Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Hồi Ký (2015)  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 ... 28
Send Topic In ra
Hồi Ký (2015) (Read 44346 times)
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #60 - 01. Jun 2015 , 08:18
 
"Tình khúc cho em"
Trong bài kỳ trước tôi đã tản mạn về Lê hựu Hà, người nghệ sĩ bất hạnh, đời sống tình cảm nhiều sóng gió, đã có công đầu tiên đưa nhạc trẻ vào nền tân nhạc VN. Lần này xin hân hạnh giới thiệu một hiện tượng lạ khác, cũng không kém phần hấp dẫn, đó là nhạc sỹ đẹp trai, nghệ danh Lê Uyên Phương.
Ông tên thật là Lê văn Lập, tam sao thất bản thành Lê văn Lộc, sanh năm 41 tại Đà Lạt và qua đời năm 99 tại Nam Cali vì bệnh ung thư phổi. Ông là con người tài hoa, ngoài nghề Thầy giáo dạy Triết, còn nhiều nghề tay trái khác như sáng tác ca khúc, viết văn và làm thơ. Theo tài liệu trên mạng, Trời sinh, tự nhiên ông có nhiều khối u mọc lung tung trên cơ thể, nghi là một bệnh nan y và có khả năng lìa trần bất cứ lúc nào? Hồi ông dạy học tại xứ sương mù Đà lạt, nữ sinh Lâm phúc Anh, cô hàng xóm ở cạnh nhà, đã bị tiếng sét ái tình và mê Thầy như điếu đổ. Giời ơi, tình huống này hơi giống ai đó cách đây hơn nửa thế kỷ, ở một địa danh xa tít, mãi tận khúc cuối của nước VN. Tuy nhiên có một thắc mắc cần xét lại là dạo đó không biết ai mê ai trước? Điều nhậy cảm này nếu nói thật, không chừng lại khăn gói bị gậy...ra đường ở thì vỡ nợ! Hơn nữa, già quá cỡ rồi, đâu còn thời gian để...dại nữa!
Người đẹp Lâm phúc Anh gốc Hoa, là con gái cưng của vợ chồng ông Chủ xe đò chạy đường dài từ Sài Gòn ra các tỉnh miền Trung. Vì là con nhà giàu, cô được bố mẹ gửi gấm cho đi học trường Tây tại Đà Lạt. Cô năm đó mới 16 tuổi, người đài các, lãng mạn, xinh như mộng, đầy cá tính và có khiếu về âm nhạc. Cô tâm sự, tôi yêu anh ấy vì tài, trọng vì đức hạnh và mê vì dáng dấp nghệ sỹ dễ thương của anh. Khi biết anh bị chứng nan y tôi lại càng yêu tha thiết và càng muốn chia sẻ với anh hơn. Nhưng cuộc đời đâu có diễn tiến như mơ! Bố mẹ cô liền tìm cách chia duyên rẽ thúy, đưa ngay tiểu thư về Sài Gòn để canh chừng. Đôi uyên ương bèn hẹn hò gặp nhau âm thầm tại ga xe lửa để tình tự và ca khúc "Khi loài thú xa nhau" đã ra đời trong hoàn cảnh này.
Năm 1969, hai người chính thức về chung sống với nhau. Lê phúc Anh sau đó đổi tên thành Lê Uyên và đôi song ca  "Lê Uyên và Phương" trình diễn lần đầu tiên tại quán "Thằng Bờm" trong phong trào Du ca.
Năm 79, vợ chồng qua Mỹ với hai cô con gái, lập nghiệp tại Cali. Có một thời gian, gia đình hình như bị tan vỡ nhưng sau đó lại tái hồi Kim Trọng và sống với nhau cho đến khi người phối ngẫu qua đời.
Gia tài âm nhạc của Lê Uyên Phương khoảng chừng 50 ca khúc, tiêu biểu như Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Vũng lầy của  chúng ta...Bản nhạc đầu tay có tựa đề "Biết đến bao giờ" được sáng tác tại  Pleiku năm 60. Ca từ trong các tác phẩm có hơi hướng triết lý, nồng nàn, khắc khoải, đau khổ... có lẽ do hậu quả của bệnh nan y? http://www.mediafire.com/listen/9gsnkudbed7wo0v/Tinh_Khuc_Cho_Em-2.mp

Đường


Back to top
« Last Edit: 01. Jun 2015 , 08:26 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #61 - 02. Jun 2015 , 12:20
 

...


LUP là đôi uyên ương thật hạnh phúc và em đã yêu thích từ lâu.
Em cám ơn thầy đã chia xẻ bài hồi ký , và giọng hát truyền cảm của thầy càng điêu luyện.
  Cho em và Hạnh kính gởi lời` thăm cô Ngọc và kính chúc thầy cô , nhữn ngày của tháng 6 , êm đềm và hạnh phúc.

  Em TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #62 - 02. Jun 2015 , 15:24
 
tuy-van wrote on 02. Jun 2015 , 12:20:
...


LUP là đôi uyên ương thật hạnh phúc và em đã yêu thích từ lâu.
Em cám ơn thầy đã chia xẻ bài hồi ký , và giọng hát truyền cảm của thầy càng điêu luyện.
  Cho em và Hạnh kính gởi lời` thăm cô Ngọc và kính chúc thầy cô , nhữn ngày của tháng 6 , êm đềm và hạnh phúc.

  Em TVMS

Cám ơn TVMS đã post một hình thật lãng mạn tuyệt vời. Dạo này vắng bóng đệ tử N.Đóa vì trở ngại máy móc, không biết bao giờ em mới sửa được? Kể từ nay chắc tôi phải tự biên tự diễn dài dài, đời quả là bể khổ...Cám ơn em đã hỏi thăm người đẹp của tôi. Hẹn tái ngộ với quý em vào một ngày đẹp trời nhá.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #63 - 08. Jun 2015 , 18:43
 
"Giọt Mưa Thu"
Hôm nay chúng ta tái ngộ với nhạc sĩ Đặng thế Phong qua ca khúc "Giọt Mưa Thu", bài hát thứ ba và cũng là bài cuối cùng của người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Cách đây khá lâu tôi có cơ hội hát hai nhạc phẩm đầu tiên là "Con thuyền không bến" và "Đêm Thu". Để được trọn gói, kỳ này tôi sẽ hát tiếp bài thứ ba cho nó đầy đủ. Về tiểu sử của đương sự, tôi đã  viết trong những bài kỳ trước, ở đây chỉ xin lược lại và thêm vào một số tư liệu mới cho thêm phần phong phú.
Nhạc sỹ Đặng thế Phong sanh năm 1918 tại Nam Định và qua đời năm 24 tuổi vì bệnh phổi cũng tại thành phố nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Cuộc đời của nhạc sỹ đầy gian nan vất vả và hình như lúc nào cũng ở hoàn cảnh thiếu ăn. Ông mồ côi cha từ lúc mới sinh, gia đình quá nghèo, ông phải bỏ học và làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Viết đến đây tôi lại ngậm ngùi nhớ đến nhà văn Vũ trọng Phụng, cũng do thiếu dinh dưỡng mà đã chết yểu năm 27 tuổi vì bệnh lao quái ác. Ở những giây phút cuối cùng trên giường bệnh, nhà văn đã thốt lên một câu lịch sử với đồng nghiệp Vũ Bằng : "Nếu mỗi ngày tôi được ăn một miếng bí tết thì chắc đã không phải chết non".
Trong gia tài âm nhạc, Đặng thế Phong chỉ để lại cho đời duy nhất có  một mùa Thu, gói ghém trong ba ca khúc bất hủ: "Đêm Thu", sáng tác năm 40 tại trại hè học sinh Hà Nội, "Con thuyền không bến" năm 41, khi đi thuyền trên con sông Thương tại Bắc Giang. Đặc biệt bài "Giọt Mưa Thu" đã thai nghén trong những giây phút cuối đời trên giường bệnh, giữa các thân hữu như nhạc sỹ Lê hoàng Long, Bùi công Kỳ... Theo lời kể của LHL, chính bệnh nhân đã ôm đàn guitar hát cho các bạn nghe như là lời chia tay cuối cùng.
Nhạc sỹ LHL đã viết một bài khá đầy đủ và thật cảm động về cuộc tình sử giữa ĐTP và cô Tuyết, đọc xong tôi muốn rơi nước mắt vì thương cảm. Mời quý bạn tìm đọc trên mạng để thưởng thức và chia sẻ nỗi bất hạnh với những người trong cuộc.
Tác phẩm "Gắng bước lên chùa" (Phóng tác theo tài liệu của Nhật Hoa Khanh)_ Cuối năm 1993, khi dự lễ kỷ niệm 100 năm tại Đà Lạt, do sự tình cờ, một tham dự viên đã phát hiện thêm một ca khúc mới "Gắng bước lên chùa" của ĐTP. Hôm đó, trong lúc đang dạo bước ngắm cảnh thiên nhiên, đương sự chợt nghe tiếng hát trầm ấm của một trung niên đứng thơ thẩn bên cạnh cửa chùa. Bài hát lâng lâng như thoát tục và nhuốm mùi đạo pháp. Ông lân la đến làm quen và được biết bài hát có tựa đề "Gắng bước lên chùa ", nhạc của Đặng thế Phong và lời ca của nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng. Ca sỹ cũng tiết lộ, bài này theo như lời Bố ông, được sáng tác năm 40 và in lần đầu tiên trên báo Tin Mới tại Hà Nội.
Hai tuần lễ sau, trở về Sài Gòn, tìm đến người bạn quen, chuyên nghề bán sách báo cũ, nhờ tìm số báo Tin Mới xuất bản năm 40 tại đất Thăng Long. Mãi tới năm 2003, tức là mười năm sau, bạn già đã đưa cho tôi nguyên một tập báo Tin Mới in năm 40 và riêng tặng tôi số báo có đăng bản nhạc lịch sử đó để làm kỷ niệm. Rất tiếc từ đó đến nay chưa thấy ca sỹ nào có duyên thể hiện bản nhạc này để mọi người cùng thưởng thức.
Nghĩ cho cùng, cuộc đời thật trớ trêu, nhân tài thường như lá mùa Thu  lại hay rủ nhau chết sớm. Cái lý do đáng buồn là đôi khi chỉ vì...đói, thật tội nghiệp và vô duyên lãng xẹt!
Những bản nhạc về mùa Thu của ĐTP rất tuyệt vời nhưng lại ít ca sỹ muốn thể hiện vì sợ xui do mê tín dị đoan? Riêng tôi, lúc còn phong độ cũng ngây thơ nghĩ như vậy nên chỉ dám hát hai bài, trốn bài cuối cùng cho đỡ hồi hộp. Tuy nhiên, kể từ khi nếm cái stroke đầu tiên năm ngoái, tôi đã quyết tâm theo giáo lý thâm sâu của nhà Phật: Sống cũng tốt mà chết cũng tốt, và trên cõi trần thế này, chả có cái gì là...quan trọng cả. Mời quý bạn thưởng thức nốt bài thứ ba "Giọt Mưa Thu" của nhạc sỹ ĐTP. http://www.mediafire.com/listen/i4drlmbgdya7yzz/Giot_Mua_Thu.mp3
Đường




Back to top
« Last Edit: 08. Jun 2015 , 19:07 by Nguyễn Ngọc Đường »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #64 - 08. Jun 2015 , 20:37
 
...

Bài hồi ký và giọng hát của thầy trong nhạc phẩm " Giọt mưa Thu " , thật hay và đau buồn với nhạc sỉ  tài ba , ra  đi quá trẻ , mới 24 tuổi xuân.
  Em cám ơn thầy đã chia xẻ và kính chúc sức khoẻ đến thầy cô Sugar cùng cả nhà.

  Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #65 - 08. Jun 2015 , 20:56
 
tuy-van wrote on 08. Jun 2015 , 20:37:
...

Bài hồi ký và giọng hát của thầy trong nhạc phẩm " Giọt mưa Thu " , thật hay và đau buồn với nhạc sỉ  tài ba , ra  đi quá trẻ , mới 24 tuổi xuân.
  Em cám ơn thầy đã chia xẻ và kính chúc sức khoẻ đến thầy cô Sugar cùng cả nhà.

  Em Tv

Cám ơn em TV đã lẹ làng thăm quán và post hình diễn tả cảnh mưa thu buồn não ruột. Em quả là  người có tài về chọn hình ảnh hợp với cõi lòng tan nát của tác giả bài hát. Cám ơn em thật nhiều.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #66 - 16. Jun 2015 , 17:57
 
"Cô Láng Giềng"


Nhạc sỹ Hoàng Quý sanh năm 1920, qua đời năm 1946 tại thành phố Hải Phòng. Ông là một nhạc sĩ tiền chiến, đi đầu trong phong trào tân nhạc từ năm 1939. Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, không có tiền đi học nhạc, phải leo tường để coi và học lén tại các vũ trường. Tuy nhiên theo Bố già PD, ông may mắn đã có một thời gian được học chính thức với giáo sư âm nhạc Leveret tại Hải Phòng.

Khoảng 43-45, khi phong trào nhạc cải cách lên cao, ông cùng người  em là Hoàng Phú (nhạc sĩ Tô Vũ), tạo lập nhóm Đồng Vọng, quy tụ được một số nhạc sỹ thân hữu như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu hữu Phước... Nhóm này chuyên sáng tác nhạc hùng, ngợi ca quê hương, đề cao truyền thống anh hùng và hướng đạo ca. Riêng Hoàng Quý đã có những bài như Bóng cờ lau, Trên sông Bạch Đằng, Nước non Lam sơn...Ông cũng đồng thời sáng tác những bản tình ca như: Chiều quê,  Chùa Hương, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long...Đặc biệt bài "Cô láng giềng" nổi tiếng đã được ra đời khoảng 42-43, sau khi ông giã từ nghề thư ký tại Sơn Tây để trở về thành phố Cảng.

Theo Hoàng Phú, bài này đầu tiên chỉ có lời 1, còn lời 2 do ông hư cấu thêm vào với sự đồng ý của ông anh. Chuyện tình của HQ là có thật, nó diễn tiến giản dị như sau: hai người yêu nhau thắm thiết, chàng theo tiếng gọi của quê hương đi kháng chiến và vẫn hy vọng một ngày mai tươi sáng được trở về gặp lại nàng...Nhưng rất tiếc, tác giả đã không cho biết đoạn kết thực sự nó kết thúc ra làm sao? Có điều theo ông em, nó không lãng mạn, bi thảm như lời 2 do ông tưởng tượng ra.

Hồi tưởng lại thời gian còn hoạt động trong các đoàn văn nghệ, tôi may mắn lúc nào cũng có nhiều cô láng giềng vây quanh nhưng tiếc hùi hụi vì chẳng được "nước non" gì cả. Lý do rất vớ vẩn là mình mới 16, còn các cô cỡ 18, 20 như giặc cả rồi, đâu dám yêu, sợ thiếu kinh nghiệm và dễ bị xơi guốc lắm. Hơn nữa, dạo đó cả nước đói, tôi chỉ yêu cái dạ dày của mình thôi, đâu còn thì giờ để mơ màng đến cái khác!

Không hiểu sao, dạo này tôi lại dám hát những ca khúc của các tác giả mà khi qua đời chỉ được ghi hai từ "hưởng dương" thôi. Thế không sợ xui hay sao? Suy nghĩ kỹ lại thì nhạc sỹ ĐTP qua đời năm 24 tuổi, còn nhạc sĩ HQ lìa trần năm 26, chỉ chậm hơn có 2 năm, đâu có xa xôi gì mà phải...ngán!

Mời quý bạn thưởng thức bài hát "Cô láng giềng " của Hoàng Quý. Tôi vô duyên, chỉ được hát lời 1 vì karaoke nó tiết kiệm bỏ mất lời 2, thật đáng tiếc!

Đường


Mời click vào hình để thưởng thức ca khúc này

...

Back to top
« Last Edit: 22. Jun 2015 , 16:38 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #67 - 16. Jun 2015 , 21:45
 
NgocDoa wrote on 16. Jun 2015 , 17:57:
"Cô Láng Giềng"


Nhạc sỹ Hoàng Quý sanh năm 1920, qua đời năm 1946 tại thành phố Hải Phòng. Ông là một nhạc sĩ tiền chiến, đi đầu trong phong trào tân nhạc từ năm 1939. Gia đình nghèo, mẹ mất sớm, không có tiền đi học nhạc, phải leo tường để coi và học lén tại các vũ trường. Tuy nhiên theo Bố già PD, ông may mắn đã có một thời gian được học chính thức với giáo sư âm nhạc Leveret tại Hải Phòng.

Khoảng 43-45, khi phong trào nhạc cải cách lên cao, ông cùng người  em là Hoàng Phú (nhạc sĩ Tô Vũ), tạo lập nhóm Đồng Vọng, quy tụ được một số nhạc sỹ thân hữu như Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu hữu Phước... Nhóm này chuyên sáng tác nhạc hùng, ngợi ca quê hương, đề cao truyền thống anh hùng và hướng đạo ca. Riêng Hoàng Quý đã có những bài như Bóng cờ lau, Trên sông Bạch Đằng, Nước non Lam sơn...Ông cũng đồng thời sáng tác những bản tình ca như: Chiều quê,  Chùa Hương, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long...Đặc biệt bài "Cô láng giềng" nổi tiếng đã được ra đời khoảng 42-43, sau khi ông giã từ nghề thư ký tại Sơn Tây để trở về thành phố Cảng.

Theo Hoàng Phú, bài này đầu tiên chỉ có lời 1, còn lời 2 do ông hư cấu thêm vào với sự đồng ý của ông anh. Chuyện tình của HQ là có thật, nó diễn tiến giản dị như sau: hai người yêu nhau thắm thiết, chàng theo tiếng gọi của quê hương đi kháng chiến và vẫn hy vọng một ngày mai tươi sáng được trở về gặp lại nàng...Nhưng rất tiếc, tác giả đã không cho biết đoạn kết thực sự nó kết thúc ra làm sao? Có điều theo ông em, nó không lãng mạn, bi thảm như lời 2 do ông tưởng tượng ra.

Hồi tưởng lại thời gian còn hoạt động trong các đoàn văn nghệ, tôi may mắn lúc nào cũng có nhiều cô láng giềng vây quanh nhưng tiếc hùi hụi vì chẳng được "nước non" gì cả. Lý do rất vớ vẩn là mình mới 16, còn các cô cỡ 18, 20 như giặc cả rồi, đâu dám yêu, sợ thiếu kinh nghiệm và dễ bị xơi guốc lắm. Hơn nữa, dạo đó cả nước đói, tôi chỉ yêu cái dạ dày của mình thôi, đâu còn thì giờ để mơ màng đến cái khác!

Không hiểu sao, dạo này tôi lại dám hát những ca khúc của các tác giả mà khi qua đời chỉ được ghi hai từ "hưởng dương" thôi. Thế không sợ xui hay sao? Suy nghĩ kỹ lại thì nhạc sỹ ĐTP qua đời năm 24 tuổi, còn nhạc sĩ HQ lìa trần năm 26, chỉ chậm hơn có 2 năm, đâu có xa xôi gì mà phải...ngán!

Mời quý bạn thưởng thức bài hát "Cô láng giềng " của Hoàng Quý. Tôi vô duyên, chỉ được hát lời 1 vì karaoke nó tiết kiệm bỏ mất lời 2, thật đáng tiếc!

Đường


Mời click vào hình để thưởng thức ca khúc này

...

Hoàn hô đệ tử N.Đóa đã trở về quán và giúp đỡ sư phụ như xưa. Cám ơn em nhiều.
SP
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #68 - 16. Jun 2015 , 23:06
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 16. Jun 2015 , 21:45:
Hoàn hô đệ tử N.Đóa đã trở về quán và giúp đỡ sư phụ như xưa. Cám ơn em nhiều.
SP


  Vui mừng sau bao ngày. Đóa ....biệt tâm.
  Cám ơn Đóa đã chia xẻ bài hồi ký và giọng hát truyền cảm của thầy với bài " Cô láng giềng " , làm cảm động những ai , cùng cảnh ngộ.

...

Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #69 - 17. Jun 2015 , 08:47
 
tuy-van wrote on 16. Jun 2015 , 23:06:
  Vui mừng sau bao ngày. Đóa ....biệt tâm.
  Cám ơn Đóa đã chia xẻ bài hồi ký và giọng hát truyền cảm của thầy với bài " Cô láng giềng " , làm cảm động những ai , cùng cảnh ngộ.

...

Em TvMs

Cám ơn TVMS đã tặng tôi một cô láng giềng quá xinh.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #70 - 22. Jun 2015 , 16:36
 
"Dư âm"


Trong các nghệ sỹ sống dưới chế độ CS, từ thời kháng chiến cho đến nay, tôi rất khâm phục tinh thần bất khuất của thi sỹ Hữu Loan, tác giả bài thơ tình nổi tiếng "Mầu tím hoa sim". Lúc về già, ông dứt khoát không nhận bất cứ một ân huệ nào của chính phủ đương thời. Gia đình ông đã sinh sống bằng một nghề vất vả nặng nhọc là "thồ đá", dù chính quyền địa phương nhiều lần sẵn sàng tỏ ý muốn giúp đỡ.

Hoàn cảnh của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý khi cuối đời cũng thê thảm không kém gì thi sỹ Hữu Loan. Hiện nay, ông sống cô đơn nghèo khổ, bệnh tật với cái xe lăn, trong một ngõ hẻm gần chợ Trương Định tại Sài Gòn. Ông tâm sự, hãy còn sống được đến bây giờ phần lớn là nhờ sự hỗ trợ bao bọc của các bạn bè thân thiết xa gần. Ông đã trải qua hai đời vợ, có hai cô con gái nhưng tất cả đều đã ra ở riêng. Một cô ở Hà Nội xa quá ít gặp, riêng vợ chồng chàng rể ở Sài gòn, thỉnh thoảng cũng lại thăm giúp đỡ, đẩy xe lăn cho ông đi dạo khuây khỏa. Đôi lúc phẫn nộ, ông đã chửi công khai chế độ hiện tại là man rợ, coi nhân dân như cỏ rác...Thế nhưng, đối với các thân hữu, ông lại là con người  khiêm tốn, dễ thương, không hề biết ganh ghét. Thần tượng của ông chính là Bố già PD, hơn ông 4 tuổi, được ông coi như một người bạn, người anh và là người...Thầy. Có lần Bố già chê ông ngu, ông vẫn cười chấp nhận, dù lúc đó PD chỉ là một đoàn viên dưới quyền ông.

Nhạc sỹ sanh năm 1925 tại Vinh - Nghệ An. Trong chuyến đi công tác về vùng Quỳnh Lưu năm 50, tiện thể thăm người bạn có hai cô con gái đương độ mà ông muốn ngấp nghé. Thoạt đầu ông định xin cưới cô chị nhưng sau đó lại bị đôi mắt to đen của cô em hớp hồn nên đã thay đổi ý định. Khổ nỗi nàng lúc đó mới 16, theo phong tục tập quán thì chưa được phép ...yêu. Thấy ông cứ dai dẳng bám sát hoài, gia đình bèn thiết quân luật, ra lệnh cấm cửa, chàng đành ôm mối hận tình trở về với đơn vị. Ca khúc tiền chiến duy nhất và tuyệt vời "Dư âm" của ông đã ra đời trong tình huống này, ghi lại chân thực mối tình đầu tan vỡ của người nghệ sĩ.

Năm 1951, bà vợ đầu tiên qua đời sau một năm chung sống, tặng cho ông một cô gái đầu lòng xinh xắn. Năm sau 52, không chịu để trái tim bơ vơ, ông vội vã kết hôn với bà Nguyễn thị Bạch Lê, em của nhạc sỹ  Nguyễn văn Thương, đã có một đời chồng và bốn đứa con. Có người thắc mắc hỏi lý do, ông mỉm cười: Tôi không quan tâm đến chuyện này, cô Bạch Lê đẹp lắm, và thế là đủ tiêu chuẩn rồi, còn những cái khác chỉ là chuyện...nhỏ! Tuy nhiên, số ông mồ côi vợ nên năm 2004, người đẹp Bạch Lê, sau khi tặng ông thêm một tiểu thư, cũng bỏ ông lại cõi trần để theo bà trước phiêu diêu miền tiên cảnh.

Gia tài âm nhạc của ông khoảng chừng vài chục ca khúc, tuyệt đại đa số là nhạc đỏ, phục vụ cho kháng chiến, duy nhất chỉ có bài "Dư âm" được gọi là nhạc vàng tiền chiến thôi. Những tác phẩm tiêu biểu như: Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Mẹ yêu con...
Năm nay 2015, giới nghệ sĩ Sài gòn đã tổ chức sinh nhật thứ 90 cho ông rất long trọng và quà sinh nhật bằng hiện kim khá nặng ký, nên ông rất vui, không cảm thấy cô đơn nữa. Riêng tỉnh Hà Tĩnh, có duyên với nhạc sĩ, đã ưu ái tặng ông mỗi tháng 5 triệu cho đến khi ông về cõi vĩnh hằng. Thôi thì ta cũng thông cảm cho nghệ sỹ, nếu khí khái quá  không nhận thì lấy gì để trang trải chi phí hàng tháng: tiền thuốc, tiền ăn, tiền nhà, tiền mướn ô sin để giúp vệ sinh tắm rửa, bón cơm... vì hiện giờ ông đâu có nhúc nhích được nhiều, chủ yếu chỉ có...nằm thôi. Nghĩ thật đáng buồn cho một nhân tài lúc chợ đã về chiều!

Mời quý thân hữu thưởng thức bài hát "Dư âm" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.

Đường


Mời click vào hình để thưởng thức ca khúc này

...

Back to top
« Last Edit: 22. Jun 2015 , 16:39 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #71 - 22. Jun 2015 , 18:40
 
NgocDoa wrote on 22. Jun 2015 , 16:36:
"Dư âm"


Trong các nghệ sỹ sống dưới chế độ CS, từ thời kháng chiến cho đến nay, tôi rất khâm phục tinh thần bất khuất của thi sỹ Hữu Loan, tác giả bài thơ tình nổi tiếng "Mầu tím hoa sim". Lúc về già, ông dứt khoát không nhận bất cứ một ân huệ nào của chính phủ đương thời. Gia đình ông đã sinh sống bằng một nghề vất vả nặng nhọc là "thồ đá", dù chính quyền địa phương nhiều lần sẵn sàng tỏ ý muốn giúp đỡ.

Hoàn cảnh của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý khi cuối đời cũng thê thảm không kém gì thi sỹ Hữu Loan. Hiện nay, ông sống cô đơn nghèo khổ, bệnh tật với cái xe lăn, trong một ngõ hẻm gần chợ Trương Định tại Sài Gòn. Ông tâm sự, hãy còn sống được đến bây giờ phần lớn là nhờ sự hỗ trợ bao bọc của các bạn bè thân thiết xa gần. Ông đã trải qua hai đời vợ, có hai cô con gái nhưng tất cả đều đã ra ở riêng. Một cô ở Hà Nội xa quá ít gặp, riêng vợ chồng chàng rể ở Sài gòn, thỉnh thoảng cũng lại thăm giúp đỡ, đẩy xe lăn cho ông đi dạo khuây khỏa. Đôi lúc phẫn nộ, ông đã chửi công khai chế độ hiện tại là man rợ, coi nhân dân như cỏ rác...Thế nhưng, đối với các thân hữu, ông lại là con người  khiêm tốn, dễ thương, không hề biết ganh ghét. Thần tượng của ông chính là Bố già PD, hơn ông 4 tuổi, được ông coi như một người bạn, người anh và là người...Thầy. Có lần Bố già chê ông ngu, ông vẫn cười chấp nhận, dù lúc đó PD chỉ là một đoàn viên dưới quyền ông.

Nhạc sỹ sanh năm 1925 tại Vinh - Nghệ An. Trong chuyến đi công tác về vùng Quỳnh Lưu năm 50, tiện thể thăm người bạn có hai cô con gái đương độ mà ông muốn ngấp nghé. Thoạt đầu ông định xin cưới cô chị nhưng sau đó lại bị đôi mắt to đen của cô em hớp hồn nên đã thay đổi ý định. Khổ nỗi nàng lúc đó mới 16, theo phong tục tập quán thì chưa được phép ...yêu. Thấy ông cứ dai dẳng bám sát hoài, gia đình bèn thiết quân luật, ra lệnh cấm cửa, chàng đành ôm mối hận tình trở về với đơn vị. Ca khúc tiền chiến duy nhất và tuyệt vời "Dư âm" của ông đã ra đời trong tình huống này, ghi lại chân thực mối tình đầu tan vỡ của người nghệ sĩ.

Năm 1951, bà vợ đầu tiên qua đời sau một năm chung sống, tặng cho ông một cô gái đầu lòng xinh xắn. Năm sau 52, không chịu để trái tim bơ vơ, ông vội vã kết hôn với bà Nguyễn thị Bạch Lê, em của nhạc sỹ  Nguyễn văn Thương, đã có một đời chồng và bốn đứa con. Có người thắc mắc hỏi lý do, ông mỉm cười: Tôi không quan tâm đến chuyện này, cô Bạch Lê đẹp lắm, và thế là đủ tiêu chuẩn rồi, còn những cái khác chỉ là chuyện...nhỏ! Tuy nhiên, số ông mồ côi vợ nên năm 2004, người đẹp Bạch Lê, sau khi tặng ông thêm một tiểu thư, cũng bỏ ông lại cõi trần để theo bà trước phiêu diêu miền tiên cảnh.

Gia tài âm nhạc của ông khoảng chừng vài chục ca khúc, tuyệt đại đa số là nhạc đỏ, phục vụ cho kháng chiến, duy nhất chỉ có bài "Dư âm" được gọi là nhạc vàng tiền chiến thôi. Những tác phẩm tiêu biểu như: Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Mẹ yêu con...
Năm nay 2015, giới nghệ sĩ Sài gòn đã tổ chức sinh nhật thứ 90 cho ông rất long trọng và quà sinh nhật bằng hiện kim khá nặng ký, nên ông rất vui, không cảm thấy cô đơn nữa. Riêng tỉnh Hà Tĩnh, có duyên với nhạc sĩ, đã ưu ái tặng ông mỗi tháng 5 triệu cho đến khi ông về cõi vĩnh hằng. Thôi thì ta cũng thông cảm cho nghệ sỹ, nếu khí khái quá  không nhận thì lấy gì để trang trải chi phí hàng tháng: tiền thuốc, tiền ăn, tiền nhà, tiền mướn ô sin để giúp vệ sinh tắm rửa, bón cơm... vì hiện giờ ông đâu có nhúc nhích được nhiều, chủ yếu chỉ có...nằm thôi. Nghĩ thật đáng buồn cho một nhân tài lúc chợ đã về chiều!

Mời quý thân hữu thưởng thức bài hát "Dư âm" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.

Đường


Mời click vào hình để thưởng thức ca khúc này

...


Cám ơn đệ tử đã post hình ảnh thật đẹp.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #72 - 23. Jun 2015 , 05:30
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 22. Jun 2015 , 18:40:
Cám ơn đệ tử đã post hình ảnh thật đẹp.
Đường


  Em công nhận Đóa khéo chọn hình , và em cám ơn thầy đã cho cả nhà nghe bài hát ' Dư Âm " , cùng bài hồi ký hay quá.

...

  Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #73 - 23. Jun 2015 , 06:23
 
tuy-van wrote on 23. Jun 2015 , 05:30:
  Em công nhận Đóa khéo chọn hình , và em cám ơn thầy đã cho cả nhà nghe bài hát ' Dư Âm " , cùng bài hồi ký hay quá.

...

  Em TvMs

Giời ơi, hình của em post sao vừa đẹp vừa lãng mạn...cực kỳ thế! Cám ơn em nhiều.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Hồi Ký (2015)
Reply #74 - 28. Jun 2015 , 19:33
 
"Sơn nữ ca"


Đúng là ghét của nào Trời trao của ấy. Tôi đã trốn người anh em từ Bắc VN xa xôi, sang mãi tận Mỹ quốc nửa vòng trái đất mà vẫn bị gặp lại, dù chỉ qua một ca khúc do đương sự sáng tác, chắc phải là có duyên lắm?

Trần Hoàn là một nhạc sĩ CS thứ gộc. Ông tham gia kháng chiến, rồi vào đảng từ năm 48, làm đến chức Bộ trưởng Văn hoá Thông tin lúc cuối đời. Ông chuyên trị sáng tác nhạc đỏ tuyên truyền, riêng bài "Sơn nữ ca" thuộc loại tình cảm, có một chút hơi hướng tiền chiến. Theo thông tin trên mạng, bài SNC cũng được sáng tác năm 48, có lẽ trước khi ông vào đảng vì nội dung bài hát rất êm dịu ngọt ngào, không phù hợp với hào khí kháng chiến lúc bấy giờ.

Nhạc sỹ Trần Hoàn, tên thật Nguyễn tăng Hích, sanh năm 1928 tại Hải Lăng- Quảng Trị, mất năm 2003 tại Hà Nội. Ông thuộc gia đình có truyền thống âm nhạc. Bố ông giỏi nhiều bộ môn như ca Huế, hát bội và cả nhạc Tây nữa. Ông sáng tác nhạc từ năm 16,17 tuổi, bài Sơn nữ ca được ra đời năm ông 20 tuổi, lúc đang công tác ở khu chiến Quảng Bình. Ngoài ra, ông cũng sản xuất một số ca khúc đặc biệt để nâng bi đảng và Bác như: Thăm bến nhà Rồng, Lời Bác dặn..., Kể chuyện người CS...

Viết đến đây tôi lại khâm phục tính cứng đầu của Bố già PD. Trong cả ngàn tác phẩm, ông chưa hề ca tụng bất cứ lãnh tụ nào, kể cả QG lẫn CS. Ngay như thiên tài Văn Cao, năm 50 cũng đã hồ hởi sáng tác ca khúc "Ca ngợi Hồ chủ tịt", có lẽ lúc đó nhạc sỹ đang hăng say và cho đến khi vụ Nhân văn Giai phẩm nổ ra ông mới vỡ mộng!

Theo thiển ý, một cách chung chung, khi thưởng thức hoặc thể hiện một tác phẩm văn chương nghệ thuật, ta chỉ nên để ý đến giá trị đích thực của nó mà không đặt nặng vấn đề thái độ chính trị hay đời sống riêng tư của tác giả cho đỡ... nhức đầu! Những bản nhạc nổi tiếng của một số nhạc sỹ như  Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh công Sơn, Nguyễn Xuân Khóat...vẫn được mọi người trân trọng và trình diễn hoài hoài dù lúc nào cũng có một số người thương hay ghét.

Hôm nay để thay đổi không khí, mời quý thân hữu  thưởng thức một nhạc phẩm theo nhịp điệu nhanh, "Sơn nữ ca" của Trần Hoàn.

Đường


Mời click vào hình để thưởng thức ca khúc này

...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 ... 28
Send Topic In ra