THĂM QUÁN “DỊCH THƠ” CỦA DIỄN ĐÀN LÊ VĂN DUYỆT Bài của
GS THU LÊPhần I
Những năm gần đây, Diễn Đàn Lê Văn Duyệt đã là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các CNS/LVD ở khắp nơi. Các em vào khu vườn nho nhỏ này chuyện trò ríu rít, đọc sách báo, ôn lại kỷ niệm xưa, nói chuyện ngày nay, tìm thầy cô ban bè để thăm hỏi, chúc tụng và tâm sự. Các em rủ nhau theo gót các bạn đi du lịch, thăm các danh lam thắng cảnh, và gặp lại bạn bè hoặc rủ nhau vào bếp nói chuyện nấu ăn.... Khu vườn này của LVD quả thật là đầy những kỳ hoa dị thảo và vẫn tiếp tục lên hương....
Đầu tháng 6 năm 2010, cô cháu gái cưng mới 16 tuôỉ của cô Ngọc Mai là Karen Ngọc Trâm đã làm một bài thơ bằng tiếng Anh để khóc ông ngoại. Bà nội Ngọc Mai thật xúc động và đã cảm hứng dịch sang tiếng Việt rồi chia sẻ với mọi người. Bài thơ khóc ông đầy tình cảm xâu đậm và rất “trưởng thành” so với tuổi của cô cháu mới lớn và bản dịch sang tiếng Việt lại càng làm xúc động lòng người... Mời các bạn nghe thử một đoạn đầu:
Grandpa, I always loved you with all my heart, Ông ngoại hỡi, con thương ông nhiều lắm,
It hurts me knowing that we are going to be apart. Trái tim con tan nát phút chia ly,
You taught me to pray and instilled faith in me. Lời nguyện cầu, niềm tin vẫn khắc ghi
I hope I will become the person that you wanted me to be. Khi khôn lớn nên người ông kỳ vọng.
Bài thơ này làm tôi nhớ đến một bài khác của cô cháu gái tôi, Amanda Thùy Trang cũng 16 tuôỉ, mà cách đây 2 năm đã làm một bài thơ viết thay lời một người em họ (chỉ là bé sơ sinh bị Down’s Syndrome và chỉ sống được 2 tháng), cũng làm tôi xúc động và cũng dịch sang tiếng Việt
Đây là đoạn đầu của bài “When Tomorrow Starts Without Me”:
When tomorrow starts without me, Ngày mai khi vắng mặt con,
Please try to start off the day happy. Xin người đi tiếp, ngày còn vui tươi.
You were so joyful about my birth, Người vui con mới ra đời,
But now I have left the earth. Bây giờ con bỏ cuộc vui sao đành.
Sự chia sẻ hai bài thơ dịch của các cháu với D/D và sự hưởng ứng nồng nhiệt của các thành viên làm tư nhiện tôi nghĩ đến mở một vườn thơ dịch và thế là tôi trở thành cô chủ quán “Dịch Thơ”.
Quán “Dịch Thơ” dập dìu người ra vào thưởng ngoạn, tiếp tay, cho ý kiến với sự phụ giúp kỹ thuật của Tất Mỹ và sau này là của các chuyên viên kỹ thuật Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, Phương Tần, và Ngọc Đoá.... Các em phụ giúp “dán” bài của các “dịch giả”, trang hoàng nhà cửa bằng những hình hợp với chủ đề, “lên khung” hoa lá cành cho thêm đậm nét. Lúc đó lại được sự hưởng ứng của cô Ngọc (phu nhân thầy Đường) ra đề bằng bài thơ tên “Quả Chanh” nhưng lại rất ngọt ngào, nhẹ nhàng và trong sáng. Mọi người xúm vào dịch mấy câu thơ tiếng Việt của cô Ngọc, trở thành “dịch giả” chính hiệu lúc nào không hay vì tất cả cùng vò đầu, cắn bút để ...dịch thật! Quí vị coi, tôi lấy thí dụ chỉ có 2 dòng thơ cuả cô Ngọc:
“Trà nóng mật ong pha lẫn lộn,
Uống vào, giọng đục trở nên thanh.”
mà có người thì dịch:
“Sipping hot lemon tea with honey mix,
My hoarse voice‘s gone away a little far...”
rồi có người thì:
“Hot lemon tea blended with sweet honey
Scratchy voice, after drinking soothely gone”
lại nữa
“Sipping hot tea with lime and honey mixed
My hoarse voice has turned out to be better by far.”
Rôì câu cuối cùng của bài thơ “Quả Chanh”: “Ý nghĩ lạ lùng tặng quả chanh” mà có người thì đòi tặng trà chanh (lemon tea), người thì thích tặng những chanh ngọt (sweet lemons), người thì thích tặng nàng (offer her), người thì thích tặng cả đám (offer them). Có người lại không thích chanh vàng và chỉ tặng đúng một quả chanh xanh đó thôi:
“A strange thought suddenly appears: to offer her that awsome lime.”
May mà có tác giả bài thơ tiếng Việt ở gần để nếu muốn thì có thể hỏi xem thực sự tác giả muốn nói gì. Nhưng mọi người đều thấy điều đó chẳng quan trọng vì “dịch là phản dịch”và chẳng nên gò bó dịch từng chữ mà hỏng mất “hồn thơ”! Có ngôì xuống dịch thơ mới thâý khó vì vừa phải theo sát ý vừa phải cân nhắc vần điệu. Thành ra có biến quả chanh vàng (lemon) thành chanh xanh (lime) thì cũng không phải vì không muốn...mắc dịch mà thực sự đang lúng túng về vần.
Trình bày: Tất Mỹ Người dán bài dịch lên D/D đầu tiên thường là giúp ý và từ cho người dịch sau nên các bài dịch càng về sau càng hay. Các dịch giả xúm vào phê phán tự nhiên, góp ý đổi từ để được đúng hơn, hay hơn. Mọi người đều vui học được một vài điều mới lạ trong bài . Nhưng ai cũng nhận là dịch từ Anh sang Việt thì dễ hơn là dịch từ Việt sang Anh vì tiếng Việt là tiếng của mình. Dịch bằng thơ 5 chữ làm như sát ý bản chính hơn là thơ lục bát hay thất ngôn bát cú. Tôi nghĩ lý do là vì tiếng Anh thường là ngắn gọn (nói ít và hiểu nhiều), ‘compact’ hơn tiếng Việt (hay lòng vòng và nhiều “thì là mà rằng” nên thường là phải đi vòng vo tam quốc chứ không vào thẳng vấn đề được ngay), có phải thế không ? Thật vâỵ, khi tôi bắt đầu học tiếng Anh, tôi đã khâm phục cách dùng chữ trong câu tiếng Anh (đặt một lô tĩnh từ đằng trước danh từ chính). Thí dụ, bảng quảng cáo dầu máy xe hơi, tôi còn nhớ câu “three-in-one oil” chẳng biết là 3 thành phần gì trong loại dầu này nhưng mà tôi hiểu 3 chữ “three-in-one”ngay trong khi phải giảng hết hơi bằng một câu tiếng Việt dài 13 chữ: “một cái thứ dầu mà có 3 thành phần ở trong đó ấy mà....”. Hèn chi tiếng Anh được dùng nhiều trong thương trường thế giới.
Cách thông thường khi dịch là cứ dịch ra văn xuôi trước đã rôì mới sào sáo cái ý đó bằng thơ tiếng Việt. Vậy mà các “dịch giả” của D/D cũng nhiều lúc “bí xị”, cứ đứng thập thò ở ngoài quán không đám nhảy vào dịch thơ. Có em (tôi không nhớ em nào đó nhỉ) lo dịch “Uống vào giọng đục trở nên thanh” mà bí quá, bèn phang đại: “My voice has become...ahah.” để vần với câu trước có chữ aroma nghĩa là mùi thơm (quả chanh)...
Cô (gọi bằng cô cho nó trẻ) chủ quán mặc dù đã xếp bút nghiên, nghỉ hưu từ lâu, bây giờ trở lại làm “bà thầy” khó tính, cứ điểm danh từng mặt để bắt (quân) dịch. Người bị bắt dịch tự nhiên mất ăn mất ngủ (?) cắn nát cả bút cho kịp ngày nộp ‘ống quyển’ vì sợ bị ăn trứng như ngày xưa. Nói đùa một tý chứ sự thực các em rất đàng hoàng, hăng hái, còn ngoan hơn cả những ngày xưa thân ái!!! Cũng có em cô Thu túm vạt áo không kịp ...đề bài thơ dịch vì em cũng khôn lắm, chạy vào vỗ tay cho to rôì chạy mất, hoặc là đánh trống lảng bằng cách đem những bài thơ dịch khác bằng tiếng Pháp, tiếng Đức của thiên hạ vào cho mọi nguời thưởng thức. Có em đem trà, cà phê, bánh ngọt và cả hoa cho mọi người nhâm nhi ngắm nghía cho thêm hứng làm chủ quán cảm kích và quên luôn chuyện bắt (quân) dịch. Các quân sư kỹ thuật giúp mọi người “lên khung” cũng trốn dịch dễ dàng. Sau này các dịch giả đều đồng ý cùng nhau. ..dịch thật ở nhà, không ‘cọp dê” ai, và cùng rủ nhau dán bài lên một lượt để mọi người cùng được thưởng thức những sắc thái, văn phong khác nhau, mỗi bài một vẻ, và nhất là học hỏi của nhau những điều hay, chữ mới cho nghề dịch thêm hứng khởi.
Cô Mai thường là người nhanh nhẩu mở hàng nên đắt hàng lắm, và các em cũng khôn lắm, cứ núp bóng cô Mai mỗi khi bị “dịch” để “tả” oán! Cô Vân là chuyên viên làm thơ tiếng Anh chứ không chịu tham gia (chiến)...dịch và cô Mai thì bênh cô Vân (cả Túy Vân –chuyên viên vỗ tay và những ai trốn quân dịch) bằng câu “Ép dầu ép mỡ ai nở ép...dịch” thế là chủ quán cũng phải im.
Sau đây là một bài thơ tiếng Anh của cô Vân, sáng tác từ cảm hứng của bài hát “Bay Đi Cánh Chim Biển” của Đức Huy. Bài thơ của thi sĩ Ngô Vân hay quá, da diết quá, nói đúng tâm trạng cảm nghĩ của chúng tôi khi đứng trước biển cả mênh mông. Vì vâỵ hai cô MaiThu_ vì cảm xúc lai láng_mà dịch luôn bài thơ của bạn vàng, và cũng tự khen bài dịch của mình là “tuyệt tác” (!). Xin mời mọi người thưởng thức:

Trình bày: Đậu ĐỏQuán “Dịch Thơ” thực sự thăng hoa (!) khi bài “Grandma’s Heart”(Tấm Lòng Bà) được dán lên mục “Bà Cháu” và mục “Dịch Thơ”. Các CNS/LVD có nhiều em đã lên chức bà nội bà ngoại cả rôì, thông cảm được tình thương yêu bà cháu và cũng ở cái tuôỉ ‘nuôi cháu thích hơn nuôi con’ nên thích bài thơ này quá. Có điều lạ là các em Choè, Phượng Trần, Họa Mi Nâu, Tuyết Lan, Hoa Hạ.. chưa lên chức bà nhưng lại dịch hăng, dịch hay và thấm thía... Tám chín bài dịch cuôí cùng được một ông bạn gom lại thành một slide show để làm kỷ niệm tặng con cháu... Mời các bạn nghe tấm lòng bà ngoại Thu Lê:
When I heard you were on the way, Khi nghe nói con đang trên đường đến
I smiled and wiped a tear. Bà mỉm cười lau nước mắt rưng rưng.
I cried the tear because I knew Giọt lệ vui vì bà đã biết rằng
My heart has held a place for you. Tim bà đã dành cho con một chỗ.
(THU LÊ)
Thu Ca từ đầu không biết trốn đâu lần này thấy hình ảnh mình trong bài thơ “Bà Cháu’ vì có kinh nghiệm bản thân nên không nhịn được, nhảy vào dịch một cách ngon lành khi thấy những giọt nước mắt vui của bà nội tương lai Họa Mi Nâu:
Bà nghe con sắp chào đời Khi bà nghe cháu sắp bước vào đời
Mỉm cười bà thấm lệ rơi tuôn trào Bà mỉm cười tay lau giọt lệ rơi
Lệ rơi bà biết vì sao Nước mắt này bà khóc vì bà hiểu
Tim bà đã tạo phần nào cho con Góc tim bà dành sẵn cho cháu yêu
(THU CA) (HMN)
Bà nội tương lai Choè thì chịu chơi lắm, dụ cháu làm đủ thứ, và dụ khị cháu một cách trơn tru:
Would we dance or skip or sing? Nhảy đầm, đùa giỡn, hát ca
What would be your favorite thing? Món nào con thích kể bà cùng nghe
Would we cuddle, kiss and hug? Chúng ta trìu mến hôn nè
What would give my heart a tug? Cho tim bà mãi luyến mê cháu bà
(CHÒE)
Còn Phượng Trần cũng đâu đã được lên chức bà nhưng cảm hứng từ bức hình bà Vân dịu dàng ôm bé Quyên mới sinh được 1 tháng, mà tức cảnh sinh tình. Cuối cùng là Tuyết Lan, bài đã lên khuôn còn lật đật nộp bài “Bà Cháu” và cũng trong 4 câu này, thôi thì môĩ người một vẻ, bà hiện tại hay bà tương lai đều có một tấm lòng:
Bà mãi đoán con là trai hay gái? Tự nhủ thầm, cháu là trai hay gái?
Còn đồ chơi thì con thích món gì? Và cháu tôi thích nhất đồ chơi nào?
Bà nghĩ hoài : Mình chơi những trò chi... Suốt cả ngày bà cháu mình bên nhau
Làm sao chơi hết một ngày được nhỉ ? Bà ngẩm nghĩ : Mình chơi trò gì nhỉ?
(PH TRẦN) (TLAN)
Trình bày: Đậu Đỏ Vui nhất là lúc dịch một bài thơ bằng tiếng Anh của một tác giả vô danh diễn tả nỗi lòng của người vợ có ông chồng thuộc loại mama’s boy, cái gì mẹ làm cũng nhất, cái gì vợ làm cũng chê. Đây là nguyên văn bài “A Woman’s Poem”
“A WOMAN’S POEM”
He didn't like the casserole
And he didn't like my cake
My biscuits were too hard
Not like his mother used to make.
I didn't perk the coffee right
He didn't like the stew
I didn't mend his so
The way his mother used to do.
I pondered for an answer
I was looking for a clue
Then I turned around and smacked him
...............................................
Like his mother used to do.
Author Unknown
Các dịch giả đều là nữ nên bài dịch rất “đạt”, rất “thấm” và sát ý. Ai cũng nhòm xem 2 câu cuối cùng mọi người dịch như thế nào:
“Then I turned around and smacked him
..............................................
Like his mother used to do.”
Lần này Ngọc Đóa không nhịn được nhảy vào vòng chiến:
“Quay sang cho một tát
Hệt mẹ làm từ lâu!”
Họa Mi nâu thì:
“Bất thần tôi quay lại
Bốp cho chàng một cái.
Như mẹ chàng ngày xưa”
Cô Mai của chúng ta thì lộ rõ khẩu khí cuả một cô giáo (ngày xưa chứ không phải ngày nay đâu nhé):
“Quay mình vụt quất mấy roi.
Giống như mẹ đánh những thời xa xưa
Coi chừng Hoa Hạ có võ đó nhe:
“Xoay ngang một cú ‘nốc ao’
Tặng chàng, chàng sẽ thâý mau mẹ hiền...”
Phượng Trần thì:
“Có một cách giống mẹ chàng khi trước
Tôi quay sang tặng một phát thâú trời”
Cô em này hóm hỉnh lắm đa, cái gì giống mẹ là phải hay phải tốt, vậy thì mình làm cái này giống, đố chàng dám chê, hê hê hê…
Trong khi đó thì Tuyết Lan than thở:
“Thôi chỉ còn một cách
Bắt chước mẹ chàng cơ
Tặng chàng một cái... bộp...nên thơ”
Choè thì đánh kiểu du kích:
“Bất ngờ tôi đã chọn xong
Tặng chàng một tát, hết rông hết dài
Mẹ chàng cũng có chiêu này...”
và Cô Thu cũng cùng một chiến lược:
“Thình lình tôi trở tay ngang
Tặng chàng một tát, như mẹ chàng ngày xưa.”
Thu Ca vì bận rộn, nhảy vào vòng chiến sau cùng:
“Quay qua cho một "phát"
Giống hệt mẹ chàng làm khi xưa.”
và Thu Ca lại là người giỏi nấu nướng xào xáo, râu ông nọ cắm cằm bà kia một cách rất tài tình tất cả các bài của 9 dịch giả thành một “Tổng dịch” bài “Thơ của (các) Nàng” mà Phương Tần trình bày một khung huy hoàng rực rỡ, với hình ảnh các dịch giả mặt mũi sáng ngời, nhất tề đứng lên chống lại... ách nô lệ hà khắc.
Những hình ảnh Phương Tần đưa lên với trang trí thật độc đáo. Hãy nhìn Ngọc Đóa với cái đĩa (sắp) bay trong hình thì chắc bạn đọc sẽ thông cảm ngay
(Trình bày: Phương Tần) Chúng tôi cùng được một mẻ cười và khâm phục tài gán ghép cuả Thu Ca. Cũng nhờ quán “Dịch thơ ” này chúng tôi khám phá ra nhiều nhân tài bấy lâu mai danh ẩn tích. Còn nhiều người tôi biết vẫn âm thầm đọc thơ dịch và chắc là đang mỉm cười thích thú. Các em Thu Béo, Nàng tôn Nữ, Đan Thanh, Kiều Nguyễn, Nghiêm Trinh,Tuyết Ngô....còn ai ai nữa, thỉnh thoảng có vào thăm hỏi và góp vui. Chúng tôi đang ở trình độ dịch những bài thơ nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng chứ không dám đụng đến những câu ác liệt loại “Làm sao cũng chẳng làm sao. Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi…”
Cảm ơn quán “Dịch thơ” đã cho những giờ phút trà dư tửu hâụ thật khó quên. Phần tôi, tự nhiên trở thành sĩ quan đi bắt quân dịch! Hy vọng sau bài này tôi sẽ mộ thêm được nhiều tân binh.
GS THU LÊ (5-10-2011)
PHẦN IITÂM TÌNH DỊCH GIẢ
GS VŨ NGỌC MAIMỗi khi có dịp dịch một tác phẩm thi văn nào đó, tôi thường liên tưởng đến câu “dịch tức là phản” (traduire c’est trahir) để mà cẩn thận hơn trong khi dịch, vì làm sao chúng ta có thể hiểu trọn vẹn ý tưởng hay tâm trạng của tác giả bằng chính người sáng tác?
Cho nên, khi thấy trang Dịch Thơ của Cô Thu Lê, tôi cứ giả tảng giả lờ, hẹn lần hẹn lữa vì hiểu rằng nếu “lỡ dại” bước chân vào đây thì thể nào cũng bị “sa ngã” nặng vì cái tính đam mê sẵn có của mình, mặc dầu vẫn biết rằng dịch nhiều khi cũng tốn thì giờ chẳng kém gì sáng tác!
Thế nhưng lời réo gọi “quân dịch” của Cô chủ quán tha thiết quá, ngọt ngào và hấp dẫn quá nên đám thầy trò chúng tôi đã bị “bắt dịch” tự lúc nào không biết nữa, để rồi lâu lâu không thấy đề tài mới thì lại “mắc dịch,” lại cảm thấy nhơ nhớ, hỏi nhau hay nhắc nhở, khiến quán Cô Thu cứ nườm nượp những dịch giả và người đọc với bao nhiêu lời bàn Mao Tôn Cương thiệt tích cực… Rồi những lời ngợi khen rối rít khiến ai cũng phải có phen ngỡ mình là dịch giả thứ thiệt với hồn thơ lai láng không sao tả cho xiết!
Tôi xin đan cử một vài đoạn trong “Lời gọi quân dịch” của Cô Thu: “Hà hà để cô điểm danh một tý: HMNâu anh hùng nhất đã thí mạng dán bài rồi…Thu Ca nộp bài xong bảo tôi đừng đọc vội…Còn Cô Mai thủ lãnh “sứ quân” và các em Hoa Hạ, Ngọc Đóa sao thấy êm re vậy cà?” Rồi cô kêu Tí Lanh Chanh PTrần, mau mang xích lô đi nhắc, đi lùng từng dịch giả.
Nhiều em thật dễ thương, chẳng hạn Tuyết Lan, đã xuống nước năn nỉ: “Cô cho em miễn quân dịch một thời gian cô nhé!” Vậy mà em vẫn bị réo và vì sốt ruột quá nên cũng vẫn phải vào “nộp ống quyển” như thường.
Ngọc Đóa thì quyết chí không vào làm thợ dịch, đã lễ phép làm thơ gửi Cô Thu để “khất dịch” như sau:
“Thưa cô Thu, từ cao kiến của cô Mai, em có một nguyện vọng trình lên cô:
Sang năm mới phải nộp bài
Bài này khó quá, em kéo dài đến cuối năm
Cuối năm còn vẫn chưa xong
Ôm bình hơi lặn mới mong an toàn…”
Rồi ở đoạn sau, Đóa hết lời năn nỉ Cô Chủ Quán:
“Thương thay Đá mập “mỹ miều”
Chỉ vì “dịch giả” tiêu điều héo hon
Cô ơi nếu có thương con
Gạch tên Đá mập, cho con yêu đời!”
Đến lượt Trần Anh Thư từ phương trời Úc vừa lò dò vào quán cũng bị Cô Thu chiêu dụ, phải kêu lên oai oái rằng: “em đã hết tuổi quân dịch rồi ạ,” và nhờ vậy mới được tha.
Kể cả sau khi đã hết hạn, Cô Thu vẫn phớt tỉnh Ăng Lê, vẫn lớn tiếng gọi mời: “Bớ em Chòe và PTrần, em ở đâu góc biển hay rừng sâu? Dịch ½ bài hay 99% cũng được các em ơi!” Lại còn dụ khị “dịch nửa bài,” thơ chớ có phải tình yêu đâu mà “chỉ đẹp những khi còn dang dở” Cô Thu ơi!
Vì thương tình các dịch giả bị quá nhiều căng thẳng, nhất là khi phải dịch một bài hai vợ chồng cãi nhau dùng toàn dấu hỏi ở cuối câu từ tiếng Việt ra tiếng Anh, Anh Thư đã tặng hoa với những lời an ủi: “Thương tặng cô Thu và đoàn quân (mắc) dịch nhánh hoa dễ thương này để sau khi dịch gây nhau thì tâm hồn sẽ an nhiên trở lại nhe.” Thật khâm phục các “dịch thật” ở đây.” Còn nhiều chậu hoa đẹp, những nụ cười tươi, những tiếng vỗ tay cổ động, rồi đồ ăn thức uống ngon lành và bổ dưỡng thấy mà thèm được đem vào cho thợ dịch. Và tình Lê Văn Duyệt cũng nở hoa trên bao trang giấy khi nhóm cô trò đồng sở thích tìm đến với nhau với nghệ thuật hành văn riêng của mỗi người.
Trình bày: Ngọc Đóa Riêng tôi như được trẻ lại khi đùa vui rủ Chích Chòe, PTr. và HMN đi trốn quân dịch, đang trên đường thơ thẩn rong chơi thì bị Cô Thu bắt được tại trận. Ngày hôm sau bèn thấy HMN ngoan ngoãn nộp bài, làm tôi cụt cả hứng vì cuộc vui đang còn dang dở. À thế ra nữ sinh của tôi đã ra trường cả mấy chục năm rồi mà vẫn còn nể vì cô giáo quá chứ! Rồi lại có Chích Chòe, Hoa Hạ…năn nỉ cô giáo đừng cho ốc tọt, đừng bắt ăn cả rổ hột vịt nếu lỡ nộp bài trễ. Và các em đã rất vui mừng khi được chúng tôi khen hoặc cho điểm A+. Mặc dù chỉ là giả tưởng, tôi vẫn thấy tất cả cái dễ thương và sự hồn nhiên trong những lời lẽ đầy thân tình xen lẫn chút lo lắng rất ngây thơ ấy.
Riêng tôi thì làm sao quên được, sau những lúc bông đùa với Cô Chủ Quán Thơ, đã có lời tuyên bố rằng: “Đã quen dịch mất rồi thì dù có muốn bỏ Quán Thơ cũng không tài nào dứt áo ra đi được nữa.” Còn đám quân dịch trẻ hơn thì không tiếc lời cám ơn quán dịch thơ đã cho các em một “sân chơi” mà không ngày nào các em lại chẳng muốn tạt qua, dù trời nắng hay trời mưa, hay dù có đang bận bịu đến đâu chăng nữa. Và tôi không ngạc nhiên khi thấy quán thơ của thầy trò chúng tôi - cho đến phút giây tôi viết dòng chữ này - đã có tới 24,995 người ghé thăm. Thế có nghĩa là, ngoài nhóm cô trò dịch giả, dịch thiệt khoảng trên dưới 12 chúng tôi ra, số du khách, cô thầy và bạn học cũ Lê Văn Duyệt cũng rất đông đảo và đáng kể.
Quán Thơ ơi! Em chính là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của Diễn Đàn đó. Nhưng Em vẫn hiền hòa, nhỏ nhẹ, diễm lệ mà không kiêu sa, đã cho chúng tôi mối đồng cảm khi đặt chân vào khu vườn đầy kỳ hoa dị thảo của văn chương thơ phú này. Xin tạ ơn Em và thương Em nhiều lắm.
BÀI THƠ TIỄN BIỆTBuổi sáng ngày tiễn đưa Thanh Tâm, 16 tháng 9 năm 2007, mưa to gió lớn như xụt xùi khóc thương người Hội Trưởng sáng lập Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt (Levanduyet Alumni). Ngoài chồng con và thân quyến Thanh Tâm, rất đông thầy cô và bạn đồng môn từ Orange County, Ventura, Thousand Oaks, San Diego và San Jose lần lượt đổ về. Trong không khí trang nghiêm đến lạnh người, chỉ thấy những bờ vai rung động, những tiếng nấc nghẹn ngào, và những giọt lệ khóc thương người vừa nằm xuống.

LVD 66 TRẦN THỊ THANH TÂM (1946-2007)
HỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HỘI ÁI HỮU TRUNG HỌC LVD
Cô Ngô Vân cùng với Nguyễn Tuyết Nga bước lên bục cao để đọc bài thơ tiếng Anh do cô sáng tác cho nguyên Hội Trưởng Trần Thị Thanh Tâm, và bản tiếng Việt do Nguyễn Tuyết Ngaphỏng dịch. Bài thơ này tôi đã đề nghị với Cô Thu dùng làm bài dịch để chúng ta cùng tưởng nhớ Thanh Tâm nhân mùa giỗ thứ tư của em.
Trình bày: Ngọc Đóa Nếu tính cả bài nguyên tác lẫn bài dịch, chúng ta có 10 bài thơ mà người viết xin ghi lại một số câu tiêu biểu của mỗi dịch giả. Và sau đây là bài nguyên tác của Giáo sư Ngô Thị Vân mà nữ sinh quen gọi là “Mạ Vân” từ những ngày xa xưa khi cô mới ra trường.
Hai câu thơ đầu
“Thanh Tâm, though you’re gone
You still live in our hearts and souls
đã được Thu Ca dịch theo thể lục bát như sau:
“Cô tưởng em đã đi xa
Nhưng hình em vẫn đậm đà trong tim”
Hai tiếng “đậm đà” diễn tả được cả một tình thương sâu xa mà người cô giáo cũ, tác giả, dành cho người vừa “đi xa.”
Còn tôi thì đã luôn “ấp ủ” trong lòng hình ảnh cô học trò nhỏ nhắn với trái tim thật to đẹp:
“Thanh Tâm hỡi!
Dù nay em đã đi rồi
Trong tim ấp ủ một đời có em”
Trong khi Hoa Hạ nhắc đi nhắc lại chữ “sống” như một sự hiện diện vĩnh cửu của Thanh Tâm trong lòng tất cả Lê Văn Duyệt, dù quen biết với em hay không:
“Thanh Tâm hỡi, em vẫn còn sống mãi
Trong lòng cô, sao em vội ra đi
Em chưa mất, em vẫn còn sống mãi”
Trong khi đó thì Họa Mi Nâu mở đầu với một tiếng nấc nghẹn ngào:
“Thiên thu vĩnh biệt em rồi!
Nhưng em sống mãi trong tôi suốt đời”
Chỉ riêng phần mở đầu, chúng ta đã thấy được tất cả những tình cảm xót xa trong nghệ thuật dùng chữ của mỗi người dịch.
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau bước vào 3 đoạn thơ kế tiếp:
“You’re not dead, you’re still alive
The souvenirs that we share
Will be cherished through our lives
Even on your death bed,
While your body was terribly aching
You wanted to show us your beautiful smile”
We could not hold our tears
Watching you make great effort
In cracking good jokes and singing old songs.”
và nghe thêm những tiếng thở dài của người ở lại.
Hoa Hạ luôn ôm ấp kỷ niệm về Thanh Tâm:
“Kỷ niệm nào đầy ắp nỗi nhớ thương
Cô ấp yêu trân quí mãi trong lòng”
Trong hai đoạn kế tiếp, Họa Mi Nâu đã dịch một cách tóm gọn nhưng đầy đủ ý tình của bài nguyên tác:
“Nhớ bao kỷ niệm bồi hồi
Nâng niu ấp ủ một đời khắc ghi
Trên giường ngày ấy biệt ly
Đớn đau khôn xiết, môi ghi nụ cười”
Cô Thu Lê đã dịch “your death bed” thành “chiếc giường tử biệt.” Hai chữ tử biệt được dùng rất hay, đã cho chúng ta liên tưởng đến sự “sinh ly tử biệt” trong cõi đời tạm bợ sống gởi thác về này:
“Em nằm đó trên chiếc giường tử biệt
Vẫn nụ cười tươi đẹp ở trên môi
Khi xác thân đang đớn đau khôn xiết
Chúng tôi nào ngăn được lệ rơi
Nhìn em vẫn pha trò ý nhị
Và hát lên bài ca cũ để đời”
“Vẫn pha trò ý nhị” trong khi “đớn đau khôn xiết” thì chỉ có một Thanh Tâm dũng cảm của chúng ta, một người đã có sức mạnh tinh thần chiến đấu với tử thần trong suốt bao năm lâm cảnh đau ốm ngặt nghèo.
Với Thu Ca thì khi nhìn Thanh Tâm trong cái xác thân “héo mòn xanh xao,” không ai có thể ngăn được giọt lệ và không cảm thấy “chùng lòng:”
“Ngay khi sát cạnh tử thần,
Xác thân đau nhức, héo dần xanh xao
Em cười tươi đẹp biết bao
Lệ trào khó giữ, bạn, cô chùng lòng
Nhìn em gắng gượng hát cùng
Những bài ca cũ, vui chung hát đùa”
Rồi đến Phượng Trần với:
“..Mắt tuôn lệ nhìn em đang cố gắng
Lạc quan tếu, hát bài ca khi trước”
Và PTr. đã bước vào đoạn thơ kế tiếp của tác giả Ngô Vân:
“All your life you had tried your best
To bring us together and help those in distress”
khi ghi lại:
“Cả đời em, một cuộc đời dấn bước
Mang chúng tôi lại gần, giúp kẻ lầm than”
Phương đã rất có lý khi phỏng dịch cuộc đời Thanh Tâm là “cuộc đời dấn bước”! Thật vậy, sự dấn thân của Thanh Tâm vào cuối cuộc đời cho Hội Lê Văn Duyệt để “mang chúng tôi lại gần” mới cao thượng làm sao!
Còn Hoa Hạ lại diễn tả bằng những lời lẽ chân thành khác:
“Trong cuộc sống em cố làm mọi thứ
Nối tình thân, san sẻ những buồn đau”
Và Ngọc Đóa thì ca tụng Thanh Tâm là đã:
“Giúp người chia ngọt xẻ bùi
Kết vòng thân ái, tới lui ân cần”
Nàng Tôn Nữ đã một mình một chiếu dùng thể thơ 5 chữ cho bài dịch của mình. Chúng ta hãy thưởng thức mấy vần thơ rất giản dị và dễ dàng của Nàng Tôn Nữ:
“Cả đời em cống hiến
An ủi và xẻ chia
Mang chúng tôi đến gần,
Kết chặt tình thân ái”
Cũng như đoạn đầu, tôi thấy đoạn cuối cùng thật tuyệt vời và cảm động nhất:
Cô Ngô Vân xuất thần hạ bút:
“Dear Thanh Tâm, join the other angels
Because you are one of them!
You are the most beautiful gem
We all adore you and greatly admire your good deeds
Please rest in peace!”
Nàng Tôn Nữ đã viết tiếp:
“Thanh Tâm yêu dấu ơi
Hãy bay cùng thiên thần
Vì em nàng Tiên nhỏ
Viên ngọc quí vô ngần”
Chích Chòe thì rất “ngưỡng mộ trái tim thiện nguyện” của Thanh Tâm:
“Thanh Tâm hỡi! Thiên thần nơi xa ngái
Em hãy bay theo những cánh thiên thần
Em là một viên đá quý trong ngần
Chúng tôi ngưỡng mộ trái tim thiện nguyện
Yên nghỉ nhé em yêu nhiều lưu luyến”
Trong khi đó, Phượng Trần dùng chữ
“xoải cánh bay” cho Thiên Thần Thanh Tâm:
“Thanh Tâm ơi, em hãy xoải cánh bay
Theo các Thiên thần , Em là người trong đó
Là viên ngọc quí mà trên đời từng có
Chúng tôi yêu và ngưỡng mộ cuộc đời Em
Hãy an nghỉ và bình yên em nhé!”
Họa Mi Nâu còn dặn dò:
“Em ơi hãy chắp cánh vào
Cùng những thiên sứ bay cao tầng trời”
Bên cạnh đó Ngọc Đóa lại thiết tha hơn:
“Bay đi hỡi cánh thiên thần
Thanh Tâm, em chính thiên thần đẹp tươi!
Em là viên ngọc sáng ngời
Bao điều tốt đẹp cho đời em dâng
Thương em cảm phục vô ngần
Xin em yên nghỉ, bụi trần hết vương”
Và tôi cũng đã rơi lệ khi khi đóng lại bài thơ của cô Vân, người Bạn Vàng nửa thế kỷ qua:
“Hãy bay theo các thiên thần
Vì em là một hiện thân tuyệt vời
Em như viên ngọc sáng ngời
Quí yêu, ngưỡng mộ, suốt đời nhớ thương
Hôm nay rũ hết bụi trần
Xin em ngủ giấc thiên thần bình yên”
Cũng từ đấy Thanh Tâm được mệnh danh là Thiên Thần và thầy trò Lê Văn Duyệt mỗi khi vào trang diễn đàn được dành cho Thanh Tâm đều có thể nhìn lại khuôn mặt dễ mến của em hoặc viết thêm đôi dòng tưởng niệm.
Bài nguyên tác và 9 bài dịch đã được Ngọc Đóa _ với cả tâm hồn và trái tim_trình bày thành một slide show rất đẹp với mâù tím, trắng dịu dàng, tiếc thương và nhung nhớ… Đặng Mỹ và con gái Khuê Tú đã cùng giúp Ngọc Đóa trong phần âm nhạc, nhất là kỹ thuật để post PPs này lên diễn đàn.
Trình bày: Ngọc Đoá Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Lê Văn Duyệt, chúng tôi gửi Thanh Tâm bài thơ đã được sáng tác và phỏng dịch bằng cả tình thương và sự ngưỡng mộ dành cho em, một Thiên Thần sẽ còn sống mãi với thời gian.
GS VŨ NGỌC MAI