Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Gánh Hàng Hoa  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 166 167 168 169 170 ... 173
Send Topic In ra
Gánh Hàng Hoa (Read 193979 times)
bachvan
Senior Member
****
Offline



Posts: 292
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2505 - 03. Jun 2010 , 01:10
 
Emwhy ơi...bv mong muốn dù rất muộn màng được chia sẻ những nỗi buồn đau của Emwhy nghen...vượt qua mọi sự bằng chính trái tim trong sáng và nhân hậu của Emwhy đó...

Gởi Emwhy chút thơ đọc cho vui...

Hồng phai

đẹp long lanh giọt sương phai
nghe tình rung nhẹ bờ vai dịu mềm
cho mong manh phút êm đềm
hoa cười duyên dáng bên thềm Xuân qua

trong ngần sương đọng thiết tha
cánh hồng điểm lệ hoa đà mãn khai
cỏ xanh vương đọng gót hài
bên trời ngào ngạt trang đài dáng thơ

hồng phai hương đẫm bến bờ
mật ươm thanh khiết ngọt mơ trao đời
thật thà cánh mộng chơi vơi
tình thơ gió trải sương phơi vẫn tình ...
bv
Back to top
« Last Edit: 03. Jun 2010 , 01:28 by bachvan »  

... xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ...
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2506 - 05. Jun 2010 , 19:12
 
bachvan wrote on 03. Jun 2010 , 01:10:
Emwhy ơi...bv mong muốn dù rất muộn màng được chia sẻ những nỗi buồn đau của Emwhy nghen...vượt qua mọi sự bằng chính trái tim trong sáng và nhân hậu của Emwhy đó...

Gởi Emwhy chút thơ đọc cho vui...

Hồng phai

đẹp long lanh giọt sương phai
nghe tình rung nhẹ bờ vai dịu mềm
cho mong manh phút êm đềm
hoa cười duyên dáng bên thềm Xuân qua

trong ngần sương đọng thiết tha
cánh hồng điểm lệ hoa đà mãn khai
cỏ xanh vương đọng gót hài
bên trời ngào ngạt trang đài dáng thơ

hồng phai hương đẫm bến bờ
mật ươm thanh khiết ngọt mơ trao đời
thật thà cánh mộng chơi vơi
tình thơ gió trải sương phơi vẫn tình ...
bv




Hello chị BV ,

Em cám ơn chị bài thơ hay này.


...


Xin thưa cùng cả nhà,

Emwhy bị bận quá , nên để GHH phải đóng bụi 1 thời gian . Mong mọi việc yên xuôi , Emwhy sẽ có tâm trí vào đây . Chúc cả nhà muôn sự bình yên .

Thân mến,

TM tulipvang

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2507 - 06. Jun 2010 , 19:06
 

EmWhy ơi, Đ Đ hi vọng mọi xui xẻo muộn phiền sẽ chóng trôi qua, và EmWhy lại được vui vẽ như xưa  hoahong.gif  hoado
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2508 - 06. Jun 2010 , 21:00
 
Dau Do wrote on 06. Jun 2010 , 19:06:

EmWhy ơi, Đ Đ hi vọng mọi xui xẻo muộn phiền sẽ chóng trôi qua, và EmWhy lại được vui vẽ như xưa  hoahong.gif  hoado




Chị Đ Đ thương mến,

Em cám ơn chị , em rất tin những chuyện xui hay xảy ra dồn dập cho mình 3 lần , sau đó thì cái hên lại đến. 6 tháng nay thì em có vài chuyện không suông , người thuê nhà phá hợp đồng, chuyện trong sở bị cowork đàn áp , và nay bị thưa kiện 1 cách vô lý .

Em đang search tài liệu về small claim court  , em đọc để biết và có thêm kiến thức khi ra toà. Theo luật sư thì đương nhiên là em sẽ thắng trong small claim court nếu theo giấy tờ hợp đồng ghi rất rỏ ràng. Nhưng phải mất thì giờ, nếu đối phương chưa chịu thua , nào là sẽ appeal v.v.v. Hy vọng thì không có , em chỉ muốn bình yên.

Việc trong sở , thì mai em và boss sẽ có 1:1, em linh tính là sẽ tốt đẹp.


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2509 - 06. Jun 2010 , 21:06
 
Mytat wrote on 06. Jun 2010 , 21:00:


Chị Đ Đ thương mến,

Em cám ơn chị , em rất tin những chuyện xui hay xảy ra dồn dập cho mình 3 lần , sau đó thì cái hên lại đến. 6 tháng nay thì em có vài chuyện không suông , người thuê nhà phá hợp đồng, chuyện trong sở bị cowork đàn áp , và nay bị thưa kiện 1 cách vô lý .

Em đang search tài liệu về small claim court  , em đọc để biết và có thêm kiến thức khi ra toà. Theo luật sư thì đương nhiên là em sẽ thắng trong small claim court nếu theo giấy tờ hợp đồng ghi rất rỏ ràng. Nhưng phải mất thì giờ, nếu đối phương chưa chịu thua , nào là sẽ appeal v.v.v. Hy vọng thì không có , em chỉ muốn bình yên.

Việc trong sở , thì mai em và boss sẽ có 1:1, em linh tính là sẽ tốt đẹp.


...



Em cũng chúc chị TM may mắn hơn trong thời gian sắp tới , mọi muộn phiền sẽ trôi qua hết , và sau cơn mưa trời lại sáng chị ạh.

Em Choè
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa - KHSG Group
Reply #2510 - 07. Jun 2010 , 20:42
 

Truyện viết hay của GHH.

Hạnh Phúc Hơn Cả Tiền Tài Và Tuổi Thọ
Pham Thi Quang Ninh


 
March 27, 2010
Hơn 2300 nghìn năm về trước, nhà bác học Aristotle đã cho rằng hạnh phúc là cái gì mà cuối cùng nhiều người phải chọn lựa. Có nghĩa, khi ta có rất nhiều thứ trên đời mà thiếu hạnh phúc, cuộc đời cũng vô nghĩa.

...

...

...


Người Việt ta hay dùng ba chữ chữ Phúc, Lộc, Thọ để chỉ ba điều căn bản của cuộc sống để chúc tụng lẫn nhau. Có lẽ điều chúng ta mong mỏi nhất vẫn là hạnh phúc, nên chữ Phúc đã được xếp trên cả hai chữ Lộc và Thọ.

Một thi sĩ đã viết “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” vì danh từ “tình yêu” rất khó giải cho đúng nghĩa. Hai chữ “hạnh phúc” cũng tương tự như vậy. Đó là một danh từ trừu tượng mà ta tự cảm thấy mà thôi. Hạnh phúc không như tiền tài. Tiền đếm được nhưng hạnh phúc thì không. Hạnh phúc cũng không giống tuổi thọ dù ta không biết bao nhiêu tuổi là già, nhưng ta vẫn có quan niệm chung như đến một tuổi giới hạn nào đó, ta mới được mừng thượng thọ.

Hạnh phúc quả thật khó cắt nghĩa. Hạnh phúc khi ẩn khi hiện, khi có, khi không, tuỳ theo từng chỗ đứng và chỉ chính mình mới biết được. Khi ta gặp một người nhà giàu, tiền bạc xum xuê, xe cộ bóng láng ta nói “Người ấy sung sướng quá. có phước quá” thì chưa chắc đã đúng. Khi ta thấy một người làm việc lam lũ vất vả để nuôi một đàn con, ta hay nói “tội nghiệp”. Nhưng nếu có dịp nói chuyện với người nghèo này chưa chắc ta đã nghe những lời than van như người nhà giàu nọ. Và biết đâu người lam lũ kia chẳng hạnh phúc hơn người giàu có.

Theo nhiều cuộc khảo cứu cho thấy những người không có hạnh phúc là những người luôn luôn chú trọng đến chính mình, hay lo nghĩ, thường bất đồng và không chấp nhận ý kiến của người khác.
Trái lại, người hạnh phúc luôn hoà đồng với người chung quanh, biết uyển chuyển và có thể chấp nhận những chuyện không vừa ý một cách dễ dàng. Và điều quan trọng, như trong Thánh kinh, người hạnh phúc luôn có lòng thương yêu và tha thứ.

Khi ta được hưởng một điều gì vui, ta vẫn nói “Trời cho” nhưng theo đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuốn Nghệ thuật của Hạnh Phúc (The Art of Happiness) thì Hạnh phúc tự ta có thể tìm được bằng cách điều khien ý nghĩ trong đầu mình. Nếu mình nghĩ mình có hạnh phúc tức là mình đã có hạnh phúc.
Một trong những điều làm mất hạnh phúc là sự so sánh những gì mình có với những gì mình muốn mà không thể có, hay mình có mà không thấy. Người ta vẫn thường nói “cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn cỏ nhà mình”. Như vậy những gì ta ước muốn và có được cũng chưa chắc đã thoả mãn như ý và suốt đời mệt nhoài vì đuổi bắt. Theo tôi, khi ta có căn nhà để che nắng che mưa, có quần áo mặc khi nóng khi lạnh, có cơm ăn no đủ hàng ngày, không bị bệnh tật ốm đau và không bị hành hạ về tinh thần và thể chất, là chúng ta đã có căn bản hạnh phúc. Ta đã có cuộc sống an bình. Chẳng thế mà trong buổi lễ ở các nhà thờ người ta vẫn chúc bình an cho nhau mà không chúc nhiều tiền, nhiều bạc, nhiều của cải. Nếu được hơn những điều căn bản trên, hãy tự cho mình có hạnh phúc hơn nhiều người khác.

Một độc giả trong tờ Los Angeles Times đã hỏi trong mục “gỡ rối tơ lòng” là gia đình bà hay lục đục vì chung quanh bạn bè đều mua nhà mới mà bà không có khả năng. Mỗi khi người có nhà mới dẫn “đi tour” để khoe những cái phòng ngủ tráng lệ, những cái nhà tắm tối tân là bà về nhà gây chuyện với chồng. Bà khổ lắm và chồng bà cũng không hạnh phúc, tuy đời sồng của bà rất thoải mái, không nợ nần gì nhiều.

Người “gỡ rối” trả lời rằng nếu bà cứ so sánh với những gì người khác có thì không bao giờ bà được sung sướng. Giả thử bà được những thứ ấy thì người khác lại có nhiều hơn. Cứ vậy bà sẽ chạy mệt nhoài. Hãy cảm thấy hạnh phúc với những gì mình có và tự nhủ rằng, người ở nhà to là người nợ như chúa chổm, mất việc là mất nhà ngay. Nghĩ như vậy, bà sẽ thấy sung sướng hơn người kia nhiều.

Cũng vẫn nói về hạnh phúc, một nhóm người được thí nghiệm tại đại học New york bằng cách cho viết tiếp theo một câu “Tôi ước muốn tôi là…” Ý viết thêm của những người trong nhóm cho thấy họ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống. Cái “ước muốn” nó không có giới hạn và không có điểm ngừng. Nếu ta theo nó, ta sẽ đi tới vô tận. Có những cái “ước muốn quá đáng” của người vợ mà người chồng phải đi làm hai ba việc vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của vợ. Có cái “ước muốn mọi sự phải hoàn hảo” của người chồng mà người vợ quay như chong chóng vẫn chưa vừa ý chồng mình. Ước muốn có thể làm thăng hoa cuộc sống nhưng những cái ước muốn quá sức, không chính đáng sẽ làm mất đi cái hạnh phúc gia đình mà mình đã có.

Và thật mâu thuẫn, một trong những điều làm ta hạnh phúc cũng là so sánh. Trong một cuộc khảo cứu của các bà ở University of Wisconsin tại Milwaukee, một nhà khảo cứu trình bày hình ảnh cuộc sống khó khăn của phụ nữ ở Milwaukee vào đầu thế kỷ trước. Khi xem xong, so sánh với thời đó các phụ nữ bây giờ cảm thấy hạnh phúc vì cuộc sống hiện tại thoải mái hơn nhiều.

Các nhà khảo cứu làm một thí nghiệm khác tại University of New York ở Buffalo, những người tham dự được đề nghị nối tiếp để hoàn tất một câu “Tôi sung sướng vì tôi không phải là….”. Sau năm lần góp thêm ý vào cùng một câu trên, những ý viết thêm của nhóm này cho ta biết cuộc sống của họ rất thoải mái. Nhiều khi tôi bực mình và nóng nẩy khi trên xa lộ bị kẹt xe vì có một tai nạn. Nhưng chợt nghĩ, tôi không phải là người nằm trên xe cứu thương kia. Sự so sánh đó làm tôi cảm thấy may mắn và nỗi bực bội đã tan biến trong khoảnh khắc.

Khi ta nhìn những nạn nhân bão lụt, màn trời chiếu đất, đói rét tả tơi, hay những người vô gia cư nằm lề đường trong những ngày đêm băng giá, ta sẽ thấy trời đã cho ta nhiều quá. Do vậy mà ta sẽ không mong muốn gì hơn. Ta đã có hạnh phúc.

Tục ngữ ta có câu “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”. Đó cũng là cái quan niệm sống hạnh phúc, “an nhiên tự tại” của người xưa đã để lại cho hậu thế.

Ngoài những hạnh phúc vật chất còn có những hạnh phúc về tinh thần như tình người với nhau. Tình yêu thương đồng loại, tình gia đình, tình bè bạn… biết bao thứ tình mà chúng ta trân quý để tạo cho chính ta và mọi người chung quanh hạnh phúc.

Đức Đạt Lat Lạt Ma, trong cuốn Nghệ thuật của hạnh phúc, cho chúng ta một thông điệp về hạnh phúc “Chúng ta không cần thêm tiền, chúng ta không cần thành công hơn nữa, chúng ta không cần có một thân hình hoàn hảo, và ngay cả chúng ta không cần phải có một người bạn đường hoàn hảo”, cho ta thấy của cải, ham muốn ở thế gian không là yếu tố duy nhất làm nên hạnh phúc Trong quan niệm trên chứa đựng một triết lý đông phương rất thâm sâu về Tham, Sân, Si của nhà Phật.

Triết lý đông tây nhiều khi không giống nhau nhưng quan niệm về hạnh phúc thì hình như cùng gặp nhau ở một điểm. Đó là hạnh phúc là cái gì quí nhất ở trên đời. Như trên, nhà xã hội học Aristotie viết rằng “hạnh phúc là cái đích cuối cùng mà con người mong muốn”.

Các nhà khảo cứu chuyên môn ngày nay cho rằng hạnh phúc gồm hai yếu tố: thứ nhất là do bộ óc của từng người, có thể điều khiển hạnh phúc của mình. Thứ hai là tập thói quen thích thú, lấy sự làm việc, tiêu khiển, liên hệ với mọi người, cùng các hoạt động hữu ích là có ý nghĩa.

Một bác sĩ tâm lý khác, bà Joyce Brothers đang cộng tác với tờ Los Angeles Times cũng nói: Khi một người hoạt động và thích thú với những gì chung quanh mình, cơ thể, trí óc và tinh thần người ấy sẽ càng ngày càng trở nên tốt hơn.

“Tâm bình thì thế giới bình”. Khi ta điều khiển được tâm ta cho không xao động, thì ta luôn luôn đạt được tình trạng thái hòa. Khi ta điều khiển được trí óc để có tư tưởng hạnh phúc trong đầu, xã hội sẽ tránh được rất nhiều những thảm cảnh nhiễu loạn và chính ta cũng tránh được bệnh khủng hoảng tâm thần. Hậu quả của loạn tâm nơi chính mình thường rất tai hại cho những người sống chung quanh.

Theo báo cáo mới về bệnh thần kinh mà ông bộ trưởng y tế của Hoa Kỳ mới đưa ra vào tháng 12 năm qua, cho biết 7.1% người Mỹ từ tuổi 18 tới 54 tâm thần không được bình thường và cần chữa bệnh bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác của các nhà tâm lý học thuộc phái Darwin tin rằng cảm xúc là sản phẩm thiên nhiên từ hàng triệu năm qua nên không cần phải chữa trị. Các nhà tâm lý này cảnh cáo rằng chúng ta chưa đủ dữ kiện để chữa bệnh bằng thuốc. Dù sao đi nữa, hiện nay hai loại thuốc thông thường chữa bệnh khủng hoảng tâm thần là Prozac và Zoloft vẫn bán chạy trên thị trường.

Trong cuốn The Science of happiness, Unlocking the Mysteries of Mood của tác giả John Willey & Sons, 2000, nhà khoa học Stepphen Brawn đã phải đánh dấu hỏi về việc số người đã dùng thuốc để trị bệnh tâm thần lên rất cao.

Như trên ta thấy khủng hoảng tâm thần cũng là một bệnh như các bệnh trong cơ thể khác. Bệnh này có thể gây tử thương cho chính bệnh nhân và cả người chung quanh, trực tiếp hay gián tiếp. Mà nguyên nhân của bệnh này là do con người không có hạnh phúc mà ra. Nếu trị tận gốc có thể chỉ có một giải pháp là tự tìm lấy hạnh phúc trong ý nghĩ của mình.

Khi chúng ta đói mà được bữa cơm thanh đạm ta vẫn thấy ngon hơn khi được thưởng thức cao lương mỹ vị khi đã no. Chúng ta làm việc mệt nhọc cả tuần, đợi đến ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Vậy mà cái ngày Chủ nhật nhàn nhã lại không vui hơn ngày thứ Sáu vất vả, vì ta không biết thưởng thức cái vui hiện tại và hay lo lắng cho những ngày tương lai. Người Hoa Kỳ chơi chữ bằng một câu “Present is present”, hiện tại là quà tặng, hay có thể nói, hãy hưởng những gì mình đang có bây giờ. Vậy thì, ngoại trừ những điều kiện tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, hạnh phúc cũng chỉ là những điều trong tâm ta mà thôi.

Xem thế, không có cái vui nào trên đời mà hoàn hảo cả trừ khi ta biết bắt lấy và thưởng thức khi nó vào tay mình. Không có cái buồn nào là bất hạnh nếu ta cho đó là chuyện bình thường trong cuộc sống, rồi nó sẽ qua đi. Đời có thể không có bất hạnh nếu ta quan niệm như các cụ ngày xưa “Sông có khúc, người có lúc”. Hạnh phúc quả là một cảm giác chủ quan tự mình trong khách quan tương đối ở những hiện tượng thực tế chung quanh.

Một nhà tư tưởng vô danh đã định nghĩa, Hạnh Phúc là tất cả những cái thần diệu của cuộc sống: Sự sung sướng, niềm đau khổ, giọt nước mắt, những nụ cười. Hãy rút kinh nghiệm để mang thêm cho mình lòng yêu thương và trải rộng đến tha nhân trong quãng đời chúng ta đang sống.
Chấp nhận quan niệm trên, có lẽ ta đã tìm ra chân lý hạnh phúc.

...





Back to top
« Last Edit: 07. Jun 2010 , 21:07 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
bachvan
Senior Member
****
Offline



Posts: 292
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2511 - 08. Jun 2010 , 03:02
 
bv xin được hát cho Emwhy nghe bài Kinh Hoà Bình của Thánh Phancico Khó Khăn nghen...

                KINH HÒA BÌNH

Lạy Chúa từ nhân
xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mỗi người

Lạy Chúa
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa

Để con
        đem yêu thương vào nơi oán thù
        đem thứ tha vào nơi lăng nhục
        đem an hòa vào nơi tranh chấp
        đem chân lý vào chốn lỗi lầm

Lạy Chúa
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa

Để con
              đem tin kính vào nơi nghi nan
              chiếu trông cậy vào nơi thất vọng
              dọi ánh sáng vào nơi tối tăm
              đem niềm vui đến chốn ưu sầu

Lạy Chúa
xin hãy dạy con

               tìm an ủi người hơn được người ủi an
               tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
               tìm yêu mến người hơn được người mến yêu


               chính khi hiến thân là khi được nhận lảnh
               chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân


               chính khi thứ tha là khi được tha thứ
               chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời

Ôi Thần Linh Thánh Ái

       Xin mở rộng lòng con
       Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí
           Ơn AN BÌNH.

Back to top
 

... xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ...
 
IP Logged
 
bachvan
Senior Member
****
Offline



Posts: 292
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2512 - 08. Jun 2010 , 03:15
 
TIẾNG CHUÔNG CỦA GIÓ (VƯỜN Ô-LIU 16)

Người ta không rõ bà lão sống dưới chân núi này đã bao lâu; nhưng cứ thấy làn khói trắng nhẹ nhàng toả bay vào độ mỗi chiều, người ta biết bà lão vẫn còn tồn tại.

Bà lão có một thói quen cố hữu là chỉ nhóm bếp một lần trong ngày khi nghe tiếng chuông ngân. Tiếng chuông cũng rất lạ chỉ vang vào mỗi chiều về, ngoài ra chẳng có một âm thanh nào khác. Bà lão không biết tiếng chuông đến từ đâu nhưng âm vọng của tiếng chuông mỗi ngày đều làm cho bà cảm nhận ý nghĩa thanh thoát của thực tại, đưa trái tim vào miền cổ tích an nhiên. Có lẽ tiếng chuông biết rõ bà lão nên bao giờ âm thanh của nó cũng mang đến cho bà một sự thư thái của đất trời. Bà lão và tiếng chuông như có sự nối kết mật thiết không thể lý giải.

Từ khi có tiếng chuông, cái bếp nhỏ nguội lạnh của bà lão lại đỏ lửa, cánh võng lại đong đưa theo nhịp ru của gió. Mỗi chiều, bà lão lại thắp lửa hồng trong tàn tro, cho gió mang tiếng chuông về ấm áp, cho trái tim bà lão bay lên theo làn khói hoà quyện trọn vẹn vào tiếng chuông.

Rồi cứ thế mỗi chiều chờ đợi là cuộc sống lại thở thêm một làn hương thanh cao hy vọng. Tiếng chuông mỗi chiều ấm áp đủ để đưa bà lão vượt qua đêm dài cô tịch, nơi tĩnh lặng chỉ có mây và gió, nơi mà hiếm ai muốn đặt chân đến, dù đôi lúc chỉ là một ý niệm vu vơ thoảng qua.

Có một chiều như mỗi chiều, tiếng chuông theo gió thả mình qua bao triền núi đọng lại giữa chái bếp trống trải của bà lão. Đúng lúc đang để lòng ấm lại theo tiếng chuông, bà lão chợt nghe một âm vang khác lạ trong ngần từ một quả thạch lựu trong vườn rơi xuống. Hàng ngàn hạt lựu nho nhỏ, trong suốt và trắng hồng rơi ra từ lớp vỏ xù xì. Bà lão ngẩn ngơ nhìn cái đẹp thuần khiết chưa bao giờ thấy trong đời, dù bà đã đi qua không biết bao nhiêu con đường của thời gian. Những điều ngày xưa bình dị, hôm nay đã trở thành ánh sáng của nét đẹp thanh cao. Bà lão không hiểu có phải âm thanh lạ lẫm của tiếng chuông hay là vì cơn gió đã đánh động quả thạch lựu, để tỏ cho bà vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên. Bà lão chiêm ngắm và tận hưởng vẻ đẹp kỳ bí đó đến nỗi tiếng chuông hôm nay ngân mãi điệu nhạc niềm vui và bếp lửa mỉm cười reo tí tách.

Từ dạo ấy, tiếng chuông vang lên thật hay vào mọi lúc khiến chân trời rộn rã tơ vương. Từng đám mây trắng nhẹ nhàng kéo về, ôm lấy trọn vẹn ngôi nhà nhỏ như nâng lên bềnh bồng trong sâu thẳm.

Tiếng chuông không còn văng vẳng nơi xa xăm nhưng vang lên từ ngôi nhà thanh tịnh của bà lão. Gió đã thổi nhẹ làn hương vào trái tim cho ngân lên tiếng thánh thót khao khát Chân Thiện và âm vang đó không bao giờ ngừng trên con đường đi tìm Cái Đẹp.

Sự khai sáng tâm linh đã bừng nở và đó là tiếng chuông của Gió.

Tác giả An Thiện Minh
Back to top
 

... xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ...
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa - KHSG Group
Reply #2513 - 08. Jun 2010 , 17:12
 

Truyện viết hay của GHH.

QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC

 
Đọc để suy nghĩ xem và tìm sự bình an cho  mình cho người.
...


   Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
 

    Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

    1/ Ta đang còn sống

    2/ Ta có sức khỏe

    3/ Ta có đủ sáu căn

    4/ Ta có tự do

    5/ Ta có tiện nghi vật chất

    6/ Ta có tình thương

    7/ Ta có sự hiểu biết.



    1/ Ta đang còn sống

    Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?


    Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.


    2/ Ta có sức khỏe

    Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !

    Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.


    3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

    Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

    Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.


    4/ Ta có tự do

    Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.


    Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.

    Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.



    5/Ta có tiện nghi vật chất

    Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.


    6/ Ta có tình thương

    Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.


    Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.


    7/ Ta có sự hiểu biết

     Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.


    Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.


    Thương Ghét

    1) Ða số người thường suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

    2) Khi bắt đầu biết đạo thì tập tánh bình đẳng, không thương người này ghét người kia.

    3) Sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều đời, và thấy ai cũng đáng thương hết.


    Trích sách “Ý Tình Thân”


...





Back to top
« Last Edit: 08. Jun 2010 , 20:06 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2514 - 08. Jun 2010 , 20:18
 
bachvan wrote on 08. Jun 2010 , 03:15:
TIẾNG CHUÔNG CỦA GIÓ (VƯỜN Ô-LIU 16)

Người ta không rõ bà lão sống dưới chân núi này đã bao lâu; nhưng cứ thấy làn khói trắng nhẹ nhàng toả bay vào độ mỗi chiều, người ta biết bà lão vẫn còn tồn tại.

Bà lão có một thói quen cố hữu là chỉ nhóm bếp một lần trong ngày khi nghe tiếng chuông ngân. Tiếng chuông cũng rất lạ chỉ vang vào mỗi chiều về, ngoài ra chẳng có một âm thanh nào khác. Bà lão không biết tiếng chuông đến từ đâu nhưng âm vọng của tiếng chuông mỗi ngày đều làm cho bà cảm nhận ý nghĩa thanh thoát của thực tại, đưa trái tim vào miền cổ tích an nhiên. Có lẽ tiếng chuông biết rõ bà lão nên bao giờ âm thanh của nó cũng mang đến cho bà một sự thư thái của đất trời. Bà lão và tiếng chuông như có sự nối kết mật thiết không thể lý giải.

Từ khi có tiếng chuông, cái bếp nhỏ nguội lạnh của bà lão lại đỏ lửa, cánh võng lại đong đưa theo nhịp ru của gió. Mỗi chiều, bà lão lại thắp lửa hồng trong tàn tro, cho gió mang tiếng chuông về ấm áp, cho trái tim bà lão bay lên theo làn khói hoà quyện trọn vẹn vào tiếng chuông.

Rồi cứ thế mỗi chiều chờ đợi là cuộc sống lại thở thêm một làn hương thanh cao hy vọng. Tiếng chuông mỗi chiều ấm áp đủ để đưa bà lão vượt qua đêm dài cô tịch, nơi tĩnh lặng chỉ có mây và gió, nơi mà hiếm ai muốn đặt chân đến, dù đôi lúc chỉ là một ý niệm vu vơ thoảng qua.

Có một chiều như mỗi chiều, tiếng chuông theo gió thả mình qua bao triền núi đọng lại giữa chái bếp trống trải của bà lão. Đúng lúc đang để lòng ấm lại theo tiếng chuông, bà lão chợt nghe một âm vang khác lạ trong ngần từ một quả thạch lựu trong vườn rơi xuống. Hàng ngàn hạt lựu nho nhỏ, trong suốt và trắng hồng rơi ra từ lớp vỏ xù xì. Bà lão ngẩn ngơ nhìn cái đẹp thuần khiết chưa bao giờ thấy trong đời, dù bà đã đi qua không biết bao nhiêu con đường của thời gian. Những điều ngày xưa bình dị, hôm nay đã trở thành ánh sáng của nét đẹp thanh cao. Bà lão không hiểu có phải âm thanh lạ lẫm của tiếng chuông hay là vì cơn gió đã đánh động quả thạch lựu, để tỏ cho bà vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên. Bà lão chiêm ngắm và tận hưởng vẻ đẹp kỳ bí đó đến nỗi tiếng chuông hôm nay ngân mãi điệu nhạc niềm vui và bếp lửa mỉm cười reo tí tách.

Từ dạo ấy, tiếng chuông vang lên thật hay vào mọi lúc khiến chân trời rộn rã tơ vương. Từng đám mây trắng nhẹ nhàng kéo về, ôm lấy trọn vẹn ngôi nhà nhỏ như nâng lên bềnh bồng trong sâu thẳm.

Tiếng chuông không còn văng vẳng nơi xa xăm nhưng vang lên từ ngôi nhà thanh tịnh của bà lão. Gió đã thổi nhẹ làn hương vào trái tim cho ngân lên tiếng thánh thót khao khát Chân Thiện và âm vang đó không bao giờ ngừng trên con đường đi tìm Cái Đẹp.

Sự khai sáng tâm linh đã bừng nở và đó là tiếng chuông của Gió.

Tác giả An Thiện Minh




Em cám ơn bà chị BV dể thương của em, bài viết này , em đọc , làm em cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng sao đó  Smiley

...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2515 - 08. Jun 2010 , 20:23
 
bachvan wrote on 08. Jun 2010 , 03:02:
bv xin được hát cho Emwhy nghe bài Kinh Hoà Bình của Thánh Phancico Khó Khăn nghen...

                KINH HÒA BÌNH

Lạy Chúa từ nhân
xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mỗi người

Lạy Chúa
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa

Để con
        đem yêu thương vào nơi oán thù
        đem thứ tha vào nơi lăng nhục
        đem an hòa vào nơi tranh chấp
        đem chân lý vào chốn lỗi lầm

Lạy Chúa
xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa

Để con
              đem tin kính vào nơi nghi nan
              chiếu trông cậy vào nơi thất vọng
              dọi ánh sáng vào nơi tối tăm
              đem niềm vui đến chốn ưu sầu

Lạy Chúa
xin hãy dạy con

               tìm an ủi người hơn được người ủi an
               tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
               tìm yêu mến người hơn được người mến yêu


               chính khi hiến thân là khi được nhận lảnh
               chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân


               chính khi thứ tha là khi được tha thứ
               chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời

Ôi Thần Linh Thánh Ái

       Xin mở rộng lòng con
       Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí
           Ơn AN BÌNH.





Em cám ơn chị đã quan tâm và an vấn em khi em bị phiền não, và cám ơn chị hát cho em nghe bài Kinh Hoà Bình.

...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa - KHSG Group
Reply #2516 - 09. Jun 2010 , 17:16
 

Truyện viết hay của GHH.

Khi Bài Hát Trở Về

Trần Trung Đạo


 

June 7, 2010
Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.
    
Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
   

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.
   

Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.
Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.
Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.   

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. 
Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.

Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.   


Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.   
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.    


Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc.

Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.
Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình. Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo Dục Và Thanh Niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm.   

Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của mùa hè đỏ lửa chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:
   


Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.    

Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt. Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng. 
Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.   

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo “Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước?” (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.   

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.


Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn” của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
   

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.
   

Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.   

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.
   

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng. Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2517 - 11. Jun 2010 , 16:40
 
Mytat wrote on 05. Jun 2010 , 19:12:


Hello chị BV ,

Em cám ơn chị bài thơ hay này.


...


Xin thưa cùng cả nhà,

Emwhy bị bận quá , nên để GHH phải đóng bụi 1 thời gian . Mong mọi việc yên xuôi , Emwhy sẽ có tâm trí vào đây . Chúc cả nhà muôn sự bình yên .

Thân mến,

TM tulipvang



Mợ Oai thân mến ,
Hy vọng mợ dươc an bình hơn, sau nhừng ngày buồn phiền nha mợ
Để Say phủi bụi , và mang hoa vào dây mồI ngày , cho mợ vui hơn.
" Sông có khúc , người có lúc " , hày bỏ qua và mọng mợ ráng giử gìn sức khoẽ luôn.
Thân mên
Mây Say
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa - KHSG Group
Reply #2518 - 14. Jun 2010 , 20:14
 

Truyện viết hay của GHH.

ĐÀN BÀ VÀ WORLD CUP.

   Nguyễn Thị Thanh Dương. 

...

      

Thứ bảy và Chủ Nhật này không bình thường đối với tôi, không có những món ăn ngon cầu kỳ, khác với những bữa cơm trong tuần để thay đổi như thường lệ. Tôi không hầm xương nấu món phở bò hay nấu mì vịt tiềm nữa, mà có những gói mì ăn liền túc trực. Vì tôi bận coi giải  bóng đá thế giới.

Một tuần lễ cả hai vợ chồng tôi đều đi làm buổi sáng, nên hai ngày cuối tuần phải ở nhà để coi bóng đá với bất cứ gía nào, nếu thân nhân, bè bạn có cưới hỏi, ma chay vào thời điểm này thật là…vô duyên đối với tôi.

Thứ Bảy và Chủ Nhật đài ti vi Mỹ chiếu 3 trận, trận 6 giờ sáng, rồi 8 giờ 30 sáng và trận thứ ba vào 1 giờ 30 chiều, thì tôi còn thì giờ nào, lòng dạ nào mà nấu nướng khi ti vi mở ra nghe cả tiếng cầu trường reo hò, nhìn thấy qủa bóng lăn khắp sân cỏ xanh…

Đáng lẽ ngày cuối tuần bình thường là tôi tha hồ ngủ nướng cho đã đời, nhưng vì bóng đá tôi cũng lò mò dậy sớm kẻo uổng phí đi những giây phút qúy báu mà mỗi 4 năm mới có 1 lần những cầu thủ danh tài thế giới trình diễn  đua tài.

Trưa nay Chủ Nhật ngày 13 tháng 6 tôi vừa thích thú vừa căng thẳng khi xem trận đấu giữa đội Đức và Úc , vì lẽ tôi rất yêu thích đội bóng đá Đức từ bấy lâu nay..

Khi cầu thủ Đức bắt đầu tiến vào sân tôi luôn theo thói quen nhìn kỹ từng anh một để coi ai đẹp trai hơn, kỳ này anh Michael Ballack của tôi vắng mặt vì đau chân chưa khỏi nên bác sĩ  khuyên anh ở nhà làm tôi không còn dịp ngắm anh nữa, dù mùa world cup trước anh cũng chẳng làm nên cơm cháo gì cho đội tuyển Đức. Tôi gặp lại vài cái tên quen thuộc những mùa World Cup trước như Lahm, Klose, …còn nhiều tên tuổi khác mà tôi từng thương mến cũng bị tôi lãng quên theo thời gian, tôi cũng “bội bạc” như ai, có mới nới cũ.

Các anh cầu thủ Đức mặc áo trắng dáng cao đẹp như những hoàng tử trong cổ tích, ông Adolf Hitler tôi có yêu thích gì đâu, mà con cháu ông tôi vẫn có cảm tình. Thì ra tấm lòng tôi vẫn công bằng nhân ái bao la.

Vợ chồng tôi cùng say sưa ngồi trước ti vi xem bóng đá, sau khi ngắm nghía điểm danh những cầu thủ Đức, tôi mới thừa thì giờ nhìn sang đội tuyển Úc và phát hiện ra họ cũng cao to đẹp trai đâu thua gì anh Đức, và tôi bỗng chạnh lòng vì…thương cả hai bên.

-         Anh ơi, em ủng hộ đội Đức, nhưng đội Úc đẹp trai thế kia mà không ủng hộ cũng uổng, hay là anh chọn đội Úc đi?

Chồng tôi gạt phăng:

-         Anh cũng ủng hộ Đức, vì lối chơi bóng của họ chứ không vì họ đẹp trai hay xấu trai như em.

Trận đấu bắt đầu, trái tim tôi tưng bừng chạy theo những bước chân cầu thủ Đức, họ giữ bóng là tôi sung sướng, họ mất bóng là tôi lo âu. Khi cầu thủ Đức Podolski số 10 đá bóng vào lưới Úc trái tim tôi mừng rỡ như muốn vỡ tung ra, nhưng cũng vài giây sau đó, tôi nhìn lại anh thủ môn Úc và anh số 3 của Úc đứng cạnh thủ môn, cùng nhìn qủa bóng lọt vào lưới bằng ánh mắt tuyệt vọng và đau đớn, làm tôi cũng bàng hoàng thương cảm theo.

Nước mắt tôi rưng rưng, tôi quay ra sai chồng:

-         Anh làm ơn đi lấy giùm em tờ napkin .

Anh ta ngạc nhiên:

-         Sao tự nhiên lại cần napkin? Khóc à? Nhưng đội Đức của cô thắng cơ mà?

-         Em khóc… giùm đội thua. Tội nghiệp nó anh ơi! cả anh thủ môn và anh số 3 của Úc đứng bên cạnh  cùng bàng hoàng nhìn qủa bóng lọt vào lưới nhà, y như nhìn cô vợ yêu mới cưới lọt vào tay người đàn ông khác ngay trước mặt mình mà không làm gì được.

-         Ừ, anh cũng cảm thấy như thế, mất vợ trước mặt mình thì thê thảm qúa.

-         Nhưng anh phải nhớ là vợ mới cưới nhé, chứ vợ cũ rích cỡ như em thì có khi anh còn…mừng thầm vì thoát nợ. Nào, anh lấy tờ napkin nhanh lên…

Anh ta gắt lên:

-         Cô đi mà lấy, cô cần coi bộ tôi không biết cần coi hay sao?

Tuy nói thế, anh ta cũng đi vội để lấy napkin còn hơn là ngồi cãi lý với người vợ không bao giờ biết chịu thua như tôi, còn mất thì giờ hơn, anh ta buông lại một câu lẩm bẩm:

-         Cô cứ làm như cô rời khỏi cái ti vi vài giây thì sẽ có biến cố trọng đại xảy ra vậy đó.

Tôi ngoan cố nói với theo:

-         Có đấy, có lần em vừa quay ra rót ly nước thì người ta vô một bàn thắng, em mất đi dịp chứng kiến trực tiếp những giây phút tuyệt vời.

Chồng tôi mang nguyên cuộn napkin ra để trước mặt tôi, tôi ngạc nhiên:

-         Em chỉ cần một tờ thôi, sao anh mang ra cả cuộn giấy thế này?

-         Để lát nữa cô khỏi sai vặt, vì bóng sẽ vào lưới, dù là lưới ai thì cô cũng sẽ khóc.

Tôi vừa lau nước mắt vừa thầm cám ơn chồng đã chu đáo lo xa.

Đội Đức thắng tiếp qủa thứ hai nhờ anh Klose gìa , mới “xa” anh sau 4 năm thấy anh gìa đi nhiều, tóc anh ít đi, vầng trán thoáng nếp nhăn, không biết  vì dòng thời gian nghiệt ngã hay vì anh ăn chơi trác táng nhiều? Vì các anh cầu thủ nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền đi liền với nhiều tình và ăn chơi bạt mạng.

Mùa tranh tài 4 năm tới liệu anh còn đủ sức để huấn luyện viện tin tưởng cho anh vào đội tuyển quốc gia nữa không? Nếu không, coi như mùa này là mùa cuối cùng, tôi sẽ “vĩnh biệt tình anh” và chẳng biết khi nào gặp lại?

Nhìn anh huấn luyện viên Đức vui mừng nhảy bổ lên mỗi khi học trò của anh trên sân cỏ ghi bàn tôi lại nhìn sang anh huấn luyện viên của đội Úc, gương mặt đầy vẻ thất vọng và đôi mắt buồn vời vợi cứ như có những giọt nước mắt sắp rơi ra. Thế là nửa vui nửa buồn, vừa cười với bên này tôi lại sụt sùi xé tiếp tờ napkin lau nước mắt với bên kia.

Cứ thế 4 lần đội Đức đưa bóng lọt vào lưới đội Úc, tôi khóc đủ 4 lần. Tôi thương cả anh Úc số 8 mỗi lần cần giao bóng, đôi mắt anh đầy vẻ thận trọng lo âu và dáo dác để tìm bạn mình, kẻo lại lầm lỡ tạo cơ hội làm lợi cho đối phương. Chu đáo thế mà cũng chẳng cứu nguy được cho đội Úc, chẳng thể đá một qủa bóng lọt lưới Đức cho đỡ buồn, đỡ tủi.

Càng thua đội Úc càng như con trâu điên thích húc, chẳng biết vô tình hay cố ý đụng chân, đụng vai đối phương làm ngã mấy cầu thủ Đức và chính họ cũng bị cầu thủ Đức đụng lại té ngã tơi tả, bầm dập. Đau từ thể xác tới tâm hồn.

Trận đấu giữa đội Đức và Úc đã kết thúc mà tôi còn ngồi ngẩn ngơ, tiếc những bóng dáng hoàng tử với những bước chân chạy dài, những lần giữ bóng điêu luyện, qủa bóng được phóng đi đường dài hay ngắn để đến chân bạn đồng đội, tiếc những cú nhảy cao đội đầu hào hứng, tiếc những gương mặt buồn vui của cầu thủ và của cả khán gỉa trên khán đài……

Chồng tôi mang cất cuộn giấy napkin và giục:

-         Còn gì nữa đâu mà ngồi mộng mơ, bây giờ anh đói bụng thật sự đây.

-         Em cũng đói luôn.

Tôi trở về thực tế vì ti vi cũng đã bước sang mục khác. Tôi phải đi nấu cơm tử tế vì từ sáng đến giờ vợ chồng tôi chỉ ăn uống vớ vẩn.

Thôi, hẹn gặp lại những anh cầu thủ Đức vào trận tới nhé, chúng ta lại hoà nhịp đập con tim của người hâm mộ với những cầu thủ môn thể thao bóng đá thành một bản tình ca tuyệt vời.

                     Nguyễn Thị Thanh Dương

                           ( June,13-2010)


...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa - KHSG Group
Reply #2519 - 14. Jun 2010 , 20:20
 

Truyện viết hay của GHH.

Dòng Nhớ
Nguyễn Ngọc Tư
 

...

      


Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín, nghiêng nghiêng ngó ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổi.  Chợ rao bán rau trái dậy động cả một khúc sông, má tôi thấy ghe nào cũng lần xuồng lại, dòm mặt chủ rồi đi.

Con nhỏ chèo đò chắc là chèo mối, nó biết bà già định đi đâu, định làm cái gì nên nó biểu :   
- Hỏng hỏi thăm thì vô phương kiếm ra, ngoại ơi.   
Má tôi ngẩn ngơ.  Hỏi chớ, chú ơi, thím ơi, tôi muốn hỏi thăm một người quen.  Tên gì? Ghe bán gì? Hai Giang.  Ghe bán hàng bông.
Trời đất, ở xứ này có tỉ tỉ ghe bán bán hàng bông, cũng có biết bao nhiêu người tên Giang, vậy tướng tá người đó ra làm sao?  Bây giờ đâu có biết ra làm sao, gặp được một lần mười sáu năm trước, nhớ sao tả vậy nghen.  Đàn bà, chừng sáu mươi, trạc tuổi tôi, tóc dài, da ngăm ngăm, không đẹp không xấu.  Mới đầu đi với chồng, sau chồng bỏ lên bờ vì cơ cực quá trời, hồi trẻ có đứa con gái đầu lòng chừng bảy tháng tuổi thì rớt xuống sông chết. 
Vậy thì đông lắm, người sống trên chợ này hể mười thì có năm người y chang hoàn cảnh vậy, dân Ba Bảy Chín mà, “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, chị hỏng nghe sao ?   Má tôi chẩng hẩng :   
- Vậy ?   
- Ừ, người đó quen sao mà tìm coi bộ cực dữ ?   
- Quen. Chà, hỏng biết nói sao bây giờ, dài dòng lắm, vợ của chồng tôi.   
Nếu vậy thì dài dòng thiệt, chuyện tình tay ba mà phim dính vô chuyện nầy cũng năm bảy tập trở lên, còn cải lương lâm ly không biết bao nhiêu là nước mắt.



Má tôi cũng khóc nhiều rồi.   Má tôi nói hoài, ba mươi tám năm bà về làm dâu nhà chồng, cực có, sướng có, chưa bao giờ nội tôi khắt khe, nhỏ nhặt, khó chịu với dâu, nhưng má tôi vẫn hận nội tới chết mới thôi.
Hỏi sao kỳ vậy, má tôi kéo chéo khăn lên chậm chậm vô đôi mắt, “Bộ hết người rồi sao mà nội bây cưới tao cho ổng, đó, bà chỉ tay ra bến, gần hết đời rồi tao có được vui đâu”.   Đó là lúc “ổng”, tức ba tôi chống cây gậy khật khừng lang thang xuống bến.  Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẩm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mấm già ngày xưa ông trồng để giữ đất cho khỏi lỡ, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ông già thao thiết nhìn ra sông.  Chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân trái yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lổ tròn tròn.   
Cảnh thì quen lắm, thì ngày nào, buổi nào ba tôi chẳng làm vậy nhưng cứ tụm cả nhà lại, rồi ngồi lặng lẽ dòm, ai cũng nghe đau đau xót xót như ai lấy cật tre cứa tới cứa lui trong lòng. Bởi cái lúc này là lúc sum họp đây, vậy mà sao vẫn thấy thiếu một người, mà thiếu đúng cái người đang lững thững đi dưới nắng kia mới chết.   Sau đợt tai biến mạch máu não lần thứ nhất, nửa người bên trái ba tôi yếu hẳn đi, tưởng chỉ vậy thôi, đến lần thứ hai bỗng dưng tâm trí ông già nhớ quên, ít nói, lẩn tha lẩn thẩn.
Nhưng còn sống, còn tự mình đi đứng được là may lắm rồi, ai cũng nói vậy.  Lúc đó cả nhà đang ở chợ, ba tôi càng lúc càng buồn, hay chống gậy đi, mấy lần cả nhà bỏ tiệm may đi kiếm ông tở phở.  Sau này chỉ cần một mình tôi, vắng ông, tôi chạy xe dọc theo con đường về vườn cũ là gặp.  Thấy tôi, ông già khựng lại, không nói gì, nhưng cặp mắt khẩn cầu, da diết, tôi làm như không biết, cầm gậy, đỡ ông lên xe chở về, có lần, ba tôi khóc, ông khóc rưng rức, nước mắt nước mũi nhểu nhão, lòng thòng.   



Sau lần ấy, cả nhà quyết định đưa ông về sống trong vườn nhà nội.  Vườn bỏ lâu nay, nhưng nhờ cô dượng Ba ở kế bên nhà trồng trọt, trông coi nên chỉ cần dựng căn nhà lên là ở được.  Chuyện cắt cử người ở lại với ba tôi thì khỏi phải bàn bởi chừng nào mà má tôi bỏ ông được, “làm gì làm má cũng phải giữ ba”, tôi đùa. Má tôi xua tay :   
- Ổng còn nguyên đó chớ có đi đâu, trước không mất giờ còn sợ mất mát gì nữa, mà, giọng má chợt cay đắng, hồi đó giờ ổng có phải của tao đâu mà giữ.   Ba tôi là người của sông. Không phải ông nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, đôi mắt như đang nhìn da diết, mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mông mênh vậy thôi.  Chơ vơ, cô độc.  Tựa như ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi.   Và cũng y như má tôi, ba cũng không sống được mấy ngày vui, vui thật, vui đúng nghĩa. Hồi tôi còn nhỏ, còn sống chung với bà nội, đêm đêm cả nhà đi ngủ, ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạc kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông.
Kiểu ngồi một chân xếp bằng, chân kia dựng lên, rồi tì cái tay cầm điếu thuốc lên cái đầu gối, đêm này qua đêm khác, kiểu ngồi không đổi.  Nửa đêm, má tôi đi ém mùng lại, tôi thức giấc, ngó ra chỉ thấy đốm lửa lập lòe, lúc đỏ rực, lúc lại tắt thiu thiu. Má tôi ngồi trong mùng lặng lẽ nhìn ba, còn ba thì nhìn ra sông.  Sông cách nhà một cái bến dài chẻ ngang đám dừa nước. Nếu không vướng tầm mắt vào đám ô rô mọc lởm chởm chồm từ mé lá lên, không vướng mấy bụi ráng, bụi lức dại có thể thấy lồng lộng một khúc sông.  Đêm sáng trăng, ngồi trên nhà có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng.  Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì trảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách bụp rất đều.
Dài từ ngã ba Vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơi.  Lâu lâu, có chiếc ghe hàng bông lặng lẽ neo lại ngoài bến nhà tôi, treo ngọn đèn chong lên cây đước chơm chởm những cái nhánh con, mỗi nhánh lủng lẳng trái khóm, trái bầu dầm nắng mưa đã teo héo. Không thấy bóng người, chỉ nghe tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác.  Hừng đông chạy xuống bến thì ghe đã đi rồi.   Những đêm đó, ba tôi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn đỏ ối, nhỏ nhoi, buồn hiu ngoài kia.  Ba tôi thở dài.  Má tôi thở dài, chạy qua buồng bên khóc với bà nội tôi, không biết nói cái gì, chỉ nghe lỏm bỏm, tiếng nội làu bàu, “vậy ra má đã làm sai cái gì ?” và má tôi tuyệt vọng “Kiểu này biết chừng nào ảnh mới quên chuyện xưa hả má ?”.   



Ngày xưa ba tôi cũng yêu thương một người.  Tự ba tôi chọn. Nội tôi dứt khoát không chịu (nội có tỉ tỉ lý do, nhưng cái lý do lớn nhất là người phụ nữ đó đã có một đời chồng), ba tôi mới dắt díu người ta bỏ nhà đi, sống kiếp thương hồ.  Hai người trãi qua biết bao nhiêu cơ cực, nào là gặt mướn, làm cỏ lúa, đắp bờ … mới có được một ít vốn, ba tôi sắm cái máy Koler xuống rẫy bán hàng bông. Họ sống nghèo lắm.  Mỗi lần đi ghe đi ngang qua nhà, ba tôi khắc khoải ngó lên, vừa nhớ, vừa đau vì cãi nội.  Rồi hai người có với nhau đứa con, nhưng chị bạc mệnh chết đuối, tận cùng đau khổ, ba tôi bỏ về nhà, được về, ba tôi cũng phải đáp ứng vài điều kiện của nội, vậy là ba tôi bỏ người ta giữa dòng bơ vơ.  Tôi biết được có bao nhiêu đó thôi, kể ra cũng mấy dòng vậy thôi.  Mà, cũng phải đợi tới năm mười lăm tuổi, cả nhà mới cho tôi biết.  Tôi bật ngửa, chuyện xảy ra lâu rồi, nhưng người ta vẫn còn nhớ, vẫn còn cắm sào trước bến nhớ ba tôi, vậy mà biểu ba tôi quên cái rụp thì làm sao quên được. 
Mà, cũng vì ba tôi quên không được má tôi mới thương ông nhiều, sau nầy, lớn lên, biết yêu thương rồi, tôi mới ngộ ra.  Con người ta, nhất là đàn ông thương ai mà vì nỗi gì đó quay lưng lại quên mất tiêu thì đúng là không tử tế, không đáng tin chút nào.  Với tôi, ba tôi thì quên hay không cũng được, ba đã sống tốt với cả nhà tôi lắm rồi.  Ông sống tử tế đến vô cùng, đến thừa, dường như ông gởi gắm tình thương yêu đến cả những người vắng mặt.  Ông ít nói, hiền lành, từ tốn với má tôi, những lần má tôi bệnh, ba chèo một hơi mười mấy cây số vừa đi vừa về đưa má tôi ra trạm xá, không than mệt, không thở ra, tận tụy.  Lúc nào cũng mình mình tôi tôi, mấy bà hàng xóm nghe tủi cho mình mà khóc, má tôi cũng òa khóc theo, cảnh mỗi người tự người đó biết, người ta hay đứng núi này trông núi nọ vậy mà.   
Mơ hồ dường như mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui, dù hạnh phúc (hai thứ nầy sao lại không thể đi chung).  Không thấy ai đòi nhưng nợ vẫn cứ là nợ, nó rờn rờn quanh quất trong chái bếp ngày ngày khói tỏa, trong mấy chiếc giường ngủ con con, trong hai bữa ăn mỗi ngày.



Ngồi quây quần như vầy trong bụng cứ nghĩ, có một người nào đó cô độc, bơ vơ.  Mà tội nhất là nội tôi, vốn mê cải lương, nhưng bữa nào ti vi chiếu mấy tuồng có bà mẹ chồng ác nghiệt chia rẽ duyên của con, dâu là thấy nội tôi rầu.  Cho tới lúc cuối đời, chắc nội tôi vẫn băn khoăn trong lòng câu hỏi : “ Vậy ra, mình giống mấy bà già trong đó thiệt sao ?”   
Má tôi thấy nội bứt rứt cũng không tỏ ra phiền muộn nữa, cốt để an ủi nội tôi lúc cuối đời. Khi nội tôi vừa khuất, má quyết định gặp đối thủ một lần, chỉ định nhìn vậy thôi, chưa biết làm gì mà cũng không biết làm gì người ta, nhưng chắc chắn phải biểu người ta buông tha ba tôi ra, còn gì nữa đâu mà neo ghe trước nhà ngó mong hoài.   
Chờ đợi, rình rập hụp hửi mấy lần, chiếc ghe nhỏ với ngọn đèn đo đỏ lại về đậu trước bến nhà tôi, như mong đợi của má.   Bữa đó, má nói với ba tôi chèo xuồng về chơi bên ngoại một đêm.  Gà gáy chập đầu, bà trở lại, trên xuồng chất đầy mấy thứ rau đồng, bà giả đò làm người đi chợ sớm.   Ngang qua, má tôi tấp xuồng lại kế bên chiếc ghe, than :   
- Tính đi chợ cho sớm mà gió quá, chèo không lên, bậy thiệt.   Má tôi tin rằng, người đàn bà kia, cũng như ba tôi, những đêm như vầy không bao giờ ngủ. Mà thật, dì đang chong đèn ngồi thêu áo gối, nghe tiếng má tôi, dì quay lại, dường như sững sờ, bất ngờ một chút, dì cười :   
- Dà, đêm nay nhiều gió thiệt
– Dì vẹt mớ quần áo ngổn ngang trên cái sạp tre
– Chị vô mui ngồi cho ấm, chờ bớt gió rồi đi, ngồi ngoài đó cảm sương chết.   
Má tôi không từ chối, bà buộc dây xuồng lại, bước qua ghe.  Bà cao người nên ngồi trong cái mui lợp bằng lá chầm đóp phải khom một chút. Họ ngồi đâu mặt với nhau.  Má tôi thấy lòng mình bình lặng lạ lùng, hồi ngồi dựng cái cảnh gặp mặt nầy, cứ tưởng là phải làm một cái gì ghê gớm lắm.
Có thể vì người đàn bà của ba tôi hiện lên rất hiền, dì mặc chiếc áo cộc tay màu cau khô ở trong, khoác thêm chiếc áo bà ba ở ngoài, mỏng te, nhiều mụn vá.  Tóc đã bạc nhiều, lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khuôn mặt dì đen sạm, nhăn nheo.  Má tôi nghĩ thầm trong bụng, “xấu hơn mình nhiều”.
Má tôi sợ cứ nhìn chằm chằm người ta hoài cũng không phải nên má ngó lơ chỗ khác.  Đồ vật trên ghe món nào cũng nhỏ nhắn, tuềnh toàng.  Ngay sau lưng chỗ má tôi ngồi, bỏ khoang tát nước có một cây ớt hiểm, một cây sống đời đang trổ bông trồng chung trên miệng cái khạp bể. Dì lúi húi dẹp miếng vải đang thêu dỡ, vói lấy bình thủy, châm nước vô cái bình trà sứt vòi, ho khúc khắc.  Má tôi chép miệng, “Cha, có trà uống thì còn gì bằng, mà, chị bịnh hả, mấy lá sống đời nầy ngậm với muối cũng đỡ ho lắm”.  Dì ngước lên cười, “Dà, lúc nầy trở gió, cũng nhờ nó…”. Má tôi hỏi : 
- Chị đi ghe một mình à, một mình cũng được sao ?   
- Dà, cũng được, chị.
- Ủa, chồng chị đâu ?   
- Dà, dì bối rối, ảnh… đi xa lắm.   
- Còn chồng tôi thì theo vợ bé mất rồi, má tôi nói luôn.   Dì nhìn sững má, dường như để xem xem nỗi đau mất chồng của má với dì có giống nhau.  Hồi lâu, dì chợt cúi mặt :   
- Uống trà, chị, hoàn cảnh của chị cũng buồn thiệt.  Nhưng thể nào rồi ảnh cũng quay về. Thiệt đó, chị, đa số đàn ông đều tốt.   
Tốt sao ?  Người ta bỏ cô để cưới tôi mà là tốt à, má tôi ngồi lặng, tự hỏi, mà không biết nói gì nữa, cái câu quan trọng nhất chắc không phải nói lúc nầy.  Má tôi ngồi ngó quanh, một ánh đèn nhỏ nhoi thôi cũng đủ hắt sáng vài xâu cốm gạo treo trên vách, mấy hủ kẹo, bánh ngọt, tiêu tỏi để bên này, trái cây như khóm, bí rợ, khoai lang thì chất thành hàng bên kia.  Sát bên hông dì, dưới tấm vải trắng thêu dỡ là hai xấp quần áo cũ, người lớn có, trẻ con có được xếp ngay ngắn, nhưng hết thảy đều củ kỷ, bạc màu.  Má tôi vọt miệng :   
- Ủa, chị có cháu nhỏ à ?   Sau nầy, má tôi nói, đó là cái câu tàn độc nhất mà má lỡ miệng đánh ngay vào nỗi đau của dì.  Dì nhìn trân trân vào ngọn đèn, cái nhìn đau lặng.  “Con bé Phước nhà tôi vô phước lắm chị à, tại tôi không cẩn thận nên cháu vừa mới biết bò đã té sông, trôi mất.  Cũng mười mấy năm rồi, bây giờ, nó còn sống, chắc tôi thêu gối cưới cho nó cũng vừa.  Tôi… tôi chiêm bao thấy cháu nó hoài, chiêm bao lãng nhách hà, tự nhiên tôi thấy con tôi biết nói, nó biểu má đừng bỏ con, trời ơi, tiếng nó thấy cưng lắm kìa, vía tôi trả lời, mẹ sẽ sống trên sông hoài, hoài hoài với con, vía tôi thấy nó cười…” Dì nói một hơi dài, giọng dì hơi nghẹn lại, “trời ơi, chị có chuyện buồn lòng mà tôi lại kể chuyện buồn lòng nữa, chắc chị phiền tôi lắm.  Mớ đồ nầy tôi cất lâu rồi, sợ mốc, cứ mấy tháng là tôi đem ra giặt lại, của con bé con tôi có, của chồng tôi có.  Chồng tôi… tôi chỉ còn giữ lại bao nhiêu đây thôi.  Chị coi, tôi khùng hôn, không giặt thì không được mà giặt hoài, tới hơi chồng cũng bay, tôi cũng quên mất rồi…”   
Dì cười quay quắt. Má tôi chút nữa đã bật khóc, bà cố nén nghẹn ngào :   
- Đàn bà mình sao khổ vậy ?   



Tiếng gà gáy xa xa, con nước đêm nay mau lớn quá, mới đây thôi đã ngập nửa cây sào neo ghe rồi.  Lúc nầy, nước lớn không nghe bìm bịp kêu, mà, nhờ không có, chứ nghe bìm bịp kêu càng buồn nữa.  Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà dành với người ta chút nầy nữa.  Năm nầy qua năm khác mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường.  Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đâu mặt lại ngủ… Còn người ta, nhớ thương đứt ruột cũng đành ngồi đây ngó lên, giữa đường gặp nhau chỉ nhìn vậy thôi mà không chào hỏi tiếng nào.  Đau lắm chớ.  Má tôi nhìn ra ngoài trời, vẫn còn khuya lắm, nhưng đã thấy mấy chiếc xuồng đi chợ sớm lướt qua, tiếng mái chèo quẫy chủm trên mặt sông ngọt, nhẹ, cứ tưởng từng lát nước xếp lên nhau như những lát đất cày.  Dường như trời bớt gió nhiều rồi.  Dì nghiêng đầu ra ngó trời, chừng như nuối tiếc, thảng thốt :   
- Trời đất, đêm qua lẹ thiệt. Chắc tôi phải đi bây giờ.   - Sớm vậy sao ?   
- Dạ, tôi thường đi… trước lúc người ta thức… 
- Tại tôi nhiều chuyện làm chị thêu không xong…   
- Không, người đàn bà cười, nét mặt thốt nhiên buồn bã, tôi thêu cho hết đêm, xong rồi lại tháo chỉ ra, tôi sợ, nếu không làm gì, tôi… tôi sẽ nhớ chồng con tôi rồi mắc … khóc, cầm lòng không được.
Mà, đàn ông chịu cực khổ nhiều lắm rồi, lấy nước mắt trói buộc họ nữa, tội họ lắm, chị à.   Vậy rồi hai người chia nhau đi.  Ghe nổ máy rồi, khói xịt tơi bời, dì còn dặn lại : “Nếu ảnh có quay về, chị đừng giận ảnh nghen.  Người ta có đi đâu làm gì thì cũng thương mình chị thôi”. Má tôi không nói, quay đi và khóc.   Tháng sau, má tôi quyết định gom mớ của cải cả nhà có được ra chợ, mua cái nhà.  Ba tôi ít chút ít nghề mộc nên nhận đóng tủ, bàn ghế ở nhà, má tôi chiên đậu hủ bỏ mối, chị tôi mở tiệm may, tôi vào Đại học.  Mọi thứ được sắp đặt lại, mới mẻ, gọn gẽ. Má tôi bứt ba phải xa sông, nhưng chính bà cũng biết, những dòng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ông.  Mà, chính má tôi cũng không quên cái hình ảnh cái rổ úp chén đan bằng nan tre đã xỉn màu, trên đó có cái dĩa, cái tô và ba cái chén, ba đôi đũa như thuở người đàn bà trên ghe còn nguyên một gia đình.   
… Tới bây giờ má tôi vẫn chưa tìm được dì.  Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không.  Bây giờ thì ba tôi cũng nằm xuống, ông nằm ở lớp mả thứ ba trên cái liếp chôn cất ông bà.  Má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi.   Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.

Nguyễn Ngọc Tư


...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 166 167 168 169 170 ... 173
Send Topic In ra