Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Kể Về Mẹ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 12
Send Topic In ra
Kể Về Mẹ (Read 27265 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #120 - 09. Feb 2010 , 17:40
 
...


TẾT THƯƠNG NHỚ MẸ

Mẹ xa rồi!
Vắng lặng một miền quê
Xuân đến muộn, lá hoa buồn kém thắm
Biển Đồng Châu gió mưa nhiều lắm
Bao nhớ thương con ngóng, chỉ mịt mờ.
*
Nắng cũng quên hong ải đồng Giờ*
Lối nhỏ vắng không bóng người qua lại
Lòng hắt hiu trước màu đông hoang dại
Chiều quê buồn, vắng mẹ
Bơ vơ.
*
Xanh cho ai, lá dong bánh ngẩn ngơ
Tết có nghĩa gì
Chỉ ngập lòng thương nhớ
Con không khóc mà nghẹn ngào nức nở
Phiên chợ xưa con chờ, nào mẹ có đi lâu.
*
Ruộng đó, nhà đây nhưng nay mẹ đâu
Quê chìm xuống những chiều mưa gió
Tết! Dâng hương, chong đèn mắt đỏ
Lòng những tơ vò
Con thương nhớ mẹ. Mẹ ơi!
*
15.01.010
ĐOÀN VĂN NGHIÊU

* Đồng Giờ xưa là cánh đồng thuộc vùng chiêm trũng mới khai hoang, chuyên cấy lúa Giờ, một loại lúa có hạt gạo đỏ thơm bùi và ngọt. Nay một phần của cánh đồng Giờ đã thành thôn mới thuộc Thanh Giám, Đông Lâm, Tiền Hải. Thái Bình


Con kính dâng lêm Mẹ hiền đôi vần thơ góp nhặt đâu đó
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #121 - 09. Feb 2010 , 17:49
 
...


Nhớ phiên chợ quê ngày tết!

(Eva.vn) - Vào những ngày áp tết này, cũng như bao người phụ nữ khác, tôi cũng phải tất bật chuẩn bị sắm tết cho gia đình. Bất chợt, trong lòng tôi trào dâng nỗi nhớ phiên chợ ở quê tôi vào những ngày năm hết tết đến ngày xưa.

Bài thơ “Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ là một trong những bài thơ tôi thích cũng vì lẽ đó.

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết


Ai dám bảo rằng đó chỉ là những lời hoa mĩ của nghệ thuật, văn chương? Bởi vì quê tôi những ngày áp tết cũng đẹp như thế. Một miền quê miền núi trung du với núi non, sương khói… Những ai chưa một lần đi chợ quê ngày tết có lẽ sẽ chẳng thể hiểu hết được vẻ đẹp của phiên chợ ngày xuân.

Giờ đây, cuộc sống hiện đại. Tôi đi sắm sửa đồ tết cho gia đình bằng cách vào siêu thị, kéo theo một chiếc xe đẩy, thích gì thì bỏ vào đó. Siêu thị la liệt đủ tất mọi thứ, thứ nào cũng hiện đại, bóng bẩy, hào nhoáng. Vào siêu thị những ngày áp tết sẽ không cảm nhận được cái rét còn lại của mùa đông trước khi chuyển sang mùa xuân ấm áp vì siêu thị nào chả có điều hòa.

Nhưng tôi vẫn nhớ, vẫn thích được tham gia phiên chợ tết ở quê tôi như ngày xưa. Những ngày xưa ấy, năm nào tôi cũng được mẹ cho đi theo sắm tết. Không phải là một buổi đâu nhé mà là vài ba buổi cơ. Mỗi hôm sắm một ít, vì sắm nhiều quá hai mẹ con lóc cóc chiếc xe đạp, chẳng thể nào chở về hết.

Mới lại ngày đó, gia đình tôi còn khó khăn, lấy đâu ra nhiều tiền để sắm tết trong một ngày. Có khi mẹ tôi đi mua mấy cái bấc đèn từ những ngày đầu tháng chạp. Rồi giữa tháng mua hàng củ về muối dưa, mua lá rong, mua giang về chẻ lạt gói bánh. Mỗi hôm một ít,  mỗi ngày một vài thứ, mẹ tôi sắm tết cho gia đình.

Thường thì mẹ tôi tranh thủ đèo thêm buồng cau, nắm trầu không, hay buồng chuối xanh bán kiếm thêm chút tiền. Bao giờ tôi cũng được ngồi trông hàng cho mẹ, mang tiếng là trông nhưng thường thì tôi hay chạy nhảy lăng quăng, ngắm nhìn người người lũ lượt đi chợ.

...


Thường thì mẹ tôi tranh thủ đèo thêm buồng cau, nắm trầu không, hay buồng chuối xanh bán kiếm thêm chút tiền...

Chợ tết là phiên chợ lớn nhất trong năm ở quê tôi. Chợ tết người ta bày bán la liệt đủ mọi thứ. Từ quần áo, rau cỏ, cành đào, cây quất, cây mai, dăm ba quả bưởi bòng, và đương nhiên không thể thiếu được nguồn thực phẩm dự trữ cho 3 ngày xuân… Và chợ tết bao giờ người cũng đông như nêm cối. Chỉ cần tôi không để ý là kiểu gì cũng bị dòng người đi chợ đẩy xô đi một quãng xa, cách nơi mẹ tôi bán hàng.

Cả năm, tôi thích nhất là được đi chợ những ngày áp tết, bởi vì thế nào mẹ tôi cũng dành dụm tiền mua cho tôi một bộ quần áo mới, một đôi dép mới. Cái thiếu thốn của trẻ con ngày xưa khiến tôi lúc nào cũng háo hức với phiên chợ ngày tết. Cả năm chỉ được mẹ may cho 2 bộ quần áo, vào ngày khai trường và những ngày giáp tết. Nhưng tôi thích quần áo tết hơn. Vì đến sáng ngày mồng một, tôi sẽ diện bộ quần áo ấy, đi khoe khắp bạn bè, láng giềng.

Bao giờ mẹ cũng mua quần áo cho tôi vào đúng ngày 30 tết. Ngày đó, tôi chả hiểu vì sao lại vậy, chỉ mãi sau này khi lớn hơn một chút, tôi mới hiểu đó là vì, 30 là ngày cuối cùng của năm, ai còn hàng hóa cũng muốn bán cho xong để còn về chuẩn bị tết. Vì thế, có thể mẹ sẽ mua được quần áo rẻ hơn. Ngày đó, gia đình tôi nghèo lắm, cho nên mẹ đành phải tiết kiệm như vậy.

Mặc dù, có thể quần áo vào ngày cuối cùng ấy không được đẹp lắm nữa vì là hàng ế mà, nhưng với tôi, đó vẫn là cả một trời hạnh phúc. Nhưng cái kế của mẹ tôi, cũng có năm gặp “nạn”. Đó là những năm hàng quần áo khan, “cháy chợ”, báo hại mẹ phải mua với giá “cắt cổ”. Tuy vậy, không năm nào là tôi không có quần áo tết.

Điều tôi thích nhất ở phiên chợ tết quê tôi đó chính là cái không khí ấm áp, thân tình. Đi chợ, bao giờ mẹ con tôi cũng gặp rất người thân, người quen. Hàng họ mẹ tôi bán bao giờ cũng chỉ là buồng cau, buồng chuối, có năm thì có thêm gánh mía thờ… Số tiền bán được cũng chẳng đáng là bao nhưng  mẹ tôi luôn biếu không các bác, các cô người thì dăm quả cau, dăm lá trầu cúng tết, người thì cặp mía tím làm “gậy các cụ”… Chẳng hề có sự bon chen, toan tính thiệt hơn.

Đổi lại, mẹ con tôi cũng nhận được “quà” từ những người quen biết: có khi là quả bưởi bòng vàng xuộm, khi thì dăm củ su hào… Giản dị, mà nồng ấm tình người. Điều này tôi chẳng còn gặp lại được ở cái thành phố đông đúc và bon chen này.

Ngày xưa, tôi luôn ước được mẹ mua cho một cành đào ngày tết... (Ảnh minh họa)

Khi tôi lớn lên một chút, phiên chợ tết còn là nơi tôi gặp gỡ bạn bè. Cũng giống như tôi, các bạn tôi cũng được theo mẹ đi chợ tết, chúng tôi hẹn nhau từ buổi học cuối năm để cùng nhau đi ngắm chợ tết. Tôi và mấy cô bạn thân rất thích chen lấn vào dòng người đông như nêm cối để ngó nghiêng khắp mọi thứ.

Nơi mà chúng tôi thích nhất đó là khu vực bán hoa, cây cảnh. Chúng tôi ngắm nghía, rồi suýt xoa và “tớ sẽ bảo mẹ mua cành đào này”, “không cành này nhiều nụ hơn, sẽ để được lâu hơn”… Ngắm nghía là vậy, suýt xoa là vậy nhưng chẳng mấy năm nhà tôi có cành đào. Bởi vì, tiền mua một cành đào mẹ tôi có thể mua hẳn được một cân thịt lợn rồi.

Lúc nào tôi cũng ước “giá như mẹ mua cho một cành đào chơi tết”. Nhưng điều ước của tôi, phải cho tới khi tôi vào học cấp ba, kinh tế gia đình khấm khá hơn mới thành hiện thực. Còn những năm trước đó, sang lắm thì mẹ chỉ mua được dăm bông cúc đại đóa, dăm bông hồng đỏ về bày ở bàn thờ.

Chính vì thế, tôi có thể đứng hàng giờ để ngắm hoa đào, hoa mai. Chẳng thể được mang về nhà nhưng như thế tôi cũng đã thỏa thích lắm rồi.

Phiên chợ tết khác với phiên chợ ngày thường ở chỗ là nó có thể kéo dài từ sáng sớm cho tới tối mịt. Người bán, người mua chẳng kể giờ giấc. Dường như không khí tết đã  khiến ai nấy đều quên đi cơn đói và sự mệt mỏi. Ai cũng cố bán cho hết hàng để kiếm thêm chút tiền sắm sửa tươm tất cho cái tết lớn nhất trong năm.

Bây giờ, có về quê đi nữa. Tôi cũng chẳng còn có được cảm giác vui sướng như xưa. Chợ quê giờ đây đã khác xưa nhiều. Những người như mẹ tôi đi “bán cây, nhà lá vườn”, rồi gặp người thân, người quen và vui vẻ trao nhau món quà giản dị đã chẳng còn là bao. Thay vào đó là những cửa hàng, đại lí, bán buôn với số lượng lớn. Hàng hóa từ khắp mọi nơi đổ về, chứ chẳng phải là những sản vật quen thuộc của quê hương nữa.

Giờ đây, tôi cũng chẳng còn phải thèm khát có được một cành đào ngày tết, khao khát có được tấm áo  mới cho dù đó là hàng ế. Cuộc sống ngày một đủ đầy hơn, phong phú hơn. Gia đình tôi cũng không còn gian nan như trước. Tôi có thể tự mua cho mình những bộ quần áo đáng giá hàng triệu bạc.

Nhưng tôi vẫn thấy thiếu, thấy nhớ một chút phong vị quê hương, những gì giờ đây đã trở thành hoài niệm. Có thể ai đó, cho rằng tôi “khùng” vì đi nhớ, đi thích cái thời khốn khó. Nhưng đó là một phần của kí ức, những thứ không thể phai mờ trong trí óc tôi, đó là cái thời nghèo khó nhưng thiết tha tình người. Chính nhờ cái khốn khó đó mà tôi đã có nghị lực để mà vươn lên. Nhớ lắm, phiên chợ quê ngày tết năm xưa!


Vũ Hoàng (Eva.vn)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #122 - 09. Feb 2010 , 20:06
 
Xin mang về nhà bài viết của 1 ngươì ban của TL

Tháng giêng


Những ngày tia nắng yếu tan trong khung trời mây xám rồi cũng qua. Máy sưởi trong nhà cùng tiếng người rên đều quanh tai không hẹn cùng ngừng. Tia nắng hong ấm mùa đông làm khu vườn giật mình thức dậy. Trên những cành khô chồi non len lén nhú lên. Đám cây dại chen nhau, như chờ, như đợi hồi sinh. Trong ngôi nhà có cánh cửa vườn sau nối liền vào công viên, thêm kẻ giật mình bóc tờ lịch mới. Đã ra giêng; thời gian trôi, nhanh hơn giòng nước cuốn, cuộn lòng kẻ lữ hành đoạn đường cõi tạm. Năm ngoái, đêm giao thừa nhìn mẹ trăn trở trên từng cơn đau. Đứa em băn khoăn, hỏi:
- Mình có nên gọi 991 không?
- Chắc là phải gọi rồi.
Vừa nói, chị vừa cúi xuống hỏi lại thêm, dẫu không dám tin mẹ còn nghe và hiểu được ý
- Mẹ muốn ở nhà ăn tết với chúng con, hay muốn vào bệnh viện?
- Không biết sao nữa con ơi. Mẹ đau chịu hết nổi rồi.
Giọng đứt quãng kèm theo giọt nước mắt. Niềm vui đong đầy trên những lần con cháu vây quanh không còn khích động tâm tư mẹ. Chưa đầy nửa giờ tiếng còi xe cứu thương vang trong đêm. Lũ trẻ xáo động, chúng nhìn nhân viên y tế theo nhau vào phòng bà. Đo máu. Đo tim. Đo hơi thở. Hai đứa con gái đứng cạnh bên giường lo lắng nhìn. Đứa em dặn.
- Chị đi theo xe cứu thương. Tụi em theo sau.
- Tình trạng có thể là không nguy cập. Nếu muốn đưa vào bệnh viện chúng tôi sẽ đưa đi. Không thì khi nào thấy trở nặng hơn gọi lại. À, sẽ không tính tiền cho lần đến này.
Nghe nhân viên y tế nói, hai chị em nhìn nhau hội ý thật nhanh. Hiểu là chưa nghiêm trọng đến phải đưa vào cấp cứu. Chân trái giải phẫu ở đầu gối tạm yên. Bên phải giải phẫu mùa hè năm trước trong lần bị ngã khi đứa cháu lỡ tay làm rớt ly nước cam trên sàn gạch. Lần này mẹ đau, đau dữ dội chân bên phải. Đau rũ liệt.

***
Những ngày tết qua trong nỗi lo nhưng vẫn nghe mẹ kho nồi thịt kho tàu, làm dưa giá chia cho những đứa em. Niềm vui của mẹ khi được dịp nấu ăn cho con. Một đời dài tận tụy chăm lo theo từng ý thích nhỏ, không kể con giờ đã lớn. Kể cả khi không còn sức vẫn đứng cạnh bên để hài lòng vừa ý khi thấy con nấu những món mình thường nấu, lẽ nào đã trở thành quá khứ thật sao?. Đêm trong tiếng rên, trăn trở không ngừng. Hai đứa con gái không nói cho anh chị và em biết chuyện của đêm giao thừa, nguyện cầu mẹ đừng như ngọn đèn trước gió. Nhủ thầm, hãy giữ cho đêm giao thừa của những người thân còn được bình an.
Người bác sĩ của lần giải phẫu năm rồi cho biết cần tiến hành giải phẫu thay toàn phần xương chậu. Những mạch máu đè nghẽn lại khi mẹ té thêm lần nữa chạm vào chỗ giải phẫu mùa hè năm qua. Mẹ không nhớ té khi nào. Hai đứa cháu trai chơi loanh quanh bắt gặp bà ngoại nằm trong nhà bếp để rồi nhiều ngày sau bà than đau. Kiệt sức làm tâm thần hoảng loạn, mấy đứa con gái đã nghe được lời than tội tình:
- Ước gì được chết ngay lúc này.
Quanh nợ sinh nhai cuốn hút từng ngày, người chăm sóc mẹ vẫn đến mỗi ngày, trừ cuối tuần. Nhưng cũng chỉ bầu bạn cho mẹ không cảm nỗi trơ trọi. Tám mươi sáu tuổi, mẹ vào bếp tự nấu cho mình, cho cả đứa con gái út và lũ cháu. Mỗi ngày niềm vui đến vội đi mau. Khi ba đứa con gái hôn chào, những ly cà phê đã cạn là chỉ còn lại thêm ngày dài cô quạnh. Phải đợi đến lúc mẹ sức cùng lực cạn mới đủ can đảm, đủ dứt khoát một lần phải làm gì để khoảng cuối đời mẹ được ấm lòng, thoát ra khỏi nỗi sợ lo bị bỏ rơi. Những buổi thăm sớm tối chỉ đủ khi mẹ còn vui khỏe.Lẽ nào mười đứa con không chăm sóc được mẹ. Dẫu biết thời gian còn mẹ theo ngày càng ngắn lại. Đưa mẹ vào bệnh viện lần này, mấy đứa con gái ôm bờ vai hứa hẹn. Mẹ sẽ không đơn độc nữa. Từ đây có người kề cận ngày đêm. Đứa con dâu nhỏ nhất xiết đôi tay gầy guộc, đi theo đến trước cửa phòng giải phẫu dặn dò.
- Mẹ an tâm. Lần này vẫn là ông bác sĩ mổ giỏi năm rồi. Ông nói sau khi thay xương chậu mẹ sẽ hết đau, sẽ đi đứng bình thường trở lại. Khi mẹ bình phục về nhà, tụi con sẽ mua vé cho mẹ đi du lịch với cả nhà như đã ước mơ. Lễ mừng thọ mẹ năm nay sẽ ở trên tàu, giữa biển và trời.
Nụ cười nở trên đôi môi khô nứt:
- Ừ, mẹ sẽ không sợ. Ráng khỏe nhanh để cùng đi xa một lần với con cháu trong nhà.

Ca mỗ thành công tốt đẹp dẫu mẹ đuối sức. Tâm trí trở nên hoang mang. Rời bệnh viện để qua trung tâm hồi phục, y tá và nhân viên nơi đó nhận ngay ra người bệnh cũ không hiểu được ngôn ngữ bản xứ, nhưng lúc nào sự cố gắng, nhẫn nại của bà cũng tràn đầy.
- Chào "bà ngoại". Trời ơi! Chưa qua năm! Chuyện gì vậy? Đừng nói là bà bị té thêm lần nữa.

Biết mẹ nghe không hiểu tiếng Mỹ, nhóm nhân viên đến từ nhiều xứ khác tập luyện từng động tác đi đứng, nằm ngồi đã học nói những câu tiếng Việt để nói với mẹ cho mẹ hiểu, làm theo. Thời gian hai tuần dành cho thể dục trị liệu sau giải phẫu qua nhanh, hơn dự định. Cô bé người Phi đẩy xe đưa mẹ ra sân. Trước khi đỡ lên xe cô ôm người bệnh nhân già ân cần nhắc
- Ngoại về cẩn thận nhiều. Ở đây ai cũng mừng khi gặp lại ngoại nhưng không ai muốn ngoại bị té phải trở lại thêm lần nào nữa. Cảm ơn ngoại đãi mọi người món gỏi cuốn trưa nay. Đã dạy con làm món ăn ưa thích. Sau này con tha hồ biểu diễn cho người thân và bạn bè thưởng thức.

Với mục đích giúp bệnh nhân phục hồi lại khả năng đã mất sau tai nạn hay sau giải phẫu, mẹ được hỏi thường hay làm gì khi khỏe mạnh bình thường. Câu trả lời là nấu ăn, làm vườn. Sức mẹ giờ không đủ làm vườn, chỉ còn niềm vui trong nấu ăn. Nghe nói đến nấu ăn, những món ăn VN được lao xao nhắc nhớ. Mẹ suy nghĩ một lát rồi quay sang con gái.
- Mai mình về rồi phải không?. Sáng con ráng làm gỏi cuốn đem lên cho kịp bữa ăn trưa để tỏ lòng. Họ vì mình cực nhọc nhiều trong những ngày mẹ ở đây.

Mừng quá khi nhận ra mẹ đã nhớ lại phần nào những gì quen thuộc. Nấu những món ăn bằng cả tấm lòng. Bày tỏ tình thương trong từng chăm sóc từ người thân đến người lạ. Khi nghe dặn ngày mai mọi người nhớ đừng mang theo bữa ăn trưa. Cô bé người Phi mừng rỡ:
- Nhất ngoại đó! Trong buổi thực hành làm bếp trưa mai, con sẽ ghi đề mục làm gỏi cuốn. Buổi sáng con tắm cho ngoại thêm lần nữa. Tập cho ngoại quen, biết cách sao cho an toàn khi không ai ở quanh ngoại.

Rồi cô tha thiết yêu cầu đừng làm hết gỏi cuốn ở nhà. Hãy dành lại một phần mang lên cho mẹ thực tập đôi tay cũng là dịp cho mọi người có cơ hội học luôn. Phải nhìn thấy, tự tay làm và ghi vật liệu mới mong làm được. Hai mẹ con về, mang theo những đôi mắt ấm. Nhưng trong từng đôi mắt đó, có thêm đôi mắt lạc thần buồn bã nhìn theo thay câu chào. Người đàn ông mới gặp tưởng người Hoa, mãi đến khi nhờ phiên dịch mới biết là người Việt. Nét đau khổ hiện rõ qua ánh mắt nhìn khi ông gật đầu cố gắng phát âm hai tiếng "Việt- Nam"

- Vì sao ông phải vào đây?
- Stroke.. ở sở.
- Ông làm ở đâu?
- Harris County
- Sao họ nói ông người Tàu và nhờ phiên dịch?

Giọt nước đọng quanh khóe mắt. Câu trả lời phải ráng nghe mới hiểu;

- Liệt nửa người. Phát âm khó... họ tưởng không nghe, hiểu được.

- Từ không nói được bây giờ tập nói. Ông an tâm. Chỉ là giai đoạn thôi, rồi sẽ khá hơn. Mẹ tôi lần nào sau giải phẫu cũng mất đi trí nhớ. Một thời gian sau hồi phục dần dần. Chúc ông sớm trở lại cuộc sống bình thường bên cạnh người thân.

Quay đi rồi mới trách thầm. Mấy ngày qua dường như chưa bao giờ thấy có người thân nào bên ông. Lời chúc đó biết có chạm vào nỗi riêng. Cũng đành. Không còn dịp để lắng nghe, cho ông vơi cảm giác đã bị đẩy ra bên ngoài nhịp sống.

- Mình ở đâu lâu nay vậy hả con? Bây giờ về đâu? Có xa không, có lạnh không?
- Mình từ bệnh viện về nhà gần lắm. Trời mưa nhưng không lạnh, mẹ đừng lo.

Đứa con gái trả lời, nhận ra thoáng ngậm ngùi che giấu bên trong. Mẹ giờ ngây ngô giống trẻ thơ. Không nhận biết, không thắc mắc về thay đổi trong cuộc sống đứa con bên cạnh. Căn phòng nhiều cửa kính, những khi mẹ ngủ, đứa con gái đến bên khung cửa nhìn ra. Qua khỏi sân cỏ bao quanh bệnh viện, có thể nhìn thấy bãi đậu xe quen của dẫy building phía xa. Nơi chốn đó từ đây vắng một người. Đời qua bao nhiêu lần thay đổi, vẫn chấp nhận đổi thay, như đại dương ôm trọn từng đợt sóng vào lòng. Nhưng đôi lúc vẫn có chút gì xa xót lặng thầm. Mẹ nghĩ đứa con bên cạnh là một phần dính liền không thể tách rời, nhưng dường như không nhận biết là ai. Dễ nóng nảy, giận hờn. Đôi khi nói ra ý nghĩ giống như người lạ. Lời diu dàng quen thuộc vắng thưa. Có lẽ những gì chôn sâu trong tiềm thức giờ trở mình thức dây. Mẹ không biết hiện tại mà như bị nhận chìm trong quá khứ xa xưa. Khoảng đời nhiều cơ cực, mang tình thương rộng lớn trong phận đời nhỏ nhoi tội nghiệp.

- Mai con chở mẹ về nhà cũ thăm dì.
- Quần áo có hai bộ không lành lặn, lấy đâu mặc để đi.
- Mẹ có nhiều. Thời cơ cực qua rồi. Lâu nay mẹ còn có dư để cúng chùa, giúp nhiều người khổ.
- Đừng gạt mẹ. Ngày nào đi bán về cũng thay bộ đồ lành mặc bộ rách phải chạy ra bìa rừng trốn lũ trai làng hay kéo tới tìm. Bà ngoại bệnh, chật vật bán buôn không đủ tiền đi chợ. Chưa bao giờ nấu một món ngon cho bà ngoại ăn dù bà bệnh yếu, lao tâm lao lực cho đến khi mất sớm, để lại đàn con nhỏ. Thương biết mấy cho vừa, ơn trời biển lấy chi đền trả.

***

Cứ thế, quá khứ lẫn trong hiện tại. Bà cụ ngồi im ôm hình ảnh miền quê ngoại nghèo trong lòng đứa trẻ thơ ngày đó. Chiến tranh là mất mát, đau thương, rồi luân lạc. Một đôi lần người thiếu phụ nắm tay đứa con gái nhỏ trở về thăm mộ của người thân dịp đầu năm. Những ngôi mộ xây bằng đá ong lỗ chỗ màu đen xẫm, tiêu điều giữa vùng đất mang nhiều bom đạn. Đứa nhỏ ngơ ngác nhìn cảnh ruộng đồng xác xơ. Đi như chạy theo chân người mẹ, cho kịp chuyến xe đò cuối ngày trở về quận lỵ. Giữa khoảng gò cát trắng, hay ruộng khô gốc rạ, người mẹ dừng lại trước những căn nhà tranh vách đất để thăm hỏi vài người bà con còn ở lại. Nhớ như in trong trí những đòn bánh tét cột từng đôi, treo trên cây đòn vắt ngang nhà thấp. Đứa con gái nhỏ thất vọng. Tết vẫn còn nhưng chưa bao giờ nó được bao lì xì, được quà từ những người bà con quê ngoại. Họ chỉ ân cần trao tặng những đòn bánh tét, bánh ít mà hầu như nhà nào cũng có để làm lễ cúng ông bà trong ba ngày tết.
Khi nó lớn hơn một chút hai mẹ con không còn dịp để trở về quê, chỉ còn nghe trong chuyện kể những mảnh đời đau khổ, chật vật của người xưa. Một đôi lần ngồi trên chuyến xe đò trên lộ trình Bình Long - Bình Dương, nhìn quê ngoại từ phía bên ngoài dọc theo quốc lộ 13, lòng nó u hoài. Chỉ mấy mươi cây số mà cách trở nhiều. Lối về còn đó nhưng chinh chiến cản bước chân người trở lại. Vùng đất có tên hiền hòa, được mang theo đến chốn tạm dung. Đứa em trai nhỏ gởi chút tình về quê ngoại qua hai đứa con gái mang tên thật hiền. Một lần mẹ than phiền

- Mỹ Thạnh với Bến Cát sao không nói câu tiếng Việt nào hết vậy?
Đứa em trai chống chế.
- Thì đứa mê ăn bánh ít nhân dừa. Đứa kêu được ba tiếng "trời đất ơi!". Như vậy bà nội thấy hai đứa đủ tiêu chuẩn để làm dân Bến Cát, Mỹ Thạnh chưa?

Phải gian nan lắm mới đưa mẹ thoát ra khỏi khoảnh mù sương của quá khứ. Có lúc tưởng chừng như đuối, thèm được khóc một mình, để thấu rõ mình hơn. Người anh xa nhắc:
- Gắng lên. Mẹ sẽ vượt qua. Như nơi em ở qua những ngày giông bão. Hễ mặt trời lên là bóng tối tan đi. Tin là em đủ sức vì hiểu rõ. Vì dù thế nào mẹ vẫn là mẹ và em là người luôn biết mình nhiều hạnh phúc được gần.

Người anh đồng môn từ Dallas về thăm, chợt hỏi:
- Em biết vẽ không? Hãy lặng yên nhìn mẹ mỗi ngày khi mẹ lần chuỗi hạt. Vẽ lại hình ảnh đó bằng tất cả tình thương em cho mẹ.

Người đồng hành với anh cũng tiếp lời, cùng lúc xiết nhẹ bàn tay như người chị vỗ về em
- Chị biết em lo cho mẹ. Hãy tự nhìn lại xem, em có đang bị ngoại cảnh chi phối mà không hay biết? Hãy ngồi niệm Phật thay cho mẹ, cũng là niệm cho mình. Khi em thiếu nhẫn, bất an thì không thể đem lại sự bình an cho mẹ như xưa. Chị tin em biết làm gì, cho cả hai có lại niềm an lạc dù trong cảnh ngộ nào đi nữa.

Chợt nhận ra lòng tham đắm còn nhiều. Ngoài nỗi sợ mẹ không còn trí nhớ phải chăng còn thêm nỗi buồn, niềm khát khao được hiểu và thương, trong diễm phúc được làm đứa con gần nhất, bây giờ không còn nữa. Vẫn băn khoăn nghĩ đến căn nhà vắng mặt lâu ngày, chỉ dăm ba phút đi về như khách ghé qua. Những đứa con mỗi ngày thoáng thấy mẹ một lần. Hai đường sắt song song từ dạo kết vào nhau, lạnh càng thêm lạnh khi con tàu đi mãi chưa về lại...Tình thương trở nên vị kỷ trong vòng lẩn quẩn của cho đi, nhận về. Sao không thương chỉ vì thương. Không trói buộc, không điều kiện, chấp nhận những gì mình đang có. Khi nhóm lên bếp lửa, những ngày ảm đạm tan dần. Vẫn trong căn nhà đó, mẹ bắt đầu gặp thêm nhiều người. Ý niệm xa gần, quen lạ không còn, bởi lòng quý mến chân thành nhận được từ những người ở khắp mọi miền. Bó hoa tươi, những loại trái cây thường ăn thuở bên nhà, đem tặng mẹ trong giờ nghỉ ăn trưa, chứa đựng tấm lòng tôn kính, nghĩ về đấng sinh thành. Bữa cơm chay ở quán ăn, ở trong chùa hay bữa ăn quây quần cùng nấu dọn chung với mẹ...Tình cảm đơn sơ sao nồng ấm, người mẹ tưởng như đàn con mình ở khắp muôn phương, đã cho mẹ nỗi hạnh phúc cùng sống, cùng chia sẻ nhiều hơn bao giờ hết trong thời gian rất ngắn. Một điều dễ nhận ra, khi cho và nhận tình thương không biên giới ấy, mẹ hồn nhiên quên thân yếu bệnh. Niềm vui nhân rộng. Nỗi khổ chia ra. Trong hoàng hôn sót lại, còn tia nắng ấm dịu dàng. Thời gian không thừa thải kéo dài. Người mẹ đã sẻ chia những gì mình có, cùng chung góp với con gởi tới tha nhân theo thói quen có sẵn. Trí nhớ bây giờ có đám mây che. Đôi khi gió thổi lộ mảnh trời xanh, có người băn khoăn hỏi những việc thiện xưa hay làm nay có còn không?

Dẫn mẹ đi trở lại con đường quen thuộc, gian nan hơn lần thuyết phục mẹ rời nhà xưa về với đứa em. Thân xác hao gầy, tinh thần yếu đuối. Chỉ cần một chút đổi thay là tâm trí gần như bấn loạn. Đứa con nhỏ đời rẻ qua nhánh khác, người mẹ rời xa nơi chốn vừa mới thích nghi trong nỗi hoang mang nặng trĩu buồn lo. Mấy năm làm bóng mát, lấp đầy khoảng trống quạnh hiu của một gia đình không trọn vẹn. Ngày rời xa con cháu lần này, mẹ thật sự quên mình không còn sức, chỉ buồn rầu nghĩ từ nay, không còn nấu dọn những bữa cơm cho cháu và con bằng tất cả tình thương.
- Mẹ quên rồi. Ở đâu cũng là chỗ tạm thôi. Mình đến rồi đi. Mẹ chưa đi sao lo nghĩ chuyện buồn vui.
- Mẹ giờ thấy cùng đường. Nẻo về chưa tới, đường đi không có. Mẹ sợ làm xáo trộn, sợ trở thành gánh nặng.
- Con bỏ nhà cũng lâu rồi. Mẹ về với con, những đứa trẻ có mẹ còn có thêm bà ngoại. Sẽ vui hơn khi mình đem lại niềm vui cho người khác phải không? Nỗi buồn nhẹ bớt, làm sao nặng được?

Sau câu nói gợi tình mẫu tử, người mẹ giật mình ngó sững đứa con. Thì ra nó không còn là đứa con gái ở lại sau khi những đứa em lần lượt theo chồng thuở đó.
- Ừ, thì theo con về. Đừng quên đem hết những chậu cây mẹ trồng năm ngoái.
- Con sẽ chở về. Căn nhà bỏ quên của con nhờ đón mẹ về như được hồi sinh. Mẹ sẽ thấy lại những gì quen thuộc.

Nếu được hỏi mốc thời gian nào ghi khắc đậm sâu. Câu trả lời sẽ là mùa hạ của năm 2008- Thời gian có lại mẹ trong đời như niềm mơ không dám nghĩ sẽ thành. Chợt nhận ra đúng 20 năm, kể từ mùa hè nối gót theo người. Mấy mươi năm được mẹ chăm lo từ giấc ngủ, bữa ăn. Chưa bao giờ làm ngược lại cho đến khi rời bỏ.Phải qua đoạn đời dài, mới bù đắp lại những gì chưa trọn. Hoa bắt đầu trồng ở sân trước vườn sau. Những ăn cây trái được vun gốc viền quanh, thêm nước, bón phân. Trồng nhiều ớt cho mẹ vui chờ trái chín hái đem vô để trong ngăn đông lạnh. Cuối mùa, ớt sẽ đem xay, nấu giấm làm tương ớt cho con cháu khỏi mua ớt bỏ màu không đẹp, không thơm cay mùi ớt. Phải có luôn rau quế, ngò om để khi cần ra ngắt đem vào. Giống hẹ có lá nhỏ mùi thơm ngát, được giữ gìn từ mấy mươi năm, khác với thứ hẹ to lá, không thơm bán ngoài chợ. Khi hẹ mọc cao, sẽ cắt để phần cho con dâu nhỏ. Bây giờ không còn sức ươm trồng, tưới nước mỗi ngày, Mẹ có niềm vui chống gậy bước ra vườn. Nhìn ngắm hoa trái sinh trưởng bằng sự hồn nhiên không vướng bận. Những ngày đau mỏi, buồn không màng cử động. Đứa con gái nhắc.
- Ớt chín nhiều. Quýt cũng đang chờ mẹ hái vì hôm nay ngày rằm.

Chỉ cần nghe hai chữ ngày rằm, đôi chân như thêm sức. Bước ra cây quýt ngọt, trái chín vàng ngập trên cành. Niềm vui ngắm nhìn và hái trái trên cây còn được chia cho nhiều người. Mẹ ở đâu, nơi đó rộn ràng. Đám trẻ con, người lớn được tự tay hái quýt đem về. Vài đứa trẻ lột vỏ ăn ngay khi đứng cạnh bên cây. Những cây tắc trái hình bầu dục, có người ngắt bỏ vào miệng nhai, tấm tắc khen ngọt từ ngoài vỏ ngọt vô trong ruột. Nhìn khách hớn hở vui mừng hái trái mang về, hai mẹ con cảm nghe như mình cũng được chia những niềm vui. Người chị dâu gần nhất bước ra vườn, nhìn em cười mãn nguyện
- Chị vui nhiều khi mẹ ở đây vì có thêm cơ hội gặp em luôn.

Những ngày vui dẫn tiếp ngày buồn. Đêm bão tới làm sụp đỗ một phần căn nhà vừa tu sửa. Vẫn còn mỉm cười khi báo tin chẳng được vui, vì mẹ bình thản nhìn mưa ào ạt tràn vào như trút nước. Không sợ hãi, không đòi đi nơi khác chỉ muốn ở lại cùng con chứng kiến cảnh tan hoang. Thầm nghĩ mình còn phuớc lớn. Căn phòng bị sụp không là phòng có mẹ đang nằm ngủ, không hay biết gió gào, mưa bão kéo về. Những ngày nhiều xao động lui dần. Căn nhà sửa lại như chưa hề đỗ nát. Mẹ vẫn lao đao cùng ngày nắng ngày mưa.

Thêm lần mất mát lớn khi người con dâu hiếu hạnh, bị tai nạn xe ra đi vĩnh viễn. Thân yếu, tâm nhiều ngày không an ổn. Chiếc lá xanh lìa cành làm chiếc lá vàng lao đao muốn rụng. Sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh và câu nói chân thành của một người anh
- Bác ơi. Xin bác cho con thay em gái, được hôn bác một lần để cảm tạ tình thương bác dành cho đứa con dâu.

Những ngày buồn nhất là những ngày quên thân bệnh. Người mẹ ngồi niệm Phật ngày đêm mong con được vãng sanh. Sau đó là quên trộn vào trong nhớ. Những bước chân ngày càng yếu, càng run nhiều. Đến chùa, thắp nhang, cúng bữa cơm chay, niệm Phật cho con, nhưng vẫn có lúc bật lên câu hỏi
- Chị N con mất rồi phải không?
- Chị ấy mất rồi mẹ ơi! Người hết lòng thương con, thương mẹ, thương lo mái ấm gia đình đã không còn. Căn phòng hai mẹ con mình ở, chị xin con để chị được lo. Chị N ra đi là niềm mất không gì đền bù nhưng mẹ vẫn còn những con dâu khác. Chị H lén mở sau cổ áo nhìn xem mẹ mặc size nào. Đã thường nấu những bữa cơm đem đến cho người anh goá vợ. Em T ít tỏ bày cũng nói ra lời.
- Cho em ôm chị bởi đâu biết ngày mai còn dịp nữa!
Tết, chị D thay mẹ gói bánh tét nhân hột điều cho hết cả nhà...Cái đã mất không sao tìm lại. Mẹ cần quý và vui với những gì đang có bây giờ. Chị N vẫn còn đó trong từng chăm sóc và tình thương mẹ nhận

Chuyến ra khơi đầu năm dương lịch với hơn 40 người trên con tàu đi sang đảo Cozumel, Mexico. Có hai bà mẹ trạc tuổi, cùng nơi sinh của Mỹ Thạnh hiền hòa, được con cháu cùng nhau mừng tuổi thọ. Ngày đi rộn rịp. Người về từ New York, từ Kentucky, từ Florida, từ Michigan. Những người anh đồng môn gọi dặn dò, nhắc nhở chu đáo chuyến đi đầu tiên có mẹ cùng đàn con cháu, bà con trên biển. Bao nhiêu đó đủ ấm áp, dẫu ngày về bất ngờ đè nặng âu lo. Làm sao biết thêm tai nạn nữa, xẩy ra khi tàu cặp đảo. Mọi người nôn nao chờ lên bờ để được đưa ra bãi biển Cozumel. Mẹ té để rồi nằm một chỗ, chờ con tàu quay trở lại đi vào bệnh viện. Hai đứa con gái nhìn nhau thầm lặng. Dẫu sao vẫn có được hai ngày. Nhìn ngắm biển lúc mặt trời mọc, lúc hoàng hôn. Cảm giác ấy chưa bao giờ có, bởi lần đầu tiên trong đời được đứng ở boong tàu giữa đại dương xanh ngát, mênh mông. Thấy mình là gió, là mây thênh thang bay lượn. Là giọt nước tan trong ngàn đợt sóng nhấp nhô. Cuộc vui ngắn ngủi và không dễ có, kể từ ngày đàn chim đủ cánh bay đi. Và mẹ bên những cơn đau ngày nối đêm, có sự chứng kiến, bế bồng của những đứa con trai bên cạnh. Những đứa con thương mẹ nhưng chưa lần chăm sóc bởi có đàn em gái vây quanh.

Đêm 30 tết năm nay, có đứa con gái lần đầu tiên cùng mẹ đón giao thừa. Chợt thoáng lên ý nghĩ. Phải chăng mình thay vào chỗ trống của chị N trong đêm giao thừa ở nơi này. Nhìn người anh một mình đến, một mình về cho nỗi nhớ không dưng cùng khắp. Đêm dìu mẹ ra xe, chợt nghe câu nói làm đứa em không hiểu đùa hay thật
- Em đừng về sau lúc nửa đêm. Cửa sẽ khóa sau khi cúng giao thừa đó!

Có những tiếng cười như pháo tết trước sân nhà.
- Hai đường sắt song song bất biến. Không cùng đến chùa đón giao thừa. Cũng không biết nếu bây giờ cho chọn lại thì con sáo ngày xưa chẳng sang sông. Chui vô lồng cũ líu lo cùng với mẹ!

Đêm trở về đem theo cơn bệnh, cho những ngày đầu năm mới qua nhanh. Cô giáo ngày xưa gọi hỏi thăm.
- Đã lâu không nghe em tâm sự, thật nhớ.
- Em xin lỗi đã để cho cô nhớ. Chim hót không ra tiếng cho nên tịnh khẩu. Em sợ gọi chúc tết mọi người sẽ hỏi. Nói khỏe thì không đúng, mà nói không, ngại...đầu năm.

Nghe tiếng cười hiền thật nhẹ
- Bệnh đâu có biết chọn ngày chọn tháng. Cho cô thăm mẹ. Mong em mau hết bệnh. Hôn mẹ dùm cô thay cho mừng tuổi đầu năm.

Qua tết từ phi trường cô gọi lại, trước khi làm chuyến du lịch sang New Zealand.
- Lần này chim hót thông rồi. Cô vừa nghe là biết em hết bệnh. Ngồi đợi chuyến bay sắp tới, nghĩ đến em trong những ngày tháng bây giờ. Thương em, thương mẹ làm sao.
- Không sao đâu cô! Đây chính là hạnh phúc của em. Không gì bằng được nhìn thấu đáo, tưởng như sờ nắm lẽ vô thường từng ngày, từng phút, từng giây hay những sát na. Mẹ vẫn lúc quên lúc nhớ. Sức mòn nhiều khi muốn buông xuôi. Em gái đôi khi tuyệt vọng, nói ngày mình mất mẹ gần kề.
- Đừng nói chi mẹ bây giờ. Cô cách xa tuổi mẹ. Học và thực hành cách sống đạo mà đôi khi cũng muốn buông xuôi khi thân xác không thuận theo tâm ý.
- Không nên như vậy cô ơi! Cô còn đi đây đó. Còn cơ hội và thời giờ tu học. Xe còn chạy cô đừng tắt máy. Để lâu bình hơi sẽ cạn, lốp xe sẽ mềm mà đường đi thì còn dài. Em không để mẹ dừng xe khi bánh còn lăn. Virginia lạnh làm đau nhức nhiều hơn. Cô hãy chọn nơi ấm áp tốt cho sức khỏe. Đừng băn khoăn vướng bận người thân. Không ai theo mình đến điểm sau cùng. Chỉ cần cô tìm thấy an vui, thuận tiện cho sinh hoạt và tu tập. Thời gian như dòng nước làm sao nắm giữ, em biết cô luôn nhớ.

Giọng nói từ hòa thoáng rộn âm vui
- Có người lắng nghe, hiểu và chia. Cô hạnh phúc biết bao. Tới giờ lên máy bay rồi. Cô chọn vùng nắng ấm để dọn về sau chuyến đi này. Tạm biệt em thương.
- Em chúc cô đi vui vẻ, bình an.
- Cám ơn em. À! cô đi, chỉ để mà đi!

Tháng giêng qua như thế nơi mặt trời bên kia mùa hạ. Xuân hạ thu đông của năm mang đầy mất trong còn. Trong nỗi buồn của niềm vui là hạnh phúc đâm chồi trên nhánh khổ đau.

Quỳnh My
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #123 - 03. Mar 2010 , 21:52
 
Cổ Tích Đời Mẹ

Nguyễn Đông Phong


          Hồi trước, anh là sinh viên Đại học Kinh Tế, giờ đã ra trường được mấy năm và hiện đang làm việc cho một công ty lớn. Anh cao to, khỏe mạnh, đẹp trai, lại nói chuyện rất hay. Rảnh, tôi hay ngồi nói chuyện với anh, ngoài hành lang bệnh viện, cái hành lang dài hun hút, mát lạnh và yên tĩnh. Lúc đó, ông ngoại tôi và mẹ anh - những bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi sức sau ca mổ thận - đã thiếp đi trong giấc ngủ trưa...

          Tôi vừa đậu vào trường kinh tế, đang chờ giấy báo nhập học thì ông ngoại tôi đau thận phải mổ. Ở nhà lóng ngóng chẳng biết làm gì, tôi mới nói với mẹ tôi: "Thôi thì để con vô bệnh viện chăm sóc, trông chừng ông. Mẹ và các cậu, các dì đỡ trễ nãi công chuyện làm ăn". Mẹ tôi nghe cũng xuôi tai nên đồng ý. Còn anh, cảnh nhà đơn chiếc, các em còn đi học, anh phải bỏ hẳn công việc cơ quan để túc trực trong bệnh viện với mẹ. Bởi vậy, tôi mới biết và quen anh. Lúc đầu, chúng tôi hay nói chuyện về trường Kinh tế, cái trường mà anh là cựu sinh viên còn tôi thì mới dò dẫm chuẩn bị bước vào. Sau này quen, hai anh em nói đủ thứ chuyện trên đời.

          Anh nói: "Cũng không biết tại sao, trên đời này có người sống một cuộc đời phẳng lặng như tờ giấy, lại có người cả cuộc đời chẳng khác nào một cuốn tiểu thuyết đầy gay cấn, éo le". Tôi ậm ừ. Anh phác tay: "Thiệt mà! Phải chi anh là nhà văn, anh sẽ viết về mẹ anh. Đời mẹ anh chẳng khác chi một cuốn tiểu thuyết."

          Ngày xưa, mẹ anh đẹp lắm. Hồi còn học Trung học, mẹ là hoa khôi của trường. Nhà ngoại anh lại rất giàu, lại chỉ có hai cô con gái - là mẹ và một người em kém một tuổi - nên rất cưng chiều con. Hai chị em cũng rất thương nhau, mẹ học trễ một năm cốt chỉ để hai chị em được học chung lớp, không bị ai bắt nạt. Học hết đệ tứ (lớp 9) lên đệ tam, trong lúc người ta còn chưa có xe đạp để di thì hai chị em đã thênh thênh cưỡi PC đến trường rồi (mẹ nói giờ coi chiếc PC nó cổ lỗ sỉ vậy chớ hồi xưa xịn như Dream vậy). Lúc đó, nam học trường riêng, nữ học trường riêng, cho nên mỗi lần tan học, tụi con trai xếp hàng dài dài gần mấy trường nữ để... chọc ghẹo nữ sinh trên đường về. Hai chị em của mẹ thuộc loại bị chọc đến "quíu giò quíu cẳng".

          Rồi lên đại học. Những tưởng cuộc đời sẽ êm ả trôi xuôi thì đùng một cái, ngay trong năm nhất đại học, dì anh đã lầm lỡ với một anh chàng kiến trúc sư hào hoa, ác thay anh này đã có gia đình. Chuyện vỡ lở, ông bà ngoại anh giận quá, cấm cửa không nhìn mặt dì. Lúc ấy, mẹ đành bỏ học, lo cho em gái. Sinh con xong, dì giao thằng nhỏ lại cho mẹ rồi bỏ đi mất biệt. Mẹ, khi ấy đang là một thiếu nữ xinh đẹp chưa chồng, đã đứng ra làm khai sinh cho đứa nhỏ, nhận nó làm con mình, mặc tiếng đời đàm tiếu, nhất là những anh chàng khi xưa đeo đuổi mẹ không thành.

          Mẹ không lấy chồng, ở vậy nuôi con được mấy năm thì đất nước thống nhất. Ông bà ngoại anh tuổi già sức yếu, hai ông bà lần lượt qua đời. Mẹ phải thuê một căn nhà ở tạm bợ, bán dần số nữ trang còn lại lấy tiền ăn, vì mẹ đã quen sung sướng từ nhỏ, nào biết làm gì ra tiền.

          Cho tới một hôm, tiền đã cạn thì thằng nhỏ bỗng dưng bị kiết nặng. Mẹ không biết làm sao, cứ ôm rịt thằng nhỏ đang lả dần, lả dần mà khóc. Đúng lúc đó thì ba anh xuất hiện (kể tới đây, anh cười: "Đó, em coi có giống như trong tiểu thuyết không?"). Ba anh là một trong nhiều người đeo đuổi mẹ thời còn đi học, là chàng trai xấu nhất mà cũng si tình nhất. Sau lần mẹ "có con," mặc ai dị nghị, ba vẫn âm thầm theo đuổi. Nhà ba nghèo rớt mồng tơi. Trong những ngày ấy, ba đi làm đủ thứ: phụ hồ, khuân vác... để kiếm tiền chạy chữa cho thằng nhỏ. Tới lúc nó khỏi bệnh thì mẹ - vì cảm kích tấm lòng nhân hậu của ba - đã đồng ý lấy ông. Hai người lấy nhau mà không có nổi một chiếc nhẫn để trao nhau.

          Sau này, có mấy lần mẹ kể cho ba nghe về chuyện ngày xưa dì anh như thế, có đứa con như thế, ba anh chỉ cười. Thì ra trong lòng ba vẫn đinh ninh thằng nhỏ là kết quả của một lần sai lầm của mẹ. Cái cười của ba hiền lành lắm, bao dung lắm mà làm lòng mẹ đau nhói. Ở với ba, mẹ sinh được hai đứa con nữa, nhưng đi đâu, gặp ai mẹ cũng nói: "Nhà tôi có ba đứa cả thảy, hơi "vượt kế hoạch" một chút!", rồi chỉ anh: "Đây, thằng con đầu lòng nè, giống mẹ một khuôn!" (Kể tới đây, anh vỗ vai tôi nói: "À, mà chắc là nãy giờ em cũng đủ nhạy để hiểu thằng nhỏ đó chính là anh rồi phải không ?")

          Ba xin được một chân bảo vệ ở một xí nghiệp. Cuộc sống đỡ vất vả phần nào thì rủi thay ba bị tai nạn giao thông, ra đi thật đột ngột. Gánh nặng gia đình đè hết lên vai mẹ. Năm đó, anh mới học lớp chín. Mẹ bán mía lạnh, cóc ổi ngâm ở ngoài đường, trước hẻm nhà. Cuộc sống cứ lây lất, ăn bữa nay lo bữa mai.

          Dì bỗng trở về, sau nhiều năm mất tăm. Và dì cũng đã có gia đình. Lúc này, mẹ mới dắt anh qua nhà dì, nói: "Đây mới là mẹ của con, còn mẹ, mẹ chỉ là dì của con thôi. Từ nay, con gọi mẹ là dì hai nghe!" Anh quá bàng hoàng, sửng sốt, không thể tin đó là sự thật. Anh không đồng ý. Dì cũng tỏ vẻ ngại. Lúc đó không có dượng ở nhà, mà có lẽ dì cũng chưa nói cho dượng biết chuyện này...

          Vậy là, anh lại vẫn ở với mẹ, gọi mẹ bằng tiếng "mẹ" thương yêu như ngày nào.

          Mẹ vẫn bán cóc ổi ngâm đầu hẻm. Anh lên cấp ba, học giỏi lại tháo vát, năng nổ, được bầu làm Bí thư đoàn trường, lãnh đạo cả trăm đoàn viên thanh niên. Mẹ biết trong trường anh rất "nổi tiếng," được thầy cô tin yêu, được bạn bè nể nang, kính phục. Mẹ biết anh rất bận rộn với việc học, với công tác ở trường. Và mẹ cũng biết con trai mới lớn thường hay mắc cỡ, mặc cảm, hay tự ái với bạn bè vì cái nghèo, nhất là người như anh, cho nên mẹ chưa bao giờ gọi anh ra trông hàng vì phải ngồi suốt ngoài đường, cũng không dám giao cho hai đứa nhỏ - em anh - trông chừng cái tủ cóc ổi ngâm bé xíu bé xiu đó, vì chúng còn nhỏ quá, mẹ không an tâm. Tới bữa cơm, mẹ kêu đem cơm ra, mẹ ăn luôn ở ngoài đường. Mà anh thì vô tư, vô tình quá. Anh thương mẹ, nhưng cứ mãi loay hoay, bận bịu với công việc, với những kế hoạch, những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo cho Đoàn trường; với việc học nhằm giành thứ hạng cao trong lớp, thành ra chẳng để ý nhiều lắm đến cuộc sống xung quanh. Anh say mê, quyết tâm đeo đuổi việc học thật giỏi để sau này "làm giàu" nuôi mẹ, nuôi em mà quên mất hiện tại. Có một chuyện thầm kín khó nói mà mãi sau này anh mới biết, thì ra hồi mẹ còn buôn bán, nhiều lúc mắc tiểu mà cũng không muốn gọi anh ra trông hàng để vào nhà, vì sợ anh bận, sợ bạn bè anh, những người học cùng trường với anh trông thấy, sợ đủ thứ... cho nên cứ nín nhịn mãi như thế, riết thành thói quen. Năm tháng trôi qua, mẹ bị chứng đau thận, và bây giờ phải vào bệnh viện đấy...

          Anh dừng lại để nén nỗi xúc động dâng trào. Một hồi lâu sau, anh mới nói: "Hồi còn đi học Đại học, anh quyết tâm sau này đi làm có tiền xây cho mẹ một căn nhà thật to, thật sang trọng. Thương mẹ lắm, dù cực nhọc tới đâu mẹ vẫn cứ nhớ và hay kể về cái thời con gái vàng son, quí phái của mẹ. Mẹ kể và tự hào lắm, dường như quên mất mọi khó khăn, đau buồn hiện tại. Anh mới đi làm vài năm, chưa xây được cho mẹ căn nhà thì mẹ đã phải khổ như thế này đây..."

          Cái hành lang bệnh viện dài hun hút và mát lạnh. Bất giác, tôi nhìn vào trong phòng. Cạnh giường ông ngoại tôi, mẹ anh - người đàn bà gầy gò, xanh xao - đang thiêm thiếp trong vẻ thanh thản nhẹ nhàng. Tôi chợt nghĩ, cuộc đời của mẹ anh nói giống như tiểu thuyết thì có lẽ chưa chính xác lắm, mà nói giống cổ tích hình như đúng hơn. Vì cổ tích khác tiểu thuyết. Cổ tích luôn luôn có hậu.



Sài Gòn, 1997 – 1999

Nguyễn Đông Phong (Bút nhóm Vòm Me Xanh)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #124 - 16. Mar 2010 , 08:27
 
Tiếng nói của mẹ


Một ngày tháng 6 năm 2005, tôi đang ngồi soạn bài một mình dưới ánh đèn hiu hắt, bổng nhiên tiếng chuông điện thoại vang lên một cách gấp gáp. Tôi nhấc máy alô mấy tiếng, thì đầu bên kia mới truyền lại một giọng nói của đứa bé gái sợ sệt và yếu ớt “ có phải mẹ đó không? Mẹ ơi”.

E rằng làm đứa bé kinh sợ, tôi hỏi rất nhỏ nhẹ “Con tìm ai”?


Tôi nghe rõ một giọng nói vô cùng bi thương nhưng rất bất khuất hàm chứa một khát vọng, “Con tìm mẹ, có phải mẹ không vậy”?.

Tôi hiểu, đây là một đứa trẻ đang tìm mẹ, tôi cố ý kéo dài gọng nói : “ con là...” ?

Đứa trẻ như rất gấp không thể chờ đợi được, nó sợ tôi gác máy nên tiếng nói đã lớn hẳn lên “Con là An An đây”!

Tôi lấy tư cách của người mẹ hỏi: “ An An con đang ở đâu vậy”. Tôi nghe từ bên kia tiếng híc híc, tiếng khóc đứa bé lớn dần. Tôi cũng lớn giọng hỏi: “ con ngoan, có chuyện gì nhanh nói cho mẹ biết, con đang ở đâu?

Thì đầu bên kia truyền lại một âm thanh của tiếng khóc thút thít : “ Mẹ, con ở nhà có một mình, con rất sợ, con chưa an cơm và Ba thì chưa về, con đã làm bài tập xong, con rất biết nghe lời. Mẹ! sao mẹ vẫn chưa về nhà? Ba nói: mẹ đã đi một nơi rất xa, khi nào con khôn lớn và hiểu chuyện mẹ sẽ về. Mẹ! Bây giờ con đã khôn lớn rồi, các môn học của con đều đứng đầu lớp, sao mẹ lại chưa chịu về” ?

Tim tôi như thắt lại, nhưng giọng của đứa trẻ làm cho tôi sa vào một cảm giác hoang mang và buồn rười rượi, tôi nhìn ra cửa sổ cái màng cửa cứ dường như nặng trịch và dùn xuống một cách sâu lắng. Tôi không biết nên kết thúc cuộc nói chuyện này như thế nào? Chỉ nhớ tôi lấy tình thương của một người mẹ nói với bé: “ con yêu, nếu con sợ, nếu con nhớ mẹ, thì cừ gọi điện cho mẹ, con nhớ nhé, mẹ lúc nào cũng nhớ con”.

Đứa trẻ rất vui nói với tôi, con đã tìm hết quyển danh bạ điện thọai mới tìm ra tên mẹ và tra được số điện thoại” và con bé rất đắc ý nói tiếp: “ mẹ, mẹ rất là khó tìm, có một lần con gọi và người bắt máy là một bà cụ nên con lập tức gác máy, có lần khác người bắt máy lại là một người chú, con nói con muốn tìm mẹ thì người đó đã quát la con rất là hung dữ, con hoảng hốt tí nữa là khóc lên, nhưng con không sợ. Con đã gọi 9 lần mới gặp được mẹ, con vui lắm”

Tôi thật là không nghe nỗi nữa, không biết đứa bé này gặp cảnh ngộ thế nào? Bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, nhà ở đâu. Nhưng tôi không dám hỏi, đã là mẹ sao không biết mọi việc của con gái, nếu hỏi con be sẽ nghi ngờ.

Từ hôm đó về sau, mấy ngày liên tiếp chuông điện thoại reng la tôi đi bắt máy. Rồi dần dần tôi cũng biết đuợc hòan cảnh cửa đứa bé. Nó học lớp 2 trường tiểu học Vũ Xương, cùng tuổi với con gái tôi. Mỗi ngày đón xe bus khoảng 1 tiếng đồng hồ để đến trường, trưa thì mua 1 hộp cơm nhỏ để ăn, ba thường về nhà rất trễ.

Con bé là học sinh giỏi toán nhất của lớp. Tôi còn biết tên của bé là Hoàng Oanh, thường gọi là An An, nó hát rất hay, những lúc gọi điện cho tôi nó thường hát cho tôi nghe một bài hát mới.

Tháng 7, trường đã cho nghỉ hè, cả nhà tôi đi du lịch ở Bắc Kinh 1 tháng, tối hôm đi du lịch về chuông điện thoại vang lên, tôi vừa nhấc máy thì nghe giọng của An An rất ấm ức nói rằng ngày nào nó cũng gọi điện cho tôi nhưng không có người bắt máy. Con bé hỏi tôi: “mẹ! Mẹ đi đâu, trường ghỉ hè, bạn bè con đều được ba mẹ dẫn đi chơi. Còn con thì chỉ ở nhà có một mình, cho đến người nói chuyện củng không có, thật là cô độc. Mẹ con rất muốn mẹ dẫn con đi chơi, bạn bè con đều đi xem chiếc cầu lớn của sông Trừơng Giang, nói là rất đẹp, chỉ có con là không được ai dẫn đi cả”.

Lòng tôi cứ run lên, và đứng im lặng, thật tội cho con bé, chẳng lẻ tôi nói, tôi mất bận dẫn con gái đi Bắc Kinh rồi.

Tôi bắt đầu bịa đặt nói dối: “nghỉ hè này mẹ bận đi công tác nước ngoài, sau này nếu có thời gian nhất định sẽ đưa con đi tất cả những nơi mà con muốn đi”

Thi giữa học kỳ xong không lâu An An lai gọi địên đến báo cáo tất cả thành tích của nó, con bé nói: ngữ văn đạt 99 điểm, đứng nhất lớp. Đứng thứ nhì là Diệp Lệ Lệ, 98 điểm, mẹ bạn ấy tặng bạn ấy một hộp socola lớn. Ngồi cùng bàn của con là Trương Hoa Đình chỉ được 72 điểm bị ba đánh một trận sưng đỏ cả mông.

Tôi hỏi: ba tặng con món quà gì? Tiếng điện thoại bổng im thim thiếp, một hồi lâu con bé mới nói: “ từ xưa đến nay ba không đói hoài gì đến con cả, có mấy lần cô giáo muốn phụ huynh ký vào vở bài tập, nhưng ba về quá trễ nên con đã giả chữ ký và cô giáo biết được và phê vào vở con là: “con là một học sinh nói dối, không thành thật”. Mẹ, sau này con không dám nữa. Mẹ! Khi nào mẹ mới trở về nhà, mẹ về là có người ký tên cho con rồi”.

Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “ An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con. Và nếu thành tích không tốt mẹ cũng sẽ đánh đòn con đó”. Bên kia là một giọng cười vui vẻ và kế tiếp là một âm thanh nhỏ nhẹ nhưng ngọt ngào “mẹ, bye bye”.

Hai tuần sau, An An lại gọi điện đến, cũng một giọng nói rất hào hứng “ mẹ, lần này thi môn toán chỉ được 72 điểm, mẹ mau về đánh đòn con đi”. Tôi rất kinh ngạc bởi niềm vui đó, tôi hiểu rõ nổi khổ tâm của An An, vì muốn được mẹ trừng phạt đánh đòn, vì muốn có một giấc mơ ấm áp tình thương mà đã làm nên “hành động oanh liệt” sao mà bi tráng tự nhiên, tôi nghiêm khắt phê bình An An, trách nó sao cứ làm tôi lo lắng về việc học của nó. Tôi lại thêm một lần nói dối, tôi nói: “ mẹ sắp đi công tác nứoc ngoài rồi, không có thời gian đến thăm con. Con bé khóc ré lên, khóc một cách uất ức. Con bé sụt sùi nói “con sai rồi, con đã nói dối.

Thật ra con rất muốn được 79 điểm thôi, nhưng cũng vẫn 97 điểm. Vì con muốn gặp mặt mẹ một lần nên mới nói dối như vậy, con xin cam đoan sau này con sẽ không để mẹ lo nữa”.

5 ngày liên tiếp tôi cứ đợi điện thọai An An ,  vào lúc 2 giờ khuya ngày thứ 6, điện thoại lại vang lên một cách khẩn gấp, bên kia là giọng của một người đàn ông chần chừ và ngần ngại “ xin lỗi, tôi là ba của An An, con bé bị bệnh, sốt cao, lại cứ nói nhẩm, muốn gọi điện thoại cho mẹ. Tôi biết như vậy hơi liều, chúng ta không quen nhau, nhưng tôi không biết vì sao An An lại cứ nhớ rỏ số điện thoại của Cô, con bé còn nói: còn mấy ngày nữa là đến ngày13 tháng11 là sinh nhật của nó, nó mong muốn được gặp mặt mẹ một lần . Trái tim tôi đột nhiên như co lại: “ An An thế nào rồi, hảy nói rỏ cho tôi biết. Hoàn cảnh của anh chị như thế nào? Tại sao mẹ của An An không ở chung”?

Tiếng điện thoại bên kia như nhỏ dần: “ xin cô đừng quá lo, An An chỉ bị viêm phổi, hiện tại khá nhiều rồi, hoàn cảnh chúng tôi sau này tôi sẽ nói rõ, chỉ xin lổi con bé thôi”

Tôi nói “ thôi đừng nói nữa , cho con bé nghe điện thoại đi “ mẹ!!!!!!!!!!! mẹ...” một âm thanh như chờ đợi đã lâu, như làm nghiền nát tim tôi. “ mẹ, con bị bệnh đang nằm ở bệnh viện, mấy bạn khác đều có mẹ mà chích thuốc còn khóc, con rất kiên cường, chỉ có nhớ và muốn mẹ đến cùng con. Mẹ! Mẹ có thể đến thăm con được không”?

Cổ họng tôi dường như nghẹn lại, một hồi lâu tôi nói lắp bắp được 1 câu “ con gái! Cô...mẹ nhất định sẹ đến thăm con” . Tôi quyết định vào ngày sinh nhật An An sẽ mua thật nhiều quà đến tặng con bé.

Vào buổi chiều ngày 13 tháng 11 tôi mua 1 hộp chocolate và cột lên một cái nơ rất xinh và viết lên đó “ chúc con gái yêu của mẹ sinh nhật thật vui”. Tôi đến trường tiểu học An An tìm cô giáo tìm cô giáo Trương Ngọc Hà, nói rõ việc tôi tìm đến, cũng có nói những cuộc điện thoại kỳ duyên của tôi và An An, cả văn phòng im phăng phắc.

Cô Hà nói “ Hòang Oanh là học sinh mà cô thương nhất. Con bé học rất tốt lại rất hiểu chuyện , nhưng bất hạnh nỗi năm 2 tuổi cha mẹ đã ly hôn. Hoàn cảnh con bé làm cho người người xót xa, cha đứa bé thì tinh thần sa sút, nhậu nhặt. Cho dù mấy lần họp phụ huynh đều không thấy người đến họp. Hòang Oanh hoàn toàn dựa vào sức học tập của chính mình, không có ai chỉ dẫn con bé, nó tự giác học tập, thật là một đứa trẻ hiếm có”.

Cô Hà cầm quyển vở bài tập đưa cho tôi nói “ đây là một tác phẩm văn chương tuyệt tác có tựa đề là “Mẹ tôi” viết rằng:“ Tôi chưa gặp mặt mẹ tôi, ba nói mẹ đi đến một nơi rất xa và rất xa. Nhưng tôi thương gọi điện thoại và nghe được tiếng nói của mẹ, âm thanh của mẹ rất ngọt, tôi nghĩ mẹ của tôi rất xinh. Mẹ nói mẹ sẽ từ một nơi rất xa về thăm tôi, mẹ còn nói tôi là đứa trẻ biết chuyện nhất trên đời. Tôi còn có một nguyện vọng, nguyện vọng này chỉ nói với cô Hà đó là “ một ngày nào đó mẹ sẽ về ký tên lên tất cả những quyễn vỡ bài tập của tôi và có thể nhìn thấy tôi ở đoàn biểu diễn nghệ thuật. Mẹ nhất định sẽ rất vui”, đọc đến đây , ánh mắt tôi lờ mờ và nhòa đi trong dòng lệ.

Tôi nói với cô Hà : “ nhờ cô tìm tất cả vở bài tập của An An để tôi ký vào”. Và viết một lời bình sau bài văn đó: “ con gái! Bài con viết rất hay, mẹ xem mà lệ lòng cứ từng giọt từng giọt rơi xuống. Con yêu, con nên tin tưởng, từng giây từng phút mẹ luôn ở bên cạnh con. Ngày sinh nhật con, mẹ tặng con họp chocolate, đây là món quà khích lệ lớn nhất với con. Sinh nhật năm sau, mẹ nhất định sẽ đến bên cạnh con”

Tôi không biết, tôi làm như vậy có thể an ủi An An được tí nào không, nhưng tôi tự hứa với lòng mình những ngày sau này tôi sẽ cố gắng đem tất cả tình thương của người mẹ làm cho từng giọt từng giọt thấm ngầm vào tâm linh của con trẻ.

Như Nguyện dịch

TimHieuDaoPhat.Com - Sống đời thanh thản Theo Phattuvietnam.net
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #125 - 16. Mar 2010 , 11:54
 
cam on TL that nhieu, bai nay Tv doc ma khong cam duoc nuoc mat...
Than ai chuc TL, gd va ca nha nhung ngay thang than tam luon an lac nha.

Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Kể Về Mẹ
Reply #126 - 16. Mar 2010 , 15:08
 
Tuyêt Lan ơi
Kể Về Mẹ hay và cảm động quá
Nghe thời tiết bên đó bad quá, hy vọng TL và g/đ an lành
thân mến
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #127 - 16. Mar 2010 , 15:15
 
tuy-van wrote on 16. Mar 2010 , 11:54:
cam on TL that nhieu, bai nay Tv doc ma khong cam duoc nuoc mat...
Than ai chuc TL, gd va ca nha nhung ngay thang than tam luon an lac nha.

Tv

Cry CryTV biết không. TL khi đọc bài này mà nhớ  đến Me mình vô cùng. Hôm nọ trên chùa của mình đi có 2 đám - Đám thứ nhất - vợ chết lúc 43 t - để lại 3 người con - cô bé lớn nhất là 15 t - đám này ít ra còn 1 người anh va 1gd chú thím  -Đám thứ hai còn tội hơn - vợ mới 41 t- để : 2 người  con - bé gái 6 t và bé trai 4 tuổi  Cry Cry Cry và ở bên này lại không có họ hàng chỉ có 2 vợ chồng mà thôi  Cry CryThấy bé gái mà TL buồn muốn khóc  Cry CryChúc TV luôn vui
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #128 - 16. Mar 2010 , 15:22
 
mydung wrote on 16. Mar 2010 , 15:08:
Tuyêt Lan ơi
Kể Về Mẹ hay và cảm động quá
Nghe thời tiết bên đó bad quá, hy vọng TL và g/đ an lành
thân mến

MD mến -
hay nhỉ - tình thương của Me la vô biên - TL mất Mẹ lâu mà vẩn còn thấy nhớ Mẹ khi đọc bài này - Chúc MD vui- Đúng bên TL đở hơn VA, va NỴ Nhưng cũng bão bùng - Ngồi trong nhà nghe gió rít thấy mà sợ. May qu1a -nhưng có 1 miếng shingle rớt xuống đất -chả biết là ở đâu -kông biết có năng ko -Nếu nặng thi huhuhu -
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #129 - 16. Mar 2010 , 21:13
 
Tuyet Lan wrote on 16. Mar 2010 , 15:15:
Cry CryTV biết không. TL khi đọc bài này mà nhớ  đến Me mình vô cùng. Hôm nọ trên chùa của mình đi có 2 đám - Đám thứ nhất - vợ chết lúc 43 t - để lại 3 người con - cô bé lớn nhất là 15 t - đám này ít ra còn 1 người anh va 1gd chú thím  -Đám thứ hai còn tội hơn - vợ mới 41 t- để : 2 người  con - bé gái 6 t và bé trai 4 tuổi  Cry Cry Cry và ở bên này lại không có họ hàng chỉ có 2 vợ chồng mà thôi  Cry CryThấy bé gái mà TL buồn muốn khóc  Cry CryChúc TV luôn vui


TL va Tv cung canh ngo, va hay nho ve nguoi Me hoan hao cua chung ta.
Moi khi vao nha thuong, hay di dua dam...Tv thay doi qua ngan ngui, khong biet chuyen gi xay ra , phut giay nao chung ta ra di...gia hay tre...
Chi toi cho nhung nguoi con o lai...phai tra no doi...dai dai day TL oi.
Cau mong on tren mang moi su an lanh cho the gioi noi chung va chung ta noi rieng luon than tam an lac , khong chien tranh, khong han thu, khong ghen ghet...ma hay yeu thuong nhau hon.
Mong thay,
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #130 - 07. May 2010 , 22:20
 
BÀI THƠ VIẾT RIÊNG CHO MẸ


Bài thơ nầy con viết riêng Mẹ thôi
Mưa chiều nay thả nước trôi muôn ngả
Con lênh đênh trong sóng đời xa lạ
Biết bến bờ nào thấy Mẹ phút giây

Những gịot mưa đan lọt qua kẽ tay
Bong bóng nước vỡ theo từng cơn gió
Cũng long đong như cuộc đời ở trọ
Trọ bên nầy mơ mái ấm bên kia

Chắc Mẹ chờ con, đợi chuyến xe về
Dẫu mưa dầm hay trong cơn nắng cháy
Mưa ca vui ngày Mẹ con gặp lại
Nắng reo mừng con trở lại nhà xưa

Có thật không hay chỉ thấy trong mơ
Hay nước mắt nhòa trong mưa tiễn biệt
Mưa quê xa lòng con buồn không hết
Nắng bên nhà làm buồn Mẹ không vơi

***

Bài thơ nầy con viết riêng Mẹ thôi
Cơn mưa mùa Đông dài như không dứt
Con nhớ Mẹ đêm qua đêm trở giấc
Săm soi đến từng chỗ ngủ các con

Những đứa con trong giấc ngủ hiền ngoan
Vô tư chưa biết gì nỗi lo của Mẹ
Đâu biết những nhánh sông đổ vòng ra bể
Bể Mẹ hiền hòa ôm ấp nhánh sông con

Mưa lạnh bên nầy con thấy buồn hơn
Đêm một bóng thấy đời trơ trọi quá
Thèm hơi ấm, biết làm sao nhóm lửa
Thèm bát cơm, sao nấu được cơm ngon

Mưa dẫn con về một khúc Vàm Cỏ Đông
Chỗ quẹo Gò Dầu trước khi vào dòng Vàm Cỏ
Tiếng Mẹ ru còn à ơi trong gió
Cánh diều ướt mèm không chỗ trú mưa

Mưa bây giờ gợi nhớ lúc mưa xưa
Mưa quất mạnh lằn roi vào đời Mẹ
Những giọt mưa đau cướp đi tuổi trẻ
Những trận roi đời làm đời Mẹ mất niềm vui

Bài thơ nầy con viết riêng Mẹ thôi ...

MẸ ...!


" Mẹ ! có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ ! Không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư giả nụ cười
Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc
Là khi mẹ không thể nào
Lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn ...
Hoa hồng đỏ từ nay hoá trắng ...."

CÒN HOÀI MỘT DẤU HỎI


Tuổi thơ con có một thời hạnh phúc
Gọi “Mẹ ơi!” khi đói khát, chán chường
Lòng vui lên thấy mẹ cười trước mặt
Được vỗ về, được âu yếm yêu thương

Nhà mình nghèo, mẹ sợ thân con lạnh
Nên thức hoài, canh giấc ngủ thâu đêm
Con trở giấc, mẹ vội vàng lính quýnh
Ấp ủ con mặc gió bấc ngoài hiên

Lớn lên rồi lại rời xa tay mẹ
Mẹ vẫn cười nghiêng theo bóng đời con
Khi vấp ngã, gọi “Mẹ ơi!” rất khẽ
Đỡ con lên, Mẹ hỏi “Có đau không” ?

Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống
Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn?
Trên đường đời mẹ bao lần vấp ngã
Có bao giờ con hỏi “Mẹ đau không?”
ST
Back to top
 
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #131 - 14. May 2010 , 19:29
 
Những dòng tâm tình cho mẹ



...



Hôm nay 09/05 là ngày Lễ Hiền Mẫu ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng lại không ở nơi tôi sinh sống...Ở bên Pháp vinh danh Lễ Mẹ vào ngày 30/5. Sáng nay khi thức giấc, mở máy tôi thấy trong hộp điện thư của mình đầy dẫy những lời chúc cho ngày Lễ Mẹ...Tự nhiên trong lòng tôi lại náo nức những niềm vui...Tự nhiên tôi lại thèm nghe tiếng của Mẹ, mặc dầu ngày hôm qua hai mẹ con đã nói chuyện với nhau qua điện thoại gần cả nửa tiếng đồng hồ...Mẹ tôi cười âu yếm nói bảo rằng:

- Con bé này mới sáng sớm đã tìm mẹ làm nũng rồi hở? Lại có món gì không làm được nữa đây?

Quả thật mẹ tôi thiệt hiểu con gái của mình...Ở nhà tôi chỉ có hai chị em gái...Em gái tôi và ngay cả các em trai tôi giỏi bếp núc bao nhiêu thì tôi tuy là chị cả nhưng lại đoảng bấy nhiêu...Tôi thường bảo:

- Ai bảo mẹ cưng con quá cứ xuống bếp là bị đuổi lên cho nên giờ cái gì con cũng hông biết như ngày mẹ về với ba vậy....

Vì thế mà mẹ tôi sau này thường hay dạy tôi làm bếp qua điện thoại...

Mẹ tôi năm nay đã bước vào tuổi 70 nhưng đối với chúng tôi lúc nào mẹ cũng trẻ và đẹp... Cả cuộc đời mẹ tôi lấy chồng khi còn học lớp đệ nhi...Mẹ mang thai tôi khi học đệ nhất...Có tôi rồi, mẹ bỏ dỡ dang việc học để làm người vợ đảm đang và người mẹ hiền...So với mẹ, tôi thấy mẹ tôi là người đàn bà rất can đảm, thay chồng nuôi lớn 6 đứa con...Chồng đi chinh chiến đánh trận ngoài xa, ở nhà mẹ tôi hẩm hiu một mình chăm sóc cho bầy con...Lúc nào cũng phập phồng lo cho chồng với những nguy hiểm trước đường tên mũi đạn ngoài trận tuyến, rồi phải lo lắng mỗi khi các con đau ốm...Sanh con năm một, một đứa đau là cả bầy đều đau...Và còn nỗi đau nào hơn khi trái tim người mẹ nát tan nhìn đứa con vừa tròn thôi nôi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay mình...Nước mắt chảy ngược vào lòng để còn tiếp tục đứng vững cho chồng và cho đám con còn lại...

Những năm tháng mà thật sự tôi gần gũi với mẹ nhất, chia sẻ với mẹ nhiều nhất là những năm ba tôi đi tù cải tạo...Sài gòn thất thủ, ba tôi tù đày để lại một người đàn bà bơ vơ với sáu đứa con thơ dại chưa một lần sống ngoài chợ đời...


...Cô bé nhìn mẹ mình càng ngày càng tiều tụy mà lòng đau như dao cắt. Mẹ cô về làm vợ từ khi còn là nữ sinh trung học. Cả đời mẹ cô chưa bao giờ phải lo lắng đi kiếm ăn. Bây giờ tương lai mù mịt, chồng không biết bị bắt giải về đâu, đàn con thì nheo nhóc. Lấy gi , làm gi mà nuôi con đây? Mẹ cô bé nhận đồ về gia công. Bà nhìn các con lớn nhỏ đều phụ vào làm mà thấy lòng như ấm lại. Bà thương cô con gái đầu lòng của mình sức khỏe thiệt mong manh mà lúc nào cũng ráng chống đỡ giông ba bão tố chẳng hề kêu ca nửa lời... ...Những tháng ngày sau đó là những chuỗi ngày sống trong cơ cực đầy khủng hoảng. Cô bé từ một "vị tiểu thơ " đài các đã bắt đầu nếm hầu hết các mùi vị khổ đau .Trên đôi vai gầy bé nhỏ, cô bé đã gánh vác cả gia đình thay mẹ nuôi, dạy dỗ, chăm sóc các em trong những ngày tháng mà mẹ cô bé, vì đau thương quá độ sau lần thăm nuôi ba cô bé lần đầu tiên, đã ngã bệnh và phải nằm chữa trị ở viện lao Hồng Bàng . Với cái tuổi chưa tròn trăng mười sáu đầy thơ mộng, cô bé đã thay ước mơ mình bằng nước mắt, mồ hôi và buồn tủi... [Trích Ngày ấy quen nhau - Tiểu Vũ Vi]

Những năm tháng mẹ tôi nằm ở Hồng Bàng thật là hãi hùng...Tôi không biết mẹ tôi ở đâu cho nên tôi đã len lén đạp xe theo sau xích lô đưa ông ngoại vào thăm me...Ngoại tôi đến thăm mẹ nhưng chỉ nói chuyện với mẹ tôi qua song cửa sắt của bịnh viện vi sợ truyền nhiễm...Tôi nhìn mẹ mà lòng nghe đau quặn thắt...Kể từ buổi chiều đó tan học xong trong vòng suốt ba tháng chiều nào tôi cũng đạp xe một quãng đường dài từ Couvent vào thăm mẹ...Tánh tôi bướng bỉnh và tôi cũng hiểu tính mẹ tôi...Tôi không sợ bị lây vi tôi yêu mẹ hơn cả chính bản thân mình...tôi tin Chúa sẽ phù trợ cho tôi thoát nàn...Và tôi đã cùng mẹ vượt qua chặng đường gian nan ấy...Năm đó tôi chỉ mới vừa tròn 14 tuổi đời...

Cũng vì những ngày tháng ấy sau này cứ mỗi lần tôi bị cơn sưng phổi hành hạ, nằm viện, mẹ tôi cứ ám ảnh bảo tại Mẹ mà phổi tôi bị yếu...Tôi vì thể chất yếu đuối như Hàn Ni cho nên suốt cả đời mẹ lúc nào cũng phải lo lắng vì tôi...Nước mắt mẹ tôi rơi mỗi lần tôi ngất, hay khi nhìn thấy tôi khổ đau; mẹ vui với nụ cười của tôi và các em...

Dạo sau này, ba tôi mới vừa nong tim hai lần, mẹ tôi trông nhiều mệt mỏi...Nhưng khi tôi có dịp về thăm, thì mẹ vẫn không cho tôi làm gì cả, chỉ bảo tôi ráng nghỉ ngơi lấy lại sức để xuống dưới đi trực tiếp...Niềm vui của mẹ tôi lúc nào cũng là, chồng, con và cháu...Mẹ tôi yêu chồng yêu luôn lý tưởng của chồng, từ lúc ba tôi trong Dù hay sau này hoạt động chính trị ở hải ngoại...Tôi nhìn mẹ tôi việc nhà đã mỏi mệt nhưng vẫn vui vẻ tham gia làm cơm tiếp vận đến khuya mới về...Tôi thấy cuộc đời làm vợ, làm mẹ, làm người phụ nữ yêu nước " giặc đến nhà đàn bà phải đánh" của Mẹ rất trọn vẹn và có ý nghĩa...

Trong ngày Lễ Hiền Mẫu, tôi lại nhớ đến N ... Tôi ước mẹ tôi cũng có được tuổi thọ như má của N, được con cái phụng dưỡng chăm lo tận tình như N đã làm; lo cho Mẹ từng chén cháo, có giấc ngủ yên, có sức khỏe tốt ...Hầu như cuộc sống hàng ngày của N đều theo nhịp điệu của cuộc sống của mẹ ...

Những ngày má N nằm viện, nhìn N đau lòng lo lắng bối rối trước cơn đau đang hành hạ mẹ, tôi nghe lòng mình buốt nhói…Mỗi buổi sáng, con đường từ nhà đến bệnh viện lất phất những chiếc lá cuối mùa úa tàn bay bay, N tâm sư với tôi bảo rằng cảm thấy mẹ mình thêm một tuổi, thêm một già hơn, hơi sức mỏi mòn như ngọn đèn lu mờ trước gió… Tôi ngồi design hình má để minh họa cho thơ N, nhìn mẹ hiền thân yêu tiều tụy sau một tháng nằm trên giường bệnh, nước mắt tôi bỗng tuôn dài... Lời thơ của N như xoáy vào trong tim tôi...


...


Buổi Sáng Pomerado



Buổi sáng đường vào bệnh viện
Mùa đông đầy những lá vàng
Mẹ ngồi mắt nhìn xa thẳm
Gió buồn hiu hắt mùa sang

Mẹ đã suốt đời mưa nắng
Nuôi con nên vóc nên người
Hy sinh cả thời son trẻ
Quên mình quên tuổi đôi mươi

Rồi cũng một ngày cách biệt
Đời phù du cõi đi về
Nhưng sao lòng con đau buốt
Nhìn mẹ như tỉnh như mê

Con biết một ngày mất mẹ
Mất đi hình bóng dịu hiền
Không còn lời thương trìu mến
Giữa đời đầy nỗi sầu miên

Cúi đầu dâng lời khấn nguyện
Lên chúa với cả nỗi lòng
Mẹ con xin người che chở
Ngày về bên chúa hoài mong



Khiếu Long
02/09



Thắp nến bình an tôi cùng với N chấp tay khấn nguyện tạ ơn và nguyện cầu cho hai người mẹ hiền đã suốt một đời hy sinh trọn vẹn cho chồng cho con được sống trường thọ, bách niên giai lão, an vui và khỏe mạnh....

- Mẹ ơi, con gọi Mẹ chỉ để nói con yêu Mẹ nhiều lắm....

Tiểu Vũ Vi
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #132 - 14. May 2010 , 21:21
 
TL thân chào TVV

Thân chúc TVV ngày nào cũng là ngày của Mẹ tròn  đầy hạnh phúc nên Mẹ nhé

...

TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Kể Về Mẹ
Reply #133 - 05. Jun 2010 , 15:26
 
Truyện cực ngắn  đầy ý  nghĩa



Vòng cẩm thạch

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: - Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng. (ST)

Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: "Cua rang muối thật đó mẹ." Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: "Còn răng đâu mà ăn?!" (ST)

Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 15:27 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Kể Về Mẹ
Reply #134 - 05. Jun 2010 , 22:02
 
Kính Anh Toàn
Anh đã đở chưa .Nhớ tịnh dưỡng cho khoẻ hẳn anh ah .hai bài anh pt- thật ngắn nhưng cũng thật đầy ý nghĩa - Chúc anh mau bình phục
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 12
Send Topic In ra