Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - :: Thơ Mặc Giang ::  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra
:: Thơ Mặc Giang :: (Read 9178 times)
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #30 - 13. Jun 2010 , 14:54
 
Tân Cổ Quan Âm Thị Kính Việt Nam

Thơ Mặc Giang - nhạc Quang Nhã - Ns Công Nghĩ



...

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1

Đêm khuya lạnh giữa núi rừng Bình Phước
Tiếng con ai sao khóc trước cổng chùa
Già Lam nghèo xuyên vách lá đong đưa
Tiếng trẻ khóc từng hồi khua thét gió

Thầy Chiếu Pháp cầm đèn dầu nho nhỏ
Cùng vài Chú Điệu, cất bước ra soi
Không bóng dáng ai, sao lạ hỡ trời
Chỉ thấy em bé, trùm khăn khóc ré

Hình như mới sinh, em còn nhỏ quá
Hai mắt nhắm nghiền, da thịt đỏ au
Sao lạ thế nầy, cha mẹ em đâu
Không lẽ ở dưới đất chui lên, hay trên trời rớt xuống

Rừng núi hoang vu, chùa quê thanh vắng
Nợ phong trần sao lại nặng duyên vương
Em bé ơi, ôi giấc mộng nghê thường
Thầy đành phải cưu mang ru giấc điệp

Đêm đầu tiên Thầy không sao ngủ được
Tiếng trẻ thơ khát sữa khóc oa oa
Đun nước sôi, pha sữa hộp, chứ biết sao bây giờ
Bàn tay Thầy sần sùi không đủ ấm

Ru bé ngủ, cất tiếng à ơ vịt rống
Nghe sao mà trầm bỗng giống tiếng tụng kinh
Em bé nghe, hình như không phải tiếng của mẹ, giật mình
Thầy chẳng biết bế bồng ra sao, nhìn em mà ứa nước mắt

Bản thân Thầy mở ra một khúc ngoặt
Khúc ngoặt hai năm, trải qua biết mấy khúc ngoèo
Ngoèo như núi rừng, hoang vắng cheo leo
Ngoặt như đồi dốc, Thầy âm thầm gánh chịu

Rừng khuya hỡi, có nghe không tiếng núi
Trăng sao ơi, le lói chi khung trời
Lòng dạ Thầy heo hút đỉnh chơi vơi
Là đàn ông, mà phải thành Thị Kính

Nhân gian có câu :
Người tính không bằng trời tính
Thị Kính xưa có pháp danh Kỉnh Tâm
Tên của Thầy lại là tên Minh Tâm
Hiệu của Thầy lại còn mang Chiếu Pháp

Quê ở Vĩnh Long, tìm lên Bình Phước
Xây dựng chùa, đặt danh hiệu Thanh Tâm
Núi rừng khuya, vằng vặc ánh trăng rằm
Sáng và tròn đầy hơn trăng mười sáu

Nhớ chuyện xưa, có Quán Âm Thị Kính
Thì chuyện nay, cũng có Thị Kính Quán Âm
Không phải chuyện của người, mà là chuyện của Việt Nam
Ta ca hát đi khắp cùng nhân thế.

Viết ngay, khi đã gởi Câu chuyện này đi cùng khắp,
và không đầy một tiếng đồng hồ sau, đã có bài này.
7 giờ tối Thứ Hai ngày 23-11-2009
TNT Mặc Giang
macgiang@y7mail.com

*

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 2

Thầy Chiếu Pháp sớm hồi đầu, quy y cửa Phật
Mộng thư sinh, xin trả lại sân trường
Ba năm đại học, bụi phấn không vương
Khoác áo nâu sồng, tương chao dưa muối

Tỉnh Vĩnh Long của Miền Nam bạt ngàn ruộng lúa
Sợ chim ngàn lỡ gãy cánh sa chân
Nên Thầy tìm lên tận gió núi mưa rừng
Đèo heo hút giữa hoang vu Bình Phưóc

Trên dưới mười năm, bần hàn đạm bạc
Kiến tạo ngôi chùa, tên tự Thanh Tâm
Thầy trò trong lành, như tiếng chuông ngân
Nhưng bổng một hôm, đất bằng dậy sóng

Vào giữa đêm khuya, núi rừng hoang vắng
Có tiếng khóc gào, như tiếng bé thơ
Tiếng khóc ngoài cổng, theo gió bay vô
Xuyên kẽ lá vách chùa che sao nổi

Thầy Trò thắp đèn, lần mò ra cổng
Tiếng khóc trẻ thơ càng rõ ràng hơn
Con của nhà ai, khóc giữa đêm hôm
Cha mẹ em đâu, mà em nằm ngo ngoe đỏ hỏn

Thầy Trò cùng kêu, mà chẳng nghe ai lên tiếng
Duyên nghiệp thế này, biết đành đoạn sao cam
Thầy không nói không rằng, đưa hai tay bồng em lên
Đem vào phòng, châm thêm dầu, thức trắng

Cứ một hai tiếng, em cục cựa, khóc rống
Thầy lại đun nước sôi, pha thêm sữa cho em
Em oe oe, rồi nhắm mắt ngủ yên
Thầy ngồi đó, tâm can như lửa cháy

Ngày lại ngày qua, cha mẹ em đâu không có thấy
Tháng lần năm lựa, bão bùng sóng gió thị phi
Nghiệp cảnh nghiệp duyên, tột đỉnh tư nghì
Ập phủ lên Thầy, như Núi Bà Đen, cuối Trường Sơn hùng vĩ

Rồi Tỉnh, rồi Huyện, mọi Ban Ngành, đem ra cân ký
Rồi dân, rồi quân, ai cũng mổ xẻ tường tận li ti
Ngậm miệng cũng mắc quai, đừng nói há miệng, biết nói năng gì
Thầy cam phận, cam lòng, mang thân Thị Kính

Thị Kính xưa, vẫn diễm phúc hơn Thầy, nhờ giới tính
Còn Thầy thì, mang cái kiếp đàn ông
Khổ gì hơn, bằng cảnh gà trống nuôi con
Hai vai rộng, nhiều khi thua đôi cánh nhỏ

Chỉ bú, mớm, dỗ dành, hát ru, thay tả
Mà khó lòng hơn vượt núi băng đèo
Năm ba tháng đầu, ghềnh đá đẳng đeo
Đành chấp nhận như ba hồi kinh dị

Ngày tháng dần qua, em dần hơi lớn
Khi em biết đi, Thầy sung sướng quá đi thôi
Khi em biết nói những tiếng bập bẹ đầu đời
Thầy diễm phúc như đường tu chứng ngộ

Bởi thuyền khổ ải đã vượt qua biển khổ
Bởi bây giờ, em cười, em khóc, còn biết tại sao
Chứ trước đây, dù Thầy biết Bắc Đẩu, Nam Tào
Nhưng em bé khóc cười, Thầy không sao hiểu nổi

Gần hai năm sau, cha mẹ của em, lương tâm mòn mỏi
Không có nỗi đau nào, bằng nỗi đau cắn rứt lương tâm
Nên cha mẹ của em, chân thành sám hối ăn năn
Xin nhận lại đứa con thơ, khúc ruột núm nhau, ôi là da là thịt

Thầy từ mẫn nhưng nghe lòng xa xót
Công sinh công dưỡng cũng lắm tơ vương
Nhưng Thầy chỉ mang tạm một đoạn trường
Cuộc đày ải trả cho người nhân thế

Câu chuyện thời xưa, có Quán Âm Thị Kính
Câu chuyện thời nay, có Thị Kính Quán Âm
Trời xanh xanh, mà cây lá cũng xanh xanh
Trăng sáng tỏ trăng rằm, trăng thanh trăng mười sáu

Tôi xin hát bản trường ca hợp tấu
Chuyện Quán Âm Thị Kính của Việt Nam
Truyền cho nhau và đi khắp nhân gian
Việt Nam ta, cũng có những con người siêu xuất.

11 giờ đêm Thứ Hai, ngày 23-11-2009
Dành thêm một tiếng hồ và có thêm một bài nữa.
TNT Mặc Giang
macgiang@y7mail.com

________________
hoahong.gifhoahong.gif Phủi Bụi Trừ Dơ hoahong.gifhoahong.gif
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #31 - 15. Jun 2010 , 07:16
 
...
ảnh nhưnhư

"... Này em ... Mẹ là một con NGƯỜI. Nhưng là một con NGƯỜI không ai thay thế được..."


Nhắc Những Em Tôi

Nhạc Sĩ: Hải Dương

Trình Bày: Phượng Hằng


Phổ thơ Mặc Giang

hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
CD Tân Cổ Hoa Song Đường
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #32 - 17. Jun 2010 , 07:56
 
 
Quê Hương Muôn Thuở

Quốc Anh

(Những câu thơ trong các đoạn văn hoặc trong ngoặc kép đều được trích từ Thơ Mặc Giang) – Quốc Anh

 
Bất luận anh ở đâu, chị ở đâu, em và tôi ở đâu, hễ nghe nhắc đến Quê Hương, thì cảm nghe tâm tư tràn ngập một trời nhung nhớ; hễ nghe bàn về Quê Mẹ, thì niềm tự hào và tình nhớ thương như đang chắt lọc, lắng đọng bồi vun... Bởi Quê Hương là nơi ta bi bô tập nói, nơi đầu tiên Mẹ dẫn ta vào phân khoa đại học cuộc đời, nơi Cha nghiêm hướng cho ta leo lên đỉnh cao thành tựu. Vì vậy, xưa nay, một số bài về quê hương của thi nhân đều khiến người đọc luôn thấy hấp dẫn trong cảm giác mới mẻ tinh nguyên. Những câu thơ với chủ đề Việt Nam nguồn cội, quê hương của ngàn năm oai hùng kiêu sa, cũng được nhà thơ Mặc Giang thể hiện qua những dòng thơ rất thực, thắm thiết tình nhớ thương, nhắn gởi ý thức trách nhiệm, đồng thời cũng tạo dựng một lối về thênh thang trên “hành trang lội ngược”. Sức cuốn hút của dòng thơ về tình tự Quê Hương trong thơ Mặc Giang, thiết nghĩ, là một trong những đề tài giá trị trong thơ ông. Luận bàn về chúng, cũng như đang nói với chính mình, như đang thì thầm bên Mẹ Việt Nam, đang lặng yên lắng nghe tiếng vọng của hồn thiêng sông núi Quê Hương. Mà qua đó, chất thơ, hồn thơ, tứ thơ, nội dung thơ mang phong cách đặc biệt, mới mẻ của nhà thơ Mặc Giang đã cho chúng ta có cơ hội biết lắng đọng lòng mình, biết trân qúy Quê Hương - đất nước của những dãy núi trùng điệp in hình công Cha, của những con sông mang âm hưởng tiếng hò thân thiết của Mẹ Việt Nam.
Nhờ ý thức sâu xa về nguồn cội Việt Nam, nên trong những bài thơ nói về đất nước Việt Nam nòi giống Tiên Rồng năm ngàn năm lịch sử, Mặc Giang thường thể hiện một thơ phong tự hào, phấn kích, nhưng cũng trầm ngâm qua giọng thơ tự tin khẳng định, hoành tráng.…: 
Việt Nam còn đó non sông
Mẹ Âu, cha Lạc, con Rồng, cháu Tiên
(Mặc Giang, non nước Việt Nam) 
Rồng và Tiên, một tượng trưng cho tinh hoa tiết liệt, mạnh mẽ như cuồng phong vũ bảo, hùng hồn nghĩa khí, bất khuất, tràn đầy nhựa sống, là chúa tể ngự trị cả đại dương cuồn cuộn; một tượng trưng cho sự trong sạch, thanh cao, tâm hồn đôn hậu, liêm khiết, trong sạch, ngay thẳng, chất trực, không uẩn khúc quanh co, ngự trị cả dãy Trường Sơn hùng vĩ điệp trùng. Vì ý thức cội nguồn là con cháu Rồng Tiên là một trong những tư tưởng văn hóa truyền thống về cội nguồn quý hiếm cao sang nhất trong khởi nguyên dòng giống lịch sử toàn nhân loại, nên Việt Nam quê hương trong thơ Mặc Giang luôn là những chất liệu ngọt ngào, mênh mang lai láng, kết quyện đan thanh: 
Tổ quốc Việt Nam thật mến yêu
Cầu tre lắt lẻo nhịp cầu kiều
Đò ngang đò dọc non liền nước
Cẩm tú giang sơn thật mỹ miều
Quê hương một dãy kết ba miền
Sông núi muôn đời của Tổ Tiên …
(Mặc Giang, non nước Việt Nam non nước tôi)
Hình bóng và chất liệu quê hương Việt Nam, hậu duệ của Hùng Vương Văn Lang trong thơ Mặc Giang như là lời tự hào thi thiết của tâm can, đó cũng chính là hình ảnh của con người với quê mẹ Việt Nam tin yêu, thương nhớ, nhẹ nhàng lâng lâng như một nhà thơ đã cảm tác: 
Tôi lại về quê Mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta, ngân nga tiếng hát   
Bởi quê hương trong lòng thi nhân không những là quê hương của niềm tự hào Rồng Tiên, mà qua bao biến đổi tang thương, trong chiều dài hun hút của lịch sử bế bồng năm ngàn năm, vẫn khắc sâu trong hồn sông núi quê hương những lao khổ của cha ông, nên trong Tôi chỉ là một người nước Việt Nam, thi nhân Mặc Giang viết:   
Tôi chỉ là một người nước Việt Nam
Của những nơi đất cày lên sỏi đá
Gạo thóc chua cay, đẫm mồ hôi lá mạ
Những bác nông phu tàn tạ nắng sớm mưa chiều
Nhìn những khổ đau, rách nát, điêu tàn,
Dày xéo, chất chồng trên hình cong chữ “S” 
Càng yêu sóng biển rạt rào, yêu phù sa lở bồi, yêu cảnh xanh mơn núi rừng, của từng buổi cơm canh đạm bạc chan chứa tình quê bao nhiêu, cũng chính là thương cảnh sống quê nghèo thôn dã bấy nhiêu. Quê hương bao giờ cũng mặn mà tình mẹ, dạt dào tình cha và đong đầy tình bạn. Người nông phu với con trâu, cái cày trong nắng sớm mưa chiều, một nắng hai sương luôn là hình ảnh đậm đà, chắt lọc, thắm thiết tình quê hương, đã từng khiến thi sĩ Mặc Giang ngậm ngùi trầm ngâm, rồi tuôn chảy những dòng thơ như đang thân thiết sẻ chia nỗi khó nhọc, gạt hộ giọt mặn trên ruộng đất khô cằn nước mặn đồng chua. Đây là động năng khiến dòng mực cứ chảy dài trên trang thơ khi tác giả viết về nỗi khổ nhọc của làng quê Việt Nam. Do vậy, lúc nào cũng cho chúng ta cái cảm giác, thơ của thi nhân Mặc Giang luôn là những trang thơ nóng hổi, chưa ráo mực, cho dù viết từ tháng trước, năm trước hay tự hồi nào. 
Dù hôm nay hay mai kia mốt nọ, em có làm gì đi nữa, chị có làm gì đi nữa và anh có làm chi đi nữa, thì trong chúng ta vẫn không bao giờ nhạt phai chất liệu mặn mà quê hương. Bởi sau những buổi tan trường, dọc đường về nhà, chúng ta đã từng san sẻ chia chác nhau củ sắn, củ khoai, hoặc trái sim trái mận còn non xèo đắng chát. Và khi ý thức về nguồn cội Việt Nam, về chất liệu mặn mà quê hương trong mỗi chúng ta, cũng là lúc chúng ta xác định rõ mối quan hệ thắm thiết giữa con người Việt Nam. Như trong Quê hương nguồn cội, Mặc Giang nhắc nhủ đàn em: 
Em sinh tại quê hương
Tôi sinh vùng đất khách
Dù xa xôi cách biệt
Nhưng là người Việt nam
Em máu đỏ da vàng
Nhìn tôi đâu có khác
Tóc em đen óng mượt
Tóc tôi chẳng lạ gì 
Ngăn cách không gian nào có nghĩa gì đâu, không ngăn được tình người Việt nam. Trong bất kì hoàn cảnh nào, tôi cũng sẽ dễ dàng nhận ra em, không gì có thể làm thay đổi quan hệ thâm tình giữa mỗi chúng ta. “Dù xa cách dặm trường, tình yêu thương chỉ một”, bởi trong chúng ta, ai cũng mang giọt máu của Mẹ Âu, linh hồn của Cha Lạc và bản lĩnh của vua Hùng. Cũng chính vì vậy, nên khi nào thi nhân cũng thấy tình quê hương qua hình ảnh sông nước mênh mông, tâm hồn thi sĩ Mặc Giang cũng như ánh trăng đêm hè tỏa mát lấp loáng lung linh trên dòng sông quê hương, nơi mà thi nhân đã từng: 
Đêm trăng tắm mát dòng sông
Áo phơi trước ngọn gió lồng
Cùng reo câu hò tiếng hát
Khuya về bỏ lại bến không
(Mặc Giang, xóm nhỏ làng quê) 
Hình ảnh gắn bó với làng quê vào thuở ấu thơ này đã theo suốt cuộc đời thi nhân, là một trong những hoài niệm đẹp nhất, trân quý nhất, bởi nó đã để lại trong lòng thi nhân bao ngọt ngào; từ đó có thể dệt nên những trang thơ cuộc đời, tạo nên bao ấm nồng của những chiều đông gió bấc căm căm. Hình ảnh với bao kỷ niệm thân quen đậm màu tình quê, xanh ngắt màu xanh đồng lúa Việt Nam này khiến chúng ta phải nhớ đến một hình ảnh tương tợ của thi sĩ Tế Hanh tả trong bài nhớ con sông quê hương: 
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Vâng, chính nỗi niềm yêu quê luôn vò võ thổn thức trong tâm hồn đầy nhiệt huyết, nên hình bóng quê hương Việt Nam luôn là niềm thương nỗi nhớ trong lòng thi nhân, cả hai hòa quyện đan chặt nhau như sông nhớ nguồn, như núi nhớ non, thân thiết ấm nồng như con sông quê hương từng tắm mát cả đời thi nhân Mặc Giang, khiến ông như giữ mãi mối tình ấy và luôn cảm thấy mới mẻ hấp dẫn, cuốn lôi.   
Đến suốt cuộc đời, nó vẫn luôn là đầu nguồn đích thực, là hạ lưu vĩnh hằng để thi nhân kí thác nỗi nhớ niềm thương, đong đầy kỉ niệm mỗi độ thu về mát lạnh, đông đến gió rét căm căm, xuân tới rộn rã tiếng chim, hay hạ về với hương sen ngào ngạt, để rồi cất lời hoan ca như khúc nhạc khải hoàn: “ta đi trên nước non mình, ta về lưu lại bóng hình quê hương, ta đi một nhớ hai thương, ta về ta nhớ vấn vương muôn đời. ” Đây chính là lời ca quê hương được dệt kết trên cung đàn thương nhớ, vấn vương, không chia lìa, không xa cách ; là những bước chân chắc nịch nện mạnh trên lòng sông vách núi; là những “dấu hài vạn thuở vẫn chưa pha” trên lộ trình nâng niu và tiếp hướng về nguồn cội Việt Nam. 
Có được hoa trái tình thương đối với quê hương qua bao vun bồi, dưỡng nuôi, chăm bón như thế, do Người thơ Mặc Giang không những ý thức được tinh hoa nguồn cội Việt Nam, mà trước những tàng tích đau thương đất nước qua bao thời cuộc, ông còn luôn thống thiết như máu bồi trong tim, quặn thắt từng cơn như phải trăm ngàn mũi kim, hay đếm từng giọt khô giữa khắc nghiệt đông về. Trong Ta còn Việt Nam, sông núi hồn thiêng, Người thơ Mặc Giang nói:   
Một nắm xương khô nghe lòng da diết,
Một giọt máu đào thấm nhuận non sông
Năm ngàn năm lịch sử, nhục vinh thành bại
Đã biết bao lần chất chồng xương núi máu sông 
Như một sự đánh động tâm tư lãng quên của những ai nếu có, hay như một sự tài bồi cho tâm lực hằng nhiên. Giang sơn gấm vóc chúng ta đã bồi đắp biết bao mồ hôi xương máu của cha anh từ thuở dựng nước cho đến hôm nay, “là tinh hoa tiết liệt qua nhiều thời đại”, chính là tất cả những gì đã kếttinh thành người con Việt hôm nay. Bởi đó là sựï khơi động mạch nguồn giao cảm, sự vần vũ lại qua giữa thượng nguồn và hạ lưu, khắn khít keo sơn như hồn sông núi, buộc ràng miên viễn như hình với bóng, quyện hòa như sữa với nước giữa nhiều thế hệ chuyển tiếp qua bao thời đại. Và chính vì vậy, dù trên vạn nẻo đường đời và mưa nguồn thác lũ, thì Việt Nam trong tâm hồn thi nhân luôn là bài ca bi hùng, tự quyết: 
Nhìn chữ “S” cong cong
Sao nghe đau vời vợi
Tôi từng nghe tiếng gọi
Dân tộc Việt yêu thương
Dù xa cách dặm trường
Tình quê hương chỉ một
(Mặc Giang, quê hương nguồn cội) 
Càng tự hào khi nhìn giang sơn gấm vóc một cách sâu sắc bao nhiêu, thì càng nhức nhối, đau vời vợi bấy nhiêu, đó đâu không phải là ý tưởng “nhìn quê hương anh nghe nhiều cay đắng, nhìn cội nguồn tôi thấm những niềm đau ?”. Cũng vì qua chất liệu quê hương ngọt ngào, qua những thành bại trôi dòng lịch sử mấy ngàn năm, thi nhân Mặc Giang trăn trở thổn thức trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn hình ảnh “Mẹ nằm đó, mặt lệ nhòa, không nói. Cha trầm ngâm trắng phếu bạc mái đầu.” Niềm cay đắng của anh, nỗi đau thương của tôi, nhòa lệ trong im lặng của Mẹ và dáng điệu trầm ngâm bạc đầu của Cha, đều là cùng trầm thống về quê hương, về con người Việt Nam cùng chung máu đỏ da vàng, cùng đỡ đần qua vách chắn Trường Sơn, cùng uống cạn nguồn mạch Thái Bình. Lời thơ như vượt trùng khơi bay xa giữa cõi đời huyễn mộng, chính đã mở ra lộ trình tiến bước cho “tình ca muôn thuở của người Việt Nam”, để cùng nhau đi xa hơn trên hành trình của nẻo về tình tự quê hương. 
Chừng ấy, đủ cho ai cũng thấy biết được ý thức hệ về tình Quê Hương, tình dân tộc của Người thơ Mặc Giang. Nhà thơ đã mở ra cho chúng ta lối về quê hương nguồn cội chỉ có một mà thôi, đó là lối về của yêu thương, yêu thương vô điều kiện, không mang tính tạc thù ước lệ, không đòi hỏi yêu sách bất kì thứ gì. Chỉ cần gặp nhau cho dù chưa từng quen biết, chúng ta cũng có thể ôm choàng lấy nhau mà khóc, rồi cùng nhau ôn lại “dòng lịch sử còn rung thời tiết đọng. Thuở dựng cờ, khai tổ quốc giang san”, rồi cùng khóc cười mà hát điệp khúc: “Tình quê ca khúc nẻo đường. Em reo ca khúc quê hương muôn đời ”   
Đây là nỗi niềm khiến Người thơ Mặc Giang thao thức trằn trọc bâng khuâng, 60 ngày đêm liền không ngủ. Xưa, khi mất bạn, Nguyễn Khuyến nói:“rượu ngon không có bạn hiền. Không mua, không phải không tiền, không mua”. Nay, thi sĩ Mặc Giang có lẽ vì trầm tư trước đà biến chuyển xa khơi của con đò quê hương, trước ánh nắng vàng vọt hắt hiu yếu ớt vào một chiều lụi tàn dần tắt bình minh quê mẹ. Trong Kỉ niệm 60 đêm không ngủ, Mặc Giang nói: 
Hai ngọn đèn không cần phải châm dầu
Sáu mươi đêm cháy hoài không muốn tắt 
Tôi nằm yên, nghe đến từng hơi thở
Tôi đăm chiêu, nghe mềm cõi tâm tư   
Sáu mươi đêm không ngủ, mang nặng hình cây đa, gốc dừa, bến nước, am tranh của quê hương; hai tháng trời thức trắng, mang nỗi niềm tình tự yêu thương, để rồi trong thanh vắng đêm trường, thi nhân còn nhớ thương luôn tất cả người anh em chị em. Ở đó như mở ra một thông điệp ngõ vào tình thương giữa con người Việt Nam:“anh với tôi đâu phải người xa lạ, dù không quen cũng gợi cảm tình người ”. Cho nên thi nhân đã từng đếm từng tiếng khuya rơi rụng, từng nghe mềm cõi tâm tư, nhìn sâu vào bóng đêm trong thiết tha, đợi chờ, mong mỏi.   
Từ đó, trong Mặc Giang, những dòng thơ tràn ngập triết lí sống và dạt dào tình thương, đã thâm thiết mở ra cho đồng bào Việt Nam lối về tình tự muôn thuở trên con đường “mọi nẻo hương quê, rung hồn lệ sử”. Con người Việt Nam nên phải “nâng niu trau chuốt từng ngày”, phải biết: 
Biển rộng sông dài gìn giữ điểm tô
Phải nên khuyên nhau:
Anh đi xây đắp nẻo đường
Tôi đi vá lại quê hương rã rời
(Mặc Giang, tình ca muôn thuở của người Việt Nam) 
Những chuyển biến thời cuộc, những thay đổi do ý thức hệ trong mỗi thời đại, vô tình đã biến quê hương không còn như xưa, khiến con người đôi khi cũng nổi trôi theo thế vận, khiến nét mặt quê hương mang những dấu ấn phong sương thời gian, là nét rã rời biến thể của đồng xanh, nét tàn phai trơ trọi của mùa lúa chín, là âm vọng rời rạc chắp nối ứ nghẹn của điệp khúc tình tang trở về. Nên lời thơ của thi nhân Mặc Giang như đang thủ thỉ bên tai chúng ta là hãy tận lực, hãy dốc tâm, hãy hành động cho Việt Nam, cái nôi quê hương muôn thuở, nơi mang bao kỉ niệm tình Mẹ, bao hoài cố nghĩa Cha.   
Nhưng điểm tô, xây đắp trau chuốt bằng cách cách nào mới vẹn tình quê? Không gì khác, đó là xây dựng, bồi đắp, bền vững hơn tình người, tình đồng bào, tình huynh nghĩa đệ. Đây chính là lúc thi nhân muốn nói: 
Dòng lịch sử, muôn đời, ta chung sống
Hồn quê hương, muôn thuở ta đắp xây
Tình anh em, mãi mãi, ta tiếp tay
Tình dân tộc, ngàn đời, không lay chuyển
(Mặc Giang, ta bước đi trên quê hương ta) 
Có một lịch sử oai hùng, hồn quê hương ngọt ngào đường mía lau như thế, thì anh em chị em phải gìn giữ, đắp xây, phải “tay trong tay, tình trong tình, máu trong máu”, để tình dân tộc ngàn đời không biến chuyển đổi thay. Thế mới chính là đích thực yêu quê hương, thương nòi giống Âu Lạc, trân quý nguồn cội Tiên Rồng.   
Một nhạc sĩ nào đó viết về quê hương cũng khá cảm động “…quê hương, mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không hiểu, sẽ không lớn nổi thành người.” Không hiểu, tức không biết trân quý, không xây dựng tình thương , để “cho vạn vật nhân sinh hòa điệu sống.” Không lớn nổi thành người là thành thân mà không thành danh, thành khí mà không thành chất, thành hư mà không thành thực; không thực sự cưu mang tiếng hát ầu ơ của Mẹ, tiếng hát vượt băng vách chắn thời gian; không thực sự mang hình hài cốt khí của Cha, hình hài càng sắc nét, càng linh tri theo sóng nước lan tỏa không gian.   
Để xây dựng tình yêu quê hương trọn vẹn trong hoàn thiện tình người, thì bước đầu tiên, phải xác lập sự thân thiện, lòng cảm thông. Nên biết rằng, hiểu nhau và thương nhau là nhu yếu khơi dòng của mạch sống, hôm qua hôm nay ngày mai, đầu tiên sau cùng và mãi mãi. Nhạc sĩ vượt thời gian Trịnh Công Sơn có lời ca như là một lời nhắn nhủ thâm thiết, là ý thức đầu nguồn không thể thiếu để thiết lập dựng xây, vun vén tình người:
Mưa vẫn mưa bay cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau!
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau   
Ngay sỏi đá, đâu phải vô tình, giữa chúng có mối tương quan mật thiết, chúng cũng biết đau, cũng cần có tình thương, cần có nhau, thì con người, chúng ta chắc ai cũng tự biết.
Thiết lập trọn vẹn tình huynh nghĩa đệ, tràn đầy ý thức cùng mang dòng máu cha ông, là lúc chúng ta hội đủ tư cách của một đấng trượng phu với phong thái: 
Ngước mặt ngẩng đầu sống dọc ngang
Cho hay con cháu giống da vàng…
(Mặc Giang, xin nguyện làm người nước Việt Nam) 
Là chính thức xác định mình trong ý thức tình tự quê hương dân tộc. Ý thơ vừa như một lời thệ nguyện kiên trinh, lại vừa như một lời khuyên chân tình của thức giả, lời kêu gọi thân thiết của người bạn hiền, lời vỗ về tâm can của cha, lời dặn dò như van lơn của mẹ. Vâng! phải cao thượng, phải khí tiết, nhìn lên không thẹn với trời xanh, ngó xuống không hỗ với đất dày, như thế mới xứng danh con cháu Tiên Rồng, mới đủ tư cách dự vào hàng ngũ hậu duệ của Văn Lang. Đã là con cháuRồng Tiên, thì nên sống như thế; sống được như thế, mới đúng hợp với chất liệu cốt cách Tiên Rồng.
Chính nhờ thế, nên một cách khẳng khái, quyết đoán, trong Xin nguyện làm người nước Việt Nam, thi sĩ Mặc Giang đã tình tự nát cõi tâm can với non sông gấm lệ, với Linh Hồn Tiên Tổ rằng:
Kiếp sau nếu được làm người nữa
Xin nguyện làm người nước Việt Nam
Như thế, nói với chính mình, nhưng chẳng khác nào tác giảnhư đang nói với đàn em đó sao! Vì trong quê hương, là hơi thở của em, là nụ cười của thi nhân, như thi nhân đã khẳng định: “em vẽ một vòng tròn, tôi vẽ một hình vuông, khép hai chữ vuông tròn, thành quê hương muôn thuở”, đây là chất liệu và cũng là tiền đề để dựng xây bồi tô cho Quê hương nguồn cội. 
Có như thế, chúng ta mới càng thêm tự hào khẳng định sự tồn tại miên trường bất diệt của quê hương, đó là sự thể hiện một cách hoành tráng, rung động như trống chiêng, và cũng êm ái dịu dàng như khúc rẽ dòng sông: 
Việt Nam tổ quốc quê hương tôi,
Thời thế thế thời dẫu đổi ngôi,
Lịch sử năm ngàn không biến đổi,
Truyền trao thế hệ mãi tô bồi
(Mặc Giang, Nguyện làm người nước Việt Nam)
Đó cũng chính là khúc hát của Việt Nam quê hương còn đó, với lời ca vang vượt cả mây ngàn và gió núi bao la: “xưa nay trang sử lựa là, lật ra một cái còn ta với mình, Việt Nam muôn thuở tồn sinh, quê hương muôn thuở như mình với ta”. Đó là cách thể hiện hùng hồn nhất tấm lòng tri ân báo ân, biết cội biết nguồn, biết trân trọng nâng niu dòng máu khai sinh, biết quý thương từng dải giang san đẫm xương máu cha ông qua bao thời đại, và đó chính là sự thể hiện “Uống nước nhớ nguồn cây nhớ cội”. Có thế mới làm cho “ngàn năm rạng rỡ giống Rồng Tiên”   
Những chất liệu mặn mà của quê hương luôn thẩm sâu trong lòng thi nhân những khúc tao đàn tuyệt diệu, như những tình tự khắn khít niềm tin yêu: “thương quê từ bấy đến giờ, yêu quê từ độ bơ vơ khơi dòng”. Chính những chất liệu này càng thêm nung nấu nóng chảy niềm nhớ thương của nhà thơ Mặc Giang. Trong Thầm Lặng, thi nhân gởi trao niềm nhớ thương khôn nguôi: 
Khóc mẹ ủ gầy tận cuối quê
Thương em èo uột khổ trăm bề
Đôi tay nương níu hồn sông núi
Ước vọng ngày nao bước trở về 
Chỉ cần rung lên nỗi niềm tình tự, chỉ cần chùn xuống tận nẻo tâm tư, sẽ thấy bụi tre hàng dậu nghiêng bóng thân quen, thưởng thức được hương vị thơm ngon của trái bắp củ khoai vùi trong đống tro tàn, uống được từng ngụm nước sông ngọt lành đựng trong chiếc gáo dừa bền chắc, đen điu, bóng láng. Chỉ có qua những đậm đà hương vị thấm đượm tình quê ấy, chúng ta mới uống được luôn cả quốc hồn quốc túy Việt Nam. Chúng sẽ nuôi dưỡng chúng ta lớn thêm lên nhiều lắm, mà sơn hào hải vị năm châu làm sao sánh được!
Khúc hát tình tự về quê hương Việt Nam của Người thơ Mặc Giang mãi mãi như con tàu tình cảm dân tộc, đưa hướng ta đi trên hành trình vô tận không bến bờ, không sân ga, để tạo tựu chất liệu keo sơn, xây dựïng bồi tô cho non sông gấm vóc ba Miền, vun vén cho nghĩa đệ huynh thêm bao la. Nên dù anh có đi muôn hướng, chị có đến ngàn phương, thì chỉ có một chỗ duy nhất để trở về, và nẻo trở về Quê Hương chỉ một con đường mà thôi, con đường hướng đến chân trời xanh ngát màu xứ sở, hướng về buôn làng lúa trổ đòng đòng của đất mẹ dấu yêu. Quê hương mãi mãi là điệp khúc hay nhất trong tất cả các điệp khúc mà tôi hát cho anh nghe, cho chị nghe, và cho em nghe. Tình tự quê hương của thi sĩ Mặc Giang luôn rung động trào dâng thân thiết nhất trong các tình tự. Trong đó, chúng ta càng có cơ hội dệt thêm sắc màu của bếp lửa nhà tranh, để “ngọn lửa thêm hồng, Việt Nam trời Đông, quê hương ta đó!!! ”. Nét đặc biệt trong tình tự quê hương của nhà thơ Mặc Giang khiến ta bất chợt nhớ đến lời khẳng quyết: “một câu thơ, mà còn hơn triều sóng ……một ý thơ, rung động cả thiên thu”, cũng vì chủ đề quê hương đất nước của thi nhân đã mở ra cho hôm nay, cho cả mai sau lối về của ý, cõi đi về của tâm thể trên dòng đời miên viễn, xuyên suốt vô tận thời gian, bạt ngàn vô hạn không gian.
Gió đồng nội chiều nay mát lắm, khúc mía lau như càng thêm lịm ngọt, chuyến đò ngang vẫn lững lờ đợi khách sang sông, từng cánh én đang tung mình trên nền trời quê hương xanh thẳm, những em bé mục đồng đang lùa trâu về trong ráng hồng yếu ớt… Đâu đó trong gió thoảng lưng đồi, là tiếng chày giã gạo liên hồi, tiếng ru hời của mẹ yêu như đang lâng lâng lan tỏa trên sông dài biển rộng mênh mông, ngút ngàn giữa núi thẳm rừng xanh bao la của con người Việt Nam. Cả thi nhân, cả chúng ta như đangtừng bước châïp choạng của bóng đêm để tìm về mái tranh ấm hồng bếp lửa, ngồi bên Mẹ dấu yêu, ngồi bên Cha trầm lắng,  anh chị em cùng hát và kể cho nhau nghe về điệp khúc của tình Quê Hương muôn thuở. Chắc rằng, câu chuyện sẽ cuốn hút, chìm sâu, lắng đọng tâm tư để nghe, nghe cho đến khi, ô kìa, trời Đông đã quá ửng hồng!!!
 
Một ngày cuối Thu Bính Tuất
QUỐC ANH
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #33 - 18. Jun 2010 , 05:31
 
Ta còn Việt Nam sông núi hồn thiêng

Diễn ngâm: Hồng Vân



Ta Còn Việt Nam, Sông Núi Hồn Thiêng !
Tháng 2 - 2004

Tôi vẽ một người Việt Nam, máu đỏ da vàng
Tôi vẽ một nước Việ Nam, gấm vóc ba miền
Tôi vẽ một nước Việt Nam, sông núi hồn thiêng
Trao từng thế hệ ngàn sau gìn giữ
Lội ngược thời gian theo dòng lịch sử
Của giống Rồng Tiên tình tự xưa nay
Và truyền lưu đến tận ngày mai
Cho rạng rỡ oai linh nước Việt
Một nắm xương khô nghe lòng da diết
Một giọt máu đào thấm nhuận non sông
Một mảnh dư đồ chữ S cong cong
Là tinh hoa, tiết liệt, qua nhiều thời đại
Năm ngàn năm lịch sử, nhục vinh, thành bại
Đã biết bao lần chất chồng xương núi máu sông
Nào thịt, nào da, từng thế kỷ cha ông
Nối tiếp theo từ Tổ từ Tông
Cho đất nước, cho quê hương tồn sinh, bất diệt
Anh có biết ?
Chị có biết ?
Và, em có biết ?
Tất cả, kết tinh thành người con Việt hôm nay
Ta hãy nâng niu, trau chuốt từng ngày
Không biến thể, không lung lay đâu được !
Một bước đi sau, nhớ muôn ngàn bước trước
Không bán, không rao, mà có tội với Tổ Tông
Cát bụi phù sa, không đổi thay lòng
Non nước dặm dài, ra tay gìn giữ
Đức Tổ Hùng Vương ngôi cao thờ tự
Việt Nam này là hậu thế của Văn Lang
Từ Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan
Một tấc đất đẫm máu đào, là sông là núi
Mỗi tao loạn là một lần ngắn ngủi
Mỗi biển dâu là một bãi tang thương
Vượt thoát, kinh qua, là oanh liệt phi thường
Cùng góp sức, và cùng nhau tô thắm
Ta nghe câu : gừng cay muối mặn
Ta nghe câu : máu chảy ruột mềm
Ta nghe câu : ngày sáng thôi đêm
Đó là con đường quê hương muôn thuở
Còn sức sống, còn nhịp tim đang thở
Còn da vàng, còn máu đỏ trong tim
Là còn Việt Nam một dãy nối liền
Là còn Việt Nam, sông núi hồn thiêng.

Mặc Giang
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #34 - 18. Jun 2010 , 05:34
 
Âm Vang Hồn Tử Sĩ !

Giọng ngâm: Thùy Dương & Ngọc Quang


Âm vang hồn tử sĩ
Tháng 12-2004

Một buổi chiều, tôi viếng thăm nghĩa trang quân đội
Từ nghĩa trang, tôi thấy mặt mũi khắp mọi chiến trường
Từ nghĩa trang, tôi thấy trên mọi vùng đất quê hương
Nơi đâu cũng có cảnh chiến chinh
Nơi đâu cũng có người gục ngã
Một buổi chiều, tôi vẳng nghe hương hồn tượng đá
Nên biết được anh, qua hình ảnh mộ bia
Từ cuộc chiến nào, anh đã vội xa lìa
Bỏ bè bạn, bỏ những người thân yêu ở lại
Anh ra đi, vì một lằn đạn xuyên qua, tê tái
Nên anh đi, cùng những đồng đội đã hy sinh
Anh đi về một cõi âm linh
Gát tay súng, giã từ vũ khí
Từng hàng mộ bia, quên dần thế kỷ
Bỗng tôi nghe những âm vọng lạnh lùng
Anh nằm xuống, đời anh đã cáo chung
Đất ôm thân anh, một dấu nét rêu mờ chiến sử
Thịt xương nào, phơi chiến hào, chiến sự
Đạn bom nào, xuyên nát ruột, nát gan
Anh nằm yên khi cuộc chiến chưa tàn
Cho đến khi kết thúc, thêm bao người ngã gục
Nghĩa trang quân đội !
Tàn tích chiến tranh !
Ai vinh danh ?
Ai vinh nhục ?
Anh là thân trai, theo tiếng gọi quê hương
Anh là nam nhi, theo tiếng gọi lên đường
Tổ quốc lâm nguy, anh ra đầu chiến tuyến
Cờ bay, khói quyện
Anh nằm xuống, cho quê hương, chứ không phải cho ai
Tôi đến thăm anh, nghe tiếng nói tuyền đài
Hồn tử sĩ vi vu
Theo hồn thiêng dân tộc
Thịt da anh, trả về cho đất
Máu xương anh, trả lại núi sông
Tôi đến thăm anh
Một buổi chiều hè mà sao giống chiều đông
Trong lành lạnh tâm can
Trong tro bụi điêu tàn
Còn lại nét âm vang, hồn tử sĩ !

Mặc Giang
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #35 - 18. Jun 2010 , 05:37
 
Tôi Là NGƯỜI CHINH NHÂN

Giọng ngâm: Phan Xuân Thi


Tôi là người chinh nhân
Tháng 02 - 2004.

Tôi là người chinh nhân
Tổ quốc đang cần, kêu lên tiếng gọi
Từ biệt mẹ già, từ biệt em thơ
Gát lại tình thương, xin đứng dưới cờ
Tôi mạnh bước, ra biên thùy dậy sóng
Tôi là người chinh nhân
Tổ quốc lâm nguy, sơn hà lâm biến
Nhịp khúc quân hành, chiến trận xông pha
Nghĩa sinh thành, là của mẹ của cha
Nghĩa núi sông, là của nước của nhà
Thời tao loạn, nhuộm mình trong khói lửa
Tôi là người chinh nhân
Chỉ có một con đường chọn lựa
Đem tấm thân, ngang dọc mọi chiến trường
Đem máu đào, nhuộm thắm khắp quê hương
Tình sống chết là tình yêu lính chiến
Anh ! Anh hãy cùng tôi giữ yên trận tuyến
Ghì nấc tay cho sạch bóng quân thù
Một người đã nằm, vĩnh biệt ngàn thu
Người còn lại, đứng lên cho quê hương được sống
Tôi là người chinh nhân
Từ cổ tới kim, xương khô chất đống
Lịch sử một dòng, máu đẫm oai linh
Tổ quốc còn đây, ai nhớ ai quên
Anh nằm xuống, đâu cần tên với tuổi
Đất ghi tên anh, một con người vời vợi
Đất ôm hôn anh, gìn giữ đến muôn đời
Anh đi về cùng hồn nước xa xôi
Người còn lại, nghe trái tim ngưng đọng
Chinh chiến tàn, trở về gom hy vọng
Nếu không thì, như một bóng hồn ma
Bay khắp quê hương, bay khắp sơn hà
Thăm những bạn bè áo trận chưa pha
Hay thăm những bè bạn đã rêu phong
trên đồi cao lộng gió
Tôi sẽ đi thăm mẹ già còn đâu đó
Thăm những người thương vò võ bóng tôi về
Trông thật êm đềm, giấc ngủ như mơ
Tôi cất bước hương mờ hồn tử sĩ
Tôi là người chinh nhân
Ngày trở về, một cái chân xin gởi chỗ đó
Ngày trở về, một bàn tay xin gởi chỗ kia
Xin tặng anh em như những nấm mộ bia
Tôi còn lại một tấm thân không nguyên vẹn
Chống thân tàn trên đôi nạn gỗ
Đỡ cuộc đời bằng một cánh tay
Đôi mắt mù không có đêm ngày
Đồng đội nằm kia, lấp vội có ai hay
Tôi xin gởi chút nhỏ nhoi
Ghi dấu tích không hoen mờ bao chiến sử
Tôi là người chinh nhân
Dùng xương máu viết nên bao tình tự
Từ thuở quê hương dựng nước khơi dòng
Từ thuở bình minh lưu vực Sông Hồng
Cho đến nay, thành địa đồ chữ S cong cong
Người nằm xuống ven sông
Người nằm xuống ven núi
Người nằm xuống ven đồng
Anh nằm xuống nhưng anh đâu có chết
Đất nuôi anh thì làm sao chết được
Anh đã nằm như gấm vóc quê hương
Anh vẫn còn đây trên khắp nẻo đường
Người đang bước, rung theo chiều dài lịch sử
Tôi là người chinh nhân
Trận chiến nào cũng đều đã dự
Khung trời nào cũng đã bay qua
Thung lũng, đầm lầy, rừng núi xa xa
Anh nằm xuống, nhưng còn mãi không pha
Và từ đó, năm ngàn năm mới có
Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung muôn đời rạng rỡ
Bà Trưng, Bà Triệu, cô Bắc, cô Giang
Gương sáng thiên thu, đẹp nét sử vàng
Sao lại bảo là võ biền ngang ngược
Súng đạn còn cong, quân thù khiếp nhược
Một ngọn cờ bay, khôi phục thái bình
Dẹp mọi tham tàn, kiến tạo quang vinh
Cao vời vợi, hỡi người anh lính chiến
Tôi là người chinh nhân
Non nước có phần
Mờ mờ khói quyện
Vùng đất hoang vu
Ghi dấu vết anh
Một nấm mộ hoang
Một nấm mộ xanh
Như cát bụi vương hình hài anh đó
Tôi là người chinh nhân
Một bước quân hành, gợi niềm nhung nhớ
Người chinh nhân tiếp nối mọi con đường
Một thuở thanh bình, muôn nhớ ngàn thương
Anh đã ra đi và tôi còn ở lại
Quê hương còn có nụ cười
Ai thương ai nhớ con người chinh nhân !!!

Mặc Giang
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #36 - 18. Jun 2010 , 05:46
 
Hành Trình Quê Mẹ

Mặc Giang

Sài Gòn thành phố mến yêu

Giọng ngâm: Lý Bạch Huệ



Miền Bắc quê hương tôi

Giọng ngâm: Hồng Vân



Miền Trung quê hương tôi

Giọng ngâm: Thúy Vinh



Miền Nam quê hương tôi

Giọng ngâm: Lý Bạch Huệ



Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #37 - 18. Jun 2010 , 05:48
 
Non Nước Việt Nam

Thúy Vinh & Đoàn Yên Linh: diễn ngâm


Non nước Việt Nam
Quê Hương để giữ gìn, để Thương để Nhớ (09-2003)
Mặc Giang

Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Ngắm từng Tỉnh, từng Vùng
Của nước Việt dấu yêu
Của giang sơn cẩm tú mỹ miều
Cho dòng giống Lạc Hồng gìn giữ nâng niu

Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Bắc Nam Trung một dãi nối liền
Của quê hương gấm vóc ba miền
Để thắm tô sông núi hồn thiêng
Nối tình dài con cháu tổ tiên.

Tôi xin mở bản dư đồ hình cong chữ “S”
Biển rộng sông dài non nước Việt Nam
Đi từ Cà Mau đến Ải Nam Quan
Đi từ rừng cao cho đến đồng sâu
Đi từ bờ đê cho đến ruộng dâu
Đất nước yêu thương con cháu da vàng

Mở đầu Miền Bắc khai nguyên
Thượng du miền ngược, xuôi miền Trung du
Lai Châu kê núi gối đầu
Lào Cai, Bản Giốc sương mù Hà Giang
Lạng Sơn cách khoảng Cao Bằng
Quảng Ninh ven biển chờ trăng ánh vàng
Vàng lên tựa cửa Bắc Giang
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang một nhà

Ô kìa Yên Bái, Sơn La
Anh lên miền ngược, em về miền xuôi
Xuôi về Hà Nội mới thôi
Thăng Long hoài cổ, đổi dời thành đô
Năm ngàn năm, dựng cơ đồ
Theo dòng lịch sử điểm tô muôn đời

Em đi, đi nữa em ơi
Băng qua Phú Thọ lên đồi Bắc Ninh
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc xoay mình
Chở che Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tây
Hà Tây còn có Sơn Tây
Hà Đông bên đó, bên nầy Hải Dương

Đi ra tận cửa Hải Phòng
Trùng dương sóng vỗ Hạ Long tuyệt vời
Hưng Yên một chuyến rong chơi
Hà Nam bén gót, buông lơi Thái Bình
Ninh Bình, Nam Định xinh xinh
Hồng Hà sông nước, Thái Bình nước sông
Em về Thanh Hóa hơn không
Nghệ An, Hà Tĩnh mênh mông núi đồi

Sông Đà, sông Mã dặm soi
Bắt ngang Đồng Hới, mù khơi Quảng Bình
Còn kia, Quảng Trị điêu linh !
Sông Gianh, Bến Hải vặn mình kêu sương
Thừa Thiên, Phố Huế, sông Hương
Hội An – Đà Nẵng dặm trường Quảng Nam
Thương ra Quảng Ngãi mới cam
Thương vô Bình Định bao hàm Phú Yên

Thương lên đến tận Cao Nguyên
Kontum, Đắc Lắc giữa miền Gia Lai
Tình xưa lối cũ dấu hài
Hoàng Triều Cương Thổ thở dài một phen !
Thu Bồn khói quyện quen quen
Đà Rằng lượn khúc, chưa hoen Khánh Hòa
Thùy dương cát trắng phôi pha
Phan Rang, Phan Rí xót xa thuở nào!

Em đi lòng dạ nao nao
Thời gian đi mãi vẫy chào tháng năm
Cam Ranh mây nước xanh lam
Đà Lạt mơ mộng Suối Vàng, Cam Ly
Đường lên Bình Phước anh đi,
Em về Phan Thiết có chi ngại ngùng
Vũng Tàu, Bà Rịa một vùng
Ra khơi nhớ Bưởi mà rung Biên Hòa

Bình Dương cây trái lá hoa
Tây Ninh là tỉnh cuối bờ Trường Sơn
Sài Gòn náo nhiệt nào hơn !
Viễn Đông Hòn Ngọc dễ sờn mấy ai ?
Ai về Gia Định, Đồng Nai ?
Đừng quên Bến Nghé, mối mai Nhà Bè.

Sài Gòn chưa vẹn câu thề !
Em đi đi nữa xuôi về miền Nam
Kề vai xỏa tóc Long An
Mỹ Tho mấy khúc, Tiền Giang mấy bờ
Em đừng vội đến Cần Thơ
Mà quên Đồng Tháp dựng cờ phía Tây
Sông Tiền, sông Hậu là đây
Bến Tre bên đó, bên này Trà Vinh

Vĩnh Long in bóng theo hình
Sóc Trăng cuối ngọn, đầu ghình An Giang
Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Giang
Bạc Liêu rẽ bước đôi hàng Cà Mau
Muốn ra Phú Quốc lên tàu
Côn Sơn mờ tỏa một màu xanh xanh

Việt Nam muôn thuở thanh bình
Việt Nam sông núi đầu ghềnh, biển Đông
Việt Nam còn đó non sông
Mẹ Âu, Cha Lạc, con Rồng, cháu Tiên
Việt Nam sông núi ba miền
Bắc Nam Trung, quyện an nhiên muôn đời
Hình Cong Chữ “S” nơi nơi
Non non nước nước của người Việt Nam.

Mặc Giang
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #38 - 18. Jun 2010 , 05:51
 
Chùa tôi

Giọng ngâm: Hồng Vân


Chùa Tôi
 
         Chùa tôi nho nhỏ bên làng
Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh
         Có tre mấy lũy yên lành
Có chim ca hót trên cành líu lo
         Có con đường đất quanh co
Có người đưa đẩy con đò lại qua
         Có mưa có nắng chan hòa
Có trăng có gió mặn mà tình quê
         Có đầm sen nở sum suê
Dân làng xin hái đem về cúng dâng
         Tương chao dưa muối thanh bần
Dân làng san sẻ góp phần chia nhau
         Chùa tôi cửa trước cửa sau
Mỗi lần Hội lớn kéo nhau ra vào
         Lời kinh tiếng mõ thanh tao
Tiếng chuông ngân vọng rạt rào hồn quê
         Có ve réo rắt trưa hè
Có cây phượng vĩ chở che oi nồng
         Chùa tôi có kiểng có bông
Xanh vàng đỏ trắng điểm hồng tô son
         Có hàng ghế đá rêu phong
Có hòn non bộ nằm trong sân chùa
         Chùa tôi quanh quẩn bốn mùa
Cùng dân làng sống hơn thua không màn
         Thương yêu thân thiện hòa vang
Có ân có nghĩa chứa chan tình người
         Chia nhau câu hát tiếng cười
Chia nhau sướng khổ đẹp tươi dân làng
           Chùa tôi còn đó âm vang
Tôi xa lâu lắm còn mang nặng tình
         Tôi mang một chút xinh xinh
Tôi thương tôi nhớ một mình tôi thôi
         Chùa tôi còn có quê tôi
Quê tôi còn có chùa tôi muôn đời
         Đưa hồn về chốn xa xôi
Sờ lên đôi má lệ rơi hai hàng
         Cho tôi xin được cưu mang
Dù cho một chút hành trang trong đời
         Thuyền ơi ! Sao mãi xa khơi
Xin ngưng mái đẩy cho tôi trở về
         Trở về thăm lại chùa quê
Thăm trăng thăm gió thăm quê thăm làng
         Hay trăng còn đợi trăng ngàn ?
Ước mong còn đợi miên man chưa tròn
         Khó hơn xuống biển lên non
Khi xa mới biết mỏi mòn tháng năm
         Gió ơi ! còn nhớ ly tăm
Mây ơi ! còn nhớ dặm băng chưa về
         Ra đi một mảnh tình quê
Chỉ xin một chuyến trở về mà thôi
         Không ngờ một chuyến chia phôi
Trở thành một chuyến nửa đời phân đôi
         Rêu mờ mấy lớp lên ngôi
Trăng mờ mấy lớp dặm soi bên đường
         Chùa tôi tôi nhớ tôi thương
Quê tôi tôi nhớ vấn vương đêm dài
         Một đi cửa đóng then cài
Một đi lối cũ dấu hài dặm băng
         Vi vu thông gọi lời ngàn
Nao nao nước chảy miên man mịt mờ.

Mặc Giang
(Mồng 8 tháng Chạp, Vía Phật Thành Đạo,
Nhớ lại chùa xưa, quê cũ  - Ngày 10-01-2003)
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #39 - 26. Jun 2010 , 15:42
 
Mở Trang Hiếu Hạnh tt


21.   Nở Đóa Từ Thân
22.   Công đức Phụ thân
23.   Hoa Hồng dâng Mẹ
24.   Thắm tô Tình Mẹ
25.   Công đức Song Đường
26.   Hiếu Hạnh đền ơn


Nở Đóa Từ Thân

Người đời hát tiếng Mẹ Cha
Ta đưa Cha Mẹ vào nhà Như Lai
Người đời sắc thắm hoa cài
Ta đưa Cha Mẹ lên đài sen thơm
Người đời hầu hạ áo cơm
Ta đưa Cha Mẹ thoát vòng trầm luân
Người đời sớm tối ân cần
Ta đưa Cha Mẹ dự phần Thánh nhan
Mai sau sẵn có sen vàng
Hôm nay thấm nhuận chứa chan cam lồ
Công Cha đức Mẹ tôn thờ
Con hiền cháu thảo ươm mơ vẹn tình
Không tranh thua thiệt lợi mình
Lời qua tiếng lại lao linh Tông Đường
Không màng nặng nhẹ tầm thường
Bào mòn nghĩa cử tình thương nhiệm mầu
Khắc ghi nhớ mãi trong đầu
Xuôi thuyền mát mái một tàu Mẹ Cha
Anh em con cháu gần xa
Ở đâu đi nữa một nhà mà thôi
Nhờ Cha, ta mới nên người
Nhờ Mẹ, ta biết nụ cười yêu thương
Nhờ Cha, thõa chí cương thường
Nhờ Mẹ, tắm gội sắc hương trong đời
Càn khôn nở đóa tinh khôi
Ngàn năm sừng sững đất trời Mẹ Cha.

Tháng 6 – 2010
TNT Mặc Giang

Công đức Phụ Thân

Công Cha núi Thái thua xa
Trường Sơn mờ khói quan hà xanh xanh
Khi nghe công đức Sinh Thành
Hòn chồng đá tảng loanh quanh thẹn thùng
Ơn Cha một tiếng vô cùng
Vô thỉ kính cẩn vô chung nghiêng mình
Gom ngàn vạn thể trung trinh
Vẽ chưa đủ nét bóng hình của Cha
Gom ngàn vạn thể thiên hà
Cũng chưa thể sánh đậm đà Từ Nghiêm
Con đom đóm nhỏ đêm đen
Vẽ tình Phụ Tử khép thềm hư vô
Dế mèn lưu ký tàn khô
Vẽ tình Phụ Tử xô bờ rêu xanh
Mồ hoang cây cỏ ngậm vành
Đất kia thấu ruột trời xanh nhũng lòng
Ơn Cha, huyết thống tồn vong
Cội nguồn chuyển mạch nối dòng thiên thu
Ơn Cha, một tiếng Nghiêm Từ
Chất đầy vũ trụ còn dư Nghiêm Đường
Ơn Cha, hằng hữu phi thường
Băng qua bóng dáng vô thường còn nguyên
Cõi nào là cõi thiêng liêng
Gắn trên chót đỉnh hậu – tiền Ơn Cha.

Tháng 6 – 2010
TNT Mặc Giang

Hoa Hồng dâng Mẹ

Hoa hồng một đóa xinh xinh
Gắn trên vành áo thắm tình mẫu thân
Còn Mẹ diễm phúc tuyệt trần
Một lòng hiếu thảo ân cần mến yêu
Hoa hồng một đóa nâng niu
Bước đi trỗi nhịp cầu kiều Mẹ thương
Mẹ hiền ngát tỏa mùi hương
Ươm tình dịu ngọt trên đường trần gian
Còn Mẹ hơn cả bạc vàng
Hơn muôn phú quý hơn ngàn minh châu
Mẹ là hằng hữu nhiệm mầu
Cháu con tận hưởng sắc màu yêu thương
Mẹ là vạn lý thiên hương
Trời cao biển rộng vấn vương nghĩa tình
Hoa hồng một đóa xinh xinh
Em còn có mẹ bên mình nghe em
Thắp nhang khấn nguyện hàng đêm
Đừng ai ập phủ bóng thềm hoang vu
Chập chờn vần vũ mây mù
Đừng ai mở cửa thiên thu vạn sầu
Dòng sông Ái Tử bên cầu
Vô thường im sóng chìm sâu xa bờ
Hoa hồng dâng Mẹ ươm mơ…

Tháng 6 – 2010
TNT Mặc Giang

Thắm tô Tình Mẹ

Hỡi Mẹ Hiền ơi Mẹ ở đâu
Con đi tìm Mẹ khắp tinh cầu
Chân trời góc biển, nhìn hoang đảo
Núi cả lưng đèo, ngóng hố sâu

Con đi tìm Mẹ đếm tình thương 
Đom đóm dõi soi khắp nẻo đường
Thắp sáng mập mờ chìm bóng tối
Đêm dài tĩnh mịch phủ mùi sương

Mẹ Hiền ơi hỡi ở nơi nào
Vạn hữu im re chẳng xuyến xao
Vũ trụ lặng thinh không tiếng động
Phương trời mờ mịt gởi ngàn sao

Chừng như có một cõi đi về
Lặn lội đi tìm đã mỏi mê
Đi khắp mồ hoang cùng nghĩa địa
Lối mòn phơi dốc đá nhiêu khê

Bóng hình của Mẹ hiện đâu đây
Đưa mắt nhìn con không chớp lay
Hun hút thiên thu chừ bỏ ngõ
Hư vô nắm lại chẳng đong đầy

Tôi vẫn ươm mơ bóng Mẹ hiền
Tinh cầu có một cõi thiêng liêng
Tôi xin tô thắm tình thương Mẹ
Trụ vũ muôn đời đẹp vĩnh nhiên.

Tháng 6 – 2010
TNT Mặc Giang

Công đức Song Đường

Nói về công đức của Song Đường
Biển rộng trời cao không thể lường
Núi thẳm sông sâu không thể sánh
Không gì bù đắp nổi tình thương

Lòng Mẹ bao la phủ đất trời
Thái Bình biển sóng vỗ đầy vơi
Tin yêu sức sống bình minh gội
Con thảo cháu hiền hưởng thế thôi

Ơn Cha cao cả nặng ngàn cân
Núi Thái thấm đâu đừng lựa lần
Vũ trụ càn khôn còn nể mặt
Không Cha, mưa gió đổ phong trần

Hai Đấng Song Đường tuyệt sắt son
Cho ta thân thể có tâm hồn
Có lòng chan chứa ươm tình tự
Ái Tử là gì hỡi cháu con

Công đức Song Đường tuyệt thế thay
Ơn Cha một tiếng phủ trời mây
Một lời Nghĩa Mẹ tràn chung thủy
Nhắc nhở ngàn sau, không đổi thay.

Tháng 6 – 2010
TNT Mặc Giang

Hiếu Hạnh đền Ơn

Công đức Mẹ Cha thật nhiệm mầu
Không gì so sánh nổi cho đâu
Lời ca tiếng hát còn trầm bỗng
Chữ nghĩa văn chương chẳng hết câu

Sân khấu muôn phương kéo, mở màn
Núi rừng thư viện của trần gian
Không sao diễn hết Tình Cha Mẹ
Công đức sinh thành mãi vọng vang

Nhắc nhau muôn một nghĩa thù ân
Máu chảy về tim xin dự phần
Châu thể vo tròn nhìn gốc cội
Song đường nghiêm tỏa đức từ thân

Con thảo cháu hiền hãy nhớ này
Đây là phương cách của xưa nay
Lắng nghe cho kỹ và gìn giữ
Tam thế ba đời không đổi thay

Đáp đền chỉ có Hội Vu Lan
Chư Phật Mười Phương đồng hỷ hoan
Tứ Chúng một lòng quy thiết lễ
Mỗi Mùa Báo Hiếu tạ thù ân

Chuông chùa thánh thoát vọng ngân vang
Ngưỡng cửa thiền môn của Đạo Vàng
Sống chết đôi bờ nghe sóng vỗ
Nhiệm mầu thù thắng Hội Vu Lan

Cửa ngục trùng trùng sẽ mở toang
Thiên Đường rợp Ánh Đạo huy hoàng
Sinh linh vạn loại đều nương bóng
Thoát khỏi Tam Đồ, đáo Lạc Bang

Khá khen nhân thế nhớ Thù Ân
Công đức Mẹ Cha đừng lựa lần
Khắc cốt ghi tâm và bái tạ
Đáp đền ơn trọng nặng ngàn cân

Ông Cha nhờ đó được siêu thăng
Còn Mẹ an khương chốn diễm hằng
Tất cả hàm linh đều giải cứu
Mỗi Mùa Hiếu Hạnh, Hội Vu Lan.

Tháng 6 – 2010
TNT Mặc Giang

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Mặc Giang ::
Reply #40 - 02. Jul 2010 , 02:34
 
 
[b]
Ngược gió hương bay
[/b]
Hồng Ân

Trăm hoa đua nở cũng là xinh
Xấu đẹp hơn thua vẫn tại mình
Vạn vật cũng không mà cũng có
Ai người ngắm cảnh phải cho tinh

(Thích Nữ Diệu Không)



Xuân đến xuân đi, xuân lại về. Cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở rộ đua nhau khoe sắc và tỏa ngát hương thơm theo gió bay về. Nắng ấm mang theo hơi thở mùa xuân làm thổn thức lòng người. Thế nhưng cuộc lữ chỉ là quán trọ, chỉ là bữa tiệc chiêu đãi lữ khách trần gian.
Trần gian là vô thường, niềm vui nào cũng chóng tàn, nụ cười chưa kịp khép lại thì ngấn lệ đã trào tuôn, chồi non hé nụ chưa bao lâu thì đã đến mùa lá rụng. Tất cả trôi mãi như sự chảy của dòng sông. Những nụ hoa xinh đẹp nở giữa vườn trần, nhưng chẳng có hoa nào nằm ngoài quy luật sớm nở tối tàn, để lại bao tiếc nuối hụt hẫng, bao nước mắt sầu đau. Bởi:

Cuộc đời là một bản trường ca em nhé
Không cần đàn mà trổi khúc ngân vang
Khi đau thương khi hạnh phúc kéo màn
Đại nhạc hội ai không là ca sĩ!
(Mặc Giang)

Và cứ thế con người luôn mong muốn một mùa xuân, một mùa xuân đến mà không đi, một cánh hoa nở mà không tàn. Thế nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, “đã bao đời kiếp chúng ta sao mãi ươm hái quả giữa vườn trần này, để rồi cười khóc như trẻ con”.
Chỉ có hoa Đạo pháp mới không nở tàn sinh diệt giữa vườn trần phù du thành bại này. Nhà thơ Mặc Giang viết:

Hoa Đạo pháp nở trên dòng sinh diệt
Tỏa hương từ khắp ba nẻo sáu đường
Tỏa hương bi khắp pháp giới mười phương
Cho vạn hữu kết cành dương cam lộ

Hoa Đạo pháp muôn đời luôn tỏa rạng
Qua ba thời ngát hương đạo từ bi
Cõi vô thường thắp đuốc lên mà đi
Dòng sinh tử ngát hương hoa Đạo pháp

Từ và bi là chất liệu vốn quý làm nên cuộc sống, là dòng suối mát ngọt xuôi chảy vào tâm hồn của những người đang chơi vơi trong biển khổ. Lòng từ có khả năng kết thành giọt cam lộ đầu cành dương làm cho đời tràn xuân sắc.
Khi có khả năng vượt lên sự chi phối của không gian thời gian, thì chúng ta sẽ liễu tri niềm vui thế nhân chỉ như bào ảnh, đến đi trong chớp nhoáng. Và con đường để liễu tri điều này chính là bông hoa chánh pháp, hoa được kết tinh từ tình thương và trí huệ:

Hoa Chánh pháp nở trong vườn giác ngộ
Tỏa hương thơm thấu triệt giữa chánh tà
Cho chúng sanh khắp đại địa ta bà
Dung tam thế nhiếp mười phương ba cõi

Hoa Chánh pháp muôn đời luôn chiếu rọi
Xóa tan đi bóng dáng của vô minh
Diệt mê si mê hoặc đến mê tình
Đừng đánh lộn ma cường hay pháp nhược

Thì ra trong cuộc góp mặt với nhân sinh, không gì quý bằng cuộc sống có trí huệ và chánh niệm. Hãy đừng say đắm dục lạc cõi trần, niềm vui trần tục chỉ như những đóa hoa sanh diệt sớm nở khuya tàn. Mà cần phải :

Dùng đuốc tuệ chiếu muôn ngàn vi tế
Dùng chánh tâm quét sạch mọi tà tâm
Không thân sơ không vị nể sụp hầm
Hoa Chánh pháp bừng hương thơm pháp giới

“Hãy đến mà nhìn cho kỹ thì cuộc đời lộng lẫy lắm cũng chỉ như là cổ xe vua đi” (Kinh Pháp cú). Ðời là quán trọ, chúng ta chỉ là khách bộ hành nghỉ ngơi chốc lát trong đó mà thôi, rồi vội vã ra đi. Con đường an toàn nhất, hay ngôi nhà vĩnh viễn bền chắc nhất chính là những đóa hoa trong vườn chánh pháp, lừng thơm hương giải thoát.
Giữa hoa sanh diệt và hoa bất sanh diệt, hoa đạo và hoa đời thì chúng ta hãy sáng suốt chọn cho mình một đóa hoa, chọn cho mình một hướng đi kiên định vững chắc giữa cõi đời ngũ trược này.
Và đây, hoa Ðạo pháp đã nở trong vườn thơ của Mặc Giang, hương thơm đang ngược gió bay khắp nơi. Ðó chính là hoa trái từ bi trí huệ và đức hạnh:

Xin tặng em một bông hoa chỉ hướng
Xin tặng người một bông hoa để đi
Cả trần gian sẽ trân quý tuyệt kỳ
Hoa từ tâm tỏa cho đời bớt khổ.

Huế 2009 - Hồng Ân
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 
Send Topic In ra