đi. Còn CS Hà nội thì tuyên truyền xám và các chánh trị gia tàn dư của Phản Chiến Mỹ đang thậm thò thậm thụp làm ăn với CS Hà nội. Họ đồng hóa nhà cầm quyền CS với đất nước và nhân dân VN. Họ lớn lối khuyên người Việt để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước, thúc đẩy đem chất xanh Đô la và chất xám bộ óc về phục vụ. Họ còn giả đạo đức chê trách những người Việt chống Cộng là những người nặng quá khứ nên quá khích với CS chỉ vì những người này còn nhớ, còn nghĩ, còn tha thiết với thân phận đồng bào đau khổ bị CS tước đọat tự do, dân chủ và với vận mạng nước non mất đất, mất biển,và chậm tiến vì bị CS độc tài kềm kẹp. Bình tâm mà xét bằng lý tính (rationalité), đối chiếu với lịch sử thế giới mà suy, kỷ niệm ngày Ba Mươi Tháng Tư, tưởng niệm ngày Quốc Hận, nhớ ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen không những là một điều cẩn cho những người đi trước, người tỵ nạn CS hay những người còn kẹt ở lại trong nước, mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người đi trước đối với người đi sau tức lớp trẻ sanh sau chiến tranh VN, đứng trên phương diện liên đới giữa các thế hệ.

Muốn hay không muốn Ba Mươi Tháng Tư năm 1975 vẫn là một sự kiện lịch sử, Thượng Đế cũng không đổi nó được. Lịch sử sẽ không ích lợi nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh điều xấu, việc ác tái diễn và nhớ để phát huy điều tốt: ôn cố tri tân. Người Mỹ nhớ nên có lễ Tạ Ơn. Nhớ chế độ kỳ thị tôn giáo ở nước nhà để phát huy tự do tôn giáo ở miền Đất Hứa. Nhớ những thổ dân nhân đạo đã giúp lương thực, chỉ cách trồng trọt, săn bắt để sống sót qua mùa đông đầu khắc nghiệt. Người Mỹ cũng nhớ nên đưa vào sách giáo khoa cuộc Nội Chiến, chiến tranh giữa miển Bắc và miền Nam để tự hậu đừng tái diễn một cuộc chiến súyt chia đôi Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, để thấy nhờ những quân dân cán chính của hai miền sáng suốt, yêu nước biết giải quyết cuộc xung đột trong tình tương kính, không ai thắng ai, xóa bỏ hận thù hầu huy động nội lực dân tộc, đòan kết quốc gia tiến lên thành siêu cường. Và để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để tránh sai lầm về sau.

Người Âu Châu cũng thế, nhớ họa độc tài Đức Quốc Xã và Phắc xít đã tàn phá, giết hại ở Âu Châu. Nên tưởng niệm, kỷ niệm và làm lễ như ngày tưởng niệm, kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Để lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah. Làm như thế người người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.

Đó là cách giúp cho đàn hậu tấn những thông tin, những chân lý sống, sự kiện lịch sử đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ phải ngăn chận thảm cảnh trần gian, những sai lầm của chế độ. Và gần đây Quốc Hội Liên Âu bằng nghị quyết long trọng, còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã. Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi đi tù “cải tạo” và hàng nửa triệu người thuyển nhân chết sông chết biển trên đường tỵ nạn CS. Tại sao không nên nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ.

Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra số người chết vì Ông du nhập Cộng sản ngọai lai vào VN còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ, và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động!

Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân, hơn người Mỹ với quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” ( devoir de mémoire ) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.

Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để tránh điều xấu tội lỗi, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một đức tính tốt của Con Người

VI ANH

nguồn : vietbao online
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Quốc Hận
Reply #76 - 20. Apr 2010 , 21:00
 
Vĩnh biệt Sài Gòn
Jean Lartéguy
LTS: L’Adieu À Saigon – Vĩnh Biệt Sài Gòn – của Jean Lartéguy có lẽ là cuốn sách đầu tiên được viết bằng ngoại ngữ, nói về cái chết của nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975. Ông là một nhà văn-nhà báo nổi tiếng của Pháp, tác giả của gần 20 tác phẩm, hầu hết đều nói về chiến tranh, khi thì tại Á châu, khi thì thuộc khu vực Trung Đông.
Từ căn phòng quen thuộc của khách sạn Continental, Lartéguy ghi lại từng giờ, từng phút hấp hối của Sài Gòn.
Theo Phạm Kim Vinh, “Vĩnh Biệt Saigon là lời đoạn tuyệt của Jean Lartéguy cựu sĩ quan thuộc địa, của Lartéguy thực dân, của nhà văn Lartéguy bị nhiễm độc vì làn sóng khuynh tả lãng mạn của một thế giới hèn nhát trốn tránh sự thật với một Lartéguy phản tỉnh của mùa hạ 1975.

Hơn thế nữa, Vĩnh biệt Saigon chính là lời thú tội và chuộc tội của Jean Lartéguy.

  Tháo chạy khỏi Sàigòn trên nóc cao ốc USAID đường Gia Long.


Sau hết, Vĩnh biệt Saigon là lời sám hối của Lartéguy trước cái chết của hàng trăm ngàn người VN trong chiến tranh VN mà Lartéguy đã gián tiếp gây ra trong một thời kỳ đen tối của một kẻ cầm bút lâu năm, quá nửa đời người còn ngu dại để trở thành con mồi chính trị cho một chủ nghĩa man rợ.”
Ta hãy đọc “lá thư tình” của Jean Lartéguy qua các trích đoạn từ bản dịch của Phạm Kim Vinh ấn hành năm 1979 tại California.

27/05/1975

Màn đêm vừa buông xuống Saigon và khép kín luôn cả 25 năm của đời tôi tại đó. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy vào ngày 28 tháng Năm, 1975. Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn cái tên Saigon nữa. bây giờ tên nó là Hồ Chí Minh. Mỗi ngày thành phố ấy lại càng thêm xa lạ với tôi. Tôi thấy không còn gì để làm ở đó nữa.

Còn thành phố kia, thành phố mà tôi hằng yêu dấu thì đã chết khi các xe tăng Nga chở các toán lính Bắc Việt phá tung cánh cửa sắt của Dinh Tổng thống. Ba người hoả tinh từ Hanoi tới, dáng nhỏ bé, mặc đồng phục xanh, nón lá trên đầu, hông mang súng. Họ làm như vẻ đọc bản án trục xuất tôi vì những “bài báo” của tôi. Họ không biết rằng tôi đã quyết định sẽ đáp chuyến bay ngày mai và tôi không muốn dùng dằng hơn nữa bên giường một người chết. Tôi đã bắt tay họ như bắt tay những người làm xe đòn sau khi họ đã làm xong bổn phận.

Đây không phải là một cuốn sách. Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ viết cuốn sách ấy. Đây chỉ là lời vĩnh biệt Saigon.

Ngày 26/04/1975

Đêm nay, dường như Tổng thống Thiệu đã bay đi Đài Loan….. Tờ Courier D’ Extrême Orient chạy dài 8 cột trang nhất: “Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing nói chuyện điện thoại với đại sứ Pháp tại Saigon.”
Ngoại trưởng Pháp tuyên bố: “Hy vọng một giải pháp chính trị vẫn còn có thể có được.”
Chỉ còn một mình tướng Dương văn Minh chạy ở cuộc đua chính trị tại Saigon. Nhưng vì Tổng thống Trần Văn Hương mới cầm quyền được 5 ngày, do đó ông ta muốn ngồi ở ngôi cho đủ một tuần đã. Ngài tổng thống đề nghị cho Minh Cồ giữ chức Thủ tướng có toàn quyền, nhưng Minh Cồ từ chối.
Tướng Kỳ, đối thủ bất hạnh của Thiệu, viên phi công mặc bộ đồ phi hành huy hoàng tái xuất hiện. Ông ta ở đâu ra vậy? Kỳ tuyên bố ủng hộ tướng Minh. Theo ông ta thì cần có một chính phủ mới để lấy lại lòng tin của dân và đề ra một kế hoạch để đạt cuộc ngưng bắn. Ông ta sẽ cùng với một số tướng lãnh, “những viên tướng giỏi nhất của miền nam”, tìm cách ổn định tình hình quân sự.
Đệ nhất phó thủ tướng (chắc đó là tướng Trần văn Đôn), kiêm tổng trưởng quốc phòng đã ra những biện pháp cương quyết để trừng phạt những công dân nào tìm cách trốn ra khỏi nước.
Biện pháp nào bây giờ? Ai sẽ thi hành? Chẳng còn gì nữa. Quân sự thì rối loạn và chính trị thì trống rỗng. Tướng Đôn thì chẳng có gì để mất mát nhiều. Sanh tại tỉnh Bordeaux, ông ta là dân Tây. Và mặc dầu ông ta đã đốt giấy thông hành và đốt cặp lon quân đội Pháp để làm đẹp lòng ông Diệm và bà Nhu, nhưng ông ta biết là không thể mất cái quốc tịch Pháp. Những trò hề!
Tình hình quân sự tuyệt vọng. Người Mỹ di tản nhân viên và những người Việt thân tín của họ một cách thanh thản như thể họ có rộng rãi ngày giờ.
Cảm thấy bị người Mỹ bỏ rơi, người dân nam Việt Nam và nhất là người dân Saigon, theo linh tính, hướng về người Pháp…. Ở khắp nơi cờ Pháp bắt đầu bay. Người ta sơn mầu cờ Pháp trên mái nhà, trước cửa tiệm. Đối với các tờ báo còn phát hành, người ta gọi cộng sản là phiá bên kia và người ta đành hy vọng một cuộc ngưng bắn.
Tôi nhậu với một đại tá VN, trước phục vụ tại một đơn vị nhảy dù, bây giờ phụ trách báo chí tại bộ Tổng tham mưu. Tôi hỏi:
“Ngày mai, ông làm gì? Chúng ta có thể gặp nhau được không?”
“Tôi bận lắm, không thể gặp ông. Tôi phải lo để đưá con tôi đi ngoại quốc.”
Chính ra là ông lo chuyến đi của ông.
Đồng thời với chuyện nhậu whisky để nói chuyện lập chiến khu, ông ta chuẩn bị chuồn.
.......

Ngày 27/04/1975

3 giờ 30 sáng. Tôi thức giấc vì những trái hoả tiễn nổ làm rung chuyển thành phố. Một trái nổ quá gần. Tôi không thể ngủ lại được. ….
Trong buổi sáng ngày 27 tháng Tư này, tin tức đưa về càng ngày càng tồi tệ. Sư đoàn 18 giữ Xuân Lộc đã phải rút và bị tan rã. Sư đoàn 5 cũng vậy. Để bảo vệ Saigon, chỉ còn có một sư đoàn, vài đơn vị Dù… và một số lính tự vệ chiến đấu Hố Nai. Quốc hội nhóm từ sáng nay. Thảo luận 10 giờ, nhì nhằng để rồi xác nhận tín nhiệm Tổng Thống Trần Văn Hương, mời ông ta nếu cần, chỉ định một nhân vật để thay thế ông đạt tới “một nhiệm vụ hoà bình trong danh dự và trong phẩm cách và với sự chấp thuận của Quốc Hội”…. Nhân vật ấy chỉ có thể là Dương văn Minh. Danh dự và phẩm cách đáng kể gì khi cộng quân đã ở cửa ngỏ Saigon.

Các tướng trình bày tình hình. Có mặt tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng, Trần Văn Đôn, tổng trưởng quốc phòng, ông tổng trấn Saigon và ông tư lệnh cảnh sát. Tất cả đều nói rằng đã hết cả rồi, rằng những đơn vị cuối cùng đã bị bao vây và chạy tan nát, rằng cần phải thương thuyết với bất cứ giá nào và thật sớm. Nhưng Quốc hội lại không chịu nhận Minh Cồ vì ông ta không phải là người của bọn họ. Trần Văn Đôn lại can thiệp lần nữa. Anh chàng dân Tây ở xứ Bordeaux ấy giữ vai trò phát ngôn cho nước Pháp và bênh vực chính sách của đại sứ Pháp Mérillon. Đôn rất gắn bó với viên đại sứ ấy.
Đôn thắng. Toàn quyền được trao cho tướng Minh. TT Hương chống cây gậy rời ghế. Đã gần như mù, ông vấp phải một bậc thềm.
Minh cùng với Vũ Văn Mẫu trở về nhà để sửa soạn lập chính phủ. Sau cùng, giờ của Minh đã điểm, nhưng đã trễ quá rồi. Trễ cho Việt Nam, trễ cho nước Pháp và nước Pháp đã ngây thơ hy vọng rằng có thể đóng vai trò trung gian qua Minh.
Trước khi đi ngủ, tôi đọc mục điểm báo Việt Nam bằng Pháp ngữ. Có lúc, tôi thấy cần phải dụi mắt. Tờ Tiền Tuyến chạy dài tám cột: “VN Cộng Hoà sẽ không bao giờ đầu hàng cộng sản chừng nào quân đội vẫn còn đó và vẫn còn sự ủng hộ của nhân dân… Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã tuyên bố trong một cuộc mít tinh quy tụ 10,000 người rằng các lực lương của VNCH vẫn còn mạnh và sẽ mang lại hoà bình trong danh dự cho xứ sở.”
Tờ Chính Luận: “Không có chuyện thương thuyết đầu hàng.”

Đêm sẽ còn dài.

Ngày 28/04/1975

Thế là rốt cuộc Minh Vồ cũng lập được chính phủ của ông ta. Thực ra thì cái chính phủ ấy chỉ có hai người: Ông Nguyễn Văn Huyền, một người Công giáo ôn hoà, sẽ là Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu, nghị sĩ theo đạo Phật, sáng lập viên của Mặt Trận Hoà Giải, sẽ là Thủ tướng.
Trễ quá rồi. MTGP vừa từ Paris cho biết (dường như cái Mặt Trận ấy chỉ có ở Paris) sẽ không nói chuyện với chính phủ của tướng Minh.
Sáng nay Saigon sao yên tĩnh lạ!
Nhiều chiến sĩ của một Lữ đoàn Dù đang bố trí trong thành phố, sau các bức tường. Những người lính này không chán nản, không tuyệt vọng. Họ bình thản điều động như lúc thao dượt. Đôi khi họ cười vui vẻ và chuyền cho nhau những chai coca. Nhưng họ không nuôi một ảo tưởng nào về số phận của họ hoặc về kết quả của trận đánh cuối cùng này. Tôi có cảm tưởng họ quyết định đánh đến cùng và quyết định sẽ tự chôn dưới những đống đổ nát của Saigon. Và họ vẫn còn giữ được các cấp chỉ huy của họ. Một trong những cấp chỉ huy ấy là một đại tá, trông dáng mệt mỏi và tuyệt vọng. Tôi đã từng cùng ông ta và vài người bạn ăn Tết năm 1971. Lúc đó ông biết là sắp tham dự cuộc hành quân vượt biên giới Lào để cắt đường mòn Hồ Chí Minh và ngay tối hôm đó, ông ta đã không nuôi ảo tưởng về kết quả trận đánh.
Ông đưa cho tôi một hộp la-de. Tôi hỏi:
« Tình thế ra sao? »
« Chúng tôi sẽ chiến đấu và có lẽ, chúng tôi là những người cuối cùng còn chiến đấu. Nên nói rõ là chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh. Thiệu là đồ bỏ, Hương là bù nhìn, còn Minh là kẻ quá mềm yếu, cứ đứng một chỗ mà phụng phịu, thay vì dùng sức mạnh để lật đổ Thiệu…. Những kẻ sắp tới sẽ không để cho chúng tôi suy nghĩ theo ý riêng….Những con cá bự đã chuồn rồi. Chúng tôi là cá nhỏ nên kẹt trong rọ… »
Tân Sơn Nhất cháy. Biên Hoà thất thủ. Lửa cháy lớn, sánh rực ban đêm.
Cuối cùng vào lúc 22 giờ 51, lệnh di tản bằng trực thăng được ban ra. Ám hiệu là Option 4.
Tại Mỹ bộ trưởng quốc phòng Schlesinger nhân dịp này ca ngợi quân lực Mỹ: « Ở chiến trường, các bạn là những người chiến thắng, các bạn đã rời sa trường trong danh dự. Viêt Nam sụp đổ vì những áp lực nặng từ bên ngoài, nhưng các lực lượng Mỹ đã cho VN một cơ hội phải chăng để sống sót. » Kissinger thì nói: « Chúng tôi hy vọng người Bắc Việt sẽ không tìm một giải pháp tuyệt đối bằng phương tiện quân sự. Họ đã đổi thái độ, và chúng tôi vẫn không hiểu tại sao. »
Cơn hấp hối của Saigon bắt đầu. Sau bao nhiêu, bao nhiêu ngày nữa nó mới chết?

Ngày 29/04/1975

Giới nghiêm trong 24 giờ để người Mỹ di tản số người Mỹ sau chót (chừng một ngàn người) và hàng chục ngàn người VN được người Mỹ hứa hẹn cho đi theo.
Cuộc bàn giao quyền hành ngày hôm qua: lại một màn hát bội vụng về....
Trực thăng không ngừng đáp xuống và cất cánh tại sứ quán Mỹ. Trước cửa sứ quán, người Mỹ và một số người Việt được họ chọn lựa vứt bỏ xe hơi của họ cho những người bất lương xâu xé. Có cả trăm cả ngàn đang xô nhau trước tấm cửa sắt có lính Thuỷ quân Lục chiến canh giữ. Một người đàn bà khóc trong khi nhiều người mổ xẻ chiếc Mercedes của bà. Bà ta cứ nói đi nói lại: “Thế mà tụi nó hứa sẽ cho chúng tôi đi.”...
11 giờ chúng tôi lái xe tới Tân Cảng.
Thời tiết càng lúc càng nóng. Đàn ông, đàn bà, trẻ con mình đầy bùn, chui qua những rào gỗ có mắc kẽm gai… Họ lội bùn để chui vào những kho hàng Mỹ. Các bà già răng đen bắt đầu ngồi xổm, dạm bán những món hàng vừa mới vồ được, bán để lấy những tờ giấy bạc từ nay trở thành vô dụng!...
Một phái đoàn chính phủ do phó TT Nguyễn Văn Huyền hướng dẫn (ông được Minh Cồ ủy thác thương thuyết) đã tới trước hàng rào kẽm gai căn cứ Tân Sơn Nhất. Bọn cộng sản không tiếp. Chúng không muốn bàn cãi nữa: chúng chỉ nhận sự đầu hàng vô điều kiện.
Graham Martin đến thăm xã giao đại sứ Pháp. Lý do chính là để từ biệt. Và để tặng đại sứ Pháp món quà Mỹ: chiếc xe Cadillac lộng lẫy màu đen. Đại sứ Pháp có lẽ chẳng cần đến món quà ấy nữa. Nhưng Martin mãi tới 3 giờ 30 sáng hôm sau mới ra đi, sau khi bất lực chứng kiến tai hoạ: tai hoạ vì chính sách của ông ta, tai hoạ cho VN.
Nguyễn Cao Kỳ, con người chủ trương “đánh tới cùng” cũng ra đi trên chiếc trực thăng riêng của ông ta. Ông ta nguyền rũa Thiệu vì ít ra, khi chuồn, Thiệu cũng còn có thời gian mang theo nhiều hành lý.
Súng bắn ở khắp nơi.
Đêm chót ở Saigon là đêm điên loạn. Chung quanh thành phố những cây xăng bốc cháy, khi đạn nổ tung. Lúc đáp xuống các mái nhà, trực thăng mở đèn chiếu trông như đôi mắt của những quái vật gớm ghiếc đang tìm mồi.
Tù nhân chính trị đã được trả tự do. Tù thường phạm cũng nhân dịp này trốn luôn. Họ chỉ cần cúi xuống thì sẽ lượm được ngay một vài cây súng. Và những phần tử ghê gớm ấy đã tự võ trang cùng mình….
Saigon không hấp hối. Sau khi đã trút hết chất liệu, Sai gon đang rẫy chết trong thối nát, giữa các đám cháy và cướp bóc. Những kẻ may mắn đã chuồn nhờ các trực thăng của Mỹ. Những người khác thì lo trốn. Có những người thiểu não từ Tân Sơn Nhất trở về. Đó là nơi lại bị hoả tiễn rót vào….
Và chúng tôi, những nhân chứng bị bó tay, phẫn uất. Chúng tôi là những người đã từng yêu dấu thành phố này mà chẳng làm được gì để giúp nó. Saigon bắt đầu sám hối vì những sự mất trật tự, vì sự ưa kiếm chác, vì những quán rượu, những ổ điếm, vì những sòng bạc, vì những đêm điên loạn, vì những cơn mê. Và cũng vì những lúc say mê của trìu mến và của nhiệt tình. Và cái tinh thần độc lập đã từng đôi khi biến cái thành phố này thành một nữ chúa của tự do.
Vì Saigon đã bị kết án tử hình.
Chúng tôi vừa được biết tin ấy. Đài phát thanh của MTGP nghe được ở Tân Gia Ba tuyên bố rằng tên của Saigon từ nay là Hồ Chí Minh. Tên của một người chết. Cái tên ấy không thích hợp với thành phố này.
Tôi trở về phòng. Đại bác 130 ly đã im tiếng. Và hoả tiễn không nổ nữa. Nhưng còn em nhỏ kia đang làm gì? Em đang tắm trong vũng nước lầy ở lề đường, em nhập bọn với những trẻ em trần truồng khác, giỡn chơi dọc theo những bức tường của khách sạn, giống như những con mèo hoang.

Ngày 30/04/1975

Graham Martin và những cộng sự viên cuối cùng đã dùng trực thăng tới mẫu hạm Blue Ridge đang ở ngoài khơi, cách Vũng Tầu 30 cây số.
Mệt mỏi và sầu thảm, ông ta từ chối mọi lời tuyên bố và chui vào phòng riêng. Ông ta còn không mang theo nổi được lá cờ Mỹ như đại sứ Mỹ tại Nam Vang đã làm. Martin bỏ lại cả tấm hình chụp của gia đình Nixon có chữ ký của Nixon tặng.
TT Ford: “Cuộc di tản đã chấm dứt… Cuộc hành quân này đã khép kín một chương trong lịch sử Mỹ.” Henry Kissinger thì cho rằng đây là “một thành công”: di tản được 950 người Mỹ và đưa đi 5,800 người Việt.
Lúc này là 10 giờ 15 sáng. Tướng Minh đọc lời kêu gọi đầu hàng vô điều kiện trên đài Saigon….
11 giờ 30, Long, một đại tá cảnh sát tự bắn vỡ sọ trước bức tượng Thuỷ Quân Lục Chiến đối diện trụ sở Hạ viện. Ông nằm sóng sượt, chiếc nón kết có hoa lá bạc đặt trên ngực. Máu và óc chảy từ bên tai trái ra. Ông vẫn còn thở. Lúc ấy có tiếng sè sè của máy quay phim và máy chụp hình. Một lát sau, ông tắt thở tại bệnh viện Grall.
12 giờ 5 phút, một xe jeep chạy tới đường Catinat, trên xe cắm lá cờ VC lớn, trong khi nhiều xe tăng tới chiếm Dinh Độc Lập. Cờ VC được trưng lên trước tiền đình. Một chiếc T-54 húc tung cánh cửa sắt vì người ta chậm mở cửa, rồi bắn một phát đại bác và vài tràng súng đại liên để thị oai. 14 xe tăng khác theo sau, pháo tháp mở , cành cây cắm đầy xe. Binh lính đội mũ lợp lá theo kiểu mũ thuộc địa, quân phục xanh và đi dép HCM chế tạo bằng võ xe hơi, võ trang bằng tiểu liên AK-47 của Trung quốc, nhẩy ra khỏi xe tăng, chạy vào Dinh.
Trên bao lơn, cờ của chính phủ cách mạng lâm thời được kéo lên. Saigon bị chiếm và không cháy. Chỉ thiếu chút nữa thôi.
Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu và tướng Minh là những diễn viên và cũng là những nhân chứng của những giờ chót của Saigon. Họ kể cho tôi nghe những giờ chót ấy.
Và số phận của Saigon đã được định đoạt trong vài phút của ngày 30 tháng Tư, trong khoảng từ 10 giờ 30 đến 11 giờ sáng….
Không còn chút hy vọng nào để thương thuyết nữa. Hỗn loạn ngự trị ở đường phố và những đơn vị đầu tiên của cộng sản đã vào Saigon. Nhưng ở khắp nơi đều có những ổ kháng chiến, những đơn vị ưu tú bám lấy lãnh thổ.
Gần Lăng Cha Cả, các chiến sĩ Dù đã đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ rưỡi, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ cuộc gặp gỡ đau thương với tướng hoa lan Dương Văn Minh trở về thuyết phục họ từ bỏ cuộc chiến. Họ đã dùng bazooka làm nổ tung 5 xe tăng Nga T-54 nặng 54 tấn. Một chiếc nổ tung cùng với đạn dược trong xe….

Ngày 1/5/1975

Cô gái ngồi ngoan ngoản gần một toà nhà của bệnh viện Grall. Kế bên cô là một chiếc vali còn mới bằng plastic và một chiếc giỏ mây mà ta thấy người Thượng quen dùng. Cô ta mặc áo dài màu đen kiểu của người Thượng nhưng tóc của cô màu hung và nước da trắng: một cô gái Thượng lai Pháp.
Cô ta bao nhiêu tuổi? 18? 20? Làn sóng tị nạn ghê gớm đã cuốn cô ta đi, nhưng cô ta vẫn còn giữ mình nguyên vẹn tới được nhà thương dùng làm nơi tạm trú này, nhà thương có treo một lá cờ Pháp.
Tôi phải đến gần mới nhìn thấy được những giọt nước mắt trên má cô ta. Trong khi đám người tị nạn bên cô ồn ào như đàn ong vỡ tổ quanh những gói đồ ngổn ngang, cô gái im lặng. Những đứa trẻ ngủ gục giữa những người tị nạn. Người ta vừa cho họ biết rằng họ phải trở về nhà. Saigon không bốc cháy. Saigon chỉ đổi chủ thôi…. Cô gái ấy là kết quả của một mối tình giữa một người Pháp và một thiếu nữ người Rhadé. Người cha đã trở về Pháp. Cô làm viêc tại một phòng thí nghiệm của một y viện Mỹ vùng cao nguyên. Người ta đã di tản cô ta cùng với số nhân viên của nhà thương và hứa sẽ đưa cô đi Mỹ. Từ Mỹ, cô sẽ tìm được cách tới Pháp và sẽ tìm được Chalons-sur-Marne là nơi ở của người cha. Nhưng người Mỹ đã ra đi một cách hỗn loạn. Họ đã bỏ rơi cô ta. Cô đã chạy tới bệnh viện Grall vì cô nghe nói đó là nơi trú ẩn của những người có quốc tịch Pháp. Cô gái tưởng mình là người Pháp.
Có hai xác chết nằm bên nhau trong nhà thương Grall. Đó là hai viên tướng nam VN, tự tử bằng thuốc Nivaquine: tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh vùng cao nguyên, và tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh vùng 4 và quân khu 4….
Tôi vẫn không tin là Saigon vừa mới rơi vào tay những người cộng sản. Đó chỉ là một cơn ác mộng. Ngày mai tôi sẽ tỉnh dậy và nó chẳng có gì xảy ra hết.
6 giờ sáng tôi giật mình thức giấc vì những tiếng hú trong loa phóng thanh truyền đi một thứ nhạc quân hành, xen kẻ là những khẩu hiệu…
Mọi tờ báo đều bị đóng cửa, kể cả tờ Courrier D’Extrême-Orient của người Pháp. Chỉ có một tờ Saigon Giải Phóng in chữ đỏ và hình HCM chiếm hết nửa trang nhất.
Tôi tới nhà MinhCồ. Ông ta chưa được về nhà. Người tài xế của ông cho biết đã nhận được tin của bà Minh, nói rằng ông ta được đối xử tử tế và chắc sẽ được về sớm.

Ngày 3/5/1975

Chúng tôi tới Hố Nai, chiến luỹ của người Công giáo chống Cộng di cư. Một gác chuông nhà thờ chịu hư hại nặng vì đạn đại bác. Vậy là đã có giao tranh ở đây. Tôi ngừng xe và xin gặp Cha sở. Một người đàn bà chừng 40 tuổi đề nghị hướng dẫn chúng tôi tới gặp Cha sở. Tôi hỏi bà ta: “Thưa bà, tình hình ra sao?”
Bà ta cúi đầu: “Con trai tôi và 17 người bạn của nó vừa bị xử bắn. Tôi mới đi chôn chúng nó xong.”
“Câu chuyện xảy ra như thế nào?”
“Chúng nó là tự vệ và chúng nó đánh đến cùng. Chúng nó đứng cả trên gác chuông bắn xuống. Thế là rồi chúng nó bị bắn chết hết.”
Cha sở ngồi yên lặng trên chiếc ghế gỗ, hai tay để trong chiếc áo dòng. Phòng rất rộng, chắc được dùng làm nơi hội họp hàng ngày. Cha sở chừng 60 tuổi. Cha từ Phát Diệm di cư cùng các con chiên. Khi tôi hỏi Cha thì Cha bảo người thông ngôn rằng Cha không biết tiếng Pháp. Ở một góc phòng có một người cầm súng ngồi. Chắc hắn không phải là lính chính quy vì hắn mặc bọ đồ bà ba đen.
“Thưa Cha mọi sự tốt đẹp chứ?”
“Phải.”
Tôi nhấn mạnh: “Thưa Cha, mọi việc bình thường?”
“Phải.”
“Có thể phỏng vấn Cha trước máy thu hình?”
“Không, không được.”
Không hiểu vì sao lúc ấy tên lính gác lại ra ngoài xem có chuyện gì không. Lúc ấy thì Cha sở nói với tôi bằng thứ tiếng Pháp rất giỏi.
“Tình thế của chúng tôi rất ngặt nghèo. Tai hoạ đã giáng xuống đầu chúng tôi. Xin hãy nói với các bạn người Pháp của chúng tôi để họ cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cần có những lời cầu nguyện ấy. Xin vĩnh biệt.”

Ngày 15/5/1975

Có diễn binh kỷ niệm sinh nhật HCM. Dự trù có ba ngày liên hoan mừng chiến thắng. Biểu diễn các khí giới tối tân của Nga. Lần này có thêm vài đơn vị mặc đồ đen của bưng biền. Một phần trong số đó là người Nam, nhưng tỷ lệ này không bao giờ quá 30 phần trăm. Rốt cuộc tôi tìm thấy cái huyền thoại MTGP trên khán đài danh dự. Bác Thọ, bác Phát và bà Bình “thân mến” những nhân vật quan trọng tại Paris, nhưng ở đây họ đã tụt xuống hàng thứ 11….. Rồi tới vụ đàn áp các ký giả ngoại quốc ở nhà hàng Continental. Vô tuyến viễn ấn và những liên lạc với nước ngoài đều bị cắt đứt. Những hộp phim và những cuộn phim nằm chờ và chất đống ở đó, vô dụng… sau khi đã cấm chúng tôi đi ra ngoài Saigon, kể từ sáng nay, người ta lại cấm chúng tôi cả chụp hình nữa. Hai chuyên viên thu hình của Nhật bị còng tay giải đi vì họ quay phim cảnh đường Catinat. Các ký giả của các nước “anh em” như Nga, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Ba Lan và đặc phái viên của AFP từ Hà Nội được gửi tới để chứng kiến vụ diễn hành chiến thắng….

Ngày 29/5/1975
Vĩnh biệt Saigon.

Tôi tới Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đã yêu dấu Saigon và đã ghét thành phố ấy hai mươi lăm năm. Đó là một cô gái làng chơi tồi tệ, tham lam, ưa khoái cảm, ưa đồ gia vị và ưa những hương thơm ngát, nghe theo người này ngã theo người kia, nhưng không bán mình cho ai. Một thành phố tự do, và bây giờ không còn được tự do nữa.
Màn đêm đã buông xuống thành phố ấy, và buông xuống quãng đời 25 năm lính, ký giả và nhà văn của tôi.
Tôi đã bay trên thành phố ấy lần chót, trong chuyến bay Aeroflot của cộng sản để tới Vạn Tượng….

Saigon ơi vĩnh biệt!





Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #77 - 20. Apr 2010 , 21:14
 
QUỐC HỘI California OK NGHỊ QUYẾT SCR 29 : Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng 4 Đen


SACRAMENTO, California - Vào trưa ngày 19 Tháng Tư năm 2010, Thượng Viện và Hạ Viện tiểu bang California đã chính thức thông qua Nghị Quyết SCR 29, do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đệ trình, để quy định ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010, tại tiểu bang California là “Black April Memorial Week”, tức là tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen.

Theo Thượng Nghị Sĩ Lou Correa “Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen” là một thời gian đặc biệt dành riêng cho cư dân khắp tiểu bang California để tưởng nhớ và ghi nhận những hy sinh và mất mát trong chiến tranh Việt Nam, và sự hy vọng của tiểu bang California cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho người dân Việt Nam.

Đặc biệt, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã vận động và mời 13 đồng viện Thượng Viện và Hạ Viện, thuộc cả hai Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, đồng tác giả Nghị Quyết SCR 29. Năm Thượng Nghị Sĩ đồng tác giả gồm có bà Elaine Alquist, bà Denise Ducheny, ông Tom Harman, ông Abel Maldonado, và bà Mimi Walters. Các Dân Biểu đồng tác giả gồm có ông Joe Coto, ông Chuck DeVore, bà Diane Harkey, ông Dave Jones, ông Jeff Miller, ông Jim Silva, ông Solorio, và ông Van Tran.

Theo Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện và phục vụ cho cộng đồng Việt Nam trong hơn mười năm qua: "Hàng trăm ngàn người chiến sĩ Việt và Mỹ cũng như đồng bào Việt Nam đã hy sinh hoặc bị thương trong chiến tranh Việt Nam. Ngày hôm nay, nhiều người Việt Nam sống rải rác trên toàn thế giới nhưng vẫn tiếp tục quyết tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Chúng ta, những cư dân của tiểu bang California đang sống trong tự do, nên dành thời gian mỗi năm vào ngày 30 tháng 4 để tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam".

Đây là lần thứ ba Nghị Quyết Tưởng Niệm Tháng Tư Đen được đệ trình tại Thượng Viện Quốc Hội Tiểu Bang và là lần thứ tư tại cấp tiểu bang California. Năm 2004, cũng là ông Lou Correa lúc là dân biểu tiểu bang đã là tác giả Nghị Quyết ACR 220 và năm 2008 và 2009 cũng chính ông đã là tác giả Nghị Quyết SCR 110 và SCR 29 để tưởng niệm 30 Tháng Tư và góp phần ủng hộ các nổ lực sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng Việt Nam.

Thượng Nghị Sĩ Lou Correa nói: “Đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chúng tôi có trách nhiệm ủng hộ công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt là giúp cho giới trẻ Việt Nam cùng người Mỹ hiểu biết hơn về biến cố 30 Tháng Tư”.

Ngoài sự quy định “Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen,” Nghị Quyết SCR 29 cũng kêu gọi cư dân tiểu bang California quyết tâm ủng hộ nguyên tắc nhân quyền, tự do cá nhân, và sự bảo vệ dưới luật pháp của một thế giới công bằng và dân chủ. Một điều quan trọng đối với Thượng Nghị Sĩ Lou Correa được ghi rõ trong Nghị Quyết SCR 29 là chúng ta phải dạy cho con em chúng ta và các thế hệ tương lai những bài học quan trọng về lý tưởng tự do và dân chủ từ Chiến Tranh Việt Nam cũng như sự ra đi của người Việt Nam tỵ nạn.

Sau đây là nguyên văn của Nghị Quyết SCR 29:


XÉT RẰNG, Ngày 30 Tháng Tư, 2010 đánh dấu 35 năm sau khi Sài Gòn thất thủ dưới chế độ Cộng Sản vào ngày 30 Tháng Tư, 1975; và

XÉT RẰNG, đối với những chiến sĩ Việt-Mỹ đã trải qua chiến tranh Việt Nam và những người Mỹ gốc Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam đã đem đến nhiều sự đau thương, hy sinh và thiệt mạng cho người Mỹ, Việt Nam và Đông Nam Á; và

XÉT RẰNG, 58,169 người đã thiệt mạng và 304,000 người bị thương trầm trọng trong 2.59 triệu chiến sĩ đã tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Một trong mười chiến sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã bị thương trong cuộc chiến; và

XÉT RẰNG, sau ngày Sài Gòn thất thủ, hơn 135,000 người Việt Nam đã rời bỏ quê hương đến Hoa Kỳ, trong đó có những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và nhiều người Việt Nam từng làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ trong thời chiến tranh và gia đình của họ; và

XÉT RẰNG, hàng ngàn người đã vượt biên vào thập niên 1970 cho đến giữa thập niên 1980 để đến một xứ tự do. Những người vượt biên thành công đều đến những trại tị nạn tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Hồng Kông, nhưng hơn một nửa những người rời bỏ Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do; và

XÉT RẰNG, theo thông báo của cơ quan Thống Kê Hoa Kỳ (United States Census), năm 2000, có hơn 447,032 người Việt Nam sống tại tiểu bang California, với đa số cư ngụ tại Orange County; và

XÉT RẰNG, chúng ta phải tiếp tục giáo dục cho con em chúng ta và những thế hệ tương lai về chiến tranh Việt Nam, nhất là về hoàn cảnh đau thương của người Việt tị nạn sau khi cuộc chiến chấm dứt để con em chúng ta hiểu biết thêm về giá trị của tự do và dân chủ; và

XÉT RẰNG, cộng đồng Mỹ gốc Việt toàn tiểu bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2010, tức Tháng Tư Đen, như một ngày tưởng nhớ và ghi nhận sự hy sinh và mất mát của hàng triệu người bị chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng; và

XÉT RẰNG, để tưởng nhớ và ghi nhận sự hy sinh và mất mát trong chiến tranh Việt Nam, Nghị Quyết này quy định ngày từ ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010 là Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen tại tiểu bang California, để chúng ta tưởng niệm những hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cũng như nêu ra hy vọng của tiểu bang Calfornia cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho người dân Việt Nam; và

XÉT RẰNG, chúng ta, cư dân của tiểu bang California, nên đích thân cống hiến đời mình cho lý tưởng nhân quyền, tự do và công bằng dưới luật pháp của một thế giới tự do và dân chủ. Cư dân California nên dành thời gian mỗi năm vào ngày 30 Tháng Tư để tưởng nhớ các chiến sĩ, bác sĩ và nhân viên quân y và đồng bào đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam vì tranh đấu cho lý tưởng tự do; và

XÉT RẰNG, các cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp tiểu bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2010 là ngày Tháng Tư Đen, một ngày tưởng nhớ; vì thế, nay

QUYẾT NGHỊ Thượng Viện của tiểu bang California, và sự tán thành của Hạ Viện, trong việc công nhận sự kiện kinh khủng gây ra sự đau buồn và hy sinh tính mạng to lớn trong chiến tranh Việt Nam, ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư, 2010 sẽ là Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, một thời gian đặc biệt dành riêng cho cư dân tại California để tưởng nhớ đến bao người đã hy sinh tính mạng trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng cho một đời sống nhân bản và công bằng hơn cho dân Việt Nam; và hơn nữa,

QUYẾT NGHỊ rằng, Chánh Văn Phòng của Thượng Viện chuyển bản sao của nghị quyết này đến người tác giả để được phổ biến.

@nguồn vietbao

http://www.vietbao. com/?ppid= 45&pid=116&nid=158199
Reply With Quote
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Quốc Hận
Reply #78 - 21. Apr 2010 , 11:13
 
Cờ Vàng, Khát Vọng Dân Chủ

TRẦN KHẢI . Việt Báo Thứ Tư, 4/21/2010, 12:00:00 AM


Cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đã treo trên nhiều khu nhà, khu phố tại các cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Năm nay cũng tròn 35 năm ngày Miền Nam thất thủ.

Cũng như mọi năm, nhiều công viên mobile home trên đường Bolsa lại được chủ phố cho treo cờ từng nhà.  Ông chủ phố nơi tôi ở là người Đài Loan, mà người đại diện quản lý là người Palestine; nghĩa là, cũng xuất xứ từ cả hai nơi mà không khí chiến tranh lúc nào cũng bao phủ và đe dọa.

Buổi sáng, ra đứng nhìn các lá cờ nằm một chuỗi dài trên các nhà trong công viên lại thấy không khí bùì ngùi hơn mọi năm. Không phải đơn giản vì đây là biểu tượng của một chính thể đã trôi qua.  Chắc chắn là hoàn toàn không  ai có thể níu lại thời gian; khi tóc đã trắng, thì màu đen sẽ biến mất, không tìm lại được. Không ai trên thế giới này tin là Liên Hiệp Quốc có thể áp lực chính phủ Hà Nội lùi lại bên kia bờ Bến Hải. Chuyện đó không thể xảy ra. Nhưng bùi ngùi khi nghĩ rằng quá nhiều đau thương cho dân tộc, và đất nước. Và màu cờ vàng bây giờ thực ra không phảỉ là một quá khứ, mà đã và đang là một ước mơ tự do dân chủ cho cả nước.

Như thế là 35 năm trôi qua. Nghĩa là ba thế hệ trôi qua, nếu nhìn mỗi thế hệ là mười năm (tính cho chẵn), hay nhìn mỗi thế hệ là mười hai năm (tính theo học trình hết trung học). Mỗi thế hệ tất nhiên có suy nghĩ, cảm xúc, thói quen, và ước mơ khác nhau. Đã có ba thế hệ biến mất, và ba thế hệ mới khai sinh ra. Nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều nan đề chưa biến đổi. 

Trong khi cờ vàng đã hóa thân từ một chính thể VNCH để trở thành ước mơ tự do dân chủ cho VN, thì cờ đỏ trong nước vẫn “kiên trung xã hộị chủ nghĩa.”  Nhiều năm sau khi tượng đàì thuyền nhân tại Indonesia và tại Mã Lai bị chính phủ Hà Nội áp lực chính phủ Jakarta và Kuala Lumpur đập phá,  báo nhà nước mới nói về “hòa hợp hòa giải” với các ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hòa.

Trong khi những đau thương chia cắt hiện nay chưa lành, chính phủ Hà Nội lại bàn chuyện hòa hợp hòa giải cho những người đã chết 700 năm trước, để làm lễ cầu siêu hóa giải oan cừu giữa hai họ Lý và Trần.

Mọi chuyện thực ra không khó, nếu chính phủ Hà Nội thực tâm – thay vì cầu siêu cho người chết 700 năm trước, mà hãy cầu an cho toàn dân ngày hôm nay.

Đó là lời mời gọi hãy đối thoạị với chính những người trong nước trước, với những người tuy không liên hệ gi với cờ vàng nhưng đã và đang bày tỏ các ý kiến dân chủ hóa đất nước. Những trấn áp, ngăn chận, hay bắt cóc, hù dọa đối với trí thức quốc nội, như với Nguyễn Huệ Chi, với Nguyễn Thanh Giang, với Phan Thanh Hải, với Tạ Phong Tần, và nhiều người khác.

Nhưng chính phủ Hà Nội đã không chịu nhìn về một tương lai thay đổi để tìm thế hợp nhất lòng dân, mà vẫn hầm hừ về  một quá khứ.

Trong tháng 4 này, trên các mạng diễn đàn Việt Ngữ, người ta thấy lại một lá thư năm 2004 của ông Đạị Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến phản đối về việc vinh danh lá cờ VNCH và dự án Tượng Đài Chiến Sĩ Tự Do tại tiểu bang Washington. Hẳn nhiên, ông Chiến hy vọng là áp lực được, kiểu như đã áp lực Indonesia và Mã Lai. Các thư phúc đáp lưu hành tất nhiên là bằng tiếng Anh, được ghi là dịch bởi Giaó Sư Nguyễn Châu. Trong đó có thư của một công dân Mỹ trả lời ông Nguyễn Tâm Chiến.

Tình hình mô tả như sau: “Nhân vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang là Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện Tiểu Bang. Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ Đại sứ Cộng sản Việt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.”(hết trích)

Thư phản đối của Nguyễn Tâm Chiến, Đại Sứ Cộng sản Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ Pam Roach, tiểu bang Washington , trích như sau:


“Ngày 10-2-2004

Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:

Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.

Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington.

Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ.Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốc Việt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.

Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam ...”
(hết trích)


Và sau đây là trích thư phúc đáp từ tiểu bang Washington:


“Ngày 23-2-2004

Thưa Ông Đại Sứ,

Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày 10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.

Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam.

Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào...

Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc.

Thế cũng được.. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.

Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu bang Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.

Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu.

Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.

Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ.. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.

Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.

Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông.

Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.

Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh.. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? - 50,000? - 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi.

Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp.

Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới. Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông...(...)

... Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.

Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.

Terrell A.. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU ( San Jose )”
(hết trích)


Khi lá cờ vàng đã trở thành biểu tượng của dân chủ và tự do, chắc chắn chính phủ Hà Nội không thể ngăn cản được ước mơ này, vì đây là hướng đi tất yếu của nhân loại. Không đối thoại với ước mơ tự do dân chủ của người dân, chế độ sẽ tới lúc phải sụp đổ.

Điều mà CSVN đang cố gắng mô tả về lá cờ vàng là gắn liền lá cờ này với cuộc chiến Nam-Bắc, nhưng chuyện này đã qua rồi. Ba thế hệ trôi qua rồi, đã biến lá cờ trở thành  biểu tượng cho một ước mơ dân chủ tự do. Trong lá cờ vàng này, không có hình ảnh của chiến tranh nữa, mà thực sự phải là lá cờ của hòa bình, của tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân VN, không phân biệt Nam-Bắc.

Làm sao CSVN có thể  tránh cuộc đối thoại với ước mơ của các thế hệ hiện nay và tương lai như thế?

TRẦN KHẢI
Back to top
« Last Edit: 21. Apr 2010 , 11:18 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #79 - 22. Apr 2010 , 09:44
 

Xin mời cả nhà đọc bài Thày Nguyễn Ngọc Đường gửi nhân ngày quốc hận 30/4.


Những ngày... đen tối


          Nói về sự đau khổ của Tù Cải Tạo trong chiến tranh VN thì nhiều tác giả đã viết rồi, rất phong phú, sâu sắc và thật bi thảm. Giả sử có viết thêm nữa cũng chỉ thừa, vì thú thực, cáì mục kể khổ này tôi diễn tả không đạt lắm và nhất là... biết rồi, khổ lắm... Còn bàn về chính trị nơi quê hương yêu dấu của ta thì nát như tương do quá nhiều phe phái,"sư nói sư phải, vãi nói vãi hay". Những dữ kiện mọi người đưa ra thường nhiều cảm tính, chủ quan, rất khó kiểm chứng và không đủ thuyết phục. Chỉ có mục chửi bới, hạ nhục nhau thì đúng là trăm hoa đua nở, nhà nhà cùng chửi, ồn ào như một cái chợ!. Quốc gia, Cộng sản chửi nhau chán rồi, xoay qua chửi Mỹ cho tiện việc sổ sách vì người Mỹ đâu có giỏi tiếng Việt để đáp lễ! Cũng xin nhắc nhở quí bạn: Trên cõi đời này, hiếm có nước nào lại dại dột hi sinh quyền lợi của mình để đi bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền...cho một người, hay một nhóm người nào đó vì quân tử Tàu chính hiệu hình như đã chết từ lâu rồi ! Thẳng hoặc nếu còn sót lại một tí thì cũng chỉ để an ủi, giúp nhau trong những điều kiện hạn chế cho vui rồi thì đường ai nấy đi cho khoẻ. Để tránh vướng vào những lí do vớ vẩn này, bài tôi viết sẽ không có phê bình, chỉ trích hay tố khổ gì cả, mục đích chỉ để mua vui, kể lại trung thực một số kinh nghiệm, vài kỷ niệm riêng tư cả vui lẫn buồn, mà tôi đã trải qua trong thời gian đi Tù Cải Tạo. Chắc có bạn thắc mắc: Thế nghĩa là tôi ba phải hả? Lập trường dấu ở đâu? Tôi xin phép được hỏi lại quí bạn. Tôi sinh ra ở tận Thái Nguyên, một tỉnh giáp Trung quốc, khùng hay sao mà lại di chuyển đến 40,000 km qua Mỹ để khơi khơi trở thành vô sản chân chính và trốn sang đây để xơi hamburger hả? Hơn nữa " Đâu có nơi nào đẹp bằng quê hương của ta " chính ông Carnot năm xưa đã phán như vậy cưa mà!    

          Hôm đó là ngày 29 tháng 4/75, cả thành phố Sài gòn đều chìm trong cảnh hỗn loạn, hoang mang, mạnh ai nấy chạy. Mọi người hốt hoảng tìm đường trốn thật xa nơi Thủ đô đầy bất trắc hiểm nguy. Người thì kiếm xe đò về quê nếu gốc gác là dân địa phương, người có phương tiện thì tìm cách di tản ra nước ngoài bằng máy bay, riêng dân Bắc kỳ di cư, một số như gia đình tôi thì đành chịu trận chờ bộ đội miền Bắc vào để định đoạt số phận. Ngoài đường phố, súng ống,quân phục đây đó vứt ngổn ngang trông thật thê thảm. Thỉnh thoảng nghe vài ba tiếng súng tức tưởi của một số quân nhân thay vì bắn quân thù lại bắn ngay vào đầu mình để kết liễu cuộc đời của người chiến binh oai hùng năm xưa vì thượng cấp đã cao chạy xa bay, bỏ lại những người con thân yêu như rắn mất đầu. Tuy nhiên, để thử thời vận, gia đình tôi, năm người, cũng khăn gói kéo nhau ra bến Bạch Đằng thăm thú tình hình, nhưng đến nơi, thấy cảnh tượng người người chen lấn đẩy nhau xuống sông để dành chỗ lên tàu làm tôi ngao ngán, lại dắt díu nhau trở về mặc cho số phận đưa đẩy. Tôi lái xe vào sân tennis bộ Tổng tham mưu để thăm dò xem có nhờ vả được Tướng Tá nào không thì chỉ gặp duy nhất ông Đại Tá Truyền tin, bạn tennis, đang ngơ ngác như con nai vàng. Tôi hỏi: Đại tá chưa đi à, sao còn vớ vẩn ở đây làm gì, hay là chờ đón VC ?  ĐT cười rất dễ thương: Ông Giáo ơi, tôi đành phải sống với VC thôi chứ Mỹ quốc thì tôi chán lắm rồi. Tôi đã học mấy năm ở bên đó và quả thật không cảm thấy thoải mái. Tiếc rằng lúc đó chúng tôi lại không mang theo vợt tennis, nếu có chúng tôi sẽ chơi với nhau một trận cuối cùng trên sân bộ Tổng Tham Mưu của VNCH trước khi nó rơi vào tay VC, và sẽ là trận đánh lịch sử rất đáng ghi nhớ ! Một thời gian sau, ĐT và tôi đã khăn gói quả mướp cùng đi Tù Cải tạo, riêng tôi được về sớm, chỉ có 3 năm, còn ĐT vì cấp bậc cao nên bị đưa ra ngoài Bắc, lao động khổ sai mút chỉ cà tha, không biết có vác được cái thân già về với gia đình hay không vì từ bữa chia tay tôi đã không có duyên được gặp lại người bạn già thân mến này nữa.

      Hồi tưởng lại cái ngày đen tối năm xưa tôi chợt suy nghĩ. Tại sao tôi dại thế? Sao không lái xe phom phom đưa gia đình về quê vợ ở Sóc Trang rồi từ từ tìm đường vượt biên? Lúc đó tôi còn giữ được cái xe hơi và vưỡn đủ tiền để mua xăng cưa mà. Nghĩ cho rốt ráo thì ra tôi vừa tiếc của lại vừa nhát. Cái nhà ba tầng cao nghều nghệu, một lũ máy giặt, máy xấy, tủ lạnh... rồi lại còn cái đàn piano đồ sộ, tất cả đều do công lao của bà xã, bỏ đi là mất hết, thật đứt ruột. Người ta khôn thì bỏ của chạy lấy người, còn tôi khôn hơn hay là...dại thì lại liều cái mạng cùi để giữ của.! Tôi nghĩ vớ vẩn: Thế chạy về quê rồi, liệu có bị địa phương nó túm không? vì hồ sơ lính tráng của mình còn nguyên con trong bộ Tổng tham mưu, có thiêu huỷ kịp đâu, tan hàng lẹ quá mà! Sau này mới biết lũ cán ngố mù tịt chẳng biết khai thác cái hệ thống điện toán IBM gì cả. Chứng cớ là quân nhân công chức đạp xích lô, buôn bán ngờ ngờ ở thành phố mà có aì bị bắt đâu, rồi từ từ họ cũng vượt biên được hết, chỉ trừ những người bị kẻ xấu chỉ điểm là dính mà thôi..

     Trảng lớn- Trại Tù đầu tiên-

Sau vài tháng hồi hộp chờ đợi, thì đây, ngày oan nghiệt đã lù lù dẫn xác tới. Theo lệnh của Uỷ ban Quân quản Sài gòn, các sĩ quan cấp Uý phải mang theo lương thực 10 ngày, trình diện ở một số địa diểm nhất định để chuẩn bị đi học tập. Tôi chọn chỗ gần nhà, hình như là trường Nguyễn bá Tòng? trong Chợ lớn và thật bất ngờ tôi gặp lại Thầy B cũng có mặt nơi đây. Thầy B được cán bộ chỉ định làm toán trưởng và từ nay chúng tôi nhận lệnh của cấp trên qua trung gian của Thầy B. Toán tôi khoảng 30 người được dồn vào sinh hoạt trong một lớp học với các đồ nghề lỉnh kỉnh như ba lô,túi xách, ca,lon,thuốc...
      Chiều hôm đó mọi người được thưỏng thức một bữa tiệc do nhà hàng Đồng khánh phục vụ và dĩ nhiên phải...trả tiền. Thế rồi, khoảng 11,12 giờ đêm, một đoàn xe Molotova bít bùng kín mít, lừng lững tiến vào rồi lại âm thầm chạy ra trong đêm khuya buồn thảm, mang theo một đoàn quân chiến bại mà lúc đó vì còn quá sớm nên lý do thua trận vẫn còn mù mờ chưa được sáng tỏ.
      Mỗi xe được nhồi nhét vài chục mống, không đủ không khí để thở và không ai nhúc nhích cục cựa gì được cả. Trong khi di chuyển lúc nào tôi cũng bị ọc,oẹ liên tục, mệt rã rời không có thì giờ để mà buồn và xe chở đi đâu tôi cũng mặc xác vì đã nôn ra tới mật xanh mật vàng rồi, chỉ khổ cho mấy bạn ngồi cạnh, quần áo hôi hám kinh khủng. Nhưng rồi thì cũng đến được thiên đường Trảng Lớn.
      Đầu óc của tôi bây giờ thật quá tệ, tôi không còn nhớ TL hồi xưa là căn cứ của công binh hay pháo binh nhưng lúc chúng tôi đến chỉ  thấy một cảnh tượng hoang tàn đổ nát hiện ra và đây đó còn lại rải rác vài căn nhà nhỏ mái tôn xiêu vẹo. Mọi người tranh nhau đi kiếm bất cứ cái gì có thể ngả lưng được vì di chuyển suốt đêm, tất cả đều đã hết hơi. Sáng hôm sau tìm được nước để đánh răng cũng thật vất vả, có lẽ hồi xưa quân đội xài nước do xe nhà binh mang tới nên giếng nước cũng không có. 
      Những ngày sau đó đám tù khốn khổ bắt đầu phải theo một thời khoá biểu lao động khắc nghiệt và ăn thì lúc nào cũng đói. Buổi sáng, cuốc đất trồng rau, trưa về xơi cơm, chiều tiếp tục lao động và tối thì họp tổ, kiểm thảo, phê bình, tự phê bình rồi ca hát cho đời thêm tươi... Riêng cáì món gạo thì ác liệt lắm và VC thật thâm độc. Ngày xưa họ trốn ở trong rừng, phải xơi gạo chôn ở dưới đất, lâu ngày sâu bọ sinh sản nhung nhúc bò lổm ngổm trông thật vui mắt. Giờ đây họ là kẻ thắng trận bèn cho kẻ bại trận thưởng thức cái món gạo sâu đó cho có đi có lại, còn họ thì xơi gạo trắng hạt dài hạt ngắn thơm phức cho bõ những ngày cơ cực.

Một cuộc đấu lý  

Một nhóm vài anh em thân cận nằm cùng giường thường hay bàn luận về thời sự để giải trí. Cái đinh của buổi nói chuyện hôm nay là : đúng 10 ngày họ có cho chúng ta về như đã hứa không? Tôi đứng về phe Tù, lý luận : họ sẽ cho về đúng hẹn vì mình đã nằm trong tay họ đâu có trốn đi đâu được. Hồ sơ,lý lịch còn y nguyên trong bộ Tổng tham mưu. Hơn nữa các địa phương cũng thiếu gì dân nằm vùng, chạy đâu cho thoát. Và một điều quan trọng nữa là việc gì họ phải lừa mình, sẽ bị mất uy tín trên thế giới. Chao ơi, lý luận mới nghe tưởng chắc như bắp nhưng thật sự toàn là tào lao vớ vẩn và không có cơ sở.
     Một bạn, giầu kinh nghiệm về cộng sản có ý kiến: Tôi là VC sẽ giam các bạn thật lâu, để khi trở về sẽ thân tàn ma dại, mất hẳn ý chí phấn đấu và chỉ còn chờ để lên bàn thờ mà thôi. Ai tin được các bạn? mấy trăm ngàn người, súng ống bạn dấu ở đâu làm sao chúng tôi biết đưọc. Hơn nữa dân miền Nam đâu có cảm tình với dân Bắc kỳ, thả các bạn ra họ sẽ che dấu, đùm bọc các bạn để quật lại chúng tôi thì chết dzồi. Thôi thì giữ các bạn trong tù cho chắc ăn. Còn vấn đề uy tín thì chúng tôi không quan tâm lắm, khi cần chúng tôi vẫn cứ xé rào như thường và rồi đâu lại vào đấy ngay. Vả lại chắc các bạn hiểu lầm, chúng tôi có hứa cho các bạn về sau 10 ngày học tập đâu. Chúng tôi chỉ bảo mang theo lương thực 10 ngày còn sau đó thì sẽ...có cách giải quyết khác chứ đâu phải là...cho về, sao các bạn thông minh mà chậm hiểu thế !

Bế tắc đại,tiểu tiện   

Thế rồi cái ngày đau thương đó đã từ từ đến. Đêm nay là đêm thứ mười, mọi người đều thao thức không sao nhắm mắt được nhất là tôi, chỉ mong lý luận chắc nịch của mình trở thành hiện thực để mọi người lé mắt coi chơi. Mỗi lần nghe tiếng xe lửa xình xịch từ xa thì tôi lại hồi hộp cứ ngỡ là nhân dân cho xe lên đón những người con thân yêu trở về trong vòng tay nhân ái. Nhưng tiếng xe lửa lại xa dần và mất hút trong đêm khuya lạnh lẽo, cuối cùng chỉ còn nghe tiếng thở dài não ruột của những anh hùng... ngã ngựa. Mãi đến lúc đó tôi mới sáng mắt ra và biết cả nước đều bị lừa và đành ngủ luôn cho tiện việc sổ sách.
    Sáng hôm sau mặt mọi người có vẻ như dài ra và không ai buồn nói chuyện chỉ lặng lẽ đi lao động như thường lệ. Riêng tôi có lẽ vì quá tin VC, nay bị thất vọng ê chề nên bỗng bí đại tiểu tiện. Cái bụng tự nhiên căng lên, đau quặn dữ dội đến nỗi phải khiêng lên bệnh xá để chích thuốc an thần, giải phóng cho nước tìểu trong bọng đái chẩy ra và cái bụng mới từ từ xẹp xuống. Kể từ hôm đó đám tù nhân không còn tơ tưởng gì đến ngày về nữa và thầm nghĩ chắc là còn lao động đến mút mùa lệ thuỷ. Than ôi ! Ngày về xa tít mù khơi. Còn gì đâu nữa mà mơ với mòng.

Long Khánh- Trại tù thứ hai 

Một ngày đẹp trời, đoàn Molotova quen thuộc lại chở chúng tôi đến trại tù thứ hai thuộc tỉnh Long Khánh
hình như ở phía Đông Sài gòn. Trại mới, chỗ ở có vẻ tươm tất, tương đối có những tiện nghi tối thiểu và tôi linh cảm là sẽ đóng đô lâu dài ở địa điểm này. Sau khi đã thu xếp xong chỗ ăn ở, biên chế lại các tổ, đội... thì bắt đầu có màn khai lý lịch. Thật ra tờ lý lịch đầu tiên đã được thực hiện ở Trảng Lớn rồi nhưng lúc đó rất đơn dản, bây giờ mới có nhiều chi tiết rắc rối và sau này đã phải khai đi khai lại nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu của Nhà nước. Vậy thì yêu cầu của Nhà nước là gì? Là các tù nhân phải nhận đã có tội với nhân dân, bằng giấy trắng mực đen, dù có làm bất cứ nghề gì trong xã hội như bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo, thầy tu, linh mục...v...v...Có một bs khai mãi mà  vẫn không đạt vì không tìm ra tội của mình bèn hỏi quản giáo thì được trả lời : Sao anh là bs mà tối dạ thế. Anh chữa bệnh cho mọi người thì tốt thôi nhưng đứng trên lập trường nào? Nếu anh chữa cho bộ đội cách mạng thì tốt lắm vì đứng trên lập trường nhân dân. Còn chữa cho quân đội Mỹ Ngụy để chúng nó mau lành bệnh tiếp tục tàn sát nhân dân là đứng trên lập trường tư sản thì còn phải học tập dài dài, còn lâu mới về được. Thế còn mấy tu sĩ chỉ biết cầu nguyện thì có tội gì? Cầu nguyện cũng phải có lập trường, dĩ nhiên phải là lập trường nhân dân nghĩa là phải cầu cho lũ Mỹ Ngụy xuống địa ngục để thưởng thức cái món vạc dầu, bể lửa, lột da...v...v...để chúng sợ chết rồi trốn quân dịch. Còn cầu cho chúng mau giải thoát vế cõi vĩnh hằng sống phây phây trên thiên đàng với Phật, Chúa thì chúng đâu có sợ chết càng đánh khoẻ là đứng trên lập trường tư sản, là học tập chưa tốt, còn lâu mới được về với vợ. Bây giờ các anh về làm lại tờ lý lịch đi, tôi chắc chắn lần này các anh sẽ thành công.

Văn nghệ 


Tôi đã giao du khá lâu với CS trong thời kỳ kháng chiến nên biết rõ cái môn văn nghệ rất đắt khách vì dễ thu hút đám đông và là văn nghệ bình dân nên tương đối cũng dễ hành nghề. Đối với CS, lao động là ưu tiên sau đó là văn nghệ để xả hơi cho bớt căng thẳng chứ lao động hoài chịu sao thấu. Biết điểm quan trọng này nên có cơ hội là tôi tình nguyện làm Quản ca khỏi cần phải bầu bán gì cả. Vả lại đã lao động cái miệng rồi thì chân tay phải được nghỉ chứ! Thế là trong khi mọi người phải cuốc đất thì tôi dẫn một số ca viên ra gốc cây tập hát để thi đua với các đội bạn trong các dịp lễ lạc,hội hè.
Trường ca Sông Lô  Bữa đó tôi hướng dẫn anh em tập hát bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao để so tài với bài Du kích Sông Thao của Đỗ Nhuận do đội bên cạnh đưa ra để thi đua. Thật là điếc không sợ súng, bài trường ca này rất khó tập, một phần vì dài, phần khác phải hát bè mới hay mà tôi lại chơi luôn ba bè cho hách. Đến lúc đội bạn trình diễn bài Du kích ST có harmonica hướng dẫn làm chuẩn tôi mới té ngửa vì tôi có một miệng làm sao bắt giọng được cả ba bè ! Thế là bài Sông Lô thay vì ba bè lại nở ra thành mười bè nghĩa là hát...tự do cho tiện việc sổ sách. Tuy nhiên, khi tiếng hát vừa chấm dứt, các Quản giáo đều đứng dậy vỗ tay ào ào với sự phụ họa nồng nhiệt của đám tù cải tạo tưởng đến vỡ hội trường.

Gói quà đầu tiên 

 Ở tù được một thời gian, tôi không nhớ rõ là bao lâu thì được tin Nhà nước sẽ cho gia đình gửi một gói quà 3 kg cho tù cải tạo do bưu điện chuyển đến. Mọi người đều vui mừng và xúc động vì sẽ được biết rõ sinh hoạt của gia đình và nhân thể cũng được thưởng thức một số thực phẩm mà lâu nay đả vắng mặt trong bữa cơm hàng ngày. Buổi sáng hôm đó, nhận được quà tôi vội vàng mở ra và...thật sung sướng, nào là thịt chà bông, lạp xưởng, tôm khô...cứ hoa cả mắt và tất cả đều thơm như múi mít. Bức thư để trong gói quà do người vợ yêu quí viết vắn tắt:" Anh cứ yên tâm học tập, gia đình vẫn bình yên, các con được đi học bình thường.Tuy đời sống vất vả, khó khăn nhưng em sẽ ráng lo chu toàn mọi việc để chờ ngày gia đình được đoàn tụ. Em yêu."  Thế rồi ngày vui cũng qua mau và thức ăn  thì cứ cạn dần...

Katum- Trại tù thứ ba 

Lại một ngày đẹp trời khác, một đoàn xe lù lù tiến vào di chuyển một số tù, trong đó có tôi, đi về Katum, một địa danh xa lắc sát cạnh nước bạn Cao Miên. Trước đó mấy hôm đã có tin đồn, một số tù học tập tốt sẽ được chuyển trại để ra ngoài lao động, chuẩn bị được trả tự do trong những ngày sắp tới. Tôi thật bất ngờ khi bị...xếp vào thành phần học tập tốt. Bình thường tôi chỉ lao động cáì miệng, trường hợp không trốn được thì cuốc đất như gãi ghẻ. Có lần đến lượt phải gánh phân lỏng đi tưới rau muống, tôi đã làm đổ tung toé ra đường, bắn đầy vào quần áo hai bạn phụ tá bị họ cho nghe tiếng Đan Mạch muốn tắt bếp. Cả ba về tắm rửa cách nào thì mấy hôm sau đi đâu cũng bị mọi người xa lánh vì người ngợm luôn luôn toát ra một mùi hương thật dễ thương !
     Katum, ôi cái tên nghe... dễ sợ, nó ở gữa rừng già, cây cối um tùm, ít khi thầy ánh nắng mặt trời. Ngay ngày hôm sau chúng tôi đã bắt tay vào làm việc để có chỗ ở càng sớm càng tốt, dưới sự chỉ huy của một bạn tù có nghề Kiến trúc sư. Hàng ngày mọi người chia nhau đi chặt tre, kiếm lá, xếp đầy ở một chỗ nhất định rồi chuẩn bị để dựng nhà. Đúng là : " Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn. Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai " trong bài Lính Thú Đời Xưa.
     Thế rồi mấy cái lán cũng được dựng xong và lũ tù khốn khổ bắt đầu phải hoàn tất một công tác đặc biệt là hạ cây, chặt từng khúc có kích thước đàng hoàng để làm củi, rồi khiêng ra ngoài đường cái, xếp lại thành từng đống để xe Nhà nước chở về thành phố cho nhân dân xài. Công tác này mới nghe tưởng ngon lành nhưng thực ra nguy hiểm chết ngưởi vì đồ nghề Nhà nước chỉ phát cho mỗi nhóm có một con dao bự để chặt cây, phát nhiều quá sợ nổi loạn thì sao? Hạ những cây lớn phải có kỹ thuật, không khéo có thể bị nó đè chết như chơi. Quả thật lúc mới  lên đây chúng tôi thấy rất khổ sở vì phải làm việc nặng nhọc nhưng sau một thời gian lại cảm thấy thoải mái vì được hưởng một chút không khí tư do dù vẫn hạn chế. Chúng tôi được đi lại tự nhiên kể cả tiếp xúc với dân chúng và không bị ai kiểm soát cả. Thật ra dân địa phương sống quanh đó đều là tai mắt của Nhà nước, muốn trốn trại cũng không phải là dễ.
     Ngày nghỉ, chúng tôi, từng nhóm lang thang ở trong rừng để lấy măng, nấm rơm, được tiếp xúc tự do với dân địa phương để mua lương thực và vài thứ lặt vặt như chuối, đậu phọng, trứng gà, kim chỉ ...Lúc đó chúng tôi đã được Nhà nước cho đổi tiền nên cũng có lai rai để xài. Bây giờ tôi mới hiểu cụm từ" Ra ngoài lao động " nghĩa là chúng tôi đã được Nhà nưóc phần nào tin tưởng rồi. Chuyến đi Katum này chỉ là để trắc nghiệm mà thôi.
     Một hôm, chúng tôi được lệnh tập trung tại một địa điểm ở sâu trong rừng để nghe giảng bài. Trong các nhóm đến tập trung,tôi gặp lại Thầy Căn, Thầy Sơn nhưng không nói chuyện được nhiều vì sợ bị liên lụy và từ đó không bao giờ tôi có dịp gặp lại các Thầy nữa.    Long khánh- Ngày trở về   Hôm đó, bỗng nhiên chúng tôi được lệnh khăn gói lên xe để trở về tổ ấm. Đến nơi được các bạn cũ ra đón tiếp thật niềm nở nhưng đã hỏi một câu làm tụi tôi quê một cục : Tưởng các cậu được Nhà nước cho về hết rồi hoá ra lại vưỡn như thường lệ. Thế thì ở lại như tụi tớ lại khoẻ khỏi phải di chuyển đi đâu cho đời ...mỏi mệt. Sau đó tất cả đều trở về đơn vị cũ của mình và mọi sự đều hoạt động bình thường trở lại.

Ngày Thăm nuôi lịch sử   

Nhà nước báo tin cho phép các thân nhân và Tù Cải Tạo đươc gặp nhau để tâm sự và tiếp tế thực phẩm không hạn chế. Thật là một tin vui động trời, vì đã lâu không được nhìn thấy mặt vợ con, nhớ tưởng đến phát khùng nhưng lại ngán vệ binh sợ nó giam vào thùng sắt nên phải kìm lại ngay. Hôm gặp nhau lòng như mở hội, nhìn người đẹp muốn khóc nhưng sợ mắt mờ không kiểm soát được các thùng quà nên lại phải tạm ngưng. Ôi thôi sao nhiều quà quá dzậy, lại có cả cặp gà mái để hàng ngày đẻ trứng cho chàng xơi cho chàng... phát điên lên chắc! Tóm lại Nàng đã tặng tôi cả một kho thực phẩm với đủ thứ trên đời mà tôi không thể kể hết ra đây được. Rất tiếc vì xa quá nên các con không tháp tùng theo mẹ được. Khi chia tay nước mắt mới từ từ chẩy ra vì lúc đó quà cáp đã được yên vị cả rồi. Thấy tôi lúng túng không sao khiêng hết quà về được, bạn Nguyễn Thanh Thu ( tác giả bức tượng Thương Tiếc ) đã gánh dùm lũ quà về chỗ tôi ở và sau đó còn vẽ tặng tôi bức ảnh Chân Dung để kỷ niệm thật là cảm động.
      Ngày tháng như mưa bay,gió thổi, thấm thoắt đã gần 3 năm trôi qua. Môt buổi sáng, tôi đang hướng dẫn các bạn tập hát dưới gốc cây để chuẩn bị thi đua thì anh bạn cùng phòng hốt hoảng chạy lại báo tin buồn: " Cặp gà mái của cậu đang ngáp ngáp đấy, giải quyết ra sao? " Tay vẫn không ngừng bắt nhịp, tôi ngoái cổ lại ra lệnh:" Kho gừng" làm mọi người ôm bụng phá lên cười.

Hóc Môn-Thành Ông Năm-


Trại Tù cuối cùng   Được chuyển về trại Hóc Môn, rất gần Sài gòn, chúng tôi linh cảm thấy là ngày về với gia đình sẽ không còn xa nữa. Trong một thời gian dài, sống lần lượt qua các trại tù thỉnh thoảng đã có những cuộc chuyển trại âm thầm,  đưa những thành phần nguy hiểm đối với chế độ như tình báo,quân báo,tâm lý chiến,chiến tranh chính trị...v...v...đi các trại khác chắc là để hành hạ và khai thác. Còn lại hiện nay đa số là thành phần các chuyên viên kỹ thuật, bác sĩ ,dược sĩ, giáo sư... Nhà nước có thể sử dụng được ngay mà không sợ nguy hiểm. Từ nay chúng tôi đã phần nào yên tâm vì có hi vọng được trở về chứ không còn mù mịt như những năm đầu tiên nữa. Thực phẩm khá dồi dào vì được cung cấp dài dài và chúng tôi, sau những giờ lao động đã có những phương tiện để giải trí như đánh cờ, đánh đàn, chơi domino và chơi cả bài mạt chược nữa, quân bài do các kỹ sư chế tạo bằng gỗ và khắc rất công phu,mỹ thuật.

Mười bài Chính trị   

Ban Quản giáo thông báo tất cả Tù Cải tạo hãy chuẩn bị tinh thần để học 10 bài chính trị do các chuỳên viên hàng đầu ở Hà nội vào giảng dạy. Đề tài các bài chính trị tôi đã quên hết vì nhớ làm gì cho nhức cái đầu, vả lại toàn là chửi Mỹ Ngụy không hà !
Sau mỗi bài gjảng thường có phần giải đáp thắc mắc.Có những câu hỏi khá hóc búa tưởng là khó trả lời nhưng giảng viên giải thích dễ dàng vì lúc nào họ cũng đứng trên lập trường nhân dân nghĩa là ở phía đa số dân nghèo khổ, bị bóc lột nên ta đành phải thua thôi. Thí dụ:        Một học viên hỏi : Tại sao ta không tôn trọng hiệp định Geneve, lại đi xé rào. Công pháp quốc tế phải được thi hành chứ?
             Giảng viên trả lời : Anh có là phải người VN không? Anh có muốn cho cuộc chiến tranh này sớm chấm dứt để nhân dân đỡ đói khổ, được sống trong hoà bình,hạnh phúc không? Vậy thì ta xé rào là đứng trên lập trường nhân dân dĩ nhiên là phải đúng thôi, còn công pháp quốc tế thì tôi có bao giờ được học đâu mà biết! Cả hội trường bèn tịt mít, không ai dám hỏi nữa vì làm sao thắng nổi Lập trường Nhân dân hả quí vị !

Phái đoàn Quốc tế phỏng vấn Tù Cải tạo 

Hàng ngày tôi thường đi nhặt lá khô đem về tích trữ để dùng vào việc thổi cơm riêng vì  không sao kiếm được củi. Chao ôi, thổi cơm bằng lá là cả một nghệ thuật, còn bằng rơm có lẽ dễ hơn. Phải luôn tay giữ hơi nóng vì cơm dễ sống và hay khê lắm. Hôm đó tôi đang nhặt lá bên kia đồi, nhìn về phía chỗ tôi ở thấy đông người tụ họp lại có cả máy quay phim và người ngoại quốc nữa. Tò mò, tôi bèn chạy về phòng thì vừa thò đầu vào cửa sổ đã thấy lố nhố, bỗng một ông Tây chỉ tôi và nói vài câu với người thông ngôn, ông ta bảo tôi: Phái đoàn muốn phỏng vấn anh vài câu, mời anh vào và cứ trả lời tự nhiên, đừng sợ gì cả. Tôi bèn hiên ngang bước vào, đâu có ngán, vì ngày xưa  ở trong rừng, Tây có bao giò dám cho tôi gặp mặt đâu!.  Đại khái Tây hỏi: anh ngủ chỗ nào, tôi chỉ ngay chỗ tôi đứng. Quần áo để đâu, tôi chỉ lên mấy cái kệ trên vách. Mấy cái túi đựng lá khô để làm gì, không sợ cháy nhà hả. Tôi trả lời, lá đốt lên để nấu cơm vì trại không có củi. Còn cháy nhà thì đã có Nhà nước lo. Về thực phẩm anh có bị thiếu thốn gì không? Tôi trả lời : đầy đủ hết, Nhà nước cung cấp không thiếu một thứ gì ngoại trừ chỉ thiếu có cái...ấy thôi. Chữ...đó tôi đọc khẽ lắm nhưng mấy đứa bạn mắc...gió cũng nghe được bèn cươi khúc khích. Riêng ông thông ngôn thì mặt cứ ngẩn tò te.ra, không biết họ cười cái gì và cũng không biết dịch từ đó ra sao, chắc phải về tra tự điển Bách khoa? Buổi phỏng vấn này được quay phim đàng hoàng và mấy bạn ở bên Mỹ cũng được thưởng thức khúc phim lịch sử này và khen tôi trả lời dí dỏm lắm. Sau buổi phỏng vấn ngắn ngủi thì vài tháng sau, tôi và một số anh em khác đã được trả tự do,về xum họp với gia đình.

    Đến đây tôi mạn phép được dứt điểm bài " Những ngày... đen tối "  vì đã quá dài. Thật ra có thể thêm vào 2 đoạn nữa là " Chuyến Thăm nuôi cuối cùng " và " Ngày Ra Trại " nhưng viết dài đọc nhức đầu lắm,vậy xin dẹp tiệm ở đây cho khoẻ nhé.

             Hồi ký
Nguyễn ngọc Đường


Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 11:48 by admin »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #80 - 22. Apr 2010 , 11:27
 
Cám ơn Đoá nhiều -ngậm ngùi -Có những nổi niềm biết làm sao nói lên nhỉ  Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #81 - 22. Apr 2010 , 14:15
 
Đâu rồi lợi thế 35 năm?


Khánh An, phóng viên RFA
2010-04-19

Sắp đến 30 tháng 4 rồi, có rất nhiều chuyện để nói về 30 tháng 4. Nhiều người lớn hay nói về chiến tranh, nhắc lại những cái mà họ đã trải qua trong chiến tranh, nhưng với giới trẻ thì như thế nào?

Giới trẻ tụi mình thì mình nhìn về chiến tranh như thế nào? Mình nghĩ gì về chiến tranh? Và cái hiện tại của mình, những mối quan tâm hiện nay là gì? Vì vậy, chủ đề của ngày hôm nay sẽ là “Giới trẻ với ngày 30 tháng 4”.
Ngày 30 tháng 4
Trước khi bắt đầu chương trình, Khánh An sẽ mời các bạn lần lượt tự giới thiệu về bản thân mình. Trong này có những người đại diện cho thế hệ 7X, 8X, 9X. Mình sẽ mời thế hệ 7X trước.

Diệu: Chào các bạn. Mình là Diệu, đang ở bên Đức. Mình sinh tháng 7 năm 75, tức là sau 30 tháng 4 mấy tháng, tức là lúc 30 tháng 4 xảy ra, hồi đó mẹ mình mang bầu chạy loạn, sau đó 3 tháng thì mình ra đời. Mình bây giờ đang học thạc sĩ văn chương ở Đức, đồng thời mình cũng đi làm.
Theo ý em, “thống nhất” là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được.


Khánh An: Cảm ơn chị Diệu. Bây giờ thì mời đại diện của thế hệ 8X.

Hoàng: Chào chị Diệu, chị Khánh An và mọi người. Mình là Hoàng, đang du học ở Pháp. Mình sinh năm 82, hiện đang là nghiên cứu sinh ở Pháp.

Khánh An: Và bây giờ thì mời Thìn, cũng là thế hệ 8X nhưng mà là cuối 8X. Mời Thìn.

Thìn: Vâng. Em xin giới thiệu em là Thìn. Em sinh năm 88. Em giờ đang học Viễn Thông ở Hà Nội và em cũng đang đi làm thêm ở Hà Nội.

Khánh An: Cảm ơn Thìn. Và đến thế hệ 9X.

Phương Anh: Em chào mọi người ạ. Em tên là Phương Anh. Em ở Thành phố Hồ Chí Minh, đang học cao đẳng Trường Đại Học Hoa Sen.


Khánh An: Và bây giờ thì bạn cuối cùng, bé út của chương trình.

Thảo: Vâng. Em xin chào mọi người. Em sinh tháng 2 năm 1991, tức là sau 30 tháng Tư 26 năm. Hiện nay, em đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội và ngành em học là kế toán.

Khánh An: Khánh An cảm ơn mọi người và rất vui được đón các bạn vào chương trình Cafe Wifi. Ngày hôm nay cũng sắp đến ngày 30 tháng 4 rồi, câu hỏi đầu tiên mà Khánh An đặt ra cho các bạn là các bạn nghĩ gì về Ngày 30 Tháng Tư?

Diệu: Khi mà nhắc tới 30 tháng 4 năm 75 thì câu hỏi của Khánh An đổ về đầu mình nhiều ý tưởng quá đi, không biết bắt đầu từ cái nào, nhưng mà có lẽ mình bắt đầu từ chuyện là, vì mình sinh sau 30-4-1975 có mấy tháng thôi, cho nên hậu quả, hệ quả của chiến tranh còn để lại trên thế hệ của mình khá là nặng nề, ví dụ như rất nhiều bạn bè của mình có tên nickname là bobo, không biết là Thảo với Thìn với mấy bạn thế hệ 7-8-9X về sau có biết bobo là cái gì không?
Đó là một loại hạt có ruột trắng và cứng, mình ăn bobo rất nhiều cho nên nhiều đứa tên "Bobo".
Thứ hai nữa trong gia đình mình, mình là một đứa nhỏ con nhứt, mà theo gene di truyền thì đúng ra không nhỏ như vậy đâu nhưng mà vì trực tiếp sau 30-4-75, bao nhiêu dinh dưỡng cho một đứa trẻ bình thường cũng không có đủ. Mình nhớ hồi còn nhỏ, các bạn biết trái bắp màu vàng mà bây giờ để cho heo cho lợn nó ăn đó, người ta xay bể bể ra xong rồi nấu cái đó lên ăn thay cho cơm. Mà một đứa nhỏ đúng ra phải được bú sữa mà bây giờ nó phải ăn bắp thì dinh dưỡng của không có đủ, cho nên thế hệ của tụi mình èo uột và rất là nhỏ con. Đó là ý tưởng đầu tiên.
Em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Khánh An: Các bạn khác, khi các bạn nghe câu chuyện vừa rồi thì các bạn có cảm nghĩ như thế nào?
Thìn: Đối với em thì sinh ra trong thời hòa bình, nhưng mà ngày 30 tháng 4 đối với em vẫn rất tự hào. Em vẫn thích ngày 30 tháng 4 bởi vì thứ nhất nó là ngày nghỉ chị ạ, thứ hai đó là ngày mà Việt Nam hoàn toàn giải phóng và hai miền Nam Bắc được chung một nhà.
Hậu quả chiến tranh

Thảo: Thưa chị Khánh An, em muốn nói ạ.

Khánh An: Ừ, mời em, bé Thảo.

Thảo: Vâng. Trong 5 người thì em được sinh ra sau ngày 30 tháng 4 nhất, nhưng mà nhìn những người thân xung quanh em, ở quê em có rất nhiều người nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh, tuy em còn trẻ, em chưa biết được nhiều về cuộc sống chung quanh, nhưng em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Nơi nuôi dạy trẻ em tàn tật do hâu quả chiến tranh tại Hà Nội

Khánh An: Hoàng thì Hoàng nghĩ như thế nào?

Hoàng: Em, tất nhiên, thế hệ của em ra đời thì chiến tranh đã lùi xa được bảy tám năm cho nên tụi em gần như không biết gì về chiến tranh. Ngày 30 tháng 4 trong tâm thức của em là một ngày nghỉ, nhưng em được sinh ra cũng không quá lâu sau chiến tranh, trong giai đoạn mọi người ăn bobo, nhà nhà ăn bobo…

Diệu: Thế ra Hoàng cũng có ăn bobo rồi hả?

Hoàng: Tất nhiên rồi chị. Tại vì chỗ em là vùng kinh tế mới mà. Sau khi chiến tranh xong thì đi về vùng kinh tế mới khổ lắm, rồi hợp tác xã nhưng lúc đó cũng không có đủ ruộng để cày đâu. Bạn Thìn vừa nói đó là ngày giải phóng thì tất nhiên rồi, trong tâm trí người Việt Nam mình ai cũng nói như vậy và em cũng nói như vậy, nhưng mà một điều rất lạ là năm ngoái em đi qua Berlin chơi thì gặp một anh mà bạn em giới thiệu là anh này ảnh đi Đức lâu rồi. Em nói là anh qua Đức trước giải phóng hay sau giải phóng? Mình vẫn coi cái đó như là cái mốc. Ảnh nói  "Anh qua Đức trước 75 chứ không phải là trước giải phóng". Em cũng hơi bất ngờ.

Diệu: À, Khánh An.

Khánh An: Ừ, mời chị Diệu.

Ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan.


Diệu: Sẵn Hoàng nhắc chuyện đó, mình cũng kể cho mấy bạn nghe luôn. Mình cũng gặp trục trặc y như Hoàng vừa nói, tức là khi mình qua Đức để học thì hiển nhiên ở đây cũng có cộng đồng người Việt. Mình cũng rất nhiệt tình với những vấn đề, những hội thảo về văn hóa Việt Nam. Trong một buổi thuyết trình, mình cũng dùng cái từ đó, vì đối với mình đó là ngôn ngữ, là một cái mốc, cho nên mình nói là "sau giải phóng" thì khi chữ đó nói ra khỏi miệng mình bình thường, nhưng gương mặt của những người ở trong thính phòng nó căng lại.
Sau đó, có người nói với mình là ở đây, những người đang ngồi ở đây đa số là những người vì 30-4-75 mà đã bỏ Việt Nam ra đi. Hồi đó, mình gọi là đi vượt biên đó. Đối với họ, cái từ đó không có trong từ điển mà họ dùng là "biến cố 75" chớ không ai nói là "giải phóng". Và họ cũng đặt vấn đề luôn là, mà cái này mình nghe từ khi mình còn là sinh viên ở Sài Gòn đã có một anh sinh viên lớn hơn nói với mình là mình dùng cái từ "giải phóng" thì ai giải phóng mình khỏi cái người đã giải phóng cho mình?
Thống nhất?

Khánh An: Nhân chuyện chị Diệu với Hoàng vừa mới nói đến thì thực sự nếu như ở bên Mỹ này thì cũng vậy thôi. Đa số sẽ không đồng ý với chuyện đó. Trong ngôn ngữ mà trong nước hay dùng, đó là ngày 30 tháng 4 người ta hay gọi là "ngày giải phóng miền Nam", "ngày thống nhất", nhưng sau năm 75 trở đi cho đến giờ thì những người ở hải ngoại nhìn vào trong nước thì người ta không nghĩ rằng dân tộc Việt Nam được giải phóng. Đó là cái thứ nhất. Điều thứ hai có lẽ giới trẻ mình dễ nhìn thấy hơn, đó là có thực sự là thống nhất không? Mình đang muốn nói đến từ "thống nhất" ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không biết là ý kiến các bạn trẻ như thế nào?

Hoàng: Theo ý em, thống nhất là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được. Nhưng mà cái thống nhất như chị vừa nói nó còn ở nhiều khía cạnh khác nữa, thống nhất về suy nghĩ, về niềm tin, về quan điểm, thì cái thống nhất về quan điểm nó được làm như thế nào? Tất nhiên, chiến tranh bao giờ cũng là tàn khốc hết, nhưng mà sau chiến tranh thì em thấy có quá nhiều người Việt Nam phải đi vào trại cải tạo, có lẽ là cũng để cho có một quan điểm thống nhất chăng? Để có một thế giới quan thống nhất chăng?
Em cảm thấy buồn về chuyện đấy, bởi vì em thấy rằng mình đã bỏ rất nhiều máu xương để mà thống nhất về mặt địa lý rồi, bây giờ lại tiếp tục bỏ tù để mà thống nhất về mặt quan điểm, mà liệu bỏ tù thì có thống nhất được về mặt quan điểm hay không? Cũng chính vì sự bỏ tù như thế cho nên mình có 2 triệu người phải đi ra nước ngoài.

Khánh An: Các bạn khác nghĩ như thế nào?

Thìn: Em nghĩ, từ thống nhất đấy, theo như hai anh chị vừa nói thì anh chị đều là người Nam cả, còn em là người Bắc và em là người thế hệ sau hơn nữa thì em nghĩ rằng từ thống nhất đấy nó cũng không đúng một phần, bởi vì ở miền Nam theo một cái xã hội khác và ở miền Bắc một xã hội khác. Nhưng em nghĩ rằng từ thống nhất này, theo em, nó đúng một mặt, nhất là nếu như theo triết học mà nói, năm đấy là về một xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội tuyệt vời.
Nếu như miền Bắc đã theo xã hội chủ nghĩa rồi mà miền Bắc thống nhất miền Nam vào để theo một xã hội xã hội chủ nghĩa thì là đều đúng, nhưng có cái là chính quyền sau này, đường lối mà đưa đất nước lên thống nhất để đi theo xã hội chủ nghĩa thì họ làm không đúng cách nên Việt Nam bây giờ mới không giàu mạnh lên được, đời sống nhân dân còn khó khăn, còn khổ cực nên là mọi người mới nghĩ rằng cái thống nhất đấy nó chưa thật sự đúng nghĩa. Theo em nghĩ là như vậy, bởi vì thực chất ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan, nên em nghĩ là từ thống nhất nó chưa được đúng nghĩa như chị vừa nói.

Khánh An: À, Phương Anh ơi, em là một thế hệ rất mới, em nhận xét về những điều vừa rồi như thế nào?
Phương Anh: Đối với em thì từ ngữ của mình vốn đã phong phú rồi, nếu một từ mà xét nhiều nghĩa thì nó sẽ có mặt khách quan và mặt trái ngược lại, không thể nào mà đúng hoàn toàn được tất cả mọi vấn đề hết. Em quen trong bạn bè của em, nói về 30 tháng 4, mấy bạn đều nói là ngày nghỉ, là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, còn ngoài ra có lẽ các bạn không biết gì hơn. Em nghĩ đó là một phần của những bạn mà em biết.
Còn có một số khác thường được ba mẹ kể nhiều về những ngày xưa thì họ rất là thích thú, như em lâu lâu em cũng có nghe ông bà kể ngày xưa làm sao làm sao, rồi gia đình vẫn ở lại đây khi mà thống nhất đất nước, sau hay là trước gì cũng vẫn ở miền Nam này, thì nghe nó còn thú vị. Còn em nói thiệt là học những giờ lịch sử trong trường thì những kiến thức mà tụi em nhận được thì học để chống chế là phần nhiều.

Hoàng: Em có ý kiến.

Khánh An: Mời Hoàng.

Hoàng: Em muốn nói một ý khác, tiếp theo ý của bạn Phương Anh. Mình nói về mình, mình cứ nhìn về chiến tranh nhiều, không biết có phải là cái thói quen của người Việt Nam hay không, khi mà nói về đất nước mình hỏi: tại sao đất nước mình nghèo vậy? Em qua bên này có nhiều bạn bè hỏi vậy đó, thì có rất nhiều người, thậm chí em thấy lãnh đạo của mình cũng nói như vậy nữa, là Việt Nam trải qua chiến tranh lâu quá, bị chiến tranh tàn phá dữ quá cho nên đất nước nghèo.
Nhưng chưa bao giờ em nghe nói rằng cái thế mạnh của Việt Nam là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Chưa bao giờ, chưa bao giờ nghe một ai nói như thế, mà toàn là nói chúng tôi đã có quá nhiều thời gian trong chiến tranh. Trong khi nếu mà chị ở bên Đức, chị biết rất rõ là nước Đức chỉ thống nhất từ năm 89 thôi, nếu mà nó than như mình thì nó phải than gấp 10 lần như vậy. Em muốn nói về cái nhìn của mình về chiến tranh, như vậy liệu nó đã là một cái nhìn lệch lạc hay không? Rõ ràng như vậy là mình không thấy cái tác dụng của 30 năm sau, mình đã làm cái giống gì? Em không biết ở ngoài Bắc nhưng mà không thể nào nói miền Nam bị chiến tranh tàn phá được bởi vì miền Nam trước 75 đã là khá hơn những nước lân cận rồi, cho nên anh không thể nào nói là tại miền Nam bị tàn phá dữ quá nên bây giờ kinh tế mới khó khăn như vậy. Không thể nói như vậy được, chị thấy không?
Em nghĩ là nên phải nói như thế này, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi được thừa hưởng một Sài Gòn rất phồn thịnh, gần như bậc nhất Đông Nam Á. Chưa nghe ai nói chuyện đó hết! Mà cái điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học những bài lịch sử họ nói cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ, nếu bây giờ mà được phép đặt câu hỏi thì em sẽ đặt câu hỏi với những giáo viên của em là "Đến bao giờ, cô cần bao nhiêu năm nữa, hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa để không thể nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?"

Khánh An: Quý vị và các bạn quý mến, câu hỏi vừa rồi của Hoàng đã tạm khép lại chương trình Café Wifi ngày hôm nay. Kỳ tới, chúng ta sẽ lại tái ngộ trong chủ đề “Giới trẻ với ngày 30-4” với những tranh luận gay gắt của các bạn trẻ đại diện cho thế hệ 7X, 8X và 9X. Mời quý vị và các bạn đón nghe.

Mọi góp ý đóng góp và tham gia vào chương trình, quý vị và các bạn gửi vào email: wificoffee.rfa@gmail.com. Xin đừng quên để lại số điện thoại để Khánh An liên lạc lại với quý vị. Bây giờ thì Khánh An xin chia tay và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #82 - 22. Apr 2010 , 16:38
 




NHA TRANG NƠI  BẠN TÔI NẰM ĐÓ



Nguyễn thị Thể-Lý Kính tặng hương hồn gia đình

                         HQ Trung tá Hà Ngọc Lương

Tôi vừa về, từ nhà thầy cô Bùi Ngoạn Lạc. Tôi xuống thăm và hoàn trả cô Lạc quyển Tư Nguyên thi tập III cô cho tôi mượn mấy tuần nay. Khi ra về, thầy Lạc đưa tặng tôi quyển Đặc san Khánh Hòa - Nha Trang. Một người học trò cũ đã gởi biếu thầy cô hai quyển, thầy tặng lại anh Thể và tôi một quyển khi biết chúng tôi chưa có Đặc san Khánh Hòa - Nha Trang Xuân Quí Mùi 2003 vừa mới phát hành từ Houston, Texas.

Về đến nhà, tôi ra mail box lấy thư vào. Thật là vui khi thấy một Đặc san Khánh Hòa - Nha Trang nữa do một chị bạn gởi tặng, chị Hà Lan Nha. Trước đây một tuần chị Lan Nha phone nói chuyện với tôi . Chị nói sắp đến ngày giỗ người anh đáng kính của chị là Trung tá Hà Ngọc Lương. Chị cảm thấy buồn nên chị gọi phone chia xẻ với tôi. Lại một lần nữa, chị Lan Nha nói lời cảm tạ chúng tôi đãõ tẩm liệm chôn cất gia đình anh Lương tất cả năm người gồm vợ chồng con cái. Trung tá Lương đã bắn vợ con rồi tự sát tại Trường Sinh Viên Sĩ Quan khi toàn Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang đã di tản vào Sàigòn. Qua phone, tôi biết chị sắp khóc, tôi tế nhị lái câu chuyện sang hướng khác vui hơn.

Nhìn hình bìa in nhiều thắng cảnh Nha Trang trên Đặc san, lòng tôi bâng khuâng xao xuyến nhớ về quê hương ngày cũ. Nha Trang, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nha Trang, nơi đã gói tròn tuổi thơ và tuổi học trò đầy thơ mộng của tôi, với muôn vàn kỷ niệm tuyệt vời. Nha Trang, nơi tôi đã có mối tình tuyệt đẹp với một chàng sinh viên sĩ quan Hải quân khóa 12, Đệ nhất Song Ngư. Trong những chuyến hải hành, nếu chiến hạm bỏ neo tạm nghỉ bến Cầu Đá, chàng Thiếu úy trẻ tuổi mới ra trường phóng nhanh lên Phương Sài gặp tôi, cô nữ sinh đệ 1 ban C đang học tại trường Võ Tánh (lúc đó Nữ Trung Học chưa có lớp đệ nhất). Rồi hai đứa chúng tôi, tay trong tay, dạo chơi trên bãi biển cát trắng phau mịn màng. Chúng tôi nói cho nhau nghe niềm thương nỗi nhớ. Hai năm sau chúng tôi kết hôn và chúng tôi giữ mối tình đẹp đó mãi đến bây giờ.

Tôi đã chứng kiến ngày Nha Trang thất thủ. Tôi có ý nghĩ, Nha Trang ví như cô thiếu nữ hiền lành xinh đẹp đang rơi vào tay tên cướp bạo tàn. Tội nghiệp Nha Trang thơ mộng xinh đẹp của tôi! Tôi yêu mến Nha Trang như yêu mến người tình thủy chung muôn thủa. Nha Trang ơi, làm sao tôi có thể quên Nha Trang được với dường ấy kỷ niệm, dù tôi đã xa Nha Trang tròn 18 năm chưa một lần về thăm.

Sau ngày Nha Trang lọt vào tay bọn cướp, bao nhiêu biến đổi đau thương đến với dân Nha Trang. Tôi cũng trôi giạt theo giòng đời tận cùng đau khổ như mọi người.

Nhìn lại hình bìa với những thắng cảnh Nha Trang thủa nào, tôi xúc động thở dài.

Tôi tưởng tượng đi từ hướng cầu Xóm Bóng, qua Tháp Bà độ hai cây số là đến Đồng Đế. Đồng Đế có nhiều địa danh đáng ghi nhớ. Có Trừơng Hạ Sĩ Quan. Có thắng cảnh Hòn Chồng với biết bao kỷ niệm đẹp in sâu trong lòng tôi. Có Bãi Dương xanh ngắt một màu, suốt ngày reo vui hòa nhạc cùng sóng biển Hòn Chồng.

Đồng Đế có hai nghĩa trang nằm dọc hai bên Quốc Lộ 1 . Dãy bên trái có em trai tôi đang yên nghỉ. Em lìa đời sớm, khi còn rất trẻ. Có con gái của chúng tôi, Hà Tấn Thảo Nguyên, đang yên giấc ngàn thu, gần phần mộ của bác sĩ Hà Thúc Nhơn. Nghĩa trang bên phải có cha chồng tôi nằm yên vĩnh viễn, mặc cho giòng đời trôi chảy. Cách đó vài trăm thước về hướng đông bắc có một dãy năm nắm mộ thấp lè tè hoang vu đầy cỏ daị vì lâu ngày không ai khói hương săn sóc. Nơi an nghỉ ngàn thu của bạn tôi đó, gia đình Hải Quân Trung tá Hà Ngọc Lương & Lê thị Kỳ Duyên và các con.

Trước khi đi vượt biên hai ngày (19/5/84), anh Thể và tôi từ Cam Ranh ra nghĩa trang Đồng Đế thăm viếng và nói lời từ biệt với bạn tôi lần cuối. Nếu hồn anh chị Lương linh thiêng, xin phù hộ cho gia đình tôi đi trót lọt trên bước đường trốn khỏi ngục tù Cộng sản. Chúng tôi phải vất vả tìm kiếm mới nhận ra 5 nấm mộ mà 9 năm trước anh Thể và ông Khánh (anh của chị Lương) chính tay đào huyệt chôn cất họ. Năm nấm mộ giờ đây chỉ là năm nấm đất thấp lè tè hoang vu đầy cỏ dại. Tấm bảng gỗ viết bằng sơn hàng chữ “ NƠI AN NGHỈ CỦA GIA ĐÌNH HÀ NGỌC LƯƠNG & LÊ THỊ KỲ DUYÊN ” đã ngã xuống mục nát từ bao giờ vì đã trải qua gần một thập niên phong ba bão táp. Thì giờ qúa eo hẹp, phải về Cam Ranh cho kịp chuyến xe đò, chúng tôi không có thời giờ sửa sang săn sóc chỗ nằm cho anh chị Lương và các cháu được, tôi thương cảm đứng khóc mùi . Anh Thể thì cố nén xúc động, tay cầm nén nhang đứng trước mộ anh Lương thì thầm tâm sư. Tôi tế nhị đứng tránh ra xa. Sau đó, tôi thấy anh Thể đưa tay gạt nhanh hàng nước mắt đang chảy tràn trên má, trước khi cắm nén nhang xuống đầu nấm mộ anh Lương.

Tôi tin có sự phù hộ giúp đỡ của anh Lương nên gia đình tôi đã đi trót lọt. Chúng

tôi được định cư ở Mỹ vào tháng 3/85, taị San Jose, California.

Đầu thập niên 1990, tôi được tin từ Việt Nam, bạo quyền Cộng sản ra lệnh giải

tỏa san bằng 2 khu nghĩa địa Đồng Đế để xây cao ốc. Ai có thân nhân chôn trong

2 khu đất đó phải đào lên cải táng hay hỏa táng.

Tôi biết tất cả họ hàng thân nhân anh Lương đều ở Sàigòn. Sau ngày Sàigòn thất thủ, thân nhân anh chỉ nghe phong phanh gia đình anh đã tự sát taị Nha Trang. Họ tuyệt nhiên không biết anh tự sát bằng cách nào, ai chôn cất và chôn tại đâu. Sau đó vài năm có người em trai anh Lương, ra Nha Trang dò la tin tức về cái chết gia đình người anh ruột mình. Nhưng chú ấy chẳng biết hỏi ai vì vào thời điểm đó anh Thể bị bọn Cộng sản cầm tù tại A30, Tuy Hòa. Còn tôi sau khi sanh cháu bé, đã dọn vào sinh sống tại Cam Ranh. Chú ấy cũng chẳng biết thân nhân của chị Kỳ Duyên ở đâu để mà thăm hỏi. Đó là lý do 9 năm sau, chúng tôi đến viếng mộ anh chị Lương lần cuối , thấy 5 nắm đất thấp lè tè đầy cỏ dại , chứng tỏ đã lâu lắm rồi không người viếng thăm hương khói. Có thể gia đình ông Khánh (anh của chị Kỳ Duyên) đã dời chỗ ở hay bị bắt buộc đi vùng kinh tế mới, không còn ở Nha Trang, nên chẳng săn sóc mộ phần gia đình người em gái được. Hơn nữa, sống dưới chế độ Cộng sản, con người làm quần quật còn không đủ cơm ăn áo mặc thì tiền bạc và thì giờ đâu mà lo cho người đã chết. Thế nên tôi nghĩ hài cốt của gia đình anh chị Lương chắc đã bị san bằng làm nền cao ốc. Tội nghiệp 5 nắm xương tàn của bạn và cháu tôi !

Lui về sáng ngày 1/4/75 tại cư xá Lê văn Duyệt, Nha Trang.

Trung úy Gia đem xe về đón những gia đình nào chưa xuống kịp chuyến chiều hôm qua để di tản vào Sàigòn vì tàu sắp nhổ neo. Chỉ còn sót lại 2 gia đình. Gia đình Trung tá Hà Ngọc Lương và gia đình Thiếu tá Hà Tấn Thể. Với ngôn ngữ nhà binh ngắn gọn, anh Lương đã nói với anh Thể, khi thấy anh Thể và tôi đang đứng buồn bã trước nhà:

-Sao Thiếu tá và chị còn đứng đây chưa lên xe? Túi xách và các cháu đâu ?

-Gia đình tôi ở laị , không di tản, Commandant!

-Taị sao ?

-Như Commandant thấy đó nhà tôi mang bầu sắp đến ngày sanh, sợ chen lấn xuống tàu có thể nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con, không dám đi. Tôi không thể di tản khi không có vợ con tôi cùng đi.

Anh Lương nghe xong liền rút chùm chìa khóa trong túi ra quăng về phía anh Thể. Anh Thể chụp lấy. Cả hai không nói một tiếng nào. Trung tá Lương trong bộ quân phục, nhanh nhẹn nhảy lên xe ngồi bên cạnh tài xế. Tôi mang bụng bầu, cố nén xúc động, bước về phía cửa xe, đưa tay nắm tay chị Kỳ Duyên :

- Thôi, anh chị và các cháu đi. Nghe đồn chắc sẽ trung lập. Hy vọng sau này chúng mình sẽ gặp lại nhau.

Đó là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện và siết tay nhau. Tôi đâu có ngờ tối hôm đó (đêm 1/4/75 rạng 2/4/75) gia đình bạn tôi tất cả 5 người đều chết thảm. Trung tá Lương đã bắn vợ con rồi quay súng bắn vào đầu tự sát. Anh Lương đã thề không đội trời chung với Cộng sản thì nay anh đã thực hiện đúng lời hứa. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao gia đình anh Lương lại ở trong phòng làm việc của anh, phòng Văn Hóa Vụ, trong khi Trung úy Gia lại có mặt ở Sàigòn.

Mãi đến sáng ngày 5/4/75 chúng tôi mới được một người lính Hải quân làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang tới nhà nói cho biết có gia đình một sĩ quan cấp tá tự sát tại phòng Văn Hóa Vụ. Anh Thể nghe vậy cấp tốc xuống đó xem ai. Anh Thể về, mặt còn in nét kinh hoàng:

-Gia đình anh chị Lương, em ạ!

Tôi òa lên khóc:

-Trời ơi! Sao laị chết thảm thế này! Anh chị Lương và các cháu ơi!

Sau một hồi ôm đầu suy nghĩ, anh Thể ôn tồn nói với tôi:

-Chúng ta phải chôn cất gia đình anh Lương thôi em ạ. Xác đang sình lên, sắp rửa thối ra, phải chôn ngay thôi. Anh biết thân nhân anh Lương đều ở Sàigòn. Nhưng bên chị Lương, có ai ở NhaTrang không em ?

Nghe đến đây mắt tôi sáng lên , tôi đáp nhanh:

- A, có! Ông ta tên là Khánh, đang dạy học ở Võ Tánh . Có lần chị Lương đã nói với em như vậy.

-Vậy thì tốt qúa! Em lo đi liên lạc với ông Khánh xem sao. Để ông Khánh cùng anh lo việc mai táng. Anh đi đặt mua 5 cái hòm đây!

Sau khi anh Thể phóng xe Vespa ra cổng, tôi cũng lên chiếc xe đạp mini phóng nhanh đi tìm nhà ông Khánh, quên mình đang mang thai gần đến ngày sanh. Giáo sư Lê Quốc Khánh là một người đàn ông thể chất ốm yếu, nhưng tình cảm thì chứa chan. Sau khi nghe tôi tóm tắt trình bày vụ tự sát, ông Khánh òa lên khóc nức nở. Ông ôm đầu rên rỉ :



-Kỳ Duyên ơi, sao em lại bị chết thảm như vầy! Các cháu tôi có tội tình gì hở trời ! Chú Lương ơi, tuần trước chú chở vợ con đến thăm tôi. Chú nói nếu Cọng sản tràn vào, chú sẽ bắn vợ con rồi tự sát. Nhất quyết, chú không đội trời chung với Cộng sản. Cây Colt của chú, chú đã nạp đạn. Tưởng chú nói là nói vậy, ai ngờ chú làm thật! Thảm thiết qúa chú Lương ơi!

Tôi gạt nước mắt ôn tồn khuyên nhủ :

- Dù ông có than khóc đến đâu, anh chị Lương và các cháu cũng không sống laị được. Hãy nhìn vào thực tại, các thi hài cần được chôn cất ngay. Ông nên xuống ngay Trung Tâm Huấn Luyện, phối hợp với nhà tôi lo việc chôn cất. Anh Thể tôi đang đi mua hòm chở xuống.

Trung tá Hà Ngọc Lương là một sĩ quan hào hoa, tuấn tú và tài giỏi. Anh là thủ khoa khóa 9 Sĩ quan Hải quân Nha Trang. Anh gốc người Bắc, giọng nói ngọt ngào trầm ấm. Sau khi được chính phủ gởi đi du học tại Mỹ hai năm về, anh được điều về Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân giữ chức Trưởng Phòng Văn Hóa Vụ. Thiếu tá Hà Tấn Thể vào thời điểm đó, giảng dạy 2 môn Hàng hải và Thiên văn. Anh Lương cùng họ Hà với anh Thể nhưng không cùng chung một huyết thống. Hai anh chỉ là bạn cùng binh chủng, cùng đơn vị, nhà ở gần nhau, nên hai anh thân nhau. Anh Thể thương anh Lương vì nết, trọng anh vì tài. Anh Lương thương mến anh Thể như thương mến một người bạn thân, như anh em trong nhà.

Chị Lương nhũ danh là Lê thị Kỳ Duyên. Chị là một phụ nữ xinh đep, thân hình chị mãnh mai cân đối. Chị dong dõng cao, duyên dáng như cô Kỳ Duyên trong cặp MC Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên mà chúng ta thường thấy trên video Paris By Night. Trong cư xá, chị và tôi chơi thân với nhau. Chúng tôi thỉnh thoảng sang nhà nhau chơi, tâm tình đủ thứ chuyện. Buổi chiều, sau khi làm xong bữa cơm chiều, chị em chúng tôi đem ghế ra trước hiên nhà, nói chuyện chợ búa thời tiết trong lúc chờ đón anh Lương và anh Thể đi làm về. Đám con chị và lũ con tôi chơi đùa với nhau bên cạnh các bà mẹ. Thật là hình ảnh hạnh phúc vui tươi đẹp tuyệt vời!

Lúc anh Thể chở 5 cái hòm tới Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân thì anh thấy căn phòng trống trơn. Hỏi ra mới biết bọn bộ đội tưởng xác chết vô thừa nhận, sợ dơ dáy truyền nhiễm nên đã đem chôn sơ sài trên mô đất cạnh bờ biển. Anh Thể bàn với ông Khánh đào xác lên, tẩm liệm rồi bỏ vào áo quan đem ra Đồng Đế chôn để anh chị Lương có được nấm mồ nằm cho ấm áp. Ông Khánh thấy anh Thể hết lòng với bạn như vậy, mừng lắm đồng ý ngay.

Bà Khánh là một người đàn bà quyền biến khôn ngoan, lanh lẹ. Bà đi tìm thuê người đến giúp, nhưng chẳng ai nhận lời. Vậy là việc tẩm liệm chôn cất chỉ có anh Thể, ông bà Khánh và một cậu thanh niên nhỏ tuổi . Chắc hẳn là con hay cháu gì của họ.

Lúc đào xác lên đểå tẩm liệm, anh Thể thương mến và kính trọng bạn, nên anh quyết định chôn bạn mình theo nghi thức của một vị anh hùng chết vì bất khuất. Lúc bạn anh sống, chiến đấu cho lá cờ nào, binh chủng nào thì khi bạn anh nằm xuống phải được chôn theo màu cờ, sắc aó đó. Anh Thể về mở tủ nhà anh Lương, lấy bộ đại lễ trắng của binh chủng Hải quân đem xuống mặc cho bạn. Nhưng lúc đó xác anh Lương đã sình lên, quần thì mặc được nhưng cúc quần cài không được. Chiếc áo đại lễ có gắn nhiều huy chương trên ngực áo, anh Thể mặc vào cho niên trưởng anh cũng không vừa . Anh Thể đành đắp chiếc áo đó lên thi thể chiến hữu anh. Chiếc mũ “cát” cấp tá, anh trang trọng đội lên đầu người bạn cùng binh chủng với anh. Lúc đó Nha Trang đã rơi vào tay Cộng sản nên anh Thể không tìm ra đâu được lá cờ vàng ba sọc đỏ để phủ lên quan tài bạn.

Hôm đi chôn, năm mộ huyệt đào chiều hôm trước, đã đầy nước vì trận mưa tối hôm qua. Quan tài bỏ xuống cứ nổi lềnh bềnh. Anh Thể phải khấn vái anh chị Lương rồi đứng lên quan tài để quan tài thấm nước chìm xuống rồi mới lấp đất.

Trên dãy mộ mới lấp đất, anh Thể đóng tấm gỗ mang hàng chữ “NƠI AN NGHỈ CỦA GIA ĐÌNH HÀ NGỌC LƯƠNG & LÊ THỊ KỲ DUYÊN”. Trời gần tối công việc tạm xong, họ gạt nhanh những giọt nước đọng trên mặt. Họ chẳng cần biết đó là những giọt mồ hôi hay nước mắt. Chắc là cả hai. Mọi người buồn bã lủi thủi ra về.

Tập hồi ký “Lối Thoát Cuối Cùng” tôi viết từ năm 1985 sau chỉ vài tháng sau ngày định cư trên đất Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do tế nhị, tôi không muốn gởi đăng đâu cả. Cho mãi đến giữa năm 2002 tôi mới gởi đăng trên tập san Đệ nhất Song Ngư kỷ niệm 40 năm thành lập khóa, để phổ biến cái chết anh hùng niên trưởng của phu quân tôi. Một chị thuộc gia đình Hải quân, gởi “Lối Thoát Cuối Cùng” in trên Đặc san Lướt Sóng cho chị Hà Lan Nha đọc vì chị ấy biết chị Hà Lan Nha là em gái anh Hà Ngọc Lương. Tôi hơi ngạc nhiên vì tôi không hề gởi “Lối Thoát Cuối Cùng” cho Lướt Sóng. Tôi đoán chắc các anh Song Ngư muốn phổ biến rộng rãi cái chết dũng cảm của Trung tá Hà Ngọc Lương nên gởi cho đăng trên tập san Lướt Sóng. Điều này cũng tốt thôi. Chị Hà Lan Nha sau khi đọc “Lối Thoát Cuối Cùng”, chị mới biết tường tận gia đình người anh ruột chị tự sát như thế nào, ai chôn cất và chôn ở đâu. Chị Hà Lan Nha xúc động qúa, lên World Net tìm chúng tôi để nói lời cảm tạ. Sau đó chị Hà Lan Nha và chúng tôi đã gặp nhau.

Lần đầu gặp chị Lan Nha, tôi nhận biết chị là em gái anh Lương ngay vì chị rất giống anh Lương. Khuôn mặt chị tròn phúc hậu, nụ cười tươi tắn và giọng nói dịu dàng ấm áp như người anh.

Trước khi đọc “ Lối Thoát Cuối Cùng”, chị Lan Nha chỉ nghe mơ hồ về cái chết gia đình người anh, vì chị rời Việt Nam khi Saigòn chưa thất thủ, ngày 28/4/75. Chị Lan Nha đã và đang làm cho Bank of America tại Saigòn, nên gia đình chị được chính phủ Hoa Kỳ bốc ưu tiên sang Mỹ. Phu quân chị, Thiếu tá Không quân Vũ Ngô Dũng, cũng được đi cùng vợ con. Nếu không, kẹt lại , chắc cũng phải 10 năm trong ngục tù Cọng sản vì anh là “giặc lái” chuyên lái F5. Anh Dũng vóc dáng cao lớn, mặt mũi trông rất “ngầu” như mấy tay cao bồi trong phim Mỹ. Khi đó biết đâu bọn “cái nồi ngồi trên cái cốc” chẳng ngứa mắt “bonus” cho anh 2 năm nữa cho tròn một giáp!

Nha Trang, nghĩa trang Đồng Đế, nơi bạn tôi nằm đó yên giấc nghìn thu. Ngày đêm tiếng xe chạy trên Quốc lộ 1 chắc đã làm cho bạn tôi bớt quạnh quẻ trong nhiều năm. Nay thì năm nắm xương tàn đó chắc đã bị san bằng để làm nền cao ốc. Nghĩ đến đây tôi không cầm được nước mắt.

Nha Trang ơi, gia đình bạn tôi đã gởi nắm xương tàn tại đó. Xin đất mẹ Nha Trang thương yêu ấp ủ những nắm xương đó cho đến khi tan biến vào lòng đất nghe. Xương thịt những người tôi thương mến này từ cát bụi mà có, nay hòa tan trong lòng đất cũng là điều tự nhiên thôi . Nhưng mà sao tôi cũng thấy buồn !

Với tâm trạng buồn thương tiếc nuối đó, tôi viết bài này coi như một nén nhang thắp muộn cho bạn tôi, nhân ngày giỗ thứ 28. Anh cũng là chiến hữu của phu quân tôi, anh đã tìm cái chết để khỏi phải sống chung với bọn Cọng sản tàn ác, thật là nghĩa khí anh hung! Tôi thật lòng kính phục anh. Thôi nhé, anh chị và các cháu nằm yên an nghỉ. . . . Mắt tôi lại cay cay đây rồi.



Nguyễn thị Thể-Lý
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 16:40 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #83 - 22. Apr 2010 , 18:16
 
NGÀY 30 THÁNG TƯ - NỖI ĐAU KHÔNG TAN

Tác giả: James Dieu

1. NGÀY 30 THÁNG TƯ - NỖI ĐAU KHÔNG TAN

Tối ngày 28.4.1975 khi việt cộng bắn những trái pháo vào phía sau rạp hát Quốc Thanh trên đường Võ Tánh - Sài Gòn 2, lúc ấy gia đình tôi đang sống trong khu cư xá bên trong BTL/CSQG gần đó, cạnh Sở Căn Cước và Sở Truyền Tin… phía sau sân cờ. Bố tôi lúc ấy là Đại tá Giám đốc Trung tâm Hành quân Cảnh lực trung ương và kiêm nhiệm một công việc mới theo Quyết định của Thủ tướng CP là ông Vũ văn Mẫu ngày 30/04/1975 là Chỉ huy trưởng CSQG Thủ đô Sài Gòn, Ông liên lạc với một người em kết nghĩa là chú Phạm Như Hoành (con trai của cụ Phạm như Phiên là TNS Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa) chú Hoành khi ấy đang làm Giám Đốc khách sạn Majestic gần bờ sông Bạch Đằng, thế là gia đình tôi di chuyển tới ở tại lầu 5 của khách sạn này, khi Mẹ tôi dắt đàn con 7 đứa ra xe , Bố tôi khi ấy bận công vụ không có nhà ,các sĩ quan và cảnh sát viên ở Nha Trang di tản về ở tạm quanh sân cờ BTL thấy vậy, họ nghĩ là gia đình tôi cũng bỏ chạy, có người hỏi chú Ba tài xế :

- Bộ gia đình Đại tá Chánh đi hả ?

- Không, chỉ ra ngoài ở sợ việt cộng pháo trúng mấy đứa nhỏ thôi.

Hình như họ không tin tưởng lắm qua những ánh mắt nhìn theo chúng tôi. Mẹ tôi có dừng lại và bà có nói gì đó với họ, tôi không nghe rõ . Tình thế lúc bấy giờ ở bên ngoài rất hỗn loạn, người ta đổ xô ra đường rất đông, các lực lượng phòng thủ ở thủ đô Sài gòn lúc bấy giờ có lẽ đông nhất là các chiến sĩ Nhảy Dù cùng với rất nhiều các binh chủng tập trung về Thủ đô, mặc dù vậy, thủ đô vẫn an ninh, không có việc cướp bóc như có một số người đã nói, những chiến binh của quân đội VNCH vẫn rất có kỷ luật, cầm súng trên các ngã đường trong thủ đô, đồng bào đổ xô và tranh nhau lên các chiếc tàu biển đậu trên bờ sông Bạch Đằng để hy vọng được thoát khỏi Sài Gòn giờ phút cuối cùng, tôi nhìn thấy các chiến sĩ Nhảy Dù đang cố giữ trật tự cho đồng bào lên tàu...

Nhưng những chiếc tàu vẫn không rời bến. 10 giờ sáng sớm hoặc trễ hơn một chút, ông Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, tôi thấy Mẹ tôi khóc, chúng tôi chờ Bố tôi tại khách sạn, những tên việt cộng đầu tiên xuất hịện trên đường phố cùng những chiếc xe thiết giáp gầm rú để trấn áp tinh thần dân chúng Sài Gòn. Mẹ tôi ôm chúng tôi vào lòng, Bố tôi trở về cùng với người tài xế, cả hai đều không mặc cảnh phục, Bố tôi ôm Mẹ tôi và hôn từng đứa con, chú tài xế lái xe đi đem theo khẩu M-16, trở lên phòng Bố tôi lại nói chuyện riêng với Mẹ tôi, không cho chúng tôi nghe, sau đó tôi nghe chị Thu là người giúp việc cho gia đình tôi òa lên khóc, chị quỳ dưới chân Mẹ tôi van xin được ở lại cùng gia đình tôi, chị không muốn về quê ở Gò Công, lúc ấy tôi mới biết Bố tôi định dùng súng bắn hết anh em chúng tôi rồi cùng Mẹ tôi tự sát. Mẹ tôi khi ấy không còn khóc nữa, Mẹ cũng chọn sự lựa chọn của Bố tôi, tôi khóc và ôm lấy Mẹ, có lẽ lúc ấy là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi biết khóc, tôi không ý thức được sống chết là gì, nhưng tôi rất sợ khi mọi người nói tới hai tiếng "việt cộng" !

Bố tôi rút khẩu súng ra và ôm lấy chúng tôi... Có lẽ có điều gì đó không nỡ, Bố tôi không đành lòng nổ súng vào đàn con thơ dại đang đứng chờ đợi... Những người phóng viên ngoại quốc họ đến tận phòng ở gia đình tôi và hỏi: " Chuyến đi cuối cùng rồi ông có ra đi không ?. Bố tôi trả lời : " Không " . Tại sao vậy ? Bố tôi nhìn Mẹ tôi một hồi lâu, Bố nói ông không nỡ bỏ các anh em đang cầm súng ở lại ngoài kia, có lẽ ở BTL CSQG cũng không còn ai ngoài Bố tôi và ông Tướng Nhu, với cấp bậc của Bố tôi, ông có thể tìm được một chỗ cho ông và gia đình một cách dễ dàng để bay thoát ra ngoài hạm đội Mỹ đang đợi ngoài khơi, nhưng ông đã không làm như một định mệnh với quá nhiều đau khổ cho ông và gia đình về sau, khi ở lại dưới chế độ cộng sản, tôi xuống thang máy khách sạn và gặp một toán việt cộng cầm cờ đang tìm cách lên sân thượng của khách sạn, chúng quát người phục vụ khách sạn khi anh ta đưa họ vào thang máy, chúng bảo: " Chúng tôi muốn lên trên ấy chứ không phải vào cái buồng nhỏ này ".

Chúng dí súng vào đầu người dẫn đường, sợ quá và không thể giải thích với chúng, anh ta đành dắt họ đi cầu thang... Thấy chúng lên lầu, tôi và chị Thu giúp việc sợ quá, vội dùng thang máy chạy vội lên phòng, và tôi đã ném chiếc kính cận của Bố tôi xuống cửa sổ, tôi khóc nói với Bố tôi: " Con sợ tụi nó biết Bố ở đây nên con ném xuống dưới rồi ..... Sau đó gia đình tôi trở về cư xá Thanh Đa, nơi Bố Mẹ tôi có một căn nhà mua trả góp trước đây, căn nhà nhỏ này vốn dùng để cho các gia đình của các chú trước đây làm việc với Bố tôi ở Sư Đoàn 23 di tản về ở tạm, gia đình chú Thọ cũng đã đi đâu rồi nên gia đình tôi dọn vào, tất cả mọi người đều chỉ có một bộ đồ mặc trên người, Mẹ tôi phải đưa chúng tôi ra chợ mua thêm để mặc. Tất cả mọi người phải nằm chiếu, nhà không có bàn ghế hay giường tủ gì cả... Khởi sự cho một cuộc sống hoàn toàn trắng tay đúng nghĩa ! Lúc ấy đứa em út của tôi chưa biết đi. Ngày Bố tôi đi tù có hai chú ngày xưa làm việc cùng ở Sư Đoàn 23 trước khi Bố tôi được biệt phái về Cảnh sát là chú Phạm Ninh và chú Nghiêm xuân Đông đến đưa Bố tôi đi, ông đi ngay trong ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tôi chạy theo đến tận chân cầu thang cư xá và đứng nhìn Bố tôi lên chiếc xe lam...

Từ ngày 30/4 năm ấy, một tay Mẹ nuôi dạy chúng tôi, sau này còn phải nuôi Bố tôi ở trong tù cộng sản, có những lúc Mẹ quá sức và tuyệt vọng vì không biết ngày về của Bố tôi, Mẹ có lần bạo gan hỏi việt cộng: " Sao nói đi một tháng mà bây giờ đã hơn một năm chồng tôi vẫn chưa về ? Gia đình cũng không biết đang ở đâu, sống hay chết ?" Chúng trả lời : " Nói một tháng là một tháng đi đường (?) chứ ai nói là đi cải tạo một tháng rồi về đâu...

Chừng vài năm sau, trong cuốc sống quá khổ sở, Mẹ tôi phải lặn lội sớm hôm kiếm tiền nuôi con, trong một lần quá tuyệt vọng Mẹ tôi đã viết một lá thư để lại cho Bố tôi và nấu một nồi chè đậu xanh trong đó Mẹ đã bỏ thuốc diệt chuột mà Tổ Dân phố cấp cho, Mẹ múc ra chén cho từng đứa con... Có lẽ tôi cũng không nhớ lầm thì lúc ấy bên ngoài mọi người đang tưng bừng mừng 2 năm "giải phóng" thì phải, có lẽ Mẹ tôi cũng mượn dịp này để Mẹ và đàn con 7 đứa cũng được giải thoát chăng ? Lúc ấy các em tôi cũng đã lớn, các em gái như Tuyết, Trinh, Hằng... đã khóc và quỳ xuống xin Mẹ cho chúng con được sống, chỉ sống để chờ Bố về, có đứa còn khóc gọi " Bố ơi !" ...

Mẹ tôi dường như đã cạn khô hết nước mắt rồi, thương con cực khổ quá thì chỉ muốn cho chúng chết đi để hy vọng một kiếp sống mới tốt đẹp hơn ? Sống với đời sống "con của ngụy" thì cũng chẳng ra gì ? Cuối cùng tình yêu thương của Mẹ vẫn chiến thắng, Mẹ đã hắt đổ nồi chè gần như trở thành định mệnh - như ngày nào Bố tôi đã bỏ khẩu súng lục xuống để đàn con tiếp tục được sống như sự an bài của Trời Phật vậy !

Sau đó Mẹ càng cố bương chải kiếm sống ngoài đường, có lúc bị kẻ gian đập đầu bất tỉnh ngoài bến xe khi Mẹ mua đồ xuống Cần Thơ cho dì bán nhà hàng, mong kiếm chút tiền mua cơm về cho con, lúc ấy việt cộng cấm mang gạo, ai có gạo sẽ bị tịch thu, nhưng nếu nấu thành cơm mang về Sài Gòn thì được... Chúng con biết Mẹ rất cực khổ - từ một bà mệnh phụ, Mẹ từng là Tổng thư ký Hội Bảo Trợ gia đình binh sĩ SĐ 23 BB, rồi Hội Trưởng Hội BTGĐBS của Trung Đoàn 44 BB ở Sông Mao khi Bố tôi làm Trung Đoàn Trưởng... Thế mà vì vận nước suy vong, Mẹ sẵn sàng lam lũ như những kiếp đời vốn dĩ bần hàn.

Những ngày 30 tháng Tư đi qua, tuy Mẹ không nói, nhưng trong đôi mắt của Mẹ - Chúng con biết Mẹ buồn tủi lắm !Thấy Mẹ tôi vất vả quá, cậu Khánh tôi ở Ban mê thuột có ý nhận nuôi phụ vài đứa, nhưng Mẹ không chịu, có một chú lính ngày trước của Bố tôi từ Nha Trang vào, thấy cảnh đời gia đình tôi khổ sở quá, bèn móc ví ra đưa cho thằng em tôi vài trăm, nó nhất định không lấy, chú lính phải năn nỉ mãi nó mới cầm và thằng bé chưa đầy 10 tuổi đã phải bật khóc vì tủi thân, có bao giờ nó phải nhận sự giúp đỡ thương hại như thế?

Thời gian sau này, có các chú may mắn ra đi được, có người ở Mỹ, có người ở Na Uy như các chú Nguyễn xuân Thọ, Phạm Ninh, Hồ Đắc Tùng, các bác bạn của Bố tôi Bác Thăng... gởi tiền và quà về giúp Mẹ tôi khi Mẹ đã quá sức cùng kiệt - nhờ vậy mà chúng tôi được sống !

Ngày 30/4 sắp đến - cũng dịp này, tôi xin mượn những giòng chữ này để một lần được nói lên lời tri ân những ân nhân của gia đình tôi, cũng như xin được thưa với Mẹ của chúng tôi rằng "Chúng con hiểu và suốt đời yêu thương Mẹ, đó là điều có thật đang diễn ra trong tâm hồn chúng con ! " Và với Bố , một người Cha đã suốt đời sống thanh liêm, yêu thương đồng đội, trung thành với Tổ Quốc, kiên định trong gông cùm biệt giam của cộng sản, cho dù có lúc Bố đã từng nói trong cuốn sách lưu niệm của các sinh viên Sĩ Quan Khóa 8 Hoàng Thúy Đồng trường VBQG Việt Nam rằng: "Điều mà tôi ân hận nhất là để cho Vợ và các con của tôi phải sống những ngày tháng đau khổ đói khát dưới chế độ cộng sản... "Thưa Bố , chúng con hiểu được, chúng con bây giờ đã lớn khôn, trưởng thành, chúng con không trách cứ gì số phận của minh cả, mà bù lại có lẽ chúng con càng hãnh diện và tự hào hơn vì chúng con có một người Mẹ tuyệt vời, biết hy sinh và biết đau xót cho Quốc Gia, không như những người Mẹ bình thường, có một người Cha sống ngay thẳng, tận tụy cùng Tổ Quốc, Chức nghiệp, không hèn hạ và vô trách nhiệm... Nước mất nhà tan nên gia đình mình cùng hàng trăm ngàn gia đình sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải đau khổ, chia sẽ và thăng trầm cùng vận nước - Điều đó đâu có gì nhục nhã đâu !

Như Bố vẫn thường kể cho chúng con nghe về những trận đánh của Bố ngày xưa, kể về các sĩ quan của đơn vị Bố một cách hãnh diện và tự hào như các chú Xuân, chú Tài, chú Đức, chú Lâm, chú Ninh... trong số ấy có những người đã ra đi không bao giờ trở về...

Sau mười mấy năm tù đày - Bố tôi đã trở về với gia đình và được ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện RD-7 - Và mười mấy năm sau trên mảnh đất Utah, Mẹ tôi đã thực hiện một điều mà Bố tôi mơ ước, đó là một bộ quân phục khaki vàng với phù hiệu Quân Đoàn II, Sư Đoàn 23 BB cùng các loại huy chương Việt - Mỹ của Bố tôi trước đây... Trong bộ quân phục oai phong ấy, Bố ơi ! Người sĩ quan của ngày nào vẫn còn đấy, chúng con thấy Mẹ cười thật tươi, hạnh phúc, có phải chăng lý tưởng Quốc Gia vẫn âm ỉ trong tâm hồn của Bố Mẹ, dù thời gian có đi qua bao xa? Chúng con thấy bàn tay Bố vân vê Bảo Quốc Huân Chương lV và trong ánh mắt của người lính già gãy súng vẫn âm vang nỗi bi tráng của một thời binh lửa...

Ngày mất nước lần thứ 34 lại về, chúng con hiểu sự đau khổ trong tâm hồn của Bố Mẹ - âm thầm , chịu đựng, u uẩn, lực bất tòng tâm... Bố vẫn thường nhắc cùng với Mẹ về những người đã hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ miền Nam Việt Nam, những bạn bè của Bố đã ngã xuống trong ngục tù CS.... Con xin được tạm kết ở đây cho những dòng tâm tư này bằng hai chữ "Định Mệnh " !

Vâng, Định Mệnh của cả một nền Cộng Hòa, của hàng trăm ngàn tử sỉ, của hàng trăm ngàn người không yên dưới biển sâu trên hành trình đi tìm tự do, và của ai nữa ? ... Của những người Quôc Gia đang còn sống đây cho dù ở trên xứ sở Tự Do hay còn trong nước, vành khăn trắng này sẽ được cột lên đến bao giờ ?

Salt lake city - April 2009
James Dieu

Nguồn: http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26415
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 18:17 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #84 - 22. Apr 2010 , 18:18
 
Trung Sĩ Tạ quang Châu - TĐ5ND Tạm dung tại Houston TX đăng ngày 04/22/10 - 8:00 PM
Kính tặng tất cả Tướng Lãnh , Sĩ Quan , Hạ Sĩ Quan , Binh Sĩ thuộc QLVNCH bài thơ chép lại của 1 người lính đã qua đời hết kiếp tị nạn cộng sản tại Hoa kỳ :

Rồi lại thêm một tháng Tư
Mắt ung máu vết thương dài vết xé
Những người lính chết hiện hồn về
Chia nhau điếu thuốc .
Hỏi kẻ thù ta nay đang chia phần Tổ Quốc ...
Chúng tôi đã có tội gì ?
Tội vì dân vì miền Nam ra đi
Đem tuổi trẻ xông pha cùng lửa đạn ?
Xin hỏi đồng bào tôi xưa những ngày khổ nạn ...
Có chút bình yên nơi thành thị xóm làng
Khi từng phút anh em tôi nằm xuống
Vuốt mắt bao lần vẫn thao láo trời xanh.
Ngày vỡ tổ chim tìm đậu đất lành
Đêm uống rượu say tràn trề nước mắt
Những trại tập trung miền Bắc
Anh em tôi gầy đói như ma...
Anh em tôi gục xuống bởi họng súng AK
Những đêm sương tuyết lạnh buốt da
Co ro bước trên nẻo đường cơm gạo
Đêm dị mộng mắt vằn đường gân máu
Nằm mơ có tiếng thét xung phong !
Những tử sĩ năm xưa nếu thật có linh hồn
Xin phù trợ cho ngọn cờ vàng ba sọc đỏ
Tung bay khắp bốn bể năm châu...
Hỡi những chiến binh giờ ở tận nơi đâu
Cũng có thể đưa tay chào nghiêm chỉnh !
Tháng Tư nhớ những chàng trai môt thời mặc áo lính
Giờ đây ngẩng mặt ngậm ngùi .
Để tháng Tư xa vắng một niềm vui
Tháng Tư Đen loang bầm dấu máu.
Thôi xếp lại một thời vui chiến đấu
Ngồi mà trông thế thái với nhân tình.

Houston TX April 2009

Nguồn: http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26415
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #85 - 22. Apr 2010 , 21:03
 
Cả Thế Giới Đều Hỏi


Cả thế giới đều hỏi?
Tại sao các người
Mãi tôn thờ
Lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ
Tại sao…?
Chúng tôi vẩn tôn thờ!
Bởi vì đó
Là linh hồn tổ quốc
Của những người Việt tha phương
Bởi vì đó
Là niềm tin và hy vọng
Một ngày về thay áo non sông
Lá cờ là biểu tượng
Của Tự Do
Mà chúng tôi bị cướp
Bởi bọn Cộng Nô
Chúng tôi mất tất cả
Bỏ lại ở quê nhà
Chỉ còn lại lá cờ
Trong triệu người trên thế giới
Hướng nhìn về tương lai
Cho dù thế hệ chúng tôi có tàn lụi
Nhưng còn lại cháu cháu con
Hướng lá cờ
Về lại quê hương
Cùng toàn dân đứng dậy
Làm một cuộc cách mạng
Dẹp tan bạo quyền
Lá cờ vàng phất phới
Trên đất nước Việt Nam
Ngày đó cho dù đã chết
Linh hồn chúng tôi
Cũng nương theo bóng cờ
Về trong ngày hội tựu
Tự Do! Tự Do!Tự Do!


Hoàng Chương [size=6][/size]
Back to top
« Last Edit: 22. Apr 2010 , 21:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #86 - 23. Apr 2010 , 09:18
 


...
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #87 - 23. Apr 2010 , 09:20
 

...


Giải Phóng hay Ăn Cướp

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #88 - 23. Apr 2010 , 19:18
 
Viết cho con những ngày cuối tháng tư

Mẹ Nấm


...
     

Apr 19, '10 8:55 PM


Nấm thân yêu,

Mẹ viết cho con những dòng này, sau khi cân nhắc và tẩy xóa khá nhiều lần.  Lá thư cuối tháng 4 này được mẹ viết giữa những bộn bề suy nghĩ, đắn đo. Những tưởng, chúng ta có thể bỏ lại sau lưng khoảng thời gian khốn khó, những tưởng mọi thứ lại trở nên bình thường sau bao nhiêu cố gắng của mẹ, những tưởng…

Mọi thứ không hề bình yên chút nào con ạ, bởi mái nhà của chúng ta, khoảng sân con thường chơi, góc nhà con nằm ngủ, chỉ cần có một chữ ký xác nhận là nó sẽ chẳng thuộc về chúng ta nữa.

Mẹ nghĩ mãi mà không ra, căn nhà đó, nếu vì bất cứ lý do nào mà mẹ không quay về, thì cũng không ai có quyền xác nhận là mẹ không tạm trú ở đó, bởi ngoài mớ giấy tờ chi chít dấu đỏ hợp thức hóa sự hiện diện của mẹ, thì vẫn còn có một mối dây liên kết vô hình phải không con?

Huống hồ chi, vì lý do an toàn cá nhân, và cả an toàn trong tinh thần của mình, và để chấm dứt cái cảnh nay ông trưởng thôn đến hỏi, mai lại có nhiều cặp tình nhân lảng vảng quanh nhà, để tránh cái cảnh căng thẳng và những bức xúc không cần có, mẹ muốn tịnh tâm, muốn con yên bình.

Chủ Nhật ngày 18 tháng 04 năm 2010 – mẹ muốn con nhớ ngày này, cái ngày mà những người nhân danh luật pháp, vì muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, đã “nhờ” ba con ký giấy xác nhận rằng: mẹ con ta không còn ở trong căn nhà của mình nữa.

Lý do và động cơ nào khiến họ làm việc đó thì mẹ không biết, thực lòng mẹ cũng không muốn biết, bởi ở đất nước này, sẽ có 1001 lý do được đưa ra bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào người ta muốn.

Mẹ viết lại những chuyện này, không phải để trách móc ai. Mẹ chỉ muốn con biết rằng, đã từng có một thời điểm khó khăn để ba mình quyết định nên làm thế nào cho đúng và cho phải.

Mẹ ghi lại những điều này không phải để điểm mặt chỉ tên ai, mà mẹ muốn con biết rằng, mai này, có những loại công việc, nó sẽ quyết định nhân cách của mình. Người chọn nghề, hay nghề chọn người, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng nhất của một con người, là biết tự mình phân biệt đúng sai, và lựa chọn cách hành xử làm sao cho nên “người” nhất. Tuyệt đối, không được phép nhân danh nghề nghiệp, mà quên đi nhân cách của mình, con à.

Có thể mai này lớn lên, con sẽ thắc mắc rằng, tại sao mẹ lại “hân hạnh được chiếu cố” đến vậy?

Lẽ ra, mẹ có thể lựa chọn khác đi, để ba con vui lòng, để mọi người được an nhàn, nhưng tại sao mẹ không làm thế?

Mẹ sẽ chỉ im lặng, bởi mẹ không trả lời con được.

Bởi vì, mẹ cảm nhận được dòng máu đang chảy trong người mẹ, buộc mẹ phải suy nghĩ và hành động như vậy. Mẹ đã từng suy nghĩ, tại sao mình không làm khác đi được?
Và, mẹ không tìm được câu trả lời.

Những ngày cuối tháng Tư, khi viết những dòng này cho con, mẹ nhớ đến lá thư mà bác P. viết cho con trai mình năm ngoái. Một lá thư xúc động, và cũng làm khá nhiều người khó chịu, bởi nó là lời trần tình của một người cha dành cho con trai mình về quê hương thân yêu.

Mai này con lớn lên, sẽ phải học nhiều thứ về lịch sử, mẹ đã hứa với lòng mình, sẽ dạy con đánh vần hai tiếng “quê hương” thật trọn vẹn, sẽ chỉ cho con xem những dấu tích đớn đau trên thân xác đất nước mình.

Tháng Tư mà mai này con được học, sẽ không chỉ có cờ hoa rực rỡ, mà nó còn là nước mắt và máu của rất nhiều người.

Tháng Tư  là tháng mà mẹ sẽ dạy con, là biết nhìn nhận, biết lắng nghe và biết suy nghĩ trước những gì lịch sử đã trải qua. Đó thực sự không phải là chiến thắng, mà chỉ là một cuộc chuyển giao quyền lực đầy đau đớn của dân tộc mình.

Quê hương này là của mẹ, của con, của mọi người Việt Nam.

Làm gì có ai thắng cuộc, khi cả dân tộc này bị chậm tiến so với các nước bạn phải không con?

Mẹ sẽ không dạy con những điều cao siêu đầy lý tưởng, không dạy con yêu kính những giá trị không hề có thật được tô vẽ.

Mẹ sẽ chỉ dạy con rằng ngoài việc yêu bản thân mình ra, yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng mình, yêu những người xung quanh mình, yêu cả nơi mà con sinh ra và lớn lên – là Việt Nam. Nơi sản sinh một dân tộc da vàng, thấp bé, nhưng thông minh và can đảm chẳng kém ai.

Có thể rồi con sẽ “được” học, được nghe, được xem và bị ảnh hưởng bởi một nền văn hoá mang tên Trung Quốc, rõ ràng là điều này sẽ xảy ra, bởi chúng ta đang phải sống chung với nó, phải đối mặt với nó trong cuộc sống hàng ngày mà không có sự chọn lựa nào khác.


Nên vì thế, mẹ viết những dòng này để con nhớ rằng, dù sự đô hộ của Trung Hoa cách đây 1000 năm đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng nhiều người Việt, thì giấc mơ “Hán” hoá nước Việt Nam bằng nhiều cách thức, nhiều thủ đoạn cũng sẽ chỉ là giấc mơ của tên láng giềng đầy lòng dã tâm.

Bởi lịch sử đã và sẽ đang viết tiếp tinh thần No China từ 1000 năm trước con à!

Một mai con khôn lớn, đọc lại những dòng này, mẹ hy vọng con sẽ hiểu hơn những gì mẹ đã nghĩ, đã làm chỉ vì muốn con có thể học được bài học đứng thẳng làm người, con nhé!

Mẹ yêu con!


http://menam0.multiply.com/journal/item/167/167
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #89 - 23. Apr 2010 , 19:22
 
THÁNG TƯ, EM


Tháng tư em khóc mỗi chiều,
Trăm cơn mộng dữ ngày điêu đứng về.
Cơn mưa lạ lạnh sơn khê,
Mong manh áo cũ, câu thề vẫn xưa.
Sàigòn, tên mất, mù xa,
Thì thôi xin nhắc dùm ta yêu người.
Ba mươi năm lẻ, nửa đời,
Ép dòng dư lệ giữa trời quạnh hiu.
*
Tháng tư em  khóc mỗi chiều,
Năm rồi qua, nhớ thêm nhiều, tình ơi.

LAN ĐÀM

  hoa_vang_14


Ở BOLSA NHỚ SÀIGÒN


              Gửi Duy Lam, Phạm Quốc Bảo

Nhớ ư- thì cũng lề đường,
Góc trưa dăm vạt nắng vương tóc người.
Ly cà phê, mãi không vơi,
Nghe trong men đắng vọng đời truân chuyên.
Sàigòn nhuộm má em đen,
Xác xơ quán nhỏ cột đèn chờ nhau.
Mười năm đợi, áo bạc màu,
Đìu hiu phố cũ, sầu đau cuối ngày.
Bolsa cây lá vừa thay,
Ở mắt ai, chợt thấy đầy chốn xưa.

LAN ĐÀM

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 16
Send Topic In ra