Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - MẠ VÂN GIA TRANG 2  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 131 132 133 134 135 ... 390
Send Topic In ra
MẠ VÂN GIA TRANG 2 (Read 360050 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1980 - 03. Feb 2011 , 23:49
 
ngo_thi_van wrote on 03. Feb 2011 , 14:44:
Em Phương Tran oi ,
Nghe em ta chuyen Tet o thon que , dung la cai Tet co truyen. O day Co thèm mot cai tet nhu vay ma chang bao gio dươc ca !
Co cam on em da chuc Tet Thay , Co va Co Vinh.
Cho Co kinh goi loi chuc Tet ba cua em va chuc tat ca gia dinh em hương nhung ngay Tet nhu y nguyen.
Co Van


Thưa Cô Vân ,

Em cám ơn Cô đã chúc Tết Ba em và gia đình từ một mái nhà VN xa xôi gởi về mái nhà miền quê này , nhờ NET mà mình làm được mọi thứ trong tích tắc phải không Cô ? Em nghĩ chắc cũng phải chúc Tết cái ông Internet này ăn Tết vui vẻ  nữa mới đúng.... Cheesy Grin Grin

Thưa Cô ,

TRong mấy ngày Tết em có thú vui là được đọc báo Xuân  Cheesy Grin và được đọc những bài báo thú vị và em luôn duy trì niềm vui này , nằm nhà đọc sách báo , báo Xuân là thích lắm , em có đọc được một bài về GIọng Nói Sài Gòn ,  Giọng người Hà Nội hay quá làm em nhớ lần Cô Mai đố một câu gì nói lái của giọng miền Nam  Cheesy Grin Grin và Cô có thắc mắc vài điều về giọng Sài Gòn nên em muốn post vào đây cho Cô và cả nhà cùng đọc ạ , em cũng chẳng biết post vào đâu cho đúng chỗ , thôi thì tạm thời mang vào đây trước mai mốt biết được nơi nào đúng nơi em sẽ rinh đi cho đúng chỗ ( tính sau !!!!  Cheesy Grin Grin )

THương kính  pinkrose pinkrose pinkrose

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1981 - 03. Feb 2011 , 23:59
 
GIỌNG NGƯỜI HÀ NỘI


Lai lịch tiếng kinh kỳ


Nếu coi ngôn ngữ là sản phẩm, phương tiện của văn hóa, chắc hẳn phải ngược dòng lịch sử mấy nghìn năm, tìm tới tiếng nói của những cư dân đầu tiên với nền văn minh lúa nước trên mảnh đất ven sông Cái này. Tiếp đến là lúc cái làng nhỏ nhoi trở thành quận Tống Bình của một thời mực đen in lịch sử. Rồi lúc Lý Công Uẩn định đô, đặt tên đất Thăng Long, tới khi kinh sư thành phủ Trung Đô với hai huyện Quảng Đức, Vĩnh Xương. Sau đó, cải tên thành Phụng Thiên, hai huyện chia thành 36 phường cho tới ngày nay. Trải mấy nghìn năm, Kinh kỳ hấp thụ tinh hoa tứ xứ. Văn hiến Thăng Long xây trên nền hội tụ và chắt lọc, lời ăn, tiếng nói cũng vậy.

Tiếng Hà Nội không giống các địa phương khác, thường được phát triển từ một làng, xã hay phường thợ, cũng không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa hay từ một nơi nào đó mang tới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên với ngôn ngữ cộng đồng cư dân Hà Nội. Đó là cư dân bản địa cùng kẻ sĩ, nghệ nhân, thương gia, thợ thuyền, binh lính mọi nơi đổ về, qua nhiều đời sinh cơ lập nghiệp; có lẽ nhiều nhất là từ Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam... Thế là tiếng Hà Nội được đúc lên từ cái nền phương ngữ miền bắc mà vài ba thế kỷ trước, người ta vẫn gọi "Đàng Ngoài". Tiếng nói cũng như rất nhiều thứ khác, từ mọi vùng miền nước Việt tụ về, đã được "Hà Nội hóa" thâu nạp những gì chắt lọc, tinh túy nhất rồi lại lan tỏa khắp nơi, mang mầu sắc, hương vị và phong cách riêng Hà Nội, thường đẹp hơn, hay hơn. Đấy có thể là quy luật hội tụ - kết tinh và lan tỏa" đến với mọi tài sản của Hà Nội, như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu.

Thêm nữa, vùng lưu vực sông Hồng từ mấy nghìn năm là cái nôi dân tộc, nơi phát tích của rất nhiều phương diện. Đất kinh kỳ trải bao sự kiện văn hóa lớn lao; xây Văn Miếu, mở khoa thi đầu tiên, dựng Quốc Tử Giám, lập Giảng Võ Đường, Quốc Học Viện, rồi Lê Văn Hưu soạn Đại Việt sử ký, Lê Thánh Tông lập hội Tao Đàn... Hồn núi sông đọng vào để từ ngữ dồi dào, diễn đạt mạch lạc, tinh tế, phát âm chuẩn mực hơn. Vậy nên có nhà văn đã thốt lên "... từ ngữ Hà Nội thật phong phú, uyển chuyển và giàu có".

Quanh quanh "cái giọng" Hà thành...


Giọng Hà Nội là điển hình của các tỉnh lưu vực sông Hồng, song cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại và tròn vành rõ chữ hơn. Nhưng có lẽ nét đặc sắc mang lại sự hấp dẫn và quyến rũ chính là hệ thống ngữ âm giàu chất nhạc, trầm bổng, uyển chuyển và cách uốn giọng ngọt ngào, độc đáo đậm chất kinh kỳ. Cách ấy nhiều người gọi là "làm dáng". Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết: "Một hiện tượng phổ biến trong nhiều nước là nhân dân thủ đô và các thành phố lớn, kể cả ở nước ta, có một cách nói "làm dáng" trong cách nói. Mà ở Hà Nội người ta gọi lối nói "làm dáng" khác người "lục tỉnh" nói chung chiếm đa số trong dân tộc. Cho nên cách phát âm chuẩn mực thường quy định theo danh nghĩa thủ đô nhưng thực tế không đúng thủ đô, mà ở một vùng lân cận...". Nhà văn Tô Hoài nghĩ khác "người Hà Nội thật Hà Nội không biết thế nào là "làm dáng" trong cách nói - mà ở Hà Nội người ta gọi lối nói "làm dáng" như thế là nói "sửa giọng". Nói "sửa giọng" chỉ là cách nói của những người địa phương khác muốn bắt chước tiếng Kẻ Chợ, mà khi người nào đã ăn nước Hà Nội lâu, nói được thuần rồi (có khi tới đời con cháu) thì không bao giờ người Hà Nội lại tự cho mình là nói sửa giọng hay nói làm dáng".

Chuyện đúng, sai chẳng dám lạm bàn. Chỉ biết chính dân Kẻ Chợ không tách bạch được các âm tố: tr - ch, s - x, d - gi - r; chẳng biết có phải vì từ lâu đã biết khắc phục chỗ chưa hợp lý, gây trở ngại trong phát âm hay vì do nói tự nhiên quen nếp. Có điều, người ta nói như vậy chứ viết không sai chính tả. Còn ai đó phát âm "chuẩn" quá, ra đường, dễ bị gọi là "quê".

Trong cuộc sống hằng ngày, tiếng nói cũng vận động như con người, tiếng mới phát sinh, tiếng cũ đổi nghĩa hoặc tàn lụi. Một điều đáng nói nữa là ngôn ngữ của người Hà Nội đích thực không có tiếng tục như cửa miệng những anh ăn nói bừa bãi. Hiện tượng này, chỉ tồn tại trong một hoàn cảnh nhất thời nhưng sẽ mất dần cùng quá trình chắt lọc tự nhiên.

... Trong lòng tiếng Việt


Thăng Long văn hiến nghìn đời, muôn phương tụ hội, vạn nẻo giao lưu nên ngôn ngữ không ngừng phát triển, lại lọc được cái tinh, tạo ra tiếng Hà Nội xứng đáng với vai trò trung tâm của mọi giao tiếp. Hơn nữa, tiếng Hà Nội đã hội tụ được nhiều yếu tố phù hợp với cái nền chung ngôn ngữ nên có thể trở thành tiêu biểu cho phương ngữ bắc và tiếng Việt nói chung.

Về ngữ âm, tiếng Hà Nội ngày nay là kết quả quá trình phát triển theo quy luật nội tại của nó, nhưng cũng là thành quả của sự giao lưu với các phương ngữ khác, kể cả tiếng nước ngoài. Khi bộ chữ quốc ngữ được xây dựng dựa vào những phương ngữ này, lập tức nó có tính phổ biến và sức lan tỏa. Hơn nữa, có sự chắt lọc nên hệ thống ngữ âm chứa đựng những yếu tố mang đặc trưng phổ biến mà không tồn tại những yếu tố thổ ngữ hay phương ngữ hẹp. Nhận định về tiếng Hà Nội, một nhà nghiên cứu viết: "Có tính đặc biệt, có tính chắt lọc rất cao và tính ổn định khá vững chắc, nhưng không bảo thủ trước sự nảy sinh những yếu tố mới". Về từ vựng, trong quá trình tiếp xúc, giao lưu rộng rãi và dài lâu, vốn từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ Hà Nội ngày một phong phú hơn. Ví như từ ăn chẳng hạn, những "ăn đứt", "ăn chặn", "ăn cánh" hẳn mới rầm rộ vào nửa cuối thế kỷ. Xã hội phát triển kéo theo tư duy con người và đòi hỏi những từ cần thiết trong giao tiếp. Thuật ngữ khoa học kỹ thuật và liên tiếp những khái niệm mới hiện là "vấn đề" với ai đang ngại ngần nói: "Đa dạng sinh học", "phát triển bền vững"...

Về ngữ pháp và cách diễn đạt, có thể thấy rõ tính phổ biến, hay khác đi là tính thống nhất của tiếng Việt trên cơ sở phương ngữ bắc mà tiếng Hà Nội là tiêu biểu. Người ta thường gặp hai cách nói: "Đưa cho tôi 10 nghìn nữa đi", "Còn thiếu 10 nghìn nữa thôi". Hay "Mời anh uống nước ạ", "Sao anh không uống nước đi ạ"... ở đây đã có sự phân liệt phạm vi sử dụng của cách nói và giá trị văn hóa trong giao tiếp ngôn từ.

Giọng Hà Nội gần đây nghe không còn nhẹ nhàng  ấm áp và dần cũng trở nên hiện đại hơn, cứng cỏi hơn. Qua Pháp, vô tình thăm một gia đình di cư từ những năm 1954, họ vẫn sử dụng giọng Hà Nội từ những năm đó. Các cụ truyền khẩu dạy cho con cháu. Cũng là giọng Hà Nội thật đấy mà nghe sao thấy là lạ quen quen như mình đang ở nhà ông bà ngày xưa. Vậy là giọng Hà Nội vẫn dẻo dai  tồn tại giữa thủ đô nước Pháp. Tiếng Mợ phát âm nhẹ dài nghe như hơi có âm gió của từ Mự lẩn khuất bên trong giúp cho tiếng Hà Nội ngày xưa nghe thật truyền cảm nhẹ nhàng. Tiếng Mẹ phát âm của người Hà Nội bây giờ dù không còn thêm hơi gió nhưng vẫn không lẫn được với tiếng gọi mẹ từ giọng các vùng miền khác.  Ngôn từ để chỉ đấng sinh thành ra mình sau gần 50 năm  đổi từ âm Mợ ra âm Mẹ mà cắt đi chút gió thoảng của tiếng Mự. Biết đâu với ngôn ngữ chat chít của thế hệ 9x hiện nay, 50 năm sau từ Mẹ cao quý cũng lại bị cắt gọt chỉ còn một chữ M cô độc. Nếu chuyện đó xảy ra thì thật đáng thương và tội nghiệp cho giọng Hà Nội.
Ngôn ngữ của người Hà Nội cũng dần biến mất một số từ, một số cách nói, vì  những người sống ở Hà Nội chọn được cách diễn đạt khác tiện hơn. Sẽ là “Hôm nào rảnh đến nhà chơi nhá” cùng một cái bắt tay lắc giật bỗ bã. Không còn thấy cảnh nhẹ nhàng tiễn khách với hai bàn tay nắm hờ, với dáng lưng hơi chùng xuống, kèm câu “Kính bác lại nhà ạ” được chủ nhà nói khẽ khàng khi tiễn khách với thái độ trân trọng. Một câu nói tiễn khuôn sáo cùng với ánh mắt hướng dõi theo khách. Đợi cho tới khi người khách đã khuất  nơi ngả rẽ, chủ nhân mới chậm rãi quay vào nhà.
Tôi vẫn tiêng tiếc chữ “xơi cơm” trong các bữa ăn gia đình của người Hà Nội gần đây bị chữ  “ăn cơm” tiện lợi đơn giản hiện đại hơn thay thế. Cũng đúng thôi phải không các bạn? Ai lại có thể xơi lẩu được trên vỉa hè Phùng Hưng mà phải là ăn lẩu mới đúng điệu. Tôi không nói từ ăn là thô, là phô nhưng “xơi cơm” những tưởng loại bỏ được hơi hướng phàm tục có trong từ ăn. Người Hà Nội xưa trân trọng mời nhau đến nhà “dùng cơm” chứ không mời đến “ăn cơm”. Ngày nay cũng không ít gia đình Hà Nội lưu lại ngôn ngữ bị coi là cổ điển đó.
Nếu đâu đó có nói người Hà Nội nói tiếng Việt không chuẩn thì cũng phải chịu thôi. Nếu biết rung lưỡi lên khi nói những âm R,TR,S thì tôi có thể tin chắc chủ nhân của những phát âm ấy không phải là người Hà Nội. Với tôi, khiếm khuyết này như chiếc răng mọc lẫy trên một khuôn mặt dễ thương của người con gái Hà Nội. Chiếc răng khểnh sẽ chỉ làm rực rỡ hơn cho nụ cười trên khuôn mặt dễ thương kia mà thôi.


GIỌNG NÓI SÀIGÒN


Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiến  soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau,  lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.  Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái  bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"hoado "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.  Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương… 

Lê Quang Thọ


( PTr rinh về )
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1982 - 04. Feb 2011 , 00:17
 
Thưa Cô Vân ,

Tháng 2 này nhà LVD có nhiều sinh nhật lắm ạ  Cheesy Grin

Feb 4    : Miên Du
Feb 14  : Ngọc Đóa
Feb 17  : Mì Cây Dừa 
Feb 22  : Bích Định
Feb 25  : Đặng Mỹ
Feb 27  : Anh Lam Sơn
Feb 28  : Chị Việt Hương

pinkrose pinkrose pinkrose

PTr

Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2011 , 06:04 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Pham_Kieu_Lieu
Full Member
***
Offline


My heart belongs to Mommy

Posts: 227
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1983 - 04. Feb 2011 , 05:49
 
Phượng Trần mến ,

Cám ơn em đã rinh dzìa một tài liệu dziếc hay thiệt hay à nghen  Grin !
Tặng em bó bông nè roses45 . Chúc em năm mới mạnh giỏi , cầu dzừa đủ xài !

Chị KL
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12995
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1984 - 04. Feb 2011 , 08:53
 
Phuong_Tran wrote on 04. Feb 2011 , 00:17:
Thưa Cô Vân ,

Tháng 2 này nhà LVD có nhiều sinh nhật lắm ạ  Cheesy Grin

Feb 4    : Miên Du
Feb 14  : Ngọc Đóa
Feb 17  : Mì Cây Dừa 
Feb 22  : Bích Định
Feb 25  : Đặng Mỹ
Feb 27  : Anh Lam Sơn
Feb 28  : Chị Việt Hương

pinkrose pinkrose pinkrose

PTr


Em Phương Tran [ thu ky khong lương cua Co ]
Cam on em da nhac nhung ngay sinh nhat.
Ngay hom qua Co da chuc Mien Du roi.
Cung cam on em da dem bai bao noi ve giong Ha Noi va Saigon , de khi nao ranh rang hon Co se doc lai can than hon nua. Doc bai nay biet duoc them nhieu dieu hay lam. Mot mon qua Xuan rat co y nghia.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12995
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1985 - 04. Feb 2011 , 09:01
 
TuyetNgo wrote on 03. Feb 2011 , 18:29:
Mạ Vân ơi,

em đem pháo & nhạc Xuân vào MVGT cho có không khí Tết đây ạ ! Mạ Vân mời Thầy  & cô Vĩnh cùng nghe nhé !

P.S. Cầu Trời cho cái comp của Mạ Vân không có "khíu chọ" để Mạ Vân đốt pháo cho vui nhà  icon_beg
(hihihi! hôm nay Tết em kiêng nên viết chữ có dấu ngoặc kép ạ !  Grin)




Kính mời đốt pháo và nghe nhạc Xuân .


http://taberd75.com/DotPhao/DotPhao.htm

http://taberd75.com/NhacXuan/nx.htm


(Click vào viên pháo to phía dưới cùng bên trái, que diêm hiện ra, kéo que diêm châm vào ngòi pháo, nếu hết pháo mời lấy thêm ở vị trí ban đầu)

Tuyet Ngo oi ,
Cam on em da dem phao vao day de dot , vui qua di , co ca phao dung nua ! Dung la co khong khi ngay Tet do em. He thong am thanh cua Co khong tot lam , tuy nhien van nghe tieng phao di dung ! Chu o cho nay chang co lay mot cai gi goi la tet ca ! Em dem khong khi Tet vao nha Ma Van that , THay va Co Vinh co dươc nghe tieng phao Xuan day.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1986 - 04. Feb 2011 , 15:43
 
...


Hôm nay tuyết rơi nhiều quá, phủ lên lớp băng đá mấy ngày nay nên em không dám đi đâu, vì không biết đường để tránh. Nhờ vậy mới có thì giờ mang thiệp vào chúc Tết Thầy Cô... Smiley
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12995
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1987 - 04. Feb 2011 , 20:49
 
Phương Tần wrote on 04. Feb 2011 , 15:43:
...


Hôm nay tuyết rơi nhiều quá, phủ lên lớp băng đá mấy ngày nay nên em không dám đi đâu, vì không biết đường để tránh. Nhờ vậy mới có thì giờ mang thiệp vào chúc Tết Thầy Cô... Smiley

Em Phương Tan oi ,
Co rat vui dươc gap em o trong nay ma cung thương cho em la gap phai thoi tiet khac nghiet bat binh thương xay ra o Texas.
Nam nay sao khi hau thay doi ky qua ! Khong biet cac em ben mien Đông co bi anh hương nhieu khong?
Bich Dinh , Phương Hue , Kieu...co bi anh hương gi khong ?
Co van nho cac em o Cung Hoa Gam ! Cau chuc cho cac em va gia dinh moi su an binh.
Cam on em da mang thiep vao day de chuc Tet Thay Co va Co Vinh.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1988 - 05. Feb 2011 , 12:26
 
Kính thưa Cô Vân,

Hôm qua em nhìn mấy tấm thiệp con mèo, sưc nghï năm mèo, sao moi người  lại quên chữ "tuyệt cú mèo".  Grin
Hôm nay vẫn còn Tết để em kính chúc thêm Thày Cô
một năm TUYỆT CÚ MÈO
 
ạ. hoahong.gif
Back to top
« Last Edit: 05. Feb 2011 , 12:26 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12995
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1989 - 05. Feb 2011 , 14:57
 
Đặng-Mỹ wrote on 05. Feb 2011 , 12:26:
Kính thưa Cô Vân,

Hôm qua em nhìn mấy tấm thiệp con mèo, sưc nghï năm mèo, sao moi người  lại quên chữ "tuyệt cú mèo".  Grin
Hôm nay vẫn còn Tết để em kính chúc thêm Thày Cô
một năm TUYỆT CÚ MÈO
 
ạ. hoahong.gif

Em Dang My oi ,
Co cung khong hieu tai sao moi ngươi lai dung nhung chu nay TUYET CU MEO de chi mot viec gi that hoan toan nhi?
Ngay hom qua noi chuyen voi em Co vui lam. Co cam on em ve nhung loi chuc va doa hoa hong. Mong la nam nay tay cua em khong con dau nua de con dung computer cho nhieu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1990 - 06. Feb 2011 , 00:10
 
ngo_thi_van wrote on 01. Feb 2011 , 21:03:
Cam on em da cho Co biet tin tuc cua Bac My.
Em that la dang khen. Co chi tiec khong co mat tren do de cung di voi em thi vui biet bao !
Co Van


Cô Vân thương kính ,
Mấy ngày nay em  đi du Xuân , bi giờ đợi mọi người an giấc , rón rén vào đây " Thì thầm " với cô đây.
Mau quá , mùng 4 rồi , em hy vọng 1 ngày đẹp trời nào đó , cô trò mình cùng vào thăm bác Mỵ , nha cô.
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1991 - 06. Feb 2011 , 16:05
 
Cô Vân thương kính
Mấy nay em bận rộn , không cào tuyết  thì cũng bận việc nhà hay việc chùa. Bên em hên quá Cô ơi , sáng 30 thì có 1 lớp đá mỏng nhưng đến trưa thì tan hết , nên sau khi nấu cơm cúng Bố Mẹ , chè xôi cúng Phật , xong lên chùa dự giao thừa .  Sáng hôm sau dậy sớm 1 mình ên làm rau xào mang lên Chùa cho Phật Tử dùng trong ngày Tết . Chùa em nghèo nhưng sang lắm Cô ơi ... Phật Tử đi chùa ăn free không Cô ơi.   
Hôm nay 2 vợ chồng em đi Chùa - 1 ngày mùng 4 tềt thật vui trong không khí của 1 tiểu gia đình .  Chùa em rất nhỏ , chỉ là 1 căn nhà , Chánh điện thì biến từ 1 cái garage, nhưng chi em rất vui đó thưa Cô. Em kính chúc Cô, Thầy 1 năm mới thật nhiều sức khoẽ , nhất là Thầy để Cô không lo lắng ..
Em-TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12995
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1992 - 06. Feb 2011 , 20:12
 
tuy-van wrote on 06. Feb 2011 , 00:10:

Cô Vân thương kính ,
Mấy ngày nay em  đi du Xuân , bi giờ đợi mọi người an giấc , rón rén vào đây " Thì thầm " với cô đây.
Mau quá , mùng 4 rồi , em hy vọng 1 ngày đẹp trời nào đó , cô trò mình cùng vào thăm bác Mỵ , nha cô.
Em Tv

Em Tuy Van oi ,
Em di du Xuan , thao nao ma may hom nay vang mat em o day !
Hy vong thang 8 Co voi em cung vao tham Bac My nhe.
Co cam on em.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12995
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1993 - 06. Feb 2011 , 20:21
 
Tuyet Lan wrote on 06. Feb 2011 , 16:05:
Cô Vân thương kính
Mấy nay em bận rộn , không cào tuyết  thì cũng bận việc nhà hay việc chùa. Bên em hên quá Cô ơi , sáng 30 thì có 1 lớp đá mỏng nhưng đến trưa thì tan hết , nên sau khi nấu cơm cúng Bố Mẹ , chè xôi cúng Phật , xong lên chùa dự giao thừa .  Sáng hôm sau dậy sớm 1 mình ên làm rau xào mang lên Chùa cho Phật Tử dùng trong ngày Tết . Chùa em nghèo nhưng sang lắm Cô ơi ... Phật Tử đi chùa ăn free không Cô ơi.   
Hôm nay 2 vợ chồng em đi Chùa - 1 ngày mùng 4 tềt thật vui trong không khí của 1 tiểu gia đình .  Chùa em rất nhỏ , chỉ là 1 căn nhà , Chánh điện thì biến từ 1 cái garage, nhưng chi em rất vui đó thưa Cô. Em kính chúc Cô, Thầy 1 năm mới thật nhiều sức khoẽ , nhất là Thầy để Cô không lo lắng ..
Em-TL 

Em Tuyet Lan oi ,
Nghe noi hai vo chong em co the cung nhau di chua Co mung lam do em. Co cau mong cho hai vo chong em nam nay suc khoe doi dao , de di chua dai dai.
Chua nhu vay moi la chua. Ngươi ta thương bao " an com chua " tuc la an free , chu chua gi ma lai charge tien cua ngươi mo dao ? O day Co thay co ngoi chua Phap Van o Pomona , dao con sinh tien Ba Cu cua Co , Thay Co thương dua Ba den chua nay nhung ngay Tet , chua khong bao gio bat Phat tu tra tien an , ma Phat Tu hoan hi dong gop.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2
Reply #1994 - 06. Feb 2011 , 22:02
 
Pham_Kieu_Lieu wrote on 04. Feb 2011 , 05:49:
Phượng Trần mến ,

Cám ơn em đã rinh dzìa một tài liệu dziếc hay thiệt hay à nghen  Grin !
Tặng em bó bông nè roses45 . Chúc em năm mới mạnh giỏi , cầu dzừa đủ xài !

Chị KL


Thưa Chị ,

Em cám ơn chị đã đọc bài em rinh dìa còn tặng bông nữa  Grin Grin

Em chúc chị năm mới có nhiều sức khoẻ và và ước gì được  nấy nhen

Em đọc bài này thấy thích quá nên nghĩ ngay đến chuyện rinh váo D Đ LVD cho cả nhà cùng đọc để biết thêm cho dzui hen ?  Cheesy Grin

Về giọng miền Nam thì có nhiều chỗ viết rất trúng ý của em  Cheesy Grin

PTr

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 131 132 133 134 135 ... 390
Send Topic In ra