Phương Tần wrote on 26. Aug 2007 , 22:09:

Xây tiếp nhà lầu cho lẹ nè
Trăng sáng vườn chè
-Nguyễn Bính-
Sáng trăng sáng cả vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
Vì tằm tôi phải trãi dâu
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay
Chồng tôi thi đỗ khoa này
Bỏ công kinh sử từ ngày lấy tôi
Kẻo không rồi chúng bạn cười
Rằng tôi nhan sắc cho người si mê
Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng
Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi
Chồng tôi cỡi ngựa vinh qui
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường
Tôi ra đứng tận góc làng
Chồng tôi cỡi ngựa cả làng ra xem
Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng sáng treo trên vườn chè

Chuyện kể về vườn chè...
Dân thành phố, dân miền Nam, không biết có ai thích uống nước chè lá như dân miền Bắc, miền Trung hay không?!! Trước khi biết về miền quê Quảng Trị, cũng như những người ở SG, PT cũng chỉ biết uống trà, có biết về những vườn trà ở Bảo Lộc. À! Trồng trà để hái lá trà, phơi khô đóng lại thành gói trà...Chè hả?!! Cũng là một loại trà thôi, hoặc chỉ nhớ những chén chè, những ly chè, những bịch chè ngọt lịm...
Nhưng rồi đọc thơ của Nguyễn Bính, nghe Xuân Sơn hát "Trăng sáng vườn chè" thật là hay, nghe cha mẹ khát khao nhắc về những vườn chè xanh ngát đã phải xa rời vì chiến cuộc, mới biết ngoài lá trà để uống còn có lá chè để nấu nước uống, lá chè tươi uống ngon hơn lá chè khô, lá trà với lá chè là hai thứ khác nhau...

Đến khi về miền Trung, thực sự có dịp sống trong những vườn chè của quê hương nghèo khổ, thường nhớ bài thơ, bài hát này trong những đêm trăng sáng (và cả những đêm tối không trăng thấy thèm một chút ánh sáng ...cho đỡ sợ ma...

) Trăng sáng trong vườn chè nhìn rất thơ đối với dân thành phố quen sống trong khoảng không gian nhỏ hẹp tù túng của thành thị. Có lẽ, đối với dân quê, nhìn thực dụng hơn, vì làng quê không có điện, có trăng đỡ tốn ngọn đèn dầu, đỡ vất vả với cái tối đen như mực của những đêm không trăng...
Không biết trước 75 thì sao, nhưng sau 75, ở quê nhà của Ngoại, nguồn lợi chính trong vườn là chè và khoai mì (khoai mì để ăn độn ). Mỗi buổi sáng người ta lũ lượt gánh những gánh chè ra chợ rất sớm (lá chè được cắt từ buổi chiều hôm trước) và tụ tập ở đầu chợ để bán cho những mối hàng từ thành phố ra. Bán được gánh chè, sẽ vào chợ mua thức ăn và đồ dùng trong ngày. Ngày nào chè cao giá thì vui vẻ cả nhà, ngày nào trời mưa, chè ế, có khi phải về nhà ăn cơm độn sắn (khoai mì ) và...uống nước chè ...Cuộc sống từng ngày phụ thuộc vào những lá chè tươi trong vườn...

(đất ruộng làm theo Hợp tác xã chia cho từng gia đình, may mắn thì đủ gạo để ăn qua ngày, gặp mùa lụt lội thì... )
Cuộc đời nhiều khi không thể chỉ sống bằng thơ thẩn, nhưng cây chè may mắn vừa thực dụng vừa được vào thơ văn (không thấy ai đặt thơ cho những cây khoai mì nhỉ?!! ) Trên bếp luôn luôn có một nồi nước chè tươi, nấu từ sáng đến tối, thỉnh thoảng chạy ra vườn vặt thêm lá chè bỏ vào. Mới đầu uống không quen, đắng ngăn ngắt, nhưng vẫn phải uống để trị đau bụng, để khỏi bị chỏi nước ở xứ lạ (Sợ rừng thiêng nước độc đó mà... ) Uống quen rồi mới thấm được cái vị ngọt hậu của nước chè tươi, đến đâm ghiền...Về lại SG, nước trà bỗng trở nên lạt lẽo...
Vườn chè, thì ra có nhiều chuyện để nói. Ngoài chuyện hái lá chè tươi nấu nước uống rất ngon, hái chè đi bán để kiếm tiền chợ, đi vào thơ văn với trăng sáng...còn có một vài lợi ích khác...
Đây là một góc vườn chè mà lần này về quê PT đã sống trong đó mấy ngày, sống trong
vườn hẳn hoi chứ không phải trong nhà (dựng sạp trong vườn tạm vì không có nhà

)

có người sẽ thắc mắc tại sao có nón lá lủng lẳng trên cây?!!
Xin thưa, đó là công dụng của cây chè đối với dân làng...


còn bà O này đang làm gì trong vườn chè?!!

tình cờ chộp ảnh thôi )

Vườn chè bây giờ đã xen lẫn với khoai sắn, không biết vườn chè trong thơ Nguyễn Bính thì sao?!!